You are on page 1of 15

Câu 4: Can thiệp của điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng ở hệ

thần kinh:..............................................................................................................1
Câu 5: Trình bày can thiệp điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng ở
bộ máy vận động và các giác quan:....................................................................1
Câu 6. Trình bày can thiệp của điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng
ở hệ nội tiết và da?...............................................................................................2
Câu 8. Trình bày những lưu ý sử dụng thuốc cho người cao tuổi?....................2
Câu 10. Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh rối loạn giấc
ngủ về chế độ nghỉ ngơi, vận động, ăn uống?....................................................3
Câu 11: Trước 1 người cao tuổi bị thoái hóa khớp, anh/chị cần nhận định
những vấn đề gì? Nếu 4 chẩn đoán chăm sóc ở người cao tuổi bị thoái hóa
khớp?....................................................................................................................4
Câu 12: Trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc và nêu các tiêu chí NB
thoái hóa khớp được chăm sóc tốt?....................................................................5
Câu 13: Trình bày nội dung lập KHCS NB thoái hóa khớp?.................................6
Câu 14: Trước 1 người cao tuổi, anh/chị cần nhận định những vấn đề gì để
xác định NB có nguy cơ ngã?...............................................................................8
Câu 15: Trình bày can thiệp của điều dưỡng trong chăm sóc người cao tuổi
đề phòng ngừa ngã?............................................................................................9
Câu 16: Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc để cải thiện các hoạt động
nhận thức ở người bệnh Alzheimer?.................................................................10
Câu 18: Trước một người cao tuổi mắc Alzheimer, anh/chị cần nhận định
những gì? Nêu các tiêu chí xác định người bệnh được đánh giá là chăm sóc
tốt?......................................................................................................................10
Câu 19: Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc để tăng cường khả năng vận
động và phòng ngừa nguy cơ ngã cho người cao tuổi mắc Parkinson?.........11
Câu 20: Trình bày phương pháp GDSK cho người cao tuổi mắc Parkinson và
nêu các tiêu chí đánh giá người bệnh Parkinson được chăm sóc tốt?............12
Câu 21: Nêu 7 chẩn đoán chăm sóc người cao tuổi mắc Parkinson và trình bày
thực hiện kế hoạch để cải thiện khả năng tự chăm sóc ở người bệnh này?...13
Câu 4: Can thiệp của điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng ở hệ thần kinh:
Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng sức khoẻ, tâm thần kinh đối với từng người cao
tuổi để có các can thiệp điều dưỡng phù hợp, người Điều dưỡng có thể thuyết phục, hướng
dẫn và hỗ trợ NCT thực hiện một số biện pháp chung như sau:
 Nên ngồi dậy và thay đổi tư thế một cách từ từ. Sử dụng 1 số phương tiện hỗ trợ như
tay vịn, gậy chống khi đi lại để tránh ngã.
 Dành nhiều thời gian hơn để thích ứng trước những kích thích.
 Dành thời gian thích hợp để thư giãn và luyện tập trí nhớ.
 Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, khi cần có thể sử dụng một số an thần nhẹ.
*Đối với thiếu hụt chức năng ở hệ tim mạch
Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng sức khoẻ, tim mạch đối với từng người cao tuổi
để có các can thiệp điều dưỡng phù hợp, người Điều dưỡng có thể thuyết phục, hướng dẫn và
hỗ trợ NCT thực hiện một số biện pháp chung như sau:
 Tập thể dục thường xuyên và hợp lý, đi bộ là hình thức phù hợp nhất.
 Kiềm chế trọng lượng không để thừa cân hoặc béo phì.
 Thực hiện chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế mỡ và phủ tạng động vật, không hút thuốc
và tránh dùng các chất kích thích.
 Tránh các hoạt động quá sức, hạn chế tối đa các sang chấn tinh thần.
 Thường xuyên kiểm tra huyết áo định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.

Câu 5: Trình bày can thiệp điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng ở bộ máy
vận động và các giác quan:
* Đối với thiếu hụt chức năng ở bộ máy vận động:
Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng sức khoẻ, bộ máy vận động đối với từng người
cao tuổi để có các can thiệp điều dưỡng phù hợp, người Điều dưỡng có thể thuyết phục,
hướng dẫn và hỗ trợ NCT thực hiện một số biện pháp chung như sau:
 Chọn ăn các thức ăn giàu can xi như đỗ, đậu, sữa và các thực phẩm từ sữa, hạn chế
những thức ăn chứa nhiều photpho như thức ăn và đồ uống công nghiệp chế biến sẵn.
 Với những người có nguy cơ cao về loãng xương nên bổ sung thêm chế phẩm chứa
canxi, vitamin D và Fluoride
 Luyện tập các bài tập kéo giãn các cơ bám trên các xương dài nhằm làm tăng cơ lục và
làm chậm quá trình tiêu xương.
 Động viên người già tập thể dục  một cách thích hợp, đều đặn như đi bộ 30 phút đến
1h kết hợp với thư gian.
*Đối với những thiếu hụt những chức năng ở các giác quan:
Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng sức khoẻ, các giác quan đối với từng người cao
tuổi để có các can thiệp điều dưỡng phù hợp, người Điều dưỡng có thể thuyết phục, hướng
dẫn và hỗ trợ NCT thực hiện một số biện pháp chung như sau:
 Đảm bảo đủ ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày cho NCT
 Tránh bố trí những ánh sáng chói hoặc sặc sỡ nơi ở và sinh hoạt của người cao
tuổi
 Khuyên người CT khi đi từ chỗ sáng ra tối phải từ từ và giành TGian để thích
ứng. Không nên lái xe và không nên lái vào đêm
 khi cần đọc nên chọn loại sách báo có cỡ chữ to, có thể sử dụng kính thuốc để
hỗ trợ khi cần
 Tránh những nơi có nhiều tiếng ồn, khi cần nói chuyện với người già nên ngồi
đối diện, nói chậm, phát âm rõ ràng, âm độ thấp kết hợp với ngôn ngữ ccử chỉ,
có thể dùng thiết bị trợ thính để hỗ trợ.
 Nên dùng thêm các gia vị khi ăn để tăng cảm giác ngon miệng
 Hạn chế các thức ăn nhiều muối như cá kho, dưa cà...và dặn người nhà kiểm
soát lương muối trong chế độ ăn hàng ngày
 Tạo cảnh quan vui vẻ, đầm ấm trong sinh hoạt cho người già

Câu 6. Trình bày can thiệp của điều dưỡng đối với những thiếu hụt chức năng ở hệ nội
tiết và da?
+ Đối với những thiếu hụt chức năng ở hệ nội tiết: Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng
sức khỏe nội tiết đối với từng người cao tuổi để có các can thiệp ĐD phù hợp. Người ĐD
có thể thuyết phục, hướng dẫn và hỗ trợ người cao tuổi thực hiện một số biện pháp
chung như sau:
- Tìm mọi cách để tránh và hạn chế tối đa các sang chấn cho người già.
- Khi cần có thể hướng dẫn người già sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm đau và
chấn thương trong sinh hoạt tình dục như dùng dầu nhờn tan trong nước.
+ Đối với những thiếu hụt chức năng ở da: Trên cơ sở nhận định cụ thể tình trạng da đối
với từng người cao tuổi để có các can thiệp ĐD phù hợp. Người ĐD có thể thuyết phục,
hướng dẫn và hỗ trợ người cao tuổi thực hiện một số biện pháp chung như sau:
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt. Khi cần ra ngoài trời nắng nên mặc quần
áo dài ống, mang mũ, nón để bảo vệ da. Chú ý khi tiếp xúc với nhiệt đề phòng bị bỏng da
do nhiệt.
- Mặc quần áo rộng rãi, nơi ở thoáng mát để tránh nóng về mùa hè, không nên ra ngoài
vào buổi trưa. Giữ ấm về mùa đông bằng cách mặc đủ ấm, tránh gió lùa, tránh ra lạnh đột
ngột.
- Vệ sinh cơ thể từng bộ phận một cách thích hợp, thường xuyên như lau rửa nhẹ nhàng
vùng khung chậu nhất là sau mỗi lần đại tiện, tiểu tiện.
- Chỉ nên tắm toàn thân 1 đến 2 lần mỗi tuần, khi tắm phải đảm bảo nước đủ ấm về mùa
đông không quá nóng hoặc quá lạnh, thời gian 1 lần không nên kéo dài. Có thể xoa kem
hoặc dầu thơm để bảo vệ da sau khi tắm lúc da còn ẩm.

Câu 8. Trình bày những lưu ý sử dụng thuốc cho người cao tuổi?
-Thuốc an thần, gây ngủ: người già thường hay mất ngủ và trầm cảm, nếu có dùng chỉ nên
dùng các loại có tác dụng nhanh, chuyển hóa ít biến đổi, đề phòng lú lẫn.
-Thuốc ngủ: gây ngủ, lú lẫn, suy hô hấp,… chỉ nên dùng khi thật cần thiết và phải được
thầy thuốc chỉ định theo dõi.
-Thuốc kháng histamine H2: Các thuốc như cimetidine, ranitidine… gây lú lẫn, té ngã, gây
thương tích…Các thuốc kháng tiết Cholin gây bí tiểu, táo bón, lú lẫn.
-Thuốc chống trầm cảm:gây chóng mặt hạ huyết áp, nhức đầu, suy nhược dễ gây ngã.
Bênh ở tiền liệt tuyến gây bí tiểu, glocom, táo bón.
-Các thuốc trị tăng huyết áp:các loại thuốc trị tăng huyết áp đều có nhiều tác dụng phụ:
phù, ho, chóng mặt, nhức đầu, nôn, mửa…cần chọn thuốc nào đáp ứng và phù hợp với
từng người ít tác dụng phụ nhất.
-Các thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau: kích ứng tiêu hóa có thể gây xuất huyết, ảnh
hưởng chức năng gan, thận, máu dị ứng có khi nặng chóng mặt choáng váng(gây ngã) rối
loạn tk, mất ngủ…
-Người cao tuổi giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch nên hay bị táo bón. Khi dùng thuốc
nào đó cùng với với thuốc nhuận tràng rất có thể thuốc đó sẽ bị tống ra ngoài sớm làm
cho thuốc dùng đồng thời với thuốc nhuận tràng bị giảm hoặc mất tác dụng.
-Cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ của người cao tuổi sẽ giảm nên khi dùng thuốc
người cao tuổi có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng… điều
này rất nguy hiểm nên khi dùng thuốc cần có sự trợ giúp của người thân( con, cháu…)
-Đau xương khớp, loãng xương ở người cao tuổi khiến họ ngại vận động vì thế nên uống
thuốc ở tư thế đứng, và uống nhiều với nước. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc đặc hiệu
trong điều trị thì việc lựa chọn thuốc có dạng dễ sử dụng là 1 việc cần lưu tâm.
-Độ tinh thường của mắt người cao tuổi bị giảm sút nên cần ưu tiên những thuốc có nhãn
to rõ để người già dễ đọc, dễ lấy chính xác. Hãy ưu tiên thuốc nhỏ hay dạng nước trong
kê đơn điều trị.
-Để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất các tai biến do
thuốc gây nên người cao tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc. Khi đang sử dụng có dấu
hiệu bất thường không nên tự ý bỏ thuốc hoặc ngừng thuốc hay thay thế thuốc khác mà
phải báo cho bác sỹ để có cách xử lý phù hợp.

Câu 10. Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh rối loạn giấc ngủ về
chế độ nghỉ ngơi, vận động, ăn uống?
-Chế độ nghỉ ngơi, vận động:
+Tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa để sao cho
giấc ngủ tốt.
+Tập thể dục nhẹ nhàng và có nhiều hình thức tập thể dục áp dụng: đi bộ, chơi cầu long,
quần vợt, bơi , tập thể dục dưỡng sinh…nhưng thông dụng nhất, không tốn kém, dễ dàng
áp dụng nhất là đi bộ. Vì vậy tùy theo sức mình mà điều chỉnh, mỗi ngày đi bộ không quá
60 phút, không đi bộ 1 lúc mà chia ra làm 2-3 lần, mỗi lần không nên quá 30 phút.
+Cân bằng giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
+Đối với những NCT có bệnh về tim mạch như cao HA mạch vành cần đi bộ chậm không
chạy, nhảy hoặc vận động mạnh. Không nên đi bộ lúc nhiệt độ quá lạnh, quá nóng, mưa,
gió mạnh chọn thời gian thích hợp nhất cho bản thân.
+Phòng ngủ của NCT nên luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế người qua lại và ít tiếng ồn.
Phòng ngủ nhiệt độ cần phù hợp, yên tĩnh, ngủ tối quần áo phải rộng rãi thoải mái khi đi
ngủ.
+Nếu nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường có những hoạt
động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.
-Chế độ ăn uống:
+Ăn uống phải điều độ và không nên kiêng khem quá mức( tùy bệnh lý kèm theo).
+Không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, cà phê, sô cô la, vitamin vào buổi
tối, không ăn tối quá muộn, nên ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no và nên uống 1 ly sữa vào
buổi tối.

Câu 11: Trước 1 người cao tuổi bị thoái hóa khớp, anh/chị cần nhận định những vấn
đề gì? Nếu 4 chẩn đoán chăm sóc ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp?
 Nhận định:
1. Hỏi bệnh:
+ NB đau xuất phát từ khớp hay cột sống?
+ Đau có tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi không?
+ Đau có lan xa hay không?
+ Tuổi, nghề nghiệp NB và tình trạng kinh nguyệt (nếu là nữ)
+ Các thuốc đã sử dụng?
+ Tiền sử bệnh tật?
2. Quan sát:
+ Quan sát thể trạng chung của NB
+ Tư thế giảm đau của NB.
+ Vận động có bị hạn chế không?
+ Tại khớp hoặc cột sống có hiện tượng viêm hay không? Có biến dạng khớp
hay không? Tổn thương khớp có đối xứng và nhiều vị trí hay không?
3. Thăm khám:
. Lâm sàng:
+ Tìm dấu hiệu đau, đây là dấu chứng quan trọng nhất (đau tăng khi vận động,
đứng lâu, lao động, giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi, ngàyh đau nhiều hơn đêm)
+ Đánh giá vận động các khớp: ha nj chế vận động.
+ Khám cơ: teo cơ.
+ Khám ở cột sống có thể thấy gù hoặc quá ưỡn, ở một vài khớp có thể thấy gai
xương nổi lên (khớp ngón tay, khớp gối, ngón chân cái).
+ Khám khớp gối có thể thấy tràn dịch, một số màng hoạt dịch có thể thoát ra
ngoài vị trí bình thường tạo nên các kén hoạt dịch dưới da.
+ Tìm dấu lạo xạo, lục cục khi vận động.
. Cận lâm sàng:
+ Hẹp khe khớp nhưng không bao giờ dính khớp.
+ Xơ hóa, đặc xương dưới sụn.
+ Mọc gai xương ở phần đầu xương.
+ Các hốc nhỏ ở phần đầu xương xơ hóa.
+ Các XN sinh hóa, máu và miễn dịch bình thường.
. Qua thu thập các thông tin đã có:
+ Qua gia đình NB.
+ Qua hồ sơ bệnh án và cách thức điều trị.
 Chẩn đoán chăm sóc:
1. Hạn chế vận động do đau.
2. Biến dạng chi do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
3. Teo cơ do ít vận động.
4. NB lo lắng về bệnh.

Câu 12: Trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc và nêu các tiêu chí NB thoái
hóa khớp được chăm sóc tốt?
 Lập và thực hiện KHCS NB thoái hóa khớp:
Chăm sóc cơ bản:
+ Để NB nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế gây biến dạng
khớp.
+ Giải thích cho NB và gia đình về tình trạng bệnh tật.
+ HD NB cách tự phcụ vụ mình. Nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, các đồ
dùng của NB phải được bố trí ở vị trí thcíh hợp và tiện sửu dụng khi cần thiết.
+ Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
+ Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
+ HD NB cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
5. Thực hiện các y lệnh:
+ Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc tiêm, thuốc uống. Đối với thuốc kháng viêm,
giảm đau, HD NB uống khi no và trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường
phải báo cho bác sĩ biết.
+ Thực hiện y lệnh XN: Chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim.
6. Theo dõi:
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
+ Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng.
+ Tình trạng sử dụng thuốc.
+ Các biến chứng do thuốc gây ra (viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng
vết loét dạ dày-tá tràng, dị ứng,...)
7. Giáo dục sức khỏe:
+ Giải thích cho NB và gia đình NB về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển
của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
+ Giáo dục cho NB cách tập luyện trong giai đoạn cấp tránh biến dạng khớp.
+ NB cần biết các tác dung phụ của thuốc kháng viêm và cách theo dõi các tác
dung phụ của thuốc.
+ Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, NB, gia đình NB, giữa cơ sở
điều trị với điều dưỡng, phục hồi chức năng và tái giáo dục nghề nghiệp.
 Các tiêu chí NB thoái hóa khớp được chăm sóc tốt:
Tình trạng NB sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện KHCS so với lúc ban đầu đầu
dựa vào:
8. Tổn thương tại khớp: tình trạng đau và vận động các khớp.
9. Các biến chứng: biến dạng khớp, teo cơ...
10. Các biến chứng của thuốc kháng viêm.
11. Khả năng hợp tác điều triọ của NB và gia đình.
12. Công tác chăm sóc điều dưỡng được thực hiện tốt và đáp ứng yêu cầu của NB.
13. Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào KHCS.

Câu 13: Trình bày nội dung lập KHCS NB thoái hóa khớp?
 Nhận định:
4. Hỏi bệnh:
+ NB đau xuất phát từ khớp hay cột sống?
+ Đau có tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi không?
+ Đau có lan xa hay không?
+ Tuổi, nghề nghiệp NB và tình trạng kinh nguyệt (nếu là nữ)
+ Các thuốc đã sử dụng?
+ Tiền sử bệnh tật?
5. Quan sát:
+ Quan sát thể trạng chung của NB
+ Tư thế giảm đau của NB.
+ Vận động có bị hạn chế không?
+ Tại khớp hoặc cột sống có hiện tượng viêm hay không? Có biến dạng khớp
hay không? Tổn thương khớp có đối xứng và nhiều vị trí hay không?
6. Thăm khám:
. Lâm sàng:
+ Tìm dấu hiệu đau, đây là dấu chứng quan trọng nhất (đau tăng khi vận động,
đứng lâu, lao động, giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi, ngàyh đau nhiều hơn đêm)
+ Đánh giá vận động các khớp: ha nj chế vận động.
+ Khám cơ: teo cơ.
+ Khám ở cột sống có thể thấy gù hoặc quá ưỡn, ở một vài khớp có thể thấy gai
xương nổi lên (khớp ngón tay, khớp gối, ngón chân cái).
+ Khám khớp gối có thể thấy tràn dịch, một số màng hoạt dịch có thể thoát ra
ngoài vị trí bình thường tạo nên các kén hoạt dịch dưới da.
+ Tìm dấu lạo xạo, lục cục khi vận động.
. Cận lâm sàng:
+ Hẹp khe khớp nhưng không bao giờ dính khớp.
+ Xơ hóa, đặc xương dưới sụn.
+ Mọc gai xương ở phần đầu xương.
+ Các hốc nhỏ ở phần đầu xương xơ hóa.
+ Các XN sinh hóa, máu và miễn dịch bình thường.
. Qua thu thập các thông tin đã có:
+ Qua gia đình NB.
+ Qua hồ sơ bệnh án và cách thức điều trị.
 Chẩn đoán chăm sóc:
14. Hạn chế vận động do đau.
15. Biến dạng chi do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
16. Teo cơ do ít vận động.
17. NB lo lắng về bệnh.
 Lập và thực hiện KHCS NB thoái hóa khớp:
18. Chăm sóc cơ bản:
+ Để NB nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế gây biến dạng
khớp.
+ Giải thích cho NB và gia đình về tình trạng bệnh tật.
+ HD NB cách tự phcụ vụ mình. Nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, các đồ
dùng của NB phải được bố trí ở vị trí thcíh hợp và tiện sửu dụng khi cần thiết.
+ Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
+ Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
+ HD NB cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
19. Thực hiện các y lệnh:
+ Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc tiêm, thuốc uống. Đối với thuốc kháng viêm,
giảm đau, HD NB uống khi no và trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường
phải báo cho bác sĩ biết.
+ Thực hiện y lệnh XN: Chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim.
20. Theo dõi:
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
+ Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng.
+ Tình trạng sử dụng thuốc.
21. Giáo dục sức khoẻ
+ Người bệnh và gia đình cần biết về nguyên nhân các tổn thương và tiến triển
của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo
+ giáo dục cho người bệnh cách tập luyện đặc biệt trong giai đoạn cấp tránh
biến dạng khớp .
+ Người bệnh cần biết các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm và biết cách
theo dõi các tác dụng phụ của thuốc .
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh, gia đình người bệnh,
giữa cơ sở điều trị với điều dưỡng,
Đánh giá quá trình chăm sóc :
+Tình trạng người bệnh sau khi đã thực hiện y lệnh, thưc hiện kế hoạch chăm
sóc so với lúc ban đầu dựa vào :
+ Tổn thương tại khớp : tình trạng đau và vận động các khk[ps .
+ các Biến chứng : Biến dạnh khớp, teo cơ .
+ các biến chứng của thuốc kháng viêm .
+ Khả năng hợp tác điều trị của người bệnh và gia đình .
+ Công tác chăm sóc điều dưỡng được thực hiện tốt và đáp ứng nhu cầu của
người bệnh
+ Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung và kế hoạch chăm sóc

Câu 14: Trước 1 người cao tuổi, anh/chị cần nhận định những vấn đề gì để xác định
NB có nguy cơ ngã?
22. Hỏi bệnh: Hỏi NB hoặc những ngời xung quanh:
+ Triệu chứng phối hợp: đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực, lóa mắt, chóng
mặt, ngất, yếu, lú lẫn, tiểu tiện không tự chủ, khó thở.
+ Bệnh kèm theo: TBMMN, Parkinson, loãng xương, cơn động kinh, bệnh tim,
trầm cảm, rối loạn cả giác.
+ Các thuốc đang dùng: Các thuốc có tác dụng phụ gây tụt huyết áp hoặc gây
nhược tâm thần như thuốc hạ áp, lợi tiểu, ức chế thần kinh tự động, chống
trầm cảm, thuốc ngủ, chống lo âu, thuốc giảm đau, thuốc hướng tâm thần.
23. Khám lâm sàng:
+ Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch và huyết áp dao động khi thay đổi tư thế, sốt, hạ
nhiệt độ.
+ Đầu và cổ: Rối loạn thị giác và thính giác, rung giật nhãn cầu, mất thăng bằng
khi thay đổi tư thế, tiếng thổi ở vùng cổ.
+ Tim: Loạn nhịp tim, bệnh van tim.
+ Hệ thần kinh: Rối loạn chức năng tâm thần, dấu hiệu thần kinh khu trú.
+ Cơ xương: những thay đổi do thoái hóa khớp, hạn chế biên độ vận động
khớp, các bất thường ở bàn chân, biến dạng khớp.
+ Đánh giá chức năng:
. Chức năng khi đi và cân bằng: nhận xét khi NB ngồi dậy từ ghế, đi (độ cao
bước chân, tốc độ, cân bằng,...), khi quay và khi ngồi lại.
. Vận động: cần chống gậy, vịn hoặc cần người đỡ, mức độ hạn chế.
. Hoạt động hàng ngày: tắm, đi lại, mặc quần áo, đi vệ sinh.
24. Cận lâm sàng:
+ Điện tim đồ là bắt buộc để phát hiện rối loạn nhịp và dẫn truyền
+ XN CTM, sinh hóa máu, đường máu, điện giải đồ, chức năng thận creatinin,
định lượng vitamin D.
+ 1 số người cao tuổi bị ngã nhiều lần mà không tìm thấy nguyên nhân khi là
các XN thông thường thì cần phải khám thêm chức năng thăng bằng.

Câu 15: Trình bày can thiệp của điều dưỡng trong chăm sóc người cao tuổi đề phòng
ngừa ngã?
25. Những thay đổi về dáng đi và sự thăng bằng:
+ Hướng dẫn người cao tuổi những bài tập để cải thiện khả năng giữ thăng
bằng thông qua chương trình dạy cách đi, các bài tập về cơ và cho NB sử dụng
các dụng cụ hỗ trợ
+ Với những người có xu hướng ngã hoặc đã bị ngã, phải áp dụng bài tập dạy
cách đi. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như gậy
chống nạng, giày chỉnh hình.
+ Nếu người bệnh có biến dạng bàn chân hoặc chai chân thì cần đi khám
chuyên khoa chỉnh hình.
26. Những thay đổi về môi trường sống:
+ Cần hướng dẫn cho NB và người nhà NB một cách cụ thể cách loại bỏ những
nguy hiểm trong môi trường sống để tránh ngã
+ Người cao tuổi hay bị ngã cần có điện thoại cầm tay để thuận tiện cho việc
liên lạc cũng như thông báo khi bị ngã cho người chăm sóc. Với các trường hợp
bệnh nhân tập đi ra khỏi giường, tập đi mà không có người hỗ trợ chợ cần có
hệ thống báo động. Điều này giúp đỡ cho người chăm sóc người bệnh có thể
giám sát được tốt, nhất là với các người bệnh sa sút trí tuệ.
+ Để hạn chế chế gây khớp háng ở người cao tuổi, người ta còn cho người bệnh
dùng các loại gối đệm đặc biệt dưới dạng quần lót.
27. Giáo dục cho người bệnh và người nhà về các bệnh lý và yếu tố nguy cơ của
người bệnh có thể ngã:
Hướng dẫn cho người bệnh và người nhà hiểu rõ về bệnh lý mà người bệnh
đang mắc phải phải có nguy cơ gây ngã cũng như các thuốc mà người bệnh
đang sử dụng có tác dụng không mong muốn có thể gây ngã, từ đó đề xuất các
biện pháp hạn chế nguy cơ ngã
28. Phòng chống ngã ban đầu ở người cao tuổi:
+ Khuyến khích người cao tuổi duy trì thì tốt chức năng vận động, cảm giác và
dáng đi. Các hoạt động nhóm nên được khuyến khích, tập bài Taichi hoặc bài
tập giữ thăng bằng
+ Giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi và những người xung quanh về độ an
toàn của môi trường sống.

Câu 16: Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc để cải thiện các hoạt động nhận thức ở
người bệnh Alzheimer?
* Thực hiện kế hoạch chăm sóc để cải thiện các hoạt động nhận thức ở người bênh
Alzheimer:
Đánh giá khả năng nhận thức người bệnh: quan sát người bệnh về chức năng nhận thức,
thay đổi trí nhớ, mất phương hướng, khó khăn trong giao tiếp hoặc thay đổi trong suy
nghĩ, sự chú ý, kĩ năng tư duy, mức độ lẫn lộn.
Duy trì thói quen lịch trình hàng ngày thường xuyên để ngăn ngừa các vấn đề có thể là do
khát, đói, thiếu ngủ hoặc tập thể dục không đầy đủ. Sử dụng ghi chú nhắc nhở bằng văn
bản, hình ảnh hoặc các bài viết mã hóa màu để hỗ trợ người bệnh.
Tạo cơ hội cho người bệnh được tương tác xã hội, nhưng để không ép buộc. Cung cấp
thời gian để hồi tưởng nếu người bệnh mong muốn như vậy. Treo nhiều ảnh gia đình,
bạn bè và có thể dán tên để giúp người bệnh nhớ được.
Thông báo cho người bệnh những chăm sóc được thực hiện, với một hướng dẫn tại một
thời điểm.
Tạo môi trường sống thoáng đãng yên tĩnh và an toàn cho người bệnh.
Hướng dẫn gia đình sử dụng phương pháp giao tiếp với người bệnh: lắng nghe cẩn
thận,lắng nghe những câu chuyện ngay cả khi họ đã nghe nhiều lần trước đây và tránh
đặt câu hỏi mà người bệnh có thể không trả lời được. Gọi người bệnh theo tên. Nói
chậm, rõ ràng khi giao tiếp với người bệnh.
Hướng dẫn các thành viên gia đình trong quá trình bệnh, xác định nguy cơ các mối nguy
hiểm có thể phát sinh và hỗ trợ cung cấp một danh sách các nguồn lực cộng đồng để hỗ
trợ. Hướng dẫn gia đình sử dụng các kĩ thuật phân tâm, chẳng hạn như âm nhạc nhẹ
nhàng, đi dạo hoặc xem các album ảnh nếu người bệnh có ảo tưởng.

Câu 18: Trước một người cao tuổi mắc Alzheimer, anh/chị cần nhận định những gì?
Nêu các tiêu chí xác định người bệnh được đánh giá là chăm sóc tốt?
*Những vấn đề cần nhận định:
- Mất trí nhớ gần: hay quên và không nhớ lại được, hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi mặc du
vừa mới được trả lời rồi, có thể quên ngay điều vừa mới nghe hoặc điều vừa mới dự định
làm.
- Khó khăn trong thực hiện các công việc quen thuộc: không nhớ ăn uống thế nào cho
đúng cách hoặc không thể tự ăn uống được, mức độ nặng hơn là không thể tự làm vệ
sinh cá nhân cần sự trợ giúp của gia đình.
- Khó khăn về sử dụng ngôn ngữ: quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, làm
cho người khác khó hiểu được ý người bệnh muồn nói, hoặc có rối loạn phát âm: nói lắp,
nói khó…
- Rối loạn định hướng: bị lạc ở một nơi từng rất quen thuộc hoặc không nhớ được làm
sao để đến được nơi đó hoặc làm sao quay trở về nhà.
- Giảm khả năng xét đoán: chọn quần áo hoàn toàn không phù hợp với thời tiết hoặc với
hoàn cảnh.
- Giảm khả năng tư duy: không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các
phép tính đơn giản, khả năng điều hành và sắp xếp công việc cũng bị giảm sút.
- Quên vị trí đồ vật: để đồ vật vào chỗ hoàn toàn không thích hợp.
- Thay đổi cảm xúc: thay đổi khí sắc một cách nhanh chóng, từ bình tĩnh sang khóc lóc âu
sầu, sang giận dữ trong vòng vài phút.
- Thay đổi cá tính: trở nên dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt.
- Mất tính chủ động: trở nên thụ động, mất đi sự say mê công việc, không quan tâm đến
các thú vui của mình.
*Những tiêu chí xác định người bệnh được đánh giá là chăm sóc tốt:
- Người bệnh còn duy trì được sự độc lập và chức năng trong môi trường được lựa chọn
càng lâu càng tốt, các tình trạng bệnh mà người bệnh có thể đã mắc được kiểm soát tốt.
Các triệu chứng đau đớn có thể xảy ra vào giai đoạn cuối đời được giảm thiểu hoặc được
kiểm soát đầy đủ.
- Người chăm sóc minh họa được những kĩ năng cung cấp chăm sóc hiệu quả, sự hài long
bằng lời của người bệnh về người cung cấp chăm sóc, báo cáo gánh nặng tối thiểu của
người cung cấp chăm sóc như quen với,có tiếp cận với, và sử dụng các nguồn sẵn có.
- Tổ chức phản ánh được một sự an toàn và tạo môi trường thuận lợi để chuyển sự chăm
sóc tới người sa sút trí tuệ tiến triển, kế hoạch cải thiện chất lượng giải quyết các vẫn đề
có nguy cơ cao ở các khu vực cơ thể do nằm.
Câu 19: Trình bày thực hiện kế hoạch chăm sóc để tăng cường khả năng vận động và
phòng ngừa nguy cơ ngã cho người cao tuổi mắc Parkinson?
Thực hiện KHCS để tăng cường khả năng vận động và phòng ngừa nguy cơ ngã cho người
cao tuổi mắc Parkinson:
-Đánh giá khả năng vận động của người bệnh
- Cải tạo môi trường sống xung quanh, đảm bảo an toàn cho người bênh: nhà cửa rộng
rãi, thoáng, tránh trơn trượt. Thiết kế các hệ thống tay vịn ở cầu thang, tường nhà, nhà
vệ sinh…
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng các phương tiện hỗ trợ đi lại: xe lăn, ghế tựa có tay vịn
ngồi…
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập hàng ngày để tăng cường sức mạnh cơ
bắp: đi bộ,đi xe đạp cố định, bơi lội và làm vườn. Tập thể dục ngăn ngừa, cải thiện sự
phối hợp và khéo léo, và làm giảm độ cứng cơ bắp. Khuyến khích người bệnh tuân thủ
chương trình tập thể dục giúp trì hoãn tiến trình của bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh với các kỹ thuật bắt đầu chuyển động: ra khỏi ghế bằng cách di
chuyển đến cạnh ghế, đặt tay lên cánh tay, uốn về phía trước và sau đó lắc lư đến một tư
thế đứng. Dạy cho người bệnh tập trung vào việc dựng đứng và sử dụng dáng đi rộng rãi,
quay vòng cung rộng, để ngăn chặn vắt chéo chân qua chân kia gây ngã.
- Giới thiệu người bệnh đến một nhf vật lý trị liệu. Có thể hữu ích trong việc phát triển
một chương trình tập luyện cá nhân và có thể hướng dẫn cho người bệnh và người chăm
sóc thực hiện một cách an toàn.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng các bồn tắm nước nóng và matxa. Giúp thư giãn cơ bắp
và giảm co cơ gây đau cứng và đau cơ cho người bệnh.

Câu 20: Trình bày phương pháp GDSK cho người cao tuổi mắc Parkinson và nêu các
tiêu chí đánh giá người bệnh Parkinson được chăm sóc tốt?
*Phương pháp GDSK cho người cao tuổi mắc Parkinson:
-Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về quá trình bệnh tật.
- Giáo dục người bệnh và/ hoặc gia đình về bệnh Parkinson, các dấu hiệu và triệu chứng,
cách điều trị và phòng ngừa các biến chứng.
- Chuẩn bị người bệnh để phẫu thuật như được chỉ định. Các lựa chọn phẫu thuật có thể
được yêu cầu để bổ sung Dopamine, cải thiện rối loạn vận động và cứng khớp, hoặc để
điều trị vô hiệu hóa các chấn động kháng thuốc.
- Hướng dẫn người bệnh và người chăm sóc liên quan đến thuốc, tác dụng phụ của thuốc,
cần tuân thủ liều lượng, lập kế hoạch và theo dõi bác sĩ.
- Cung cấp cho người bệnh và/ hoặc gia đình tài liệu để hỗ trợ việc chăm sóc người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc gia đình về nhu cầu lập kế hoạch dài hạn và tiềm năng
cho các quyết định chăm sóc cuối đời. Bệnh mãn tính và người bệnh cuối cùng sẽ trở nên
suy yếu nghiêm trọng. Các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai ( việc cho ăn bằng ống,
DNR, vv ) cần được thảo luận để cho phép người bệnh và gia đình có những lựa chọn
trong khi người bệnh có khả năng hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
* Các tiêu chí đánh giá người bệnh Parkinson được chăm sóc tốt:
- Khả năng vận động được cải thiện, không bị ngã.
- Dinh dưỡng người bệnh được cải thiện. Người bệnh ăn không bị sặc
- Nâng cao khả năng tự chăm sóc bản than
- Người bệnh tự tin, và cải thiện được khả năng giao tiếp
- Tình trạng tâm lý được cải thiện
- Người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc và quản lý bệnh

Câu 21: Nêu 7 chẩn đoán chăm sóc người cao tuổi mắc Parkinson và trình bày thực
hiện kế hoạch để cải thiện khả năng tự chăm sóc ở người bệnh này?
*Chẩn đoán chăm sóc:
1. Suy giảm khả năng vận động và nguy cơ chấn thương liên quan đến co cứng cơ, rối
loạn dáng đi
2. Nguy cơ sặc và thiếu hụt dinh dưỡng
3. Giảm khả năng tự chăm sóc liên quan đến suy nhược thần kinh cơ, suy giảm sức mạnh,
mất kiểm soát/ phối hợp cơ bắp
4. Suy giảm giao tiếp bằng lời nói lien quan đến sự suy giảm về độ cứng của giọng nói và
cơ mặt
5. Tâm lí lo lắng, chán nản, bi quan về tình trạng bênh
6. Nguy cơ bội nhiễm phổi, loét ép do nằm lâu
7. Người bệnh và người nhà thiếu hiểu biết về bệnh
* Kế hoạch chăm sóc để cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh :
- Đánh giá khả năng tự chăm sóc và tỷ lệ suy giảm các hoạt động hàng ngày
- Thay đổi môi trường sống và làm việc để thuận lợi cho các hoạt động chăm sóc hàng
ngày của người bệnh
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng các phương tiện hỗ trợ để tăng cường khả năng thực
hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày như: xe lăn, máy tính, điện thoại…
- Khuyến khích và cổ vũ người bệnh thực hiện những công việc phù hợp với tình trạng sức
khỏe của mình.

You might also like