You are on page 1of 9

I.

Cấu tạo chung:


- Gồm 3 phần: vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
- Nách, hố kheo, ống cổ tay là những vị trí chuyển tiếp giữa các phần chi trên,
có các cấu trúc quan trọng đi qua:
+ Nách: mọi cấu trúc quan trọng đi từ cổ xuống cánh tay.
+ Hố kheo: động mạch cánh tay và thần kinh giữa.
+ Ống cổ tay: Tk giữa và gân gấp dài các ngón.
II. Thành phần
1. Xương và khớp
- Vai: xương vai, xương đòn, đầu gần xương cánh tay. Xương vai + xương đòn
= đai ngực.
- Cẳng tay: xương quay, xương trụ.
- Bàn tay: các xương cổ tay, các xương đốt bàn, các xương đốt ngón.
+ Khớp cổ tay là khớp giữa xương quay, đĩa sụn đầu xa xương trụ và các
xương cổ tay.
+ Khớp cổ tay-đốt bàn tay I linh hoạt hơn các khớp cổ tay-đốt bàn tay khác.
2. Cơ

- Vai:
+ Các cơ kết nối xương vai và xương đòn vào thân mình: cơ thang, cơ nâng
vai, các cơ trám.
+ Các cơ kết nối xương vai, xương đòn, thân mình với đầu gần xương cánh
tay: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn bé (4 cơ đai xoay), cơ ngực
lớn, cơ ngực bé, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ delta.
- Cánh tay và cẳng tay: các cơ được chia vào các ngăn trước/ sau bởi mạc,
xương, dây chằng.

3. Thần kinh
- Các dây TK chi phối chi trên bắt nguồn từ đám rối cánh tay, tạo thành từ
nhánh trước của các dây TK sống cổ C5-8 (tủy cổ thấp) và T1. Đám rối hình
thành ở cổ và kéo dài xuống nách qua lỗ nách (Axillary inlet).
+ Khám tủy cổ thấp và T1 qua đánh giá đốt da-cơ, phản xạ gân xương chi
trên.
+ Các bất thường ở tủy cổ thấp có thể ảnh hưởng tới chi trên.
- Tất cả các cơ ở ngăn trước cánh tay được chi phối bởi tk cơ bì.
- Tất cả các cơ ở khoang sau cánh tay, cẳng tay được chi phối bởi TK quay.
- TK giữa chi phối hầu hết các cơ ở ngăn trước cẳng tay, trừ cơ gấp cổ tay trụ
và nửa trong cơ gấp sâu các ngón (chi phối bởi TK trụ).
- TK trụ chi phối hầu hết các cơ nội tại bàn tay, trừ các cơ dạng ngón cái và 2
cơ giun phía ngoài (chi phối bởi TK quay).
- Liên quan thần kinh và xương:

- TK nách (chi phối cơ delta) đi vòng sau cổ phẫu thuật xương cánh tay.
- TK quay đi qua rãnh TK quay xương cánh tay.
- TK trụ đi qua phía sau lồi cầu trong xương cánh tay
4. Nách
- Cửa ngõ vào chi trên, vùng chuyển tiếp giữa “cổ” và “tay”.
- Gồm 4 mặt, một lỗ, một nền.
- Lỗ nách (axillary inlet):
+ Tạo bởi x.s I (bờ trong), x.đòn (bờ trước), bờ trên xương vai (bờ sau), mỏm
quạ (đỉnh).
+ Các mạch máu và TK chính của chi trên đi từ cổ xuống qua lỗ nách, vắt qua
x.s I. X.s I là mốc giữa ĐM/TM dưới đòn và ĐM/TM nách. TM nằm nông
nhất, chia cắt với ĐM và TK bằng cơ bậc thang trước.
- Thành trước: gồm cơ ngực lớn, cơ ngực nhỏ, cơ dưới đòn, mạc ngực đòn.
- Thành trong: gồm thành ngực trên và các cơ răng.
- Thành ngoài: hẹp, tạo bởi rãnh gian củ xương cánh tay.
- Thành sau: mặt sườn xương vai, cơ dưới vai, phần xa cơ lưng rộng, cơ tròn
lớn, phần gần đầu dài cơ tam đầu.
- Cơ tròn lớn, cơ dưới vai, đầu dài cơ tam đầu và xương cánh tay tạo nên các lỗ:
+ Lỗ tứ giác: bờ dưới cơ dưới vai, bờ trên cơ tròn lớn, cổ phẫu thuật xương cánh tay, bờ ngoài đầu dài cơ
tam đầu. Có TK nách và ĐM mũ cánh tay sau đi qua.
+ Tam giác bả vai: bờ trong đầu dài cơ tam đầu, bờ dưới cơ dưới vai, bờ trên cơ tròn lớn. Có ĐM mũ vai
đi qua.
+ Tam giác cánh tay: bờ ngoài đầu dài cơ nhị đầu, thân xương cánh tay, bờ dưới cơ tròn lớn. TK quay và
ĐM cánh tay sâu đi qua để vào khoang sau.
- Các thành phần đi qua nách: mạch và TK chi trên (bọc trong bao nách), cơ nhị đầu,
cơ quạ cánh tay.
5. Hố khuỷu
- Phần chuyển tiếp giữa cánh tay và cẳng tay, là một vùng lõm hình tam giác tạo bởi cơ
sấp tròn và cơ cánh tay quay, nền là đường nối 2 mỏm trên lồi cầu.
- Thành phần chính: Gân cơ nhị đầu, ĐM quay, TK giữa.
+ ĐM cánh tay thường chia đôi ở đỉnh hố khuỷu.
+ TK giữa đi sát phía trong ĐM, rời hố khuỷu qua đầu trụ và đầu quay cơ sấp tròn.
+ TK quay nằm ngay dưới cơ cánh tay quay, dọc bờ ngoài hố khuỷu. Nhánh nông đi
tiếp sau cơ cánh tay quay xuống cẳng tay, nhánh sâu đi giữa 2 đầu cơ ngửa để tới
ngăn sau cẳng tay.
+ TK trụ không đi qua hố khuỷu.
- Trần hố khuỷu gồm mạc nông và da, có TM giữa khuỷu.

You might also like