You are on page 1of 236

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH

BỘ M Ô N N Ộ I

TRIỆU CHỨNG HỌC


I M 0 I KHOA

Chủ biên: CHÂU NGỌC HOA

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


Chi nhánh Thành phô Hồ Chí Minh'
2012
C h ủ b iê n

PGS.TS. Châu Ngọc Hoa Chủ nhiệm Bộ môn Nội - DHYD

B a n b iê n s o ạ n

ThS. Lê Khắc Bảo


ThS. Võ Thị Mỹ Dung

TS. Quách Trọng Đức


ThS. Phạm Thị Hảo
TS. Bùi Hữu Hoàng
PGS. TS. Trần Thị Bích Hương
TS. Tạ Thị Thanh Hương
ThS. Nguyễn Đức Khánh
PGS. TS. Trần Văn Ngọc*
TS. Nguyễn Thị Tố Như
ThS. Bùi Xuân Phúc
BS. CKI. Võ Mỹ Phượng
ThS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo
BS. Hồ Xuân Thọ
ThS. Lê Thị Huyền Trang
BS.CKI. Võ Thị Lương Trân
T hS .Lê Thượng Vũ
TS. Trần Kim Trang*
PGS. TS. Nguyễn Văn Trí **

B a n b iê n tậ p

PGS. TS. Châu Ngọc Hoa


ThS. Nguyễn Thành Tâm
Nguyễn Thị Minh Tuyển***

■ Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội ĐHYD


** Chủ nhiệm Bộ môn Lão ĐHYD
*** Thư ký Bộ môn Nội DHYD
MỤC LỤC
Trang

Bài 1. B ệnh án n ộ i k h o a 7
Bài 2. K hám hệ thống đ ộng m ạch tĩn h m ạch 11
Bài 3. K hám tim , 28

Bài 4. T riệ u ch ứ n g cơ n ăng tim m ạch 38

Bài 5. K h ám phổi 51

Bài 6. T riệ u ch ứ n g c ơ n ăng h ô hấp 66

Bài 7. C ác h ộ i ch ứ n g lâm sàn g h ô hấp 79

Bài 8. X é t n g h iệm cận lâm sàn g h ô hấp 91


Bài 9. K h ám b ụng 102
Bài 10. T riệ u ch ứ n g c ơ năn g tiêu hóa 111
Bài 11. C hẩn đ oán gan to 125

Bài 12. H ội ch ử n g v àng da 133

Mài.ỉ3.\ C ỗ trư ớ ng 143


T iê u ch ảy v à T áo bón 158
^ B m ĩs ý X ét n g h iệm chứ c n ăng gan 167
Bài 16. T iểu nh iều - T iểu ít - V ô niệu - T iểu đ ạm 176
Bài 17. C ác x ét n g h iệm c ơ bàn trong thận học 194

Bài 18. K hám klrớp 213


Bài 19. C h ẩn đo án phù 220
Bcìi 20. C h ẩn đ oán sốt 229
Bài 21. C ấp cứ u n g ừ n g hô hấp tuần hoàn 234
BỆNH ÁN NỘI KHOA
Hẩ Xuân Thụ

MỰC TIÊU
1. Giúi thích được ý nghĩa cua bệnh án nội khoa.
2. Thực hiện đúng các trình tự cùa một bệnh án nội khoa.

Mỗi bệnh nhân điều trị đều dược lập một BỆNH S ử
hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án dể theo dõi Là lịch sử bệnh, là diễn tiến bệnh từ khi
bệnh một cách thuận lọi, nghiên cứu khoa bệnh khởi phát cho đến lúc nhập viện (nếu
học và có mục đích pháp y. Bệnh án là văn làm bệnh án ngay lúc nhập viện), phần sau
bàn đầu tiên trong hồ sơ bệnh án. Có thế nói nhập viện (nếu làm bệnh án m ột thời gian
bệnh án là văn bản về nhận xét, chấn đoán, sau). Diễn tiến bệnh bao gồm những triệu
điều tiị ban đâu của bệnh nhân dó. Do dó bệnh chúng xuất hiện theo thứ tự thời gian và có
án là không thể thiếu và bệnh án góp phần mối quan hệ giữa các triệu chím g đó kể cá
quan trọng trong diều trị và theo dõi bệnh. phần được khám , chẩn đoán, điều trị.
Bệnh án này được thống nhất sử dụng Đe có một bệnh sứ chất lượng, đầy đù,
trong học tập cho dối tượng sinh viên. Bệnh lô ràng mà khi được trình bày người nghe có
án nội khoa gồm các phần sau dây. thể hình dung dược diễn tiến bệnh và qua dó
có thể phần nào đi đến được chẩn đoán, cần
HÀNH CHÍNH có ba biết: biết hỏi, biết nghe và biết viết.
Họ và t ê n : ................................................... Biết hỏi là biết gợi cho bệnh nhân kể lại
T uồi:......Phái tính: N am /N ữ........................ bệnh một cách rõ ràng đầy đủ. B iết nghe là
Nghề n g h iệ p :.............................................. biết nhận định triệu chứng nào là quan trọng
Địa c h í:....................................................... là chính, triệu chứng nào là phụ và mối quan
N gày nhập v iệ n :......................................... hệ giữa các triệu chứng đó. Biết viết là biết
Sô giường:............ K h o a :........................... viết lại m ột cách chính xác và hoàn chinh.
Bệnh sứ rất quan trọng, có thể nói bệnh
LÝ DO NHẬP VIỆN
sứ giúp chúng ta nhũng thông tin cần thiết
Thường là triệu chứng cơ năng, cũng có hướng đến chẩn đoán.
thể là m ột triệu chứng thực thể làm bệnh Bệnh khởi phát cách nhập viện bao lâu
nhân khó chịu hoặc quan tâm đi khám và (thời gian tính bầng giờ, ngày, tháng...), có
nhập viện. Có the một hoặc nhiều hơn. Neu các triệu chứng gì (kể theo thứ tự thời gian),
nhiều hơn một, thì nên chọn triệu chứng quan hệ với nhau thế nào (ói làm giảm
chính phụ dể đi đến chẩn đoán. Triệu chứng đau...). Bệnh nhân được khám chẩn đoán và
được diễn tá theo từ ngữ của bệnh nhân. diều trị gì và tiến triển ra sao với điểu trị
Viết: Bệnh nhân nhập viện vì lý do: ........... dó...

7
TC BS LBA • Tim mạch.
• Hô hấp.
• Tiêu hóa.
’ T " ^ *
• Tiết niệu, sinh dục.
KB NV: Nhập viện
• Thần kinh.
• KB: khỏi bệnh. • Cơ, xương, khớp.
• TC: tiền căn.
• BS: bệnh sử. KHÁM LÂM SÀNG
• LBA: làm bệnh án. Khám lâm sàng để phát hiện các triệu
chứng thực thể. Khám lâm sàng gồm nhìn,
TIÊN CĂN (tiền sử) sờ, gõ, nghe và làm các nghiệm pháp. Các
Tiền căn là ghi nhận những bất thường triệu chúng thực thể sẽ ghi nhận như sau.
có trước bệnh sử. Bao gồm:
Dấu hiệu sinh tền
Tiền căn cá nhân Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thờ, nước
• Tiền căn sản phụ khoa (bệnh nhân nữ): tiểu trong 24 giờ.
PARA, kinh nguyệt...
Thể trạng
• Tiền căn bệnh lý: bao gồm bệnh lý
Béo hay gầy, suy kiệt hay béo phì, chính
nội/ngoại khoa, theo thứ tự thời gian,
xác nhất là tính theo chiều cao và cân nặng.
càng rõ, càng cụ thể càng tốt.
• Thói quen sinh hoạt: thói quen (thói Các triệu chứng tổng quát khác
quen xấu có thể gây bệnh) Ngoài các triệu chứng ỡ phần trên, còn
+ Rượu: lượng uống/ngày và thời gian các triệu chúng khác như vàng da niêm, da
uống. niêm nhạt, trắng bệch, phù toàn thân, xuất
huyết da niêm. Các triệu chứng được tập
+ Thuốc lá: gói/ngày, gói/năm.
hợp thành toàn thân, qua khám từng vùng,
• Tiền căn tiếp xúc hóa chất. nếu tất cả các vùng đều có (và sẽ không còn
• Quan hệ cá nhân: bạn thân, người yêu được ghi nhận khi khám từng vùng).
(ví dụ lao phổi).
Khám từng vùng (hay tùng cơ quan bộ
Tiền căn gia đình phận mỗi vùng).
Ghi nhận các bệnh mà người trong gia Đầu mặt cổ
đình mắc phải càng cụ thể, rõ ràng càng tốt.
Ghi nhận về:
Ví dụ mẹ bị tăng huyết áp, tai biến mạch
máu não năm 1980. • Niêm mạc mắt.
• Kết mạc mắt.
LƯỢC QUA CÁC Cơ QUAN • Tuyến giáp.
Ghi nhận các triệu chứng cơ năng hiện • Tình mạch cồ ớ tư thế dầu cao 45°.
có lúc làm bệnh án theo từng hệ cơ quan.
Ngực
Chú ý liệt kê ý, mô tả ngắn gọn, đầy đù.
Ghi nhận về lồng ngực, tim, phổi.

8
Bụng X) nhập viện YÌ lý do..............qua thăm hỏi
Có phản úng hay không có phản ứng và khám bệnh phát hiện các triệu chửng và
thành bụng, bụng mềm, đề kháng thành bụng, hội chúng sau: 1- 2- 3- 4- 5-, Phần tóm tắt
co cứng, Tham gia di động theo nhịp thở bệnh án có thể được trình bày theo hướng
hay không? thu gọn bệnh án chính rồi đưa ra các vấn dề
chẩn đoán.
• Bụng dầy hơi.
• Gan, lách, thận.
CHÁN ĐOÁN
• Báng bụng tuần hoàn bàng hệ, khối u... Chấn doán lúc này là chẩn doán lâm
Tứ chi sàng, tức là chần đoán bệnh m à bệnh nhân
Biến dạng, teo cơ, phù, xuất huyết da mẳc phải. Chẩn đoán này lấy cơ sờ là các
niêm. Cột sống có gù, vẹo, điếm đau... triệu chứng lâm sàng. C hẩn đoán là m ột quá
trình suy luận (viết thành là biện luận hay
Hạch ngoại biên biện minh). D ựa vào các triệu chứng lâm
Hạch cổ, nách, bẹn... sàng phát hiện được. Suy luận cần họp lý,
Thần kinh chặt chẽ và dúng. M ột cách cụ thể suy luận
đúng để chẩn đoán đúng là hợp với thực tể.
Tối thiểu phái có tri giác, dấu màng não,
dấu thẩn kinh định vị (là các dấu hiệu thần Chẩn đoán có thề dựa theo:
kinh giúp định vị vị trí sang thương trong hệ • Triệu chứng học: trong quá trình suy
thần kinh). luận đề chẩn đoán ta thường chọn một
Thăm khám hậu môn, âm đạo khi cần triệu chứng nồi bật (hay triệu chứng
thiết và phái có bác sĩ điều trị ở bên cạnh khi trung tâm ) phối họp với các triệu chửng
khám. Khám lâm sàng tốt phối hợp với bệnh còn lại (các triệu chứng đi kèm) theo lý
sù' tốt sẽ giúp ta 90% đoạn đường đi đến luận của khóa triệu chứng học.
chấn đoán. • Bệnh lý học: chẩn đoán dựa vào triệu
chứng phát hiện được về các triệu chứng
T Ó M T Ắ T B Ệ N H ÁN (liệt kê các vấn dề) này phù họp với bệnh nào càng nhiều thì
Nêu các triệu chứng và hội chímg có được ta càng nghi bệnh đó càng có khá năng
qua thăm hỏi và khám bệnh. Khi liệt kê phải mắc phải.
nêu các dặc điềm của từng triệu chứng và Khi chẩn đoán ta thường đưa ra một số
hội chúng một cách ngan gọn, đầy đù. khả năng bệnh có thể m ẳc phải (chẩn đoán
Ví dụ: phân biệt). Tuy nhiên không nên đưa ra
nhiều chẩn đoấn quá.
• Sốt 10 ngày, sốt cao có lạnh run, xuất
huyết tiêu hóa trên (ói máu, tiêu phân Cách viết chẩn đoán (A )
đen). • Chẩn doán sơ bộ: viết m ột chẩn đoán.
• Hội chứng lăng áp lực lình mạch cửa: • Chấn đoán phân biệt: m ột vài chẩn doán
báng bụng, tuần hoàn bàng hệ, lách to... (cũng có thể viết:A v )
Khi nêu nên liệt kê theo triệu chủng cơ + 1.........
năng, triệu chứng thực the và tiên cãn. Trình + 2 .........
bày: tóm liỊÍ dây là bệnh nhân (Nguyễn Văn
9
+ 3........ • X quang phổi.
Sau khi nêu các chẩn đoán (có thể xày ra • Điện tâm đồ (cho người lớn tuổi).
được) ta trình bầy phần biện luận. Biện luận • Siêu âm.
là nêu sự suy luận để đi đến chẩn đoán hay
• X quang.
có thể nói đó là sự biện minh cho chẩn
đoán. Trong phần biện luận ta phải nêu lý Cận lâm sàng để chẩn đoán
do vì sao ta lại nghĩ đến chấn đoán đó nhiều Đó là những cận lâm sàng cần làm phụ
hay ít theo thứ tự 1, 2, 3 m ột cách ngắn gọn thuộc vào chần đoàn lâm sàng, hay nói cách
và có lý, khác chấn đoán gợi ta phái làm cận lâm sàng
nào để giúp chẩn đoán chính xác hon.
CÁC THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG CẦN
Cận lâm sàng dùng để hS trợ điều trị
LÀM
Bao giờ cũng cần làm các thăm dò cận CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
lâm sàng để chẩn đoán xác định hoặc loại
Lấy cơ sở chẩn đoán lâm sàng để làm các
trừ. Chẩn đoán cận làm sàng bao giờ cũng
cận lâm sàng. Khi có kết quà cận lâm sàng ta
khách quan và chính xác hơn. Cận lâm sàng
phối họp với chẩn đoán lâm sàng đế có chấn
gồm cận lâm sàng thường quy và cận lâm
doán xác định. Đây là cơ sờ đế ta tiến hành
sàng để chẩn đoán.
điều tiị.
Cận lâm sàng thường quy
Cận lâm sàng thường quy là các cận lâm ĐIÊU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG
sàng bắt buộc phải làm cho các bệnh nhân Tiến hành điều trị theo chẩn đoán xác
nhập viện để phát hiện các bệnh thường gặp định và ghi nhận cụ thế y lệnh.
và thường không có triệu chứng lâm sàng đi Tiên lượng là đoán m ốc tiến triển bệnh
kèm với bệnh khiến bệnh nhân khám và sẽ đi đến đâu. Có thể triệu chứng bệnh là lốt,
nhập viện. xấu, dè dặt hay tứ vong...
• Công thức máu.
• Phân tích nước tiểu. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. DeGowin’s Diagnostic Examination - 8lb
• Ký sinh trùng đường ruột.
Edition. 2004.
• Đường huyết. 2. Harrison’s Principles of Internal Medicine -
• Urê huyết. 16'h Edition. 2005.

10
KHÁM HỆ THÒNG ĐỘNG TĨNH MẠCH
Nguyễn Văn Trí

M Ụ C TIÊU
1. Nêu được ý nghĩa rà cáclì khám các động nutch: động mạch cánh, cánh lay, quay, trụ, đùi,
khoeo, mu bìm chân, chày sau.
2. Nêu được s điều cần lưu ý khi đo huyết áp.
ỉ. Nêu được V nghĩa cùa việc khám tĩnh mạch cánh.
4. Trình bày được cách khám tĩnh mạch cành và đo áp lực tĩnh mợclì canh.
X Kê được một so mạch cùa động mạch rờ mạch lĩnh mạch cánh bất thường.
6. Mô tá và nói lên ý nghĩa cùa hai nghiệm pháp đánh giá chức năng cùa van trong tĩnh mạch
chi.

ĐẠI CƯƠNG dơn gián như m ột ống dẫn và có vai trò rất ít
trong diều chình huyết áp.
Hệ dộng mạcli
Hệ dộng mạch m ang máu đã bão hòa Hệ tĩnh mạch
ôxy từ lim đến các 1Ĩ 1Ô trong cơ thể. Có thể Tình mạch tập trung máu từ các m ô về
sờ dược động mạch khi động mạch đi nông lim. l-lình 2.3 m inh họa các tĩnh mạch chính
dưới da hoặc di sát xương. C ác vị trí có thê của cơ thể. Áp lực trong hệ tình mạch thấp
sò' thấy mạch dược ghi trong hình 2.1. Khi hơn áp lực trong hệ dộng mạch rất nhiều.
thất trái tống máu ra dộng mạch chú cùng là M áu từ tĩnh mạch ớ ngực và bụng được dẫn
lúc sóng mạch khởi dầu lan ra ngoại vi. c ầ n lưu thụ dộng trục tiếp về lĩnh m ạch chú dưới
nhớ là sóng mạch lan ra ngoại vi nhanh hơn hoặc gián tiếp qua lĩnh mạch azygos. ờ tư
dòng máu chảy. Ket quả ghi nhận qua do áp thế đứng, sự hồi lưu cùa tình mạch dầu và
lực trong lòng mạch cho kết quả tưong ứng cồ có sự tham gia cùa trọng lực. ở tình
với kết quả ghi nhận dược qua cám giác của mạch chi, đặc biệt là chi dưới, sự hồi lưu
ngón tay đè trên thành động mạch (hình tĩnh mạch thụ động không đú hiệu quà. Hệ
2.2). N hùng yếu tố ảnh hưởng đến mạch tình mạch chi được chia thành tĩnh mạch sâu
được liệt kê trong bảng 2.1. Ctíc tiếu động và tình mạch nông. Trong lòng tĩnh mạch có
mạch giữ vai trò quan trọng trong điều chinh hệ thống van một chiều giúp máu di chuyển
kháng lục ngoại biên. Những dộng mạch lớn một chiều về tim. Khi vận dộng, cơ co thắt
như động mạch đùi, cánh, quay hoạt động ép vào tĩnh mạch sâu giúp máu di chuyến dề
dàng về tim.

B ảng 2.1. Những yếu tố ánh hướng đến mạch


Vận tôc tông m áu cùa tim
Thề tích nhát bóp cùa tim (giảm khi nhịp nhanh, suy tim)
Kháng lực ngoại vi (giảm gây trụy mạch)
Tắc nghẽn buồng thoát thất trái (m ạch lên chậm trong hẹp động mạch chú)
Dộ dàn hồi của mạch máu ngoại vi (người già mạch củng)____________

11
DM (tili

H ình 2.1: Vị trí mạch sờ được

100 inmHg
Tâm thu

H ình 2.2: Tương quan giữa mạch và áp lực H ình 2.3: Tĩnh mạch chính cùa cơ thể.
trong lòng mạch.

C Á C H KHÁ M C H I TR Ê N M ạch quay


Quan sát cả hai chi từ đầu ngón đến vai. Bằng mặt lòng của đầu ngón trỏ và đầu
Chú ý đến kích thước và sự cân đối của hai ngón giữa sờ mạch quay ở cạnh ngoài mặt
chi, màu sắc của da và móng, quan sát hệ gấp cồ tay (hình 2.4). Khám mạch quay để
thống tĩnh mạch nông, phù. đánh giá tần số tim và nhịp tim. Nếu nghi

12
Hình 2.4: Bắt mạch quay Hình 2.5: B ẳt m ạch cánh tay

ngờ có bất thường ờ động m ạch cánh tay, Mạch cánh tay
cần khám mạch quay hai bên cùng lúc để so Tốt nhất là bắt mạch cánh tay bên phải
sánh dộ nẩy (volum e) và thời gian kéo dài cũa bệnh nhân bằng ngón cái bên phải của
của mạch (timing), c ầ n khám mạch quay và người khám. Ngón tay cái đặt ở mặt trước
mạch đùi cùng lúc nếu nghi ngờ có hẹp eo khuỷu phía trong gân cơ nhị đầu, các ngón
động m ạch chủ. Khi hẹp eo động mạch chủ còn lại ôm lấy mặt sau khuỷu. Tuy nhiên phải
không chi độ nẩy cúa động mạch đùi giảm rất cẩn thận khi dùng ngón cái để lấy mạch
mà mạch đùi còn đến chậm hon đáng kể so ví có thể nhầm với chính mạch cùa người khám
với mạch quay. khi m à m ạch bệnh nhân quá yếu trong bệnh
Mạch trụ lý mạch ngoại biên. Lợi điểm cùa ngón cái
là có cảm giác về động học nhạy hơn nhiều
Sờ mạch tin ờ mặt gập phía trong cồ tay.
so với các ngón khác, nhờ đó có thể giúp
Thường thì mạch till không sờ thấy. Đ e đánh
nhận rõ tính chất mạch. Có thể bắt mạch cánh
giá động m ạch trụ có thể dùng test Allen.
Đặt hai ngón tay cài nhẹ nhàng trên hai mạch tay bằng ngón trò và ngón giữa như hình 2.5.
quay của bệnh nhân, sau đó yêu cẩu bệnh Mạch cảnh
nhân nắm chặt hai lòng bàn tay lại. É p mạnh M ạch cảnh ờ gần tim nên phản ánh hoạt
ngón cái để làm nghẽn hai mạch quay và động cùa tim tốt nhất. B ắt m ạch cảnh bên
yêu cầu bệnh nhân buông hai bàn tay ra ở tư phải bệnh nhân bằng cách đặt m ặt lòng đình
thế lòng bàn tay xòe hoi gập nhẹ. Quan sát ngón tay cái của người khám lên thanh quản
màu sắc cùa hai lòng bàn tay. Bình thường của bệnh nhân, sau đó ép nhẹ ra phía sau
lòng bàn tay sẽ hồng lại nhanh vì m áu qua bên (hình 2.6). Cách khám khác là dùng
động mạch trụ đến lòng bàn tay. Nếu không ngón trỏ và ngón giữa đặt m ột bên cổ bệnh
hồng trờ lại, có nghĩa là mạch trụ bị tắc. nhân (hình 2.7). Trong hẹp động mạch chù

13
nặng, mạch cảnh lên chậm rât rõ. Nêu mạch cơ tim phì đại, dấu mạch giật (jerky) có thê
cánh khó bắt mà mạch quay và mạch cánh gặp do mạch lúc khởi đầu bình thường sau
tay dễ bất, nguyên nhân có thể do hẹp động đó đột ngột tụt xuống do dòng phụt bị mất
mạch chủ vì cảng ra ngoại vi mạch càng trở đột ngột lúc buồng thoát thất trái bị tẳc lại.
nên bình thường hơn (hình 2.8). Trong bệnh

Hình 2.6: Bắt mạch cảnh bằng ngón cái. Hình 2.7: Bắt mạch cánh bằng ngón trò và
ngón giữa.

BỆNH CƠTĨM PHÌ ĐẠI

Vách liên Ihấ! phì dại

Kỳ tâm thu-kim Cơ nhú


tõc ngltẻn buông
Ỵtlúaĩthnt trái do
phi đại vách liên thất

Van 2 lá

Sóng ìnychbicụl do nghen


dột n g ộ f ơ dầu tâm thu
Hình 2.9: Bệnh cơ tim phì đại: mạch giật do
mạch chủ. tẳc nghẽn buồng thoát thất
4
trái.

14
CÁCH KHÁM C H I DƯỚI M ạch khoeo
Quan sát từ háng, mông đến ngón chân. M ạch khoeo nằm sâu trong hố klioeo
Chú ý đên kích thước và sự cân đối cùa hai nhưng có thế bắt được khi ép lên mặt sau
chân, màu sắc da và móng, sự phân bố lông, xương đùi. Bệnh nhân nằm trên giường
sắc tố da, nốt mần, sẹo, vết loét, dường tĩnh phang vói đầu gối hơi cong. Người khám
mạch nông và những chỗ tĩnh mạch dãn, phù. dùng các ngón tay của m ột bàn tay ép lên
trên các đầu ngón cùa m ột bàn tay còn lại
M ạch đùi
đang đặt trên hố khoeo ờ sau khớp gối (hình
Bắt mạch đùi đế đánh giá hoạt động cùa
2.11). Khám m ạch khoèo chú yếu để đánh
tim cũng tốt như mạch cảnh. Khi có bệnh lý
giá bệnh lý m ạch ngoại vi, đặc biệt ở người
cứa động m ạch chú hoặc động mạch chậu
có cơn đau cách hồi.
thì mạch đùi thường m ất hay giảm. Khi
khám, bệnh nhân nằm trên giường phẳng, Mạch mu bàn chân và mạch chày sau
bộc lộ vùng cần khám (cời quần áo), ngón B ắt mạch này chủ yếu để đánh giá bệnh
cái hoặc ngón trò và giữa của người khám lý mạch m áu ngoại vi, m ặc dù có thể dùng
đặt tại điểm giữa của đường nối từ gai chậu để đánh giá tần số mạch và nhịp mạch như
trước trên và xưomg mu (hình 2.10). trường hợp bệnh nhân đang được gây mê.
Bắt m ạch m u bàn chân dọc theo mặt bên cùa
gân duỗi dài ngón cái (hình 2.12). Bắt mạch
chày sau ngay phía sau mắt cá trong (hình 2.13).

H ình 2.10: Bẳt mạch đùi. H ình 2.11: Bắt mạch khoeo.

15
H ình 2.12: Bắt mạch mu chân. Hình 2.13: Bắt mạch chày sau.

ĐO HUYẾT ÁP
Trên lâm sàng, để xác định huyết áp
trước tiên cần dùng máy đo huyết áp và ống
nghe. Băng quấn của máy đo bao quanh cánh
tay trên khuýu (hình 2.14) và bơm hơi vào
trong băng quấn. Khi áp lực trong băng quấn
lớn hcm áp lực tâm thu ở động mạch cánh
tay, động mạch cánh tay bị ép và sẽ mất
mạch quay. Khi áp lực trong băng quấn
giảm từ từ đến lúc máu có thể tống qua chỗ
tắc nghẽn tạo nên âm thanh nghe được bằng
ống nghe đặt trên động mạch cánh tay tại khuỷu.
Những âm thanh này gọi là tiếng Korotkoíí
do thầy thuốc người Nga tên Korotkoff mô
tả đầu tiên. Khi ấp lực trong băng quấn giảm
dần thì tiếng Korotkoff rô lên, sau đó đột
ngột giảm và nhanh chóng mất hẳn. Ngay Hình 2.14: Đo huyết áp bằng máy đo đồng
lúc mất hẳn gọi là pha 5 cùa Korotkoff; pha hồ và ống nghe
này dùng đễ xác định huyết áp tâm trương
trên lâm sàng. Tại thời điểm tiếng Korotkoff Để đo huyết áp chính xác, cánh tay bệnh
đột ngột giảm hẳn gọi là pha 4. Pha 4 đúng nhân để trần, băng quấn áp sát nhẹ nhàng.
với huyết áp tâm trương nhất khi so sánh với Cánh tay bệnh nhân để ngang tim ờ tư thế
áp lực trong lòng động mạch nhưng pha 5 dễ thư giãn. Tốt nhất là kiểm tra huyết áp tâm
cho kết quà giống nhau hơn giữa những thu bằng ngón tay tnrớc khi đặt ống nghe.
người đo khác nhau. Hình 2.15 minh họa Bởi vì một số bệnh nhân có huyết áp rất cao,
mối liên quan giữa áp lực trong bao quấn tiếng Korotkoíí có thể biến mất rồi sau đó
với tiếng Korotkoff và áp lực động mạch. xuất hiện trở lại khi áp lực trong bao quấn

16
TIÉNG KOROTKOFF

Áp lực trong Dộng mạch dirói áp Ảp lực của Tiếng thổi


động mạch lực bao quấn bao quấn
mmHg
Cao hom áp Không tiếng thổi
ĐM bị tắc lực tâm thu không mạch

Tâm thu
Bằng áp lực ■ Q ._ .ü .
tâm thu Nghe được tiếng

Giữa áp lực
tâm thu và
tâm trương
Nghe được tiếng

Bằng áp lực a _______ ạ .


ầm trương DM mờ như tâm trương Nghe được tiếng
gần hoàn toàn

Dưới áp lực
tâm trương
ĐM IĨ1Ờ liên tuc Mất tiếng (5 pha)

H ình 2.15: Mối liên quan giữa áp lực trong bao quấn máy đo với tiếng K o ro tk o íĩv à
áp lực dộng mạch.

giảm xuống. Hiện tượng này gọi là khoảng huyết áp. Đo huyết áp lặp đi lặp lại nhiều
trống thính chẩn. Đe đo được chính xác áp lần, kết quả những lần sau thường có xu
lực trong bao quấn nên giảm xuống từ từ, tốt hướng thấp hơn lần trước. Nên nhớ có
nhất khoảng Im m H g/giây. H uyết áp kế thủy trường hợp khi đo ớ bệnh viện ghi nhận
ngân nên giữ thẳng đímg, không được huyết áp cao nhưng khi đo tại nhà hoặc qua
nghiêng. Nếu sừ dụng huyết áp kế đồng hổ kết quá cùa m áy theo dõi huyết áp liên tục
phái thường xuyên điều chỉnh lại theo huyết (holter) cho thấy huyết áp lại thấp hơn hoặc
áp kế thủy ngân vì huyết áp kế dồng hồ dễ trở về bình thường. Nguyên nhân gây thay
sai lạc theo thời gian. đổi huyết áp như vậy hiện còn bàn cãi. N hư
Bệnh nhQn có huyết áp cao thường có vậy cần đo huyết áp nhiều lần trước khi xác
triệu chúng đi kèm như thay đổi đáy mắt, định là tăng huyết áp, nhất là ờ những người
phì dại thất trái, đạm niệu. N hũng người không có tổn thưong cơ quan đích. Những
không có triệu chúng biểu hiện, khi đo điếm quan trọng khi đo huyết áp được tóm
huyết áp ngẫu nhiên một lần duy nhất mà tăt như sau:
ghi nhận con số huyết áp cao, không được • M ờ trần cánh tay được đo.
phép vội vã chẩn đoán xác định lầ tăng • Để cánh tay ngang tim tư thế thư giãn.

17
• Kích thước băng quấn phù họp: băng Thí dụ, áp lực tĩnh mạch giảm khi sức tống
quấn lớn cho cánh tay mập, băng quấn máu cùa thất trái giảm hoặc thể tích máu lưu
nhỏ cho trẻ em. thông giàm. Áp lực tĩnh mạch tăng khi suy
• Xác định huyết áp tâm thu bàng tay tim phải hoặc do tăng áp lực trong màng
trước khi áp ống nghe. ngoài tim ngăn càn sự hồi lưu của máu về
nhĩ phải.
• Giảm áp lực bao quấn không nhanh hơn
lmmHg/giây. Trong phòng thí nghiệm, áp lực tĩnh
mạch được đo từ điếm 0 trong buồng nhĩ
• Xác định huyết áp tâm trương dựa vào
phải. Trên lâm sàng không thể xác định
pha 5 cùa Korotkoff (mất hẳn âm).
chính xác được điểm này cho nên người ta
• Huyết áp kế đồng hồ cần điều chình chọn góc ức (hình 2.17-2.18). Chiều cao cùa
thường xuyên theo huyết áp kế thủy góc ức so với nhĩ phải gần như không đổi dù
ngân. bệnh nhân đứng, ngồi hay nằm vào khoảng
• Nếu sừ dụng huyết áp kế thủy ngân, phải 5 cm.
để huyết áp kế thẳng đứng. Có thể đo áp lực tĩnh mạch ớ bất cứ nơi
nào trong hệ thống tĩnh mạch nhưng đo áp lực
ÁP Lực TĨNH MẠCH CẢNH VÀ tĩnh mạch cảnh trong đánh giá tốt nhất chức
MẠCH TĨNH MẠCH CẢNH năng tim phải vì tỉnh mạch này thông trực
Áp lực tĩnh mạch hệ thống nhò hơn tiếp với nhĩ phải. Nếu không thấy tĩnh mạch
nhiều so với áp lực động mạch. Áp lực tĩnh cành trong có thể khảo sát tĩnh mạch cảnh
mạch phụ thuộc vào co bóp thất trái, nhưng ngoài nhưng ít chính xác hơn. Mức áp lực
lực của thất trái bị mất đi nhiều trong quá tĩnh mạch được xác định ờ mức cao nhất của
trình di chuyển ra động mạch đến mao dao động tĩnh mạch cành trong hoặc ờ ngang
mạch. Nó còn phụ thuộc thể tích máu trong điểm mà tĩnh mạch cảnh ngoài xẹp, Khoảng
lòng tĩnh mạch và chức năng nhận - tống cách thẳng đứng giữa điểm này và góc ức cho
máu của thất phải. Nếu có bất kỳ những thay ta tính được áp lực tĩnh mạch. Ví dụ áp lực
đổi bệnh lý ảnh hường đến các yếu tố trên tĩnh mạch cành cao 2 cm trên góc ức thì áp
đều có thể làm thay đồi áp lực tĩnh mạch. lực tĩnh mạch trang tâm khoảng 7 cm.

IỊ ỊỊ
st s2 S1 s2 Hình 2.17: Khám tĩnh mạch cảnh. Bệnh
Hình 2.16: Hình minh họa các sóng tĩnh nhân nằm ngừa 45 độ. Mạch tĩnh mạch canh
mạch. binh thường ngay trên xương đòn.

18
Đế có thể thấy được mực của áp lực tĩnh • Sóng xuống X phản ánh áp lực nhĩ phải
mạch cần phải thay đồi tư thế bệnh nhân. Ví giám do n h ĩ phải dãn ra, xuất hiện cuối
dụ. mực áp lực tĩnh m ạch bằng 0 so với góc thì tâm thu (trước tiếng T2).
ức thì rất khó thấy dược mạch tĩnh mạch • Sóng lên v phàn ánh áp lực tăng do van
cành, nhưng nếu có thì nằm ngay trên xương ba lá đóng lại và n h ĩ được đổ đầy, xuất
đòn. Hạ thấp đầu giưòng bệnh nhân xuống hiện ngay tiếng T2.
sẽ thấy dễ hơn. Trái lại nếu áp lực tĩnh mạch • Sóng xuống y phản ánh áp lực giảm do
quá cao thì không thể xác định được đinh van ba lá m ờ ra làm tâm n hĩ phải rỗng,
cao nhất của tĩnh mạch, nếu cho bệnh nhân xảy ra ờ đầu tâm trương (sau tiếng T2).
ngồi thẳng thì có thể xác định được điểm
Đe khám bệnh nhân, cần tạo cho bệnh
cao nhất đó. nhân tu thế thoải mái, đầu được kê nhẹ hên
Á p lực tĩnh mạch cánh được đánh giá là gối nằm dê cơ ức đòn chũm thư giãn, đẩu
tăng khi mực cao nhất cùa dao động lớn hon giường nâng cao khoảng 30-45°, điều chỉnh
3-4 cm so với góc irc ở tư thế bệnh nhân sao cho mạch tĩnh mạch cảnh có thể thấy rõ
nẳm 45°. ớ nừa dưới cố. Chú ý khám cả hai bên cố.
Những dao động thấy dược ở tĩnh mạch Tĩnh mạch dãn m ột bên, đặc biệt là tĩnh
cánh trong (có thế thấy được ờ tĩnh mạch mạch cành ngoài có thể gây nhầm lẫn do
cành ngoài) phàn ánh sự thay đồi áp lực những yếu lố tại chỗ cổ gây ra.
trong buồng nhĩ phải. Tĩnh m ạch cảnh trong Tìm tĩnh mạch cảnh ngoài mỗi bên. Sau
bên phái nối trực tiếp với nhĩ phải nên nó đó tìm mạch của tĩnh mạch cánh trong. Vì
phán ánh sự thay dồi áp lực ở nhĩ phải chính tĩnh mạch cánh trong nằm sâu trong cơ cho
xác nhất. nên không thể thấy được. Quan sát được
Quan sát kỹ mạch nhấp nhô cùa tĩnh mạch của tĩnh mạch cánh trong là do nó
mạch cảnh trong (thinh thoảng có cả ờ tĩnh truyền qua phẩn mô m ềm chung quanh. Tìm
mạch cành ngoài) gồm có hai sóng lên và nó ờ trong hõm ức giữa những sợi dây chẳng
ức đòn chũm trên xương úc và xương đòn
hai sóng xuống:
hoặc ngay phía sau cơ ức đòn chũm, c ầ n
e Sóng lên a phản ánh áp lực nhĩ phải tăng phân biệt mạch của tĩnh mạch cành trong và
do nhĩ bóp xuất hiện trước tiếng T i. mạch động mạch cảnh ở gần đó (bảng 2.2).

19
B ảng 2.2: Phân biệt mạch tĩnh mạch cành và mạch động mạch cành

T ĩn h m ạch Động m ạch

Hiếm khi sờ thấy Sờ thấy


Gợn sóng nhẹ, thường có 2 đỉnh và 2 đáy. Lực nẩy mạnh và chi có m ột sóng hướng ra.
Mạch mất đi khi đè nhẹ ngay góc ức xương Đè nhẹ mạch không mất.
đòn. Mạch không bị ảnh hường khi hít vào.
Mạch yếu đi khi hít vào. Mạch không đổi theo tư thế.
M ạch thay đổi theo tư thế, mạch yếu và giảm
xuống khi ngồi thẳng,_________________

Đe đo áp lực tĩnh mạch cảnh trong, ta không vẫn cần làm nghiệm pháp phản hồi
tính khoảng cách thẳng đứng từ điểm dao gan tĩnh mạch cảnh (bụng cảnh). Đặt bệnh
động cao nhất của tĩnh mạch cảnh trong so nhân ớ vị trí sao cho mực cao nhất cùa mạch
với góc ức. Nếu nhu không thấy được mạch thấy rõ ờ nửa dưới cổ. Bàn tay người khám
cùa tĩnh mạch cành trong thì tìm điểm cao đặt lên giữa bụng và ấn nhẹ xuống với một
nhất của tĩnh mạch cảnh ngoài nơi phồng áp lực cố định duy trì từ 30-60. Tay người
lên so vói góc ức. khám phải ấm và bệnh nhân phải thư giãn và
thở nhẹ nhàng. Nếu bàn tay người khám đè
PH Ả N H Ỏ I GAN T ĨN H M Ạ C H CẢNH lên vùng có cảm giác đau thì di chuyển sang
vùng khác. Quan sát sự gia tăng áp lực khi
Neu nghi ngờ có suy tim sung huyết, dù
ấn. Sự gia tăng thoáng qua là bình thường.
áp lực tĩnh mạch cảnh có biểu hiện tăng hay

B ảng 2.3: Nguyên nhân và đặc điềm của áp lực tĩnh mạch cảnh tăng

T hư ờ ng gặp
Suy tim sung huyết Dạng sóng bình thường
Hờ van ba lá Dạng sóng hình V lớn
í t gặp
Chèn ép tim cấp Áp lực tĩnh m ạch tăng rất cao, dạng sóng khó đánh giá
Thuyên tắc mạch phổi
H iếm
Tắc tĩnh mạch chủ trên Không thấy sóng
Viêm m àng ngoài tim co thắt Đường sóng đi xuống ngay tiền tâm thu đột ngột
Hẹp van ba lá Đường sóng đi xuống ngay tiền tâm thu chậm

20
KHÁM MỘT SỐ TRIỆU CHÚNG KHÁC khả năng. Sau khi bệnh nhân đứng được
Viêm tắc tĩnh mạch sâu khoáng 20 giây, tháo garrot và quan sát tĩnh
m ạch. Bình thường không có việc gì xày ra
Đe chân bệnh nhân tư thế gập gối và thư
vì van có khả năng ngăn được dòng trào
giãn. Các ngón tay cùa người khám ấn nhẹ
ngược. Neu tĩnh m ạch phồng ra hơn nữa
vào cơ bắp chuối về phía xương chày và tìm
chứng tò van của tĩnh mạch hiển m ất khả
vùng có cám giác đau. Tìm vùng căng cứng
năng ngăn được dòng trào ngược.
cúa cơ. Tuy nhiên, viêm tắc tĩnh mạch thường
không triệu chứng.
MỘT SỐ MẠCH ĐỘNG MẠCH VÀ
Viêm tắc tĩnh mạch nông TĨNH MẠCH BÁT THƯỜNG
ủ n g đó hoặc đối màu trên vùng da mà Mạch động mạch
tĩnh mạch hiển đi. Neu nghi ngờ có viêm
• M ạch bình thường: áp lực khoảng 30-40
tĩnh m ạch, sờ dọc theo tĩnh m ạch xem bệnh mrnHg. M ạch mềm mại và tròn.
nhân có đau không. Yêu cầu bệnh nhân
• M ạch yếu nhẹ: nhánh lên có thể chậm,
đímg, quan sát tĩnh mạch hiển có dãn không.
đỉnh kéo dài. Nguyên nhân có thê do
Một sế nghiệm pháp đặc biệt giảm thể tích nhát bóp như suy tim, giảm
Đe đánh giá khả năng của van tĩnh mạch thể tích tuần hoàn, hẹp động mạch chủ
ở tĩnh mạch dãn. nặng hoặc do tăng kháng lực ngoại vi do
quá lạnh hoặc do suy tim quá nặng.
Nghiệm pháp ép bằng tay
• M ạch nẳy mạnh: do áp lực mạch táng, •
Dímg ngón tay sờ lên tĩnh mạch dãn ờ
mạch mạnh và nẩy. M ạch tăng .và giảm
chân cùa bệnh nhân. Các ngón tay cùa bítn
đột ngột chú yếu càm nhận được đinh
tay khác ép mạnh lên tĩnh mạch ở phía trên
cùa mạch. Nguyên nhân gồm (1) tăng
cách ít nhất 20 cm, sờ tìm xung động truyền
thể tích nhát bóp và/hoặc giám kháng
đến các ngón của bàn tay dưới. Van tĩnh
lực ngoại vi như sốt, thiếu m áu, cường
mạch còn khá năng thì không có bất cứ một
giáp, hớ chủ, dò động tĩnh m ạch, còn
xung động truyền nào.
ống động m ạch, (2) tăng thể tích nhát
Nghiệm pháp đố đầy ngiiỢc dòng bóp do nhịp tim chậm như trong blốc nhĩ
(Trendelenburg) thất hoàn toàn, (3) độ đàn hồi cùa thành
Giúp đánh giá khả năng cứa van cùa các động m ạch chù giảm n h u xơ vữa động
tĩnh mạch thông nối cũng như cùa tĩnh mạch mạch hoặc mạch máu cùa người lớn tuồi.
hiển. Nâng chân bệnh nhân cao 90° để làm • M ạch hai đinh: mạch có hai đinh tăm
cạn máu trong lòng tĩnh mạch. Garrot ngang thu. Nguyên nhân gồm hờ van động
phần trên đùi để bít tĩnh mạch hiển lớn mạch chủ đơn thuần, hẹp hở van dộng
nhưng không được bít động mạch đùi. Yêu mạch chủ và ít gặp hơn là bệnh cơ tim
cầu bệnh nhân dứng dậy. Quan sát khả năng phì dại.
đổ đầy tĩnh m ạch. Bình thường, tĩnh mạch • M ạch xen kẽ: nhịp vẫn đều nhưng một
hiển đố đầy chậm khoảng 35 giây, vì máu nhịp m ạnh xen kẽ m ột nhịp yếu. Nguyên
phải chảy từ động mạch qua m ao mạch rồi nhân do suy thất trái, trên lâm sàng
mới đến tĩnh mạch. Nếu tĩnh mạch được đổ thường kèm tiếng T3.
đầy nhanh là do van của tĩnh mạch noi mất
21
• M ạch đôi: đây là rối loạn nhịp dễ nhầm Mạch tĩnh mạch
với m ạch xen kẽ. M ạch đôi là do m ột • M ạch bình thường: có hai đình a và v
nhát bóp tim bình thường xen kẽ với một (như dã nói ờ phần trên).
nhịp ngoại tâm thu. T hể tích nhát bóp
• M ạch trong rung nhĩ: m ất sóng a.
của ngoại tâm thu thì ít hom so với nhát
• M ạch trong hờ van ba lá: sóng v lớn và
bóp bình thường.
dến sớm hơn sóng V bình thường.
• M ạch nghịch: cường độ m ạch giảm khi
hít vào. N ếu không rõ thì đo huyết áp. • M ạch có sóng a khổng lồ: gặp trong hẹp
H uyết áp tâm thu giảm hơn 10 m mHg. van ba lá, bệnh phoi mạn tính, hẹp động
G ặp trong chèn ép tim cấp, viêm m àng mạch phổi, tăng áp m ạch phồi.
ngoài tim co thắt và bệnh phổi tắc nghẽn • M ạch trong viêm m àng ngoài tim co
m ạn tính. thắt: có nhánh xuống X khống lồ xuất
Ịúện ngay khi khởi đẩu tâm thu.

H ình 2.21: M ạch yếu nhẹ

22
H ìnli 2.26: M ạch nahịch

23
V V V

Hình 2.28: Mạch tĩnh mạch trong rung nhĩ, mất sóng a.

H ìn h 2.31: M ạch tro n g viêm m àng ngoài tim co thắt.

24
Mạch tinh mạch TÀI LIỆU THAM KHẢO
• M ạch bình thường: có hai đỉnh a và V 1. James c. Fang, Patrick T. O ’Gara (2008).
(như đã nói ở phần trên). The History and Physical Examination: An
• M ạch trong rung nhĩ: m ất sóng a. Evidence - Based A pproach. Braunwald's
Heart D isease - A Textbook of
• Mạch trona hớ van 3 lá: sóng V lớn và
Cardiovascular M edicine, ó* ed, Elsevier
đen sớm hon sóng V bình thường.
Saunders, Philadelphia, pp.125-148.
• M ạch có sóng a khống lồ: gặp trong hẹp
2. Lynn s. B ickley (1999). B ate’s guide to
van ba lá, bệnh phôi m ạn tính, hẹp dộng Physical Exam ination and History Taking,
mạch phối, tăng áp m ạch phổi. 7th ed, Lippincott W illiams & W ilkins,
• M ạch trong viêm m àne ngoài tim co Philadelphia, pp. 277-332.
thăt: có nhánh xuống X khống lồ xuất 3. Clinical exam ination 1993- M osby’s Year
hiện ngay khi khới đầu tâm thu. book Europe Ltd. Epstein- Perkin de Bono
C ookson pp 7.1-7.51.

25
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch của động mạch là, chọn câu sai:
A. Vận tốc tống máu cùa tim.
B. Kháng lực ngoại vi.
c. Tắc nghẽn buồng thoát thất phậi.
D. Độ đàn hồi của mạch máu ngoại vi.
E. Thế tích của mỗi nhát bóp cùa tim.
2. Chọn câu đúng:
A. Hở động mạch chủ: mạch lên chậm.
B. Sóng mạch lan ra ngoại vi nhanh hơn dòng máu chảy trong lòng mạch,
c. Sờ thấy mạch là nhờ mạch khá to.
D. Mạch quay có vai trò quan trọng trong điều chinh huyết áp.
E. Tình mạch chi dưới có hệ thống van hai chiều.
3. Mạch nào phàn ánh tình trạng thất trái tốt nhất:
A. Quay.
B. Cánh tay.
c. Cảnh.
D. ĐÙI.
E. c và D đúng.
4. Huyết áp tâm trương được tính ờ tiếng thứ mấy cùa Korotkoff (bằng máy đo huyết áp):
A. I.
B. II.
c. III.
D. IV.
E. V.
5. Chọn câu đúng:
A. Mạch chày sau ờ mặt sau mat cá ngoài.
B. Bệnh lý ở mạch máu ngoại vi thì mạch đùi mất hoặc giảm,
c. Mạch mu bàn chân chủ yếu để đánh giá mạch máu ngoại vi.
D. Sự hồi lưu của tĩnh mạch chi dưới chủ yếu theo cơ chế thụ động.
E. Trong các máy đo huyết áp, máy huyết áp kế đồng hồ cho kết quả chính xác nhất.
6. Khi đánh giá áp lực tĩnh mạch cảnh để bệnh nhân nẳm ngừa:
A. 10 độ.
B. Ođộ.
c. 45 độ.
D. 20 độ.
E. Tất cà đều sai.
7. Nguyên nhân thông thường cùa tăng áp lực tĩnh mạch cảnh là:
A. Tăc tĩnh mạch chú trên.
B. Suy tim ú' huyết,
c. Hẹp van ba lá.
D. Viêm m àng ngoài tim co thắt.
E. Thuyên tắc phối.
8. Đe khám xác định tĩnh mạch chi dưới dãn hay không thì cho bệnh nhân:
A. Nằm đầu ngang.
B. Nằm 45 độ.
c. Nằm đưa chân cao 90 độ.
D. Đứng.
E. Tàt cả đêu sai
9. Dạng sóng tĩnh mạch cánh trong ó' người bình thường:

Ghép từng cặp tuông ứng:


A. a I. Nhĩ phải dãn
B. X II. Nhĩ phái co
c. V III. N hĩ phái rỗng
D. y IV. N h ĩ phcài dược đổ đầy
10. Dạng mạch dộng mạch:

B. M ạch nghịch,
c. Mạch xen kẽ
D. Mạch đôi.
E. Tâl cả dêu sai.

tìÁ P ÁN
IC, 2B, ?E, 4E, 5C, 6C. 7B, 8D, 9AII. BI, C1V, DI11, 10D

27
KHẢM TIM
Trần Kim Trang

MỤC TIÊU
1. Trình bày những bất thường cần quan sát ợ lồng ngực, vùng inrớc tim và mỏm tim.
2. Ke bẳn vùng cần sở khi sớ vùng tnrớc tim và các triệu chúng có thế phát hiện ờ tùng vùng.
3. Nêu trình tự nghe và phân tích tiếng tim.
4. Liệt kê 12 âm thổi và 12 tiếng tim có thề nghe được.
5. Mô tà bày tính chat cùa âm thoi và năm tính clĩất cùa tiếng tim.

Đ iều quan trọng khi khám tim là phải Tuần hoàn bàng hệ ngực có thể có ở
theo trình tự và luyện tập thật nhiều trên lâm bệnh nhân bị chèn ép tĩnh m ạch chủ trên
sàng. (hội chứng trung thất trước).
Quan sát lồng ngực
NHÌN LỒNG NGỰC, VÙNG TRƯỚC • Nhô cao bên trái: gợi ý dày thất phải (do
TIM, MỎM TIM bệnh tim bẩm sinh hoặc hẹp van hai lá)
Người khám đứng bên phải hoặc phía từ tuồi thiếu niên là lúc các sụn sườn
chẵn giường để quan sát bệnh nhân. Đánh chưa cốt hóa.
giá bệnh nhân khó thờ dựa vào tần sổ thở,
• Lồng ngực nò nang, chân kém phát
nhịp độ và biên độ hô hấp, sự co kéo cơ hô triển: do hẹp eo động mạch chù. N ên tìm
hấp phụ cũng như thờ êm hay thở rông, có thêm tuần hoàn bàng hệ vùng nách.
tiếng rít, khò khè.

28
• Lồng ngực biến dạng do gù, vẹo cột • M ỏm tim đập không đều về cường độ và
sống có thể là nguyên nhân gây tâm phế nhịp độ (delirium cordis): dấu hiệu cùa
mạn; hoặc biến dạng do viêm cột sống rung nhĩ.
dính khớp gợi ý tìm thêm bệnh hờ van • M ỏm tim đập hai nấc khi có T4 hoặc
động mạch chù. chìm hai nấc khi có T3.
• Lồng ngực ức gà (pectus carinatum )
hoặc lồng ngực lõm (pectus excavatum ) S Ờ V Ù N G T R Ư Ớ C T IM
hay gặp trong hội chứng M alfan cũng
Sò' m ỏm tim
lưu ý la tìm thêm bệnh hở van động
• Ta áp lòng bàn tay vào vùng mỏm tim
mạch chù thường di kèm.
trên lồng ngực bệnh nhân.
• Rung cá vùng trước tim theo mỗi nhịp
• Bình thường mỏm tim đập ở khoang liên
tim: gặp trong hớ van tim nặng, tăng
sườn 4 hoặc 5 trên đường trung đòn trái.
động tuần hoàn, luồng thông trái - phải
Neu nằm nghiêng, m ỏm lệch sang trái
to, blốc nhĩ thất hoàn toàn, bệnh cơ tim
khoảng hai khoát ngón tay.
tắc nghẽn.
• M ỏm nẩy m ạnh, kéo dài khi dày thất
• õ đập ở khoang liên sườn 3, 4, 5 bờ trái
trái.
xương ức: nói lên tình trạng dày dãn thất
phải. • M ỏm khó sờ: cùng ý nghĩa với m óm tim
đập yếu đã nói trên
Quan sá t mỏm tim
• Tại m ỏm có thể sờ được: T I tách đôi,
• M ỏm tim bình thường đập ở khoang liên
clắc m ở van hai lá, T3, T 4, rung miêu.
suôn 4 hoặc 5 trên đường trung đòn trái,
đường kính 1 - 2 cm. Sò' phần thấp bờ trái xương ức
• M òm tim nằm ngoài đường trung đòn • D ấu nẩy trước ngực: Bệnh nhân nẳm
trái không chuyên biệt cho dày thất trái, thân cao 30°. Ta đặt ngón tay 3 ,4 , 5 trên
đề bệnh nhân nằm nghiêng trái, nếu khoang liên sườn 3, 4, 5 bờ trái xương
đường kính mòm tim > 3 cm mới chính ức thì thấy nẩy cùng lúc với m ỏm tim.
xác là dày thất trái. Ket luận dày thành trước thất phải.
• M ỏm tim đập m ạnh, thời gian nẩy > 1/3
• Dấu Hardzer: T a đặt ngón tay cái vào góc
chu chuyển tim: ý nghĩa dày thất trái.
sườn úc trái, lòng ngón tay hướng về vai
• Diện đập m óm tim rộng: m ang ý nghĩa
trái, bốn ngón còn lại đặt trên vùng mỏm
dãn thất trái.
tim. Neu thấy nẩy cùng lúc với m ỏm tim
• Nếu dãn thất trái nhiều: m òm tim sẽ đập đập, kết luận dày thành dưới thất phải.
thấp hơn khoang liên sườn 4 và chếch ra Nếu nẩy sau khi m ỏm tim đập, do nhĩ trái
nách. lớn dẩy thất phải ra phía trước.
• M ỏm tim đập yếu có thế do nhiều • Sờ được các tiếng bất thường giống như
nguyên nhân từ nông vào sâu như: thành tại m ỏm tim.
ngực dày, khí phế thũng, tràn dịch m àng
tim, suy tim nặng.

29
Hình 3.2: S ờ m ỏm tim và bờ trái xương ức

Sờ phần thấp bờ phải xương ức: có thể có tồ chức van tim , thành tim , m ạch m áu
ồ đập do lớn nhĩ phải. lớn.
Sờ khoang liên sườn 2 bờ trái xương ức • C ảm giác: đặt lòng bàn tay lên thành
ngực gần nơi luồng m áu q ua chỗ hẹp thì
• Ố đập có thể có bình thường ở trẻ em ,
có cảm giác rung n h ư khi đặt tay lên
người lớn gầy, hoặc trong các bệnh lý
lưng m èo đ ang rên. R õ trong kỳ th ở ra.
làm tăng áp độn g m ạch phôi, phình sau
hẹp van động m ạch phổi. • X ác định ch u chuyền tim : rung m iêu tâm
thu hay tâm trư ơ ng tùy theo cùng ỉuc tim
• Sờ được T 2 m ạnh, T 2 tách đôi, click tâm
bóp hay dãn làm cho m ỏm tim nẩy hay
thu, rung m iêu.
chìm .
S ờ k h o a n g liên s ư ờ n 2 b ờ p h ả i x ư ơ n g ức
C ọ m à n g tim
• Ổ đập m ạnh: khi phình động m ạch chủ
T hư ờng m ột vùng rộng, có thể xuất hiện
phía trên xoang V aỉsalva, quai động mạch
ở m ột hay hai thì cúa chu chuyển tim.
chủ qua phải, hở van động m ạch chủ hoặc
phình sau hẹp van động m ạch chủ.
G Õ X Á C Đ ỊN H D IỆ N Đ Ụ C C Ủ A T IM
• S ờ được các tiếng bất thường giống như
tại khoang liên sườn 2 trái. M ụ c đích: xác định vị trí và kích thước tim.
• T im sẽ di lệch khi tràn dịch, trằn khí
Sò‘ h õ m trê n ứ c
hoặc dày dính m àng phối.
M ạch đập m ạnh hoặc có rung m iêu trong
• T im sẽ to ra khi tràn dịch m àng tim hoặc
các bệnh còn ống động m ạch, hẹp van động
suy tim toàn bộ.
mạch chủ, hẹp van động m ạch phổi, hẹp eo
động m ạch chủ, thân chung động m ạch. T iế n h à n h
R u n g m iêu • T ìm m ỏm tim: bằng cách sờ. N eu không
sờ được thì gõ chéo từ trái sang phải, từ
• C ơ chế: khi dòng m áu xoáy m ạnh qua
dưới lên trên đến chỗ bất đầu đục.
chỗ hẹp, tốc độ m áu tăng làm rung các

30
• Tìm bò' trên gan: dặt ngón tay giũa dọc C ác vùng đục
theo khoạng liên SUỦ11 dưới xương đòn, • Vùng đục tương đối: là hình chiếu cùa
gõ di chuyển xuống dần từng khoang liên tim lên lồng ngực, nơi có phổi chen giữa
sườn đến khi gặp vùng đục là bờ trên tim và thành ngực.
gan, bình thường ở khoang liên sườn 5.
• Vùng đục tuyệt đối: nhỏ hơn, là phần
• Tìm bờ phái tim: đặt ngón tay giữa tay diện lim tiếp xúc trực tiếp thành ngực.
hái song song với xưong ức từ dường K hông quan trọng.
nách trước, đầu ngón tay dể trong rãnh
liên sườn, tay phải gõ vào ngón giữa tay N G H E T IM
trái, di chuyển dần theo khoang liên
sườn đến khi có vùng đục là bờ phải tim. ỐNG NGHE: gồm ba bộ phận
Cứ thế gõ từ trên xuống ghi giao điểm
Dây ống nghe: để nghe rõ nên có:
bờ phải tim và bờ trên gan. Bình thường
bờ phải tim không vượt quá bò' trái • Chiều dài < 30 cm.
xương ức, trừ chỗ sát bờ trên gan thì nó • Đường kính 3 - 4 mm.
cách bờ ức 1 - 1 ,5 cm. • Vách dù dày để ngăn tạp âm.
• Tìm bờ dưới tim: nối m óm tim với giao Phần màng dẫn truyền các âm có tần số >
điểm bờ phải tim và bờ trên gan. 300 Hz như T l, T2, click phun tâm thu, âm
• Tìm bờ trái tim: gõ chếch từ hõm nách thối lâm thu.
trái xuống mũi ức, từ ngoài vào trong, từ Phần chuông dẫn truyền các âm có tần số
trên xuống dưới, song song với hướng thấp 30 - 150 H z như rù tâm trương, T3, T4.
thông thường cùa bờ trái tim cho đến khi Không ấn mạnh xuống da bệnh nhân tạo lớp
có dường giới hạn diện đục bờ trái tim. m àng làm m ất tác dụng của chuông.
• Tìm bò' trên tim: gõ từ trên xuống sát hai
bên cạnh ức, ít giá trị chẩn đoán.

H ình 3.3: ổ n g nghe với phẩn màng và phần chuông

31
T IẾ N G T IM BÌN H T H Ư Ờ N G
B ảng 3.1. Tiếng tim bình thường

TI T2 T3 T4
T ần số 35 - 100 Hz 1 0 0 -1 5 0 Hz
T hời gian 10% - 1 2 % 5 % - 1 0 % giây Sau T2: 5 % -1 0 %
giây giây
 m sắc Trầm dài Thanh gọn Trầm Trầm
Vị tr í rõ M ỏm tim Đáy tim Mỏm tim Mỏm tim
B ắt m ạch M ạch đập M ạch chìm
C ơ chế Đóng van nhĩ Đóng van sigma Máu dồn nhĩ -> thất Nhĩ bóp đẩy máu
thất đầu tâm trương xuống làm thất dãn
nhanh cuối tâm
trương
Ý nghĩa M ở đầu tâm Mồ đầu tâm Sinh lý ờ trẻ em, thanh Sinh ]ý
thu trương niên. M ất khi đứng

CÁC ó VAN T IM Vị trí bình thườ ng


Ý nghĩa • Ồ van hai lá: mỏm tim, khoang liên sườn
Trên lồng ngực có những vị trí nhận 4,5 trên đường trung đòn trái.
được sóng âm dội lại mạnh nhất từ các van • Ố van ba lá: sụn sườn 6 sát bờ trái
tim trong chu chuyển tim, đó là các ồ nghe xưong ức.
nhưng không phải là hình chiếu các van tim • Ố van động mạch phổi; liên sườn 2 bờ
lên thành ngực. trái xương ức.
• Ổ van động mạch chù: liên sườn 2 bờ
phải và liên sườn 3 bờ trái xương ức.

ỔVANĐMCHt' ỏ VAX ĐM PHỔI


VÙNG VAN ĐM CHỦ VÙNG VAN ĐM PHỎĨ

H ình 3.4: Các ồ van tim H ình 3.5: Các vùng nghe tim

32
Xác (lịnh chu chuyến tim Đem tần sế tim
• K hôn? dựa vào bẳt mạch quay vì cách • N eu rối loạn nhịp tim thì phải đếm cả
sau tiếng tim 8 - 12% giây. phút.
• Dựa vào mỏm tim: thì tâm thu ứng với • N eu có ngoại tám thu, phải đếm bao
lúc móm .nẩy. nhiêu ngoại tâm thu/phút, vì > 7 ngoại
• Hoặc dựa vào bắt m ạch cảnh: vì cách tâm thu/phút là thuộc nhóm ngoại tâm
biệt thời gian tù lúc tim bóp đến khi thu ác tính và có chì định điều trị.
sóng mạch cánh dội vào tay ngấn 24% Nhận định năm tính chất của tiếng tim
giày. theo trình tụ các ồ nghe vừa nêu trên.
Trình tự nghe tỉm: tùy tác già • VỊ trí.
• T ừ m óm - 0 van ba lá - dọc bò trái • Cường độ: m ạnh, m ờ ...
xưong ức - ở van động mạch phối - ở • Âm sắc: dan h ...
vun dộng mạch chú hoặc ngược lại.
• Thời gian: giữa tàm th u ...
• Sẽ có thiếu sót khi phát hiện triệu chứng,
• Ảnh hưởng của hô hấp: rõ hơn trong kỳ
dưa tới thiếu sót trong chẩn đoán nếu chi
hít vào...
nghe tim trong giói hạn trên, c ầ n nghe
thêm dọc bò' phải xương ức vùng cổ, Nhận định bãy tính chất của âm thổi
nách hoặc khoảng liêu bà trong trường • Vị trí nghe rõ nhất.
hợp hẹp eo động mạch chủ. Nghe vùng • Thời gian: tâm thu hay tâm trương; dầu,
thượng vị ở bệnh nhâu khí phế thũng. giữa cuối hay toàn th ì...
e Hình dạng: tràn, phụt, trám.
» Cường độ: theo Freem an Levine có 6 dộ
+ 1/6: phòng yên tĩnh, chú ý mới nghe
được nhưng nhỏ.
+ 2/6: đặt ống nghe vào nghe đưực
ngay nhưng nhỏ.
+ 3/6: nghe rô nhưng không có rung
miêu.
T 4/6: có rung miêu.
Hình 3.6: Trình tự Iialie tim (Hình z hay 2) + 5/6: đặt chếch nửa ống nghe vẫn còn
nghe.
T R ÌN H T ự PH Â N T ÍC H T IẾ N G T IM ■k 6/6: dặt ống nghe cách da vẫn nghe
Đ án h giá n h ịp tim : đều hay không đều. được.
Nếu không đều thì có liên quan đến hô • Âm sắc: thô ráp, êm dịu, âm nhạc.
hấp hay không. Neu không tức là do tim. • H ướng lan: do âm thổi lan theo hướng đi
Sự không dểu nhịp có theo chu kỳ cùa dòng m áu xoáy.
không: nhịp đôi, nhịp 3 hoặc loạn nhịp hoàn •I- H ở van hai lá: âm thối lan ra nách,
toàn. sau lưng (M ũi tên 1).
33
+ H ẹp van động m ạch chủ: âm thôi lan + H ẹp van động m ạch phối: âm thổi
lên động m ạch cảnh (M ũi tên 4). lan lên phần trên bờ trái xương ức,
+ H ở van động m ạch chủ: âm thổi lan xương đòn (M ũi tên 3).
xuống m ỏm tim (M ũi tên 2).

T1 TÂM THU ĩ 2 TÂM


ĨẢ TRƯƠNG
ị T1


VAN
Ịl SĨIĨÌÌÍ^ J í _ A. Hẹp van ĐMC

ĐMC
ịítlliimiL
ElUiỉimnHiiMitỉniaiM B .H Ờ vanĐ M C

.H«HtlllllllllitiiiNI ỉ _______ J C H ẹpvanĐ M P

ộ _____ ^llKllllUlimCUiUtiiiiiinntl D. Hờ van ĐMP


VAN
ĐMP
llllllllllMlllllli,,!.1 _______ I E. Thòng licn nhĩ

!ff!l|lllllfỉRtllltlflll|lll|Ị||||II|||||llll||(I|||||||^ F. Còn ống dộng mạch

ỉĩ
VÙNG _________ G. Hẹp van 2 lá
MOM

ÍỈIÍIIỈIỈ81IM |Ị8Ì/Ìifi...... .... ....... I H. Hơ van 2 ỉa

CƯỜNG Đ ộ ‘ ---------- THỜ1C1AN

Hình 3.8: Sơ đồ các âm thổi bệnh lý thườ ng gặp

34
• Yếu tố ảnh hường Nghiệm pháp Muller: hít vào hết
■ Tư thế: mức trong khi đóng nắp thanh
+ Ngồi xom: làm tăng lượng máu môn làm tăng hiệu quà cùa
tĩnh mạch về tim, tăng sức cản nghiệm pháp hít vào.
m ạch máu ngoại vi đưa đến tăng + Nghiệm pháp Valsalva:
huyết áp, lưu lượng tim và thế Pha 1: hít vào sâu rồi thở ra
tích máu thất trái. mạnh nhưng tự đóng lưỡi gà
+ Đứng: ảnh hướng ngược lại, làm khiến cơ ngực và cơ hoành ép
cho âm thổi tâm thu ó' đáy tim phổi đầy khí, đưa đến tăng áp lực
cùa bệnh hẹp phì đại dưới van lồng ngực, tăng thoáng qua cung
động mạch chú lởn lên, giúp lượng thất trái và tăng huyết áp.
phân biệt vói hẹp van động mạch Pha 2: giảm máu về tim, giảm
chù. Tưong tự, âm thổi tâm thu ớ cường độ tiếng tim trừ âm thối
mỏm tim cùa bệnh sa van hai lá tâm thu của bệnh hẹp phì đại
lớn lên, phân biệt được với hở dưới van động m ạch chủ và sa
van hai lá. van hai lá.
+ Nằm nghiêng trái: giúp nghe rõ ■ Dùng thuốc:
hơn tại móm và ngoài m ỏm T l, + Thuốc co mạch làm lớn hơn âm
rù tâm trương, âm thổi tâm thu thổi tâm trương của hớ van động
của van hai lá. mạch chủ, âm thổi tâm thu của
+ Ngoi cúi người ra trước, thờ ra, hớ van hai lá.
nín thở làm cho âm thổi tâm + Thuốc dãn mạch làm âm thổi tâm
trương cùa hở van động mạch thu của hẹp van động mạch chủ
chù lớn lên. m ạnh hợn.
+ Giơ 2 chân lên 45 độ so với mặt
giường khiến lượng m áu về tim TÀI LIỆU THAM KHẢO
phải tăng nên tăng cường độ các 1. O’Rourke RA. Physical examination of the
âm thối của tim phải. heart. In: Anthony S.Fauci, editor.
■ H ô hấp: Harrison’s manual of internal medicine 17lh
edi; The McGraw Hill companies; 2009, p.
+ Hít vào: tăng lượng máu về tim 661-665.
phải kéo theo tăng cường độ các 2. O’Rourke RA. History, physical
âm cùa tim phải (nghiệm pháp examination, and cardiac auscultation. In:
Carvallo dương tính). Robert A. O’Rourke, editor. Hurst’s the
+ Hít veto: làm thất trái nhỏ đi, âm heart manual of cardiology 12,h edl; The
thối của sa van hai lá lớn lên do McGraw Hill companies; 2009, p. 1-15.
tăng tình trạng dư m ô van hai lá.
+

35
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Âm thổi tâm thu có cường độ 3/6 khi:


A. Bệnh nhân nín thờ, ta nghe được ngay nhưng không rung miêu,
B. Bệnh nhân rán thở, ta nghe được ngay nhưng có rung miêu,
c. Đặt ống nghe vào nghe được ngay nhưng nhỏ.
D. Đặt ống nghe vào nghe toàn thì tâm thu nhung không rung miêu.
E. Đặt ống nghe vào nghe rõ nhưng không rung miêu.
2. Lồng ngực bên trái nhô cao hom bên phải gợi ý đến:
A. Dày thất trái.
B. Dày thất phải,
c. Dày nhĩ trái.
D. Dày nhĩ phải.
E. Tràn dịch màng tim.

3. Đường kính diện đập mỏm tim > 3 cm:


A. Là bình thường ờ người gầy.
B. Gợi ý dãn thất trái,
c . Gợi ý dày thất trái.
D. Do tràn dịch màng tim.
E. Do trung thất xô lệch tim.

4. Sờ vùng trước tim có rung miêu:


A. Mất đi khi bệnh nhân đứng.
B. Có âm thổi cường độ > 3/6.
c. Chì có vói âm thổi tâm thu.
D. Luôn rõ hom trong kỳ hít vào.
E. Nghĩ đến một bệnh tim bẩm sinh.

5. Dấu Hardzer:
A. Biểu thị dày thành trước thất phải.
B. Biểu thị dày thành trước thất phải,
c. Do nhĩ trái lớn.
D. Ta đặt ngón tay cái vào mũi ức, lòng ngón tay hướng về cột sống, 4 ngón còn lại đặt
trên vùng mỏm tim.
E. Gặp trong tim to toàn bộ.
6. Xác định một tiếng thuộc thì tâm thu hay tâm trưomg dựa vào:
A. Không dựa vào bắt mạch cành vì nguy cơ gây ngất do tăng cảm xoang cảnh.
B. Không sờ mỏm tim vì bất tiện khi khám bệnh nhân nữ.
c. Không so cùng lúc với mạch quay vì cách sau tiếng tim 8 - 12% giây.
D. Không dựa vào bắt mạch cành vì thường khó phân biệt mạch đập của động hay tĩnh
mạch cảnh.
36
E. Không so cùng lúc vói mỏm tim vì thường khó xác định được m ỏm tim.
7. Nghiệm pháp Carvallo:
A. Ngồi cúi người ra tiước, thờ ra, nín thở làm cho âm thổi tâm trưcmg cùa hờ van động
mạch chủ lớn lên.
B. G iơ 2 chân lên 45 độ so với m ặt giường khiến lượng m áu về tim phải tăng nên tăng
cường độ các âm thoi của tim phải.
c. Nằm nghiêng trái: giúp nghe rõ hon tại m ỏm và ngoài m ỏm T l, rù tâm trương, âm thối
tâm thu của van 2 lá.
D. H ít vào làm tăng lượng m áu về tim phải kéo theo tăng cường độ các âm cùa tim phải.
E. T hở ra làm tăng lượng máu về tim phải kéo theo tăng cường độ các âm cùa tim phải.
8. Diện đập cùa m ỏm tim thấp xuống dưới và ra ngoài so với vị trí bình thường do:
A. D ãn thất trái.
B. Dãn thất phải,
c. Tim to toàn bộ.
D. D ày thất trái.
E. D ày thất phải.
9. Hướng lan thông thuòng của âm thổi tâm trương do hờ van động m ạch chủ:
A. Lên động mạch cảnh trái.
B. K hông lan.
c. Lan hình nan hoa.
D. Lan ra nách và sau lưng.
E. Phần thấp bờ trái xương ức và mỏm tim.
10. M óm tim đập không đều về cường độ và nhịp độ:
A. Là dấu hiệu cùa rung nhĩ.
B. Do tràn dịch màng tim.
c. Do tràn dịch m àng phoi.
D. Do suy tim nặng.
E, Do kill phế thũng.

Đ Á P ÁN
1E, 2B, 3B, 4B, 5A, 6C, 7D, 8A, 9E, 10A

37
TR IỆU CHỨNG C ơ NĂNG TIM M ẠCH
Võ M ỹ Phượng

MỤC TIÊU
1. Trình bày được bày tính chất quan trọng cằn khai thác và một số nguyên nhân thường gặp
cúa triệu chứng đau ngực.
2. Nêu được các điểm khác biệt giữa khó thở do suy tim trái và khó thớ do tắc nghẽn đường hô
hấp dưới.
3. Trình bày và phân tích sinh lý bệnh cùa tình trạng phù.
4. Nêu và phân tích các nguyên nhân gãy ra ngất.
5. Nêu và phân tích các nguyên nhân gãy ho ra máu.

Triệu chứng cơ năng là triệu chứng mà • Bóc tách động mạch chủ.
bệnh nhân nhận biết được và than phiền với • Thuyên tắc phổi.
bác sĩ. Triệu chứng thực thể là triệu chứng
• Hở van động mạch chủ.
do bác sĩ khám và phát hiện được. Một triệu
chứng có thể vừa là triệu chứng cơ năng vừa • Tăng áp động mạch phổi-nhồi máu phối.
là triệu chứng thực thể. Triệu chứng cơ năng • Bệnh cơ tim phì đại.
và triệu chứng thực thể là nền tàng cho chẩn
Phổi
đoán bệnh. Khai thác đầy đù các triệu chứng
• Tràn khí màng phối, viêm màng phối.
cơ năng mới có thể chẩn đoán đúng và chẩn
đoán đủ tình trạng bệnh cùa bệnh nhân. • Ung thư phổi.

Bệnh nhân bị bệnh tim mạch thường Dạ dày - ruột


than phiền về các triệu chứng sau: đau ngực, • Trào ngược dạ dày - thực quản, viêm
khó thở, phù, xanh tím, ho, ho ra máu, ngất, thực quán, co thắt thực quản, vỡ thực
đánh trống ngực, mệt. quản.
• Viêm loét dạ dày - tá tràng.
ĐAU NGỰC
• Viêm tụy cấp.
Đau ngực là một trong những thách thức
thường gặp nhất đối vói thầy thuốc. Cơ quan • Viêm túi mật.
bị tồn thương có thể nằm trong lồng ngực • Căng trướng dạ dày ruột.
hoặc trong 0 bụng. Bệnh có thể lành tính, có Thần kinh - cơ xưong khóp
thể gây tử vong. Do dó chúng ta cần chẩn
• Viêm.
đoán chính xác để có được xử trí đúng đắn
nhất. • Chấn thương.

Nguyên nhân khác


NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP • Tràn khí trung thất, viêm trung thất, u
Tim mạch trung thất.
• Bệnh lý động mạch vành. • Hội chứng tăng thông khí.

• Viêm màng ngoài tim. • Tình trạng lo lắng.

38
CÁC TÍN H C HẮT C Ằ N KHAI THÁC • Cơn đau xảy ra đột ngột, sau gắng sức,
• Vị Irí đau: sau xương ức, ngực trái, mỏm xúc động mạnh, hoặc gặp lạnh.
tim. • Đ a u fee o dài t ừ 2 0 g ĩầ y d e n 2 0 p h u t) Nếu
• Đau sâu hay đau nông. cơn đau ngăn hơn, thường ít nghĩ đến
• Hướng lan: vai, cổ, hàm, cánh tay, sau lung. cơn đau thắt ngực.
• K iểu đau: nhói như dao đâm , siết chặt, • Trong cơn đau bệnh nhân thấy mệt, khó thờ,
đè ép, như xé, ê ấm. vã mô hôi, có thể buồn nôn hay nôn ói.
• H ình thức khởi phát: cấp tính hay thoáng • Đau giảm nhanh khi bệnh nhân ngưng
qua, kéo dài. mọi hoạt động hoặc ngậm nitroglycerin
dưới lưỡi.
• Cường độ đau: nhiều hay ít.
Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn đột
• Thời gian kéo dài: vài phút, vài giờ,
ngột do huyết khối, bệnh nhân đau ngực, dữ
nhiều ngày.
dội hơn, khi đang nghi, có thể đang ngủ,
• Yếu tố khời phát: gắng sức, xúc dộng thường lan rộng hơn, đau kéo dài hơn 20
m ạnh, hít sâu, xoay trớ, ấn chẩn, đói no. phút và không giảm đau với nitroglycerin.
• Yếu tố giảm đau: ngưng mọi hoạt động, Tình trạng nhồi m áu cơ tim cấp (tốn thương
ngồi cúi người ra phía trước, dùng và hoại từ cơ tim do thiếu máu nuôi cấp
nitroglycerin, dùng thuốc băng dạ dày. tính) này làm bệnh nhân rất m ệt và khó thớ,
• Triệu chứng đi kèm: vã mồ hôi, mệt, khó có khi gây đột tử.
thớ, buồn nôn, nôn, sốt, ho, tê đầu chi. Neu ngưỡng daiL-iất 'th ụy dổi và không
• Tần suất xảy ra. liên quan gang sức, ta có thể nghĩ dến tình
trạng co thăt dộng m ạch vành.
ĐAU N G ự C ở CÁC BỆNH LÝ THƯ ỜNG Viêm màng ngoài tim cấp
GẶP
Đau do v jậ a m àng ngoài tjm là do viêm
B ệnh lý động m ạch vành lá thành mìtng phôi-lân cân, vì m àng ngoài
Thường ờ tuổi trung niên, trên bệnh nhân tim không nhạy với cảm giác đau. Vì vậy,
có yếu tố nguy cơ bệnh dộng mạch vành. viêm màng ngoài tim do nhiễm trùng
Điển hình nhất là cơn đau thắt ngực do thường ảnh hướng m àng phối nên gây đau,
màng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch vành: còn nhũng nguyên nhân khác gây viêm khu
trú như nhồi máu cơ tim, urê huyết c a o ... và
• Đau sau xương ức.
chèn ép tim thưởng không-ềau hoặc đạu ít.
• Lan lên hầu họng, cồ, hàm, vai, mặt
___ P au nhói sau xương ứe4foặckgỳng ngực J
trong cánh tay trái, bờ trụ cẳng tay trái,
' iráủtịứ õ dài vai giơ đền vài ngáy) Đau tăng
đến ngón 4 - 5 bàn tay trái, phàn ánh
k h ijjg ) khi hít sâu, khi xoay trờ vì làm lay
nguồn gốc từ sừng sau tủy sống của
dọng m àng phối. Đ au tăng khi nằm ngứa,
neuron cảm giác chi phối tim và những
giảm kill ngôi"cm~ngữời rã tĩữ ơ c ?)
vùng này. Đau có thể lan sang ngực phải
Lá thành m àng phối chịu sự chi phôi
hoặc xuống thượng vị nhưng ít khi lan
cám giác từ nhiều nguồn nên cảm giác đau
xuống quá rốn hoặc ra sau lưng.
J a iu lg n v a i, cồ, ra sau lung, xuống bung.^!ăe~
• Cảm giác như bị nghiền nát, siết chặt. 1 higt là lan~3ch cơTh!mg^)
39
Bệnh lý động mạch chủ máu cơ tim cấp. Thuyên tắc nhỏ gây nhồi máu
Lớp nội mạc động mạch bị rách hoặc khu trú, nên bệnh n h ánjlau kiểu m àng phổi..
động mạch nuôi bị vỡ trong lớp trung mạc UỊÔtbâi. Triệu chứng kèm theo là khó th ả —
làm máu tụ dần bên dưới lớp nội mạc, lan thở nhanh, tim nhanh, tut hiiyếi-áp-yà noấi
rộng trong thành động mạch chủ. Nguyên Tăng áp động mạch phổi
nhân là do tảng huyết áp, chấn thương hoặc
Đau phía trên xương ức, cảm giác bị đè
thoái hóa. Động mạch chủ có thể bị chấn
ép, tăng khi găng sức, do thiếu máu cơ tim
thương do tai nạn xe hoặc do các thú thuật
thất phải hoặc dãn động mạch phối. Bệnh
trong lòng động mạch. Sự thoái hóa thành
nhân còn bị khó thở và phù, tĩnh mạch cố nổi.
phần đàn hồi hoặc thành phần cơ của lóp
trung mô gặp trong bệnh lý mô liên kết di Bệnh lý phổi, m àng phổi (xem thêm bài
truyền như hội chứng Marfan và hội chứng Triệu Chứng Cơ Năng Hô Hấp)
Ehlers-Danlos. Tràn khí màng phổi
Có đến 50% trường họp bóc tách động Trên bệnh nhân có sẵn bệnh phổi hoặc
mạch chủ ờ nữ trước 40 tuổi là xảy ra trong không, đột ngột bị đau ngực kiều màng phổi
thaikỳ', . một bên và khó thở, kéo dài vài giờ. Nghe
^ B ệ n h nhân ẩot ngột bi đau nhm M au như; âm phế bào giảm bên bị tràn khí.
■ié/nhanh chóng tăng dữ dội và kéo dáfsd¿i_
Viêm phổi hoặc viêm màng phổi
-irí đau tùỵjhu.ộ,c vàọnơi bóc tách và mức độ
lan rộng. Nếu bóc tách bắt đầu ờ động mạch Bệnh phoi lầm tổn thương và viêm màng
chủ lên và lan đến động mạch chùi xuống thí phối gây đau kiểu màng phối, nhói như dao
đau ở trước ngực jan dấn sauim igpátflgjjén đâm, tăng lên khi hít vào và khi ho, ở một
bên, thường khu trú. Bệnh nhân thướng khó
_bà~vfÚ7-
thở, ho, sốt, nghe phối có ran và có tiếng cọ.
Việc bóc tách có thể làm cản trở dòng
máu vào các nhánh của động mạch chủ gây u trung thất, tí phổi
m ất mạch chi, gây tai biến mạch m áu nẫo. Gây đau nội tạng sâu sau xương ức kèm với
Bóc tách có thể lan đến gốc động mạch chù, triệu chứng chèn ép các cấu trúc xung quanh.
ảnh hưởng động mạch vành và bộ m áy van
Bệnh lý thực quẳn (xem thêm bài Triệu
động mạch chủ, gây nhồi máu cơ tim cấp và
Chứng Cơ Năng Tiêu Hóa)
hờ van động mạch chủ cấp. M áu tụ có thể
vỡ vào khoang màng tim gây chèn ép tim cấp. Acid trào ngược từ dạ dày làm viêm
thực quân, co that thực quán, gây đau nóng
Bệnh lý khác có thề gây đau ngực là
bỏng sâu sau xương irc và thượng vị. Đau
phình động mạch chù. Phình động mạch chủ
tăng khi dùng rượu, aspirin, khi cúi người
ngực chèn ép các cấu trúc lân cận làm đau
xuống và thường vào sáng sớm, dạ dày
ngực sâu và ê ẩm.
trống thức ăn. Đau giảm nhờ thuốc băng dạ
Thuyên tắc phổi dày và các thuốc khác làm giảm acid.
Thuyên tắc phổi làm căng dãn động Co thắt thực quản có thể xảy ra dù
m ạch phổi hoặc gây nhồi m áu phần phoi sát không có trào ngược acid, gây đau xoan vặn,
với m àng phổi nên gây đau. Thuyên tắc diện giảm đau khi ngậm nitroglycerin, nên càng
rộng có thể gây đau sau xương ức như nhồi khó phân biệt với cơn đau thắt ngực.

40
Đau ngực có Ihê gặp trong hội chúng trước tim. Bệnh nhân còn cảm thấy m ệt (ít
M allory - W eiss, do rách phần thấp thực liên quan vói gang sức), hồi hộp, khó thớ,
quán sau ói nhiều. thờ nhanh, thở dài, chóng mặt, tê dầu chi.
Bệnh lý điiòng tiêu hóa bên dirúi CO’hoành
KHÓ THỎ
(xem thêm bài Triệu Chứng C ơ Năng Tiêu Hóa)
Khó thỏ' là cám giác khó khăn, bị trớ
Gây dau ngực và đau bụng, không liên
ngại trong khi hít thờ. T àt cả các rối loạn ờ
quan với gang sức.
các cơ quan, bộ phận có liên quan đến động
Loét dạ dày tá tràng tác thờ và cảm nhận vê hô hấp đều có thể
Cám giác đau nóng bòng, kéo dài, ớ gây ra khó thớ. Vì vậy đây là triệu chứng
thượng vị và sau xưong ức. C ó liên quan bửa của bệnh lý tim, phối, thành ngực, cơ hô
ãn. Giảm nhớ thuốc băng dạ dày và thức ăn. hấp, tâm thần kinh.
Viêm tụy cấp NGU YÊN NHÂ N TH Ư Ờ N G GẶP
Có thê dau giống nhồi máu cơ tim câp • Suy tim trái, hẹp van hai lá.
nhưng chú yếu là ở thượng vị. Điểm khác
• Thuyên tắc phối.
biệt là lan ra sau lưng, giảm khi cúi người ra
trước, và ói nhiều. • T ắc nghẽn đường hô hấp trên và dưới.
• Tràn khí m àng phối, tràn dịch rnàng
Cùng trướng dụ dày ruột
phổi, tràn khí trung thất.
Đau thượng vị hoặc đau ngực, thưòng
• Liệt cơ hô hấp.
lan ra sau lưng.
• Gù, vẹo cột sống.
Viêm túi một • Khó thở chức năng.
Đau ê ẩm ó' tnột phần lư trên bên phái,
thượng vị và sau xưong ức, xảy ra sau ăn 1 giò. CÁC TÍN H C HẮT CÂN KHAI THÁC
t)au thành ngục • Khởi phát dột ngột hay từ từ.
• Đau nông tăng khi ấn vào, khi ho, khi hít • Xáy ra khi gắng sức hay khi nghỉ.
sâu, khi cử dộng, kéo dài nhiều giờ. • Khó thờ khi hít vào hay khi thớ ra.
• Hội chứng Tietze: sưng, nóng, đó, đau ó' • Ảnh hướng cùa tư thế, tình trạng nhiễm
khớp ức sườn. trùng và yếu tố môi trường.
• Herpes Zoster: viêm thần kinh liên sườn • Các triệu chúng đi kèm: ho khan, ho có
gâv tâng cảm và dau theo khoanh da, lan đàm , ho ra máu, ngất, đánh trống ngực,
theo rề thần kinh. Xuất hiện bóng nước xanh tím ...
tại chỗ viêm. • Bệnh nhân đáp ứng vói thuốc nào: thuốc
tìau ngục chức năng (không có tổn dãn m ạch, thuốc dãn phế quản, ôxy...
thương thực thê)
CÁC BỆN H LÝ TH Ư Ờ N G GẬP
Thường gặp ớ bệnh nhân nữ dưới 40
tuồi, có tỉnh trạng lo lắng căng thăng. Cảm S uy tim trá i, hẹp v an h ai lá
giác ê ấm vùng m ỏm tim kéo dài hàng giờ, Gây ứ huyết ờ tĩnh mạch phoi, mao
có lúc nhói lên 1-2 giây. C ó thể ấn đau vùng mạch phổi làm tăng áp lực thủy tĩnh, thoát

41
dịch vào m ô kẽ gây phù m ô kẽ phổi đưa đến và co thắt phế quản. B ệnh nhân thờ khò khè,
cản trờ sự (rao đổi khí tại m àng phế nang - nghe được ran ngáy, ran rít khắp hai phế
m ao m ạch, làm giảm khả năng đàn hồi cùa trường. Cũng khó thờ đột ngột về đêm
phổi và kích thích các thụ thể trong m ô kẽ nhưng bệnh nhân hen phế quản thì ho rất
cạnh mao m ạch. Tăng áp lực tĩnh m ạch phổi nhiều đàm và vẫn còn khó thở khi ngồi, chỉ
kéo dài làm thành mạch m áu dày lên và xơ giảm khó thở khi khạc được hết đàm hoặc
hóa. Dịch m ô kẽ chèn ép m ạch m áu và dùng thuốc dãn phế quản.
đường thở. Suy tim tiến triển làm tăng áp Khi suy tim nặng thêm , bệnh nhân sẽ bị
lực tĩnh m ạch hệ thống gây tràn dịch m àng khó thở mỗi khi nằm, nên bệnh nhân phải
phổi. Tất cà sự thay đổi này làm phổi rất ngủ với gối kê cao hoặc phải ngủ ngồi. Tư
khó co dãn và bệnh nhân phải gắng sức mới thế ngồi giúp hạ thấp được cơ hoành và hạn
thờ được. Sự kích hoạt các thụ thể trong chế lượng m áu tĩnh mạch chù dưới về tim
phổi làm bệnh nhân thở nhanh nông khiến phải. Triệu chứng này gợi là khó thờ tư thế.
cơ hô hấp càng m au mệt hơn nữa. Khi sự ứ huyết phổi gia tăng đột ngột, sẽ
Biểu hiện s ớ rn n h ất cùa suy lim jrá i là gây nên tình trạng phù phổi cấp. Khi đó áp
khó thồ" khi găng sức. Bệnh càng nặng thì lực m ao mạch phổi tăng quá cao nên dịch
khả năng gắng sức càng giảm dần. Cuối tràn vào trong phế nang. Bệnh nhân khó thớ
cùng thì bệnh nhân vẫn thấy khó thở cà khi dữ dội, phải ngồi bật dậy, hoặc đứng lên,
nằm nghỉ. Khó thở có thể đột ngột dữ dội hoàng hốt, vật vã, vã m ồ hôi, xanh tím, da
hơn khi có các biến chứng như nhiễm trùng lạnh ầm ướt, thờ rất nhanh 30-40 lần/phút,
hô hấp nặng, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim cấp. co kéo các cơ hô hấp phụ, ho khò khè, miệng
về đêm , khi bệnh nhân nằm ngù, máu từ trào đàm bọt hồng. Ran ẩm đầy hai phối.
tĩnh mạch chù dưới về tim phải nhiều làm
Thuyên tắc phổi
tăng phù mô kẽ phổi. Chức năng thất trái
K hó thờ đột ngột khi nghỉ kèm đánh
giảm do giảm sự kích hoạt giao cảm về đêm.
trống ngực, có thể tụt huyết ấp, vã m ồ hôi,
Trung khu hô hấp bị ức chế khi ngủ gây
ngất, xanh tím. Bệnh nhân bị đau ngực kiểu
giảm thông khí làm giảm P a 0 2, nhất là khi
m àng phổi, có thể ho ra máu. Bệnh cảnh lâm
bệnh nhân bị phù m ô kẽ phổi và phổi giảm
sàng có huyết khối tĩnh mạch hoặc có rối
khả năng đàn hồi. Thường sau khi ngủ được
loạn đông máu.
1-2 tiếng, bệnh nhân cảm thấy khó thờ đột
ngột, phải ngồi dậy, m ờ cửa sổ để lấy không Bệnh lý đvòng hô hấp (xem thêm triệu
khí, vã m ồ hôi, thớ khò khè và rất lo lắng. chứng hô hấp)
Sau đó, bệnh nhân ho khan hoặc ho có đàm
Tắc nghẽn đường hô hấp trên
trắng trong. Nghe phổi ta thấy ran ngáy, ran
lít, có thể ran ẩm. Cơn khó thở giảm sau vài C ó thể cấp tính như dị vật đường thờ,
phút hoặc kéo dài 1-2 giờ, đáp ứng tốt với phù thanh môn hoặc mạn tính như u, bướu,
thuốc lợi tiểu và nitrate. Đ ó là cơn khó thờ xơ hóa.
kịch phát về đêm. Tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Bệnh nhân có thể bị com hen tim , được • Hen phế quàn: có tiền sừ hen từ nhó,
giài thích như cơn khó thờ kịch phát về đêm , tiền sử dị ứng. C ơn xảy ra dột ngột về
nhưng có thêm phù nề niêm m ạc phế quản đêm . Bệnh nhân ho khò khè nhiều đàm

42
trắng loãng, sau đó mới khó thờ. Khó thớ • Khu trú ở một chi hay m ột vùng trên cơ
chí giảm sau khi khạc dược nhiều đàm. thể.
Nghe ran rít và ran ngáy khắp hai phổi. • Phù m ềm hay phù cứng.
Bệnh đáp úng tốt với thuốc dãn phế quản.
• D a chỗ phù đau, đỏ da.
• Viêm phế quàn mạn, dãn phế quàn: bệnh
• Phù thay đổi theo tư thế, thay đối trong
nhân ho khò khè có đàm m ù kéo dài.
ngày.
• K hí phế thũng: tiến triển từ từ, lúc đầu
• Khởi phát đột ngột hay từ từ.
bệnh nhân khó thớ khi gắng sức sau đó
sẽ khó thờ khi nghi và sau cùng là khó • M ức độ nhiều hay ít.
thớ phải ngồi. t Tiến triển.

Tràn khí màng phối, tràn dịch màng phối • Các triệu chứng kèm theo.

Bệnh nhu mô phổi lan tỏa CÁC NGU Y ÊN NHÂ N TH Ư Ờ N G GẶP


Gù vẹo cột sống
Phù toàn thân (phù mềm đổi xúng)
Yếu liệt CO' hô hấp do virus bại liệt, bệnh
Tăng áp lực thúy tĩnh
lý thần kinh CO'
• Suy tim phải gây ứ huyết tĩnh m ạch chù
Thiếu máu nặng dưới dẫn đến phù mềm hai chân, giảm
Thai kỳ lúc sáng sớm, tăng về chiều. Neu bệnh
Làm tăng thông khí, để tăng phân suất nhân nầm nhiều giờ tại giường, bệnh
ôxy dộng mạch giúp bão hòa ôxy tối đa cho nhân sẽ phù phần xương cùng.
thai; làm giảm dạm huyết, ứ nước, gây phù; • Suy tĩnh m ạch sâu hai chân, van tĩnh
cùng với sự nặng nề cùa tứ cung, gây cám mạch đóng không kín: phù hai chân xuất
giác khó thớ. hiện sau khi ngồi hoặc đứng lâu, thường
có kèm loét và rối loạn sắc lo da ờ chân.
Khó thỏ' chức năng (không cố tổn thu'0 'ng
thực thể) • Suy thận mạn.
Thường xảy 1'a khi nghỉ, giảm khi gang • Thuốc giữ muối - nước (estrogen,
sức hay khi hít sâu vài hoi, hay kèm cảm corticosteroids).
giác lo lang, đau nhói ngực, giám nhờ thuốc Giám áp lục keo
an thẩn. • Suy dinh dưỡng gây phù mu bàn tay, mu
bàn chân.
P H Ù (xem thêm bài Chẩn Đoán Phù)
• Suy tế bào gan làm giảm tồng hợp
Phù là tình trạng ứ dọng dịch trong album in, thường có kèm tình trạng vàng
khoáng gian bào. Phù có thể toàn thân hoặc
da, báng bụng, tăng áp lực tĩnh mạch cứa.
khu trú.
• Hội chứng thận hư gây tiểu nhiều đạm, lúc
CÁC TÍN H C H Á T CẦN KHAI THÁ C dầu phù ờ mặt, sau dó phù toàn thân quan
trọng.
• VỊ trí phù và vị trí phù xuất hiện dầu
tiên. • Bệnh lý m ột kéo dài gây mat protein qua
đường tiêu hóa.
• Đối xứng hai bên.

43
Rối loạn tính thẩm thành mạch • Ánh sáng m ặt trời là nguồn sáng tốt nhất
Bệnh lý tự miễn. để phát hiện. M àu hơi xanh cùa bóng
đèn ống huỳnh quang sẽ gây bất lợi.
Phù khu trứ
• Đối với những phân từ H b bất thường,
• Tĩnh m ạch, bạch m ạch: viêm tắc hoặc bị
chi 1,5 g/dL methemoglobin hoặc 0,5 g/dL
u chèn ép.
sulfhemoglobin cũng gây xanh n'm rõ.
• T ắc nghẽn tĩnh m ạch chù trên do ung
thư phổi, ung thu hạch, phình động CÁ C TÍN H C H Ấ T C Ả N KHA I TH Á C
mạch chủ gây phù giới hạn ờ mặt, cồ,
• Vị trí xanh tím: toàn thân hay khu trú.
hai tay.
• Tuổi xuất hiện: sơ sinh, thiếu n iên ...
• N hiễm trùng, hóa chất, nhiệt, chấn
• Yếu tố thúc đẩy: khóc, bú, khó thờ, gắng
thưomg gây rối loạn tính tham thành
sứ c...
m ạch, dẫn đến phù khu trú nơi bị tổn
thương trực tiếp. • M ức độ nặng.
• Suy giáp làm tích tụ acid hyaluronic • Triệu chứng đi kèm của bệnh lý tim,
trong da, gây phù niêm trước xương phổi, n ão...
chày.
CÁ C NGU Y ÊN N H Â N TH Ư Ờ N G GẶP
X A N H T ÍM G ÂY XAN H TÍM DO HEM OGLOBIN
KHỬ
Xanh tím ờ da, niêm m ạc, m óng do
lượng hem oglobin khử cao, do sự hiện diện Xanh tím trung ương: xanh tím ở da, niêm
của m ethem oglobin hoặc sulfhem oglobin. m ạc, đầu chi.
• Phân suất ộxy thấp trong không khí ờ
N H Ậ N B IẾT M À U X A N H TÍM vùng núi cao.
Phụ thuộc vào m ức độ nhạy cảm của • G iảm thông khí phế nang trong bệnh lý
người nhìn, nồng độ hem oglobin khử, độ hô hấp, bệnh lý não.
dày và sắc tố cùa lớp thượng bì, m àu sắc
• M ất cân dối thông khí/tưới m áu trong
huyết tương, nguồn sáng.
bệnh lý hô hấp, bệnh lý mạch m áu phổi.
• Khi nồng độ H b khừ > 5 g/dL thì da, • B ệnh tim bẩm sinh gây tím: Thông liên
niêm mạc có màu xanh tím. nhĩ, thông liên thất, còn ống động m ạch,
• M ột số người có thể nhìn thấy m àu xanh tứ chứng Fallot. Xanh tím xuất hiện ở
tím khi Hb khử chưa đến 5 g/dL, nhung những lứa tuổi khác nhau tùy theo loại
25% số người khám có thể bỏ sót ngay bệnh tim bẩm sinh. Xanh tím do bệnh
cà khi Hb khử > 5 g/dL. tim bẩm sinh và bệnh phổi càng tăng khi
• Sắc tố da có thể làm ảnh hường việc gắng sức.
phát hiện m àu xanh tím do đó cần nhìn Xanh tím ngoại biên: xanh tím ờ đầu chi.
niêm mạc và móng.
• C ung lượng tim thấp, tình trạng sốc.
• Bilirubin tăng trong huyết tương sẽ làm
• Các rối loạn co m ạch: Bệnh Raynaud.
thay đổi màu xanh tím.

44
HO tĩnh này tăng quá cao, dịch mô kẽ tràn
Ho là m ột động tác nhàm đẩy mạnh khí, vào phế nang gây phù phổi cấp, có dịch
dị vật, chất tiết ra khỏi đường hô hấp. Đây là hồng trong lòng phế nang, lúc đó bệnh
một phản xạ, có dược do các thụ thể bị kích nhân sẽ ho khạc ra đàm bọt hồng.
thích, Các thụ thể này ở mũi, xoang cạnh
mũi, ống tai, màng nhĩ, hầu họng, cây khí H O RA M Á U
phế quản, m àng phổi, m àng ngoài tim, cơ Khi bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu
hoành, dạ dày. cần phải phân biệt xem có thực SỊI là bệnh
nhân ho ra m áu hay là khạc ra máu hay là ói
CÁC TÍNH CHẮT CÂN KHAI THÁC (xem ra máu.
thêm bài Triệu Chứng Cơ Năng Hô Hấp) • H o ra máu: máu từ đường hô hấp dưới.
• Khới phát đột ngột hay thoáng qua hay • Khạc ra máu: máu từ đường hô hấp trên.
kéo dài.
• Ói ra máu: máu từ đường tiêu hóa, có
• M ức dộ nhiều hay ít. lẫn thức ăn.
• Khan hay có dàm, màu sắc đàm.
• yếu tố thúc đẩy: hít khói, phấn hoa, ngửi CÁC TÍNH CHẤT CẰN KHAI THÁC (xem
mùi lạ, gắng sứ c... thêm bài Triệu Chứng Cơ Năng Hô Hấp)
• Có ho khi nằm. • Khởi phát đột ngột hay từ từ.
• Triệu chứng kèm theo: sặc, khó thở, đau • Số lượng.
ngực, sốt... • M àu đỏ tươi hay đỏ dậm.
• M áu toàn bãi hay tùng chút hay dây máu
CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP (xem trong đàm.
thêm bài Triệu Chứng C ơ N ăng H ô Hấp)
• Tiến triển: vài ngày, nhiều tháng.
• Viêm nhiễm đường hô hấp.
• Dịch tiết kèm theo: không đàm , đàm
• Hen phế quản, dãn phế quản. trăng...
• Hút thuốc lá, hít hóa chất, hít dịch dạ • Triệu chím g kèm theo: khó thờ, đau
dày. ngực, Sốt, suy k iệt...
• Ung thư phế q u ả n -p h ố i.
• Tăng áp động mạch phổi, thuyên tắc phối. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯ ỜNG GẶP
(xem thêm bài Triệu Chứng C ơ Năng H ô Hấp)
• Trào ngược dạ dày - thực quản.
• Viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phồi:
• Suy tim trái, hẹp van hai lá gây ứ huyết
mọi tổn thương ở niêm m ạc phế quản
ờ nhĩ trái lan đến tĩnh mạch phối và mao
đểu có thể gây ho ra máu.
mạch phổi, gây tăng áp lực thủy tĩnh
trong lòng m ao m ạch phổi. D o đó, dịch • Lao phổi: loét niêm m ạc phế quản, tróc
thoát ra khói lòng m ạch làm phù m ô kẽ các sang thương bã đậu. H ọ ra đàm có
phối, gây kích thích các thụ thể đưa đến dây máu.
ho khan, kiểu bị kích thích, co thắt, • D ị vật đường thở.
thường về đêm , với đặc điểm tăng khi • Dãn phế quản: hoại tử niêm m ạc, gây võ
nam và giảm khi ngồi. Khi áp lực thủy tĩnh m ạch thông nối tĩnh m ạch phoi và
45
tĩnh m ạch phế quản. H o ra m áu lượng ít, CÁ C N G U Y ÊN N H Â N TH Ư Ờ N G GẬ P
tái diễn nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp
• U ng thư phế quản - phổi: gây xói m òn và làm giảm tưới m áu não làm bệnh nhân
m ạch m áu, có thể ho ra m áu lượng lớn. ngất. Nguyên nhân chủ yếu nhất là bệnh lý
• Nhồi m áu phồi: hoại tử và xuất huyết tim m ạch, tăng dằn theo tuổi và không bao
vào trong phế nang. giờ là lành tính cả.
• V ỡ dò động tĩnh m ạch phổi, vỡ phình • Các bệnh lý thực thể tại tim làm giảm
động m ạch chủ vào khí phế quản gây ho cung lượng tim đưa đến hạ huyết áp, như:
ra m áu lượng lớn. ■ Hẹp van động mạch chú: ngất khi
• Phù phổi cấp: hồng cầu ri từ m ạch máu gắng sức.
ứ huyết vào phế nang. Hẹp van hai lá. * H ẹp van động m ạch phổi.
Trong bệnh hẹp lỗ van hai lá, có hiện * Bệnh cơ tim phì đại tấc nghẽn: có tiền
tượng ứ huyết ờ n h ĩ trái, sau đó đến tĩnh sử gia đình, thường ngất khi đứng lên
m ạch phổi và m ao m ạch phối. Lô van đột ngột, khi đứng thẳng m ột lúc lâu
càng hẹp khít cộng với tình trạng tăng hoặc khi gắng sức đột ngột.
đột ngột áp lực nhĩ trái khi gắng sức hay
trong thai kỳ khiến tình trạng ứ huyết
■ u nhẩy nhĩ.
■ Tăng áp động m ạch phổi n ặn g ...
càng dữ dội, khiến căng dãn nhiều mạch
m áu dưới niêm mạc phế quản (đóng vai • Rối loạn nhịp tim
trò tuần hoàn bàng hệ giữa hệ thống tĩnh Các trường hợp ngất do tim thường khởi
mạch phế quàn và hệ thống tĩnh mạch phát đột ngột, không tiền triệu, không có
phổi) gây vỡ. Bệnh nhân ho ra m áu tươi co giật, kéo dài vài mây, tỉnh lại nhanh
toàn bãi, mỗi lần m ột lượng ít, vài ml, chóng.
xuất hiện cùng với triệu chứng khó thờ. ■ Tim đập rất nhanh: cơn nhịp nhanh
trên thất, nhịp nhanh thất...
NGẤT
* Tim đập rất chậm: bloc nhĩ - thất
Là tình trạng đột ngột m ất tri giác hoàn toàn...
thoáng qua do kém tưới máu não và có hồi
• Thuốc dãn mạch (alpha m ethyldopa,
phục. Bệnh nhân ngã ra, bất tỉnh, có thể
prazosin, hydralazine), thuốc lợi tiếu
gồng người, trong vài phút.
q uai....
CÁC TÍN H C H Ấ T CẦN K H A I THÁ C • Tình trạng m ất nước, mất m áu cấp.
• Khởi phát đột ngột hay từ từ. • Ngất do phản xạ phó giao cảm
(vasovagal syncope): phản xạ làm dãn
• Có tiền triệu hay không.
động mạch ngoại biên gây tụt huyết áp.
• Yếu tố thúc đẩy: gắng sức, sợ hãi, h o .... Các hoàn cảnh như phòng rất nóng, đau
• Có co giật hay không. dữ dội, hoảng sợ có thể gây ra phản xạ
• K éo dài bao lâu. này.
• Triệu chứng kèm theo: tái xanh, vã mồ • Ngất trong khi hoặc sau khi đi tiểu:
hôi, rối loạn nhịp tim. thường về đêm , ờ thanh niên khỏe mạnh.

46
được giải thích là do phản xạ gây ánh • Cường giáp: do tăng lượng hormon
hưởng đến lượng máu tĩnh mạch về tim. tuyến giáp T3, T4 kích thích tim co bóp
• Ngât sau cơn ho: trên người có bệnh mạnh.
phối mạn tính, do tăng áp lực nội sọ. • Thuốc: thuốc lá, cà phê, trà, rượu,
• Khi xoang cảnh bị đè ép hoặc khi xoang epinephrine, am inophyline, atropine,
cảnh quá nhạy cảm , trương lực dây X chiết xuất tuyến giáp, IM AO.
tăng làm tim chậm, gây hạ huyết áp. • Rối loạn nhịp tim:
• Suy vận mạch: khởi phát từ từ, thường ■ Nhịp tim chậm: do bloc nhĩ thất,
khi tinh lại thì bệnh nhân tái xanh, vã mồ bệnh lý nút xoang.
hôi, tim chậm. ■ Rối loạn nhịp kịch phát: nhanh nhĩ,
nhanh bộ nối, cuồng nhĩ, rung nhĩ.
LƯU Ý Đánh trống ngực khởi phát và kết
• Hòi bệnh sử cẩn thận và khám bệnh thúc đột ngột. Đánh trống ngực có
nhân thật kỹ, chúng ta sẽ có chẩn đoán thề giảm ngay khi cúi người xuống,
xác định. nín thở lại, khi ói gặp trong nhịp
• Cần phân biệt cơn ngất do rối loạn huyết nhanh kịch phát trên thất.
động với cơn động kinh, tình trạng xỉu ■ Nhanh thất: đánh trống ngực kèm
hay hôn mê. chóng mặt, ngất
• Cơn động kinh: thường có tổn thương e H ờ van động mạch chù. M ột lượng máu
não do viêm, u, chấn thương hay tai biến trong lòng động mạch chù trào ngược về
mạch máu. Thường có tiền triệu, tiểu thất trái trong thời kỳ tâm trương khiến
không tự chù, co giật kéo dài hơn và tinh cho thể tích tâm trương cùa thất trái gia
lại từ từ. tăng. Do đó, đến thời kỳ tâm thu, thất
trái bóp ra một lượng m áu rat nhiều làm
Đ Á N H T R Ố N G NGỤ C tăng động vùng trước tim, gốc động
Đánh trống ngực là cám giác thấy tìm mạch chủ gây cảm giác đánh trống ngực.
đập m ạnh, đập nhanh.
MỆT
CÁC TÍN H C H Ấ T CẰN K H A I THÁC • Là triệu chứng trung thành của tình trạng
• Khởi phát đột ngột. suy tim nhưng cũng là triệu chứng ít đặc
hiệu nhất. C ung lượng tim giảm gây mệt
• Kéo dài hay thoáng qua.
và yếu cơ.
• M ức độ nhiều hay ít.
• Dùng thuốc điều trị hạ áp quá mạnh,
• Yeu tố thúc đầy: gắng sức, xúc động, tư
dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều.
thế...
• M ệt đột ngột dữ dội, có thể là triệu
• Triệu chứng kèm theo: chóng mặt, ngất,
chửng đi kèm với nhồi m áu cơ tim cấp.
đau ngực, m ệt...
TRIỆU CHỦNG KHÁC
CÁC NGU Y ÊN N H Â N TH Ư Ờ N G GẶP
• Tiểu đêm : là triệu chứng sớm nhất trong
• Gắng sức, xúc động m ạnh, sốt cao.
suy tim ứ huyết.
47
• B iế n g ăn, đ ầy bụ n g , n ặn g tứ c h ạ sư ờn T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
p h ải, giảm cân , su y kiệt: gặp tro n g suy 1. Richard F. LeBlond, Donald D. Brown,
tim tiến triển. Richard L. DeGowin. The chest: chest wail,
Pulm onary, and Cardiovascular Systems;
• B uồn nôn, n ô n , rối loạn nhìn m àu: gặp
The Breasts. DeGowin’s Diagnositic
tro n g ng ộ đ ộ c digoxin.
Examination. 9th Edition. Richrd F.
• K h à n tiến g , có fth ể do ch èn ép thần kinh LeBlond, Donald D. Brown, Richard L.
q u ặt ngư ợ c th an h quản: gặp tro n g phình DeGowin. Me Graw Hill. 2009: 399-403.
đ ộ n g m ạch chủ, đ ộ n g m ạch phoi và n h ĩ 2. Eugene Braunwald. The History.
trái dãn lớn. Braunw ald’s Heart Disease - A textbook of
Cardiovascular M edicine. 7,h Edition. Zipes,
• S ố t kéo dài g ặp tro n g viêm nội tâm m ạc
Libby, Bonow, Braunwaid. Elservier
n h iễm trùng.
Saunders. 2005:67-76.
3. Henry ). L. M aưiott. Taking the History.
K É T LUẬN Bedside Cardiac Diagnosis. Henry J. L.
K hai thác các triệu ch ứ n g c ơ n ăn g tim Marriott. J.B Lippincott Company. 1993:1-8.
m ạch là m ộ t việc làm rấ t q u an trọ n g trong 4. Linda A. Pape. Chest Pain. Clinical
ch ẩn đ o án bệnh. Đ e c ó th ể th ự c hiện kỹ M edicine. Second Edition. Harry L. Greene.
n ãn g này tốt thì sinh v iên cần phải có kiến M osby. 1996: 135-138.
5. Harry L. Greene. Edema. Clinical M edicine.
th ứ c về sinh lý, sin h lý bệnh và bệnh học.
Second Edition. Harry L. Greene. Mosby.
N hận thứ c, tín h tìn h , trìn h đ ộ bệnh nhân ảnh
1996:138-142.
h ư ở n g rấ t nh iều đến việc khai th ác triệu
6. Robert A. O ’Rourke. The History, Phisical
ch ứ n g c ơ n ă n g tim m ạch. T h ự c tập lâm Exam ination, and Cardiac Auscultation.
sàng, hỏi bệnh th ư ờ n g xuyên th eo đúng H urst’s The Heart. l l lh Edition. Valentin
trình tự , chi tiết hó a các tính c h ấ t c ủ a từ ng Fuster. M cGraw-Hill. 2004: 217-294,
triệu ch ứ n g c ơ n ăn g tim m ạch và khả năng 7. Joseph Loscalzo. H aưison’s Cardiovascular
g iao tiếp tốt sẽ g iúp sinh viên thu thập được M edicine. 17th Edition. Haroison’s Principles
các triệu ch ứ n g cơ n ăn g trên m ộ t cách đầy o f Internal M edicine. M cGraw-Hill 2010.
đủ và chính xác.

48
CẮU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Đau thắt ngực on định, mạn tính điển hình của bệnh động mạch vành có những tính chất
sau, ngoại trừ:
A. Vị trí sau xưong ức.
B. Nghiền nát, siết chặt, bỏng rát.
c. Lan lên hầu họng, cổ, hàm trên, đến vùng thái dương bên trái.
D. Khới phát trong lúc gẳng sức.
E. Hết khi nghi tĩnh hoặc ngậm nitroglycerin dưới lưỡi.
2. Bệnh nhân cảm thay nóng bóng sau xương ức và thượng vị, có vị chua ờ hầu họng miệng,
cảm thấy khó tiêu. Đ áp ứng tốt với nitroglycerin và thuốc băng dạ dày. Đ ây là triệu chứng
cùa:
A. Nhồi m áu cơ tim cấp.
B. Viêm tụy cấp.
c. B óc tách động mạch chù.
D. Trào ngược dạ dày - thực quản.
E. Hội chứng M allory - W eiss.
3. Biểu hiện sớm nhất cúa suy tim trái là:
A. Khó thớ khi gắng sức.
B. Khó thở theo lư thế.
c. K hó thờ kịch phát về đêm.
D. Khó thở kiểu Kussm aul.
E. Cơn hen tim.
4. Phù là tình trạng:
A. ứ dọng dịch ờ bên trong tế bào.
B. ứ đọng dịch ở trong khoảng gian bào.
c. ứ dọng dịch ở bên trong lòng mao mạch.
D. Thâm nhiễm tế bào viêm ờ trong khoảng gian bào.
E. Câu B và c đúng.
5. Áp lục thủy tĩnh của khoáng gian bào sẽ:
A. Hút dịch từ lòng mạch vào khoảng gian bào.
B. Hút dịch từ khoảng gian bào vào trong lòng mạch. *
c. Đấy dịch từ gian bào vào trong lòng mạch.
D. Đấy dịch từ trong lòng mạch vào khoảng gian bào.
E. Không câu nào nêu trên là đúng.
ố. Giảm áp lực keo là cơ chế gây phù trong các bệnh sau, ngoại trừ:
A. X ơ gan.
B. Hội chứng thận hư.
c. Suy dinh dưỡng.
49
D. Bệnh lý ruột kéo dài gây m ất protein qua đường tiêu hóa.
E. Suy van tĩnh m ạch.
7. Nguyên nhân thường gặp gây xanh tím do Hb khừ là, ngoại trừ:
A. Giảm thông khí phế nang trong bệnh lý hô hấp, bệnh lý não.
B. M ất cân đối thông khí/tưới m áu trong bệnh lý hô hấp, bệnh lý mạch máu phổi,
c. Bệnh tim bẩm sinh gây tím.
D. Cung lượng tim thấp, tình trạng sốc.
E. Suy tim cung lượng cao.
8. Các nguyên nhân thường gặp cùa ho ra máu là, ngoại trừ:
A. Hẹp van hai lá.
B, Ung thư phế quản,
c.
Nhồi máu phổi.
D. Dãn phế quản.
E. Hen phế quàn.
9. Các tình trạng sau đây có thể khiến bệnh nhân ngất, ngoại trừ:
A. Nhịp tim quá nhanh.
B. Nhịp tim quá chậm.
c.
Đè ép vào xoang cảnh nhạy cảm.
D. Tình trạng m ất nước, m ất máu cấp.
E. H ờ van động m ạch chủ.
10. Các nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng đánh trống ngực, ngoại trừ:
A. Nhịp tim quá nhanh.
B. Nhịp tim quá chậm.
C. Nhịp tim không đều.
D. H ẹp van động m ạch chủ.
E. H ờ van động m ạch chủ.

Đ Á P ÁN
1C, 2E1,3A, 4B, 5C, 6E, 7E, 8E, 9E, 10D

50
KHÁM PHỔI
Lê Thượng Vũ, Trần Văn Ngọc

MỤC TIÊU
L Mô tà đuợc quy trình thăm khám, các móc giài phẫu, các triệu chứng thực thế bình thường và
bệnh /lí.
2. Phân biệt được các biêu hiện bình thường và bệnh lý khi khám phoi.

GIỚI THIỆU KHÁM TỒNG QUẮT


Cấc bước khám phổi cơ bán trên người
bình thường đã dược trình bày trong bài Kỹ N H Ậ N ĐỊNH CHUNG
Thuật Khám Phối (Hướng Dần Thục Hành Khám tồng quát giúp đánh giá toàn diện
Các Kỹ Năng Lâm Sàng). Bài này tập trung bệnh nhân. Thật ra quá trình quan sát nên bắt
trình bày cách phát hiện cũng như giá trị của dầu ngay từ lúc người khám vừa trông thấy
các triệu chứng bệnh lý qua sử dụng bốn kỹ bệnh nhân, trước cả khi giới thiệu và hỏi
năng thăm khám kinh điển gồm: nhìn, sờ, gô bệnh sử. Đánh giá xem bệnh nhân có nặng
và nghe. không; nếu bệnh nhân quá mệt cần thăm
Bệnh sừ chi tiết và khám lâm sàng cẩn khám nhanh chóng và quyết định những trị
thận giúp thành lập tới 88% chẩn đoán trong liệu tức thỉ trước khi tiến hành toàn bộ quá
khám chữa bệnh ban đầu. Khám lâm sàng trình thăm khám toàn diện và kỹ lưỡng.
giúp cung cấp nhũng thông tin không thể
thay thế, ví dụ khò khè trong hen hoặc ran nố NHÌN
trong bệnh mô kẽ có thể phát hiện được khi Vẻ niật bệnh nhân
khám trong khi X quang hoàn toàn bình
Đánh giá xem họ có đang khó thớ
thường. M ặc dù khuynh hướng chẩn đoán
không. C ác biểu hiện kích thích, vật vã hoặc
dựa trên các phương tiện kỹ thuật ngày càng
lừ đừ ngủ gà là những rối loạn tri giác
pho biến, khám lâm sàng hết sức quý báu vì
thường gập ờ các bệnh nhân suy hô hấp
có thể thực hiện tức thì, bên giường bệnh,
giảm ôxy hoặc tăng C O 2. ở bệnh nhân suy
không xâm lấn, 1'ẻ tiền, có thể lặp đi lặp lại
hô hấp, vã m ồ hôi nếu không kèm sốt, phải
nhiều lần và vì vậy giúp sử dụng các phương
nghĩ đến tăng C Ơ 2 máu. Tìm dấu hiệu cánh
tiện kỹ thuật thông m inh và kinh tế hơn.
mũi phập phồng theo nhịp thờ thể hiện sự
tăng công hô hấp và thớ chúm môi thường
NGUYÊN TẤC
gặp trong các bệnh lý tắc nghẽn thớ ra.
• Luôn cần bộc lộ tốt.
Tím tái
• T ừ xa đến gần, từ tổng quát đến chi tiết.
Là sự nhuốm m àu xanh của da và/hoặc
• Luôn khám đối xứng hai bên thành ngực
niêm m ạc. Tím biểu hiện khi nồng độ
để có thể so sánh được với bên đối diện.
hem oglobin khừ trên 5g/100m! trong máu
• Lặp lại các phần khám trong những thỉ
mao m ạch. T ím có thể không rõ trong thiếu
hô hấp, tu thế, hoàn cảnh khác nhau sẽ m áu và làm nặng bói đa hồng cầu. Tím tái
giúp m ang lại những thông tin hữu ích.
51
cần được quan sát ờ các vùng da như phần NGHE
xa cùa chi, ở đầu các ngón, ờ vùng dưới
Tiếng thở bất thường
móng, cánh mũi, dái tai, m ặt trước đùi và ờ
Trong lúc quan sát chúng ta có thể nghe
niêm mạc như m ôi, má. Tím tái trong bệnh
được các tiếng thờ rít thanh quán (stridor)
phối thường là tím trung ưcmg, thể hiện tình
hoặc tiếng khò khè (wheezing). Tiếng thờ rít
trạng suy hô hấp giảm ôxy. Tím cũng có thể
thanh quàn là một tiếng âm sấc cao, đơn âm,
do giảm nồng độ ôxy trong khí hít vào (độ
thì hít vào do tắc nghẽn tại thanh quàn hOiặc
cao, hiếm khi là lý do đơn độc), do luồng
khí quàn ngoài lồng ngực; ngược lại, tiếng
thông phải trái thực thể (tim bẩm sinh tím,
khò khè nghe âm sắc thay đổi, đa âm hiện
dò động tĩnh mạch phôi) hay chức năng
diện ở cả hai thì hô hấp thường gặp trong hen,
(hiệu ứng luồng thông), do bất thường
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
hem oglobin (m ethem oglobin...), do ứ trệ
tuần hoàn (suy tim, choáng).v.v. Giọng nói
Ngón tay (chân) dùi trống G iọng bệnh nhân khàn có thế liên quan
đến liệt dây thanh ưái.
Phì đại các đầu ngón kèm m óng tay
phồng lên "như m ặt kính đồng hồ" làm các Tiếng ho
ngón có dạng như dùi trống. Ngón tay N ghe tiếng ho có thể giúp phân biệt đây
(chân) dùi trống kèm đau khớp, phản ứng là ho khan (tach thích) hoặc ho có đàm .
m àng xương trên X quang gặp trong bệnh
phồi - xương khớp phì đại Pierre M arie Độ dài của câu nói
(Pierre M arie’s pulm onary hypertrophic M ức độ khó thờ tăng dần khi bệnh nhân
osteoarthropathy) là m ột biểu hiện cận ung nói được từng đoạn (nhiều câu), tìm g câu,
của ung thư phổi. N gón tay dùi trống đơn lè từng từ và không nói nổi m ột từ.
gặp trong dãn phế quản, xơ phổi, ung thư
phế quàn, các bệnh tim có tím , xơ gan, thiếu NGỬ I
máu và viêm đại tràng mạn. Tình trạng nhuốm Bệnh nhân nghe có mùi thuốc lá chím g
vàng các ngón tay và răng do khói thuốc lá tỏ nghiện thuốc lá hoặc hơi thở có mùi hôi
gợi ý bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. như phân gợi ý áp xe phải hoặc viêm lợi kv
khí.
Tư thé bệnh nhân
Bệnh nhân phải ngồi hoặc nằm kèm K H Á M C Á C C ơ Q U A N L Â N CẬN
nhiều gối chứng tỏ là có khó thờ khi nằm.
Bệnh nhân ngồi nghiêng người ra trước, ĐƯ ỜNG HÔ H Ấ P TRÊN
chống tay hoặc vịn vào thành giường thường
Khám kỹ m iệng và đường hô hấp trên là
gặp trong tắc nghẽn thờ ra. Bệnh nhân ngồi
bắt buộc khi khám phổi. Khám họng hầu và
rướn người, ngừa mặt lên trên giữ cho miệng,
mũi xoang là tối cần thiết để loại trừ nguyên
hầu và khí quản thẳng trục gặp trong khó
nhân chày m áu ở đường hô hấp trên trong
thờ thanh quàn, khí quản ngoài lồng ngực.
trường hợp khạc ra m áu không rõ nguyên

52
nhân. Bệnh nhân sốt mà lưỡi bọn tráng gặp Lẳng ngực hình thùng có sự gia tăng
trong bệnh nhiễm trùng; lưỡi sạch trong lao đường kính trước sau thấy dược trong khí
phôi. Răng: chân lãng gãy, nhiều cao răng phế thùng. Gù có thế làm tăng đường kính
và/hoặc áp xe răng có thể gợi ý nguyên nhân trước sau làm chấn đoán nhẩm lồng ngực
kỵ khí nhiễm trùng ớ đường hô hấp dưới. hình thùng. Các dấu hiệu kèm theo như lồng
ngực căng phồng đối xứng hai bên, khe liên
Cỡ sườn dãn, gõ vang giúp xác định chắc chắn
Nhìn vùng cồ tìm sự sử dụng cơ hô háp biếu hiện lồng ngục hình thùng.
phụ, sự co lõm các hõm thượng đòn và hõm Bất đối xứng dơ kéo với sự xẹp một bên
ức. Tĩnh mạch cố nối có thể gặp trong suy ngực. Lồng ngực xẹp lại và các khoảng gian
tim phái hoặc chèn ép tĩnh mạch chủ trên. sườn thu hẹp. Trung thất, khí quản bị kéo về
Hội chứng Claude Berr.ard H om er với sụp bên bệnh. Nguyên nhân có thể là ở phối (xẹp
mi, co dồng tử, mất lõm, mất mồ hôi nứa phôi) hay ó' màng phối (dày dính m àng phoi).
m ật cùng bên gặp trong thương lổn dám rối
giao cám cổ. Phù nề một lay kèm dau, dị Bất dối xúng do dẫy có sự tăng đường kính
cảm lan dọc mật trong cánh tay do chèn ép một bên cùa thành ngực. Lồng ngực lớn và
bó mạch thần kinh cánh tay. khoáng gian sườn dãn rộng. Trung thất, khí
quán bị đày ra xa bên bệnh. Biểu hiện này
KHÁM LÓNG NGỤC có thế gặp trong tràn dịch m àng phối lượng
nhiều, tràn khí m àng phối, những kén khí
CÁC ĐIÊU KIỆN KHI KHÁM lớn tăng áp và các khối u lớn.

Người dược khám bó quần áo dến thắt Biến dọng cột song: G ù (kyphosís) hoặc
lưng trong phòng khám kín dáo, riêng lư, ưỡn là các biến dạng do gập góc cột sống ra
thoáng khí, dú sáng, ấm áp có sự hiện diện trước hay ra sau. Vẹo sang phái hay trái
cùa người chứng kiên (khi cẩn). Phần sau (scoliosis) do cột song nghiêng sang bên.
lồng ngực thường dược khám tốt nhất ớ tư Các biến dạng Iiily có thế quan sát tiực tiếp
thê ngồi, và phân trước lồng ngực ở tư thế qua hình ảnh cột sống hoặc thông qua các
năm. Người khám thường dứng bên phải dấu gián tiếp như sự chênh độ cao hai vai,
bệnh nhân. sự chênh hai khoảng khuỷu-thân hoặc góc
sườn sống. Gù dơn thuần ít gây ánh hướng
QUAN SÁT (NHÌN) hô hấp hơn gù vẹo, thương tồn gây hạn chế
Cho phép ghi nhận những dấu chứng về nghiên) trọng sự dãn nở của lồng ngực và
hình thái lồng ngực (lĩnh) và động học hô phôi.
hấp (động). Biến dạng xưong ức: Lồng ngực hình phễu
H ình th ái lồng ngực (pectus excavatuin với hình ánh lõm về sau
cùa phần dưới ức) ít ảnh hướng hô hấp trừ
Lồng ngực bình thường thì đối xứng, ơ
khi lõm lất nặng. Lồng ngực ức gà (pectus
người bình thường, lỷ số đường kính trước
carinatum hay còn gọi lồng ngực kiểu chim
sau và dường kính ngang là 1:2. ở trẻ sơ
với xương úc lồi ra trước) hầu như không
sinh, tỷ số này là 1:1. Nhiều dạng bất
ánh hường hô hấp.
thường lồng ngực có thê dược quan sát:

53
Các b ấ thường trên hề mặt bao gồm các kèm với tĩnh mạch cảnh nổi, dấu dãn mạch
sẹo (mổ hoặc chấn thương), các dấu xuất tận (telangiectasia) và diễn tà một tắc nghẽn
huyết (bầm), tuần hoàn bàng hệ, phù...Tuần hay chèn ép tính mạch chủ trên mà thường
hoàn bàng hệ ờ ngực thường là kiểu chù-chủ nhất là do khối u. Phù kiểu áo khoác ờ phần
biểu hiện dưới dạng một mạng lưới tĩnh trên của ngực và ở hai hố thượng đòn do tắc
mạch nông nồi trên lồng ngực, với những nghẽn tĩnh mạch chù trên. Khi tắc nghẽn
tĩnh mạch dãn và ngoằn ngoèo, không liên nặng, phù áo khoác đi kèm với phù cổ và
quan đến rốn. Tuần hoàn bàng hệ thường đi mặt.

Hình 5.1: Các hình thái lồng ngực (lần lượt từ trái sang phải): bình thường, hlnh thùng, gù,
phễu và ức gà.

Bảng 5.1. Tóm tắt các bất thường phát hiện qua quan sát

Lồng ngực cảng phồng toàn bộ Bất đối xứng do đấy


Bệnh phối tắc nghẽn mạn tính Tràn khí màng phổi
Hen Tràn dịch màng phổi
Biến dạng Kén khí
Gù vẹo Bất đối xứng do kéo
Lồng ngực ức gà, hình phễu Xẹp phổi
Lồng ngực hình thùng Dày dính do di chứng bệnh màng phổi
Mảng sườn di động

54
H o ạ t độ n g hô h ấp tim lầ một cấp cứu nội khoa (ngừng hô hấp-
tuần hoàn). Ngưng thở tái di tái lại có thể
Tần sỗ hô hấp n cirĂ4-l^p bình thương từ
liên quan đến tắc nghẽn khi ngủ ờ các bệnh
đến 20 lần mỗi phút, ở trẻ em, tần sổ bình
nhân ngáy hoặc hoặc liên quan đến ngưng
thường từ 24 đên 40 mỗi phút. Tần số hô
thở trung ưong (nhịp Cheyne Stokes) thứ
hấp có thể tăng (trên 24 lần/phút: thở nhanh)
phát sau suy tim hoặc bệnh thần kinh trung
hay giảm (dưới 12 lần/phút: thở chậm).
ương, ức chế hô hấp do thuốc.
Ngưng thở là hiện tượng ngừng hò hấp từ 10
giây trờ lên. Ngưng thờ kéo dài kèm ngưng

'ưỰỊỊIp—O/ỰỊ

H ình 5.2: Lược đồ mô tà cử động hô hấp (lẩn lượt từ trái sang): ngưng thờ, thở Biot, thớ
Cheyne Stokes và thở Kussmaul.

Kiểu hô hấp: Có thể là thờ bụng, sử dụng


cơ hoành hoặc là chi thờ ngực phía trên;
hoặc kiểu thờ trung gian cà ngực bụng m à
cũng sứ dụng chù yếu cơ hoành. T hờ nghịch
đảo ngực-bụng là kiểu thở có bụng xẹp
xuống ở thì hít vào. Trên m ột số bệnh nhân
gầy, hoạt động của cơ hoành có thể quan sát
khi nhìn ở khoảng liên sườn VI hai bên bệnh
nhân thấy một cử động dạng sóng nghịch
chiều (đi xuống) ờ các khoang liên sườn khi
bệnh nhân hít thở sâu tối đa (dấu hiệu
Litten).
Biên độ hô hấp: Thở nông hay sâu có thể
đánh giá qua sự dãn 11Ở nhiều hay ít của lồng
ngực hoặc quan sát chuyến động cùa xương
ức với bệnh nhân đang ở thế nằm (thường
đạt tới 3-5cm khi thở theo dung tích sống)
nhưng chính xác nhất là đánh giá qua hô hấp
ký.

Hình 5.3: Dấu hiệu Litten mô tả sự di động cơ


hoành

55
Di động lẳng ngục đoạn ngưng thở n h ư nhịp thờ B iot trong
• D i động lồng ngực có thể giảm toàn bộ tăng áp lực sọ, ức chế hô hấp do thuốc
trong khí phế thũng hay trong hen nặng. hoặc tồn thương hành não.
Trong những trường hợp như vậy giảm
di động lồng ngục thường kèm lồng SỜ
ngực căng phồng hay co kéo hõm ức và S ờ cử động hô hấp
các khoảng gian sườn. Di động lồng
S ờ cừ động hô hấp nên thực hiện sau khi
ngực giảm m ột bên gợi ý bệnh lý m àng
nhìn hoặc kèm chung với nhìn. M ặc dù phân
phổi hay phổi kế cận. Bên có giảm di
nhìn đã cho phép đánh giá một phần nhịp
động luôn là bên bệnh.
thở, biên độ hô hấp và cừ động lồng ngực;
• Trong m àng sườn di động (flail chest), sờ cừ động hô hấp giúp đánh giá tốt hơn nữa
m ột phần cùa lồng ngực di chuyển các phần khám này. Di động tìm g phần cúa
nghịch thường: lõm vào trong khi hít lồng ngực có thể đánh giá băng cách so sánh
vào, và ra ngoài lúc thở ra. Đ iều này tùng phần đối xứng hai bên. Thường nhất
chúng tỏ có gãy nhiều xương sườn ờ hai người ta đánh giá cừ động toàn bộ lồng
chỗ tại vùng tồn thương. ngực m ột bên bằng cách khám sau lưng
• D ấu H oover có thể được phát hiện khi bệnh nhân với hai tay m ờ rộng áp sát đáy
quan sát thấy phần đáy của lồng ngục ngực rồi kéo nhẹ vào trong tạo vài nep nhăn
đáng lẽ nở ra khi hít vào thì lại co vào da. N hờ phương pháp này, di động lồng
trong ờ các bệnh nhân khí phế thũng ngực hai bên được đánh giá vừa qua sự di
nặng (cừ động hô hấp nghịch thường) chuyển hai bàn tay vừa qua chuyển động sự
các nếp nhăn da sau khi yêu cầu bệnh nhân
Sự co kéo: C o kéo hõm thượng đòn, vùng
hít thờ sâu.
trên ức hay các khoảng gian sườn là biêu
hiện quan trọng cùa khó thờ, thường kèm Sừ h ạch
suy hô hấp. Co kéo có thể gặp trong hen Đặc biệt các hạch thượng đòn là rất quan
nặng, bệnh phổi tắc nghẽn m ạn tính, xơ phoi trọng. Hạch thượng đòn phải liên quan đến
và tắc nghẽn thanh quản hay khí quản. bệnh lý trong lồng ngực nhưng hạch thượng
Nhịp đòn trái ngoài các nguyên nhân trong lồng
ngực còn có các nguyên nhân dưới cơ hoành.
• Thường thì tỉ số thời gian thờ ra trên hít
vào là 1,4. Tỷ số này gia tăng trong tắc Sờ k h í q u ản
nghẽn thở ra (bệnh phối tắc nghẽn mạn ở trên hõm ức giúp nhận định sự chuyến
tính hoặc hen) và giảm trong tắc nghẽn lệch của trung thất.
• hít vào (tắc nghẽn ngoài lồng ngực, ví dụ
S ờ ru n g th a n h
như khó thở thanh quàn).
Cung cấp thông tin nhiều nhất nhờ đánh
• Các rối loạn về nhịp sẽ làm thay đổi sự
giá sự dẫn truyền các rung động cùa thanh
đều đặn của hô hấp. Rối loạn này có thể
quàn ra thành ngực.
là không đều có chu kỳ (nhịp thờ
Kussm aul hay C heyne-Stokes) hay Ký thuật
không đều không có chu kỳ, với một Người khám lần lượt áp lòng bàn tay sát
nhịp hỗn loạn có thể kèm vói những vào những vùng khác nhau ờ mỗi bên thành

56
ngực theo hướng từ trên xuống dưói, từ e Các điểm đau. Dấu lạo xạo cùa gãv
trong ra ngoài. Chọn phần bàn tay cảm nhận xương sườn.
rung tốt nhất. Phần này có thể khác nhau • Vú to, u dưới da hay II xương.
giữa người này và người khác; ví dụ như
• Cọ màng phổi (trong một số trường hợp).
nhiều tííc giá khuyên dùng mặt trụ của bàn
tay, một số thích dùng các ngón. Luôn nhớ

sờ và so sánh hai vùng đối xứng cùa lồng
ngực. Nên dùng cà hai tay để sờ rung thanh K hái niệm
dối xứng hai bên vì phương pháp này ít bị Gõ làm rung động thành ngực và tạo nên
ảnh hưởng bời sự sai lệch cường độ giữa các những âm thanh nghe được, cho phép xác
lần phát âm m à có thế gây nhầm lẫn khi định các cơ quan bên dưới có mật độ khí,
khám dối xứng nhung lần hrợt bằng một tay. dịch hay đặc.
Tuy vậy trong kỹ thuật dùng hai tay cần
Kỹ th u ậ t
phải nhớ bắt chéo tay để nhận định sự tăng
giảm rung thanh được chính xác. Khi khám, Khi khám trước ngực, bệnh nhân nên
người bệnh được yêu cầu lặp lại một số từ ờ được yêu cẩu đua hai tay ra sau; phần bên
cùng một cưòng dộ một cách chậm 1'ãi, rõ ngực: hai tay lên đầu và phần sau: hai tay bắt
ràng ví dụ “một, hai, ba”. chéo phía trưóe. Gõ một cách hệ thống ớ
ngục trước cho phép xác dinh vùng đục cùa
Ket quá tim và trụng thất. Gõ ờ nhiều tư thế (ngồi,
• Bình thường, rung động tạo ra ờ thanh nam nghiêng phải, trái) có thể làm di chuyến
quản được truyền đến thành ngực dược các vùng đục nếu có tràn dịch màng phối tự
càm nhận đối xứng với nhau. Thành do. Luôn luôn so sánh đối xứng hai bên (gõ
ngực dày, nhu ở người béo phì, hay ở cùng cường độ với các vị trí đối xứng) có thế
người phát âm với cường độ yếu (người thực hiện bằng hai phưong pháp:
già, phụ nữ, trè nhò) hay trường độ ngắn
Gõ trực liếp: phần đẩu của các ngón uốn
có thế làm rung thanh giảm đều hai bên.
cong gõ trực tiêp vào thành ngực ớ nhiều
• Sự gia tăng rung thanh dẫn truyền biểu diêm khác nhau (nhận cảm tiếp xúc tốt hơn).
hiện một sụ' dông dặc chù mô phổi kế cận.
Gõ gián tiếp: là phương pháp thường dược
• Sự giảm hay mất rung thanh biểu hiện
sử dụng nhất. D ùng đầu ngón tay giữa (hoặc
hoặc sự giảm chú mô phổi (hen, khí phế
một đôi khi là nhiều ngón tay) cùa tay phải
thũng) hoặc sự xuất hiện cùa một túi
(tay thuận) gõ lên ngón trò hay ngón giữa
dịch hay khí vào khoảng giữa chù mô
tay trái (ờ đốt giữa hoặc khớp liên dốt xa)
phối và bàn tay (tràn dịch, tràn khí).
dược đặt áp sát trên khoảng gian sườn. Lực
C ác p h á t hiện k h ác của sò' phái được tạo bằng cồ tay (đế có thế tạo lực
• Tiểng lép bép dưới da của tràn khí dưới cố tay có thế tập bang cách dể nàm cẳng tay
da (do tràn khí m àng phổi hoặc tràn khí trên bàn và dùng cồ tay dề gõ xuống bàn).
trung thất). K et quă
• Phù mềm ấn lõm ớ phần thấp lồng ngực
Gõ cho pliép đánh giá
trên những bệnh nhân nằm nhiều.
• Nhận cảm tiếp xúc: tính đàn hồi.

57
Bảng 5.2: Tóm tắt các bất thường phát hiện qua gõ

Gõ đục Gõ vang
Tràn dịch Tràn khí màng phổi
Viêm phổi, xẹp phổi Khí phế thũng

• Nhận cảm thính giác (nghe); tính trong thường của gan và tim có thể liên quan
đục. Gõ đục là sự giảm tính trong; gõ đến tràn khí áp lực, khí phế thũng. Mất
vang là tăng tính trong. Các bất thường vùng đục của gan gặp trong có khí trong
ờ sâu hơn 5cm so với bề mặt lồng ngực 0 bụng (pneumoperitoneum).
thường khó làm thay đổi tiếng gõ. • Một số kỹ thuật gõ khác và một số tiếng
Năm m ức trong đục thường gặp trên lâm gõ hiếm gặp có thể tham khảo [6,8l
sàng: đục nhất gõ lên đùi; đục khi gõ lên
gan và tim; gõ trong trên phổi bình thường; NGHE
gõ vang nhẹ trên các bệnh nhân khí phế
thũng và gõ vang trống trên bóng hơi dạ dày. Lịch sử
ờ hai thì hít
Gõ tìm giới hạn dưới cùa ph ổ i
Vào năm 1816, Leannec mô tà những
vào và thờ ra có thể thấy sự chênh bình tiếng thờ nghe được nhờ ống nghe: phương
thường từ 5-6cm. Mất sự chênh này có thể pháp nghe gián tiếp đã ra đời. Nghe trực
liên quan đến liệt cơ hoành. tiếp, bằng tai thịnh hành vào đầu thế kỷ XIX
không còn được sử dụng nữa.
Các biểu hiện bệnh lý
Kỹ thuật
• Gõ đục ương tràn dịch màng phổi nghe
như gõ trên gỗ, có cảm giác đề kháng lại • Người bệnh phải thở sâu và đều bằng
các ngón. Gõ đục trong đông đặc phổi miệng. Sau khi nghe tiếng thờ, yêu cầu
(do viêm hoặc do xẹp) ít đục hơn, không bệnh nhân nói để nghe tiếng nói.
có cảm giác đề kháng lại ngón tay, đàn • Người khám dùng phần màng lớn của
hồi. Sự thay thế vùng gõ vang cùa bóng ống nghe, nghe một cách hệ thống toàn
hơi dạ dày (khoáng bán nguyệt Traube bộ lồng ngực: đằng sau (hai đáy, vùng
giới hạn bởi vùng đục cùa tim và cùa liên bả cột sống và trên vai), đằng trước
lách) bằng tiếng đục có thề do tràn dịch không quên những hõm trên đòn, vùng
màng phổi trái lượng nhiều (đẩy vùng nách. Khi nghe luôn so sánh hai bên.
này xa xuống dưới) hoặc do lách to (mất Người khám nghe tiếng thờ bình thường
khoảng Traube). Mờ rộng vùng đục ờ (với thể tích khí lưu thông), khi hít thật
trung thất trên có thể do bướu giáp thòng sâu và chậm, khi thở theo dung tích song
hoặc các u trung thất trên khác. gắng sức (FVC: forced vital capacity),
trước và sau khi ho; ờ nhiều tư thế khi
• Gõ vang biểu hiện tràn khí màng phoi,
ngồi rồi đến khi nằm (nằm ngừa hoặc
kén khí, khí phế thũng hoặc thoát vị
nghiêng trái hoặc phài).
hoành (hơi trong ruột) ngay bên dưới.
Sự dời chỗ, giàm các vùng đục bình
58
Phân loại tiếng thở Tiếng thở bình thưòng
N hũng tiếng thờ dược phân biệt nhờ vị Tiếng thở thanli quản là m ột tiếng thớ thô
trí, cường độ, âm sắc, tần số, thì (thở ra hay ráp, cường độ m ạnh, vị trí nghe được trên
hít vào). Khi nghe tiếng thớ, phải dựa vào vùng khí quàn ngoài lồng ngực, liên tục cà
các đặc điểm này phân tích kỹ các tiếng thờ hai thì hô hấp, thì hít vào dài bằng thờ ra,
và trà lời hai câu hỏi: tần số 100-1200 Hz. Thực ra, tiếng thớ
• Tiếng bình thường có nghe được không? thanh quản ít có ý nghĩa lâm sàng.
N ó có bị biến đối không?
• Có tiếng thêm vào không? Nếu có, đó là
tiếng gì?

B ảng 5.3. Cấc tiếng thớ bình thường và bệnh lý

Danh pháp của Hội Thuật ngữ


Đặc tính thính học
Lồng Ngực Hoa Kỳ Việt Nam

Tiếng rì rào
200-600 Hz, êm dịu, yếu, ngoại vi, “một thì” Normal
phế nang

Tiếng phế
75-1600 Hz, thô ráp, mạnh, trung tâm, hai thì Bronchial
Bình quàn
thường
Tiếng thanh
100-1200 Hz, thô ráp, m ạnh, trung tâm, hai thì Tracheal
quản

Tiếng liên lục (dài hơn 250 ms, âm sắc cao;


Thêm vào tần số trội >400 Hz, dạng ám nhạc hon tựa W heeze Ran rít
liên tục tiếng huýt gió)

T iếng liên tục (dài hơn 250 m sec, âm sắc thấp;


tần số trội <200 Hz, ít dạng âm nhạc hơn tựa Rhonchus Ran ngáy
tiếng ngáy)

K hông liên tục, các tiếng nổ ngắt quãng (lớn,


Ran to hạt
thời gian dài hơn 20-30 ms, âm sắc thấp), đầu Coarse crackle
(ẩm)
hít vào hoặc thớ ra
Thêm vào
'dthông liên K hông liên tục, các tiếng nổ ngắt quãng (nhỏ
tục hơn ran to hạt và thời gian ngắn hơn 5-10ms, Ran nhó hạt
Fine crackle
âm sắc cao hơn ran to hạt) giữa hoặc cuối thì (nổ)
hít vào

K hông liên tục, nông, hai thì từ ngay khi lồng Tiếng cọ
Pleural friction rub
ngực chuyển động, có thể sờ thấy được m àng phổi

59
Tiếng thở phế quăn (tiếng thở khí phế quản) tiếng thổi thường gặp nhất là tiếng thối
là một tiếng thờ thô ráp, cường độ mạnh nghe ống và tiếng thổi mằng phoi; các tiếng
được cả hai thì hô hấp, có ngắt quãng giữa hít thồi vò hoặc hang thường hiếm gặp hơn.
vào và thở ra, thì thở ra lớn và dài hon hít • Tiếng thoi ống (nghe như thối qua một
vào, tần số 75-1600 Hz. Tiếng thờ khí phế ống) là tiếng mạnh, thô và âm sắc cao.
quản được tạo ra do sự di chuyển cùa không Nó được nghe ở cả hai thỉ hô hấp nhưng
khí trong khí quản và các phế quản lớn nên chủ yếu ở thì hít vào. Nó có thể nghe ớ
có cường độ lớn nhất ở hõm trên ức và các chỗ đông đặc phổi nhất là viêm phổi.
phế quàn gốc và yếu hom giữa hai xương vai. Trong trường hợp đông đặc, phê nang
Đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt chứa khí bị đố đầy và nên tăng khà năng
tiếng thờ khí phế quàn với tiếng thờ phế nang dẫn truyền âm thanh làm tiếng thờ thanh
là sự hiện diện ờ cà hai thì hô hấp. khí phế quàn có thể nghe được ỏ' ngoại
Tiếng rì rào phế nang (tiếng thở phế nang, vi lồng ngực.
phế âm, âm phế bào) là một tiếng rì rào liên • Tiếng thổi màng phổi thì êm, xa xăm,
tục, êm dịu, cường độ yếu nghe được trong mờ nhạt ở thì thớ ra, âm sắc cao. Nó
suốt thì hít vào và vào đầu thời thở ra, tần số được nghe ờ giới hạn trên cùa một tràn
200-600 Hz, cường độ giảm nhanh khi tăng dịch màng phối lượng ít hoặc trung bình.
tần số sóng âm. Trên lâm sàng, tiếng thở phế Cơ chế tạo thành gần giống tiếng thối
nang được xem nhu nghe một thì hít vào ống do sụ đông đặc cùa phoi phía trên
giúp phân biệt với tiếng thờ thanh khí phế nơi tràn dịch.
quản nghe cả hai thì hô hấp. Tiếng rì rào phế Tiếng thêm vào
nang nghe được ờ ngoại vi lồng ngực.
Tùy theo tnrờng độ tiếng thờ dài hay
Sự biến đổi của tiếng thỏ bình thường ngắn hơn 250 ms, ta phân biệt những tiếng
Tiếng rì rào phế nang liên tục và không liên tục.
• Có thể mất đi. Tiếng liền tục (dài hon 250ms) Các tiếng
■ Khi hiện diện tràn dịch màng phổi ran rít, ran ngáy được phân biệt nhờ tiếng lít
hay tràn khí màng phổi. có âm sắc cao, tần số > 400 Hz, dạng âm
nhạc; tiếng ngáy có âm sắc thấp, tần số <
■ Trong trường họp đông đặc phối làm
200 Hz, ít dạng âm nhạc. Các tiếng ran liên
mất thông khí trong vùng phổi liên
tục có nguồn gốc từ hẹp lòng khí đạo. Cơ
quan.
chế: hẹp khí đạo dẫn đến sự xoáy của dòng
• Có thể giảm khí khi di chuyển qua chỗ hẹp và làm rung
■ Trong trường hợp thành ngực dày thành khí đạo quanh chỗ hẹp tạo nên tiếng
đáng kể (béo phì). ran. Các đặc điểm giúp định vị vị trí nghẽn
■ Trong trường hợp lồng ngực căng tắc bao gồm nơi nghe lớn nhất (thường gần
phồng (khí phế thũng). vị trí nghẽn tắc nhất), đối xứng hai bên lồng
ngực hay không (tắc nghẽn khu trú hay lan
Tiếng thởthanh khí phế quản
tòa), thì hít vào hay thớ ra (đường thỏ trong
• Tiếng thổi là tiếng thờ thanh khí phế hoặc ngoài lồng ngực), đơn âm hay đa âm
quàn được nghe noi đáng lẽ không nghe (hẹp một chỗ, cố định so với một chỗ không
thấy được, tức ngoại vi cùa phối. Những
60
cố định hoặc nhiều chỗ). Các tiếng ran liên xơ phối và trong phù phối mô kẽ cùa s u ,
tục khi dù lớn có thể nghe dù không dùng thất trái).
ống nghe như tiếng thó' lít thanh quán • Ran không liên tục còn được phân loại
(stridor) hoặc tiếng khò khè (wheezing), theo thì hô hấp: đẩu thì hít vào (sớm),
Cường độ thường không giúp đánh giá giữa thì hít vào, cuối thì hít vào (trễ), hai
chính xác mức độ hẹp, ví dụ khi hen quá thì hô hấp.
nặng thay vì tiếng ran lớn hon trong thục tế
• Ran không liên tục cuối thì hít vào
tiêng ran rít thường nhó hon hoặc không
thường là ran nhó hạt (no), số lượng
nghe được. Độ dài cùa liếng ran liên tục the
nhiều xuất hiện và kéo dài ớ cuối thì hít
hiện tốt hơn m ức độ hẹp: tiếng liên tục càng
vào, có thể biến đổi theo tư thế bệnh
dài, khí đạo càng hẹp. Các tiếng ran liên tục
nhân. Ran này có nguồn gốc từ đường
thường dễ phát hiện hon khi bệnh nhân thở
thớ ớ ngoại vi và mỗi tiếng nổ là đại
theo kiêu dung tích sống gắng sức. diện cho sự m ớ ra của một tiểu phế
Tiếng không liên tục (ròi rạc) Đây là quản. Ran cuối thì hít vào gặp trong các
những tiếng trường dộ ngan (<250 ms) nghe bệnh lý phế nang (viêm phổi, xơ phoi và
như tiếng nổ. Các tiếng ran không liên tục trong phù phối do tim).
thường dễ phát hiện hơn khi bệnh nhân thờ • Ran đầu thì hít vào thường là ran to hạt
chậm và thật sâu. với số lượng ít, không bị biến đối bời ho
• Ran to hạt (dồng nghĩa: ran bọt, ran ẩm) và tư thế. R an được tạo ra do m ờ các khí
là một tiếng thêm vào không liên lục, dạo gẩn. Ran đầu thì hít vào thường gặp
như các tiếng 110 ngắt quãng, không đều trong hội chứng nghẽn tắc nặng trên các
nhau, cường độ lớn, thời gian dài hơn bệnh nhân bệnh phoi tắc nghẽn mạn
(tần số thấp hơn), âm sắc thấp, giảm (viêm phế quản m ạn, khí phể thủng hoặc
hoặc mất) khi ho. -Rạn to hạt thường dôi khi hen).
nghe cá hai thi hô hâp (đ â ụ h ít yiỊo hoặc • Ran giữa thì hít vào thường là ran to hạt,
thớ ra). Ran nay nghe giống tiếng lọc nghe chù yếu giữa thì hít vào m à không
xợc khi thổi hơi xuống nước. Ran lo hạt nghe được đẩu và cuối thì hít vào; có thể
thường gặp trong các bênh lý có ử dong• kèm ít ran to hạt ờ thỉ thở ra; không dều,
thay đổi theo tùng chu kỳ hô hấp;
• Ran nhỏ hạt (đồng nghĩa: ran nô) là một thường giảm sau ho. Cơ chế kép do sự
tiếng thêm vào không liên tục, như các dịch chuyên cùa đàm nhót và do m ở các
tiếng nổ ngắt quãng, đều nhau, cường độ tiểu phế quản. Nguyên nhân là sự hiện
nhó hon ran to hạt, thời gian ngắn hơn diện đàm nhớt h o n g lòng phế quản,
(tẩn số cao hơn), âm sắc cao hơn ran to viêm phế quản.
hạt, không bị thay đổi khi ho hoặc rõ • R an không liên tục cả hai thì hô hấp
hơn sau ho. Ran nhố hạt thường được cũng thường nghe lớn nhất ờ giữa thì hít
nghe giữa hoặc cuối, thì hít vào. Ran này vào nhưng nghe được cả đầu và cuối hít
nghe giống tiếng chà các sọi tóc vào vào cũng như kèm với số lượng rất
nhau trước tai. Người ta gặp ran nhò hạt nhiều ran không liên tục thở ra. Ran này
trong các bênh lý phế nang (viêm phối, dặc trung cho dãn phế quản.

61
® Ran "velcro" nhò hạt, mịn, khô, nghe được. Khi nói thầm: nghe ít hoặc không
chủ yếu cuối thì hít vào; trong xơ phổi nghe do các âm cao thường bị lọc bời phổi.
và một số bệnh phổi mô kẽ. T im g dê kêu (egophony) hiện diện khi
Tiếng cọ màng phểi: Tiếng cọ màng phồi tiếng nói nghe được qua thành ngực lớn hơn
được tạo ra do sự cọ sát hai lá màng phổi, và có giọng mũi hoặc như dê kêu. Bệnh
cứng và bị viêm, lá này vào lá kia. Đây là nhân được yêu cầu nói “iii” tiếng nghe được
một tiếng thô ráp, nông, không thay đồi khi sẽ là “âyâyây”. Trong tràn dịch màng phổi,
ho với cường độ hoặc là nhỏ, tinh tế nhu tiếng dê kêu được tạo ra bời âm thanh dẫn
tiếng vò giấy lụa hoặc lớn thô như tiếng chà truyền tốt hơn ờ vùng phổi đông đặc (vùng
xát hai miếng da mới. Tiếng này được nghe phối xẹp thụ động bên trên vùng tràn dịch).
cả hai thì hô hấp và đôi khi chỉ thì hít vào. Khi khám lâm sàng mà phát hiện hội chímg
Tiếng này có thể lẫn với tiếng ran nổ nhưng 3 giảm và rồi lại nghe tiếng dê kêu ờ giới
có điểm khác biệt là những tiếng cọ thường hạn trên cùa vùng 3 giảm này thì hội chímg
bắt đầu ngay từ khi lồng ngực chuyển động, 3 giảm này tạo ra bởi tràn dịch màng phổi..
tức ngay đầu thí hít vào. Nó nghe được khi Tiếng ngực thầm (whispered pectoriloquy)
lượng dịch màng phoi ít, ví dụ ở giới hạn hiện tượng nghe được rõ ràng tiếng nói thầm
trên vùng màng phối viêm, trong những do tăng cường độ tiếng này bời một vùng
ngày đầu dịch vừa mới được thành lập, hoặc đông đặc phổi.
những ngày cuối khi dịch đang rút đi.
Tiếng p h ế quản (bronchophony) là hiện
Tiếng lạo xạo trung thất (Hamman’s sign tượng tiếng nói dẫn truyền qua thành ngực
hoặc mediastinal crunch) là một tiếng tóc được nghe rõ hơn và với cường độ lớn hơn
tách theo nhịp tim nghe vùng 0 van động bình thường (khi nghe với ống nghe không
mạch chù, gặp trong tràn khí trung thất. tiếp xúc thành ngực).
Tiếng óch ách nghe được khi áp ống nghe về thực hành nghe
vào thành ngực rồi lắc gặp trong tràn khí-
tràn dịch màng phoi mà nguyên nhân • Nghe phổi là một giai đoạn quan trọng
thường nhất là dò phế quàn-màng phổi. trong khám bệnh nhân, cung cấp nhiều
thông tin nhất so vói các phần khám khác.
Các tiếng cửa thành ngực: Lưu ý các tiếng Nghe phổi cung cấp cho ta những thông
của thành ngực có thể gây nhầm lẫn có bệnh tin hữu ích, không thể thay thế dù có hay
lý cùa phối. Lông ngực giữa da và ống nghe không các xét nghiệm hình ành học.
cọ sát có thể tạo những âm thanh như ran • Khi nghe cần tiến hành nghe từng giai
nổ. Tràn khí dưới da cũng tạo các tiếng lép đoạn một theo một kế hoạch định sẵn
bép khi ấn ống nghe lên thành ngực. Tiếng (đánh giá những tiếng bình thường, tìm
lạo xạo gãy xương sườn có thể nghe được. những thay đồi cùa tiếng bình thường,
Sự co các cơ thành ngực có thể tạo ra những phát hiện những tiếng thêm vào, phân
tiếng lầm bầm, âm sắc thấp, xa xăm. loại những tiếng thêm vào: tiếng liên tục
Nghe tiếng nói hoặc không liên tục; phân tích cấc dặc
,ih các tiếng thêm vào để định hướng
Tiếng nói bình thường nghe qua thành ngực
nguyên nhân).
thường bị nhòe, lẫn vào nhau làm không hiểu

62
• Quan trọng là phái nghe toàn bộ lồng TÀI LIỆU THAM KHẢO
ngực, đối xứng hai bên, lặp lại phần 1. Bickley LS. Chapter 6: Thorax and Lung.
khám trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Bates’ Guide to Physical Examination and
bao gồm các kiểu thở khác nhau, trước History Taking, 2007,9lh ed., Lippincott.
và sau ho, tư thế khác nhau hoặc khám 2. Drazen JM, Weinberger SE. Approach to
nhiều lần trong ngày hoặc mỗi ngày để patient with disease of the respiratory
system in Harrison’s Principle of Internal
thây được sự biên đôi hoặc diên tiên cùa
Medicine 2008, 17th ed„ McGraw-Hill.
các triệu chứng.
3. Fitzgerald FT, M uưay JF. History and
• Nghe phổi m ột đôi khi cũng có những Physical Examination, Diagnosis and
khó khăn. T hí dụ khó phân biệt ran nổ Evaluation of Respiratory Diseases in
với tiếng cọ m àng phổi đôi khi chỉ nghe Murray and Nadel’s Textbook of Pulmonary
được vào thì hít vào; hoặc đôi khi bệnh Medicine, 2005,4th ed., Saunders.
nhân vừa có ran nồ vừa có tiếng cọ trong 4. LeBlond RF. Examination of the Chest in
viêm phối có kèm phản ứng màng phổi. DeGowin’s Diagnostic Examination 2004,
s* ed . McGraw-Hill.
5. Nguyễn thị Tố Như. Khám Phổi trong
LÝ G IẢ I C Á C K É T QUẢ
Hướng dẫn thực hành kỹ năng lầm sàng, Đại
M ột nguyên tắc quan trọng nhất khi học Y dược Tp Hồ Chí Minh, 2001, lần xuất
khám phổi là phải phối họp các phát hiện bàn thứ nhất, NXB Y học.
cùa các phần nhìn sờ gõ nghe thành các hội 6. Phạm Gia Khải. Triệu chứng học Bộ máy
chứng thực thể lâm sàng như hội chứng Hô hấp trong Triệu chứng học Nội khoa tập
đông đặc (giảm di dộng lồng ngực, rung 1, Bộ môn Nội, Đại học Y Hà nội, 1983,
thanh tăng, gõ đục, ri rào phế nang giảm NXB Y học.
kèm âm thồi ống); hội chứng ba giảm (rung 7. Ruth WE. Examination of the Chest in
Major’s Physical Diagnosis 1968, 7th ed.,
thanh giảm, gõ dục, rì rào phế nang giảm),
Saunders Company.
hội chứng tràn dịch m àng phối (hội chửng
8. Sapina JD. The Chest in The Art and
ba giảm với tăng thể tích lồng ngực, tiểng dê Science of Bedside Diagnosis, 1990, Is' ed.,
kêu, vùng ba giảm tyr do, ớ phần thấp), xẹp Urban&Schwarzenberg.
phổi (hội chứng ba giảm kèm giám thể tích 9. Swartz MH. The Chest in Textbook of
lồng ngực cấp), hội chứng ứ khí phế nang Physical Diagnosis, 2002, 4lh ed., WB
(giảm di động lồng ngực, rung thanh giảm, Saunders Company.
gõ vang, rì rào phế nang giảm dối xứng hai 10. Trần Văn Ngọc. Hội chứng lâm sàng hô hấp
bển kèm dãn các khoảng liên sườn), tràn khí trong Bệnh học nội khoa tập 1, Bộ môn Nội.
m àng phổi (giảm di động lồng ngực, rung Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh, 1998,
thanh giảm, gõ vang, rì rào phế nang giảm NXB Mũi Cà Mau.
bất đối xủng m ột bên cấp tính), hội chứng
nghẽn tắc (các tiếng ran liên tục kèm khó
thờ; ứ khí phế nang hoặc xẹp phối)...

63
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Tần số hô hấp bình thường:


A. 08-12 lần/phút.
B. 12-24 lần/phút.
c. 14-20 lần/phút. ^
D. 20-24 lần/phút.
E. 24-28 lần/phút.
2. Tiếng nào không phải là tiếng thở bệnh lý:
A. Tiếng ran ẩm.
B. Tiếng ran nổ.
c. Tiếng ngực thầm.
D. Tiếng cọ màng phổi.
E. Tiếng ran ngáy.
3. Tiếng thổi màng phổi:
(TA. Là tiếng rì rào phế nang nghe được trong vùng tràn dịch.
(B. Là tiếng thở thanh khí phế quàn nghe ở ngoại vi lồng ngực,
c. Là tiếng nói có âm sắc thay đồi dễ nhận biết nhất khi nói chữ “iii” mà nghe chữ
“ayayay”.
D. Là tiếng thở bất thường luôn nghe được trong tràn dịch màng phổi.
E. Là tiếng thờ bình thường nghe được ờ vùng màng phổi kế cận của viêm phổi thùy.
4. Bệnh nhân nam, 45 tuồi, nông dân, hút thuốc 30 gói năm, đến vì ho khạc ra ít đàm vấy
máu. Khám lâm sàng có lồng ngực bên phải phồng, kém di động. Rung thanh giảm, gõ đục,
rì ràng phế nang giảm 1/2 đáy phổi phải. Hội chứng lâm sàng tại phổi ờ bệnh nhân nêu trên:
A. Hội chứng ba giảm.
B. Hội chứng tràn dịch màng phổi,
c. Hội chứng xẹp phổi.
D. Hội chứng đông đặc không điển hình.
E. Hội chứng dày dính màng phối.
5. Sờ thấy khí quàn lệch phải, bệnh lý nào phù họp:
A. Tràn dịch màng phổi bên phải.
B. Tràn khí màng phổi bên phải,
c. Xẹp phổi bên phải.*''
D. Xẹp phối bên trái.
E. Khí phế thũng hai bên.
6. Gô lồng ngực phân ra bao nhiêu mức độ trong - đục:
A. 2.
B. 3.
c. 4.
D. 5.
64
E. ố.
7. Gõ vang nliư trống là tiếng có được khi:
A. Gõ vào phối bình thường
B. Gõ vào phối khí phế thũng.
c. Gõ vào bụng bệnh nhân tắc ruộtr^
D. Gõ vào phổi tràn dịch màng phổi.
E. Gõ vào phổi bị viêm.
8. Nghe phối. Chọn câu đúng:
A. Rì rào phế nang là âm thớ thêm vào.
B. Tiếng cọ màng phối là âm thó' bình thường,
c. Ran âm là loại ran liên tục.
D. Tiếng vang phế quàn là các âm thở thèm vào.
E. Tiếng thớ thanh khí quản là một âm thờ bình thường.
9. Phần nhìn trong khám phối, chọn câu sai:
A. Nhìn là phần khởi đầu cùa khám phổi.
B. Nên nhìn từ tồng quát đến khu trú.
c. Nhìn tồng quát chú ýda niêm , tri giác, kiểu thớ và nhịp thở, tĩnh m ạch cổ n ổ i...
D. Nhìn khu trú chú ý hình dạng lồng ngực và sự di chuyển của lồng ngực.
E. Không cần tìm ngón tay dùi trống trong phần nhìn cúa khám phổi.
10. Phần sò' trong khám phổi, ngoại trừ:
A. Sờ tìm điểm đau.
B. Sờ tìm hạch.
c. Sờ đánh giá khí quán lệch hay không.
D. Sờ đánh giá cử động lồng ngực.
E. Sờ dánh giá diện tích, cách nẩy và cường độ nấy cứa m ỏm tim.
Chọn lương ứng chéo:
Hội chúng ba giảm kèm thêm các dấu hiệu dưới đây giúp nghĩ đến các bệnh cảnh:
11. Lông ngực phông bên có ba giảm , gõ đục theo A. Tràn dịch m àng phôi.
dường cong Dam oiseau, có tiếng dê kêu. B. Đông đặc phối không điển hình,
12. Lồng ngực xẹp bên có ba giảm, khí quàn lệch cùng c. D ày dính m àng phối.
bên ở bệnh nhân vừa ho sặc dữ dội sau ăn. D. Xẹp phối.
13. Lồng ngực hai bên cân xứng, nghe được ít ran nồ, E. Tràn khí-tràn dịch m àng phổi.
có tiếng thoi ông và ngực thầm.
14. Lồng ngực phồng bên có ba giảm kèm tiếng óc ách
khi lắc tại đáy phối.
15. Lồng ngực xẹp bên có ba giảm, tiền căn dẫn lưu
tràn m ù m àng phổi bàng ống dẫn lưu m àng phổi.

Đ Á P ÁN
1C, 2C, 3B, 4B, 5C, 6D, 7C, 8E, 9E, 10E, 11A, 12D, 13B, 14E, 15C

65
TRIỆU CHỨNG CO NĂNG HÔ HẤP
Trần Văn Ngạc

M Ụ C T IÊ U
1. Năm vững tính chát và nguyên nhân cùa các triện chừng hô hấp như khó thớ, ho, đau ngực,
tím tái.
2. Than phiền nhiều nhất cùn hênh nhân hô hấp là khó thở, ho, ho ra máu, đau ngực, tím tái.
Bệnh sừ rà khám lâm sàng là chìa khóa chán đoán, X quang ngực đitực dành cho người có
biêu hiện lâm sàng bệnh pltoi, thành viên gia đình hay người tiếp xúc bệnh nhân.

K H A I T H Á C T IỀ N C Ă N KHÓ THỞ
Tiền căn hút thuốc lá và tiếp xúc với B iếu hiện lâm sàn g
chất độc hại? Khi bắt đầu? Khi kết thúc?
Khó thờ có thể cấp, mạn hay kịch phát
Bao nhiêu điều mỗi ngày (so pack-year).
Nơi làm việc? M ột tiền căn tiếp xúc đã qua Khó thở cấp
20 năm có thể giải thích một số dạng bệnh • Nguyên nhân khó thở cấp ở tré em và
phoi hay m àng phối. người lớn khác nhau.
Nơi lắp đặt hệ thống làm lạnh hay điều • 0 trẻ em nhiễm trùng đường hô hấp trên
hòa nhiệt độ. là nguyên nhân hay gặp.
C ư trú ngắn hạn tại một vùng đặc biệt • ớ người lớn. thường nhất là suy tim trái,
(cryptococus ờ tây nam H oa Kỳ hay thuyên tắc mạch phối (các mrớc Âu M ỹ
histoplasm osis ở nam và trung tây Hoa Kỳ) nhiều hơn), viêm phổi, tràn khí m àng
có thể gây ra bệnh giống lao. D u lịch mới phổi, tắc đường hô hấp. hen phế quàn.
đây tới Mỹ La tinh (blastomycosis Nam Mỹ).
Khó thở mạn
Thói quen cá nhân của bệnh nhân, lam
• Gẩu như luôn tiến triển, bất đầu là khó
dung thu6c tiêm m ách, quan hệ tình dục có
thở khi gắng sức sau này khó thớ cả khi
nguy cơ cũng có thể giúp phát hiện một số
nghỉ ngơi. Tim và phổi hay cả hai là
bệnh phổi.
nguyên nhân thường nhất và đôi khi khó
Sử dụng thuốc ức chế m iễn dịch có thể phân biệt.
gây ngộ độc hay bệnh nhiễm trùng phổi do
• Trong hen phế quàn: khó thờ thường
một số vi khuẩn. M ột số thuốc có khả năng
kèm ho và cò cừ.
gây ra tổn thương phổi như bleom vcine,
jdrqfurim toin, m ethotrexate. Thuôc ức chế • Hen tim do suy tim trái cấp: thường có
cơn kịch phát về đêm.
p có thể gây co thắt phế quàn. M ột số thuốc
thông thường như aspirine cũng có thể gây • Nhiễm nấm Aspergillus phế quàn phổi
tốn thương phải nặng (phù phối). thường cũng gây cơn khó thờ và khó thở
kịch phát về đêm.
Tiền càn gia đình là m ột đầu mối phát
hiện các bệnh lý như xơ nang, giảm 1- • ở vùng dịch tễ của sán m áng, cơn hen
antitrypsine, sạn phế nang, dãn m ạch m áu di xảy ra như là m ột giai đoạn di chuyển
truyền. cùa ký sinh trùng qua phoi.

66
Các hình thái cúa khó thỏ' yếu cơ hít vào làm giảm lực hít vào tối
Nói chung cảm giác khó thó có liên đa dẫn đến giảm v c và giảm TLC
quan đến cường độ cùa xung dộng hướng nhung FR C và RV thì không ảnh hưởng.
tâm từ các cấu trúc ờ lồng ngực (đặc biệt cơ Bệnh nhân với xơ hóa phổi lan tóa thớ
hô hấp) và từ các cảm thụ hóa học (trung nhanh hơn và duy trì thông khí phút cao
ương, ngoại biên, tại chỗ), ở bệnh nhân bệnh hơn người bình thường cà lúc gắng sức
phối, khó thớ xáy ra thường khi hô hấp bị trở và lúc nghĩ ngơi. Tăng công thờ và tiêu
ngại, cơ học hô hấp bất thường, phối không thụ ôxy dể thông khí. ở những bệnh
chun dãn bình thường, yếu cơ hô hấp và/hoặc nhân này, khó thở được cho là cố gắng
xung động của cám thụ hóa học gia tăng. c ủa cơ hô hấp dể thông k hí phoi cim g va
đê duv trì thể lích thông khí cao,
Khó thở trong bệnh phổi mạn
Bệnh lim mạn
Hai bệnh phồi thông thường được đề cập
ờ đây là bệnh phoi tắc nghẽn và bệnh phổi C ơ chế khó thờ thay đổi theo m ức độ
hạn chế. phoi có bị cứng hay không.
• COPD. G ồm viêm phế quàn mạn và khí • Phổi không bị cứng. K hó thớ xảy ra
phế thũng. Nhưng đa sô bệnh nhân rơi trong nhiêu loại bệnh tim m à không kết
vào nhóm giữa hai bệnh lý này (phối họp với sung huyết phối. Triệu chứng
họp viêm phế quán mạn và khí phế khó thở có lẽ liên quan tới cung lượng
thũng ờ các mức dộ khác nhau). Bệnh tim không đủ trong lúc gắng sức. Trong
nhân COPD bị các rối loạn về cơ học hô tứ chứng Fallot, khó thờ đôi khi nặng và
hấp, thể tích phối bất thường và rối loạn thường xuyên, giảm khi bệnh nhân ngôi
trao dôi khí góp phân làm tăng kích xổm.
thích hướng tâm. M ột người bình • Phổi bị címg. Khó thở xảy ra do ử m áu ớ
thường tiêu thụ 1 ml 0 2 cho một lít phổi. Thường xảy ra do suy tim trái và
thông khí phút, ó’ người COPD cần tới hẹp hai lá do tăng áp lực tĩnh mạch và
25 ml/phút. Sự cung cấp ôxy cho cơ hô m ao m ạch phoi dần đến phù nê m ô kẽ và
hấp làm việc quá mức gây mệt mỏi, suy phế nang, cứng phổi và kích thích thông
kiệt hô hấp đã gời tín hiệu lên não. khí thông qua thụ the J. Suy tim tím, xơ
• Hen phế quản. Cơ chế giải thích khó thờ phối và phù nề mô kẽ kéo dài góp phẩn
trong COPD cũng dùng cho hen phế làm cúng phổi phù nề niêm mạc khí -
quán. Tuy nhiên những cơ chế này phế quán làm tăng sức cản đường thờ.
không giải thích dược cảm giác nghẹt ờ Tình trang phối cứng và tăng sức càn
ngực. đường thờ làm tăng công hô hấp, tăng
tiêu hao năng lượng. G iảm ôxy máu
• Bệnh phoi hạn chế. Làm giảm thể tích
phối và khả năng khuếch tán, biểu hiện động m ạch, gắng sức làm nặng hun sung
bới giảm dung tích sống (VC) và giảm huyết phối dã thúc đấy khó thở. Nhịp
nhanh thường gặp nhưng không chịu
lồng dung lượng phổi (TLC) kết hợp vói
giám mức độ ít hơn cùa dung tích khí trách nhiệm cho khó thở. Cảm giác m ệt
mỏi thường kèm theo cung lượng tim
cặn chức năng (FRC) và khí cặn (RV).
thấp có the do giảm cung cấp ôxy cho cơ
Trong cấc nhóm bệnh cơ, ảnh hường chủ
hô hấp góp phẩn vào khó thớ.
67
Khó thở phải ngồi hô hấp bị suy yếu. Trong đcm vị săn sóc đặc
Tức là khi bệnh nhân nằm và khi thức biệt, thiết lập một lưu lượng và thể tích thở
dậy thì bớt khó thờ. Ngược lại khó thở phải không thích hợp có thể không đáp ứng nhu
nằm là khó thở xảy ra ờ tư thế ngồi và phải cầu thông khí của bệnh nhân và tạo nên cảm
nằm để bớt khó thở. Khó thờ phải ngồi là giác khó thở.
dấu hiệu ẩn cùa sung huyết phổi, m ột số Các kiểu thởbẩt thường
bệnh nhân COPD và hen cũng có khó thờ
Người binh thường thờ 12 - 15 lần/phút
khi nằm, do khó cử động lồng ngực phần
với thể tích lưu thông từ 400 - 800 ml,
dưới trong tư thế nằm.
thông khí phút > 5 1/phút, nhịp thở đều đặn,
Khó thở kịch phát về đêm hoạt động hô hấp không có sự cổ gắng.
Bệnh nhân khó thở phải thức dậy, ngồi Bệnh nhân viêm phồi thíiy, tần số và biên độ
dậy, hoặc đứng dậy để thờ, đổ m ồ hôi, m ở thở tăng cùng với tăng nhiệt độ cơ thể. Sự
toang cánh cửa để bớt cảm giác nghẹt thở, biến dạng lồng ngực cũng như béo phì quá
có thế nghe được tiếng khò khè giống hen mức làm giới hạn sự dãn nở lồng ngực làm
phế quản. M ột số ca xuất hiện phù phổi sau giảm thông khí phế nang. Suy yếu thần kinh
đó. Đôi khi COT1 tái phát nhiều lần trong đêm cơ như nhược cơ hay hội chứng Guillain
buộc bệnh nhân phải ngủ ngồi trên ghế. Barre cũng gây hậu quả tương tự.
Trong C OPD có nhịp thờ chậm thể tích
Hen tim
lưu thông lớn. Hình thái này có lẽ giúp giảm
Tiếng cò cử là do phù nề khí phế quản
thiểu công hô hấp, thớ môi chu ra là m ột thể
và thường đi kèm dấu hiệu của phù phổi dẫn
thờ áp lực dương.
đến tăng áp lực cả khi hít vào và khi thở ra
Bệnh phổi hạn chế có triệu chứng cùa
và giảm tính đàn hồi cùa phổi bằng 1/10
nhịp thờ nhanh và thể tích lưu thông thấp và
bình thường. Sau khi phục hồi, sức cản
có một ít cố gắng. Trong lúc gắng sức,
đường thờ và tính đàn hồi của phổi trở về
thông khí phút tăng bất thường và tần số hô
bình thường trù khi có di chím g xơ phổi
hấp tảng nhều hơn là thể tích lưu thông.
trước đó.
Suy yếu cơ hoành và cơ liên sườn làm
Khó thởừong thiểu máu
mất đi sự co thắt nhịp nhàng làm xuất hiện
Xuất hiện trong lúc gắng sức là triệu các kiểu thờ nghịch thường và đe dọa suy hô
chứng thông thường trong thiếu máu nặng hấp.
(Hb < 6 - 7 g/dl). Khó thờ trong thiếu máu
cấp thường hơn trong thiếu m áu mạn. Ngoài Thở Cheyne-Stokes
ra bệnh nhân luôn có cung lượng tim cao và Là kiểu thờ xen kẽ giữa giảm thông khí
kháng lực ngoại vi thấp (m ạch mạnh da ấm và táng thông khí. Trong trường họp điển
và thổi tâm thu). Bệnh sinh chưa hoàn toàn hình, giai đoạn ngim g thở kéo dài 15 -6 0
rõ rệt, có lẽ do cơ hô hấp không được cung giây sau đó là giai đoạn tăng thể tích lưu
cấp ôxy đầy đủ. thông với mỗi nhịp thở tới mức tối đa sau đó
giảm dần đến giai đoạn ngưng thờ. Lúc mói
Các bệnh ¡ỷ khác ngưng thờ, PaC Ơ 2 ờ mức thấp nhất. Khi
Khó thở trong bệnh lý thần kinh cơ có lẽ ngưng thở kéo dài, PaCC >2 tăng từ từ và kích
do tín hiệu vận động cao để tăng hoạt các cơ thích hô hấp. PaCC >2 tăng tiếp tục cho đến

68
khi tăng thông khí tối đa, sau đó thông khí HO
giảm dần đến khi ngưng thở lại xuất hiện. Là động tác thở ra mạnh mẽ giúp bào vệ
SaƠ 2 thay dối theo chiều ngựợc lại, cao nhất phổi chống lại sự xâm nhập và thúc đẩy dào
lúc bắt đầu, ngưng thờ thì hạ dần. Trong chu thải đàm và dị vật ra ngoài. Đó là một phàn
kỳ hô hấp, PaCC>7 thav đồi tóá-M -m mHg và xạ, nhưng không luôn luôn, xuất phát từ sự
SaƠ 2 thay đổi đến 18%. kích thích niêm mạc phế quản nằm giữa thanh
Trong bệnh nhân suy tim sung huyết, sự quản và các phế quản thế hệ thứ hai. M ột số
thay đổi hô hấp là do chậm tuần hoàn làm nguyên nhân nằm ờ tai ngoài, màng phổi.
khí máu tói trung tâm hô hấp ờ não ở pha Các kích thích có thể tạo ra ho gồm dị
trái ngược 180 độ với khí máu trong mao vật, chất tiết lót bề mặt niêm mạc, chất xuất
mạch phoi. Trong bệnh thần kinh, thớ tiết do viêm trong dường hô hấp hay nhu mô
Cheyne-Stokes có thể do rối loạn vùng trên phôi, một tổ chức mới xuất hiện, dị vật, một
hành tủy đặc biệt ờ bệnh nhân có tổn thưong áp lực tác động lên thành phế quàn.
phá húy vùng. M ột số hiếm trường hợp như
Ho là một hoạt dộng tự ý hay không tự
trẻ em, người già khỏe mạch và ớ cìộ cao,
ý, hay kết hợp cả hai. Có ba nhóm kích thích
thuốc ức chế hô hấp (m orphine), tăng áp lực
tạo ra ho không tự ý: cơ học, viêm và tâm
nội sọ, tăng urê huyết, hôn mê.
lý. ,
G iả thuyết về sự ức chế trung tâm hô
• C ơ học: chất kích thích (khói bụi), xoắn
hấp là sai lầm, vì người ta chứng minh rằng
đường thở do xơ phổi hoặc xẹp.
đáp ứng hô hấp đối vói hít C 0 2 cao hơn bình
thường. Kiềm hô hấp xảy ra thường xuyên • Viêm: thường nhất.
và PaCC >2 vẫn nhó hon bình thường ngay cá • Tâm lý: ho khan liên quan tới lo lắng,
thời kỳ ngưng thờ và tăng thông khí. stress tâm lý có thể làm nặng thêm ho do
bệnh thực thể.
Thở Kusmaul
Ho trongjviêm-phể-quán-6ap4huòiiigJrết
Đặc tnm g bởi thể lích lưu thông lớn và
hạp váLcàm _giác nóng sau xương ức. Ho
nhanh đến nỗi không có thời gian dừng giữa
trong viêm thanh quản cấp thường kết họp
các nhịp thớ. T h ớ K ư ssm au l x á y ra h n p p
với khò khè đau họng. Lao thanh quản đau
toan chuyến hóa nănp.
khi nuốt và bang chứng rõ rệt cùa lao phối.
Các kiểu thớ bất tlurờng khác Hen ho kèm theo khó thờ thì thở ra do tấc
• Thó' ngáp là đặc tính cùa thiếu ôxy não nghẽn hô hấp.
nặng. Ý nghĩa cứa ho được làm rõ qua bối
• T hớ không đều, hít vào nhanh kết hợp cánh lâm sàng và được xem xét là cấp hay
với ngửa cồ và thời kỳ ngim g kéo dài mạn, ho khan, khạc đàm kéo dài bao lâu, triệu
vào thì thớ ra. Tlurờng thấy trong chứng toàn thân và triệu chứng kèm theo.
choáng hay bệnh cánh có giảm cung • Ho khan kèm nhầy mũi, đau họng, suy
lượng tim nặng. nhược thường là triệu chứng của nhiễm
• Tăng thông khí thường thấy trên bệnh siêu vi đường.hô hấp trên.
nhân lo lắng m à không có bệnh lý phổi. • Bệnh nhân hen thường bắt đầu bằng ho
và khò khè.

69
B ản g 6.1: N guyên nhân và đặc điểm của ho

NGUYÊN NHÂN Đ Ặ C T ÍN H H O
N hiễm tru n g phổi cấp

Viêm khí phế quản Ho kèm đau họng, chảy mũi, mắt
Viêm phổi thùy Nhiễm trùng hô hấp trên, ho khan và đau ngực cho
đến ho đàm.
Phế quàn phế viêm H o khan và ho đàm , thường bẳt đầu như viêm phế
quản cấp.
Viêm phồi do M ycoplsm a, Virus Ho kích phát, đàm nhẩy hoặc vướng m áu, kết hợp với
hội chúng giả cúm
Bộc phát VPQM Ho đàm nhầy, đàm mủ
N hiễm trù n g m ạn tín h ở phổi
VPQM Ho đàm > 3 tháng /nám , 2 năm liên tục
Dãn PQ Đàm m ủ, nhiều, hôi thường từ khi còn trẻ, đàm có
phân lớp
Lao hoặc nấm Ho kéo dài nhiều năm nhiều tháng, thường đàm
vướng máu.
V iêm n h u m ô phổi
Thâm nhiễm và xơ hóa kẽ Ho không đàm , ho kéo dài.
H út thuốc lá Kéo dài thường vào buồi sáng, ít đàm
K hối u
K phế quản H o khan hay có đàm nhiều tuần, nhiều tháng, ho ra
m áu lượng ít
K tế bào phế nang Ho khan hay có đàm nhiều tuần, nhiều tháng, ho ra
máu lutm g ít. Đôi khi đàm nhiều, loãng.

u lành đường hô hấp H o khan, đôi khi ho máu


u trung thất H o và khó thờ do chèn ép
Phình động mạch chù H o mạnh
Dị vật
Ngay khi hít, còn trong đường hô hấp Ho và ngạt
Khi dị vật kẹt ờ đường hô hấp dưới H o khan kéo dài và ran khu ư ú
T im m ạch
Suy tim trái H o tăng khi nầm , kèm theo khó thở tăng
Nhồi máu phổi H o, ho m áu, TDM P.

70
• Bệnh nhân hut Ilmốc lá, phế quán bị kinh hướng tâm cùa dường hô hấp dối vói
viêm mạn lính, thay dối tính chất đàm từ các neuropeptide dược dự trữ trong sợi than
ho khan sang ho khạc đàm có ý nghĩa kinh này. Thần kinh phế vị mang xung dộng
nhiễm trùng hô hấp trên hay viêm phổi. không những tít thanh quản khí quản, khí
• Ung thư phế quản có thổ biếu hiện với quán, phế quản m à còn từ màng phổi và dạ
ho khan kéo dài và cường dộ tăng và còn dày. Các thụ thế thường khu trú ỏ' thanh
kết hợp vói triệu cliírng toàn thân khác quán, và giảm mật độ à các đường dẫn khí
như{JụĩcỊỊn) và không có ở các phế quàn xa. Thần kinh
họng - thanh quản mang kích thích lừ thanh
• Đôi khi ho do chèn ép từ ngoài do u kín
quán, thần kinh sinh ba mang kích thích từ
đáo, chi phát hiện bang C T Scan, mũi và các xoang cạnh mũi, thần kinh hoành
• Cần luu ý từ ho khan và ho không khạc dàm mang kích thích từ màng ngoài tim và cơ
(bệnh nhân ho có đàm nhung nuốt di). hoành. Đường vận dộng thì nhiều hon gồm
• Ho khạc đàm mủ là một chi diếm cùa không nhũng thần kinh sọ và thần kinh
nhiễm khuẩn hô hấp. Ho dàm 1'ỉ sét hoành rnà còn thần kinh cơ liên sườn và các
thường trong viêm phôi phế cầu, dàm Cữ hô hấp phụ.
rnàu vàng cam do viêm phôi do Hiệu quà cùa ho bị ảnh hướng m ạnh bới
Klebsiella. Đàm cũng có máu nhung thế tích phối:
màu dỏ tươi, trong hơn, dính hon đàm • Phàn xạ ho có thể bị chặn đứng bằng
trong viêm phối phế cầu. Đàm m ù thối cách cất một (rong các giai doạn trong
là dấu hiệu cùa viêm phối ky khí thường
chuỗi phản xạ.
do Strepiococci hay Ihuieroides. Ho
• Các thụ thế kích thích có thể bị tốn
khạc đàm núi kéo dài xáy ra trong viêm
thương do phá húy tại chỗ (dãn phế
phế quản mạn, dãn phế quán và m ột số
quán) hay giảm sự nhạy bén bới thuốc
bệnh lý nung mít khác. Dàm nhầy là hậu
gây nghiện hay thuốc gây mê.
quà cùa kích thích phế quản kéo dài.
• Đáp im g phàn xạ có thể bị tôn thương do
C o 'ch ế ho bệnh thần kinh. M ớ khí quản làm triệt
Động lác ho bao gồm dộng lác hít vào tiêu sự đóng thanh quản, làm giảm áp
nhanh, dóng nắp thanh quản, co thất co thó' suất dinh trong lồng ngực. Co that cơ hô
ra ớ ngực và bụng, tăng dột ngột áp lục hấp bị giâm trong bệnh lý thần kinh cơ,
trong phổi và màng phổi, mớ nấp thanh yểu cơ hay già.
quán dột ngột và tống một luồng không khí Nói chung, nếu bệnh nhân đạt dược áp
ra ngoài. Áp lục cao trong lồng ngực > 100- suất thờ ra tối da > 60 cm H 2O, lưu lượng
200 mmHg, làm táng vận tóc cúa dòng khí dinh sẽ dủ để lạo ra động tác ho có hiệu quá.
qua dường hô hấp và tạo nên tiếng ho. Các
kích thích hướng tâm từ các thụ thể di H ậu q u à về tu ầ n h o àn
chuyển về thần kinh trung ưong qua các dây Tăng áp lục lồng ngực khi ho có tác
thần kinh phe vị, thanh quàn thần kinh sinh dụng rõ rệt trên tuần hoàn, Tuy nhiên, lăng
ba và thần kinh hoành. áp lực trong lồng ngực kèm tăng áp lực
0 người ho khan kéo dài chưa rõ nguyên ■ trong mạch m áu VÌ1 dịch não tủy bằng nhau,
nhân, có lè do tăng nhạy cảm cùa các thẩn liên áp lục tác dộng trên các mạch máu tim

71
phổi và các cơ quan sinh tồn khác không bị trong việc khu trú vị trí chảy m áu, đặc biệt
ảnh hường. nếu X quang phát hiện có tồn thươ ng ở hai
T ăng áp lực trong lồng ngực kèm theo bên phổi. Đôi khi nghe đirợc ran ở bên phổi
dân m ạch phản x ạ cùa động m ạch và tĩnh chảy m áu. Khạc ra cục m áu đông chứ ng tỏ
m ạch toàn thân và cả hai tác dụng này ỉàm m áu đã lưu lại tro n g phổi m ột thời gian.
giảm cung lượng tim . ở bệnh nhân tâm phế V iệc tìm kiếm và xác định vị trí chảy
và suy tim phải, ho cản trở m áu về tim làm m áu đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc, đo
giảm quá tải tim m ạch và làm giảm được sự đó phụ thuộc vào từng ca cụ thế. V í dụ hiếm
tống m áu. khi tìm được vị trí chảy m áu trong viêm phế
quản cấp, viêm phối h ay nung m ủ phế quản
Ngất sau ho gà
phổi,
D o ho m ạnh và lâu hơn bình thường.
H o ra m áu trước tuổi trung niên thường
N gất thường phát triển trong vài giây sau đợt
do hẹp hai lá, lao, viêm phổi hoặc dãn phế
ho kịch phát và chấm dứt khi ho ngưng. Ý
quản. Sau 40 tuồi nguyên nhân thường là
thức phục hồi không để lại di chử ng trừ khi
ung thư phế quản và ỉao. Bệnh nhân có điều
bệnh nhân té và chấn thương trong lúc ngất.
kiện thuận lợi n h ư dung thuqc ngửa thai-hay
N gất dofhõ"ga)gần như luôn luôn xảy ra
s u y jm m a n cầnd ư u Ỷ nhồi m áu phồj>
ở nam , có lẽ nam tạo ra áp ỉực trong ngực cao
hơn và giảm cung lượng tim nhiều hơn ở nữ. Ung thư phế quản
ở bệnh nhân suy tim nặng không bị H o ra m áu rất thường gặp trong ung thư
giảm huyết áp sau ho gà, cũng không bị ngất phế quản và đặc biệt lưu ý nguyên nhan này
sau ho (ngất sau ho có lẽ ở ngư ời có tuần ở bệnh nhân 40 - 60 tuổi. K h ả năng này
hoàn tốt và với phản xạ toàn vẹn). càng gia tăng nếu có tiền căn hút thuốc lá.
Đ ể ho ra m áu xảy ra thì tồn thương phải
HO RA MÁU thông với đường thở. Thường nhất, chảy
H o ra m áu thay đồi từ đàm vấy m áu tới m áu là hậu quả của loét do u xâm lấn, đôi
m áu đơn thuần. Điều-dầuO iên phải xác định khi do hoại tử, do viêm hay áp xe trong phồi
l ^ l a j m ấ t . p h á t đ ư ò n ^ J i ữ J i ấ p j l ư á i . Khi sau chỗ tắc nghẽn. H o ra m áu hiếm khi là
m áu chảy ra từ m ũi họng, hít vào và sau đó biến chứ ng của u di căn phoi.
ho ra. Cần phân biệt ho ra m áu và ói ra m áu. Ư lành tính cũng gây ho ra m áu ví dụ
M áu từ đường hô hấp có m àu đỏ tươi, lẫn như carcinoid phế quản, có triệu chứ ng chảy
đàm bọt và có pH kiềm , và có đại thực bào m áu khó cầm.
phế nang chứ a hem osiderine. M áu từ đường
N hiễm trù n g
tiêu hóa thường sẫm , pH acid, có m áu cục
Ho ra m áu có thể đi kèm với m ột nhiễm
và thường xảy ra trên bệnh nhân có tiền sử
trùng nặng ở đtrờng hô hấp. H iếm xảy ru
bệnh dạ dày. c ầ n loại trừ bệnh toàn thân
trong viêm phôi do virus h ay do vi khuẩn
như hội chửng G oodpasture hay bệnh u hạt
thông thirừng. T hư ờ ng gặp trong viêm phổi
W egener.
sau chỗ tắc do ung thư phế quản hay viêm
Khi đâ xác định cháy m áu có nguồn gốc phồi do Staphylococci, Influenza hay
ở phổi, cần xấc định vị trí chảy m áu trong Klebsiella. Viêm phổi do phê cầu, có đầm
phổi. Đỏi khi bệnh nhân có thể giúp ích ta lúc đầu m àụ rỉ sét nhưng dôi khi vấy máu

72
hay máu rõ rệt. Viêm phổi do Staphyloccoci phối đàm có màu trắng hồng và có bọt,
máu thường lẫn với mủ. Viêm phổi do thường không khó để nhận diện một suy tim,
Klebsiella, đàm máu giống màu vàng cam. Thuyên tắc phổi, huyết khối gây ho ra
M áu tươi thường trong áp xe phổi, trong máu chi khi kết hợp với nhồi máu. Ho ra
đó máu trộn lẫn với một lượng mủ thối. máu cùa nhồi máu phối thường kết họp với
Trong hoại tử phối, máu kết họp với tồ chức đau ngực kiểu m ảng phối và thường với tràn
phôi hoại từ. dịch m àng phôi lượng ít do nhồi m áu ở vùng
Ho ra mấu trong dãn phế quàn thường là ngoại biên.
m áu m ới, hiếm khi đe dọa tính mạng nhưng Hẹp hai lá khít đôi khi được biểu hiện
hay tái phát và có khuynh hướng ngưng tự bới một đạt ho ra m áu tươi, nhiều khổ kiểm
nhiên. Nhiễm nấm phối cũng gây ra ho ra soát. Nguồn chày máu là các tĩnh mạch phế
máu. Bệnh nấm thường gây ho ra máu là quàn dưới niêm mạc tăng sinh rất nhiều trong
cục nấm cư trú trong một hang lao đã lành, bệnh này. Ho ra máu lượng lớn trong hẹp
trong vùng dãn pile quàn, trong một di hai lá là m ột cấp cứu nội khoa và có chì định
chứng kén của sarcoidosis. Aspergillus là tác phẫu thuật để giảm tẳc nghẽn van hai lá.
nhân thông thường. Ho ra máu trong lao Nguyên nhân khác như phình động
thường là hậu quà cùa một quá trình hoại từ mạch chủ ăn vào đường hô hấp, có thể gây
liên tục và viêm loét hay do dãn phế quản. ngạt thở do vỡ, dò động m ạch-tĩnh mạch với
Nguồn chày máu thông thường nhất là hang đường hô hấp nhỏ gây chảy m áu khó cầm.
lao đang tiến triển, N hưng ngày nay lao phối
tiến triên là nguyên nhân thường gặp hơn Chấn thương
hang lao. Neu lao gây biến chứng dãn phế Gãy sườn dập phổi, hoại từ niêm mạc do
quàn thì ho ra máu trở nên phiền phức và hít khói độc, rách khí phế quản, vết thương
dai dăng. do hỏa khí. Đôi khi rách niêm mạc do ho
Hội chứng thùy giữa thuủng kết họp với mạnh, ngay sau khi cắt bó phổi hay vài tuần
ho ra máu, do tăc nghèn m ột phần hay hoàn sau (tái phát u, m ô hạt, vết khâu phế quản).
loàn phế quán thùy giữa phái gây xẹp và, Nguyên nhan khác
hoặc viêm phối thùy giữa. Sự tấc nghẽn này Đôi khi rất khó xác định. H o ra m áu kèm
thường do sẹo và hoặc viêm hơn là tẩc chu kỳ kinh, dị vật, các 0 calci hóa hoặc là
nghèn vật lý do hạch to, Nguyên nhân trong nhu mô hoặc là trong hạch đôi khi gây
thường do nhiễm trùng trong dó có lao. ra ho ra máu do loét vào trong phế quản.
Ho ra máu cũng có thể là biến chứng cúa Bệnh chảy m áu, nhất là xuất huyết giảm tiểu
áp xe phồi do am ibe thứ phát từ áp xe gan, cầu và bệnh ưa chày m áu, điều tri kháng
và đàm có m àu chocolat. c,
đông, giảm vitamin Hqi. chứng Goodpasture^
Bệnh tim mạch hem osiderin chưa rõ nguyênTiHaỡ
Sung huyêt phối và phù phối đôi khi tạo
TÍM
ra đàm vướng máu. Trong sung huyết phổi
mạn do suy tim trái hay hẹp hai lá. Đại thực Xảy ra do tăng Hb khứ trong máu. Tím
thường quan sát rõ nhất ờ dái tai, môi và
bào phẻ nang thường chứa hem osiderin (tế
móng. 0 bệnh nhân da đen, m àng niêm mạc
bào suy um ). Trong sung huyết nặng và phù
và kết mạc là nơi quan trọng để khám tím.
73
Ngoại trừ lưu lượng m áu qua da chậm như trộn cực kỳ thấp, như trong bệnh tim
trong suy tim, tím tái ám chỉ giảm ôxy máu bẩm sinh và suy tim nặng.
động m ạch. Tím tái không có trong ngộ độc • Đ a hồng cầu thứ phát thường góp phần
CO hay thiếu m áu nặng trong đó nồng độ vào tím tái.
ôxy trong máu động m ạch cực kỳ thấp. Sự
• Đôi khi ta thấy có tím tái ớ một vùng như
hiện diện các sắc tố khác trong máu như MetHb
trong còn ống dộng mạch với dào shunt,
hay bilirubin, làm khó phát hiện tím tái.
chi dưới tím tái, chi trên bình thường.
Tăng Hb khứ trong m ao m ạch là do
không cung cấp đủ O 2 cho m áu động m ạch, T ím tái do các sắc tố b ấ t th ư ờ n g tro n g m áu
lấy quá nhiều ôxy ờ m áu m ao m ạch (khi M áu của M etHb có màu nâu chocolat,
tuần hoàn qua m ột vòng chậm lại do m ạch, do quang pho kế phát hiện được sắc tổ đặc
hay kết hợp cả hai. Tím xuất hiện khi Hb trưng. PaO i bình thường. Nguyên nhân
khứ đạt 5 g/dL. M etH b có thể do di truyền (hiện diện HbM
trong m áu hay thiếu M etHb reductase hay
T ím ngoại biên
gặp hom), do tiếp xúc hóa chất như chất màu
• T hứ phát từ sự lấy đi nhiều ôxy khi máu aniline, chlorates, nitrate, nitrite, do dime;
qua m ao mạch ngoại biên. thuốc như acetanilides, nitroglycerine,
• N guyên nhân thường nhất là giảm cung phenacetin, prim aquine. N itrate là nguyên
lượng tim kết họp với co m ạch ngoại nhân thông thường của M etH b. N itrate bị
biên. Không những tay chân m à còn đầu khử thành nitrite bời vi khuẩn đường ruột.
mũi cũng trờ nên tím trong suy tim nặng. D ùng quá nhiều nitroglycerines, nitrate hữu
Thực tế, trong trường hợp suy tim không cơ dẫn đến M etHb.
điều trị được, hoại từ đôi khi phát triển ờ Trong M etH b, ion sắt hai bị oxid hóa
đầu mũi. thành sắt ba làm H b không gắn dược với Ơ 2
• Co mạch ngoại biên (như trong hội hoặc CƠ 2. M etH b được thành lập liên tục
chứng Raynaud) tự nó cũng tạo ra tím ở trong hồng cầu bình thường nhưng dược giữ
niêm mạc dưới móng. ờ mức thấp <2% do cơ chế khử trong tế bào.
Nồng độ cao M etH b do bất thường di truyền
T ím tro n g bện h phổi
(giảm M etH b reductase) hay do tiếp xúc với
• Bệnh nhân viêm phế quản m ạn hay khí
thuốc, hóa chất làm tăng vận tốc oxide hóa
phế thũng có rối loạn V/Q gây thiếu ôxy
vưọt quá khả năng khử của hồng cầu.
trong máu động m ạch trong m ột số bệnh
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào nồng
nhân.
độ trong m áu, nồng độ M etH b 10 -2 5 % gây
• Nguyên nhân khác gây giảm ôxy máu
tím tái không triệu chứng, khi > 25% gây
động mạch là giảm thông khí phế nang ờ
chóng mặt, mỏi m ệt và nhức đầu.
bệnh nhân có phổi bình thường.
D o M etH b reductase bình thường và
T ím d o h ò a lẫ n m áu tĩn h m ạch N A D H được tạo ra trong quá trình ly giái
• Bệnh nhân có shunt P-T trong tim , tím glucose hiếu khí, điều trị không cần thiết tàr
tái là do trộn lẫn máu động tĩnh m ạch. khi xảy ra biểu hiện nặng (dau ngực, lơ mơ,
• Hậu quà cùa trộn lẫn m áu tĩnh m ạch nổi hôn m ê). Bleu m ethylene 1-2 rng/kg nồng
bật nếu nồng độ ôxy của m áu tĩnh mạch độ 1% tiêm mạch trong 5-10 phút. Tím tái

74
sẽ biến mất tron? vòn? 1 giò'. Nếu không, sự phân bố thần kinh cồ 8 và thần kinh ngực
lập lại một liều khác. Liều cao hom có nguy 1 và 2, hội chửng Horner, phá hủy xương và
cơ làm nặng lên nguy cơ cùa MetHb. teo cơ tay.
Đau do tim
ĐAU N G Ự C
Đau do thiếu m áu cơ lim, đau do viêm
Ngoài nguyên nhân tim m ạch, cám giác
m àng ngoài tim. Đau do viêm m àng ngoài
đau ngực có thể xuất phát từ nhiều vị trí khác
tim thường nặng lên khi thớ sâu và hầu như
nhau trong lồng ngực như m àng phối, phồi
di kèm theo cọ m àng ngoài tim đồng thời
và thành ngực, hồi lưu (lạ dày thực quán...
với nhịp tim. Hội chứng sau m ớ màng ngoài
Hau ngục do bệnh màng phổi tim gồm đau ngực trong vài ngày tới vài
Đau xuất phát lừ m àng phối thành. tuần sau m ở m àng ngoài tim. Đau thường
M àng phôi tạng không tạo cảm giác đau. đột ngột sau xương ức lan lên cồ trái thưqpas
Ngược với đau sâu, kiểu bóp ngẹt sau xương tăng khi thở sâu, kèm theo sốt nhẹ vầ.ỵ$~
ức cúu nhồi máu cơ tim, dau m àng phối gần tăng. Đau ngực cũng là triệu chứng sau mổ
thành ngực, dau tăng khi hít vào do kéo ghép tim.
căng màng phối thành bị viêm. Đau thường Đau ngục do bệnh lý khác
khu trú đôi khi lan theo thần kinh liên sườn
Đau do bệnh lý thực quán, bóc lách dộng
chi phoi vùng bị ánh hưởng. Sự kích thích
mạch chú, viêm khóp sống cổ, u di căn cột
màng phối vùng hoành do viêm dưới hay
sống ngực thường đau đối xứng hai bên,
trên cơ hoành thưòng gây đau vai cùng bên
zona gây đau một bên dọc theo thần kinh
dôi khi đau lan xuống bụng.
liên sườn. L è lẳng có thể gây ra đau hay
Đau do bệnh lý phồi tăng cường dộ dau. Đau do lo lắng thướng
Thường do viêm khí quàn và viêm khí kèm theo khó thờ và tăng thông khí. Không
phế quàn. L)au có cám giác nóng rát và ổn định vận mạch có thề kèm theo đố mồ
Ihưòng (ang k h i h S* Thường kết hụp với hôi tay, đỏ mặt, nhịp nhanh và đau ngực.
nhiễm trùng hô hấp trên. Đau ngục do tăng
áp động mạch phối thường không có khi SỚT
nghi và xuất hiện lúc gắng sức dau vùng sau ở bệnh nhân bệnh phoi, sốt thường,
xương ửc và luôn luôn kết hợp với khó thớ nhung không luôn luôn kèin theo, nhiễm
và thường giảm tức thì khi ngưng gắng sức. trùng. Khi bệnh phoi mạn tính, như viêm
Đau thường lầm với dau thắt ngực dến khi phế quản mạn hay khí phế thũng, một đợl
tăng áp phôi dược phát hiện. viêm phế quán cấp thường kèm theo sốt nhẹ,
mặc dù đàm trờ thành mù. Các bệnh lý
Đau thành ngực
nhiễm trùng hô hấp đặc biệt lưu ý đến triệu
Đau cơ xương thành ngục cũng tăng khi
chứng toàn thân, X quang ngực, công thức
thớ sâu nên dễ nhầm với đau m àng phổi. máu, vs, xét nghiệin đàm . Lao kê lúc ban
Đau lăng lên khi thay dổi tư thế hay gấp dầu đôi khi không phát hiện trên X quang.
lồng ngực. Đau xương sườn dựa vào bệnh Ung thư cũng thường kết hợp với sốt do
sứ chấn thương và có điểm đau và liếng lạo nhiễm trùng sau chỗ tắc nghẽn hay hoại tứ
xạo tại xương gây. Ép tay vào lồng ngực, khối u. M esotheliom a cũng thường kết họp
đau tăng. Đau do u đinh phối, đau dọc theo
75
với sốt và thường thuyên giảm khi cắt khối alveolar proteinosis, hem osiderines phổi
u. Viêm phổi dị ứng ngoại sinh đôi khi kết nguyên phát và vi sạn phế nang.
với sốt cùng như các triệu chứng hô hấp sau
khi tiếp xúc vói kháng nguyên. Ngược lại, T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
sarcoidosis phổi hiếm khi có sốt trừ trường 1. Respiratory Medicine, thirth edition, 2003.
hợp lan rộng ra ngoài phổi hay xuất hiện hồng 2. Principle of internal medicine, 16th edition,
ban nút. Pneum oconiosis không kèm theo 2005.
sốt trừ khi có biến chứng hoại từ ờ giữa 3. The Merck Manual, eighteenth edition,
vùng xơ hóa kết khối hay lao phổi chồng lên. 2006.
4. History taking and physical examination,
Những bệnh phổi lan tỏa không kết hợp Greenberger.
vợi sốt là xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân,
lym phangitic carcinom atosis, di căn phổi.

76
CÂU HỞI Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Khó thớ trong bệnh phối tắc nghẽn mạn tính:


A. Khó thờ thì thờ ra là chủ yếu.
B. Khó thỏ'thì thờ vào là chu yếu.
c. Thường gây khó thở cà hai thì hít vào và thở ra.
D. Thường kích phát sau gắng sức.
E. Thường sau khi hút thuốc lá.
2. Phân biệt khó thờ trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn và bệnh phổi hạn chế:
A. Bệnh phối hạn chế gây khó thở cả hai thì hít vào và thờ ra.
B. Bệnh phối tắc nghẽn gây khó thờ chủ yếu thì thớ ra.
c. A và B đúng.
D. Cả A và B đều sai.
E. Nhịp thở Kussm all là đặc trưng cho bệnh phổi tắc nghẽn.
3. Đau ngực kiêu m àng phối:
A. Đau nông và lan ra xung quanh.
B. Đau khu trú và tăng khí sâu hay thở mạnh.
c. C o chế đau do viêm m àng phổi thành và m àng phổi tạng.
D. Nguyên nhân có thể do bệnh nhu mô phổi.
E. Chỉ có B và D đúng.
4. Phân biệt đau ngực do nguyên nhân tim mạch và hô hấp dựa vào:
A. Đau ngực do tim tăng khi hít sâu hay thờ mạnh.
B. Đau ngực do bệnh tim chi xảy ra sau gắng sức.
c. Đau ngực do bệnh tim xây ra thường sau con tăng huyết áp.
D. Đau ngực do bệnh phối đôi khi tăng khi ho.
E. Đau ngực do bệnh phối thuòng giảm sau khi ngậm nitroglycerin.
5. Định nghĩa ho ra máu:
A. M áu chảy từ đường hô hấp.
B. M áu cháy từ đưòng hô hấp dưới,
c. M áu chảy từ đường hô hấp trên.
D. M áu chảy từ bệnh lý cùa nhu mô phoi.
E. Cà 4 câu trên đều sai.
6. Ho ra máu do nhồi m áu phối:
A. Thường xảy ra trên bệnh nhân dùng thuốc kháng đông.
B. Xảy ra trên bệnh nhân dùng thuốc ngừa thai,
c. Luôn luôn đe dọa tính nựmg.
D. Thường dí kèm vói cục máu đông trong nhĩ trái gây tắc mạch phối.
E. Thường chi ho ra máu lượng ít.

77
7. Tím xuất hiện khi Hb khử:
A. > 5 g/dl-
B. > 50 g/dl.
c. > 0,5 g/dl.
D. > 500 g/dl.
E. Tất cả sai.
8. Tím do suy tim phải là loại:
A. Tím trung ương.
B. Tím ngoại biên.
c. Tím với sự gia tăng metHb.
D. Cả 3 đúng.
E. Cả 3 sai.
9. Ho đàm mủ thường xảy ra trên bệnh nhân:
A. Bệnh nhân COPD.
B. Bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn,
c. Bệnh nhân ung thư phổi áp xe hóa.
D. Bệnh nhân hen phế quản.
E. Bệnh nhân dị ứng đường hô hấp.
10. Sốt, ho đàm mủ kèm đau ngực kiểu màng phoi:
A. Do viêm màng phoi mủ.
B. Do viêm phoi.
c. Do thuyên tắc phối.
D. Cả 3 đúng.
E. Cả 3 sai.

ĐÁP ÁN
1A, 2C, 3E, 4D, 5B, 6B, 7A, 8B, 9B, 10B

78
CÁC HỘI CHÚNG LÂM SÀNG HÔ HẤP
Lê K hắc Bào, N guyễn T h ị Tổ N h ư

M Ụ C T IÊ U
1. Giúi thích CƯchế bệnh sinh hình thành các hội clúmg lâm sàng hô hấp.
2. Liệt kê cức triệu chúng cùa các hội chúng lãm sàng hô hấp.
.1 Liệt kê các nguyên nhân cùa cúc hội chừng lâm sàng lìô hấp.
4. Biết cách khám phát hiện các hội chứng lâm sàng hô hấp.
?. Biét cách biện luận nguyên nhân các hội chứng làm sàng hô hấp.

ĐẠI C Ư Ơ N G gọi là “nguyên phát” khi xuất hiện trên phối


Hội chúng lâm sàna. hô hấp bao gồm tập hoàn toàn “khóe m ạnh” trước đó; TK M P
họp các triệu chửng thực thể sò', gõ và nghe dược gọi là “thứ phát” khi xuất hiện trên
khi khám hô hấp. Sở rung thanh: tâng hay phổi đã có bệnh lý trước đó như lao phổi,
giỉiin: Gõ: đục hay vang trống; Nghe rỉ rào bệnh phoi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn,
phế nang: giảm hay mất. Các triệu chứng dãn phế quàn. TK M P nguyên phát có thể lự
thực thề đi kèm khác, mặc dù không được nhiên hay không tự nhiên và tương tự như
dế vào danh sách các triệu chứng hình thành vậy TK M P thứ phát cũng có thể là tự nhiên
nên hội chứng lâm sàng hô hấp, rất quan hay không tự nhiên.
trọng giúp chan đoán nguyên nhân cùa hội
chứng lâm sàng hô hấp. Ví dụ hội chửng ba T R IỆ U C H Ủ N G C Ủ A C Á C HỢI
giảm lồng ngực trái kết họp với triệu chứng C H Ú N G L Â M SÀ N G H Ô H Ấ P
thực thề nhìn - lồng ngực bên trái căng
phồng ít di dộng và khí quản bị đẩy sang HỘI CPIỦNG B A GIÁM
phải - là chứng cử cho thấy nguyên nhân cùa • Triệu chứng chính: (1) rung thanh giảm
hội chứng ba giám này rất có thê là do tràn + (2) gõ. đục + (3) rì rào phế nang
dịch màng phối trái lượng nhiều. giàm /m ất.
Hội chứng lâm sàng hô hấp thưởng do « Triệu chứng đi kèm:
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. V í dụ ■ Nhìn - sờ: lồng ngực bên tổn thương
hội chứng đông dặc ở nừa dưới phoi phài có căng phồng ít di động, khí quản,
thế do viêm đáy phoi phải, xẹp đáy phối m óm tim lệch về bên dối diện trong
phái hoặc u nhó thùy dưới phoi phái. Tràn trường hợp nguyên nhân của hội
khí màng phối (TKM P) được gọi là “tự chứng ba giảm là tràn dịch m àng
nhiên” khi không do chấn thương hay một phối lượng nhiều.
yếu tố thúc đẳy gây tràn khí rõ ràng nào;
• Nghe: T iếng thoi màng phoi, tiếng
TK M P “không tự' nhiên” nhằm ám chi dến
dê kêu, tiếng ngực thầm khi nguyên
TK M P xảy ra sau chấn thương hay can thiệp nhân của hội chứng ba giảm là tràn
thú thuật phẫu thuật trước đó. TK M P sau dịch m àng phổi ớ m ức trung bình
can thiệp thủ thuật, phẫu thuật được gọi là hay nhiều.
TK M P do thầy thuốc gây ra. TK M P được

79
• Lưu ý: được tiếng thổi hang, tiếng òng ọc khi
■ Hội chứng ba giàm trong phần lớn ho thì ta gọi đây là hội chímg hang
trường hợp do tràn dịch màng phổi “không điển hình”.
nên còn có tên gọi khác là h ộ ic h ím g
ừ à n dịch m àng phôi. HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỐI

■ Tuy nhiên không phải mọi hội chímg • Triệu chứng chính: (1) rung thanh mất +
ba giảm đều do tràn dịch màng phối. (2) gõ vang trống +(3) rì rào phế nang
mất.
HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC • Triệu chứng đi kèm:
• Triệu chứng chính: (1) rung thanh tăng + ■ Tiếng thổi vò, tiếng thổi bình kim khí:
(2) gõ đục + (3) rì rào phế nang tiếng nói và tiếng ho khi nghe phối
giảm/mất. có âm sắc như khi nghe tiếng nói, ho
• Triệu chứng đi kèm: vào một bình kim loại khi nguyên
nhân gây hội chứng tràn khí màng
■ Nhìn - sờ: lồng ngực bên tồn thưcmg
xẹp, ít di động; khí quản, mòm tim phối là tốn thương phế quản phổi
lệch về bên tồn thương trong trường hình thành lỗ dò phế quản màng phải.

hợp nguyên nhân hội chứng đông ■ Dấu lép bép dưới da khi tràn khí
đặc là xẹp phổi. màng phổi kết họp tràn khí dưới da.
Tiếng gõ màng phổi khi tràn khí
■ Nghe: tiếng th ổ i ống, tiếng vang p h ế
quản, ran n ể hoặc ran ẫm ờ vùng màng phổi kết họp tràn khí trung
thất.
tồn thương,
• Lưu ý: hội chứng tràn khí màng phối +
• Lưu ý: hội chứng đông đặc + triệu
tiếng thổi bình kim khí còn được gọi là
chứng co kéo trong phần lớn trường họp
h ộ i chứ ng bình kim khí.
là do xẹp phổi nên còn có tên gọi khác là
hội chíeng đông đặc co kéo hay hội
chứng xẹp phổi. HỘI CHỦNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG HÔ
HẤP DƯỚI

HỘI CHỨNG HANG • Tắc nghẽn đường dẫn khí lớn ngoài lồng
• Triệu chứng chính: (1) rung thanh tăng + ngực: thanh - khí quàn: tiếng rít thanh
(2) gõ đục +(3) rì rào phế nang giảm/mất quản (stridor) ờ thì hít vào nghe rõ ờ
vùng cổ và khí quản.
xung quanh hang. Triệu chứng chính cùa
hội chứng hang hoàn toàn tương tự hội • Tắc nghẽn đường dẫn khí lớn trong lồng
chứng đông đặc vì thế để được gọi là hội ngực: khí - phế quàn lớn: tiếng khò khè
chứng hang phải có các triệu chímg nghe (wheezing) liên tục cả hai thì hô hấp
đi kèm. nghe rõ ở vùng vùng cố, trước ngực và
khoảng liên bả cột sống.
• Triệu chứng đi kèm: tiếng thổi hang và
tiếng ran hang (tiếng ran ẩm đanh) tạo • Tắc nghẽn đường dẫn khí nhò: phế quán
nên tiếng òng ọc khi bệnh nhân ho. có đường kính nhỏ hơn 2 mm: nghe
tiếng ran rít, ran ngáy chủ yếu ờ thì thờ
• Lưu ý: nếu chỉ nghe được tiếng ran
ra lan tỏa cả hai phế trường.
hang, đanh, cố định mà không nghe

80
B ảng 7.1: Tóm tăt triệu chứng cùa các hội chứng lâm sàng trong các bệnh lý hô hấp

H ội chứ ng RT Gõ R R PN T riệ u ch ứ n g đi kèm


Thối màng phổi, dê kêu, ngực thầm
Ba giảm ị ị ị Lồng ngực căng phồng, kém di động
Khí quản có thể lệch sang đối bên
Thổi ống, vang phế quản, ran nồ, ẩm.
Đông đặc T ị ị Lồng ngực có thế xẹp.
K hí quản có thể bị lệch cùng bên
Hang t ị ị Thối hang, ran hang
Thổi vò,
Tràn khí m àng phổi ị í ị
Tiếng kim khí (nói, ho)
Tiếng n't thanh quàn (stridor)
Tắc nghẽn đường hô hấp
dưới
i 1;T Tiếng khò khè (wheezing)
Ran rít, ngáy.
Triệu chứng tại lồng ngực
Trung thất 1 ;Í 1;I Triệu chứng ngoài lồng ngực
Triệu chứng định vị tổn thương.

HỘI C H Ứ N G TRU N G TH Ấ T tím môi và m óng tay, tuẩn hoàn bàng hệ


Hội chứng trung thất là tập hợp các triệu vùng trước ngực, sao m ạch, phù vùng
chứng tại lồng ngực hoặc ngoài lồng ngực đáy cổ, phù mi mắt, cương tụ tĩnh mạch
báo hiệu tốn thương trung thất, chúng rất đa ờ tay; sau đó triệu chúng có thể rõ hơn là
dạng và thay đoi tùy theo nguyên nhân bên xanh tím lan rộng, phù áo khoác, tuẩn
dưới. hoàn bàng hệ noi rõ cả hai bên ngực,
tĩnh m ạch cổ nổi.
Triệu chúng tại lổng ngực
• Thành ngực; đôi khi có thể phát hiện
• Hô hấp: khó thớ, ho, khò khè, ho ra máu.
biến dạng lồng ngực hoặc khối u lớn đội
• Tiêu hóa: nuốt khó. lên vùng đáy cổ và hoặc hố trên đòn
• Thân kinh: hội chứng Claude Bernard
Triệu chứng ligoai lồng ngục
Hom er: co đồng tứ + hớ khe m i + thụt
• Triệu chứng toàn thân: sốt, thay đổi tống
nhãn cầu; tốn thương thần kinh hoành:
trạng, gầy sút sụt cân, ngứa, hồng ban
nấc cụt, liệt cơ hoành (hô hấp đào
nút và hồng ban đa dạng.
ngược); liệt dây thần kinh quặt ngược
thanh quàn (khàn tiếng, nói giọng đôi). • Hội chứng rối loạn đầu chi; ngón tay dùi
trống, bệnh phì đại xương khớp do bệnh
• M ạch máu: hội chứng tĩnh mạch chủ
lý hô hấp (còn gọi là hội chửng Pierre -
trên: thể hiện m ơ hồ lúc đầu bang xanh
M arie).
81
• Chèn ép tủy (hiếm gặp) do u thần kinh hình thành hoặc hình thành rất yếu và
sinh nằm trong trung thất chèn ép lỗ liên rung thanh sẽ giảm.
hợp. • Dần truyền rung động: rung động được
• Có những triệu chứng có thể gợi ý đến tạo thành này sẽ được truyền theo nhu
nguyên nhân của hội chứng trung thất mô phoi ra bên ngoài thành ngực và
đặc biệt là trung thất trước như là nhược người khám sẽ cảm nhận được qua rung
cơ và một vài hội chứng nội tiết. thanh khi sờ. Tùy bản chất của môi
trường mà rung động sẽ truyến dễ dàng
Triệu chứng gợi ý vị trí trung thất tẳn
hay khó khăn theo thứ tụ là môi trường
thương
đặc sẽ truyền rung động > môi trường
• Hội chứng trung thất trước: đau vùng nước > không khí.
sau xương ức + hội chứng tĩnh mạch chù
• Như vậy nhu mô phổi vừa giữ vai ưò
trên + triệu chứng nặng lên khi nằm
hình thành, vừa giữ vai trò dẫn truyền
ngừa + biến dạng thành ngục vùng ức
rung động. Các quá trình bệnh lý khác
sườn + và hội chứng nội tiết.
nhau ảnh hướng hai vai trò này theo
• Hội chứng trung thất giữa: ho + khó thờ những mức độ khác nhau sẽ dẫn đến kết
+ co thắt phế quản + rối loạn lời nói + quả rung thanh tăng hay giảm khác
hội chứng viễn cực (ngón tay dùi trống, nhau. Ví dụ khi nhu mô phổi đông đặc
phì đại màng xương). thì quá trình dẫn truyền rung động tăng
• Hội chứng trung thất sau: khó nuốt + lên, lúc này nếu đường dẫn khí tại chỗ
triệu chứng đau theo rễ thần kinh + rối đông đặc thông thoáng cho phép luồng
loạn thần kinh giao cảm + đôi khi có khí vẫn vào tận phế nang đảm bảo quá
triệu chứng chèn ép tùy. trình hình thành rung động bình thường
—> kết quà rung thanh tăng; ngược lại
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HỘI nếu đường dẫn khí tại chỗ đông đặc bị
CHỨNG LÂM SÀNG TRONG CÁC BỆNH tắc làm cho luồng khí không vào phế
LÝ HÔ HẤP nang được khiến cho quá trình hình
thành rung động giảm —> kết quả rung
C ơ CHÉ HÌNH THÀNH CÁC HỘI CHỨNG thanh giảm.
Rung thanh G5
• Rung thanh là kết quà của tương quan • Ket quả cùa gõ phàn ánh thay đổi mật độ
giữa quá trình tạo thành và dẫn truyền của mô bên dưới.
rung động qua nhu mô phổi.
• Neu nhu mô phổi bình thường vốn có
• Hình thành rung động: Khi bệnh nhân vừa môi trường khí (phế nang) vừa môi
nói, luồng khí sẽ đi qua các ống dẫn khí trường đặc (mạch máu, mô liên kết) chuyến
vào đến các phế nang —> rung động toàn hóa hoàn toàn thành mô đặc như trong
bộ cây khí - phế quản - phế nang. Nêu trường hợp đông đặc phôi hay xẹp phối
bệnh nhân nói quá nhỏ hoặc luồng khí vi gô sẽ đục. Tương tự như vậy khi khoang
lý do nào đó không đi vào các ống dẫn màng phổi thay vì chỉ chứa một lóp dịch
khí được thì rung động sẽ không được mỏng chuyển thành chứa nhiều dịch

82
trong tràn dịch m àng phổi, hoặc màng • Thổi m àng phổi, tiếng ngực thầm, dê
phối có u hay dày dính thì gõ cũng dục. kêu gợi ý tổn thương m àng phổi.
• Ngược lại nếu nhu m ô phổi trở nên chứa
nhiều khí hơn trong trường hợp tẳc NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HỘI C H Ứ 'N G
nghẽn đường hô hấp dưới làm khí bị ứ Hội chứng ba giảm
lại trong phế nang, hoặc khoang m àng
• Tổn thương tại m àng phối: Tràn dịch
phối thay vì chứa một lóp dịch m óng lại
m àng phổi, dày dính m àng phổi, u màng
trở nên chứa không khí như trong tràn
phổi lành tính hay ác tính —> cơ chế là
khí màng phoi gõ sè vang trống. Lẽ dĩ
do giảm dẫn truyền rung dộng và âm
nhiên mức độ gõ vang trong tràn khí
thanh, có thể kết họp với giảm thể tích
màng phối sẽ nhiều hon trưòng hợp ứ
phối hữu hiệu nên giảm hình thành rung
khí phế nang.
động và âm thanh.
Rì rào phế n ang • Tồn thương tại nhu m ô phồi: K phế quán
• Thể hiện âm thanh cùa luồng khí đi vào lớn ngoại biên, viêm phối thùy có kèm
trong phế nang, Bất kỳ bệnh lý nào ảnh tắc lòng phế quản, áp xe phổi lớn ngoại
■hướng đến lưọng thông khí phế nang sẽ biên chưa vỡ mù, xẹp phối diện rộng do
làm thay đồi rì rào phế nang. tắc nghẽn phế quàn do K, do dị vật -> cơ
• Thông thường bệnh lý hô hấp làm ảnh chế là do giảm hình thành rung động.
hướng đến thông khí phế nang như là tắc Hội chứng đông đặc
nghẽn đường dẫn khí hoặc giảm thể tích
• Viêm phối thùy không kèm tắc nghẽn
phoi hữu hiệu như viêm phoi, xẹp phối, u
đường dẫn khí.
phế quàn, tràn dịch, tràn khí màng phôi
dều làm rì rào phế nang giảm hoặc mất. • Á p xe phối, nhồi máu phổi.
• Trong trường họp phoi bị tổn thương « Xẹp phối do lao, do K phế quàn nhưng
một bên thì bên còn lại sẽ tăng thông khí không tắc hoàn toàn đường dần khí.
bù trừ, phối bên lành sẽ có tăng rì rào Hội chúng hang
phế nang, tuy nhiên lăng rì rào phế nang • Áp xe phổi giai đoạn đã vỡ m ủ do vi
này không phải là dấu bệnh lý. trùng.
C ác triệ u ch ứ n g đi kèm • K phế quản áp xe hóa.
• Ran rít, ran ngáy, ran ấm lớn hạt gợi ý « Lao xơ hang.
tốn thương phế quản. • Dãn phế quản hình túi, tạo kén.
• Ran ẩm nhó hạt, ran no gợi ý tồn thương
Hội chứng tràn khí màng phổi
phế nang.
• Ran hang, thối hang gợi ý quá trình tạo TKMP không tự nhiên
thành một khoảng trống trong nhu mô • Do chấn thương: vết thương thấu ngực
phổi (hang) nằm trong một vùng đông đặc. hay chấn thương ngực kín, không khí sẽ
• Thối ống, tiếng vang phế quản gợi ý đi trực tiếp vào khoang m àng 'phối thông
vùng phổi đông đặc kèm phế quản trong qua thành ngực, qua m àng phổi tạng,
vùng đông đặc vẫn còn thông thoáng.

83
hoặc vờ phế nang do tăng áp lực đột F E V 1< 1 lít hoặc tỷ số F E V 1/ FVC
ngột trong p hế nang. < 40% ; bệnh xơ nang; hen ác tính.
• D o tai biến thủ thuật: sinh thiết phổi hút ■ V iêm phoi do Pneumocystis ịiroveci:
bằng kim xuyên thành ngực; đặt catheter T K M P có nguy cơ từ vong cao ở
tĩnh m ạch dưới đòn; chọc dò m àng phổi, bệnh nhân nhiễm H IV có viêm phổi
sinh thiết m àng phoi; soi lồng ngự c; bóp do p. jiroveci; viêm phổi hoại tử do
bóng giúp thở, thở m áy. vi khuẩn gram âm , ky khí hoặc tụ
cầu.
TKMP tự nhiên nguyên phắt
■ B ệnh phổi m ô kẽ sau các bệnh m ô
• T ần suất và cơ địa: 7,4-18 nam và 1,2-6
liên kết: thấp khớp (gây tràn khí -
nữ/100.000 dân/năm . T hư ờng trên cơ địa
m ủ m àng phổi); viêm cộ t sống dính
nam , cao, gầy, tuồi từ 10-30 và hiếm khi
khớp; x ơ cứ ng bì.
xảy ra ở bệnh nhân trên 4 0 tuổi; có tiền
sử hút thuốc ỉá (hút thuốc lá làm tăng 20 ■ U ng thư: sarcom a; K p hế quản.
lần nguy cơ T K M P tự nhiên nguyên phát ■ Lạc nội m ạc từ cung ở phổi: điền
ở nam và tùy thuộc vào liêu lượng). hình ở bệnh nhân tuổi 30 - 4 0 tiền
• T riệu chứ ng c ơ năng: đa số trư ờng hợp cãn lạc nội m ạc tử cu n g vùng chậu;
xảy ra khi nghỉ, đau ngực kiểu m àng T K M P thường ờ bẽn phải và xuất
phồi (100% ) như “dao đâm ” vào lúc hiện 72 g iờ sau khi có kinh.
khởi phát và “ê ẩm ” sau đó; khó th ở cấp, • B ệnh cảnh lâm sàng:
các triệu chứ ng sẽ triệt thoái dần trong • T riệu ch ứ n g cơ năng: k hó th ở luôn
vòng 24 giờ cho dù không điều trị và hiện diện, và nhiều dù T K M P ít; đau
T K M P vẫn còn. ngực cùng bên ton thương; các triệu
• T riệu chứng thực thể: T K M P ít (<15% chứng không tự thoái triền n h ư trong
nử a lồng ngự c), có thể không có triệu T K M P tự nhiên lự phát.
chứng thực thề, hoặc chỉ có triệu chứng - T riệu chứng thực thề: giảm ôxy máu
tim nhanh; T K M P lượng nhiều: giảm cử nặng, tụt huyết áp có thể xảy ra đe
động lồng ngự c, gõ rất vang, rung thanh doạ tính m ạng. T riệu chím g thực thể
giảm , rì rào phế nang giảm hoặc m ất; thường bị che m ờ bởi các triệu
T K M P áp lực: tim nhanh > 135 lần/phút, chứng thực thề của bệnh phối cơ
tụt huyết áp, xanh tím. bản, đặc biệt là C O PD . N hư vậy phải
TKMP tự nhiên thứ phát luôn nghi n gờ T K M P trên bệnh nhân
• T iên lượng: trái với diễn tiến lành tính C O PD xuất hiện đau ngực không
của TK M P tự nhiên tự phát, T K M P tự giải thích được, đặc biệt là đau ngực
nhiên thứ phát có nguy cơ gây tử vong m ột bên.
vì bệnh nhân đả có sẵn bệnh phổi kết Hội chứng tắc nghẽn đuòng hô hấp diĩói
họp và dự trữ tim m ạch - hô hấp thấp.
• V iêm nẳp thanh quản, phù thanh quản, u
• N guyên nhân: xảy ra sau các bệnh khác thanh khí quản, dị vặt thanh khí quản, sẹo
tại phổi: hẹp thanh khí quản sau đặt nội khí quản.
“ C O PD ; nguy cơ T K M P tăng dằn khi • H en, C O PD , viêm tiều phế quản.
bệnh tiến triển, nguy cơ cao nhất khi

84
Hội chung trung thất ■ Triệu chửng mô liên kết: lupus ban
• Viêm trung thất cấp: tiên lưọĩig thưởng đỏ hệ thống.
rất nặng nề, đa số là do vỡ thực quàn sau ■ Triệu chứng xưong khóp: hội chứng
ung thư thực quản, do can thiệp thù thuật Pierre M arie (bệnh phì đại xương
(nội soi thục quàn chần doấn hay điều trị). khóp do bệnh hô hấp) bao gồm:
• Viêm trung thất mạn và xơ hóa trung ngón tay dùi trống + phì đại các dầu
thất có thể do lao hoặc nấm. Đôi khi có chi; hội chứng đau xương khớp kiểu
thể gặp trong bệnh cảnh xơ hóa sau phúc viêm ờ các khớp xa và lớn cùa chi;
rnạc, viêm giáp Riedel, lupus. hội chím g thần kinh giao cảm: da
nóng, đố mồ hôi nhiều, có thề có tím
• u trung thất có nhiều loại khác nhau tùy
tái cục bộ; hội chứng xương biếu
theo vị (tí hung thất trước trên, trung
hiện cốt mạc tăng sàn mạnh bọc lấy
thất giữa hay sau m à có nhũng loại u
thân các xương dài mà đặc điếm X
khác nhau.
quang là dầy cốt mạc bọc xương.
■ u trung thất trước trên thường gặp là
■ Triệu chứng khác: viêm cơ tim đại
bướu giáp thòng vào trung thất.
bào, viêm ruột từng vùng, hội chứng
■ u trung thất trước trên và trung thất thận hư, bệnh phì đại cốt mạc.
giữa thường gặp nhất là u tuyến ức
lành hay ác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
■ u trung thất sau thường gặp nhất là ti 1. A pproach to the Patient with Disease o f the
thần kinh sinh. R espiratory System trong H arrison’s
• Hội chúng trung thất do u thường hay di Principles o f Internal M edicine n * edition,
The M cGraw-Hill Company, Inc, 2008.
kèm với các hội chứng cặn ung khác tùy
2. Approach to the Patient with pulmonary
theo loại u trun g 'th ắt, biếu hiện dưới
symptoms in The M erck M anual 18lh
nhiều dạng triệu cliúng khác nlitttt:
edition, Merck Research Laboratories. 200Ó
■ Triệu chung thần kinh: ulurợc CƯ. tr 353 - 364.
“ Triệu chứng huyết học: thiếu máu 3. Barbara Bates. Thorax and Lungs trong A

nguyên hồng cầu, giảm ganimaglobulin Guide to Physical Exam ination and History
Taking. 611' edition, J.B. Linppincotl
mắc phái, thiếu máu tán huyết tự
Company Philadelphia, 1995, tr 229 - 257.
m iễn, aiàrn ba dòng máu neoại vi.
4. Bùi Xuân Tám. Khám lâm sàng bệnh hô hấp
" Triệu chứnn nội tiêl: hội chúna trong Bệnh hô hấp. N hà xuất bàn Y Học.
Cushiiig, cường giáp 11 than kinh nội 1999, tr 8 7 - 1 1 5 .
tiết. 5. Marc Riquet. Palhologie du inédiaslin trong

* Triệu chứng da: candida da niêm Le livre de rin tern e pneumulogie.


Flaimuarion M édeciue - Sciences, 1998 tr
mạn lính, peiupliiiíus vulgaris (bệnh
481 - 5 0 5 .
bóng nước), lichen phấng.

85
CÂU H Ỏ I T ự LƯ ỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Hội chứng đông đặc bao gồm các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A, Rung thanh vùng đông đặc tăng hon so với vùng phổi lành.
B. Tiếng gõ vào vùng đông đặc giống tiếng gõ vào vùng hạ sườn trái,
c. Tiếng nghe ở vùng đông đặc giống tiếng nghe ở vùng thanh quàn.
D. Rì rào phế nang ờ vùng đông đặc giảm hơn vùng phổi lành.
E, Có thể nghe được tiếng ran nổ ớ vùng đông đặc.
2. Hội chửng tràn khí màng phổi bao gồm các đặc điểm sau:
A. Rung thanh mất - gõ đục - rì rào phế nang giảm/mất.
B. Rung thanh giảm - gõ vang - rì rào phế nang giãm/mất.
c. Rung thanh tăng - gõ đục - rì rào phế nang giàm/mất.
D. Rung thanh tăng - gõ vang - rì rào phế nang tăng.
E. Rung thanh tăng - gõ vang - rì rào phế nang tăng.
3. Khí quàn lệch sang trái có thề gặp trong hội chứng nào, ngoại trừ:
A. Hội chứng ba giảm phổi phải.
B. Hội chứng đông đặc co kéo phổi trái,
c. Hội chứng tràn khí màng phổi phải.
D. Hội chứng hang phổi trái.
E. Hội chứng tắc nghẽn đường thở nhỏ.
4. Triệu chứng gợi ý hội chứng trung thất trước, ngoại trừ:
A. Đau vùng sau xưong ức.
B. Đau tăng lên khi nằm ngừa,
c. Hội chứng tĩnh mạch chù trên.
D. Hội chứng viễn cực (ngón tay dùi trống, phì đại màng xương).
E. Hội chứng nội tiết.
5. Hội chứng bình kim khí có thể gặp trong:
A. Tràn dịch màng phổi do ung thư.
B. Viêm phổi thùy.
c. Dò phế quản màng phổi.
D. Lao phổi tạo hang.
E. u trung thất.
6. Hội chứng ba giảm có thể do nguyên nhân nào sau đây:
A. Tràn dịch màng phổi.
B. Dày dính màng phổi.
c. Ung thư phế quản lớn ờ ngoại biên.
D. Viêm đông đặc nguyên một thùy phổi.
E. Tất cả đúng.

86
7. Tràn khí m àng phối tự nhiên nguyên phát xuất hiện trên:
A. Người hoàn toàn khỏe mạnh.
B. Bệnh nhân COPD.
c.Bệnh nhân viêm phổi do tụ cầu.
D. Bệnh nhân chấn thương lồng ngực.
E. Bệnh nhân được dặt sonde tĩnh mạch trưng ương.
8. C ứ dộng lồng ngực trái giám + rung thanh bên trái < phải + gô bên trái vang > phải + lì
rào phế nang bên trái < bên phải là các triệu chúng cúa hội chứng:
A. Hội chứng hang phổi bên trái.
B. Hội chứng đông đặc phổi bên phải,
c. Hội chứng tràn dịch m àng phổi trái.
D. Hội chúng tràn khí màng phối trái.
E. Hội chúng tràn khí màng phối phái.
9. Bệnh nhân nữ 25 tuồi, trước đây hoàn toàn khỏe m ạnh, khới bệnh từ 5 ngày hắt hơi sô mũi
đau họng, ho khan sau đó khạc đàm vàitg xanh lẫn chút m áu, than đau ngực Vĩ dưới phái
tăng khi hít sâu, sốt 38°5C lạnh run. Dự kiến kết quả khám phối tại vùng tổn thương là:
A. Rì rào phế nang giảm + rung thanh giảm + gõ đục.
B , Rì rào phế nang giàm + rung thanh tăng + gõ dục.
c . Rì rào phế nang giảm + rung thanh giảm + gõ vang.
D. Rì rào phế nang tăng + rung thanh giảm + gõ đục.
E. Rì rào phế nang tăng + rung thanh tăng + gõ đục.
10. Bệnh nhân nữ 35 tuổi, trước dây hoàn toàn khỏe m ạnh, khởi bệnh từ 3 ngày ho khạc đàm
màu vàng có lẫn m àu gi sắt, đau ngực phải tăng lên khi ho và khi hít sâu, sốt 39°c lạnh
run. Khám thấy hội chứng 3 giảm, ran 110 cuối thì hít vào, tiếng vang phế quản + ngực
thầm tại đáy phoi phải có. Chấn đoán nhiều khả năng nhất là:
A. Viêm đáy phôi phải.
B. Tràn dịch m àng phối phái,
c. Xẹp đáy phối phải.
D. Viêm + tràn dịch mcàng phối đáy phối phái.
E. Viêm + xẹp đáy phối phải.
Tình huống lâm sàng dành cho câu hói tù' 1 1 - 1 4 (bốn câu hoàn toàn dộc lặp):
Bệnh nhân nam 19 tuổi, đang xem ti vi, tự nhiên cảm thấy đau nhói ngực trái, sau dó khó
thở. Tiền căn: không hút thuốc lá, không bị bệnh lý phối nào. Triệu chúng khám tại phòng cấp
cứu: Toàn bộ phôi trái: rì rào phế nang mất, gõ rất vang, rung thanh giảm.
11. Hội chửng lâm sàng hô hấp ghi nhận là:
A. Hội chím g ứ khí phế nang.
B. Hội chúng hang.
c. Hội chúng đông dặc.
D. Hội chứng tràn khí m àng phổi.
E. Hội chúng bình kim khí.
87
12. Triệu chứng nghe phổi đi kèm có thể phù hợp trên bệnh nhân này là:
A. Tiếng “òng ọc” khi ho.
B. Tiếng “thổi màng phổi”,
c. Tiếng “vang phế quản”.
D. Tiếng “gõ màng phối”.
E. Tiếng “ngực thầm”.
13. Triệu chứng sờ đi kèm có thê phù hợp trên bệnh nhân này là:
A. Khí qụản lệch phải + lép bép dưới da bên trái.
B. Khí quản lệch phải + lép bép dưới da bên phải,
c. Khí quản lệch trái + lép bép dưới da bên ưái.
D. Khí quản lệch phải + lép bép dưói da bên phải.
E. Khí quản không lệch + lép bép dưới da bên trái.
14. Phân loại nguyên nhân cùa hội chứng lâm sàng trên là:
A. Tự nhiên, nguyên phát.
B. Tự nhiên, thứ phát.
c. Không tự nhiên, nguyên phát.
D. Không tụ nhiên, thứ phát.
E. Cần làm thêm xét nghiệm nữa rồi mói phân loại được.

Tình huống lâm sàng dành cho câu hỏi từ 15 - 18 (bốn câu hoàn toàn độc lập):
Bệnh nhân nữ 31 tuổi, đau ngực phải khi ho và hít sâu vào từ một tuần nay, ho khạc đàm
màu trắng, sốt nhẹ về chiều khoảng 38°c. Tiền căn không ghi nhận bệnh lý gì khác. Khám
lâm sàng ghi nhận nừa dưới phổi phải: rì rào phế nang giảm, gõ đục, rung thanh giảm.
15. Hội chứng lâm sàng hô hấp ghi nhận là:
A. Tràn dịch màng phổi.
B. Tràn khí màng phổi,
c. Xẹp phổi.
D. Đông đặc.
E. Hang.
16. Triệu chứng nghe phổi đi kèm phù hợp nhất trên bệnh nhân này là:
A. Tiếng “òng ọc” khi ho.
B. Tiếng “thổi ống”.
c. Tiếng “vang phế quản”.
D. Tiếng “gõ màng phổi".
E. Tiếng “dê kêu".
17. Triệu chứng nhìn + sờ đi kèm có thế phù hợp trên bệnh nhân này là:
A. Lồng ngực bên phải phồng ít di động + khí quấn không lệch.
B. Lồng ngực bên phái xẹp ít di động + khí quản lệch (rái.
c. Lồng ngực bên trái phồng ít di động + khí quán lệch phải
D. Lồng ngực bên trái xẹp ít di động + khí quản lệch trái
E. Lồng ngực bển trái xẹp ít di động + khí quản không lệch.
18. Nguyên nhân thường gặp nhất tron? trường hợp này là:
A. Viêm phoi.
B. Áp xe phoi.
c. Lao m àng phối.
D. Ưng thư m àng phối.
E. Xẹp phối.*

Tình huống lâm sàng dành cho câu hỏi từ 19 - 22 (bon câu hoàn toàn độc lập);
Bệnh nhân nam 40 tuổi, đau ngực phái khi ho và hít sâu vào từ 3 ngày nay, ho khạc đàm
vàng xanh, sốt cao lạnh run 39°c. Tiền căn không ghi nhận bệnh lý gì khác. Khám lâm sàng
ghi nhận nửa dưới phổi phải: rì rào phế nang giảm , gõ đục, rung thanh tăng.
19. Hội chúng lâm sàng hô hấp ghi nhận là:
A. Tràn dịch m àng phối.
B, Tràn khí m àng phổi,
c . Xẹp phối.
D. Đông đặc.
E. Hang.
20. Triệu chúng nghe phổi đi kèm phù hợp nhất trên bệnh nhân này là:
A. Tiếng “thối h a n ? ’.
B. Tiếng “thổi m àng phoi”,
c. Tiếng “vang phế quản” .
D. T iến? “n?ực thâm ”.
E. T iến? “dê kêu”.
21. Khám tại nứa dưới phải có thế phát hiện thay thêm triệu chứng nào, ngoại trừ:
A. K hoản? liên sườn khôn? dân rộng hơn bến trái.
B. Tiếng gõ ?iồng tiếng gõ vào vùn? hạ sườn phái.
c. Â m thỏ bình thườn? giống tiếng n?he ở vùng thanh quàn.
D. Ảm thở thêm vào gồm ran nô và âm.
E. T iến? nói truyền qua thành n?ực bị nhòe đi so với bên trái.
22. Nguyên nhân thường ?ặp nhất tron? trường hợp này là:
Ạ. Viêm phoi.
B. Á p xc phoi,
c. Lao m àn? phôi.
D. Un? thư m àn? phoi.
E. Xẹp phôi.

89
Tình huống lâm sàng dành cho câu hỏi 23 + 24 (tình huống và câu hỏi liền nhau):
23. Bệnh nhân nữ 25 tuổi, trước đây hoàn toàn khỏe mạnh, khởi bệnh từ 5 ngày hắt hoi sổ mũi
đau họng, ho khan sau đó khạc đàm vàng xanh lẫn chút máu, than đau ngực nửa dưới phải
tăng khi hít sâu, sốt 38°5C lạnh run. Dự kiến kết quà khám phồi tại vùng tổn thương là:
A. Rì rào phế nang giảm + rung thanh giảm + gõ đục.
B. Rì rào phế nang giảm + rung thanh tăng + gõ đục.
C- Rì rào phế nang giảm + rung thanh giảm + gõ vang.
D. Rì rào phế nang tăng + rung thanh giảm + gõ đục.
E. Rì rào phế nang tăng + rung thanh tăng + gõ đục.
24. Bệnh nhân nữ 35tuổi, trước đây hoàn toàn khỏe mạnh, khỏi bệnh từ 3ngày ho khạc đàm
mầu vàng có lẫn màu gi sát, đau ngực phải tăng lên khi ho và khi hít sâu, sốt 39°c lạnh
run. Khám thấy hội chímg ba giảm, ran nồ cuối thì hít vào, tiếng vang phế quản + ngực
thầm tại đáy phổi phải có. Chẩn đoán nhiều khả năng nhất là:
A. Viêm đáy phối phải.
B. Tràn dịch màng phổi phải,
c. Xẹp phổi đáy phải.
D. Viêm + tràn dịch màng phổi đáy phổi phải.
E. Viêm + xẹp đáy phoi phải.

ĐÁP ÁN
1B, 2B, 3E, 4D, 5C, 6E, 7A, 8D, 9B, 10D, 11D, 12D, 13C, 14A, 15A, 16E, 17A, 18C, 19D,
20C, 21E, 22A, 23B, 24D •

90
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG HÔ HẤP
Lê Thị Huyền Trang, Trần Vãn Ngọc

M Ụ C T IÊ U
ỉ. Nam được chỉ định của các xét nghiệm trong hô hâp.
2. Nắm được chi định cùa X quang quỵ ước và những dấu hiệu điên ỉứnlĩ trên X quang trong một
so hênh lý thường gặp.
3. Nắm được chì định của CT ngực trong một so bệnh hô hấp thưởng gặp.
4. Nắm được chi định của thăm dò chức năng hô hắp vồ diễn giải được các hội chủng thường
gộp-
5. Nắm được chì định và cách liến hành làm khí máu động mạch. Biết cách đọc kết quà khí máu
động mạch.

X QUANG NGỤC
C hụp X q u an ? ỉà xét nghiệm c ơ bán và
q u an trọng tro n ? bệnh lý hô hấp nhầm : .
• P hát hiện bệnh lý hô hâp.
• G iú p lựa chọn điều trị thích hợp.
• Đ ánh giá hiệu qu ả đ iều trị.
• X ác định vị trí các ống tro n ? lồng ngự c
như C V P , ống dẫn lưu, ống nội khí q u ả n ...
• T heó dõi diễn tiến của bệnh.
C hụp X q u a n ? n ? ự c th ư ờ n ? qu y thường
là ở tư thế đ ứ n ? (phim P A ) và bệnh nhân hít
sâu đê đánh giá bệnh lý ỡ nhu m ô phôi,
m àng phôi, đ ư ờ n g dẫn khí và trung thât.
C h ụp X q u an g khi bệnh nhân thử ra đ ư ợ c áp
d ụ n g khi bệnh nhân có tràn khí m àn ? phối H ìn h 8.1 : H ỉnh X q u a n ? phổi binh th ư ở n g
lư ợ ng ít, thì th ở ra thê tích phổi nhò lại giúp
p h át hiện k h í tro n ? m àn g phối rõ hơn. C hụp X q u an g th ấy hình ản h m ở co kéo trung
X q u an g phối ở tư thế đinh ưỡn nham phát thất về p h ía tốn thươ ng.
hiện các tốn thư ơ ng ớ dinh phối. C hụp X • X ẹp phối d o ch èn ép g ặp tro n ? trư ờ ng
q u ang tại giường, bệnh nhân ở tư th ế nằm
h ợ p tràn d ịch m àn g p h ổ i, tràn k h í m àng
(phim A P ) áp dụng ch o nhữ ng ngư ời k h ông
p h ổ i... ch iếm tro n g k h o an g m à n ? phoi
thể di chuyển đến p h ò ng ch ụ p X q u an g hay gây chèn ép n h u m ô làm x ẹp phối.
k h ông đím g đư ợc. Sau đ ây là các bất th ư ờ n ?
• X ẹp phổi do tắc n g h ền th ư ờ n g x ảy ra ở
m à X q u ang có thể phát hiện,
thùy phổi hay ph ân th ù y phoi do u, hít
X ẹp p h ổ i phải dị vật, tắc đàm , sẹo h ẹ p ... gây bít
• X ẹp phối là nhu m ô phổi k h ông thông tắc đ ư ờ n g dẫn k hí làm k h í k h ông vào
khí, có thể do chèn ép hoặc do tẳc nghẽn phế nan g dư ợ c gây xẹp phoi.
91
Lồng ngực căng phồng (ứ khí)
Thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính. X quang thấy hlnh ảnh:
• Thể tích phổi lớn.
• K hoảng gian sườn dãn rộng.
• Vòm hoành dẹt, m ất hình cung.
• Bóng tim nhỏ.
• Phế trường tăng sáng, giảm mạch máu phổi.
Bệnh phổi mô kẽ
Nhu m ô phổi bị xơ hóa và suy giảm
chức năng hô hấp sau nhiều năm.
Suy tim sung huyết H ình 8.2: Lồng ngực ứ khí trong COPD
X quang là cận lâm sàng nhanh nhất để
chẩn đoán phù phổi:
Tái phân bố tuần hoàn phổi: m ạch máu
sẽ tái phân bố lên đinh phổi và ra 1/3 ngoài
phế trường. Bình thường mạch m áu phân bố
ờ thùy dưới phổi và không ra 1/3 ngoài phế
trường. Trong suy tim sung huyết dịch tích
tụ ở phần thấp, khả năng trao đổi khí bị hạn
chế nên để bù trừ mạch m áu sẽ tăng sinh lên
phần trên và vùng ngoại vi của phối.
Bóng tim to với chỉ số tim - lồng ngực H ình 8.3: Bệnh phôi mô kẽ
lớn hon 0,5.
• Đường Kerley B là những đường mảnh
khoảng 1 m m, dài 1-2 cm vuông góc với
thành ngực ở vùng đáy phổi.
• M ờ lan tỏa từ rốn phoi hai bên như hình
cánh bướm.
Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi
• Dịch tự do trong khoang m àng phổi, với
khoảng 100 ml dịch có thế phát hiện trên
X quang với hỉnh ảnh m ất góc sườn
hoành. Tràn dịch lượng nhiều hơn thấy
m ờ m ột bên phoi, thấy đường cong H ình 8.4: T'ràn dịch màng phôi
Dam oiseau, đầy trung thất và khí quàn
về bên đối diện.

92
B ả n g 8 .1 : C á c tổ n th ư ơ n g th ư ờ n g g ặ p trê n p h im X q u a n g n g ự c

Hình ánh X quang N guyên nhân

1. Nốt m ờ hay đám m ờ - Ung thư nguyên phát hay di căn


dơn dộc tăng dậm độ - N hiễm trùng tại chỗ: áp-xe vi trùng hay nhiễm nấm
- Ư hạt W egener (m ột hay nhiều nốt)
- N ốt thấp (m ột hay nhiều nốt)
• Bất thường m ạch m áu
* K én phế quan
2. T hâm nhiễm khu trú - V iêm phổi (vi trùng, lao, nấm )
- Viêm phoi do tia xạ
- Ưng thư
- N hôi m áu phôi
3. B ệnh m ô kè ỉan tỏa - X ơ hóa m ô kẽ lan tỏa
- Sarcoidosis
- N hiễm trùng do Pneum ocystis, virus
- T ham nhiễm bạch cầu đa nhân ái toan
4. Bệnh phế nang lan tỏa - Phù phôi cấp do tim
- A R D S (hội chứng nguy kịch h ố hấp cấp)
- X uất huyết phế nang lan tỏa
- N hiễm trùng do P neum ocystis, virus
- Sarcoidosis
5. N hiều nốt lan tỏa ■ Ưng thư di căn (hình ảnh bóng bay)
- V iêm phổi do nhiễm trùng huyết
- Thâm nhiễm bạch cầu đa nhân ái toan

♦ Khí trong khoang m àng phôi làm m âl áp • T hâm nhiễm .


ỉực âm , làm tăng íìp lực trong khoang • N ốt khi đường kính < 6 cm ..
m àng phoi và gây xẹp phôi. T ùv lượng
• Đ ám m ờ khi đư ờ ng kính > 6 cm
tràn khí nhiều hay ít m à phoi bị đè xẹp
nhiều hay ít. có thể thấy rõ bờ m àng H ình ảnh m ờ đồn g nhất hay tương đối
phổi tạng trên phim , đồng nhất ở m ột phân thùy hay thùy phối.
M ột phần phổi k h ông có không khí, chứa
D ông (lặc p h ổ i, u p h o i dịch, có thể do viêm phổi do vi trùng, viêm
Tổn ihuơna m ờ khu trú ở nhu m ô phôi nhiễm sau tắc nghẽn do dị vật hay khối u.
có thồ dược m ô tã:

93
CTSCANNGựC Bệnh phổi nghề nghiệp
Chụp cắt lóp điện toán ngực (CT scan Bệnh phoi nghề nghiệp liên quan đến
ngực) có nhiều ưu điểm hon so với phim X việc hít những chất khí độc hại, khói, bụi,
quang thông thường, với những lát cắt chất kích thích. C T scan rất hữu ích trong
ngang giúp phân biệt các m ô khác nhau, các việc phát hiện những thay đồi m àng phối vầ
cấu trúc khác nhau và đánh giá chính xác nhu m ô phổi như thấy màng phổi bị dày lên
kích thước tồn thương. do asbestos, nhu mô phải bị hóa sợi.
C T scan dùng đánh giá bệnh lý cùa phân Viêm phổi
thùy lưỡi và trung thất tốt hơn (thường khó
Phát hiện viêm phổi tốt hơn X quang
đánh giá bàng X quang thông thường) cũng
thông thường, đặc biệt là khi đánh giá bệnh
như bệnh lý của thành ngực, m àng phổi. CT
lý liên quan m àng phổi và thùy lưỡi.
scan cũng giúp phát hiện hạch trung thất
nhằm xếp giai đoạn ung thư phối. Dãn phế quăn
C T scan có chất cản quang giúp phân Trước đây việc chẩn đoán bệnh dãn phế
biệt cấu trúc nhiều mạch máu sẽ tăng bắt quản dựa vào kết quả chụp phế quản với
quang hơn giúp phát hiện các khối u phổi, thuốc càn quang, đây là thù thuật xâm lấn và
giúp phân biệt các hạch trung thất và cấu bất tiện, đôi khi nguy hiểm . N gày nay, dựa
tiúc mạch máu. Phát hiện bệnh thuyên tắc và CT scan ngực có thế phát hiện sớm dãn
phổi với huyết khối trong các động mạch phế quản, xác định được vị trí thùy phối bị
phổi từ phân thùy trờ lên. dãn phế quàn, kiếu hình dãn phế quàn.
S o với CT scan thông thường có những Bệnh phối tắc nghẽn mạn tính
lát cắt khoảng 10 m m thì CT scan có độ Việc chẩn đoán khí phế thũng trên phim
phân giải cao (H RCT) với những lát cắt X quang thông thường chính xác 65% -80% .
khoảng 1-2 mm có thể phát hiện nhũng tổn C T scan ngực có thể phát hiện những thay
thương lất nhỏ, bệnh lý của nhu m ô hay đổi phế nang từ rất nhò, độ chính xác trên
đường thở như dãn phế quản, khí phế thũng, 90% .
tổn thương nhu mô lan tỏa, bệnh mô kẽ, xơ
Hiện nay nhờ phần m ềm hỗ trợ, C T định
hóa phổi... Sau đây là áp dụng của C T trong
lượng còn giúp xác định chính xác vị trí bị
các bệnh lý thường gặp.
khí phế thũng và những thay đổi cấu trúc
Ung thư phổi cùa đường dẫn k hí từ lớn đến đường dẫn khí
C T scan là xét nghiệm quan trọng phát nhỏ. C T còn giúp phát hiện biến chứng cùa
hiện các khối u trong phổi với kích thước bệnh phổi tắc nghẽn m ạn như kén khí,
nhỏ vài mm, giúp phân biệt khối u của phổi thuyên tắc phổi.
hay trung thất, CT còn giúp hướng dẫn sinh
thiết các khối u gần thành ngực. THĂ M DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP

Bệnh mô kê phổi Hô hấp ký là xét nghiệm nhằm đánh giá


chức năng hô hấp trong đó bệnh nhân sẽ
C T scan giúp phát hiện bệnh lý mô kẽ
thổi vào ống có bộ phận nhận cảm nối với
lan tỏa ngay cà khi X quang phổi bình
máy tính đo lường khuynh áp từ đó tính ra
thường, độ chính xấc 80-90% .
lưu lượng và thể tích khí.

94
T H Ở RA
L ư u lưọng

Hình 8.7: Phế dung ký người bình thường


95
Chỉ định thăm dò chức nỉng hô hấp Test dãn phế quản
• Tầm soát bệnh lý hô hấp: hen phế qủản, Bệnh nhân sau khi đo chức năng hô hấp
bệnh phổi tắc nghẽn m ạn tính, xơ phổi. lần thứ nhất sẽ được xịt thuốc dãn phế quàn,
• Đánh giá chúc năng hô hấp truớc phẫu thuật 15 phút sau bệnh nhân được đo lại chức
năng hô hấp lẩn hai. So sánh kết quả đo
• Đánh giá bệnh nhân cần cai m áy thở.
được so với lần đo trước. N ếu FV C (hay
• Nghiên cứu sinh !ý hô hấp.
V C), FEV1 tăng hơn lần trước 12% và cả >
• Theo dõi diễn tiến cùa bệnh và theo dõi 200 ml thì được xem là có đáp ứng với
điều trị (hen, COPD). thuốc dãn phế quản (theo H iệp Hội Lồng
• Nghiên cứu ảnh hưởng của gắng sức lên Ngực Hoa Kỳ). Hoặc nếu PEF tăng hơn so
chức năng hô hấp. với lần trước 20% thì được xem là có đáp
Đo chức năng hô hấp giúp phát hiện hội ứng với thuốc dãn phế quản (theo GINA).
chứng hạn chế hay hội chứng tắc nghẽn.
XÉT NGHIỆM ĐÀM
Hội chứng hạn chế
Đàm lấy đúng cách là lấy đàm vào buổi
Tiêu chuẩn đế chẩn đoán hội chứng hạn sáng khi bệnh nhân thức dậy, bệnh nhân nên
chế là tổng dung lượng phổi (TLC) giảm. súc miệng và có thể đánh răng trước khi
Khi không đo được T L C thì m ới dựa vào khạc đàm để tránh ngoại nhiễm từ vi trùng
dung tích sống (VC). M ức độ hạn chế dựa hầu họng. Đàm có thể khạc tự nhiên hay sau
theo phân độ của H iệp H ội Lồng N gực Hoa khi cho bệnh nhân phun khí dung nước
Kỳ (bàng 8.1). muối ưu trương (kích thích khạc đàm).
B ản g 8.1: Hội chứng hạn chế Xét nghiệm đàm rất quan trọng để định
danh tác nhân gây bệnh, phải lấy được đàm
% v c so với dự đoán Độ hạn chế
tù đường hô hấp dưới m ới có giá trị. Đàm
60% < v c < 80% Nhẹ đường hô hấp dưới là đàm đạt tiêu chuẩn có
40% < v c < 6 0 % Trung bình hơn 25 bạch cầu và ít hơn 10 tế bào biểu mô
khi quan sát dưới kính hiển vi ờ quang
v c < 40% Nặng
trường 40. Bới vì đàm là chất tiết của cây
khí phế quản, phải tìm thấy nhiều đại thực
H ội ch ứ n g tắc nghẽn
bào hay bạch cầu, trái lại sự hiện diện cùa tế
Xác định có hội chứng nghẽn tăc khi chỉ bào biểu mô cho thấy đó là chất tiết từ
số Tiffeneau F E V l/V C < 70% . M ức độ tắc đường hô hấp trên.
nghẽn dựa theo phân độ cùa H iệp Hội Lồng
Đàm đạt chuẩn này sẽ được nhuộm gram
Ngực Hoa K ỳ (bảng 8.2).
và cấy. Vì cấy cần thời gian vài ngày vi
B ăng 8.2: Hội chứng tắc nghẽn khuẩn mới m ọc nên việc nhuộm ẹrarn sẽ
giúp hướng đến tác nhân sớm để có kế
% FEV1 so với dự đoán Độ nghẽn tắc
hoạch điều trị thích hợp và kịp thời.
60% < F E V 1 < 80% Nhẹ Có thể thực hiện các xét nghiệm khác
40% < F E V 1 < 60% Trung bình trong đàm như tìm vi khuẩn lao bang
F E V 1 < 40% Nặng phương pháp nhuộm Ziehl - N eelson, tìm
nấm trong đàm , cấy virus. Xét nghiệm đàm
96
còn có thể p hát hiện tế b ào ác tính bằng thể thực h iện q u a nội soi n h ư lấy dị vặt, cắt
phư ơ ng pháp P apanicolaou nhằm tầm soát dốt khối LI q u a nội soi, đ ặt stent k h í p h ế q uản.
ung thư phối. V iệc nhuộm và cấy đàm n g ày
nay có thể d im e kỹ th u ật m iễn dịch hay sinh KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
học phân tử n h ư phản ứ ng chuỗi (P C R ) hay
Chí định
th ăm dò D N A .
• K hi b ện h nh ân có d ấu h iệu su y hô hấp.

NỘI SOI PHÉ QUẢN • K hi bệnh nh ân đ an g đ iề u trị b ằn g ô x y


nhầm theo dõí và ch in h liều.
N ội soi ph ế quản là thủ thuật đư a ống
nội soi qu a đư ờng m ũi hoặc m iệng vào • K hi bệnh nhân thở m áy n h ằm cài đ ặt
đ ư ờ ng hô hấp quan sát cây k h í phe quản th ô n g sô và th eo dõi.
trực tiếp và có thể ghi hình lại. C ó hai loại • Khi nghi ngờ rối loạn thăng bằng toan kiềm.
nội soi phế quản: • Đ ánh giá ch ử c nân g hô hấp tiền phẫu.
• N ội soi ph ế quản ốn g củ n g cần phái thực
Tiến hành
hiện ỏ' p h òng m ô với gây m ê.
• N ội soi ph ế quản on g m ềm có thể thực
Test Alien
hiện ớ p h ò n g thư ờ ng với gây tê tạị chỗ T rư ớ c khi tiến hàn h lấy m áu động m ạch
và an thần nhẹ. quay, thư ờ n g làm test A ỉlen để tnrở c để đảm
bảo có nhánh nối g iữ a độ n g m ạch q u ay và
Ồ ng soi dư ợc đ ư a vào đư ờ ng hố hấp,
động m ạch trụ. C hặn m áu đến bàn tay bằn g
qua hai dây thanh vào khí quản dến tận phế
quản phân thùy có thể phát hiện bệnh lý cách nắm tay ép độ n g m ạch q u ay v à đ ộ n g
m ạch trụ. B àn tay sẽ trẳn g n h ợ t vì th iếu m áu
trong ỉòne; ph ế quản như khối u, u hạt, viêm
đến nuôi. B u ô n g tay p h ía đ ộ n g m ạch trụ,
n hiễm , dị vật, vị trí ch ảy m áu.
nếu bàn tay đ ỏ h ồ n g trô lại tro n g v ò n g 5-15
T h ô n g qu a nội soi có th ể tiến hành các
giây ch ử n g tỏ b àn tay có n h án h nối với đ ộ n g
thủ thuật chải, rử a, sinh th iết ton thư ơ ng.
m ạch trụ, có th ể k ết luận có thể lấy m áu ở
R ử a là b ơ m nư ớ c m uối sinh lý vô trù n g qu a
động m ạch q u ay đư ợ c.
ố n g soi lên bề m ặt ton thư ơ n g , nư ớc sẽ trộn
lẫn chất tiết đư ờ ng hô hấp và sau dó hút Cách lấy máu
d ịch rử a này làm xét ngh iệm tế bào hay vi C ó thể lấy m áu ô d ộ n g m ạch q u ay , độ n g
trù n g học, ví dụ n h ư tìm tế bào lạ hay lìm vi m ạch cánh tay , đ ộ n g m ạch đùi. D ù n g ố n g
khuân lao, cấy vi khuẩn thường. C hải và sinh chích tráng ch ất k h án g đ ô n g (th ư ờ n g dù n g
th iết là d ù n g d ụ n g cụ n h ư bàn chải và kêm h ep arin e 1000 Ư l/m l). X ác đ ịn h vị trí cần
đ ư a qu a ồ n g soi đến n g ay vị trí tồn th ư ơ n g lây m áu, sát trù n g kỹ và nhẹ n h àn g đ âm kim
lấy tế bào hay m ẫu m ô đ ề làm x é t nghiệm tế vào, nếu kim vào đ ú n g đ ộ n g m ạch thì m áu
b ào học hay m ô học. T h ô n g qu a nội soi còn sẽ tự vào ố n g ch ích m à k h ô n g cần kéo hút.
có thề d án h giá và sinh thiết nhữ ng tổn Đ uổi h ết k h í v à đ ậy kín ố n g ch ích ng ay
th ư ơ ng xa trong nhu m ô phổi gọi là sinh (trong v ò n g 2 p h ú t). Đ em đ ến p h ò n g xét
thiết xuyên ph ế quản. S ình thiết hạch trung nghiệm đ ọ c kết q u ả n g ay trong vòng 3 0 phút.
thất cạnh k h í q u ả n ... C ác th ú th u ật khác có
C á c thông số (x em bản g 8.3 và 8.4).

97
Bảng 8.3: Giá trị bình thường của cấc thông số chủ yếu trong phân tích khí máu
Thông số Giá trị bình thường
pH 7,35- 7,45 (7,4 ± 0,5)
PaC02 (mmHg) 35-45 (40 ± 5 )
PaƠ 2 (mmHg) 80-100
H C 03 (mMol/L) 22-26 (22 ± 2 )
BE ecf (mMol/L) ±3

Bảng 8.4: Các thông số của trạng thái thăng bằng toan kiềm
pH PaC 02 H C 03
Toan hô hấp Giảm Tăng
Toan chuyền hóa Giảm Giảm
Kiềm hô hấp Tăng Giảm
Kiềm chuyền héa Tăng Tăng

Hình 8.4: Cách phân tích khí máu

98
C Ộ N G H Ư Ở N G T Ừ (M R I) m ô phổi. T u y n h iên, siêu âm có vai trò quan
V ai trò củ a ch ụ p cộ n g hư ớ ng từ trong trọng tro n g bệnh lý m àn g phối, giúp phát
bệnh lý hô hấp k h ông ca o n h ư C T scan. T u y hiện dịch m àn g phổi lư ợ ng ít ng ay cả khi
nhiên trong vài tình h u ống lâm sàng, M R I không p h át h iện đ ư ợ c trên X q u an g ngực,
có g iá trị n h ư giúp p h át hiện bất thường p h á t hiện d ày m à n g phoi và g iú p xác đ ịn h vị
v ù n ? dinh phoi, cộ t số n g và v ù n g ngực trí chọc dò m àn g phổi h ay sin h th iết các
bụng. M R i cu n g giúp p h ân biệt cấu trúc khối u phoi sát thành ngực.
m ạch m áu và cấ u trúc khác m à k h ô n g cần
b ơ m th u ố c cản quang. M R I c ũ n g giúp phân CHỌC DÒMÀNGPHÓI
b iệt các tổn th ư ơ n g v ù n g thùy lưỡi và trung D ịch m àn g phổi có thể đư ợ c ch ọ c m ù
thất, p h át hiện các túi th ừ a m ạch m áu hay hoặc dư ới h ư ớ n g d ẫn c ú a siêu âm . D ịch n ày
phình bóc tách đ ộ n g m ạch chủ. đư ợc xét ng h iệm sin h h ó a v à tế b ào n h ằm
phân biệt tràn d ịch m àn g phoi n ày là dịch
CHỤP MẠCH MÁU PHỔI thấm h ay dịch tiết. C ó th ế d ù n g kim A b ram s
C hụp đ ộ n g m ạch phối đ ư ợ c thực hiện hay C ope đ ể sinh th iết m ẫu m ô m àn g phoi
bằng các bơm thuốc cản q u an g vào đ ộ n g làm x ét ngh iệm m ô học.
m ạch, khi đến hệ đ ộ n g m ạch phổi thì chụp.
X ét n gh iệm đ ư ợ c chỉ đ ịnh tro n g trư ờ ng họ p TÀI LIỆU THAM KHẢO
nghi n g ờ thuyên tác phối. H ìn h ảnh khuyết 1. L ê Thị Tuyết Lan. Hô hấp ký. Nhà xuất bản
Y học. 2005
hoặc cất cụ t đ ộ n g m ạch phoi ch o p h ép chan
2. Robert LW , Susan J K, Richard L S.Clinical
đ o án thuyên tắc phổi. C h ụ p đ ộ n g m ạch phoi
Assessment in Respiratory Care. 3rd eddition.
còn đư ợc chỉ định trong trư ờ n g họ p nghi
1995
ngờ có bất thư ờ ng hệ động m ạch phoi hay 3. Steven E w, Jeffrey M D. H arrison’s 15th
d ể đánh giá xem m ạch m áu phoi có bị xâm Principles o f Internal M edicine. 2001
lấn bởi ung thư phổi. 4. M urray and Nadel. Textbook of Respiratory
M edicine. 5th edition. 2010.
S IÊ U Â M
S iêu âm rất kém trong m ôi trư ờ ng khí
nên ít khi chỉ định siêu âm trong bệnh lý nhu

“i

99
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Xét nghiệm nào sau đây dùng để chẩn đoán thuyên tắc phổi:
A. Xạ hình tưới máu phổi.
B. Chụp động mạch phổi,
c. CT scan ngực.
D. MRI.
E. Nội soi phế quản.
2. Điều nào sau đây có thể thấy trên X quang của bệnh nhân bị suy tim sung huyết:
A. Vòm hoành dẹt.
B. Khí quàn bị lệch về một bên.
c. Bóng tim to.
D. Phế trường tăng sáng.
E. Mờ góc sườn hoành.
3. Điều nào sau đây có thể thấy trên X quang cùa bệnh nhân COPD:
A. Tăng thể tích phổi.
B. Phế trường tăng sáng,
c. Bóng tim nhỏ.
D. Vòm hoành dẹt.
E. Tất cả ý trên.
4. Điều nào sau đây là đúng đối với chụp MRI phoi:
A. Được chi định rộng rãi.
B. Là công cụ rất hữu ích để phát hiện các bệnh lý hô hấp.
c. Tốt hơn CT scan ngực trong đánh giá vùng rốn phổi và trung thất.
D. Không đánh giá được các mạch máu.
E. Không câu nào đúng.
5. Thăm dò chức năng hô hấp được chỉ định trong tình huống nào sau đây:
A. Tầm soát bệnh lý hô hấp.
B. Đánh giá chức năng hô hấp trước phẫu thuật,
c. Theo dõi diễn tiến của bệnh như hen, COPD.
D. Nghiên cứu ảnh hường của gắng sức lên chức năng hô hấp.
E. Tất cả đúng.
6 . Chi số nào dùng để đánh giá bệnh phổi hạn chế:
A. vc.
B. FEVI.
c. PEF.
D. RV.
E. FEF 25-75.

100
7. C hỉ sô n ào d ù n g đ ê đ án h g iá bệnh phổi tắc nghẽn:
A. vc.
B. FEV1
c. PEF.
D. TLC.
E. RV.
8. Thử nghiệm nào được dùng đề kiểm tra thông nối cùa động mạch quay trước khi làm xét
nghiệm khí m áu động mạch:
A. W ilson test.
B. Allen test,
c. Sack test.
D. Test de Coomb.
E. Không cần làm gì vì xét nghiệm không nguy hiểm.
9. Giá trị bình thường cúa pH máu động mạch là:
A. < 7,20.
B. 7,20-7,30.
c. 7,35-7,45.
D. 7,45-7,50.
E. > 7 ,5 0 .
10. Diễn giải kết quả khí máu động mạch sau đây:
pH 7,44
PaCC >2 25 mm Hg
H C 03 17 m Eq/L
BE -6 mEq/L
A. Toan chuyển hóa còn bù.
B. Kiềm hô hấp m ất bù.
C. Toan hô hấp m ất bù.
D. Kiềm hô hấp còn bù.
E. Bình thường.

Đ Á P ÁN
1C, 2C, 3E, 4C, 5E, 6 A, 7B, 8 B, 9C, 10D

101
KHẢM BỤNG
Phạm Thị Hào

M Ụ C T IÊ U
1. Trình bày được nguyên tắc khi thực hiện khám bụng.
2. Biết cách phân chìa phân khu vùng bụng và gọi tên tùng vùng.
3. Biết cách thực hiện bốn kỹ năng nhìn, nghe, gõ VÀ íứ trong thực hành khám bụng.

NGUYÊN TẮC Tên chín vùng: vùng thượng vị, vùng hạ


• Khám bụng luôn kết họp khám toàn sườn phải, vùng hạ sườn trái, vùng rốn,
thân, vùng hông hoặc vùng mạng m ỡ phải, vùng
• Luôn thực hiện đủ bốn bước khám : nhìn, hông hoặc vùng m ạng m ỡ trái, vùng hạ vị,
nghe, gỗ, sờ. vùng hố chậu phải, vùng hố chậu trái.
• Tránh gây đau, khó chịu cho bệnh nhân.
PH Â N KHU VÙN G B Ụ N G K IẾU A N H -
PH Ẳ N KHU VÙNG BỤNG MỸ
B ụng được phân thành bốn vùng với
PHÂN K HU VÙN G B Ụ N G K IỀU KINH mốc phán chia như sau:
ĐIÊN
• Đường ngang qua rốn.
Bụng được phân thành chín vùng với
• Đường nối mũi kiếm xương ức với khóp
các mốc phân chia như sau:
liên mu.
• Hai đường ngang: đường nối đầu trước
Tên bốn vùng: m ột phần tư trên phải,
hai xương sườn 10 , đường nối hai gai
m ột phần tư trên trái, m ột phần tư dưới phải,
chậu trước trên.
m ột phần tư dưới trái.
• Hai đường dọc: đường đi qua giữa bờ
sườn và cung đùi.

102
KỸ THUẬT KHÁM • Độ cong của bề m ặt bụng.
Trước khi liến hành khám bụng, phải hói • Những chỗ phồng lên hay lõm vào.
tìm triệu chứng cơ năng về tiêu hóa, triệu • Sự bất đối xứng.
chứng cơ năng cùa các hệ cơ quan khác,
• Nhìn di động thành bụng theo nhịp thờ.
triệu chứng toàn thân. Trong khi hỏi triệu
• Nhìn da bụng: lông, sắc tố, sẹo mổ cũ,
chứng cơ năng về tiêu hóa, phái hói triệu
tuần hoàn bàng hệ...
chứng đau bụng và tính chất đau bụng.
• Tình trạng cơ bụng.
Khám bụng là m ột phần của khám bộ
máy tiêu hóa, trong đó có kết hợp với khám • Nhìn những chỗ phồng lên bất thường
toàn thân, thăm trực tràng và âm đạo và hay khối thoát vị.
khám chất thải tiết. • Chú ý vùng rốn.
• Nhìn vùng bẹn hai bên và so sánh.
NGU YÊN TẨ C CHUNG
• M ột số dấu hiệu bệnh lý: dấu rắn bò, vết
• T ư thế bệnh nhân: nằm ngửa, hai chăn bầm (xuất huyết) dưói da, lỗ dò thành bụng,
hơi co, hai tay thả dọc theo thân người, nhịp đập khối u, thoát vị thành bụng.
thư giãn để mềin thành bụng, thở đều,
Nghe
vùng bụng được bộc lộ đầy đủ, có thê
vừa khám vừa nói chuyện vói bệnh nhân. Để nhận biết một số âm thanh xuất phất
từ các cơ quan trong ố bụng như dạ dày,
• T ư thế người khám: đứng bên phải bệnh
ruột, mạch máu. Có thể nghe bằng tai thường
nhăn, yêu cầu bệnh nhân mô tả cảm giác
dau hay những cám giác gì khác nhận hoặc bằng ống nghe. Đặt ống nghe bên phải
dược khi khám. ngay dưới mũi ức, đè nhẹ và giữ yên ống
nghe. Chú ý lẳng nghe và tiếp tục ớ những
• Phòng khám: đú ánh sáng, đù ấm, đủ
vị trí khác theo thứ tự lừ trên xuống và từ
dụng cụ khám.
trái qua phải. K hông được quên vùng bẹn.

CÁC BƯ ỚC TH Ự C HIỆN KHÁM BỤNG


• Nhìn bụng bệnh nhân, không quên vùng
bẹn.
• Nghe bụng với ống nghe.
• G õ bụng.
• Sò' nán bụng.
• Khám vùng bẹn
• Thăm khám hặu m ôn - trực tràng.
Nhìn
Đẽ nhận biết hình dáng bụng, nhùng bất
thường và các di động trên thành bụng.
Thướng chú ý ghi nhận những diêm sau khi
thực hiện nhìn trong khám bụng: Hình 9.3: Các vị trí nghe ở thành bụng và
• Hình dáng chung cùa bụng bệnh nhân. vùng xuất phát tương ứng.
103
Bình thường, tiếng nhu động ruột 4 - 12 độ những cơ quan, cấu trúc trong ồ bụng,
lần/phút (trung bình nhu động xuất hiện mỗi phát hiện những điểm đau và mức độ đề
5-15 giây), có thề thay đổi trong khoảng rất kháng cùa thành bụng.
rộng, Để kết luận nhu động ruột tăng hay • Chuẩn bị: chú ý tư thế bệnh nhân.
giảm, nên nghe liên tục trong ít nhất 2 phút. • Nguyên tắc:
Bệnh lý: ■ Sờ nhẹ nhàng từ vùng không đau đến
• Thay đổi nhu động ruột: tăng, giảm. vùng đau.
• Tiếng thồi cùa mạch máu, cùa khối u. ■ Đặt sát lòng bàn tay vào thành bụng,
• Tiếng óc ách trong hẹp môn vị. không dùng đầu ngón tay.

Gõ • Yêu cầu bệnh nhân thở đều, sờ nhịp


nhàng theo nhịp thờ bệnh nhân.
Đe nhận biết hình dạng, kích thước những
cơquan, cấu trúc trong ổ bụng. Cách gõ: • Phương phấp sờ:

• Áp nhẹ tay trái trên thành bụng bệnh ■ Dùng một bàn tay.
nhân với các ngón tay hơi dang ra. • Dùng hai bàn tay áp lên thành bụng
• Dùng ngón giữa tay phải, cong lại, gõ hoặc hai bàn tay chồng lên nhau đê
đầu ngón lên khớp liên đốt xa cùa ngón ấn sâu vào thành bụng.
giữa tay trái. ■ Sờ ờ tư thế bệnh nhân nam ngửa.
• Chỉ dùng cử động cổ tay, không cử động Trong một số trường hợp đặc biệt, có
cả cánh tay. thể thực hiện sờ ờ tư thế bệnh nhân
nằm nghiêng phải, nghiêng trái,
• Gõ khắp bụng một cách có hệ thống.
ngồi, đứng.
• Có-thể gõ bụng ờ tư thế bệnh nhân nằm
nghiêng phải hoặc trái. NHỮNG TRIỆU CHỨNG c ó THÉ CÓ
Có thể phát hiện:
Lóp da bên ngoài
• Âm gô vang khi gõ trên vùng có hơi
• Khi mất nước: da mòng, mất tính đàn
(ruột..).
hồi, có dấu véo da.
• Âm gõ đục khi gô trên tạng đặc (gan,
• Khi bị phù: da dày lên, có dấu ấn lõm.
lách..).
• Gõ xác định bờ trên gan, bờ dưới gan, từ Lóp cơ và phúc mạc
đó giúp xác định chiều cao gan. Chiều • Co címg thành bụng: cơ nồi rõ, không di
cao gan thường được xác định theo động theo nhịp thờ, co cứng liên tục.
đường trung dòn phải. • Phản ứng thành bụng: còn di động theo
• Gõ vùng lách. nhịp thở, không co címg liên tục.
• Phát hiện báng bụng. • Phản ứng dội.

Sờ • Cảm ứng phúc mạc: ấn chẩn nhẹ và từ từ


vào thành bụng -> bệnh nhân rất dau do
Trong thực hành khám bụng, sờ là
phương pháp quan trọng nhất. Kỹ thuật này phúc mạc đang viêm bị đụng chạm - )

giúp nhận biết hình dạng, kích thước, mật viêm phúc mạc.

104
B ảng 9.1: Phân biệt co cứng cơ thành bụng tự ý và không tự ý

Co cứng cơ thành bụng tự ý Co cứng cơ thành bụng không tự ý


1. Do phản xạ co cơ bởi lạnh, nhột, tư the 1. Do phúc mạc bị kích thích bởi viêm
không thư giãn nhiễm.
2. Có thể loại trù phản xạ co cứng cơ này bằng 2. Không cách nào làm cơ mềm đuợc
nhiều cách 3. Thường không đối xứng
3. Co cơ đối xứng 4. Co cứng cơ cả hai thì hô hấp..
4. Hít vào co cứng hơn, thở ra cơ thư giãn. 5.Đau tăng khi gồng cơ thành bụng.
5.Không đau khi gồng cơ thành bụng (ngồi bật
dậv).

• Xác định phản ứng dội: khi dấu hiệu trên • Điềm mũi ức: ngay dưới mũi kiếm
không rõ xương ửc. Thường phát hiện diêm đau
■ Đè từ từ và sâu tăng dần vào thành này trong trường hợp giun chui ống mật
bụng. hoặc sỏi ống gan trái.
■ Nhấc lay lên nhanh. • Điểm Mayo-Robson: điểm sườn lưng trai.
- Bệnh nhân kêu đau chói nơi bị ấn: • Điểm đau ruột thừa: điểm 1/3 ngoài đường
phản ứng dội (+). nối rốn và gai chậu trước trên phải.
• Xác định mức độ dề kháng cùa cơ thành • Điềm đau buồng trứng: điểm giữa đường
bụng nối gai chậu trước trên với bờ trên
- Ấn chẩn nhiều vị trí khác nhau ở xương mu.
thành bụng. • Điềm niệu quản:
“ Phân biệt co co lự ý hay dề kháng - Trên: giao điềm đường ngang qua
thực sự. rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng.
Các điếm đau • Giữa: giao điểm 1/3 ngoài và 1/3
giữa dường nối hai gai chậu tnrớc
Khi thực hiện khám bụng, phải tìm các
trên.
điểm đau đặc hiệu. M ột số các điểm đau đặc
hiệu vói các mốc giải phẫu đê xác dinh diêm ■ Dưới: phải thăm trực tràng.
đau như sau: Nội tạng trong bụng
® Điểm đau túi mật: giao điểm của bờ 0 Tạng to ra: gan, lách, th ậ n ...
ngoài CƯ thẳng bụng và sụn sườn thứ 9 ® Khối u trong ồ bụng: mô tả 12 tính chất
bên phải. Nghiệm pháp Murphy được (vị trí, kích thước, hình dạng, bờ, bề mặt,
tiến hành bằng cách ấn vào điểm đau túi mật độ, dí động, có đau hay không, đập
mật trong lúc bệnh nhân dang hít vào, theo nhịp tim, có thường xuyên/lúc có
nếu bệnh nhân đau đến nín thở là nghiệm lúc không, nông hay sâu, đục hay trong).
pháp (+), gặp trong viêm túi mật cấp.

105
CÁCH KHÁM GAN
• Chuẩn bị bệnh nhân.
• Khám bằng hai tay
■ Đặt bàn tay trái ở hông phải của
bệnh nhân, đẩy về phía trước và ỉên
trẽn với các ngón tay hơi cong.
* Đặt bàn tay phải dưới bờ sườn phải
của bệnh nhân, các ngón tay hướng
chéo lên trên.
■ Bảo bệnh nhân hít sâu, cảm nhận bờ
dưới gan trượt dưới những ngón tay.
Neu không thấy, ấn vị trí cao hơn
hay thấp hơn một chút.
■ Cằn xác định vị trí bờ dưới gan, mật
độ gan (mềm, chắc, cứng), bề mặt
(trơn láng, gồ ghề), có nhân không,
bở gan sắc hay tù.
• Cách khám khác:
■ Kỹ thuật móc gan: dùng các đầu
ngón tay của cả hai bàn tay móc
ngược bờ sườn phải của bệnh nhân
từ phía trên.
■ Nghiệm pháp rung gan; đặt bàn tay
trái lên mạng sườn phải cùa bệnh
nhân, các ngón tay nằm trong các
khoảng liên sườn. Dùng bờ trụ chặt
nhẹ và gọn vào các ngón tay trái
■ Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: dùng ngón Hình 9.4 (từ trên xuống dưới): Kỳ thuật sò',
tay 1 và 2 ấn vừa phải vào các kẽ móc Vcà gõ gan
sườn, có thể tìm được điểm đau chói.
- Gõ đục ở thì hít vào và gõ vang ó' thì
CÁCH KHÁM LÁCH thở ra —> lách to bằng phương pháp
• Gõ lách: gõ.
■ Gõ ở vùng giao điểm của đường • Móc lách: giống như móc gan nhưng
nách trước trái và hạ sườn trái ở hai được thực hiện ớ vùng hạ sườn trái của
thì hô hấp. bệnh nhân.
- Gõ luôn vang ở thì hít vào và thờ ra
-> lách không to.

106
H ình 9.7: Làm nghiệm pháp sóng vỗ

Dấu chạm cục nưóc đá


Cách thực hiện: chuẩn bị bệnh nhân như
lúc thực hiện khám bụng. Áp đầư các ngón
tay (mặt lòng bàn tay) vào thành bụng bệnh
nhân, ấn mạnh rồi buông ra sao các đầu
ngón tay vẫn áp vào thành bụng.
Hình 9.6: Ncu lách to, lĩõ vùim này sẽ dục.
Ý nghĩa cùa dấu chạm cục nước đá (+):
Khi hít vào, lách sỗ di cluiyên xuôns dưới và
khi có cảm giác khối chạm vào ngón tay,
vào trong, V ÍII1ÌĨ đục này cũng thay đ ô i theo.
nghĩa là phát hiện được tạng đặc, mảng hạch
hoặc khối u trong ổ bụng với cồ trướng
M Ộ T SỚ DẤU H IỆU ĐẬC B IỆT
lượng nhiều.
D ấu sóng vỗ
Cách thực hiện: đặt tay trái của nsưòi K Ế T LUẬN
khám lên vùng hôníĩ phải của bệnh nhân và Khám bụng để nhận biết triệu chứng
bàn tay phải của người khám vỗ nhẹ vùng thực thể. Muốn chẩn đoán bệnh chính xác,
hông trái của bệnh nhân trong lúc đó bàn tay phải kết hợp những thông tin thu được qua
của người khám thứ hai (bò trụ cùa bàn tay) phần hỏi bệnh sử (triệu chứng cơ năng) và
đè nhẹ vào thành bụng ớ đường giữa. những thône tin thu được qua phần khám
Ý nghía cứa dấu sóng vỗ (+): khi bàn lay loàn thân cùng như phần khám các co quan
áp vào thành bụng nhặn được nhũng xung khác. Khám bụng đòi hòi rèn luyện nhiều ve
dộng dội vào lòng bàn tay, nghĩa ỉà có dịch kỹ năn" để có thế phát hiện các triệu chứng
tự do trong ô bụng (tràn dịch màng bụng dầy đủ, chính xác.
hoặc cò trướng) kiêu toàn the lượng nhiêu.

107
TẰI LIỆU THAM KHẢO 4. M ark H. Swartz. The Abdomen. Textbook
1. Nguyễn Đình Hối. Khám Bụng. Ngoại Khoa o f Physical Diagnosis History and
Cơ Sở-Triệu chứng học ngoại khoa. Nhà Exam ination 4th Edition. W .B.Saunders
xuất bàn Y Học 2004: 91-997 2002: 42 7 4 6 0 .
2. Đỗ Trọng Hải. Khám Bụng. Tài liệu huấn 5. Norton J. Greenberger. History Taking and
luyện kỹ năng y khoa -■ Đơn vị huấn luyện Physical Exam ination for the Patient with
kỹ năng y khoa - Đ HY D TPHCM 2002: 42- L iver Disease. Shift’s Diseases o f the Liver
45. 10thEdition 2 0 0 7 :2 2 4 1 .
3. D eG ow in's Diagnostic Exam ination, 9th
Edition. Physical Exam ination of the
Abdomen. Me Graw Hill 2009: 4 4 9457.

108
CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Trong kỹ thuật khám bụng, câu nào sau đây đúng:


A. Nên khám vùng đau trước nhất.
B. Đe bệnh nhân ờ tư thế. duỗi khớp gối và khớp háng trong suốt lúc khám,
c. Sau khi sờ nên gõ và nghe.
D. Nên chấm dứt việc nghe nếu không nghe tiếng nhu động ruột nào trong 1 phút.
E. Thường gõ vùng đục cúa gan theo dường trung đòn phải.
2. Dấu chạm cục nước đá:
A. Chi phát hiện được ờ bệnh nhân bị xơ gan.
B. Đe phân biệt báng bụng (cồ trướng) toàn thể hay khu trú.
c. Đe phân biệt cổ trướng dịch thấm hay hay dịch tiết.
D. Giúp phát hiện lách to trong cổ trướng toàn thể lượng nhiều.
E. Giúp phát hiện thận to trong cổ trướng toàn thể lượng nhiều.
3. Khi khám bụng, người khám dùng bàn tay phải ấn vào điểm đau túi m ật trong khi bệnh
nhân đang hít vào làm cho bệnh nhân đau đến nín thở. Thao tác đó gọi là:
A. Tìm phản ứng dội.
B. Nghiệm pháp M urphy.
c. Nghiệm pháp ấn kẽ sườn.
D. Nghiệm pháp rung gan.
E. Tìm phản hồi gan - tĩnh mạch cảnh.
4. Gan to chi nhận biết được nhờ:
A. u vùng hạ sườn phải và không di động theo nhịp thờ.
B. Chỉ phát hiện được khi làm siêu âm bụng.
c. u hạ sườn phải, liên tục với bờ sườn và di động theo nhịp thở.
D. u hạ sườn phải và bệnh nhân luôn có vàng da niêm.
E. G õ thấy đục ờ hạ sườn phải.
5. Khi thực hiện gõ ở bụng:
A. N ên dùng cử động của cổ tay, không dùng cử động của cả cánh tay.
B. Vùng nào nghe không rõ, nên gõ mạnh hơn ờ vùng đó.
c. Dùng ngón giữa tay phải, cong lại, gỗ lên mu bàn tay của tay trái.
D. Luôn nghe được âm sấc vang ờ tất cả các vùng của bụng.
E. Luôn nghe được âm sắc đục ờ tất cả các vùng của bụng.
6. Khi khám bụng, người khám đặt bàn tay trái lên mạng sườn phải của bệnh nhân với các
ngón tay nằm trong các khoảng liên sườn và dùng bờ trụ bàn tay phải chặt nhẹ vào mặt
lung bàn tay trái. Thao tác đó gọi là:
A. Tìm dấu sóng vỗ.
B. Nghiệm pháp ấn kẽ sườn,
c . Nghiệm pháp Murphy.
109
D. Nghiệm pháp rung gan.
E. Nghiệm pháp móc gan.
7. Cách phát hiện lách to bằng phiTcmg pháp gõ:
A. Gõ ờ giao điểm của đường nách trước trái và bờ sườn trái ở 2 thì hô hấp.
B. Gõ ở giao điêm cùa đường trung đòn trái và bờ sườn trái,
c. Gõ ngay dưới bờ sườn trái.
D. Gõ ờ giao điểm cùa đường nách giữa trái và bờ sườn trái.
E. Không thể tìm được lách to bằng cách gõ.
8. Tính chất cùa co cứng cơ thành bụng không tự ý :
A. H ít vào co cứng hơn, thờ ra cơ thư giãn.
B. Có thể loại trừ phản xạ co cứng cơ này bằng nhiều cách,
c . Đau tăng khi gồng cơ thành bụng.
D. Co cơ có tính đối xứng.
E. D o phản xạ co cơ bởi tư thế không thư giãn.
9. Ý nghĩa cùa dấu sóng vỗ:
A. Phát hiện hẹp môn vị.
B. Có dịch tự do trong 0 bụng,
c . Có tạng to trong ổ bụng.
D. Là dấu hiệu viêm phúc mạc.
E. Là dấu hiệu viêm tụy cấp.
10. Nguyên tắc khi thực hiện sờ trong khám bụng, ngoại trừ:
A. Sờ bằng lòng bàn tay.
B. Sớ từ chỗ không đau đến chỗ đau.
C. Sờ phối hợp với nhịp thở cùa bệnh nhân.
D. Sờ từ nông đến sâu.
E. K hông cần kết hợp với nhìn, nghe, gô.

ĐẮP ÁN
1E, 2D, 3B, 4C, 5A, 6D, 7A, 8C, 9B, 10E

110
TRIỆU CHỨNG C ơ NĂNG TIÊU HÓA
Võ Thị M ỳ D ung

MỤC T IÊ U
ỉ. Phởn biệt đau bụiỉíỊ câp, đau bụng tuựn.
2. Nêu nủm nhóm nẹuỹên nhân gây buôn nôn vồ nôn.
3. Nêu hai nhóm nguyên nhân gây nuôi khó.
4. Phân biệt táo bón cấp, táo bón mạn.

T iếp cận lâm sàn g m ột b ệnh n hân tiêu M ức độ đau bụn g giúp tiếp cận lâm sàng
hóa cần điều tra các triệu ch ú n g c ơ n ăng của liên q uan đến các hội ch ứ n g quan trọng.
bệnh và khám thực thê. T ro n g m ộ t sô trư ờ ng
h ọp, việc hòi bệnh s ử kỹ lư ỡ ng có th ể giúp ĐAU BỤNG CẤP
chẩn đoán được bệnh m ột cách rõ ràn g và
Đ au bụng cấp có th ể xảy ra do rất nhiều
chính xác m à không cần đến n h ữ ng x ét
bệnh lý, m ột số bệnh k h ô n g cẩn phái điều trị
nghiệm cận lâm sàng.
bàng phẫu th u ậ t cũng c ó th ề gây đau bụng
cắp. N h ũ n g nguyên n h ân thư ờ ng gặp n h ất
I ĐAU BỤNG cùa đau bụng cấp là viêm dạ dày ru ộ t cấp,
Đ au bụng là triệu ch ứ n g thư ờ ng gặp các bệnh d o viêm (viêm ru ộ t thừ a, viêm túi
nhất ớ các bệnh nhân rối loạn d ạ dày ruột. m ặt, viêm túi thừ a, viêm tụ y cấp, viêm vói
Phản ứng dau của từ ng người th ay đồi rất trúng, cơ n đ au q uặn m ật, cơ n đau quặn thận,
khác nhau. tắc ruột và th ủ n g tạn g rỗng).
v ề kinh điền, đau bụng có thế xảy ra do Tiếp cận chẩn đoán
ba cơ chế: đau do tạng, đau do thành bụng
T rướ c m ột bệnh nhân đau bụn g cấp
và đau do liên quan.
nặng, đoi với người thầy thuốc, vấn đề quan
• Đ au do tạng được cám nhận tại nơi bị trọng n h ất là phải xác định xem bệnh nhân
kích thích đầu tiên. Đ au thư ờ ng m ơ hồ, có chỉ định p hẫu thuật n gay lặp tức không.
định vị không rõ ràng và thư ờ ng khó m ô H ỏi bệnh sừ và khám thự c thể kỹ có giá trị
tả. C ó thể kèm hoặc không kèm đau do hơn là các thừ nghiệm cận lâm sàng và xét
liên quan. nghiệm hình ảnh. K hông nên sử dụng các
® Đ au do thành bụng ià đau sâu do tình thuốc giảm đau cho đến khi có kế hoạch rõ
trạng kích thích hoặc hiện tượng viêm ràng, vì những thuốc này có thể ảnh hưởng
của phúc m ạc thành hoặc của m ạc treo. đến triệu chứ ng đau và khiến việc khám
Đ au thư ờ ng dề xác định hơn và dễ dàng thực the không chính xác.
m ô tả hơn đau do tạng,
Bệnh sử
• Đ au do liên quan là dau được cảm nhận
e T ro n g khi hỏi bệnh sử, điều quan trọng
tại vị trí khác nơi bị kích thích nh u n g
là xác định các đặc điểm củ a đau: vị trí,
trong vùng được chi phối bởi cùng m ột
kiểu đau (cơn, liên tục), cư ờ ng độ (âm ỉ,
dây thằn kinh hoặc kề cận.
dữ dội), hư ớ ng lan, thời gian, tần suất và

111
các yếu tố làm giảm đau hoặc làm đau • Nếu vẫn còn nghi ngờ, theo dõi cẩn
nặng thêm . thận, hòi bệnh lại và khám lại sẽ cho biết
• N hững thông tin về các triệu chứng kết diễn tiến đúng của bệnh.
họp, các triệu chứng dạ dày ruột và triệu
chứng toàn thân có thể giúp ích trong ĐAU BỤNG M ẠN
chẩn đoán nguyên nhân. Đau bụng m ạn là tình trạng đau bụng
• Hỏi bệnh kỹ lưỡng, có hoặc không có các kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, chấn
rối loạn khác có thề gây ra đau do liên đoán có thể tiến hành từ từ và có kế hoạch.
quan (như viêm phồi, viêm m àng ngoài Bệnh nhân phải được điều tra cẩn thận về vị
tim, nhồi máu cơ tim, viêm đốt sống). trí, cường độ, đặc điểm , thời gian mạn tính
và khởi phát đau; những yếu tố làm nặng
• Hỏi các triệu chứng liên quan với các
thêm hoặc làm giảm đau, những triệu chứng
nguyên nhân gây đau nội sinh và ngoại
và dấu hiệu đi kèm. Nói chung, các mối liên
sinh cũng như các nguyên nhân do
quan với đau là quan trọng. M ỗi cơ quan có
nguồn gốc thần kinh.
kiểu đau “thường gặp”cũa cơ quan đó.
• Kiểm tra tiền sử kinh nguyệt. V ỡ nang
trứng giữa kỳ kinh là nguyên nhân gây B ệnh d ạ d ày tá trà n g
đau bụng lành tính, thường gặp. M ột Đau thượng vị, được mô tả như: cảm
giác nóng, cồn cào, cảm giác đói hoặc đau,
bụng gợi ý vỡ thai ngoài tử cung. thường xảy ra 1 đến 3 giờ sau bữa ăn;
• Tiền sừ gia đình có thể giúp phát hiện khoảng 1/3 bệnh nhân bị thức giấc ban đêm
nguyên nhân đau bụng. Những rối loạn vì dau. Hầu hết bệnh nhân thường thấy đau
có tính chất gia đính như tăng lipid máu, giảm nhanh sau ăn hoặc uống antacide, nên
sốt Địa Trung Hài gia đình, thalassem ia, kiểu đau này còn được gọi là kiểu đau giảm
thiếu m áu hồng cầu liềm , porphyria từng do ăn. M ột số bệnh nhân loét dạ dày, đau
cơn gián đoạn thường đi kèm với đau tăng sau khi ăn. Phẩn lớn, đau có tính chất
bụng. từng COT1, kéo dài nhiều giờ đến nhiều tuần
và tiếp theo sau đó là thời kỳ giảm đau kéo
• C ác thuốc kháng đông có thể gây xuất
dài nhiều tháng.
huyết trong 0 bụng hoặc sau phúc m ạc,
gây đau bụng cấp. Bệnh đường mật
• Tiền sử giang mai hoặc lậu có thể giúp Triệu chím g thường gặp gồm buồn nôn,
ích trong chần đoán nguyên nhân. nôn và đau thượng vị hoặc đau hạ sườn phải
thường đau liên tục. Đ ầy bụng sau khi ăn, ợ
Lưu ý
hơi, chướng hơi và khó dung nạp với các
• Các xét nghiệm cận lâm sàng, m ặc dù
thức ăn có m ỡ là những triệu chứng không
quan trọng, nhưng hiếm khi xác m inh
đặc hiệu thường đi kèm với các rối loạn về
chẩn đoán.
bụng khác.
• M ột số trường họp không thể xác định
B ệnh tụy
chẩn đoán ngay lẩn đầu tiên khám bệnh.
Đau khu trú ờ vùng thượng vị và có
• Neu bệnh nhân đau bụng cấp, cần hội
khuynh hướng lan ra sau lưng. Buồn nôn và
chẩn ngoại khoa.
nôn là những triệu chứng thường đi kèm.
112
Đ au hằng định- kéo dài nhiều ngày và hiếm 2 BUÔN NÔN VÀ NÔN
khí đau quặn tìm ? cơn. G iảm m ột phần khi M ặc dù buồn nôn và nôn có thể xảy ra
bệnh nhân ở tư thế cò súng. T iền sử m ới vừa độc lập, n h ư ng chúng thường có m ối liên
uống rượu hoặc bệnh đư ờ ng m ật gợi ý nhiều quan ch ặt chẽ với nhau và thường xảy ra
đên đau do tụy. cùng lúc.
Bệnh ruột non B uồn nôn được xem n h ư sự thôi thúc
Đ au định vị đặc trư ng ờ quanh rốn, đau nôn. N ôn hay ói là sự tống xuất m ạnh các
quặn và có thể đi kèm với ói m ửa và thay chất chử a trong dạ dày. T uy nhiên, buồn nôn
đối thói quen đi tiêu. T rư ờ ng họp tắc ruột cơ ợ
là triệu chứ ng báo trước nôn sẽ xảy ra. hơi
học cao, ói thường xảy ra só'm trong quá liên quan đến hoạt động co thắt hô hấp
trình bệnh; trường họp tắc nghẽn đoạn xa: bí thường đi trước nôn. ợ hơi không theo sau
trung dại tiện. bởi sự tống xuất m ột lượng ch ất ói đán g kể,
thường được gọi là “ọ e” . N ôn khác vởi \\'ả
Iiộỉ chứng ruột kích thích
(ợ), ụa liên quan vởi sự phun ngược những
Đ au bụng hiện diện m ột thời gian dài lượng nhỏ thức ăn của thực quản hoặc dạ dày
trong hầu hết các trường hợp. Nói chung, tá tràng không đi trước buồn nôn và không
đau khu trú ờ hạ vị và hồ chậu trái và rat có sự tham gia hoạt độ n g của cơ bụng.
hiềm khi ò' vùng quanh rốn. K hông giông
như cấc kiểu đau khác, đau trong hội chứng
Đ Ặ C Đ IÉ M L Â M S À N G
đại tràng kích thích hiếm khi xảy ra ban đêm
• B uồn nôn và nôn hiếm khi là m ột hiện
khiến bệnh nhân phải thức giấc vì đau. Đau
tượng riêng rẽ. C húng thư ờng đi kèm với
có thể tăng khi ăn và thường bón hoặc tiêu
chảy và táo bón xen kẽ. các triệu chửng và các dấu hiệu khác.
• Nhức đầu migraine thường xảy ra trước
Ung thư đại tràng
hoặc kèm với buồn nôn và nôn.
Đ au bụng là triệu chứ n g thường gặp của
• Nhức đầu trong bệnh nội sọ, nhất là tăng
bướu đại tràng lừ đại tràng ỉên đến đại tràng
áp lực nội sọ, thỉnh thoảng di kèm với
sigm a. Đ au thường ít gặp trong bướu tân
nôn vọt.
sinh của trực tràng và nhữ ng san g thương
của phần xa đại tràng sigm a. Đ au có thể đi • Bệnh mũi hầu được biêu hiện đặc trưng
kèm với thay đồi thói quen đi tiêu m ới xảy với chóng mặt, buồn nôn và nôn.
ra. C hảy m áu íiạrc tràng thường gặp. T hiếu • Nôn buổi sáng sớm trước khi ăn gặp
m áu nhẹ thư ờng gặp. trong có thai, nghiện rượu, hội chửng
ure huyết, bệnh tắc nghẽn đường thở cùa
Các nguyên nhân khác
những người nghiện thuốc nặng và đôi
• V iêm Lúi thừa mạn.
khi do thằn kinh tâm thần.
* Bán tắc ruộl.
• Nôn do tâm thần đặc trưng bởi một hoặc
* V iêm phúc mạc do lao. nhiều đặc điểm sau:
• B ệnh toàn thân và ngộ dộc (như bệnh ■ Bệnh sừ nôn kéo dài.
1Ĩ 1 Ô liên kết, ngộ độc chì, đái tháo đường,
■ Tình trạng dinh dưỡng đằy đù (ngoại
porphyria, bệnh T abès lưng).
trừ biếng ăn do thần kinh).
9 Ung thư tụy.

113
■ Nôn trong hoặc ngay sau khi ặn. bệnh gan, tăng calci máu và có thai, tác
■ Nôn lén lút, thường tự m ình gây ra. dụng phụ cùa thuốc (như digital, thuốc
phiện, kháng sinh, ngừa thai uống). Buồn
■ Bằng chứng của rối loạn tâm thần
nôn dai dẳng ờ những người khỏe mạnh
(biếng ăn, trầm cảm).
thường là căn nguyên tâm thần.
• Nôn kéo dài và tái phát sau khi ăn 1 giờ
Nôn có thể do bệnh cấp hoặc mạn tính
hoặc hon, dịch nôn có các chất còn lại
.hoặc do rối loạn thần kinh hoặc chức năng.
trong dạ dày gồm những m ảnh nhỏ thức
Nôn có thế là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau
ăn, thường do ứ đọng trong dạ dày.
bụng cấp hoặc bệnh toàn thân nặng.
• Nghẽn tắc thực quản: thường gặp ụa
nhiều hơn nôn. Trong thực hành lâm sàng hằng ngày,
những nguyên nhân thường gặp nhất của
• Đặc điểm của chất nôn có thể cho manh
buồn nôn và nôn là viêm dạ dày ruột cấp,
mối để chẩn đoán căn nguyên.
bệnh toàn thân có sốt, tác dụng cùa thuốc và
■ M ùi: chất nôn có mùi chua gợi ý bệnh dạ dày ruột.
chất tiết cùa acid hydrochloric, có
Thần kinh
thể xác định qua thừ nghiệm . Mùi
phân là điểm đặc trưng của tắc m ột • M igraine.
hoặc dò dạ dày m ột, m ột số trường • Rối loạn mũi hầu.
hợp do liệt m ột. M ùi thối rữa là dấu • Các sang thương ờ não.
hiệu cùa sự phát triển vi khuẩn từ
các chất chứa bên trong dạ dày hoặc Tâm thần
hoại từ cùa ung thư dạ dày do nấm. • Chấn thương tâm lý.
■ Các chất nôn: chất nôn bã cà phê • Nôn lén lút.
hoặc có m áu chác chắn là nguyên • Nôn chu kỳ (ờ trẻ em và trè nhỏ).
nhân từ đường tiêu hóa trên. M ật
Chuyển hóa và nội tiết
thường xuất hiện trong chất nôn khi
nôn tái phát nhiều lần. Sự hiện diện • Suy thận.
cùa mật ám chi tình trạng m ở cùa dạ • Toan chuyển hóa.
dày. Nôn m ật thường gặp ở bệnh • Thuốc và hóa chất.
nhân sau phẫu thuật dạ dày. • Rối loạn điện giải (giàm natri m áu, tăng
■ Non kéo dài có thể gây ra những hậu calci máu, tăng kali máu).
quà nghiêm trọng (như viêm phổi hít, • Suy gan.
m ất nước, rối loạn cân bằng nước
• Nhược giáp.
điện giải và xuất huyết do rách niêm
mạc vùng nối thực quản dạ dày). • Thiểu năng thượng thận.
• Thai.
NGU YÊN NHÂN • Dị ứng thức ăn.
Buồn nôn và nôn thường là biểu hiện • Đái tháo đường.
cùa các rối loạn chức năng và thực thể.
Tiêu hóa
Buồn nôn không kèm nôn có the gặp trong
hội chứng urê huyết, xạ trị, nghiện rượu, • Dạ dày tá tràng

114
* L oét dạ dày tá tràng. Thuốc
■ H ẹp m ôn vị, 9 Đ iều trị thuốc theo kinh nghiệm trong
* M ất trương lực dạ dày. khi tiến hành khảo sát hoặc khi n g h ĩ là
nguyên nhân tự giởi hạn.
- Sau phẫu thuật dạ dày.
9 P henothiazines và các thuốc cùng nhóm .
• D ạ d ày ruột
T ác dụng phụ thườ ng gặp là buồn ngủ,
- V iêm dạ dày ruột, kể cả ngộ độc
phàn ứng rối loạn vận độn g cấp và ngoại
thúc ăn.
tháp khác.
0 V iêm ruột thừa.
9 Thuốc đối kháng dopamine (metocỉopramide,
- Tẳc ruột. dom peridone).
- Liệt ruột. 9 Thuốc kháng histam ine.
• G an mật 9 T huốc đối kháng thụ thể serotonin 5-
■ V iêm túi m ật và sỏi mật. H T 3 (ondansetron, granisetron).
* V iêm gan cấp. 9 Thuốc đối kháng thụ the neu ro k in in -1:
■ Xơ gan. buồn nôn và nôn do hóa trị.
• Tụy
■ V iêm tụy cấp. % Ợ NÓNG

" U ng thư tụy. Ợ nóng là cảm giác nóng hoặc đau khu
trú sau xư ơng ức hoặc m ũi kiếm , có thể lan
• Phúc m ạc
ra trước ngực và sang hai bên, lên hàm và
" V iêm phúc m ạc. cánh tay. ợ nóng thườ ng n ặng hon sau bữa
- Ung thư m àng bụng. ăn và nặng hơn ớ tư thế nghiêng hoặc cúi
C ác n g u y ên n h â n k h á c người về phía trước, ợnóng thường giảm
trong vòng 15 phút sau khi dùng antacid.
9 Bệnh gây sốt cấp tính.
Ợ nóng xảy ra do n h ũng thay đồi ở biêu
9 Nhồi m áu cơ tim,
mô thực quản do trào ngược a-xít và pepsin
9 Suy tim sung huyết. hoặc m ật và dịch tụy hoặc cả hai từ d ạ dày
• B ệnh phoi tấc nghẽn m ạn tính. vào thực quản. N hữ ng bất thường vận động
• Phán xạ (thận, ruột, vòi trứng). của thực quản có thề góp phần gây ra triệu
chửng ợ nóng. T uy nhiên, ợ nóng có thể xảy
DIÊU T R Ị ra khi vận độn g thực quản bình thường, kích
thích hóa học do trào ngược vào thực quản
B iện p h á p c h u n g
là yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh.
• Đ iều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
• N gừng hoặc hạn chế ăn qua dường T R À O N G Ư Ợ C DẠ DÀY T H ự C QUẢN
'miệng đế làm trống dạ dày.
Yếu tố quyết định chủ yếu của trào
• Giải áp mũi dạ dàv nếu tắc ruột hoặc ngược dạ dày thực quản là trương lực của cơ
buồn nôn và nôn kéo dài. vòng thực quản dưới, về giái phẫu không
9 Nuôi ãn qua lỗ hong tràng hoặc dường thể nhặn b iết cơ vòng thực quản dưới; tuy
loàn thân. nhiên có thể chứng m inh sự hiện diện cùa cơ

115
vòng thực quản dưới bằng các phư ơng pháp những triệu chứ ng trào ngược m ũi hầu và hít
cơ học như đo áp lực thực quản. T hoát vị vào phổi. N u ố t khó do hầu họng điển hình
hoành ảnh hưởng không đáng k ể đến áp Ịực do rối loạn thần kinh c ơ hoặc rối loạn cấu
cơ vòng thực quàn dưới. M ột số biến chứng trúc ảnh hưởng hầu và thực quản trên.
của trào ngược dạ d ày thực quản: N uố t khó do thực quản là khó đư a thức
• V iêm thực quản (thay đồi m ô học của ăn xuống thực quản. N u ố t khó do thực quản
niêm m ạc thực quản: xuất huyết, loét, có thể do tắc nghẽn thực quản. N uốt khó
chít hẹp). tăng dẩn có th ể gặp với bướu, nuốt khó
• H ít vào khí quản gây x ơ hóa, viêm phổi không liên tục có thể do m àng hoặc vòng
và ho m ạn tính. thực quản. Đ ợt nuốt k hó cấp liên quan bữa
ản gợi ý do búi thữc ăn. N eu không có tắc
N guyên nhân:
nghẽn thực thể, có thể là do rối loạn vận
• T rào ngược dạ d ày thực quản do co vòng động thực quản (achalasia, CO that thực
m ất khả năng, có hoặc không có thoát vị quản, dãn cơ vòng thực quản dưới).
hoành.
• T huốc. NGUYÊN NHÂN
• X ơ cứng bì làm ảnh hường đến cơ vòng Nuốt khó do hầu họng
thực quản dưới.
Mất chức năng của heâi
• H ội chứng B a ư e tt (thực quản dưới được
thay bằng biểu m ô trụ và loét tại vùng • B ệnh nhược cơ.
chuyển tiếp). • Loạn trương lực cơ.
• B ướu, bằng cách ảnh hường chức năng Rối loan chát nãng hầu
cơ vòng ho ặc thay đồi vận động.
• B ệnh nhược Cơ.
• B ệnh cu ống não do m ạch m áu.
NUÓT KHÓ
N uốt khó là cảm giác khó khăn trong khi • V iêm da cơ, cư ờ ng giáp.
nuốt thức ăn hoặc chất lòng, không bị đau. Tắc nghẽn cơ học
Đ ây là m ột cảm giác chủ quan xảy ra trong • T úi thừa Zenker.
khi nuốt. T hư ờng có cảm giác vướng ở cồ.
• Bướu.
T rong đa số các trư ờng họp, khó nuốt ờ
cùng vị trí bị tồn thương hoặc ở phía trên • C hít hẹp do viêm .
tồn thương, nhưng không bao giờ nuốt khó Nuốt khó do thực quản
ở phía dưới tổn thương. K hó nuốt nặng có
thể gây suy dinh dưỡng, gây hít thức ăn vào Tắc nghẽn trong ỉồng thực quản
phoi và giảm chất lượng cuộc sống. N uốt • T hực quản m àng.
đau là m ột thuật ngữ chỉ cảm giác đau xảy • V òng thực quản dưới (vòng Schatzki).
ra khi nuốt. N uốt đau liên quan đến cảm • Bướu.
giác đau khi nuốt, điển hình do loét niêm
• C o thắt cơ vòng thực quản dưới.
m ạc vùng hầu họng hoặc thực quản. N uốt
đau thường đi kèm với nuốt khó. • C hít hẹp do viêm .

N uốt khó do hầu họng gồm khó đưa thức t C hít hẹp do chất ăn m òn.
ăn từ m iệng vào thực quản, thường kèm với • V ật lạ.

116
Tắc nghẽn do chèn ép bên ngoài • S ự hiện diện của sụt cân gợi ý lẩc nghẽn
• C hèn ép do bướu, hạch to hoặc tuyến rõ do bệnh lành lính hoặc ác tính.
giáp sau xương ức. • N hững triệu chứ ng về hô hấp, thường
• N hữ ng bất thườn® về m ạch m áu (phình ban đêm , có thể x ảy ra do việc hít những
động m ạch chủ, động m ạch dưới đòn chất trong thực q u ản vào khí quản. N ếu
phải bất thường, cung động m ạch chủ viêm ' phổi tái phát không giải thích
bên phải). được, phải chú ý tìm bệnh lý thực quản.

Roi loạn vận động • Ợ nóng gợi ý chít hẹp do viêm hoặc
bệnh ảnh hướng đến cơ vòng thực quản
• A chalasia.
dưới.
• X ơ cứ ng bì.
• Hiện tượng R aynaud gợi ý bệnh m ô liên
• B ệnh thần kinh đái tháo đường. kết là nguyên nhân của nuốt khó, do rồi
• C o thất thục quản lan tỏa. loạn vận động.
• A m yloidosis. • Hoi th ở hôi và cảm giác đầy nghẽn vùng
• N hiễm ký sinh trùng (bệnh C hagas). co sau bữa ăn gợi ý sự hiện diện của túi
thừa Zenker.
Các nguyện nhân khác
• N hiễm trùng (nấm ).
T H Ử N G H IỆ M C H Ấ N Đ O Á N
• Bệnh C rohn.
Nuốt khó dơ hầu họng
T R IỆ U C H Ú N G • K hám thẩn kinh.
• M ột bệnh sử chi liết có thể gợi ý càn • C hiếu huỳnh quang' thực quản.
nguyên của nuốt khó và từ đó giúp dánh • K hám tai, m ùi, họng; nội soi m ùi báng
giá bệnh. ong m ềm , C T scans.
• N uốt khó do bệnh hầu họng dược đặc • C ác thứ nghiệm tầm soát bệnh viêm da
trưng bởi cám giác khó dẩy thức ăn từ túy (polym yositis), bệnh nhược cơ và

m iệng xuống hầu. thức ăn có the xảy các rối loạn thần kinh khác.
ra ngay lặp tức khi qua chỗ hẹp, ngạt thở
và nuốt lặp đi lặp lại, nhất là do rối loạn Nuếỉ khó du thực quản
thần kinh cơ. • Nộỉ soi thực quản.
• N uốt khó do thực quản thường được m ô • X q u a n t thực quản uống thuốc cản
tả là nuốt vướng. N uốt khó có thể xảy ra quang barium .
từng đợt trong trường hợp co thắt cơ • Đo áp lực thực quản.
vòng thực quản dưới hoặc nuốt khó tiến ĐIÊU TRỊ
triển dần trong trường hợp bướu, ợ
những thức ăn chư a tiêu hóa có thể xảy Biện pháp chung
ra vài phút dến vài giờ sau khi ăn. Bệnh • T hay đổi chế độ ăn (ăn thức ăn m ềm ),
nhân nhận thấy ràng họ phải nhai kỹ nhai kỹ thức ăn và thay đồi cách nuốt,
thửc ăn và dôi khi cần uống nước để nhất là nu ố t khó do hầu họng.
“cuốn thức ãn xuồng” . Thời gian ăn • Nuôi ăn đường ruột qu a ống thông m ở
thường kéo dài. dạ dày.
117
• Loại bỏ búi thức ăn gây tắc nghẽn qua đôi khi ở đại tràn g phái có thề gây tiêu
nội soi. phân đen.
• B ù dinh dư ỡng nếu nuốt khó kéó dài gây • T iêu m áu đò (hem atochezía) tiêu ra m áu
sụt cân. đỏ tươi có phân hoặc không có phân
Thuốc kèm theo, thường gặp tro n g xuất huyết
đoạn ruột non gần đại tràng hoặc xuất
• V iêm niêm m ạc do trào ngược: điều trị
huyết đại tràng, tùy thuộc vào tốc độ mất
bằng thuốc ức chế acid dạ dày.
m áu và nhu động ruột. B ệnh nhân bị
• N uốt đau đáp ứng với điều trị đặc hiệu xuất huyết tiêu hóa trên nhanh cũng có
tình trạng viêm thực quản. thề tiêu m áu đỏ, nhưng luôn đi kèm với
• N uốt khó do hầu họng và chảy nước rốị |oạn huyết độn g hoặc sốc tuần hoàn.
m iếng: dùng các thuốc kháng
cholinergic (scopolam ine dán da). B ỆN H S Ử
• N uốt khó cấp do búi thức ãn: glucagon M ột bệnh sử kỹ lưỡng giúp xác định vị
tiêm tĩnh m ạch hoặc nitroglycerin đặt trí và nguyên nhân xuất huyết.
dưới lưỡi, không dùng những chất ỉàm • Ói m áu dỏ hoặc bã cà p h ê giúp khu trú
m ềm thịt. nguồn gốc gây chảy m áu từ đư ờ ng tiêu
Những phương thức trị liệu không phẫu hóa trên.
thuật • T iền sử chảy m áu cam hoặc ho ra m áu
Nội soi điều trị: nọng thực quản, nong có thể là nguồn gốc khác ngoài đường
cơ vòng thực quản dưới bằng bơm khí tích tiêu hóa gây chảy m áu ở bệnh nhân ói ra
cực, đặt stent thực quản. m áu.
• ở nhừ ng bệnh nhân tiêu phân đen hoặc
5 X U Ấ T H U Y Ế T T IÊ U H Ó A tiêu m áu đỏ, chắt ói không có m áu đại
X uất huyết tiêu hóa trên được định nghĩa th ề hoặc bã cà phê không loại trừ nguồn
là những thương tồn gây chảy m áu x u ất phát gây chảy m áu từ đường tiêu hóa trên, vì
từ m iệng đến phía trên dây chằng T reitz; chảy m áu có thế ngìm g trước khi ói xáy
xuất huyết tiêu hóa dưới là nhữ ng thương ra hoặc vì chảy m áu vào tro n g tá tràng
tồn gây chảy m áu xuất phát từ phía dưới dây không thể trào ngược vào dạ dày. T uy
chàng T reitz đến hậu m ôn. nhiên, sự hiện diện m ật trong dịch dạ
BIÉƯ H IỆ N L Â M SÀ N G dày chứ ng tỏ hiện tượng trào ngược có
xảy ra.
• N ôn ra m áu (hem atem esis) là nôn ra
m áu hoặc nôn dịch bã cà phê và hút dịch • X uất huyết tiêu h óa dưới cung có thể
dạ dày ra m áu hoặc dịch bã cà phê gợi ý gây tiêu phân đen; nếu có, vị .trí cháy
vị tri m ất m áu ở đư ờng tiêu hóa trên. m áu thường từ sau góc Treitz dến gần
giữa đại tràn g ngang
• T iêu phân đen (m elena) là đi tiêu phân
đen sệt dính bỏng giống n hư hẩc ín hoặc « M áu đại thể từ trực tràng thường cô
dạng bã cà phê, có m ùi đặc trư ng thường nghĩa là nguôn gâv chay m áu xa hơn
cho biết vị trí m ất m áu ớ đư ờng tiêu hóa thuộc vể dại tràng. Tuy nhiên, cái' nguyên
trim, mộc dù xuất Huvết à ru ộ t non và nhân gãy xuảt huyết trẽn cổ rhé g ay ừei!

118
phân máu đại thề nếu xuất huyết lượng thay đổi lạm thời thói quen đi tiêu đi kèm
lớn và thời gian máu di chuyển qua ruột với chấn thương tâm lý trong cuộc sống và
nhanh. Trong những trường hợp này, không có các triệu chửng toàn thân khác gợi
dấu hiệu sinh tồn xấu đi một cách nhanh ý bệnh lý thường gặp là hội chửng đại tràng
chóng. kích thích, nhất là khi những thay đồi này
• Mặc dù có tiền sừ loét trong phần lớn diễn biến từ tiêu chảy đến táo bón. Bệnh
bệnh nhân có loét xuất huyết, chảy máu nhân thưòng mô tả phân gồm những viên
có thể là biểu hiện đầu tiên tron? 10% nhỏ. Những triệu chứng khác đi kèm về khó
trường hợp bệnh loét. Bệnh nhân loét tiêu (đầy bụng, buồn nôn, chướng hơi) cũng
thấy hết đau, là triệu chửng báo trước thường gặp. Chẩn đoán bệnh lý này thường
đợt chảy máu. dược thực hiện dựa vào việc hỏi bệnh sử đầy
đủ và khám Ihực thể kỹ lưỡng; các thử
• Tiền sử sừ dụng những thuôc đặc biệt
nghiệm cận lâm sàng rất hạn chế, nhằm mục
gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá
đích loại trừ các bệnh lý thực thể.
tràng. Xuất huyết do salicylate đã dược
công nhận. Các thuốc khác cũng có thế Tiêu chảy và táo bón là triệu chứng rất
gây xuất huyết như phenylbutazone, thường gặp và gây nhiều thiệt hại về tử von?,
khán? viêm nonsteroid, steroid. bệnh tật, bất tiện trong giao tiếp, mất khả
năng làm việc và tiêu hao các nguồn ỉực y
• Tiền sử xơ gan iàm tăn? khả năng chẩn
tế. Tiêu cháy cấp do nhiễm trùng vẫn còn là
đoán chây máu từ các tĩnh mạch thực
một trong các n?uyên nhân gây tử vong thường
quản dãn. Tuy nhiên tron? nhiều n?hiên
gặp nhất ở các nước đang phát triển,-nhất là
cửu 5Ò% trường họp xuất huyết ớ bệnh
ở trẻ em, khoáng 2-3 triệu người tử von?
nhân xơ gan là do các tồn thương khác.
mỗi năm. Ngược lại, táo bón hiếm khi gây tử
• Phân có thể đỏ ở một số bệnh nhân sau
von? và rất thường gặp ờ các nước phát triển.
khi ăn củ cải đường. Phân đen có thể do
uống sắt, thuốc có bismuth (như Pepto-
TIÊU CHÀY
Bismol®) hoặc than hoạt.
Tiêu cháy được định nghĩa là sự gia tăn?
• N?uồn ?oc mất máu thường khôn? tìrn về lượng dịch trong phân hoặc số lần đi tiêu
thấy tron? nhữn? bệnh nhân chày máu hoặc cả hai. Bình thườn? khối lượng phân
mà dan? điều trị bằng thuốc kháng đông.
trong 24 giờ ít hơn 300 g và có chửa khoản?
Cần nghi đến chẩn đoán, nhất là ở những
150 ml nước. Khi lượng phân hàng ngày
bệnh nhân chảy máu trong khi điêu trị
hơn 300 g (khoảng 250 ml nước): tiêu chảy.
thuốc kháng dông.
Dù ỉà cấp hay mạn, tiêu chảy gây rối loạn
nước diện giải.
6 THAY ĐỚI THÓI QUEN ĐI TIÊU
Thay đổi thói quen đi tiêu do rối loạn
Triệu chứng
vặn động ruột hoặc do bệnh lý thực the. Các triệu chửng cửa tiêu chảy thường
Đánh eiá tiến triển cúa các thay đồi này gặp là đau quặn bụng, cảm giác mắc đi tiêu,
cũng như bản chất của các thay đổi này cùn? buồn nôn và nôn, tiêu phân nhiều nước có
với các triệu chứng khác về thể chất như sụt hoặc không có nhầy. Có thể có các triệu
cân, sốt, biến? ăn, là quan trọng. Một sự chúng toàn thân như sốt và đau cơ.

119
Dấu hiệu bài tiết qua phân > 7 g/ngày, mẫu phân
Các dấu hiệu lâm sàng thay đổi tùy theo phái được thu thập trong 72 giò' kèm
nguyên nhân và độ nặng cùa bệnh, nhưng theo bệnh nhân ăn kiêng 100 g chất
thường bệnh nhân thấy đau bụng lan tỏa và béo/ngày. Thứ nghiệm thay thế: nhuộm
nhu động ruột tăng, Thân nhiệt có thể tăng. Sudan mẫu phân, nếu thấy >100 tiếu thế
Nếu có tiêu chảy, nên xác định lượng phân m ỡ/quang trường phóng đại gợi ý tiêu
trung bình, độ đặc cùa phân, kiểu phân và có chày phân mỡ.
hoặc không có máu. M ặc dù nhu động ruột • Nội soi tầm soát nên được cân nhắc đối
tăng, nhưng thường gặp là phân lỏng hoặc với những trường hợp tiêu chày mạn
phân nước. Xảy ra về đêm hoặc tiêu chày không rõ nguyên nhân.
mấu thực sự hầu hết phản ánh bệnh thực thế
hon là bệnh lý đại tràng chức năng. Mùi TÁO BÓN
phân hăng hoặc có phân sống gợi ý thiếu Táo bón là than phiền thướng gặp trong
năng tuyến tụy. thực hành Lâm sàng, tuy nhiên khó định nghĩa
Thử nghiệm chẩn đoán chính xác do thói quen đi tiêu bình thường
rất khác nhau. Táo bón thường có liên quan
• Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhiễm
đến cảm giác đi tiêu không hết phân hoặc đi
trùng cấp kéo dài ít hon 24 giờ và có thể
tiêu không thường xuyên dai dẳng hoặc ít đi
do cãn nguyên virus; vì vậy khảo sát
tiêu. Hầu hết mọi người đi tiêu ít nhất ba lần
phân thường không cần thiết trong
mỗi tuần; tuy nhiên, số lần đi tiêu thấp
những trường họp xày ra trong thời gian
không phải là tiêu chuẩn duy nhất đe chân
ngắn không sốt, không m ất nước hoặc
đoán táo bón. N hiều bệnh nhân bị táo bón có
không có m áu hoặc m ù trong phân.
tần suất đi tiêu bình thường nhưng than
• Cấy phân, định lượng độc tố Clostridium phiền rất khó thài phân, phân cứng, đầy
difficile, tìm trứng và kí sinh trùng và bụng dưới hoặc cảm giác đi ngoài không hết.
nội soi đại tràng sigm a bằng ống soi
m ềm đối vói những trường hợp nặng, Nguyên nhân
kéo dài hoặc triệu chứng không điển hình. Táo bón xảy ra khi m ất khả năng làm
• K hoảng trống thẩm thấu phân có thề dầy hoặc làm trống trực tràng. M ất khá năng
được tính toán ở những bệnh nhân tiêu làm đầy có thể là hậu quả cùa nhiều tình
chảy m ạn và phân nhiều nước như sau: trạng khác nhau như bệnh cùa ruột, bệnh
290 - 2(Na+ phân + K + phân). toàn thân, rối loạn chức năng cúa ruột, tác
dụng của thuốc và bất thường thần kinh.
■ T iêu chày dịch tiết: khoảng trống
Việc làm trống trực tràng tùy thuộc vào tình
thẩm thấu phân < 50 m Osm /kg.
trạng toàn vẹn cùa phản xạ đi tiêu, phàn xạ
■ Tiêu chảy thẩm thấu: khoảng trống
này có thể bị rối loạn do bệnh cùa hậu môn
thẩm thấu phân > 125 m Osm /kg. trực tràng, thói quen đi tiêu kém, nghiện
■ T hử nghiệm tìm máu ẩn hoặc bạch thuốc nhuận tràng, bệnh thần kinh, bất hoạt
cầu trong phân dương tính gợi ý tiêu do nguyên nhân thực thể, tuổi già và những
chảy nhiễm trùng. tình trang khác.
• T iêu chảy phân m ỡ theo kinh điển được
chẩn đoán bằng cách xác định lượng m ỡ
120
Đ ặc điếm lâm sàng nếu táo bón tỉếiu riến , có thể là dấu hiệu của
rối loạn trầm trọng.
Táp bón mụn
N guyên ngân gây bón cấp tính, nhất là ó'
Bón thành thói quen mạn lính kèm di
những người lớn tuổi, là do phâri dóng chặt.
tiêu phân cứng hoặc bón không thưởng
Bón cấp cũng có thể xảy ra trong bệnh cảnh
xuyên thường xáy ra do thói quen ăn uống
lâm sàng của m ột người yếu đuối, ốm yếu
không đúng, thói quen đi tiêu kém, uống ít
hoặc suy nhược, nam tại giường và sử dụng
nước, thiếu luyện Lập, sứ dụng thuôc hoặc
thuốc an thần hoặc thuốc phiện thường
do sự phôi hợp nhữn? yêu lo này. Táo bón
xuyên. Bón cùng có thế xảy ra sau chụp
cũn? có the xây ra ỏ' bệnh nhân bị hội chứng
đường tiêu hóa cản quang. Đi tiêu không tự
đại tràng kích thích, những người này
chù có những chất bẩn giốn? như dất quanh
thường than phiền tiêu chảy xen kẽ táo bón,
phân đóng chặt có thể được ?iài thích sai là
khó chịu ở bụng và di tiêu phan dạng hòn có
tiêu chảy. Cảm giác khó chịu ở trực tràn? có
hoặc không có nhầy. Táo bón đôi khi là biếu
thể trầm trọng. Chẩn đoán được thực hiện
hiện của thẩn kinh lo lắng hoặc trầm cảm.
bởi kháo sát trực tràng.
Trong tất cả các tình trạng dã đề cập, không
có các dấu hiệu về tiêu hóa. Chấn doán được' Bướu tân sinh cùa trực tràng và đại
thực hiện bời loại trừ. tràng, n?hẽn m ạch mạc treo, những san?
thương gây đau ở hậu môn trực tràng, rối
Bón mạn tính có thể do tình trạng không
loạn thần kinh và bệnh toàn thân.
nhạy cảm của trực tràn?, tron? nhiều trường
hợp là do hậu quả của việc nín đi tiêu kéo
dài hoặc nghiện thuốc nhuận trường. T ron?
1 VÀNG DA
những trường họp nấy, thường không có V àng da là tình trạng nhuốm màu vàn?
nhu độnẹ ruột, thậm chí ngay cả khi trực của m ô do ử đọng bilirubin. ứ đọng
tràng đầy phân. bilirubin ở mô chí xáy ra khi bilirubin huyết
thanh tăng và hoặc là dấu hiệu của bệnh ?an
Bón mạn tính có thê di kèm vói bệnh hậu
hoặc do tán huyết, ít gặp hơn. Có thế dự
môn trực tràng, như dò, loét hoặc trì. Chan
đoán mức độ tăng bilirubin huyết thanh nhờ
đoán thường được xấc định nhờ hỏi bệnh sứ.
khám thực thể. Bilirubin huyết thanh tăn?
khám thực the và nội soi dại tràn? si?m a.
nhẹ dược phát hiện tốt lìhât bang cách khám
Bón suốt đời (bón nặng bất hồi phục) cúng mạc m ất, củng m ạc m ắt có ái lực đặc
đôi khi ?ặp phải do phình đại tràn?. biệt với bilirubin do thành phần elastin tron?
Bón m ạn lính cũng có thê do tính da cún? mạc cao. V àn? củng m ạc m àt chứng tó
dạn? cứa các rối loạn dạ dày ruộl hoặc bệnh bilirubỉn huyết thanh ít nhất 51 pm ol/L (3
toàn thân. mg/dL). K hó phát hiện vàng cùn? mạc m ăt
T áo b ó n c ấ p nếu khám trong phòng dưới sán? sáng dèn
huỳnh quan?. Vị trí thử hai ?iúp phát hiện
M ột đọt táo bón ngày càn? xấu hon ờ
vàng da là niêm mạc dưới iưỡi. Khi nồng dộ
người lớn có thói quen di tiêu dều đặn trước
bilirubin huyết thanh tăng, da bị vàng ở
dó, nhất là khi đi kèm vói các triệu chím ?
nhùng người có nước da sán? và thậm chí
toàn thân như sụt cân, gợi ý sự hiện diện cúa
da trở nên xanh lá nếu vàng da kéo dài; màu
bệnh lý ?ay tắc nghẽn, nhất là bệnh ác tính,
xanh là do hiện tượng o-xy hóa bilirubin

121
thành biliverdin. B ilỉrubin là m ột sắc tố có xảy ra cùng với báng bụng thường là do
chứa bốn vòng pyrole, sản phẩm thoái giáng nhiễm trùng trong 0 bụng, viêm phúc mạc
của hem e (lerroprotoporphyrin IX). hoặc viêm tụy. Bệnh nhân có thể bị khó thớ
do áp lực kháng lại cơ hoành và phối không
CHƯỚNG BỤNG VÀ BÁNG BỤNG có khả năng dãn nở hoàn toàn. N guyên nhân
Chướng bụng là biểu hiện cùa nhiều báng bụng có thể phân thành hai nhóm sinh
bệnh. Bệnh nhân có thể than phiền đầy hoi lý bệnh lớn: báng bụng với m àng bụng bình
hoặc chướng bụng và bệnh nhân có thể nhận thường và báng bụng với m àng bụng bị
biết là có tăng tíc h thước vòng bụng dựa bệnh. Nguyên nhân báng bụng thường gặp
vào áo quần hoặc dây nịt lưng. nhất là tăng áp cửa do bệnh lý gan mạn như
Chướng bụng có thể do có nhiều hơi xơ gan (chiếm 75% -80% các trường hợp
trong ruột. Ruột non bình thường có khoảng báng bụng). Các nguyên nhân khác hiếm
200 ml khí nitrogen, ôxygen, carbon dioxide, gặp như bệnh ác tính ờ m àng bụng ( 1 2 %),
hydrogen và m ethane. Nitrogen và ôxygen suy tim (5%), lao m àng bụng (2%).
là do nuốt vào từ đường tiêu hóa, trong khi
carbon dioxide, hydrogen và m ethane được TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Camilleri M, Murray JA. Diarrhea and
sản xuất trong lòng ruột do sự lên men cùa
Constipation in Harrison’s Gastroenterology
vi khuẩn. Lượng khí trong ruột tăng có thể
and Hepatology Edited by Longo DL Fauci
do nhiều-tình trạng bệnh lý khác nhau. AS. Me Gram Hill Medical 2010; C .6,42-57.
Chướng bụng có thể do báng bụng. Báng 2. Goyal RK. Dysphagia in Harrison’s
bụng là tình trạng tích tụ dịch trong xoang Gastroenterology and Hepatology Edited by
m àng bụng, ớ người nam khỏe m ạnh có một Longo DL Fauci AS. Me Gram Hill Medical
ít hoặc không có dịch trong ồ bụng, nhưng 2010; C .4 ,27-32.
phụ nữ thường có ít dịch đến 20 ml tùy 3. Hasler WL. Nausea, Vomiting, and
Indigestion in Harrison's Gastroenterology
thuộc giai đoạn của chu kỳ kinh. Các triệu
and Hepatology Edited by Longo DL Fauci
chứng thường gặp nhất đi kèm với báng
AS. Me Gram Hill Medical 2010; C .5,33-41.
bụng là tăng vòng bụng, thường được bệnh
4. Laine L. Gastrointestinal Bleeding in
nhân m ô tả như là chật thắt lưng hoặc áo Harrison’s Gastroenterology and
quần quanh thắt lung, kèm với tâng cân. Hepatology Edited by Longo DL Fauci AS.
Tuy nhiên, đôi khi tăng cân bị che dấu do Me Gram Hill Medical 2010; C.8 , 62-67.
mất khối lượng cơ xảy ra đồng thời do xơ 5. LeBlond RF, Brown DD, DeGowin RL.
gan hoặc bệnh ác tính. Cơn khởi phát các DeGowin's Diagnostic Examination. Me
triệu chứng nhanh trong m ột vài tuần giúp Gram Hill Medical 2009, 9lh ed, C.9. Online.
phân biệt báng bụng với béo phì, béo phì 6 . McPhee SJ, Papadakis MA. Current
phát triển trong m ột thời gian nhiều tháng Medical Diagnosis & Treatment. Me Graw
đến nhiều năm. Bệnh nhân bị báng bụng Hill Lange 2011; 50,h ed, C.16. Online.
thường than có cảm giác khó chịu vùng
bụng, nhim g hiếm khi đau. Khi đau bụng

122
CÂU H OI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Khám một bệnh nhân đau bụng cấp, vấn đề quan trọng là:
A. Chân đoán bệnh nhanh.
B. Xác định xem có chỉ định phẫu thuật ngay lập tức.
c. Thực hiện xét nghiệm máu ngay.
D. D ùng thuốc giảm đau ngay lập tức.
E. Chụp X quang bụng không sửa soạn.
2. Cấc tính chất sau là đặc điếm của triệu chứng đau bụng cấp, ngoại trừ:
A. Kiêu đau.
B. Thòi gian.
c. Cưởng độ.
D. Tính chất cơn.
E. Hướng lan.
3. Đau bụng cấp khác với đau bụng mạn về:
A. K iều đau.
B. Vị tri.
c. Thòi gian đau.
D. Tần suất.
E. Triệu chứng đi kèm.
4. Nguyên nhân nào sau dây gây đau bụng mạn:
A. Viêm ruột thừa.
B. Thùng tạng rỗng,
c. Loét dạ dày.
D. Thai ngoài tứ cung vờ.
E. Sỏi túi mặt.
5. Nguvên nhân nào sau dây gây đau bụng cấp:
A. Loét dạ dày.
B. Viêm phúc mạc do lao.
c. Hội chửng đại tràng kích thích.
D. Ung thư dại tràng.
E. Tắc ruột.
ó. Các nguyên nhân sau gay nôn thuộc chuyên hóa và nội tiết, ngoại trừ:
A. Suy thận.
B. Suy gan.
c . Hẹp môn vị.
D. Nhược giáp.
E. Thiêu năng thượng thận.
7. Các nguyên nhân sau gây nôn thuộc về căn nguyên tiêu hóa, ngoại trừ:
A. Viêm gan cấp,
B. Loét dạ dày tá tràng,
c. Tắc ruột.
D. Viêm phúc mạc.
E. Dị ứng thức ăn.
8. Nguyên nhân nào sau đây gây nuốt khó do thực quản:
A. M ất chức năng lưỡi do bệnh nhược cơ.
B. Túi thừa zenker.
c . Bệnh crohn.
D. Bệnh cuống não do m ạch máu.
E. Viêm da cơ gây rối loạn chức năng hầu.
9. Nguyên nhân nào sau đây gây nuốt khó do hầu họng:
A. Túi thừa Zenker.
B. Bệnh thần kinh đái tháo đường,
c. X ơ cứng bì.
D. Co thắt tâm vị.
E. Bướu tuyến giáp sau xương ức.
10. N uốt khó do thực quàn có thể có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Nuốt lặp đi lặp lại.
B. Nuốt vướng.
c. X ây ra từng đợt.
D. Nuốt khó tiến triển.
E. Thời gian ãn thường kéo dài.

Đ Á P ÁN
1A, 2D, 3C, 4C, 5E, 6E, 7E, 8C, 9A, 10A

124
CHẲN ĐOÁN GAN TO
Quách Trọng Đác, Bài Hãn Hoàng

M ỤC TIÊU
ỉ. Phím tích được. 4 kỷ nàng nhìn, sờ, gõ, nghe vồ các nghiệm pháp độc biệt khỉ khám gan.
2. Trình bày được cách chan đoán xác định gan to và phân tích được các tncờng hợp cẩn chắn
đoán phấn biệt.
3. Nguyên tấc chung trong tiếp cận chon đoán nguyên nhân gan to.
4. Phân tích được các nguyên nhân gây gan to đon thuần.
5. Phồn tích được các nguyên nhân gâv gan to kềm hội'chứng vàng da tắc mật.
6. Phân tích được các nguvên nhân gây gan to và lách to.

G IỚ I T H IỆ U gan to và dễ phân biệt giữa gan và thận. Bàn


Gan ỉà một tạng đặc, hơi mềm, màu nâu tay phải của người khám đặt lên thành bụng
đó, nặng 1200 g nằm trong ổ bụng và được bên phải của bệnh nhân, nhấn xuống nhẹ
bao bọc bởi phúc mạc tạo thành bao Glisson. nhàng với mũi bàn tay hướng lên phía trên
Gan nằm dưới cơ hoành và dược giữ sát cơ (hình 11.1A). Dặn bệnh nhân hít sâu vào và
họành nhờ các dây chằng, Khi hô hấp, gan cám nhận bờ gan đi xuống theo cơ hoành
di động theo nhịp thở với biên độ 1-2 cm. trong nhịp hít sâu và chạm vào mũi bàn tay.
Khi đã cảm nhận sờ được bờ gan thì nương
Chẩn doán gan to trong phần lớn các
nhẹ bớt lực đè sâu đề bề mặt gan trượt xuống
trường họp được thiết lập dựa trên đánh giá
dưới bàn tay phải và cảm nhận tính chất của
chiều cao gan qua thăm khám lâm sàng. Hỏi
bề mặt gan. Lưu ý ỉà cần bắt đầu sờ từ vùng
bệnh sử, tiền căn kết họp với thăm khám
hổ chậu lên để tránh trường họp có thể sờ
toàn thân và ghi nhận chi tiết các đặc diểm
ngay ừên bề mặt gan mà không nhận biết do
cúa gan to giúp ích rất nhiều cho việc chan
chưa quen (hình 11.1B). Khi đã xác định được
đoán xác định nguyên nhân gan to.
bờ gan thì có thể lần dọc bàn tay theo bờ này
để xác định sờ được một hay cả hai thùy gan.
KỶ TH U Ậ T K H Á M GAN
Đối với nhũng trường hợp bờ dưới gan
Nhìn nằm mấp mé bờ sườn, yêu cầu bệnh nhân hít
Vùng hạ sườn phải có thê thây gan to gô thở sâu có thể giúp phát hiện bờ gan dề dàng
lên và di động theo nhịp thở. Tuy nhiên chỉ hon; hoặc có thể sử dụng phương pháp móc
trong trưởng hợp gan ỉớn rõ mới thay được gan. Phương pháp này được tiến hành như
dấu hiệu nàv. sau: người khám đứng quay mặt về phía
Sừ chân người bệnh, hai tay đặt song song với
nhau ngay dưới vị trí nghi ngờ đã sờ được
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co. Người
bờ gan. Dặn bệnh nhân thở 1'a hêt sau đó
khám đứng ở phía bên phải bệnh nhân. Bàn
nhấn các ngón lay xuống vầ hướng lên phía
tay trái của ngưòi khám đặt sau lung bệnh
hạ sườn phải hờm sẵn. Sau đó dặn bệnh
nhân song song và nâng đõ' các xương sườn
nhân hít sâu vào. Bờ gan sẽ di chuyển xuống
1 1 - 1 2 và phần mô mềm phía dưới. Nhắc
dưới và chạm vào ngón tay người khám
bệnh nhân thư giãn. Dùng bàn tay trái nâng
(hình 11.2).
lên phía trước đề dễ cảm nhận hon khi sờ thấy

125
H ìn h 11.1 (trên), Hình 11.2 (dưới): S ờ đ ề p h át hiện b ở dưới gan

S ờ ỉà phương pháp rất quan trọng và gan thư ờng trơn láng, m ật đ ộ m ềm vừa và
/ giúp cung cấp nhiều thô n g tin: không đau khi sờ nắn.
• K hoảng cách giữa bờ dưới của gan và bò Gõ
sườn phải.
G õ theo phương pháp gián tiếp (dùng
• S ờ được cả m ột hay c ả hai th ày gan.' ngón trỏ của bàn tay phải gõ lên đổt giữa
• B ờ gan: tù, tròn h ay sắc, nhẵn hay gồ ngón trỏ của tay trái được đ ặt giữa cấc
ghề. khoảng liên sườn), P hương ph áp gõ giúp
• B ề m ặt gan: trơn láng hay lổn nhổn. xác định bò' trên và vung dục trước gan
(vùng nằm giữa bò' trên và bờ dưới gan).
• M ật độ gan: m ềm , chắc hay cứng.
M ất vùng đục trước gan gặp trong thủng tạng
• S ờ gan đau hay không.
rồng hoặc khi m ột quai đại tràng bị chư ớng
T rong trường hợp bình thường, b ờ dưới hơi nằm chèn giữa xương sườn và gan.
gan thư ờng không vượt quá hạ sườn phải
nhim g thùy trái gan có thề sờ thấy ớ vùng
Nghe
thượng vị dưới bờ sườn 1-2 cm . T uy nhiên ở N ghe ớ vùng gan có thể phất hiện am
nhữ ng người suy yếu với góc sườn nhọn, thoi động m ạch tro n g ung thư gan, tiếng cọ
gan có thế sờ được dưới bờ sườn 6-8 cm bao gan trong ung thừ gan hoặc viêm gan.
trên đư ờ ng cơ thẳng bụng bên phải. Be m ặt T rong trường h ọp tăng áp tĩnh m ạch cửa có

126
thế nghe được tiếng thỏi tĩnh mạch ớ giừa Ton thirong dạng u ở vừng h ạ sicờn p h ả i
vùng rốn và mũi ức. Điểm quan trọng để phân biệt gan to với
Các nghiệm pháp đặc biệt khi khám gan tốn thương của các cơ quan khác ià gan có
đặc điểm Hên tục với bờ sườn và di dộng
• Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: dùng ngón tay
theo nhịp thỏ'.
ấn vào các điềm nằm dọc trên các
khoảng gian sườn phải tương ứng phía • Túi mật to: u tròn đều di động theo nhịp
trước bề mặt gíin. Nghiệm pháp dương íhở ở góc bờ sườn, mật độ mềm hay
tính nếu bệnh nhân có điểm đau chói, v ị chắc tùy vào bệnh lý nguyên nhân. Chân
trí của điềm đau chói thường tuông ứng đoán xác định cần dựa trên siêu âm.
với vị trí của 0 áp xe gan. « Ư dạ dày: ít khi sờ được, Li nằm 0 vùng
• Nghiệm pháp rung gan: người khám đặt thượng vị nên cần phân biệt với thùy trái
bàn tay trái trên vùng gan, dùng bàn tay gan. Ư thường ít di động theo nhịp thờ,
phải chặt nhẹ lên trên bàn tay trái. có thể kèm theo triệu chứng xuất huyết
Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân tiêu hóa hoặc kèm triệu chửng hẹp môn
đau chói, thường gặp trong trường hợp vị. Chấn doán xác định dựa trên X
áp xe gan hoặc viêm gan cấp. quang dạ dày cản quang, nội soi dạ dày
sinh thiết.
CHẨN ĐOÁN GAN TO • Ư đại tràng góc gan: ít gặp, thường có
triệu chứng bán tắc hoặc tắc ruột kèm
Chần đoán xác định
theo. Ư ít di động theo nhịp thớ. Chân
Trên lâm sàng dựa trên đánh giá chiều đoán dựa trên X quang đại tràng cản
cao gan trên đường trung đòn phải. Chiều quang và nội soi đại tràng.
cao gan bình thường vào khoảng 10 cm ở
• Thận phải to: ranh giới thường khó xác
nam và 7 cm ờ nữ). Chiều cao gan được coi
định! Dấu chạm thận, bập bềnh thận
là bất thường nếu sai lệch so với trị số chuẩn
dương tính. Gõ bụng thường trong do u
trên quá 2-3 cm.
nằm phía sau ruột. Tùy nguyên nhân gây
Chẩn đoán phân biệt thận to người bệnh có thề có triệu chứng
Sờ được gan nhung không phái gan to kèm theo như cợn đau quặn thận, tiếu
máu, tiểu gắt. Chẩn đoán dựa vào siêu
® Các trường họp làm cơ hoành phải bị di
âm, chụp bụng không chuẩn bị tìm sỏi
chuyển xuống phía dưới: khí phế thũng,
hoặc chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh
hen phế quản, tràn khí hoặc tràn dịch
mạch (ƯIV).
màng phổi, liệt cơ hoành...
® Hạch mạc treo: thường là một đám lổn
• 'lon thương vùng dưới hoành: áp xe
nhổn nằm nông giửa bụng. ít di động
dưới hoành.
theo nhịp thở. Có thả tìm thay hạch bụng
® ThùyRiedel. ó' những nơi khác. Chân đoán dựa vào
0 Sa gan do dây chẳng treo gan bị dãn. siêu âm, nội soi ố bụng sinh thiết hạch.
• Sờ được gan ớ một so người bình • Ư hoặc viêm cơ thành bụng vùng hạ
th tròng. sườn phái: u nằm nông, không di động

127
theo nhịp thở. Khi gồng bụng u sẽ xuất Các triệu chửng cìia các cơ quan liên hệ
hiện rõ hon. đến gan
• Túi m ật to, dấu M urphy dư ơ ng tính.
TIẾP CẶN CHÂN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN • T ràn dịch m àng phoi bên phải phản ímg
GAN TÒ do áp xe gan hoặc ung thư gan.
G an to có thể có do nhiều nguyên nhân • Lách to trong x ơ gan, sốt rét.
khác nhau, c ầ n dựa trên đặc điềm thăm
• Tim ; suy tim ứ huyết, viêm m àng ngoài
khám gan to, các dấu hiệu liên quan và phối
tim gây ứ m áu làm gan to.
hợp với m ột số xét nghiệm cận lâm sàng cần
thiết đề chẩn đoán nguyên nhân.
• Hệ võng nội mô (gan, lách, hạch) có thê
tồn thương trong các bệnh lý bạch cầu,
L â m sàn g ung thư hạch.
Triệu chứng toàn thân Tiền cân
• Sốt: có thể do áp xe gan, ung thư gan, • N ghiện rượu gây x ơ gan.
thương hàn, sốt rét. • V àng da niêm có thể do viêm gan m ạn,
• Suy kiệt nhanh: gặp trong ung thư gan, sỏi m ật, xơ gan ứ mật.
xơ gan. • Ly gây áp xe gan do amíp.
• T hiếu m áu: gặp trong xơ gan m ất bù, • C ơn đau quặn gan: nhiễm trìing đường
ung thư gan, ung thư m áu. m ật, áp xe gan vi trùng, xơ gan ử mật.
• R ối loạn tri giác: hôn m ê gan, sốt rét ác • Bệnh tim gây suy tim ứ huyết.
tính, nhiễm trùng huyết, thương hàn.
Một số cận lâm sàng
Cấc hội chứng Đ ược chi định theo các triệu chứ ng lâm
• Hội chứng nhiễm trùng (sồt cao, vẻ m ặt sàng gợi ý chẩn đoán:
nhiễm trùng, m ôi khô, lười bẩn, hốc hác) • X ét nghiệm chức n ăng gan.
gặp trong áp x e gan, sốt rét, nhiễm trùng
• X ét nghiệm m iễn dịch học chẩn đoán
đường m ật.
nguyên nhân bệnh gan (viêm gan siêu vi).
• H ội chứng vàng da tắc m ật (vàng da • C hẩn đoán hình ảnh (chụp bụng không
niêm , tiểu vàng sậm , phân bạc m àu, chuẩn bị, X q u ang đường m ật, x ạ hình
ngứ a) gặp trong viêm gan thể tắc m ật, gan, siêu âm bụng, chụp bụng cất lớp).
x ơ gan m ật, ung th ư đầu tụy, ung thư di
• X ét nghiệm tế bào học (sinh thiết gan,
căn gan, sỏi đư ờng m ật.
hạch, tùy xương).
• H ội chứng suy tế bào gan (suy nhược,
• Nội soi 0 bụng, m ổ thăm dò.
báng bụng, sao m ạch, lòng bàn tay son,
xuất huyết da niêm , rối loạn tri giác) gặp CHẤN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN GAN TO
trong x ơ gan m ất bù. DựA TRÊN TRIỆU CHỦNG PHỐI HỢP
• H ội chứng tăng áp lực tính m ạch cừa Gan to đơn thuần
(tuần hoàn b àn g hệ, bụng báng, lách to,
xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh m ạch Áp xe gan (io amíp
dãn ờ thực quản) gặp trong x ơ gan, hội G an to không đều, thườ ng to thùv phải,
chứ ng B an ti... m ật độ m ềm , bề m ặt nhẵn, ấn đau. N ghiệm

128
pháp rung gan và ấn kẽ sườn dương tính. có thể nhẹ hoặc rất sậm . C hẩn đoán dựa vào
Bệnh nhân có vẻ m ặt nhiễm trim s, sốt, có xét nghiệm chức năng gan, các xét nghiệm
tiền căn bị lỵ. C hẩn đoán xác định dựa vào huyết thanh chấn đoán viêm gan siêu vi.
siêu âm bụng, huyết thanh chẩn đoán am ip
Ung thư đau tụy
và chọc hút ra m ủ m àu chocolat.
G an to đều, m ềm , không đau và không
Suy tim ứ huyết sôt. V àng da tắc m ật có thể tăng dần, túi m ật
Gan to đ ều ,'m ật độ m ềm , m ặt nhẵn, ấn to. T ồng trạng su y sụp. Chấn đoán dựa vào
đau tửc. Phàn hồi gan tĩnh m ạch cổ dương siêu âm , chụp bụng cắt lóp và chụp đường
tính. T rư ờng họp có hớ van ba lá, có thê m ật cản quang.
thấy gan dập theo nhịp tim . Khi điều trị suy
sỏỉ mật
tim, gan sẽ nhỏ lại (còn gọi là dấu hiệu gan
đàn xếp). C hẩn doán dựa vào khám tim , đo G an to đều, m ềm , nhẵn. Lâm sàng có
điện tâm đồ, siêu âm tim. tam chứng C harcot (gồm cơn đau quặn gan,
sốt, vàng da). C hẩn đoán dựa vào tiền cãn
Ung thư gan nguyên phát hoặc thú'phát
đau tái phát, siêu âm hoặc chụp đường m ật
Gan t o ’không đều, m ật độ cứng, lon cản quang thấy sỏi.
nhốn, thường không đau. T ổng trạng người
bệnh suy sụp nhanh và rõ, đôi khi kèm sốt. Sán lá gan
Chân đoán dựa vào siêu âm bụng, chụp G an to ít và đều, m ềm , nhẵn. T ình trạng
bụng cắt lớp, chụp động m ạch gan, xét tắc m ật rất nặng. T iền căn ãn gỏi cá. T rong
nghiệm A FP và sinh thiết gan. phân có trứng sán lá gan.
Một Sỡ bệnh ít gặp G a n to k è m láe h to
• G an bị thâm nhiễm : Xo'gan thế phì đại
B G an nhiễm m ỡ do nghiện rượu, đái L à giai đoạn đầu của x ơ gan teo. G an to
thảo đường, béo p h ì... đều, chắc. L âm sàng có hội chử ng suy tế bào
H Rối loạn về lipid: bệnh G aucher, gan và hội chử ng tăng áp lực tĩnh m ạch cừa.
loạn dưỡng mỡ. C hẩn đoán dựa vào x ét nghiệm chức năng
" G an nhiễm glycogen n h u đái tháo gan, siêu âm và sinh thiết gan.
dường, đặc biệt sau dùng nhiều insulin. Hội chứng Bantì
■ Thoái hóa dạng bột. L ách to kèm hội chứ ng cư ờ ng lách, tăng
" G an nhiễm chất sắt: bệnh nhiễm sắc áp lực tĩnh m ạch cửa. G an to thường xuất
tố sắt (hem ochrom atosis), nhiễm hiện ở giai đoạn cuối, chắc, không đau, to
hem osiderin. đều như ng m ức độ to ít.
® Lao gan, sarcoidosis,
Nhiễm tràng huyết, thương hàn, sốt rét
® G an da nang, nang nước gan.
G an, lách to chỉ là phản ún g của quá
G a n to k èm hội c h ú n g tắc m ật trình nhiễm trùng huyết. C hủ yếu là các dấu
Viêm gan siêu vỉ hiệu của bệnh lý nguyên phát. G an to ít, m ềm
và hơi đau. C han đ oán xác định dựa vào cấy
G an to ít (thường chi m ấp m é bờ sườn),
m áu, tìm ký sinh trùng số t rét trong m áu.
m ềm , m ật độ nhẵn, ấn hơi đau tức. V àng da

129
Gan to phổi họp lách to và hạch to TÀI LIỆU THAM KHẢO
M ộ t số bện h lý thuộc hệ võng nội m ô 1. Bài giảng bệnh học Nội tập I, Bộ Môn Nội
hoặc hệ tạo m áu có thể làm c h o gan, lách, Đại Học Y Dược TP HCM (1998). N hà xuẩt
bản Y học.
hạch to n h ư bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch
2. Bates' Guide to Physical Exam ination and
cầu m ạn, u n g th ư hạch.
History Taking, Eighth Edition (2004). Nhà
xuất bản Lippincott W illiams & W ilkins.
3. Problem - Oriented M edical D iagnosis, ấn
bản lần thứ 7 (2002). Nhà xuất bản
Lippincott W illiams & Wilkins.
4. H arrison’s Principles of Internal M edicine
ấn bản lần thứ 17 (2008). N hà xuất bản Mc-
G raw ’s Hill.

1 30
CÂU HỞI Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

í. Bờ dưới gan có thể sờ được trong các trường họp sau, ngoại trừ:
A. Người bình thường.
B. Hen phế quản.
c. Áp xe dưới hoành.
D. Tràn dịch màng phôi phải.
E. Viêm gan thể tối cấp.
2. Các bệnh [ý sau đây gây bệnh cảnh gan to đơn thuần, ngoại tiừ:
A. Áp xe gan.
B. Suy lim ứ huyết.
C. Ung thư gan.
D. Gan đa nang.
E. Sán lá gan.
3. Các bệnh lý sau đây gây bệnh cảnh gan to kèm lách to, ngoại trừ:
A. Sốt rét.
B. Thương hàn.
c. Nhiễm trùng huyết.
D. Ung thư đầu tụy.
E. Hội chứng Banti.
4. Các bệnh lý sau đây gây bệnh cành gan to kèm hội chứng vàng da tắc mật, ngoại trừ:
A. Viêm gan siêu vi.
B. Ung thư đầu tụy.
c. Áp xe gan amíp.
D. Sòi ống mật chù.
E. Sán lá gan.
5. Trường hợp nào sau đây gây bệnh cành gan lách và hạch đều to:
A. Sốt rét.
B. Thương hàn.
c . Ung thư đâu tụy.
D. Ung thư hạch.
E. Thalassemia.
6 . Tiêu chuẩn dể xác định gan to khi khám lâm sàng là:
A. Bờ trên gan nằm ở khoảng gian sườn IV trên đường trung đòn phải.
B. Bờ dưới gan nẳm dưới bờ sườn 2 cm trên đường trung đòn phải,
c. Bờ dưới gan nằm dưới bờ sườn 4 cm trên đường trung đòn phải.
D. Chiều cao gan bằng 11 cm hên đường trung đòn phải.
E. Chiều cao gan bằng 13 cm trên đường trung đòn phải.

131
7. Bệnh lý nào sau đây có thể nghe được âm thổi động mạch ờ gan:
A. Áp-xegan.
B. Nang gan.
c. Viêm gan.
D. Ung thư gan.
E. Xơ gan.
8. Bệnh nào sau đây gây bệnh cảnh gan to kèm hội chứng tắc mật:
A. Áp-xe gan do amíp.
B. Suy tim ứ huyết,
c. Viêm gan siêu vi.
D. Ung thư gan nguyên phát.
E. Ung thư gan thứ phát.
9. Bệnh nào sau đây gây bệnh cảnh gan to kèm lách to:
A. Hội chứng Banti.
B. Ung thư đầu tụy.
c. Áp-xe gan amíp.
D. Suy tim ứ huyết.
E. Sán lá gan.
10. Bệnh nào sau đây gây bệnh cảnh gan to đon thuần:
A. Viêm gan siêu vi.
B. Áp-xe gan amíp.
c. Xơ gan thể phì đại.
D. Sán lá gan.
E. Thương hàn.

ĐẤPÁN
IE, 2E. 3D, 4C, 5D, 6E, 7D, 8C, 9A, 10B

132
HỘI CHỨNG VÀNG DA
Quách Trọng Đức, Bùi Hữu Hoàng

MỤC TĨÊU
1. Định nghĩa hội chứng whig da.
2. Phân lích năm cơ chế gây vàng da.
3. Trình bày đirợc các nguyên nhân gây vàng da.
4. Chán đoán xác định vàng da và phân tích được các trường hợp cân chăn đoán phân biệt,
ĩ. Phân lích dược chăn đoán nguvên nhân vàng da.
6. Trình bày được sơ đổ tiếp cận chân đoán vàng da.

ĐỊNH NGHĨA gọi là bil GT. Bilirubine này tan trong


Vàng da là tình trạng nhuốm m àu vàng ở m ỡ nhim g không tan trong nước. Để di
da niêm và kết mạc m ắt do lượng bilirubine chuyển được trong máu, bil GT cần gắn
toàn phần trong máu tăng vượt quá giới hạn kết với album ine huyết tương (1 phân tứ
bình thường. album ine gắn được 2 phân từ bil GT).
Bình thường lượng bilirubine toàn phần • Sự gan kết này chịu ảnh hường cùa
(bil TP) trong máu là 0,8 - 1,2 mg/dL; trong nhiều yếu tố nội sinh (toan hô hấp, toan
đó lượng bilirubine gián tiếp (bil GT) là 0,6 chuyên hóa, horm one) và ngoại sinh
- 0,8 m g/dL và bilirubine trục tiếp (bil TT) (acid acetylsalicylic, caíein, diàzepam ,
là 0,2 - 0,4 mg/dL. Vàng da xuất hiện rõ khi digoxin, íurosem id, súlíam id). Khi gắn
bil TP > 2,5 mg/dL. Khi lượng bil TP từ 2 - kết này bị phá vỡ, bil GT dễ dàng
2,5 m g/dL thì được gọi là vàng da dưới lâm khuếch tán vào m ô, đặc biệt là vào mô
sàng vì có thể chưa thấy rõ dấu hiệu vàng da não gây ra tình trạng vàng da nhân ớ trề
niêm trên lâm sàng. sơ sinh thiếu tháng.
• M ột phần nhỏ bilirubine liên họp (bil
SINH LÝ TT) cũng gan với album ine huyết tương
Nguồn gốc của bilirubine băng những liên kết có hồi phục. Khi sự
bài tiết của mật bị giảm (ví dụ trong các
B ilirubine được sản xuất từ nhiều nguồn
bệnh lý gây ra tình trạng tắc m ật), trong
khác nhau:
huyết tương sẽ xuất hiện phức hợp
• 80% - 85% từ sự dị hóa hem oglobine album ine - bil T T liên kết không hồi
của hồng cầu sau 12 0 ngày. phục. Phức hợp này không được lọc qua
• 15% - 20% từ sự tạo hồng cầu không cầu thận và tồn tại trong máu vài tuần
hiệu quả. sau khi tình trạng tắc mật đã giám hoặc
• 5% từ heme chứa trong các enzyme trong trong giai đoạn tế bào gan đã phục hồi.
gan (cytochrom e, catalase) và myolobin. • Bilirubine có trong dịch não tùy, dịch
khớp, dịch nang và có liên quan dến
Vận chuyển bilirubine
thành phần album ine của dịch.
• Bilirụbine khi m ói được tạo ra còn ở
Bilirubine không có trong nước bọt,
dạng tự do, chưa liên hợp nên còn dược

133
nước mắt và dịch tụy. Triệu chứng vàng • Chuyển hóa ở ruột: bilirubine không
da cũng chịu ảnh hường của dòng máu được tái hấp thu ờ ruột nhưng được vi
và hiện tượng phù (chi bị liệt và vùng khuẩn đường ruột biến đổi thành
phù nề có thể không bị vàng da). urobilinogene không màu.
Urobilinogene sau đó bị oxýt hóa thành
Chuyển hóa bilirubine
urobitine và stercobiline (có màu vàng).
• Thu nạp bilirubine: tại màng tế bào gan Phần lớn urobilinogen được thải qua
có các protein Y và z,
còn được gọi là phân dưới dạng stercobiline (4 - 250
các ligandine giúp đưa bil GT vào bên mg/24 giờ).
trong lưới nội bào tương của tế bào gan.
• Bài tiết qua thận: 10%-15%
Các proteine này còn được cảm ứng bửi
urobilinogene được hấp thu vào máu
phénobarbital.
theo chu trình ruột gan và thải ra nước
• Liên hợp: sau khi được thu nạp, bil GT tiểu dưới dạng urobiline (0,5 - 33 mg/24
được liên hợp với acid glucuronic d ư ớ i. giờ). Bil GT không qua được cầu thận,
tác dụng của men glucuronyl transferase chỉ có 5% bil TT không gắn albumine
để trờ thành bil TT. Bil G T thường qua được cầu thận.
không được bài tiết vào mật ngoại trừ
sau khi đã bị oxýt hóa bởi ánh sáng. SINH LÝ BỆNH
• Bài tiế t: theo cơ chế chủ động qua dịch Vàng da có thể xuất hiện do một trong
mật dưới dạng b il TT. Tình trạng bài tiế t năm cơ chế sau đây.
bị ức chế bởi rifamycine và các Steroides
đồng hóa nhóm alkyl C17.

Hảng cìu

134
thể tăng > 50 m g/dL là do có sự tình
Nhóm Cff chế tăng bil GT
trạng suy thận hoặc tán huyết kèm theo.
• T ăng sản xnat hilinibine: do tán huyết
Tấc m ột phần đường m ật ngoài gan cũng
phóng thích ra quá nhiều hém oglobine.
có thể gây vàng da khi áp lực ống m ật
• G iảm .k h ả năng thu nap hilinihinp ià o tăng vượt quá qp k rc hìiì-iìốt mât tối dạ
gan- có liên quan đến sự phân ly bil GT (250 m mHg). K hả năng dự trữ cùa gan
từ album ine để gắn vào ligandine, do đó rât lớn, do đó tắc m ật trong gan chi gây
bil G T không"vào được trong gan. vàng da khi sự dẫn lưu đường m ật trong
• Giảm chức năng liên hơp: hoat đỏng của gan bị tắc nghẽn m ột phần đáng kể (ở
động vật th í nghiệm , 75% đường m ật bị
do thiểu hut m en làm cho bil G T khống tắc nghẽn trước khi vàng da xuất hiện).
được liên hợp thành bil TT. Trên cùng m ột bệnh nhân, vàng da có thể
Nhóm Cff chế tăng bil TT cùng lúc do nhiều cơ chế gây ra (ví dụ vàng
da trong xơ gan có thể do các cơ chế sau
• Giảm bài tiết bil T T vào trong các tiểu
phối hợp: tán huyết, giảm chức năng gan,
quản mật: khi gạn, hi tốn thương Jdià
tắc m ật trong gan và giảm bài tiết mật).
năng bài tiết giảm năng hcrn khả ivăng
liên hop cho nên thường tăng chủ yếu bil
NGUYÊN NHÂN
TT. Khi không được bài tiết vào mật thì
bil T T sẽ quay ngược vào hệ tuần hoàn Vàng da đon độc do con đưòng rối loạn
do năm c ơ c b e sau: chuyển hóa bilirubiné
• • Vỡ các tiều quán mật thứ phát do Tăng bill GT
hoại tứ tế bào gan.
• Tăng sản xuất bilirubine
Ằ " Tắc các tiểu quản mật do tế bào gan phù
• Tán huyết, tạo m áu không hiệu quả,
, nề gây chèn ép hoặc do cô đặc mật.
truyền máu, hấp thu khối m áu tụ.
■ Tẳc các tiều quản m ật trong gan do • Giảm tiếp nhận:
tế bào viêm.
■ Bấm sinh: hội chúng Gilbert (thiếu
■ Thay đồi tính thấm của tế bào gan.
men glucuronyl transferase mức độ
í) ■ ứ dọng bil TT trong tế bào gan, gây nhẹ).
khuếch tán thứ phát vào huyết tương.
■ M ắc phải: thuốc (ví dụ rifamycin).
• Tắc nghẽn đường mật: làm tăng chù yếu
• Giảm khá năng liên hợp:
là bil TT. Nước tiểu vàng sậm do có
■ Bâm sinh: hội chúng Gilbert, hội
bilirubine. Phân có thế bạc màu do mật
chứng C rigler - N ajjar (di truyền gen
không xuống được ruột. M uối m ật làm
lặn trên nhiễm sắc thể thưòng, gây
tăn g jín h thẩm tách cùa bil TT. Khi tắc
thiêu men ducuronyl transferase mức
mật, muỗi mạTtầng lên trong huyết tương
độ vừa đến hoàn toàn không có).
sẽ làm tăng bài tiết bil T T qua thận, vì
vậy nên bil T T trong máu tăng dần dần ■ M ac phải: thuốc (ví dụ pregnanediol,
thành hình bình nguyên nhưng không chloram phenicol).
vượt quá giới hạn 30 - 40 m g/dL. Khi ■ Nhiễm trùng huyết.
vàng da do tổn thương gan, bilirubine có

135
Tàng bữirubine hồn hơp Tắc nghẽn ống mật
• Hội chứng Dubin - Johnson (di truyền Do các nguyên nhăn gãy tắc nghẽn trong
gen lặn trên nhiễm sắc thê thường, gây lòng ắng mật
roiJo a n ở khâu bài tiết mật)
• Sỏi.
• Hội chứng Rotoiy(di truyền gen lặn trên
• K ý sinh trùng: giun đũa.
nhiễm sắc thể thường, do giảm khả năng
dự trữ cùa gan). Bệnh lý trên thành ống mật
V ----
B ệnh gan • Viêm /nhiễm trùng: viêm đường m ật xơ
hóa, hẹp đường m ật sau phâu thuật, bệnh
Rối loạn chức năng tể bào gan lý đường m ật do AIDS.
• Viêm gan (viêm gan siêu vi, viêm gan tự • Ung thư đường mật
m iễn, viêm gan do thuốc).
Bệnh lý từ ngoài chèn vào đường mật
• Chất độc cho gan (rượu, nấm am anita
phalloides, vitamin A). • Viêm tụy.
• u bướu (ung thư đầu tụy, hạch ung thư
) • Bệnh lý chuyển hóa (bệnh ứ đồng
di căn vùng rốn gan, ung thư tế bào gan).
W ilson’s, ứ sắt, viêm gan thoái hóa m ỡ
không do rượu, thiếu a l - antitrypsin, hội • Dị dạng mạch mấu đè ép (phình động
^ chứng R eye’s). m ạch, tĩnh m ạch cửa thay đối hình thái
sang dạng xoang).
• Bệnh lý m ạch máu (tấc tĩnh mạch trên
gan, tụt huyết áp).
C H Ẩ N Đ O Á N V À N G DA
• Liên quan thai kỳ (tiền sản giật, bệnh
gan nhiễm m ỡ cấp tính trong thai kỳ). Chẩn đoán xác định

Bệnh lý gan với biểu hiện tắc mật noi bật Lâm sàng
• Bệnh lý thâm nhiễm ờ gan (lym phom a, • Quan sát thấy da, niêm m ạc, củng mạc
ung thư gan, am yloidosis, sarcoidosis, mắt và niêm mạc dưới lưỡi cùa bệnh nhân
lao gan, u hạt W egener, do thuốc). xem có nhuốm màu vàng hay không.
• Viêm nhiễm ống m ật trong gan và/hoặc Trong trường hợp vàng da nhẹ, nên xem
viêm nhiễm khoảng cứa: dưới ánh sáng m ặt trời ờ những vùng da
m òng như da mặt, lòng bàn tay. Trường
■ X ơ gan ứ m ật nguyên phát.
họp nặng, da có thể vàng như nghệ hoặc
• Thuốc (erythrom ycin, trim ethoprim - thậm chí đen sậm như màu đồng đen.
sulfam ethoxazole).
• Xem nước tiểu cùa bệnh nhân có vàng
• Các bệnh lý khác: sậm và khi lấc chai dưng n u g c.tjeu có
• Tắc m ật trong gan tái diễn lành tính. nôi bọt màu vàng hay không, chứng tó
■ Tắc m ật trong gan do thai kỳ. có sự hiện diện cùa bill TT trong nước
tiểu (foam test). V àng da do tăng bill
• Nuôi dưỡng đường tĩnh m ạch.
G T, nước tiễu có màu vàng là do tăng
■ Thuốc (estrogen, steroid).
urobilin nhưng không vàng sậm và
■ Hội chứng cận ung thư. không có bilirubine trong nước. tiểu.

136
• Phân có ihê bạc m àu nhu phân cò.tro n g Hỏi bệnh và khám lâm sàng kỹ lưỡng
trường hợp tắc m ặt nặng hoặc hoàn toàn. C ung cấp những thông tin quan trọng dê
• Khi có tắc m ật nhiều, bệnh nhân có thể chân đoán nguyên nhân gây vàng da:
bị ngứa. • C ần lưu ý hỏi kỹ chi tiết về tiền sử uồng
Cận lổm sàng rượu, các thuốc đã sử đụng và các hóa
chất đã tiếp xúc (có thể gây đ ộc gan).
• Định lượng bilirubin: bill T P > 2 m g/dL.
Bill G T tăng ưu thế khi chiếm 80 - 85% • T iền sử vàng da hoặc bệnh gan trong gia
bill TP. Bill T T tăng ưu thế khi chiếm đình (gợi ý nguyên nhân vàng da di
trên 50% bill TP. truyền, hoặc bệnh lý viêm gan siêu vi).
• T im bilirubine trong nước tiều bằng viên • B iếu hiện nhiễm siêu vi (chán ăn, m ệt
lctotest hoặc phương pháp que nhúng. m ỏi, đau c ơ ...) xuất hiện trước khi có
Đơn giản nhất là làm foam test. N ếu vàng da gợi ý viêm gan siêu vi.
trong nước tiếu có bilirubine thì khi lấc • B ệnh lý sỏị m ật và u ng thư thường gặp ớ
chai nước tiểu sẽ nối bọt m àu vàng. người có tuối, ít n g h ĩ hơn nếu bệnh nhân
trẻ tuổi.
Chấn đoán phân biệt
• Đ au hạ sườn phải, sốt lạnh run từng cơn
Triệu chúng vàng da và đặc biệt nếu kèm tiên sử phẫu thuật
• T ăng tiền lố V itam in A (carotene) khi án đư ờng m ật trước đó gợi ý nhóm nguyên
nhiều cà rốt, cà chua, đu đú: vàng da nhân tắc nghẽn đ ư ờ n g m ật có kèm
nhưng không bao giò kèm vàng niêm nhỉễm trùng đư ờ ng mật.
m ạc và kết m ạc mat.
• Lưu ý tìm hội chứ ng tắc m ật trên lâm
® D ùng thuốc quinine, chloroquine: vàng sàng:
da nhưng cũng không vàng niêm .
■ Vàng da niêm: m ức độ khác nhau tùy
• K ết m ạc m ắt ở người già hoặc hút thuốc theo nguyên nhân và m ức độ tắc mật.
lá nhiều có thế có nhừng đốm vàng nâu
■ N gứa: có thể xảy ra trước giai đoạn
dễ nhầm với m àu vàng kết mạc mất.
vàng da do sự tích tụ m uối m ật ở mô
Nước tiếu đậm màu dưới da.
• C ô đặc nước tiểu. " u vàng (xanthom a) hoặc ban vàng
• Thuốc (sulfasalazine). (xantheỉasm a) ở dưới da: khi
cholestero! tăng cao và kéo dài.
• N ước tiểu <ỊỎ do porphyrine, tiếu
hem oglobine, m yoglobine, thuốc " N ước tiểu sậm m àu: do có bilirubine
(rifam ycine, pyridium ). trong nước tiểu.
- Phân bạc m àu: khi tắc m ật gần như
C H Ắ N Đ O Á N N G U Y ÊN N H Â N V ÀN G DA hoàn toàn.
Đe chấn đoán nguyên nhân vàng da, cần " T iêu chảy mở: do m ỡ không được
kết hợp hỏi bệnh kỹ lưỡng, thăm khám loàn hấp thu vì thiếu m uối mật.
diện và làm các xét nghiệm cận lâm sàng ■ N êu tắc m ật ngoài gan, gan có thể to,
cằn thiết. đau, m ật độ chắc, bờ tù; túi m ật to:
nếu có là triệu chứng rất quan trọng

137
giúp chẩn đoán tắc m ật ngoài gan ■ Sốt và đau bụng: không nhất thiết
(thường là bệnh lý ác tính) ở vị tri chì gặp trong bệnh lý tấc mật.
thấp trên đường m ật chính. Tuy ■ Viêm gan siêu vi có thể xảy ra trên
nhiên dấu hiệu này không nhạy và cùng m ột bệnh nhân đã có phẫu
không chuyên biệt. Neu tắc m ật trong thuật đường m ật trước đó.
gan, gan có kích thước và m ật độ
■ M ệt mòi và chán ăn không chuyên
thay đồi tùy nguyên nhân gây tắc mật.
biệt cho bệnh lý viêm gan siêu vi.
• Phối họp hỏi bệnh, khám bệnh và các Tuy nhiên nếu triệu chứng xảy ra
xét nghiệm thông thường có thể chẩn trước kèm sốt và bệnh nhân hết sốt
đoán phân biệt được vàng da tắc mật khi vàng da xuất hiện thì gợi ý rất
hoặc không do tắc m ật trong hon 75% cao đến viêm gan siêu vi.
trường hợp. Tuy nhiên tất cả các dữ kiện
■ Sỏi túi m ật cũng thường xảy ra trên
cần phải được xem xét cẩn thận vì:
bệnh nhân có bệnh lý nhu m ô gan

B ăng 12.1: Yếu tố lâm sàng giúp phân biệt tắc m ật sau gan và bệnh lý tại gan

Gợi ý tắc m ật sau gan Gợi ý bệnh lý tại gan


Hỏi bệnh Lớn tuổi Tiền triệu có hội chứng nhiễm siêu vi
Đau bụng (m ệt m ỏi, đau nhức cơ, chán ăn)
Sốt, lạnh run Tiền sử gia đình bệnh gan
Tiền sử phẫu thuật đường mật Tiền sử tiếp xúc nguồn lây nhiễm
viêm gan siêu vi/truyền m áu/chích
ma túy
Khám Sốt Hội chứng suy tế bào gan
Sẹo mồ bụng Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Gan to, túi m ật to D ấu hiệu chỉ điểm nguyên nhân: sạm
Sờ chạm u bụng da (bệnh ứ sắt), u vàng (xơ gan ứ
mật), vòng K ayser - Fleischer ờ
Đau, đề kháng thành bụng
m ắt (bệnh ứ đồng W ilson)

Xét nghiệm Phosphatase kiềm tăng vượt trội so với M en transam inase tăng vượt trội so
men transam inase với phosphatase kiềm
Thời gian TQ kéo dài điều chỉnh được Thời gian TQ kéo dài không điều
về bình thường sau khi dùng vitamin chỉnh được khi dùng vitam in K
K Xét nghiệm m iễn dịch học chi điểm
Tăng am ylase hoặc lipase trong m áu bệnh lý gan (xét nghiệm chẩn đoán
viêm gan siêu vi, viêm gan tự
miễn)

138
Cận lâm sàng ■ G am m a-glutam yl transpeptidase
tăng rất sớm trước c ả khi PA tăng.
Xét nghiêm sinh hóa máu • 5 ’ - nucleotidase tăng.
Các xét nghiệm sinh hóa máu cần thiết
■ PA và cholesterol m áu tăng.
trong chẩn đoán vàng da gồm: bilirubine,
phosphatase idem (PA), amino-transferase X ét nghiệm hình ảnh học
(AST và ALT), và thời gian prothrombin (TQ). • Siêu âm là m ột xét nghiệm không sang
• AST cao gap đôi ALT nhung tăng ít hơn chấn, đơn giản, rẻ tiền nên dược chọn
10 lần so với trị số bình thường: gặp lựa làm xét nghiệm hình ảnh học đầu tay
trong bệnh lý gan do rượu hoặc bệnh to n g tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân
Wilson cấp tính. vàng da.

• Tắc mật (trong gan và ngoài gan) đều làm • Trong những trường hợp khó khăn, siêu
tăng tống hợp và bài tiết PA vào máu và âm có thể không cho kết quả thỏa đáng
và cần cân nhắc tiến hành các xét
làm tăng nồng độ trong máu. Tuy nhiên
nghiệm hình ánh học chuyên sâu như:
tăng PA trong mấu không chuyên biệt
cho các bệnh lý gây tắc mật vì PA có thể ■ CT bụng (com puterized
còn được bài tiết bởi các mô khác ngoài tom ography): chụp cắt lớp điện toán
gan. Do dó, hiện nay người ta sừ dụng vùng bụng.
thêm các xét nghiệm chuyên biệt hơn cho ■ EU S (endoscopic ultrasonography):
tình trạng tắc mật là các enzyme ớ vùng siêu âm nội soi.
vi quản mật như gamma-glutamyl ■ ERCP (endoscopic retrograde
transpeptidase, leucine amniopeptidase cholangiopancreatography): chụp
hoặc 5’ - nucleotidase. Các xét nghiệm m ật tụy ngược dòng.
chuyên biệt cho gan này đặc biệt giúp ích
• M RCP (m agnetic retrograde
xấc định PA tăng là do bệnh lý tại gan
cholangiopancreatography): chụp
trong trường họp nhũng xét nghiệm cộng hường từ đường mật.
bilirubin, AST, ALT bình thường.
■ PTC (percutaneous transhepatic
• 0 bệnh nhân vàng da, mức độ tăng PA
cholangiography): chụp đường m ật
vưọt trội so với AST, ALT gọi ý nhiều xuyên gan qua da.
đến khả năng tắc mật. Nguợc lại AST,
ALT tăng vuọt trội so với PA gọi ý Sư đồ tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân
nhiều đến khả năng các bệnh lý cùa tế v àn g da (hình 12.2)
bào gan.
• Hội chúng tắc mật trên cận lâm sàng:
■ Bilirubine tăn trong máu chú yếu là
bi li TT.

139
Hình 12.2: S ơ đ ồ tiếp cận ch ẩn đ o án v àn g da.
hội chứng tắc mật trên lâm sàng và cận ỉâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Sleisenger & Fordtran's Gastrointestinal and


1. Bài giảng bệnh học Nội tập I, Bộ Môn Nội Liver Disease, tái bản lần thứ 8 (2006). Nhà
Đại Học Y Dược TP HCM (1998). Nhà xuẳt xuất bản Elsevier.
bản Y học.
2. H arrison’s Principles of Internal M edicine
ấn bản lần thứ 17 (2008). N hà xuất bản M c­
Graw Hill.

140
CÂU H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G G IÁ
C họn m ộ t hoặc n hiều câu đ ú n g

1. V àng da xuất hiện trên lâm sàng khi bilừubine toàn phần trong máu:
A. 1 - 1,5 mg/dL.
B. l ,5 - 2 m g /d L .
c. 2 - 2,5 mg/dL.
D. 2,5 - 3 mg/dL.
2. Các yếu tố lâm sàng sau dây gợi ý vàng da sau gan, ngoại trừ:
A. Lớn tuổi.
B. Tiền sử phẫu thuật đường mật.
c. Túi mật to.
D. Sốt lạnh run.
E. Tiền sử gia đình có người bệnh aan.
3. Cấc cơ chế nào sau dây gây vàng da trong xơ gan:
A. Tán huyết.
B. Giảm bài tiết mật.
c. Giảm liên hợp bilirubine.
D. Tắc các tiểu quản mật.
E. Tắc đường mật chính.
4. Bệnh nhân vàng da tắc mật, khám có túi m ật to. Chẩn đoán nào sau đây được nghĩ đến:
A. Viêm gan siêu vi.
B. X ơ gan.
C. Ung thư gan.
D. Ung thư đầu tụy.
E. Ung thư bóng Vater.
5. Trong vàng da tán huyết, chọn câu sai:
A. Bilirubine ít khi tăng > 3 - 4 mg/dL.
B. Tăng bili GT nhiều hơn tăng bili TT.
c. Nước tiểu vàng do tăng bilirubine.
D. Phân sậm màu do tăng stercobiline.
E. Hồng cầu m ạng tăng.
6 . Các yếu tố sau đây gợi ý nguyên nhân vàng da do bệnh lý tại gan, ngoại trừ:
A. Tiền triệu có hội chứng nhiễm siêu vi
B. Tiền sử gia đình có bệnh gan
c. Túi mật to
D. Hội chúng suy tế bào gan
E. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

141
7. Trong hội chứng vàng da, B ilirubine gián tiếp được xem là tãng ưu thế khi tỉ lệ bilirubine
gián tiếp/bilirubine toàn phần vượt quá:
A. 60%
B. 65%
c. 70%
D. 75%
E. 80%
8 . Đặc điểm nào sau đây phù họp vói vàng da do tăng p-carotene:
A. Nước tiểu vàng sậm
B. K hông bao giờ kèm vàng niêm mạc
c. Vàng da xuất hiện trước, sau đó mới xuất hiện vàng niêm mạc.
D. Nước tiểu sậm màu
E. Phân bạc màu
9. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi và chán ăn khoảng 1 tuần; sau đó xuất hiện vàng
da tăng dần và hết sốt. B ệnh được nghĩ đến nhiều nhất là:
A. Áp xe gan do vi trùng
B. Áp xe gan do amíp
c. Viêm gan siêu vi cấp
D. Nhiễm trùng đường m ật do sỏi
E. U ng thư gan
10. Các triệu chứng sau đây có thể gặp trong hội chứng vàng da tắc m ật, ngoại trừ:
A. Ngứa
B. Nước tiểu sậm mầu
c. Gan to
D. Lách to
E. Túi mật to

Đ Á P ÁN
1D, 2E, 3ABCD, 4D E, 5C, 6 C, 7E, 8B, 9C, 10D

142
c ỏ TRƯỚNG
V õ T h ị L ư ơ n g Trân, Võ T h ị M ỹ D u n g

MỤC TIÊU
L Nêu được c ơ ch é bệnh sinh cùa cô trưởng.
2. M ô tà triệu chủng lâm sàng cùa cố trướng.
3. N êu đ ư ợc các x ét nghiệm tlurỏng làm ở m ộ t bệnh nhân cồ trưởng.
4. N êu cá c nguyên nhân của cỏ trưởỉig.

ĐẠI CƯƠNG • Suy tim sung huyết.


C ồ trư ớng ỉà sự tích tụ dịch trong • V iêm m àng ngoài tim co thắt.
k hoan? m àng bụng. D ịch này có thể được
• H ội chứng tĩnh m ạch chủ dưới.
.hình thành do các bệnh lý của m àng bụng
(nhiễm trùng, bệnh ác tính) hoặc do bệnh lý ® Tắc tĩnh m ạch gan.
cua những cơ quan ờ xa m àng bụng (bệnh © H uyết khối tĩnh m ạch cừa.
gan, suy tim). G iả m á p lự c keo
ở các nước phương T ây, xơ gan là © G iảm protein m áu
nguyên nhân thường gặp nhất của cổ trướng
• Hội chửng thận hư.
(75% ), nhũng nguyên nhân ít gặp khác như
ung thư m àng bụng (12% ), suy tim (5% ), 0 B ệnh ruột m ất protein.
lao m àng bụng (2% ). T rong khi đó ở các “ Suy dinh dưỡng.
nước đang phát triển, lao m àng bụng là m ột • Suy tế bào gan, xơ gan.
nguyên nhân gây cổ trư ớng thường gặp.
T ắ c m ạ c h b ạ c h h u y ế t: D ịch tạo ra vượt quá
K hoảng 5% bệnh nhân có nhiều hơn m ột khả năng hấp thu củ a khoang m àng bụn?
nguyên nhân gây cổ.trư ớng, v í dụ x ơ gan và (thường liên quan đến bệnh lý m àng bụng)
suy tim , xơ gan và lao m àn? bụng.
• N hiễm trùng: vi khuẩn, ỉao, nấm , ký sinh
V iệc tiếp cận m ột bệnh nhân cồ trướng trùn?.
phụ thuộc vào cách khởi phát của bệnh, ờ
• B ệnh lý ác tính:
những bệnh nhân lần đầu tiên bị cồ trướng,
cần chú trọng vào việc xác định nguyên nhân ■ Ư ng th ư biểu m ô m àng bụng.
gây cố trướng, ở những bệnh nhân cồ trướng ■ U ng thư di căn m àn g bụng.
đã biết nguyên nhân, cần đánh giá giai đoạn
của bệnh để có hướng diều tri phù hợp. T IÉ P C Ậ N B Ệ N H N H Â N C Ố T R Ư Ớ N G

C ơ CHÉ BỆNH SINH T IỀ N S Ử


C ố trư ớng hình thành có thể do m ột hoặc • U ống rượu: cần đánh giá lượng rượu và
nhiều yếu tố sau đây phối họp. thời gian u ốn? rượu.

Tăng áp lực thủy tĩnh • V iêm gan virus B, C m ạn hoặc các yếu
tố nguy cơ của viêm gan virus B , C m ạn.
• X ơ gan.

143
• Tiền sừ vàng da. Triệu chứng thục thể
• Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: Khám thực thề tương đối ít nhạy cảm
đây là nguyên nhân cùa phần lớn các trong việc phát hiện cố trướng, nhất là ờ
trường hợp xo gan không rõ nguyên những bệnh nhân béo phì hoặc khi lượng
nhân. Vì vậy những trường hợp này cần dịch quá ít.
được đánh giá các yếu tố nguy cơ của
Nhìn
viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu
như béo phì, đái tháo đường, rối loạn • Cổ trướng toàn thể lượng ít thường
không thay đồi hình dạng bụng.
chuyển hóa lipid máu.
• Cổ trướng toàn thể lượng nhiều:
• Các bệnh lý khác đi kèm: suy tim, lao,
ung thư, viêm tụy, bệnh nhân được thấm ■ Bụng bệnh nhân lớn ra, bụng bè ra
phân phúc mạc. hai bên khi nằm ngứa, bụng xệ ra
trước và xuống dưới khi ngồi hoặc
• Tiền sử gia đình có bệnh gan.
đứng.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • Mất nếp quanh rốn, rốn lồi.
Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng rất quan • Da bụng căng, nhẵn bóng.
trọng trong việc chẩn đoán cổ trướng và tìm Nghe: ít có giá trị chẩn đoán.
nguyên nhân gây cổ trướng.

Triệu chứng ctr năng • Cổ trướng toàn thể lượng ít: gõ thường
• Tùy theo cồ trướng lượng ít hay nhiều, không phát hiện được.
thời gian thành lập nhanh hay chậm. • Cổ trướng toàn thể lượng trung bình:
• c ả trướng lượng ít thường không gây ra ■ Gõ đục vùng thấp: dấu hiệu này có
triệu chứng gỉ. thể không rõ khi lượng dịch ít hơn
• Khi lượng dịch tăng lên, triệu chúng 500 mi.
thường gặp nhất là bụng to ra, thể hiện ờ ■ Dấu hiệu vùng đục di chuyển (+).
chỗ dây thắt lưng hoặc quần áo ờ vùng
hông lưng chật đi. Bệnh nhân cũng than • Cồ trướng toàn thề lượng nhiều:
phiền về tình trạng tăng cân, tuy nhiên • Gõ đục khắp bụng.
thinh thoảng sụt cân cũng được ghi • Vùng chướng hơi tập trung ở phần
nhận, do hậu quả của các bệnh lý nguyên trên cùa bụng do các quai ruột chứa
nhân như xơ gan, bệnh ác tính. đầy hơi và di động nên nổi lên trên
• Khi cổ trướng lượng nhiều và dịch hình bề mặt cùa lớp dịch.
thành nhanh, bệnh nhân có thể cảm thấy ■ Dấu hiệu sóng vỗ (+).
căng tức bụng, khó thở hoặc xuất hiện • Cổ trướng khu trú:
thoát vị thành bụng (thoát vị bẹn, thoát
■ Gõ chỗ đục chỗ trong (gõ đục bàn cờ).
vị rốn). Các triệu chứng khác gây ra do
tăng áp lực ồ bụng cũng được ghi nhận ■ Vùng đục, vùng trong không thay
như khó tiêu, ợ nóng (do trào ngược dạ dổi khi thay đổi tư thế bệnh nhân.
dày - thực quàn).

144
Sờ khuỷu và gối. Thầy thuốc đặt phần màng
9 CỐ trướng tự do ỉượng ít: sờ thường của ống nghe lên phần thấp nhất của
không có thay đôi gì đặc biệt. bụng bệnh nhân, bứng hoặc gô tay vào
thành bụng của bệnh nhân tại một vị trí
• Cổ trướng tự do lượng trung bình và
nhiều: tùy theo lượng dịch mà khi sò' sẽ với cường độ không đồi, di chuyển
có cảm giác mềm hoặc căng. màng ống nghe ra xa dần, khi đến bờ
ngoài của vùng dịch cường độ tiếng gõ
• Cổ trướng khu trú: sờ thường không
sẽ lớn hon. Hiện nay, phưong pháp này
phát hiện được.
ít dược áp dụng trong lâm sàng vì nó hơi
C ác dẩn hiệu đặc biệt bất tiện cho cả bệnh nhân và thầy thuốc.
• Dấu hiệu vũng nước (puddle sign): giúp Siêu âm bụng là phương pháp không
phát hiện cố trướng lượng ít (<120 mỉ). xâm ỉấn giúp phát hiện rất tốt những
Cách khám như sau: cho bệnh nhấn nằm trường họp co trướng lượng ít.
sấp trong 5 phút, sau đó nằm chống

Hình 13.1: A. Gõ đục vùng thắp. B. Vùng


c.
đục thay đoi. Dấu hiệu sóng vỗ

145
• Vùng đục thay đổi: dấu hiệu này có thể Các triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân
không phát hiện được khi lượng dịch • Hội chứng suy tế bào gan.
dưới 500 ml. Cho bệnh nhân nằm ngửa, • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cứa.
gõ bắt đầu từ rốn ra bên hông sườn để • Gan to.
xác định giới hạn trên của vùng gõ đục,
đánh dấu vị trí này lên da. Sau đó cho • Lách to.
bệnh nhân nằm nghiêng sang m ột bên • Khối u ồ bụng.
trong một phút, gõ để xác định ranh giới Phân độ cổ trướng
mới của vùng đục. Vùng đục thay đổi Phân độ theo câu lạc bộ cồ trướng quốc
theo tư thế chứng tỏ có dịch tự do trong
tế:
ồ bụng.
• Độ 1: Cồ trướng lượng ít, chỉ phát hiện
• Dấu hiệu sóng vỗ: dấu hiệu này có thể được bằng siêu âm, lâm sàng không có
không phát hiện được khi lượng dịch
triệu chứng.
dưới 500 ml. Khi tay phải vỗ vào một
• Độ 2: Cổ trướng lượng trung bình, biểu
bên thành bụng, tay trái đặt ở phía bên
thành bụng đối diện sẽ nhận được xung hiện bời bụng to cân đối mức độ vừa.
động truyền đến. Tuy nhiên cần lưu ý • Độ 3: Cổ trướng lượng nhiều, bụng căng
rằng lớp m ỡ mạc treo cũng có thể tạo ra to.
dấu hiệu sóng vỗ tưong tự. Vì vậy khi
khám, có thể nhờ người phụ tá hoặc nhờ CHẤN ĐOÁN PHÂN B IỆ T
bệnh nhân đặt bờ trụ của bàn tay họ lên Béo phì
trên đường trắng giữa bụng để chặn sự
• Triệu chứng bụng to ra thường chậm,
di động của lóp m ỡ mạc treo.
kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.
• Dấu chạm cục nước đá: giúp phát hiện
• Người béo phì thường có bụng tròn to
tạng đặc hay khối u trong trường hợp cổ
cân đối, rốn thường lõm sâu vào trong
trướng toàn thể lượng nhiều. Áp đầu các
thành bụng.
ngón tay vào thành bụng bệnh nhân, ấn
mạnh rồi buông ra sao cho các đầu ngón • Sự tích tụ mỡ có thề thấy cả ờ những
tay vẫn áp sát vào thành bụng, nếu có phần khác của cơ thể. Tuy nhiên ớ nam
cảm giác có một khối chạm vào tay là giới, mỡ thường tập trung nhiều ờ các
nghiệm pháp dưoưg tính. tạng trong 0 bụng và ờ mạc treo.

Bốn d ấu hiệu đặc trư n g của cồ trư ớ n g tự Có thai


do • Bệnh nhân tắt kinh, có cảm giác thai
• Bụng bệnh nhân bè ra hai bên ở tư thế máy, vú to ra.
năm ngừa. • Cổ tử cung mềm.
• Vùng chướng hơi tập trung ờ phần trên • Sờ được cấc phần của thai, nghe tim thai.
của bụng. u nang buồng trứ n g
• Dấu hiệu vùng đục thay đổi (+). • Những nang buồng trứng lớn có thể chiếm
• Dấu hiệu sóng vỗ (+). đầy 0 bụng và bị lầm với dịch màng
bụng. Do có thành mỏng và chứa đầy

146
dịch, chúng có thề đầy rốn lồi ra, đồng C ơ hoành nâng cao.
thời cùng tạo ra dấu hiệu sóng vỗ và dấu • M ất bóng cơ thắt lưng chậu.
hiệu vùng đục di chuyển khi khám bụng.
• M ò toàn bộ bụng.
• C ác dầu hiệu giúp nhận ra nang buồng
• R uột nàm tặp trung lại và các quai ruột
trứng:
nằm rời nhau.
- Q uan sát kỹ bụng ở tư thế nghiêng sẽ
thấy nang buồng trứ ng tạo ra đường Siêu âm bụng
co n ? chú yếu ở nử a dưới của bụng. • Là phư ơng pháp đầu tiên, không xâm lấn
" Khi bệnh nhân nằm ngửa, vùng và ít tốn kém nhất để xác định sự hiện
chư ớng hơi cùa ruột bị đẩy ỉên trên, diện của cồ trướng.
ta sè gõ đục ờ phần dưởi cùa bụng. t Đ ược xem là tiêu chuẩn vàng trong chấn
đoan cồ trướng!
■ N ghiệm pháp “cây thước" (the ruler
test): đặt m ột cây thước ngang qua • C ó thể phát hiện lượng dịch khoảng 100 ml.
bụng bệnh nhân, nhịp đập của dộng • G iúp định vị chọc dò, đặc biệt khi lượng
m ạch chủ bụng khôn? truyền qua dịch quá ít hoặc trong trường họp cố
được dịch tự do trong 0 bụng, nhưng trướng khu trú.
nếu dịch được chứa trong m ột nang • Ngoài ra, siêu âm D oppler hệ tĩnh m ạch
kín, động m ạch chủ bụng đặp sẽ làm gan có thể làm tiếp theo siêu âm bụng để
cây thước di động. V ậy nếu cây loại trừ thuyên tắc tĩnh m ạch gan (m ột
thước nằm yên, nghiệm pháp âm nguyên nhân thường bị bỏ qu a của cồ
tính, đây là cồ trưởng. N ếu cây thước trưởng).
di động theo nhịp đập của dộng
m ạch chủ bụng, nghiệm pháp dượng C T bụng
tính, dây là nang buồng trứng. • C T bụng có độ n hạy và độ chuyên biệt
cao trong chẩn đoán cố trướng. T uy
C ầu bàng quang
nhiên do chi p h í cao nên C T không được
• Cầu bàng quang gây ra do tắc nghẽn xem là phưoĩig pháp hàng đầu trong
m ạn tính có thể to đến rốn, thường nằm chẩn đoán cồ trướng.
ở đường giữa bụng.
• C T bụng có vai trò trong việc góp phần
• B ệnh nhân bí tiểu, đau tức hạ vị. giúp chần đoán nguyên nhân của cố trướng.
• K hám thấy vùng hạ vị căng, đau, gõ dục,
giới hạn trên cùa vùng dục là m ột đường C H Ọ C D Ò D ỊC H B Á N G
cong, mặt lõm hướng về phía chân. Đ ây là m ột thù thuật đơn giản, có thề
• Biến m ất sau khi thông tiều. thực hiện tại giường, ít tai biến, nhưng có
thể đem lại những lợi ích sau:
CẬN LÂ M SÀNG • K hẳng định chắc chan bệnh nhân có
báng bụng.
C H Ắ N Đ O Á N H ÌN H Ả N H
• Giúp xác định nguyên nhân của cổ trướng.
X -q u an g b ụ n g k h ố n g sử a so ạn : cố thể • Phát hiện những truồng họp cồ trướng
thấy các dấu hiệu sau: nhiễm trùng.

147
• Xét nghiệm cấy dịch màng bụng và làm Vị tr í chọc dịch m àn g bụng
kháng sinh đồ giúp hướng dẫn cho việc • Điểm nằm trên đường giữa và dưới rốn
điều trị được hiệu quà. 2 cm:
Chi định ■ Là vị trí thường được chọn lựa trước
• Chẩn đoán: đây.
■ Cổ trướng mói khởi phát chưa rõ ■ Lọi điểm: tránh được mạch máu.
nguyên nhân. ■ Khuyết điểm : không thuận lợi ờ
■ Nghi ngờ viêm phúc mạc nguyên bệnh nhân béo phì và trong trường
phắt ờ các trường hợp cổ trướng đã họp chọc tháo dịch báng với mục
xác định nguyên nhân từ tnrớc. đích điều trị.
• Điều trị: • Thận trọng: cần .chắc chắn là bàng
quang không chứa nước tiều.
• B áng bụng gây căng tức khó chịu và
gây suy hô hấp. • Điểm chọc ở m ột phần tư bụng dưới bên
trái:
■ Báng bụng trơ không đáp ứng với
điều trị lọi tiểu. ■ Là vị trí thường được chọn lựa hiện
nay. .
Chống ch! định
■ Lợi điểm : thành bụng ờ vị trí này
• Tuyệt đối: m òng hơn, dịch tập trung lại nhiều
■ Đông m áu nội m ạch lan tỏa. hơn và sâu hơn.
■ Lưu ý: các rối loạn đông máu khác • Thận trọng: chọc phía ngoài bao cơ
không phải là chống chi định tuyệt thẳng bụng để tránh động mạch
đối của chọc dò dịch m àng bụng. thượng vị dưới.
• Tương đối: ■ Vị trí được chọn lựa: từ gai chậu
• Bệnh tiêu fibrin nguyên phát, trừ khi trước trên trái hướng vào trong
bệnh nhân đã được điều trị để làm đường giữa và hướng lên trên 2
giảm nguy cơ chảy máu. khoát ngón tay (khoảng 3 cm ).
• Tắc ruột: không nên chọc dò dịch • Điểm chọc ở m ột phần tư bụng dưới bên
báng ờ những bệnh nhân tắc ruột, trừ phải: ít được chọn lựa hơn V! v ị trí này
khi bệnh nhân được chọc dò dưới thường có sẹo m ồ ruột thừa hoặc do tình
hướng dẫn cùa các xét nghiệm hình trạng ứ hơi ờ m anh tràng.
ảnh học để tránh đâm kinh vào ruột.
Vị trí nên tránh chọc dò
■ D ính ruột sau mổ. K hông nên chọc dò qua vùng da:
■ ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ, vị
• N hiễm trùng.
tn' chọc dò nên được điều chỉnh cách
• C ó sẹo m ồ cũ.
xa sẹo m ồ vài centim et để tránh chọc
vào ruột trong trường họp bệnh nhân • Có m ạch m áu lớn dưới da.
có dính ruột sau mổ. • C ó khối m ấu tụ.

148

• V •
í 3ơnl Gai chậu trước ưèn

/
3 em

. Độua mạch
thượng vị dưới
/ '

H ình 13.2: Điếm chọc ò' một phẩn tư bụng dưới bèn trái

Biến ch ú n g mg/dL. Loại dịch này. được gọi lỉu iịch


• Rối loạn huyết động sau chọc báng dưỡng trap.
lượng lớn. » Dịch đục: dịch có bạch cầu > 5.000/m m 3
• Rỉ dịch qua vị trí chọc dò. thường đục và nếu lượng bạch cầu >
50.000/m m 3 sẽ là dịch mù dại thể,
• Xuất huyết: do chọc trúng động mạch
thượng vị dưới hoặc chọc trúng các tạng 9 Dịch hồng hoặc m àu dỏ nhu máu: dịch
đặc trong 0 bụng. có hồng cầu > 10 .000 /m m 3 thường có
m àu hồng. D ịch máu đại thể thường có
• Nhiễm trùng.
lượng hồng cầu > 20 .000 /m m 3.
• M áu tụ thành bụng.
• D ịch nâu: nhũng bệnh nhân vàng da sậm
Xét nghiệm dịch báng có thể có dịch m àng bụng màu nâu khi
Quan sát đại thể nồng độ bilirubin trong dịch m àng bụng
bang khoảng 40% nồng độ bilirubin
• D ịch trong: dich m àng bụng thường
trong huyết thanh. Dịch m àng bụng m àu
trong, vàng rơm hay vàng nhạt, ở những
nâu sậm như m ật và nồng độ bilirubin
bệnh nhân xơ gan mới khởi phát và
trong dịch cao hơn trong huyết thanh có
không có biến chứng, dịch có thể trong
thể gặp trong thủng túi m ật hoặc thủng 0
như nước nếu nồng độ bilirubin trong
loét tá tràng.
m áu bình thường và nồng độ protein
trong dịch màng bụng thấp. Các xét nghiệm thường quy dịch màng bụng
• D ịch tráng nhu sữa: dịch có nồng độ Khi tiếp cận m ột trường hợp cố trướng,
triglyceride cao hớn trong huyết thanh hai vấn đề đầu tiên cần quan tâm là dịch
và trên 200 m g/dL, thường là trên 1.000 màng bụng có nhiễm trùng không và có liên

149
quan tăng áp cửa không. Các xét nghiệm ■ ở bệnh nhân xơ gan không có biến
thường quy dịch m àng bụng giúp xác định chúng, nồng độ amylase trong dịch
hai vấn đề trên. màng bụng khoảng 40 UI/L, tí lệ
• Protein toàn phần. Trước đây, protein amylase dịch màng bụng/amylase
thường được dùng để phân chia cồ huyết thanh vào khoảng 40%.
trướng dịch thấm và cổ trướng dịch tiết. • Tì lệ này tăng lên trong viêm tụy
Hiện nay, hệ thống phân loại dịch thấm, hoặc thủng ống tiêu hóa.
dịch tiết dựa vào ư ị số protein ít có giá • Viêm tụy: amylase dịch màng bụng
trị ứng dụng lâm sàng. > 1.000 ƯI/L, amylase dịch màng
• Albumin. Albumin huyết tương phải bụng cao hơn amylase huyêt thanh
được làm đồng thời với albumin trong khoảng 6 lần.
dịch m àng bụng để tính độ chênh • Glucose:
albumin trong huyết tương và trong dịch • Glucose trong dịch màng bụng
màng bụng (SAAG: serum - ascites thửỡnjfỒShg'glũcõse trong m ảìr
albumin gradient).
• Glucose trong dịch m àng bụng giảm
■ SAAG = albumin/huyết tương - trong nhiễm trùng hoặc ung thư
albumin/dịch màng bụng. màng bụng.
■ SAAG > 1,1 g/dL: cổ trướng có liên • LDH:
quan đến tăng áp cừa (độ chính xác
■ Xơ gan không biến chứng: ti lệ ID H
97%).
dịch m àng bụng/LDH huyết thanh
■ SAAG <1 , 1 g/dL: cồ trướng không khoảng 0,4.
liên quan đến tăng áp cừa.
■ Trong viêm phúc mạc nhiễm khuẩn
• Đêm tế bào và các thành phần cùa tế nguyên phát, ti lệ này thường tăng
lên đến 1 .
có phần ứng viêm. Trpjjg_Ù£m_phúc
■ Khi ti lệ LDH dịch màng bụng/LDH
mạc .nguỵên_phát, bạch câu tăng cao,
huyết thanh > 1 : nhiễm trùng, bệnh
trông đó bach cầu da nhân chiếm trên
ác tính.
70%. Trong lao v àjin g Jh ư màng bụng,
bạch cầu tăng cao, ưu thế là lympho bào. • Triglyceride (nếu dịch có màu đục như
sữa hoặc nghi ngờ cổ hướng dưỡng trấp).
• Cấy dịch màng bụng. Hiện nay phương
pháp được sử dụng là cấy dịch màng • Đếm hồng cầu (nếu dịch có máu).
bụng trong chai cấy máu tại giường bệnh • Bilirubin:
cho kết quả tốt hơn phương pháp cấy ■ Nên thực hiện ớ những bệnh nhân có
dịch màng bụng cũ, với khả năng phát dịch báng m àu nâu sậm.
hiện vi trùng khoảng 80%.
■ Khi nồng độ bilirubin trong dịch
Các xét nghiệm chuyên biệt khác báng lớn hơn bilirubin trong huyết
• Te bào học: độ nhạy 58-75% trong chẩn thanh, gợi ý thùng túi mật hoặc thủng
đoán cồ trướng liên quan bệnh lý ác tính. ống tiêu hóa vào khoang phúc mạc.
• Amylase: • Adenosine desaminase (ADA): nếujỊgbi
ngờ lao màng bụng.
150
♦ N huộm G iam : P h â n loại n g u y ên n h â n c ủ a cô trư ớ n g d ự a
“ T hư ờng chi dirơng tính khi có lượng vào SA A G và p ro tein tro n g dịch m àn g bụn g
ỉón vi khuẩn c ư trú. T rước dây, người ta thường chia cồ
- H ữu ích trong loại trừ thủng ồng tiêu trướng thành cồ trư ớng dịch thấm và cổ
hóa vào khoang m àng bụng (trường trướng dịch tiết, dựa vào lượng protein trong
hợp này nhuộm G ram có thế phát dịch m àng bụng. T u y nhiên ngày nay, cách
hiện được nhiều dạng vị khuẩn). phân loại này được chứ ng m inh là không
hữu ích trong chẩn đoán nguyên nhân cổ
• P hết dịch m àng bụng trự c tiếp tìm trực
trướng. S ụ phân loại cồ trướng theo SA A G
khuẩn kháng acíd-còn.
và protein trong dịch m àng bụng ch o th ấy có
nhiều ưu điểm hơn.

B ả n g 13.1: Phân loại cồ trướng

SA A G cao (>1,1 g/dL) S A A G thấp (<1,1 g/dL)


Protein cao Protein thấp Proiein cao Protein thấp
Suy tim X ơ gan Lao m àng bụng H ội chứng thận hư
V iêm m àne ngoài tim V iêm gan do rượu. U ng thư m àng bụng
c0 tòăt. Suy gan tối cấp c ồ trướng do tụy
H ội chứ ng B udd- Hội chứ ng B udd- V iêm thanh m ạc (bệnh
Chiary (giai đoạn sớm ) C hiary (giai đoạn m ô liên kết)
Co trư ớng do thận trễ)
(thắm phân phúc mạc)

H ìn h 13.3: C o chế cổ trướng trong x ơ ean

151
Chẩn đoán nguyên nhân bào ác tính, trong khi đó xét nghiệm
này hiếm khi dương tính ờ các bệnh
Xơ gan
còn lại.
Đặc điểm dịch m àng bụng:
• Nội soi ồ bụng để sinh thiết màng
• Đại thể: dịch trong hoặc màu vàng
bụng: là phương pháp được chọn lựa
nhạt. Dịch m àng bụng có thể vàng sậm
trên những bệnh nhân nghi ngờ
nếu bệnh nhân vàng da nhiều. D ịch đục
carcinom a m àng bụng nhưng tế bào
trong trường hợp viêm phúc mạc
học cho kết quà âm tính.
nhiễm khuẩn nguyên phát.
• Sinh thiết m ạc nối lớn xuyên thành
• SAAG > 1,1 g/dL, nồng độ protein
bụng dưới hướng dẫn cùa siêu âm cũng
trong dịch báng thấp. là một phương pháp giúp chẩn đoán
Cổ trướng liên quan đến bệnh lý ác tính nguyên nhân cùa các trường họp cồ
trướng không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhăn
• Các chất đánh dấu ung thư: đo nồng độ
• U ng thư biểu m ô m àng bụng (53% ).
CEA và CA 125 trong dịch m àng bụng
a U ng thư di căn gan gây tăng áp lực tĩnh không có giá trị giúp hướng đến
mạch cửa (13% ). nguyên nhân ác tính cùa cồ trướng.
• U ng thư biểu m ô m àng bụng kết họp
L ao m àn g b ụ n g
ung thư di căn gan (13% ).
• Là một nguyên nhân quan trọng gây cổ
• Ung thư tế bào gan kết họp với xơ gan trướng ờ các nước đang phát triển.
(13%).
• Đặc điểm dịch m àng bụng:
• Cố trướng dưỡng trap gây ra do bệnh
■ SAAG < 1 ,1 g/dL.
lý ác tính, thường là lym phom a (7%).
■ Protein trong dịch m àng bụng
• Hội chứng Budd-C hiari gây ra do bệnh
thường cao > 3 g/dL.
lý ác tính làm thuyên tắc tĩnh mạch gan
(hiếm gặp). ■ So lượng bạch cầu dịch m àng bụng
có thể dao động từ 150-4000/m m 3,
Đặc điểm dịch màng bụng trong đó lym phocyte chiếm ưu thế.
• SAAG: ■ Cấy vi trùng thường (-).
■ SAAG thường > 1,1 g/dL ờ bệnh • Cấy vi khuẩn lao và tìm trực khuẩn
nhân ung thư tế bào gan kết hợp xơ kháng acid-cồn trong dịch màng bụng:
gan và bệnh nhân ung thư di căn • Là tiêu chuẩn vàng trong chần đoán
gan (có hoặc không có kèm ung thư lao m àng bụng.
biểu mô m àng bụng) (94%).
■ < 20 % bệnh nhân lao m àng bụng
■ SA A G < 1,1 g/dL ớ bệnh nhân ung cấy vi khuẩn lao (+). Thời gian cấy
thư biểu mô m àng bụng không kèm dài (4-8 tuần).
xơ gan và ung thư di căn gan (95%).
■ Chỉ khoảng ơ% - 6 % bệnh nhíìn )?0
• Tế bào dịch m àng bụng: độ nhạy 58% màng bụng có kết quà nhuộm
- 75% . Đ a số các trường hợp ung thư Ziehi-N eeisen tìm vi khuẩn lao (-!■).
biểu mo màr.g bụng có thể tìm thấy tế

152
- PC R lao: C ó kết quả nhanh hon, Viêm phúc mọc thử phắt
nhưng giá trị chẩn đoán chưa được © L à tình trạng nhiễm trùng dịch báng gây
khẳng định. ra do m ột ồ nhiễm trùng trong 0 bụng
• A denosine deam inase (A D A ) trong có thể điều trị được bằng phẫu thuật.
dịch m àng bụng: • N guyên nhân: viêm túi m ật, viêm ruột
■ L à enzym e liên quan đến quá tnnh thừa, viêm túi th ừ a ...
tăn? sinh và biệt hóa cùa tế bào • Đ ặc điểm dịch m àng bụng:
íym pho.
■ L ư ợng digh thườ ng ít (trừ khi bệnh
■ Đ o hoạt tính A D A trong dịch m àng nhân có 'Xơ gan h ay các nguyên
bụng là m ột xét nghiệm không xâm nhân gây b áng bụng khác kèm theo).
lấn, có kết q u ả nhanh, có giá trị
■ C ần n ? h ĩ đến viêm phúc m ạc thử
trong chẩn đoán lao m àng bụng.
phát khi x ét nghiệm dịch m àng
■ Đ ộ nhạy 100%, độ chuyên biệt 97% .
bụng bệnh nhân có bạch cầu đa
■ Bình thường: 36 - 40 Ư /L (trung nhân > 250/m m 3 và hai hoặc nhiều
bình: 39 Ư/L). hon các yếu tố sau: protein toàn
V iêm p h ú c m ạc phần > 1 ?/dL , gỉucose < 50
m g/dL , L D H cao hon giới hạn trên
Viêm phúc mac nguyên phát bình thường củ a L D H huyết thanh.
• L à tình trạng nhiễm trùng dịch báng
Cỗ trướng do bệnh lý tụy
m à k h ôn? có thúng tạng rỗng cũ n ? như
khôn? có 0 nhiễm trùng nào khác ư ong • L à sự tích tụ củ a lượng lởn dịch tụy
ồ bụn? có thế điều trị được bằng phẫu tro n ? khoang m àng bụng, g ây ra khi
thuật (như viêm tụy cấp, áp xe, viêm dịch tụy thoát khói hệ thống ồng tụy
túi m ật cấp). (do rò ri từ nang giả tụy hoặc do vo
ống tụy) và đi vào khoang m àn ? bụng.
© T hư ờng là một biến chử ng cùa x o gan.
• N guyên nhân: viêm tụy cấp, viêm tụy
© C hẩn đoán xác định: bạch cầu đa nhân
m ạn, chấn th ư o n g tụy, nang giả tụy.
trung tính/dịch bán ? > 250/m m 3.
• Đặc điểm dịch m àng bụng:
9 C ấy dịch m àng bụng (+).
■ S A A G thấp < 1,1 g/dL; protein cao
© Đặc điểm của dịch m àng bụng:
> 2,5 g/dL.
• SA A G > 1 . 1 g/dL.
• N ồng độ am ylase trong dịch báng
a Protein trong dịch m àng bụng thấp cao, thường trên 1000 Ư /L, tỉ lệ
< 1 .e/dL là m ột yếu tố thuận lợi. am ylase dịch m àn ? bụng/am ylase
■ G lucose ?iảm , nhim g thường > 50 huyết thanh > 6 .
m g/dL.
Co trướng duõng trấp
° L D H tăn?.
« K hông thường gặp.
c Cấy dịch m àn? bụng (') trong >
• D o sự tích tụ củ a dịch giàu triglyceride
40% trường họp.
trong khoang m àng bụng.
6 N huộm G ram (x ) tron? < 1/3
n o o n ? họp.

153
Bảng 13.2: Tóm tắt đặc điểm dịch màng bụng cùa một số nguyên nhân thường gặp

N guyên Đ ại thể P rotei SA A G H ồng B ạch cầu/pl X ét nghiệm


nhân n (g/dL) cầu > khác
(g/L) toooo/pl
X ơ gan Vàng rơm hay <25 > 1,1 1% < 250 (90%) (chù
vàng sậm yếu là tế bào trung
biểu mô)
Ung thư Vàng rơm, >25 < 1,1 20% > 1.000 (50%), Tế bào học,
máu, nhầy, nhiều loại tế bào cell block,
dưỡng trấp khác nhau sinh thiết
màng bụng.
Lao 'D ịc h trong, >25 <1,1 7% > 1.000(70% ), tế Sinh thiết
màng đục, máu, bào lympho ưu thế màng bụng,
bụng dưỡng trấp cấy, nhuộm
tìm vi khuẩn.
Viêm Đục, mù >25 < 1,1 Bạch cầu đa nhẵn Nhuộm
phúc ưu thế G ram , cấy
mạc mù
Suy tim Vàng rơm Thay > 1,1 10% < 1000 (90%), chủ
sung đổi, 15 yếu tế bào trung
huyết -5 3 biểu mô, tế bào
đơn nhân
Hội V àng, dường <25 < 1 ,1 < 250, chủ yếu tế
chứng trấp bào trung biểu mô,
thận hư tế bào đơn nhân.
Cồ Đục, máu, Thay < 1 ,1 Thay đổi Thay đổi Tăng amylase
trướng dưỡng trấp đổi, trong dịch
do tụy thường báng và trong
>25 huyết thanh.

• C ơ chế bệnh sinh: cổ trướng dưỡng trap tính xuất phát từ buồng trứng, đại
xuất hiện khi hệ thống mạch bạch huyết tràng, thận, tiền liệt tuyến, tụy, dạ
bị tồn thương do chấn thương hay do tắc dày.
nghẽn bời các nguyên nhân lành tính V ỡ mạch bạch huyết do chấn thương.
hoặc ác tính. X ơ gan.
• Nguyên nhân: D o viêm: viêm tụy cấp, lao màng
• Tắc nghẽn do các bệnh lý ác tính: bụng, xạ trị vùng chậu hay vùng
lyphoma non-H odgkin, các khối u ác bụng.

154
■ D o nhiễm uùng; lao. T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
■ Sau phẫu thuật. í. DeGowin. Abdominal signs. DeGowin’s
Diagnostic examination 2 0 0 9 ,9th ed.
• Đặc điểm dịch m àng bụng:
2. Guadalupe G arda T-sao. Ascites and its
■ S A A G thắp, protein cao. complications. Text book of
- N ồng dộ trigỉyceride trong dịch Gastroenterology , 5th ed: 2302 - 2321.
m àng b\ m thường trên 200 m g/dL. 3. Bruce A. Runyon. Ascites ans spontaneous
peritonitis. Fortran’s Gastrointestinal and
c ể trưóiig trong hội chứng thận hư Liver disease, 8th ed.
• S A A G thấp, protein toàn phần trong 4. Robert M. Glickman. Abdominal swelling
dịch bán 5 thấp. and ascites. Harrison' Gastroenterology and
Hepatology 2010.77 - 81.
• L à nguyên nhân thường gặp gây ra cổ
5. David LS, Drummond R, Sheri AK. The
trư ớng ở trẻ em , ít gặp ở người lớn. Rational Clinical Examination, Evidence-
Based Clinical Diagnosis. Me Graw Hill.
2009
6 . Võ Thị Mỳ Dung. Chan đoán CO trướng.
Bệnh học nội khoa 1998. 250 - 259.

155
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Các dấu hiệu đặc trưng cùa cổ trướng tự do:


A. Bụng bệnh nhân bè ra hai bên ở tư thế đứng.
B. Vùng chướng hoi tập trung ở hạ vị,
c. Dấu hiệu sóng vỗ (+).
D. Dấu hiệu vùng đục di chuyển (-).
E. Tất cà các câu trên đều đúng.
2. Nghiệm pháp cây thước (+) gặp trong:
A. u nang buồng trứng.
B. Béo phì.
c. Cố trướng tự do lượng nhiều.
D. Có thai.
E. Cẩu bàng quang.
3. Thủ thuật chọc dò dịch báng:
A. Chỉ nhằm mục đích chẩn đoán.
B. Chì nhằm mục đích điều trị.
c. Chỉ cần thực hiện thủ thuật này ờ những bệnh nhân cồ trướng lần đầu.
D. Là thú thuật tương đối an toàn, ít tai biến.
E. Tai biến thường gặp là chảy máu trong khoang màng bụng.
4. Nguyên nhân gây cổ trướng có SAAG cao >1,1 g/dL:
A. Suy tim.
B. Xơ gan.
c. Hội chứng Budd-Chiari.
D. Suy gan tối cấp.
E. Tất cả đều đúng.
5. Nguyên nhân gây cổ trướng có SAAG thấp <1,1 g/dL và protein trong dich báng cao:
A. Viêm gan do rượu.
B. Suy tim.
c. Lao màng bụng.
D. Hội chứng thận hư.
E. Viêm màng ngoài tim co thắt.
6. Siêu âm bụng trong chẩn đoán cổ hướng:
A. Là phương pháp xâm lấn nên ít được sừ dụng.
B. Chi phát hiện được cổ trướng khi lượng dịch báng nhiều > 500 ml.
c. Có vai trò giúp định vị chọc dò ữong trường hợp cồ trướng khu trú.
D. Siêu âm không phát hiện được cổ trướng trong trường hợp cổ trướng khu trú.
E. Tất cà đều sai.

156
7. V iêm phúc m ạc nguyên phát:
A. T hư ờng là m ột biến chứ ng của u n ? thư m àng bụng.
B. B ạch cầu đơn nhân trong dịch báng tăng cao.
c. B ạch càu đ a nhân tro n g dịch báng > 250/m m 3
D. T h ư ờ n ? có thủng tạng rỗng đi kèm.
E. N ồng độ protein tro n ? dịch báng cao > 1 g/dL là yếu tố d ự đoán viêm phúc m ạc
nguyên phát.
8. C ần nghĩ đến viêm phúc m ạc th ứ phát khi xét nghiệm dịch m àng b ụng bệnh nhân có:
A. B ạch cầu đ a nhân > 250/m m 3.
B. Protein toàn phần > 1 g/dL.
c. G lucose < 50 m g/dL.
D. L D H cao hơn giới hạn tiên bình thường của L D H huyết thanh.
E. T ất c ả đều đúng.
9. D ịch m àn? bụng liên quan đến bệnh lý ác tính:
A. SA A G luôn luôn > 1,1 m g/dL.
B. Đ o nồng độ C E A và C A 125 trong dịch m àng bụng có giá trị cao giúp chẩn đoán
nguyên nhân.
c. Nội soi ồ bụng để sinh thiết m àn? bụng: là phư ơng pháp được chọn lựa trên những
bệnh nhân n?hi n g ờ carcinom a m àng bụn? như ng tế bào học cho kết qu ả âm tính.
D. 90% trư ờng họp có thể tìm thấy tế bào ác tính trong dịch m àng bụng.
E. T ất cả các câu trên đều đúng.
10. X ét nghiệm A D A trong dịch m àng bụng:
A. L à enzym e ỉiên quan đến quá trình tăng sinh và biệt hóa c ủ a tế b ào ỉym pho.
B. C ó giá trị trong chẩn đoán lao m àng bụng.
c. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm phúc m ạc nguyên phát cao.
D. T ăng cao trong cổ trướng do bệnh lý ác tính.
E. C âu A và B dúng.

Đ Á P ÁN
1C, 2A, 3D, 4E, 5C , ỐC, 7C , 8E, 9C , 10E

157
TIÊU CHẢY VÀ TÁO BÓN
Quách Trọng Đúc, Bùi Hữu Hoàng

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa tiêu cháy và táo bón.
2. Nấm được cơ chế bệnh sinh gây tiêu cháy và táo bón.
3. Trình bày được nguyên nhân gây tiêu cháy và táo bón.
4. Phân tích được các bước tiếp cận chẩn đoán tiêu chày và táo bón.

TIÊU CHẢY

ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chảy thẩm thấu
T iêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng
Khi trong lòng ruột có một lượng lớn
> 2 lần/ngày với lượng phân > 200 g/ngày.
các chất có tính thẩm thấu cao nhưng không
Tùy thời gian diễn tiến, tiêu chảy được chia
được hấp thu (thuốc tẩy xổ, các thuốc chứa
thành 3 nhóm:
magne sulfate...). Niêm mạc m ột hoạt động
• < 2 tuần: tiêu chảy cấp. như m ột m àng bán thấm nên nồng độ thầm
• 2 - 4 tuần: tiêu chày dai dăng. thấu cao các chất này trong lòng ruột sẽ gây
• > 4 tuần: tiêu cháy mạn. ra sự di chuyển N a+ và nước vào trong lòng
m ột gây ra tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy
Cần phân biệt tiêu chày với hai tình
do thẩm thấu sẽ ngừng diễn tiến khi bệnh
trạng rối loạn đi cầu thường gặp là:
nhân nhịn đói.
• G iả tiêu chảy: đi tiêu nhiều lần, nhưng
mỗi lần đi chỉ được chút ít phân, đi kèm Tiêu cháy dịch tiết
với triệu chứng buốt mót. Độc tố cùa m ột số loại vi khuấn (Vibrio
• Tiêu không tự chù: người bệnh không tự cholerae, E. coli, s. aureus, Baccilìus cereus
kiểm soát được tình trạng thoát phân. ...) và m ột số thuốc nhuận trường có tác
dụng kích thích sự bài tiết nước và cr vào
Cả hai tình trạng rối loạn này đều có tần
trong lòng ruột. Ngoài ra còn có thể có hiện
suất tương đương với tiêu chảy m ạn, do đó
tượng ức chế hấp thu N a+.
cần luôn luôn lưu ý loại trừ khi tiếp cận một
bệnh nhân đến khám với than phiền tiêu Tiêu chày do viêm (tiêu cháy dịch rì)
chảy mạn. Hỏi bệnh sứ và khám lâm sàng Thường do nhiễm các vi trùng xâm lấn
kỹ lưỡng thường có thể giúp phân biệt vớ» niêm mạc và gây độc tế bào (Shigella,
tình trạng tiêu chày thực sự. Salmonella, Campylobacter, Yersinia,
Clostridium difficile ...) hoặc ký sinh trùng
Cơ CHẾ BỆNH SINH (Entamoeba hìstolitica). Tại vùng niêm mạc
Có bốn cơ chế chính gây ra tiêu chày. Tuy bị tổn thương có hiện tượng bài tiết nhầy,
nhiên trên thực tế, tiêu chảy có thể xảy ra do m áu, m ù, protein vào lòng ruột. Khả năng
m ột hoặc nhiều cơ chế sau đây phối hợp: hấp thu nước, ion và các chất hòa tan cũng
bị rối loạn. Ngoài ra prostaglandine do hiện

158
tượng viêm nhiễm tạo ra cũng gây ra tình Bệnh lý ruột non (có thể gây hội chứng
trạng tăng tiết và tăng nhu dộng ruột, góp kém hấp thu)
phần vào cơ chế gây tiêu chày. • Sau phẫu thuật cắt m ột đoạn ruột non dài.
Do rối loạn vận động ruột (tăng hoặc • Viêm : các bệnh tạo keo (lupus, xơ cứng
giảm nhu động ruột) bì, viêm đa động m ạch), bệnh Crohn,
G ặp trong các bệnh đái tháo đường, viêm đại tràng do tia xạ.
cường giáp, suy thượng thận (bệnh Addison). • Nhiễm Giardkt m ạn tính.
Thường gây ra bệnh cành tiêu chảy mạn tính. • Lym phom a ruột.
• Suy tụy.
N G U Y Ê N NHÂ N
• Am yloidosis.
Tiêu chảy cấp • Thiếu D isaccaride.
Nhiễm trùng • B ệnh Sprue.
• Vi trùng: Salmonella, Shigella, • G iảm gam m aglobuline huyết.
Campylobacter, Vibrio cholerae, E. coli,
Bệnh lý đại tràng
Clostridium difficile, Yersinia...
• Viêm: viêm loét đại trực tràng xuất
• Virus: Rota virus, enterovirus, Norwalk huyết, Crohn.
virus...
® U: ung thư đại tràng, u tuyến nhánh đại
• Ký sinh trùng: E. histolitica, Giardia tnrc tràng.
lamblia, giun đũa, eiun móc, giun lươn...
Tiêu chảy ở bệnh nhân AỈDS (thường do
Độc chất nhiễm trùng)
• Độc chất từ vi trùng (ngộ độc thức ăn):
Các nguyên nhân khác
Staphylococcus, c.
perfingens, E. coli,
Clostridium bolilinmn, p. pseudomonas... • Rượu hoặc thuốc (antacid, kháng sinh,
hạ áp, nhuận tràng, thuốc chống trầm
• Hóa chất dộc: chì, thủy ngân, arsenic...
cảm).
Chế độ ăn uổng • Bệnh lý nội tiết: suy thượng thận (bệnh
• Rượu, tình trạng không dung nạp thức Addison), đái tháo đường, cường giáp,
ăn không đặc hiệu, dị im g thức ăn. bệnh tuyến phó giáp, u tiết nội tiết tố (u
• Tác dụng phụ cùa m ột số thuốc. carcinoide, hội chửng Zolliger-Ellison).
• Hội chứng ruột kích thích.
Khác
• u ruột non.
• Viêm ruột thừa, viêm túi thừa, xuất
• Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan.
huyết tiêu hóa, chứng nghẹt phân.
• Dò m ật, dạ dày, hoặc tá tràng với đại
T iêu chảy m ạn tín h
tràng.
Bệnh lý dạ dày • Viêm nhiễm (Gỉardia lamblia, E.
• Sau phẫu thuật cắt dạ dày. histolừica, lao).
• Hội chúng Z o llin g e r-E lliso n . • Lạm dụng thuốc nhuận trường.
• Bệnh M enetrier.

159
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY ■ T hanh thiếu niên: rối loạn chức
năng, bệnh viêm loét đại tràng - trực
Tiêu chăỵ cấp
tràng xuất huyết, hoặc C rohn.
T iêu chảy cấp thường tự giới hạn.
- Tuồi trung niên trở lên: ung thư đại
N guyên nhân thường gặp nhất là nhiễm
tràng, viêm túi thừa, bệnh lý tụy.
trùng. C hẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy cấp
thường có thể xác lập dễ dàng dựa trên hỏi • H oàn cảnh, các yếu tố khởi phát và giúp
bệnh sừ và thăm khám lâm sàng kỹ lường. cải thiện tình trạng tiêu chảy: chế độ ăn,
T rong đa số trư ờng hợp không cần phải làm dùng thuốc, đi du lịch, tiếp xúc với
các xét nghiệm thăm dò chẩn đoán. người tiêu c h ả y ...
C ác trư ờng hợp cần đặc biệt lưu ý bao • T iền sứ gia đình có người m ắc bệnh
gồm : tuồi trên 70, cơ địa suy giảm m iễn viêm loét hoặc ung th u đại trực tràng.
dịch, sốt > 38,5°c, có dấu hiệu m ất nước, • T hời điểm xảy ra tiêu chảy trong ngày.
đau bụng nhiều, tiêu ra m áu, hoặc triệu * B an đêm : cần phải loại trừ bệnh lý
chứ ng kéo dài > 24 g iò m à không cải thiện. thực thề. C ó thề gặp ờ bệnh nhân đái
T rong các trư ờng hợp này cần làm thêm các tháo đư ờ ng có bệnh lý thần kinh.
xét nghiệm :
■ B an ngày: ch ủ yếu vào buổi sáng sau
• C ông thức m áu. bữa ăn: thườ ng là do rối loạn tâm lý,
• lo n đồ. bệnh C rohn hoặc viêm lo ét đại tràng-
• C hức năng thận. trực tràng x u ất huyết.
• Soi phân (tìm ký sinh trùng, hồng cầu, • B iểu hiện tiêu chảy
bạch cầu). ■ T ừ ng đợt: rối loạn chứ c năng ờ ruột
• N ội soi đại trực tràng (đặc biệt ở bệnh non hoặc đại tràng, viêm túi thừa, dị
nhân có biểu hiện tiêu ra m áu). ứng, kém hấp thu.
“ T ừ ng đợ t tiêu chảy với những đợt
Tiêu chảy mạn tính
táo bón: rối loạn chức năng hoặc
N gược với tiêu chảy cấp, đa số trường
dùng thuốc nhuận tràng q uá liều.
hợp tiêu chảy m ạn tính không do nguyên
■ T iêu chảy liên tục: dò ruột, lạm đụng
nhân nhiễm trùng và thư ờ ng cần thăm dò kỹ
lưỡng để loại trừ bệnh lý thực thể. H ỏi và thuốc nhuận tràng, bệnh lý dạ dày.
khám bệnh kỹ lưỡng, kết hợp với các xét • T ính chất phân:
nghiệm thường quy giúp đánh giá tình trạng ■ T iêu chảy với khối lượng phân lớn
nước điện giải và dinh dư ỡng của bệnh m ỗi lần: bệnh lý ruột non hoặc đại
nhân, đồng thời cũng gợi ý cơ chế gây tiêu tràng bên phải.
chây để từ đó định hư ớng các cận lâm sàng • T iêu chảy với khối lượng p hân rất ít
cần thực hiện thêm để xác lập chẩn đoán. m ỗi lần: bệnh lý đại tràng bên trái.
H ỏi bệnh có th ể giúp xác định vị trí của ■ T iêu chảy toàn nước, rất ít phân: rối
tốn thương gây tiêu chảy: loạn tâm sinh lý, viêm nhiễm ruột
• T uồi khỏi phát bệnh: nặng hoặc sau khi phẫu thuật cắt
đoạn ruột non dài.

160
■ Phân sệt, lượng nhiều, có bọt, mùi - Da niêm sạm màu; bệnh Addison.
kham, vàng nhợt, bóng mờ: hội " Mảng sẳc tố U'ên da niêm: hội chứng
chúng kém hấp thu. da polyp Peutz - Jeghers.
■ Nhiều nhầy, nhung không kèm máu, ■ Mảng bầm ở da: hội chửng kém hấp
mủ; gặp trong bệnh đường ruột chức thu, ban xuất huyết Schonlein-Henoch.
năng. " Hồng ban nút: viêm loét đại trực
• Các triệu chửng kèm theo: tràng xuất huvết.
■ Cám giác buốt mót: gợi ý tồn thưong ■ Hạch to: lao, lymphoma, ung thư di
năm thâp ở vùng hậu môn trực tràng. căn hạch.
" Đau quặn bụng; giảm đau sau khi đi « Ngón tay dùi trống: viêm loét đại
tiêu gợi ý bệnh lý đạị tràng, không trực tràng xuất huyết, bệnh sprue.
giâm sau khi đi tiêu gợi ý bệnh ỉý Xéi nghiệm:
ruột non.
• Công thức máu:
* Sụt cân: kèm mất vị giác gợi ý kém
■ Thiếu máu: gợí ý mất mầu, kém hấp
hấp thu, suy giáp. Kèm sốt và triệu
thu, nhiễm trùng, u bướu.
chứng toàn thân khác gợi ý nhóm
bệnh lý viêm nhiễm hoặc viêm ■ Bạch cầu ái toan tăng gợi ý nhiễm ký
không do nguyên nhân nhiễm trùng sinh trùng, bệnh dị úng.
cùa đường tiêu hóa, • Prọtid huyết, điện giải đồ: đánh giá tình
■ Bệnh lý nền tảna. dã được biết trước trạng suy dinh dưỡng đạm và điện giải.
khi tiếu chảy xuất hiện: ung thư tụy • Xét nghiệm tìm nguyên nhân: Đối với
hoặc ung thư cơ quan khác, lao, đái các trường họp phức tạp thường đòi hòi
tháo dường, cưòrtg giáp, kém hấp thu. rất nhiều xét nghiệm, tốn kém và bao
■ Sụt cân: thường ít gặp ở ung thu đại gồm cả những xét nghiệm xâm lấn.
tràng trừ khi bệnh đã ờ vào giai đoạn " Xét nghiệm phân (tìm ký sinh trùng,
rất trễ. hồng cầu, bạch cầu, máu an, nuôi cấy).
■ Nội soi: nội soi trực tràng - đại trang
Thâm khám:
chậu hông giúp phát hiện u và viêm
» Các dấu hiệu gợi ý bệnh lý thực thể quan nhiễm ở vùng này. Trong trường họp
trọng: sụt cân, suy dinh dường, thiểu nghi ngờ tồn thương đại tràng phía bên
máu, mất nước. phải hoặc viêm đại tràng do bệnh lý
• Thường ít khi phát hiện được các triệu tạo keo (coỉlagenous colitis) thì cần
chứng thực the chuyên biệt gọi ý nguyên phải soi toàn bộ khung đại tràng.
nhân, cần lưu ý tìm dấu hiệu bất thường ■ X quang đại tràng cản quang.
da niêm, bướu giáp to có âm thối, phù “ Các xét nghiệm chuyên biệt khác:
chân, gan lách hạch to, u bụng, dò quanh định (ượng mở trong phân trong 72
hậu môn. giờ, đánh giá khả năng dung nạp
• Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh lý lactose, cấy ruột non, sinh thiết ruột
nguyên nhân: non, đo thời gian vận chuyền ở ruột
- Lồi mat: cường giáp. non, định lượng gastrin trong máu...

161
TÁO BÓN

ĐỊNH NGHĨA không thích hợp khi rặn. N hiều bệnh


Táo bón là m ột triệu chứng thường gặp, nhân bị rối loạn thoát phân cũng có kèm
được thể hiện dưới những hình thức sau: tình trạng chậm vận chuyển ở đại tràng.
• Đi tiêu khó, phải rặn nhiều. • Rối loạn thoát phân thường là do mắc
phải và xảy ra từ tuồi nhố. Đây có thể là
• Giảm số lần đi tiêu hon bình thường (< 3
hậu quả cùa thói quen nín đại tiện nhằm
lần/tuần).
tránh đau khi đi tiêu phân lớn, cứng hoặc
• Phân cứng. khi đang bị nứt hậu m ôn, trĩ v iêm ... Rối
• Cảm giác đi tiêu không hết phân. loạn thoát phân cũng đặc biệt phổ biến ở
D o đó khi tiếp cận m ột bệnh nhân than những người già bị táo bón mạn tính,
phiền triệu chứng táo bón, cần hỏi bệnh kỹ phải rặn nhiều và không đáp ứng với
lưỡng để đánh giá biểu hiện thực sự trên điều trị bằng thuốc.
từng bệnh nhân. Trên thực tế có không ít
Cảm nhận sai về thổi quen đi tiêu
trường họp bệnh nhân tự cho là mình bị táo
bón nhưng lại không thuộc các triệu chứng Những bệnh nhân này thường có kèm
các rối loạn về tâm lý - xã hội. Tốc độ vận
nào trong cấc định nghĩa nêu trên.
chuyển dọc khung đại tràng bình thường.
Tuy nhiên một số bệnh nhân có kèm bất
Cơ CHÉ SINH BỆNH
thường chức năng cảm giác và vận động ở
Chậm vận chuyển ở đại tràng vùng hậu môn trực tràng do đó rất khó phân
• Do rối loạn chức năng vận động của đại biệt với nhóm bệnh nhân táo bón do chậm
tràng. vận động đại tràng.
• Triệu chứng thường khỏi phát từ từ và
xảy ra quanh tuổi dậy thì. Đối tượng NGUYÊN NHÂN
thường gặp nhất là phụ nữ trẻ, và đặc Táo bón có thể xảy ra do các bệnh lý
trung bời biểu hiện giảm số lần đi cầu (ít thuộc hai nhóm là rối loạn làm đầy trực
hon m ột lần/tuần). tràng và rồi loạn tống xuất trực tràng.
• Các triệu chứng đi kèm là đau bụng, Rối loạn làm đầy trục tràng
chướng hoi và m ệt m ỏi. Triệu chứng
Bệnh lý thực thể đường tiêu hóa gây hẹp
không cài thiện m ặc dù đã sứ dụng chế
lòng ruột
độ ăn nhiều chất xơ, các thuốc nhuận
tràng thẩm thấu. • u lành hoặc ác tính.
• Viêm : lỵ m ạn tính, viêm đại tràng - trực
Rối loạn thoát phân
tràng xuất huyết, C rohn, viêm túi thừa.
• Q uá trình làm trống trực tràng không
• Rối loạn chức năng: hội chứng ruột kích
hiệu quả do sự không có sự phối họp
thích.
nhịp nhàng của cơ bụng, cơ hậu m ôn
trực tràng và cơ sàn chậu. Bệnh nhân • Bất thường bẩm sinh: bệnh Hirschspmng.
thường có tình trạng co cơ vòng hậu môn

162
Thử phát do các tình trạng làm thay đôi Hỏi bệnh
nội tiấ, điện giải toàn thân 9 Thói quen đi tiêu và tính chất phân: giúp
9 Thai kỳ. loại trừ các trường hợp bệnh nhân cảm
• Suy giáp. nhận Sai về tình trạng táo bón và đồng
thời gợi ý cơ chế sinh táo bón.
• Cường phó giáp.
■ Phân cúng và nhỏ như phân dê:
• Đái tháo dường.
thường gặp trong trường họp chậm
• Hạ kali máu. vận chuyển đại tràng.
• Ngộ độc chì. ■ Đi tiêu ít lần, cần phải rặn mạnh
Tác dụng phụ cửa thuốc cũng không hiệu quả và có khi cần
9 Nhóm á phiện. phải dùng tay móc phân gợi ý cơ chế
rối loạn thoát phân.
• Kháng cholinergic.
• Thời gian bị táo bón
9 Antacid.
“ Táo bón kéo dài nhưng không ảnh
• Chống trầm cảm.
hưởng đến tổng trạng dù đã sử dụng
9 Lợi tiểu. cấc biện pháp hỗ trợ như chế độ ăn,
Rối loạn làm trống trực tràng uống nước, vận động gợi ý các rối
loạn đại tràng - tiực tràng chức năng.
Rối loạn phản xạ đi tiêu do bệnh lý tại chô
■ Táo bón mới xảy ra, đặc biệt là diễn
9 Bệnh lý hậu môn trực tràng (loét hậu
tiến liên tục và tăng dần gợi ý bệnh
môn, nút hậù môn, dò hậu môn, viêm
lý thực thể quan trọng. Nguyên nhân
trực tràng, trĩ, tăng áp lực cơ thắt hậu
thường gặp nhất là đang sử dụng các
môn).
thuốc có tác dụng phụ gây táo bón,
• Bệnh lý thần kinh. chứng nghẹt phân, ung thư đại tiực
• Thiêu động, cơ bụng yếu, tuôĩ già. tràng, bệnh lý hậu môn trực tràng
Roi loạn phản xạ đ tiêu do nguyên nhân gây đau khi đại tiện, bệnh lý thần
khác kinh và bệnh lý toàn thân.
9 Không tập thói quen đi tiêu tốt. • Các triệu chứng báo động: sụt cân, tiêu
ra máu, tiền căn gia đình có người une
• Lạm dụng thuốc nhuận trường.
thư dại trực tràng, đau bụng đặc biệt là
9 Nguyên nhân tâm lý. đau bụng kiểu bán tắc ruột. Đặc biệt nếu
xảy ra ớ người: trên 40 tuồi, có tiền căn
NGUYÊN TÁC CHUNG TRONG TIÉP gia đình bị ung thư đại trục tràng, cần
CẬN BỆNH NHÂN TÁO BÓN thăm dò kỹ lưỡng để loại trừ ung thư đại
90% các trường hợp táo bón không có tiực tràng...
bệnh lý nền, và tình trạng táo bón cải thiện • Các triệu chứng kèm theo: chướng bụng,
rõ rệt khi uống đủ nước, áp dụng chế độ ăn đau bụng, đi cầu không trọn, phải rặn
đù chất xơ (15 - 25 g/ngày) và vận động thể nhiều, phải dùng tay móc phân...
lực.

163
• T iền sừ: Xét nghiệm
■ C hế độ ăn uống. • X ét nghiệm sinh hóa m áu: ion đồ (đánh
" P hẫu thuật, sản p h ụ khoa. giá K +, C a++), xét nghiệm chức năng
tuyến giáp nếu nghi ngờ táo bón do suy
- Thuốc nhuận tràng, thảo dư ợc, các
giáp.
thuốc khác đang điều trị.
• N eu triệu chứ ng táo bón đ ơ n độc và kéo
■ C ác yếu tố tâm lý xã hội, đặc biệt
dài, không ảnh hư ở ng tố n g trạn g và xảy
lưu ý các dấu hiệu gợi ý trầm cảm
ra trên người trẻ, chụp đại tràn g cản
(m ất ngủ, giảm sinh lực, chán chường,
quang có ưu điểm hơn nội soi đại tràng
m ất tự tin, cảm giác tuyệt v ọ n g ...).
vì rẻ tiền, ít gây khó chịu ch o người
Thăm khám bệnh và giúp đánh giá được m ức độ dãn
• T h ể trạng ch ung và giọng nói củ a bệnh rộng của khung đại tràng trong các
nhân có th ể gợi ý chẩn đoán: suy giáp, trư ờ ng họp phình đại tràng (m egacolon)
trầm cảm , P arkinson. hoặc bệnh đại tràn g do thuốc xồ.
• K hám lâm sàng cần loại trừ ngay rối • N ếu táo bón m ới khởi p h át kèm theo
loạn thần kinh tru n g ương. triệu chứ ng b áo động, nội soi đại tràn g là
• K hám bụng: có thể phát hiện bụng chưởng phư ơng p háp thăm dò tốt nhất vì có thề
hơi, u, phân cứ ng trong đại ư àng. quan sát trực tiếp tổn thương, sinh thiết
• T hăm hậụ m ôn - trực tràng: gỏi x ét nghiệm m ô bệnh học và điều trị
(cắt polyp, n o n g chỗ hẹp ...).
■ R ất quan trọng để chẩn đoán chứng
nghẹt phân và p h át hiện bệnh lý hậu • C ác xét ngh iệm chuyên khoa khác: đo
m ôn trực tràng, đặc biệt là ung thư thời gian vận chuyển ở đại tràng, các xét
trực tràng. nghiệm đánh giá chứ c năng vùng hậu
m ôn trực tràng và sàn c h ậ u ...
■ N ếu bệnh nhân than đang bị táo bón
ở thời điểm khám và khám thấy trực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
tràng trống hoặc thấy áp lực cơ vòng
1. Haưison’s Principles of Internal Medicine
tăng thì nhiều khả năng bệnh nhân bị
tái bản lằn thứ 17 (2008). Nhà xuất bản Mc­
rối loạn ở khâu làm đầy trực tràng Graw’s Hill.
hơn là ở n hóm tống xuất trực tràng. 2. Sleisenger & Fordtran's Gastrointestinal and
■ T hăm trực tràng: nhìn xem có sẹo, Liver Disease, tái bản lần thứ 8 (2006). Nhà
dò, nứt, trĩ ngoại. T ìm xem có khối xuất bản Elsevier.
phân nghẹt, chít hẹp, khối u hay 3. Problem - Oriented Medical Diagnosis, tái
không. bẩn ỉần thứ 7 (2002). Nhà xuất bản
Lippincott Williams & Wilkins.

164
CÂU H Ỏ I T ự LƯ Ợ N G GIÁ
C họn m ột câu đúng

1. Phát biểu nào sau dây đúng trong trường họp tiêu chảy cấp:
A. Tiêu phân lỏng > 2 lần/tuần với lượng phân > 300 mg/ngày.
B. Thường do cơ chế rối loạn vận động ruột.
c. Nguyên nhân thướng gặp nhất là nhiễm trùng.
D. Thường diễn tiến kéo dài nếu không điều trị.
E. Thường cần phải làm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
2. Nguyên nhân tiêu chảy mạn tính ngoại trừ:
A. Lymphoma ruột.
B. Giardia.
c. Saỉmonella.
D. A. histolytica.
E. Lao ruột.
3. Nguyên nhân gây tiêu chảy có máu nhầy trong phân:
A. Uống thuốc chứa magne sulfate.
B. A. histolytica.
c. E. coli.
D. s. aureus.
E. Campylobacter.
4. Nguyên nhân gây táo bón do cư chế lối loạn quá trình làm đầy trực tràng, ngoại trà:
A. Ly mạn tính.
B. Hội chửng ruột kích thích,
c. Có thai.
D. Thiểu động.
E. Ung thư đại tràng.
5. Triệu chứng gợi ý táo bón do bệnh lý thực thế nghiêm trọng, ngoại trừ:
A. Mới xảy ra ớ người > 40 tuổi.
B. Diễn tiến liên tục và nặng dẩn.
c. Sụt cân.
D. Phải rặn nhiều và dùng tay móc phân.
E. Tiền căn gia dinh có người ung thư đại trac tràng.
6. Tiêu chày mạn là tình trạng tiêu chảy đã kéo dài quá thời gian:
A. 2 tuần.
B. 3 tuần,
c. 4 tuần.
D. 5 tuần.
E. 6 tuần.

165
7. Nguyên nhân nào sau đây gây tiêu chày do cơ chế thẩm thấu:
A. Vibrio cholerae.
B. Staphylococcus aureus.
c. Thuốc tẩy xổ.
D. Entamoeba histolitica.
E. Cường giáp.
8. Tiêu chày mạn tính thường do cơ chê bệnh sinh nào sau đây:
A. Tiêu chảy thẩm thấu.
B. Tiêu chảy dịch tiết,
c. Tiêu chày dịch ri.
D. Rối loạn vận động ruột.
E. Phối hợp đồng thời cùa nhiều cơ chế nêu trên.
9. Các đặc điểm sau phù hợp với táo bón do cơ chế chậm vận chuyến ờ đại tràng, ngoại trừ:
A. Do rối loạn chức năng vận động cùa đại tràng.
B. Thường khởi phát ờ tuổi dậy thì.
c. Thường gặp ở nư hơn ở nam giới.
D. Là hậu quả của thói quen nín đại tiện.
E. Triệu chứng không cải thiện khi ăn chế độ nhiều chất xơ.
10. Nguyên nhân gây táo bón do rối loạn làm trống trực tràng, ngoại trừ:
A. Nứt hậu môn.
B. Tri.
c. Đái tháo đường.
D. Thiểu động.
E. Cơ thành bụng nhão.

ĐÁP ÁN
1C, 2C, 3B, 4D, 5D, 6C, 7C, 8D, 9D, 10C

166
X É T N G H IỆ M C H Ứ C N Ă N G G A N
Bài H ũ TíH oàng

M Ụ C T IÊ U
1. Biết ý nghĩa của các xét nghiệm chức nâng gan.
2. Biết vận dụng các xét nghiệm để đánh giá chức nâng gan.

X É T N G H IỆ M C H Ú C N Ă N G G AN ra từ sự thoái biến của hồng cầu. Bilirubin


T H Ư Ờ N G QUY gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp
Có nhiều xét nghiệm sin n t hóa dược (GT) và bilirubin trực tiếp (TT). Bilirubin
dùng dể đánh giá chức năng gan nhung tùy GT còn được gọi là bilirubin tự do, tan trong
theo tùng bệnh cánh lâm sàng m à ngưòi ta mỡ, gẳn kết với album in huyết tưong nên
chọn thực hiện những xét nghiệm thích họp. không được lọc qua cầu thận. Khi đến gan,
Các xét nghiệm này có thế được làm lại bilirubin G T được liên hợp với acid
nhiều lần dể đánh giá tiến triển của bệnh và glucuronic để trờ thành bilirubin TT.
theo dõi đáp ứng điều trị. c ầ n lưu ý lẳng các Bilirubin này còn được gọi là bilirubin liên
xét nghiệm nói trên có khi không phản ánh hợp, tan được trong nước và đứợc bài tiết
đúng hoàn toàn tình trạng bệnh vì có một số chú động vào các tiêu quàn mật.
trường họp kết quà có thế bình thường mặc -B ình thường: bilirubin toàn phần (TP):
dù bệnh gan đã nặng và có thể bất thường ỏ / 0,8—1,2 m g/dL^JS-'n pm ol/L), bilirubin GT
những bệnh không ảnh hường đến gan, (u T ^ T J T m g /d L , bilirubin T T 0.2 - 0,4
Người ta có thể xếp một số xét nghiệm m g/dL (chiếm 30% bilirubin TP). Vàng du
chức năng gan thành các nhóm như sau: chi biếu hiện trên lâm sàng khi bilirubin TP
• Nhóm xét nghiệm kháo sát chức năng tăng > 2,5 m g/dL. c ầ n phân biệt vàng da do
tăng bilirubin GT hoặc bilirubin T T đê
bài tiết và khứ dộc.
hướng dên chân đoán nguyên nhân:
• Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng
tống hợp. • T ăng bilirubin G T (thuờng < 15 mg/dL);
hiếm khi do bệnh gan, có thể do tăng sán
• Nhóm xét nghiệm dánh giá tình trạng
xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu
hoại tứ gan.
không hiệu quả, tái hấp thu tù khối máu
• Các xét nghiêm khác. tụ) hoặc do giãrn^ựiiaL gM L M ýnbin tại
tể bào gan chứng G ilbert^ hoặc
N H Ó M X É T N G H IỆ M K H Ả O SÁ T giảm sự liên hợp bilirubin ao thiếu men
C H Ứ C NĂN G BÀI T IÉ T VÀ K H Ử Độc glucuronyl transferase (hội chứng
Bilirubin Crigler-Najjar).
• Tăng bilirubin TT: có liên quan đến
Bilirubin huyết thanh
bệnh lý gan mật, có thể do giảm bài tiết
Bilirubin là sản phẩm chuyên hóa cúa bilirubin vào tiểu quản m ật hoặc do ứ
hem oglobin và các enzym có chứa hem. mật trong gan hay ngoài gan. Trên lâm
Chín nnrưi lăm phần trăm bilirubin được tạo sàng, nhiều khi rất khó phân biệt giữa ứ

167
m ật trong gan (viêm gan, xơ gan, xơ gan gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản
ứ m ật nguyên phát) với tắc nghẽn đường xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan.
m ật ngoài gan (sỏi đường m ật, ung thư Rình thường nrnhilinngen 0.2 - 1-2 đơn vj
đường m ật, ung thư đầu tụy, viêm đường (phương pháp W atson).
m ật x ơ hóa nguyên phát). N guyên nhân
Phosphatase kiềm (alkalin phosphatase, ALP)
ứ m ật có thể do các bệnh di truyền hiếm
ALP là enzy'm thủy phân các ester
gặp (hội chứng D ubin-Johnson, hội
phosphat trong môi trường kiêm (pH = 9).
chứng R otor) hoặc do nguyên nhân mắc
Nguồn gốc chủ yếu cùa ALP là ớ gan và
phải (thuốc, sỏi m ật). Khi bilirubin TT
xương, ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn.
tăng cao, cổ m ột phần bilirubin sẽ gẩn
Bình thường«ALP 25 - 85 U /L hoặc 1,4 - 4,5
với album in huyêt tương nên không bầi
đơn vị B odansky hoặc 1,5 - 4,5 đon vị K ing
tiêt dược qua nước tiêu. D o vậy, tình
Armstrong.
trạng vàng da thường giảm chậm hơn
sau khi nguyên nhân gây tắc m ật đã M en A LP là xét nghiệm lất nhạy để phát
được giải quyết. Phần bilirubin còn lại hiện có tắc dường mật. Sự tăng ALP trong
không gắn với album in sẽ được bài tiết bệnh cảnh tác m ât là do đáp ứng cùa tế bào
qua nước tiểu nên hạn chế được sự tăng gan và tế bào biểu m ô ống mật tăng tồng
bilirubin quá mức. hơp enzym này chứ không hẳn là do sự trào
ngược m en vào trong máu hoặc do giảm thải
• B ilirubin tăng cao > 30 m g/dL thường
trừ A LP đang lưu hành. Vì được tống họp
do phối họp nhiều cơ chế (ví dụ tán
dể đáp ứng với tình trạng tắc mật cho nên
huyết phối họp bệnh lý tại gan gây tắc
ALP có thể bình thường trong giai doạn đầu
mật).
cúa viêm m ưng m ù đường mật cấp tính
Bilirubin niệu trong khi các m en transam inase đã tăng lên.
Chỉ hiện diện ở dạng bilirubin TT. Khi A cid m ât tän'g cũng gây kích thích tổng hop
có bilirubin niệu, chắc chắn có vấn đề về ALP. ALP có thời gian bán hủy khoảng 7
gan mật. Bilirubin niệu được phát hiện ngày cho nên sự tăng A LP có thế kéo dài >
nhanh chóng nhờ que nhúng. Ket quả có thể
dương tính trước khi có vàng da rõ trên lâm khi bilirubin đã trờ về bình thường. Sự tăng
sàng nhtm g đến khi bệnh nhân hết vàng da, ALP do nguyên nhân ờ gan thường di kềm
bilirubin niệu trớ về âm tính trước khi giảm vói. sự tăng cùa men GGT và 5 ’-
bilirubin huyết. Phenothiazine có thể làm nucleotiđase. Khi ALP tăng đơn thuần có
cho kết quả bị dương tính già khi sử dụng thể là m ột dấu hiệu chỉ dẫn cho các bệnh
viên thừ Ictotest. gan do thâm nhiễm như ung thư, áp xe, u
hạt, thoái hóa dạng bột.
Urobilinogen
A L R -tă n g hhẹ v à._ àta (hai lần bình
Là chất chuyển hóa của bilirubin tại
thường) có thể g|p_trong viêm gan, xơ gan,
ruột, được tái hấp thu vào máu theo chu
di căn hoặc thâm nhierrTở gan (bệnh bạch
trình ruột - gan và sau đó cũng được bài tiết
cẩu, lym phom a, sarcoidosis). ALP táng cao
qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật
(3-10 lần bình thường) thường do tắc mật
hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong
trong hoặc ngoài gạn. ALP có thể tăng sớm
nước tiểu. Urobilinogen tăng trong nước tiểu
ngay cà khi tắc m ật không hoàn toàn, lúc đó

168
b iliru b in m á u c ó th ể v ẫn c ò n b ìn h th ư ờ n ? n g h iệ n rư ợ u m ạ n tín h , tắc m ậ t, sa u u ố n g
h o ặc tă n g n h ẹ. M ộ t khi A L P b ìn h th ư ờ n g , ít m ộ t so th u ố c g ây c ả m ứ n g e n z y m ơ gan
n g h ĩ đ e n n g u y ê n n h â n d o tắ c m ật. (a c e ta m in o p h e n , p h e n y to in ) v à m ộ t so
^ p ríĨTVìi lihftFir hiỊu-daú ^ a iì vì trư ờ n g h ợ p g an n h iễ m m ỡ k h ô n g d o rư ợ u .
c ò n tă n g tro n g c á c b ệ n h n g o à i g a n n h ư b ện h T h ò i g ian b án h ủ y là 7 -1 0 n g à y n h im g ở
Paget của xương, húy xương, nhuyễn n g ư ờ i u ố n g rư ợ u , th ờ i g ia n b á n h ủ y n à y có
x ư ơ n g , di c ă n x ư o n g , tă n g P T H v à m ộ t số th ể k é o dài đ ế n 28 n g ày . V ì v ậy , G G T là
b ện h ác tín h k h ác . K h á c v ớ i A L P c ó n g u ồ n m ộ t c h ỉ d ẫ n d ế n h ậiK b iết b ện h n h â n c ổ cò n
g ô c lừ x ư ơ n g , c á c iso e n z y rn ở g an b ền với iỉế p tu c u ố n g rư ơ u n a y k h ô n g. G G T cò n
n h iệ t d ộ ( 5 6 ° C / Ị 5 ’) đ ồ n g th ờ i c ó th ế d iệ n di d ư ợ c d ù n g d ể p h ậ n b iệ t v ớ i trư ờ n g h ọ p tă n g
đ ể tá ch c á c is o e n z y m n ày . A L P c ò n tă n g A L P do nguyên nhân ở xương.
tro n g trư ờ n g -h ợ p tắ c ru ộ t n o n h o ặ c tro n g c á c G G T c ò n tă n g tro n g n h iề u tìn h h u ố n g
đ iê u k iệ n sin h lý n h ư c ó th a i, g ia i đ o ạn tă n g k h ác n h ư su y th ậ n , n h ồ i m á u c ơ tim , v iê m
trư ờ n g x ư ơ n g ớ trẻ em . A L P th ấ p cồ th ế g ặp tụ y c ắ p , đ ái th á o d ư ờ n g , c ư ò n g g iá p , b ện h
tro n g s u y g iá p , th iế u m á u ác tín h , g iá m c h ấ t p h ổ i .tắc n g h ẽ n m ạn. tín h . C ó m ộ t số trư ờ n g
k ẽm , g iả m A L P b ầ m sin h v à s ự b ù n g p h á t h ọ p tă n g G G T đ ơ n th u ầ n m à k h ô n g tìm
c ủ a b ện h W ilso n . đ ư ợ c n g u y ê n n h â n ( 6 % ở n g ư ờ i b ìn h th ư ờ n g
c ổ G G T > ỉ 0 0 Ư ĩ/L ).
5 ’ N u c le o tid a s e (5 N T )
ĐỄÌy ỉà m ộ t A L P tư ơ n g d ố i c h u y ê n b iệ t Ảmonỉac máu (NH3)
c h ơ g an , g iú p x ác d in h tìn h tra n g tă n g A L P N H 3 đ ư ợ c sả n x u ấ t tù' c h u y ế n h ó a b ìn h
Iju k ) gan h a v d o x ư ơ n g h o ặ c d o các trạ n g th ư ờ n g c ủ a p ro te in tr o n g .c ơ th ê v à d o vi
thái sin h lý p h ư tre c m d a n g tụ ố i tă n g trư ơ n g k h u ẩn số n g ở đ ại trà n g . G a n p iữ n h iê m vu
h o ặc p h ụ n ừ c ó th a i. S ự tă n g 5 N T c ó lư ơ n g k h ứ d ộ c N P K b ằ n g c á c h c h u v ê n th àn h n rp .d ể
q u an v ó i m ứ c tă n g A L P . B ìn h th ư ờ n g 5 N T th á i u u a th ả n . C ơ v â n c ũ n g g iữ vai trò k h ử
0 A - l ủ d o n v ị ' ĩ k i r l n n y L y / d L ------- d ộ c N H 3 b ằ n g c á c h g ắn v ớ i a c id g lu ta m ic đ ể
tạ o th à n h g lu ta m in . N h ữ n g b ện h n h â n b ện h
y-glutamyi transferase , y-glutamyl
g an n ặ n g th ư ờ n g bị te o c ơ d o p h á h ú y c ũ n g
ỉranspeptỉdase (GGT,Ỵ-(ĨT) g ó p p h ẩ n là m c h o N H 3 tă n g c a o . N H 3 c ó th ể
GGT xúc lá c sụ chuyên nhóm Ỵ- tă n g ở b ện h n h â n b ị tă n g á p Ịực tĩn h m ạ ch
g lu ta m y l từ n lìũ n ? p e p tid n h ư g lu la tliio n c ử a n ặ n g h o ặc c ó sh u n t m ạ ch m áu c ứ a ở gan.
đ ế n n h ừ n g a c id a m in k h á c v à gi ừ v ai trò v ận
B ìn h th ư ờ n g NYU m á u 5 -6 9 ỊXg/d L . NH3
c h u y ế n a c id a m in . M ặ c d ù h iệ n d iệ n ớ n h iề u
tă n g tro n g c á c b ệ n h g a n cấp và m ạ n lín h .
c ơ q u a n k h á c n h ư n g G G T d ư ợ c tìm th ấ y ở
NH3 m á u k h ô n g phải là x é t n g h iệ m d á n g tin
n ò n g d ộ c a o tro n g te b à o b iế u m ô tại c ủ a
c ặ y đ ể c h ẩ n đ o á n b ệ n h n ã o d o g a n . N.H.Ịt r.ó
o n g m ậ t, Đậy-là mốt xét n g h iệ m rấ t n h ạ y đ ề
th ề t r ả v ề b ìn h thirnm g k h n ả n g ,-¿1 2 — 7-2 -g iở
d an h g iá rỏ i .lo a n c h ứ c n â n g b ài l i e f c u a g a n
(rư ớ c k h i c ổ c ả i th iê n tìn h fm n fld h ầ a J ã n h .
n h ư n g c u n g k h ố n g .dặc h iệ u d o b ị ản h h ư ớ n g
N ồ n g đ ộ N H 3 tr o n g m á u đ ộ n g m ạ ch
b ở i n h iê u y ế u tố.
c h ín h x á c h ơ n tro n g m á u tĩn h m ạ c h vì
B ìn h th ư ờ n g G G T < 3 0 Ư /L ở n ữ v à < k h ô n g b ị ả n h h ư ở n g c ủ a N H ? từ ru ộ t.
5 0 U /L ớ n a m . N g u y ê n n h a n th ư ợ n g g ặp
n h ấ t c ù a tã n g G G T d ơ n th u â n là tìn h trạ n g

169
NHÓM XÉT NGHIỆM KHẢO SÁT gan m à lại đi tắt theo các thông nổi cừa-chù
CHỨC NĂNG TỔNG HỢP nên tạo ra đáp ứng tăng kích thích tổng hợp
Protein máu ờ hệ võng nội mô, làm chQ XgỊpbulịn tăng
cao. _Ngoài ra, kiểu tăng của các loại
Phẩn lớn các protein huyết tương được
globulin cũng có thể gợi ý đến m ột số bệnh
tổng hợp từ gan.
gan đặc biệt, ví du IgG tăng trong viêm gan
Aỉbumin huyết thanh tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mât
Gan là nơi duy nhất tồng hợp albumin nguyên phát.
cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong Điện di protein huyấ thanh
lòng mạch và là chất vận chuyển các chất
trong máu đặc biệt là thuốc. Bình thường
albumin 35-55 g/L. Do khả năng dự trữ cùa
gan rât lớn và thời gian bán hủy cùa albumịn
kéo dài (khoảng 3 tuân) nên lượng albumin
máu chi giàm_trong các bệnh gan mạn tính
(xơ gan) hoặc khi tôn thương gan rất nặng,
ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng albumin
giảm còn do bị thoát vào trong dịch báng. thường
Giảm albumin huyết thanh còn gặp trong
suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất • Albumin: 35-55 g/L, chiếm 50-60%.
thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) • a i globulin: 2-4 g/L, chiếm 4,2-7,2%.
hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng
• ơ2 globulin: 5-9 g/L, chiếm 6 , 8-12%.
mạn), ở bệnh nhân bị vàng da sậm, albumin
có thể bị giảm giả tạo là do bilirubin tăng • Y globulin: 6-11 g/L, chiếm 9,3-15%.
cao gây cản trờ việc định lượng albumin. • Y globulin: 7-17 g/L, chiếm 13-23%.
Glohulin huyết thanh T v so albumin/globulin (A/G) đào ngược
Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau (< 1 ) gặp trong các bệnh viêm gan mạn tính;
trong cơ thể, bao gôm nhiều loại protein vận đặc biệt trong xfiLgan là do giảm tổng họp
chuyển các chất trong máu và các kháng thể albumin và tăng tổng hơp Ỵ-globulin. Trong
tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình xơ gan do rượu, biểu đồ điện di protein máu
thường globulin 20 - 35 g/L. có hình ảnh “P-Y bloc” hay “cẩu P-y” do sự
tăng IgA làm cho hai dính p và Y nhập lại một
Globulin bao gồm a l globulin ( a l-
antitrypsin, TBG tức thyroxin-binding vì khi điện di, IgA nằm giữa p và Y globulin.
globulin, transcortin...), a 2 globulin Thòi gian Prothrombin (PT) hay thời
(haptoglobulin, ceruloplasmin. <x2 - gian Quick (TQ)
macroglobulin...), p globuìin (P l- Là thời gian chuyển prothrombin thành
transíerrin, P-lipoprotein, các bổ thể...), Y thrombin khi có sự hiện diện cúa
globulin (các kháng thể miễn dịch). thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố
Trong xơ gan, các kháng nguyên tù vi đông máu. TQ là m ột xét nghiệm khào sát
khuẩn đường ruột không được tiêu diệt ờ con đường dông máu ngoai sinh.

170
Bình thường TQ 12” ± 1 (tương ứng với oxaloacetic và pyruvic. Sự tăng của các
80% -100% hàm lượng prothrom bin). Để enzym nàỵ phản ánh tình trạng tồn thương
chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển tế bào gan.
đồi thành INR (International N orm alized AST (Aspartate aminotransferase) hay
Ratio). B ình thường 1NR = 0,8-1,2. SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic
Gan tổng hợp hầu hết các yếu tố đông Transaminase)
máu như I (fibrinogen), II (prothrom bin), V, H iện diện trong bào tương và ty thể của
VII, IX, X. Các yếu tố đông m áu này có thời ■ tế bào. AST hiện diện ở cơ tim và cơ vân
gian hán, húy ngắn.-(ngẩn tthất là y ấ u ể - Sia i, nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, A ST còn có ờ
sau dò là X. IX ). Sự tổng hợp các yếu tố thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu.
đông máu ờ gan cần có sự tham gia cùa Bình thường AST < 40 UI/L.
vitamin K. ngoai trừ vếu to V . Vì vậy, người
ta dùng yếu to V để phân biệt suy chức năng ALT (Alanine aminotransferase) hay
gan thật sự với tình trạng thiếu vitamin K. SGPT (Serum Glutamic Pyruvic
Việc do liên tục yếu to V có thể giúp đánh Transaminase)
giá tiên lượng trong suy gan bùng phát (tiên Hiện diện chủ yếu ở bào tương cúa tế
lượng xấu khi giá tạ < 20% mức bình bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc
thường). Đo yếu to II (des-gam m a- hiệu hơn AST trong các bệnh gan. H ìn h
carbôxyprothrom bin) cũng có thể đánh giá thường ALT < 40 ui/L.
được chức năng gan. Yeu to II tăng gặp ở người lớn, nồng độ cùa AST và ALT
trong xơ gan, ung thư gan, sừ dụng thuốc ở nam cao hom n ữ và cũng thay đồi theo tuồi
kháng đông (coumarine). Khi tiêm vitamin và cân nặng. Gần đây, người ta đề nghị giá
K, yếu to II sẽ trớ về bình thường nếu là do trị bình thường của A LT ớ m ức thấp hon với
sử dụng kháng dông, còn nếu do các bệnh nam < 33 U I/L và n ữ < 19 UI/L. Các men
gan thì yếu tố này vẫn còn bất thướng. này được phóng thích vào m áu khi có tồn
Khi PT kéo dài thường là dấu hiệu tiên thương m àng tế bào làm tăng tính thấm . Tuy
lượng nặng. T hiêu vitam in K do tăc mật kéo nhiên, sự tăng men gan không tương quan
dài hay rối loạn hấp thu m ỡ (tiêu chảy mỡ, hoàn toàn với tình trạng hoại từ tế bào gan.
viêm tụy m ạn)"'cũnglẩm P Ĩ kéo dài nhưng Nguồn gốc và cơ chế đào thải AST và ALT
khi tiêm 10 mg vitamin K, PT sẽ trở về ít vào trong mấu vẫn chua được biết rõ. Các
nhất 30% mức bình thường trong vòng 24 transam inase tàng trong hầu hết các bệnh về
giờ (nghiêm pháp K ohlerì. Truớc khi phẫu gan nhưng không hoàn toàn đặc hiệu cho
thuật hoặc làm sinh thiết gan, phải kiểm tra gan vì còn tăng trong các bệnh khác như
chức năng đông máu. nhồi máu cơ tim, tốn thương cơ vân (viêm
cơ, loạn dưỡng cơ), cường giáp hoặc nhược
NHÓM XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ giáp, bệnh celiac... Ngược lại, các enzym e
TÌNH TRẠNG HOẠI TỬ TÊ BÀO GAN này có thể bi giảm già tao khi có tăng urê
Transam inase hav am inotransferase là máu. Sự tăng đơn thuân A ST có the gặp
ntìừiìv, en /ọ m nội bào, chuyển nhóm Ỵ-nmin trong trường hợp m acro-A ST (A ST được
bám vào m ột globulin miễn dịch).
(-N IL) lũ a usparlai và akmin đen nhóm y-
Ị.etọ tủa kc.ngluiarat dè tạơ thanh acid
C ác m ức tăng transam inase có liên quan số này < 1 thường gặp trong hoại tử tế bào
J e n m ột số bệnh gan như sau: gan cấp như trong viêm gan virút cấp.
V• T ăng can <>3000 ƯT/L) cộ thể gặp trong Lactat dehydrogenase (LDH)
các trường hợp hoại tử tế bào gan như Là xét nghiệm không chuyên biệt cho
viêm gan virút cắp hoặc m ạn tính, ton gan vì men này có ờ khắp các m ô trong cơ
thương gan do thuốc, dôc chất, truy thể (tim, cơ, xương, thận, hồng cầu, tiểu cầu,
Ịpạch_kéadài. M ức độ tăng transam inase hạch bạch huyết). N gay cả men LDH5
có tương quan kém với m ức độ tổn tương đối đặc hiệu cho gan nhưng cũng ít có
thương tế bào gan và không có ý nghĩa giá tiị trong việc xác định các bệnh gan-mật.
nhiều về m ặt tiên lượng (ví dụ khi, hoại -IXIH t.ịn» cao và thoáng qua gặp trongJroại
tử tế bào gan rất nặng, m en gan tăng cao từ tể bào gan, sốc gan. Tăng LD H kéo dài
trong 24 - 48 giờ đầu nhưng sau 3 - 5 kèm tăng A LP gợi ý đến các tổn thương
ngày, m en giảm nhanh) thâm nhiễm ác tính ở gan.
• Tãng vừa f< 300 U I/LI gặp trong viêm Bình thường, LDH5 5 - 30 UI/L. T ỳ số
gan do rươu. Transam inase tăng chủ yếu ALT/LDH có thể giúp phân biệt viêm gan
là A ST nhưng trị số không quá 2-10 lần virút cấp (ALT/LDH >1,5) với tình trạng
giói hạn trên mức bình thường. Trong sốc gan hoặc ngộ độc acetam inophen
khi đó, A LT có thể bình thường hoặc (ALT/LDH <i,5).
thấp là do thiếu pyridoxal 5-phosphate
N hiều men khác như ìsocìtrat
(vitam in B 6 ), là cofactor để tổng hợp
dehydrogenase, sorbitol dehydrogenase,
A LT ờ gan.
glutam at dehydrogenase cũng không đặc
• Tăng nhẹ (< lflO JJ U J có thể gặp trong hiệu. Tăng om ithin carbam yl transferase
viêm gan viníL-cấD. nhẹ và bênh gan (O CT) khi có rối loạn ở chu trình urê.
m an tính khu trú hav lan tòa-Ixơ gan,
viêm gan m ạn, di căn gan) hoặc tình Ferritin
trạng tấc mật. Gần đây, người ta nhận Là m ột loại protein dự trữ sắt ớ trong tế
thây các trường hợp tăng nhẹ m en gan bào, dược cấu tạo gồm apoferritin gắn với
thường gặp trong gan nhiễm m ở. Đối sắt. Ferritin giữ nhiệm vụ điều chinh sự hấp
với vàng da tắc m ật, đặc biệt là trường thu sắt ờ đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu
hợp sỏi di chuyển vào ống m ật chủ, A LT của cơ thể. M ột số trường họp viêm hoai tứ.
thường tăng < 500 U I/L (trong viêm túi tế bào gan cấp hoặc m ạn tính, đặc biệt trong
m ật cấp), hiếm khi A L T tăng đến 3.000 viêm gan virút c, ferritin tăng cao .
U I/L nhung sau đó giảm nhanh trờ về Bình thường, ferritin ờ nam 100-300
bình thường. (ig/L, ờ nữ 50-200 pg/L . Giảm ferritin gặp
Tý số D e R itis = SG O T/SG PT (O/P). Tý trong ăn thiếu chất sắt, thiếu m áu thiếu sắt,
số này > 1 gặp trong các tổn thương gan án chay trường, xuât huyêt ri rả, thiêu m áu
m ạn tính như xơ gan hoặc nếu o / p > 2 rất tán huyết m ạn, người cho m áu thường
gợi ý đến tổn thương gan do rượu vì lúc đó xuyên, chạy thận nhân tạo. T ăng ferritin còn
A LT thường thấp. Khi o / p > 4 gợi ý đến gặp trong bệnh ứ ^ ã tm ô rb ệ n h ung thư (gan,
viêm gan bùng phát do bệnh W ilson. Khi tỳ phổi, tụy, vú, thận), bệnh huyeLhiic (bệnh
Hodgkin, bạch .cầuxấp), hội chứng viêm và

172
nhiễm trùng, bệnh thể keo (collagenosis), • Đo độ thanh lọc antipyrine.
ngộ độc rượu, thiếu máu tán huyết, • Test hơi thở aminopyrine.
thalassem ia... • Đo độ thanh lọc caffeine.
• Đo khả năng thài trừ galactose.
CÁC XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG
CHỨC NĂNG GAN
TÀI LIẸƯ THAM KHẢO
Ngoài các xét nghiệm thường quy đánh 1. Daniel s. Pratt, Marshall M.Kaplan (2008),
giá chức năng gan, người ta còn thực hiện Evaluation of Liver Function, Harrison's
một số các xét nghiệm có thế giúp đánh giá Principles of Internal Medicine, 17th Edition,
định lượng chức năng hiện tại cùa gan. Các Vol II, Sec. 2, pp.1923-1926.
xét nghiệm này thường chi được sử dụng để 2. Barbara Kapelman, Approach to the Patient
khào sát trước khi phẫu thuật cat gan, ghép with Liver Disease. Pocket Guide to
gan hoặc dùng trong nghiên cứu. Gastroenterology, pp. 85-103.
• Đo độ thanh lọc BSP 3. Paul Martin, Lawrence s. Friedman (1998)
(brom osuííonephtaỉeín). Assessment of Liver function and
Diagnostic studies, Handbook of Liver
* Đo độ thanh lọc indocyanine green.
disease, Churchill Livingstone.

o/r>4 n'Ạh
ơjf' ;
-----------

A ư 'M í

173
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Xét nghiệm nào sau đây không phàn ánh chức năng bài tiết cùa gan:
A. Bilirubin.
B. Y glutamyl transferase,
c. 5 ’nucleotidase,
D. Phosphatase kiềm.
E. N H 3.
2. Xét nghiệm nào sau đây phản ánh chức năng tổng hợp cùa gan:
A. Bilirubin.
B. TQ.
c. Transaminase.
D. Ferritin. V
E. N H 3.
3. M en A LT tăng cao (> 3000 UI/L) không gặp trong trường hợp nào sau đây:
A: Viêm gan virút cấp.
B. Trụy mạch kéo dài.
c. Viêm gan do thuốc.
D. Gan nhiễm mỡ. ^
E. Ngộ độc thuốc.
4. Ferritin không tăng trong trường họp bệnh gan nào:
A. Viêm gan virút c mạn.
B. ứ sắt mô.
c. Tắc mật do sỏi. y
D. Viêm gan mạn do rượu.
E. Bệnh Hodgkin.
5. Trong viêm gan tự miễn, khi điện di protein máu sẽ thấy đỉnh nào tăng cao:
A. a 1.
B. a 2.
c. pi. y
D. p 2. f
E. ỵ.
6. Giá trị bỉnh thường cùa A LT theo khuyến cáo hiện nay là:
A. N am < 25 U /L, nữ < 20 U/L.
B. Nam < 33 U/L, nữ < 19 U/L. /
c. Nam < 45 U/L, nữ < 40 U/L.
' d . Nam < 52 U/L, nữ < 46U/L.
E. Nam < 60 U /L, nữ < 50 U/L.

174
7. Các xét nghiệm nào sau đây được chỉ định để đánh giá tình trạng hoại từ tế bào gan:
A. Transam inases (ALT/AST).
B. Lactate dehydrogenase (LDH).
c. Ferritine. ,
D. A + B đúng.
E. A + B + c đùn?.
Glutam yl Transferase có thể tăng trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ 1 trường họp:
A. Tán huyết. /
B. Nghiện rượu mạn tính.
c. Gan nhiễm mỡ.
D. Viêm gan do thuốc (đặc biệt là do paracetam ol).
E. Đái tháo đường.
9. Tỷ số De Ritis (O/P) > 2 gợi ý đến nguyên nhân nào sau đây:
A. Viêm gan virus cấp.
B. Viêm gan virus mạn. ^
c. Viêm gan do rượu.
D. X ơ gan.
E. Ung thư gan.
10. Tăng bilirubin tạrc tiếp không gặp trong trường họp nào sau đây:
A. Viêm gan.
B. Xơ gan.
c. Hội chứng D ubin-Johnson.
D. Hội chứng Gilbert.
E. Sỏi ống mật chủ.

Đ Á P ÁN
IE, 2B, 3D, 4C, 5E, 6 B, 7E, 8A, 9C, 10D

175
TIỂU NHIỀU - TIỂU ÍT - VÔ NIỆU - TIỂU ĐẠM
Huỳnh Ngọc Phmmg Thào

MỤC TIÊU
ì. N êu và phân lích được định nghĩa và các nguyên nhân cùa tiểu nhiều, liều ít, vô niệu.
2. Trình bày các cơ ch ế tiểu đạm.
3. N êu và phân tích đuợc các x é t nghiệm tiếu đạm.
4. Trình bày các nguvên nhăn tiêu đạm.
5. Vẽ được sơ đo liếp cận m ột trường hợp tiếu đạm.

TIỂU NHIỀU - TIỂU ÍT - VÔ NIỆU

Sơ LƯỢC VỀ SINH LÝ s ự KIÊM SOÁT Hệ thắng rennin-angiotensin-aldosterone


THĂNG BẰNG NƯỚC VA NATRI (RAA)
ở người bình thường, độ lọc cầu thận H ệ RAA bị kích hoạt khi cơ thể thiếu
ước lượng khoảng 125 m L/phút, sê bài tiết natri và bị ức chế khi cơ thế thừa natri, làm
khoảng 150 lít nước tiểu mỗi ngày (nước tiểu tăng tiết angiotensin. Giảm tưới máu thận
nguyên thủy). Trong thực tế, chi có khoảng cũng hoạt hóa hệ RAA và tăng tiêt
1 , 5 - 2 lít nước tiểu thực sụ được bài tiết angiotensin. Angiotensin làm tăng tái hấp
mỗi ngày, tức là hơn 90% lượng nước tiểu thu natri bàng các cơ chế sau:
nguyên thủy đã được tái hấp thu ờ ống thận. • G ây co tiểu động m ạch đi cùa cầu thận
làm tăng phân suất lọc của cầu thận, aây
S ự Đ IỀU H ÒA B À I T IẾT N A TRI CỦA tăng tái hấp thu natri và nước của ống
TH Ậ N
thận gần.
S ự cân b ằn g giữ a cầu th ậ n - ống th ậ n • Gây tăng tiết aldosterone cùa tuyến thượng
Khi cầu thận tăng lọc, ống thận sẽ tăng thận, làm tăng tái hấp thu natri ờ ống xa.
tái hấp thu và ngược lại. Cơ chế này giúp • A ngiotensin đến hạ đồi gây khát và tăng
tránh được ứ nước và m uối khi lọc cầu thận tiết ADH.
giảm và tránh được m ất nước và muối khi
• H ệ quà là tiểu ít.
lọc cầu thận tăng.
Y ếu tố bài niệu n a tri
S ự kiểm so á t ngư ợc ống th ậ n - cầu th ận
• Có nguồn gốc từ thận và ngoài thận (từ
M ột số tế bào của ống thận xa tiếp giáp
cơ tâm nhĩ), bị tíc h hoạt bời tình trạng ứ
với cầu thận phân hóa thành m acula densa
nước và natri hoặc bởi sir tăng thể tích
hoạt động như m ột hóa cảm thụ quan, điều
máu.
hòa sự bài tiết natri qua hệ thống renin
angiotensin, angiotensin II sẽ gây tác dụng • Làm tăng lọc cầu thận, ức chế trực tiếp
vận m ạch lên tiểu động m ạch đi cùa câu sự tái hấp thu nước và natri hoặc eián
thận làm thay đồi độ lọc cầu thận của cùng tiếp bằng cách thay đồi huyết động học
nephron. tại thận.

176
• H ệ quả là tiểu nhiều. Trái lại khi bị thiếu nưởc hoặc mất nước,
thận cần giữ nước lại cho cơ thể, nhờ vào
s ự ĐIỀU HÒA BÀ I T IẾ T N Ư ỚC CÚA khả năng cô đặc nước tiểu của thận có thể
TH Ậ N làm tăng độ thấm thâu nước tiêu lên đên
ơ ống thận gần, sự tái hấp thu nước liên 1200 mosm/kg, nước tiêu cô đặc và thê tích
hệ mặt thiết với natri và cũng chịu ảnh nước tiểu trong 24 giờ có thể giảm chi còn
hường bởi các yếu tố điều hòa sự tái hấp thu 600:1200 = 0,5 lít.
natrì. ở ống xa và ồng góp, không có liên hệ
giữa sự tái hấp thu nước và natri, Sự tái hấp C ơ CH Ế CỦ A S ự PH A LO Ã N G VÀ c ô
thu natri ở ống xa do aldosterone và tùy vào ĐẶC N Ư Ớ C TIÉƯ
lượng natri. Sự tái hấp thu nước ở ống góp Khi được cho nhiều nước, độ thẳm thấu
do ADH quyết định và tùy thuộc vào áp ỉực huyết tương giảm, ức chế các áp thẩm thụ
thấm thấu cúa dịch ngoại bào. quan vùng hạ đồi, tuyến yên giảm tiết ADH
ở người bình thường, mỗi ngày cần bài làm giảm tái hấp thu nước của ống góp vùng
tiết qua thận trung bình khoảng 600 m osm vó và vùng tủy thận. Do đó, nước tiểu bị pha
chất thấm thấu sinh ra do chuyển hóa. Đe loãng bởi nhiều nước, giam độ thẩm thấu và
bài tiết nước tiếu có độ thẩm thấu bằng với tạng thể tích, kết quả là tièu nhiều.
huyết tương (# 300 m osm /kg) thì thể tích Khi nhịn nước hoặc mất nước (ói, tiêu
nước tiếu trong 24 giờ sẽ vào khoảng 600: chảy), độ thẩm thấu huyết tương tăng kích
300 = 2 lít. hoạt các áp thẩm thụ quan vùng hạ đồi,
Nếu được cung cấp nước nhiều, vượt tuyến yên tăng tiết ADH làm tăng tái hấp
quá nhu cầu, thận cần phải thải lượng nước thu nước của ống góp vào mô kẽ do có
dư, nhờ vào khả năng pha loàng nước tiểu chênh lệch về độ thẩm thấu. Nước bị tái hấp
của thận có thể hạ thấp độ thấm thấu của thu vào vasa recta rồi vào tĩnh mạch thận,
nước tiếu còn 50 m osm /kg, nước tiểu rất nước tiều bị cô đặc, tăng độ thẳm thấu và
loans: và thể tích nước tiểu trong 24 giở có giảm thê tích, kết quả là tiểu ít.
thể đạt đến 600:50 = 12 lít.

177
H ình 16.1: Cơ chế cùa sự pha loãng và cô đặc nước tiểu.
ĐTT: độ thẩm thấu, ATTT: áp thẩm thự quan, ADH: antidiuretic horinon.
T IỂU N H IỀU (ĐA NIỆU) • Tái hấp thu dịch trong bệnh cảnh phù.
• Sau hoại từ ống thận cấp hoặc sau khỉ
ĐỊNH NGHĨA ?iải quyết bế tắc đường niệu.
Tiểu nhiều (đa niệu) khi thề lích nước
Tâng thải muối
tiêu trên 3 lít trong 24 giờ ớ người lớn hoặc
trên 2 lít/m 2 da ợ trẻ em. Tiều nhiều cần • Thuốc lợi tiểu: ửc chế sự tái hấp thu NaCI
được chan đoán phân biệt với các triệu cùa ống thận, gây tãng thải NaCI kèm
chứng cơ năng khấc như tiếu nhiều lần hay theo nước, kết quá là tiểu nhiều. Thường
tiếu đêm mà không làm tăn* thể tích nước kèm theo lối loạn bài tiết K+, Ca*4, uric
tiêu. Tiêu nhiêu có thê chỉ do đáp ứng sinh acid, HCO 3 ... gây rối loạn điện giải.
lý bình thường của co thể (khi uống nhiều) • Bệnh nang tủy thận.
nhưng cùns có thê do hậu quả một số trườn? • Bệnh thận mất muối: thường không thài
hợp bệnh lý, có thể gây hậu quả nghiêm đủ natri để gây ra tiểu nhiều thực sự.
trọn? nếu khôn? được bù đủ nước và điện
Tăng bài tỉết mróc
giai (tụt huyết áp, trụy mạch).
Bệnh cuồng uống
NGUYÊN NHÂN Uống nước qua mức nhu cầu, làm tiểu
Tăng bài tiết các chất hòa tan hoặc lọi nhiều và độ thẳm thau huyết tương giảm, độ
niệu thẩm thấu thẩm thấu nước tiểu giảm và không đáp ứng
với vasopressine. Test nhịn nước giúp chẩn
Quá tải chất thẩm thấu (tăng đường huyết đoán (xem nghiệm pháp cô đặc nước tiểu).
v.v...) lẫm tăng lọc cầu thận, tăng nồng độ Các nguyên nhân cúa bệnh cuồng uống:
chất tham thau trong lòng ống thận gây tăng
• Rối loạn tâm thần: thường gặp ở phụ nữ
lái hấp thu nước và natri tại ống sẩn vầ quai
tuồi trung niên, rối loạn lo âu.
Henlé đưa đến lợi tiểu thẩm thấu. Các
nguyên nhân thườn? gặp là: • Bệnh lý vùn? hạ đồi ảnh hưởng trực tiếp
đến trung tâm khát chan? hạn như bệnh
• Bệnh đái tháo đườn?.
sarcoidosis.
• Truyền dịch mannitol.
• Thuốc làm khô miệng gây tăng cảm giác khát:
• Ản chế độ ăn nhiều protein, hoặc truyền thioridazine, chloipromazine, anticholinergic.
đạm nhiều hun tằng thài urê trong nước tiêu.
Đái tháo nhụt trung ương
• Chích thuốc cản quan? qua đường tình mạch.
Tuyến yên giảm hoặc ngưng tiết ADH
Quá tải muối nên thận mất khả năng cô đặc nước tiếu, gây
Thừa muối làm uống nhiều nước sây tiểu nhiều. Chẩn đoán nhờ các đặc điểm nước
tăng tiết các yếu tố bài niệu natri, làm tăns tiểu loãng (d#l,005), độ thẩm thấu huyết
tiểu natri kéo theo nước, kết quả là tiêu tương tăng nhẹ, đáp ứng kém với test nhịn
nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là: nước nhưng đáp ứng vơi test vasopressine.
• Ãn mặn (hiếm) hoặc nuôi ăn qua sõnde Các nguyên nhân thường gặp gồm sau phẫu
nhiều thức ãn mặn. thuật tuyến yên, chấn thương, u tuyến yên,
hội chửng Sheehan, nhiễm trùng, hội chứng
• Nuôi ăn qua dường tĩnh mạch nhiều
Guillain - Barré, thuyên tắc mở.
dung dịch muối và nước.
179
Đái tháo nhạt do thận tác dụng nguy hiểm nếu bệnh nhân có bệnh
Ống thận tổn thương làm giảm hoặc không thực sự) và tiếp tục nhịn nước cho đến khi
đáp ứng vói ADH nên thận mất khả năng cô đạt được một trong số các tiêu chuẩn sau:
đặc nước tiểu gây tiểu nhiều. Chẩn đoán nhờ • Độ thẩm thấu nước tiểu đạt được giá trị
các đặc điểm nước tiểu loãng, độ thẳm thấu gần bỉnh thường (>600 mosm/Kg), ở
huyết tương bình thường hoặc tăng, đáp ứng ngưỡng này ADH được phóng thích và
kém với test nhịn nước và không đáp ứng với có tác dụng trên thận tốt nhất.
test vasopressine. Các nguyên nhân thường gặp: • Độ thẩm thấu nước tiểu ồn định trong 2-
• Bệnh ống thận mắc phải: viêm đài bể 3 lần đo liên tiếp dù cho độ thẩm thấu
thận, bệnh thận do thuốc giảm đau, đa u huyết tương tiếp tục tăng.
tủy, thoái hóa dạng bột, bệnh thận tấc • Độ thẩm thấu huyết tương đạt 300
nghẽn, sarcoidosis, tăng canxi máu, mosm/kg hoặc natri máu trên 145 mmol/L.
giảm kali máu, hội chứng Sjogren, thiếu ở hai tình huống sau, bệnh nhân được
máu hồng cầu hình liềm. thực hiện nghiệm pháp tiêm vasopressin.
• Do thuốc hoặc độc chất: lithium, Nghiệm pháp vasopressin
demeclocycline, methoxyflurane, ethanol,
diphenylhydantoĩn, propoxyphene, Cáeh thực hiện
amphotericine. Desmopressin® được cho 10 pg xịt mũi
• Bẩm sinh, di truyền: bệnh thận đa nang, hoặc 4 pg tiêm dưới da hoặc tiêm mạch. Sau
bệnh nang tủy thận. đó, theo dõi độ thầm thấu và thể tích nước
tiểu mỗi 30 phút trong 2 giờ kế. Nên đo
NGHIỆM PHÁP CÔ ĐẶC NƯỚC TIÊU nồng độ ADH nước tiểu và huyết tương nếu
kết quả cùa test nhịn nước không rõ.
T est nhịn nưức
Diễn giải kết quả
Nguyên tắc
Đái tháo nhạt trung ương
ờ người bình thường, khi tăng độ thẩm
Đái tháo nhạt trung ương thường có tồn
thấu huyết tương sẽ dẫn đến tăng tiết ADH
thương vùng hạ đồi không hoàn toàn; vì
và làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu. Khi độ
vậy, sự phóng thích ADH và độ thẩm thấu
thẩm thấu huyết tương đạt 300 mosmol/kg
nước tiểu tăng khi độ thẩm thấu huyết tương
hay nồng độ natri huyết tương lớn hơn 145
tăng nhưng sẽ dưới ngưỡng tối đa.
mmol/L tin tác dụng của ADH nội sinh sẽ đạt
Desmopressin® sẽ làm tăng độ thẩm thấu và
tối đa. Ở ngưỡng này, việc tiêm Desmopressin®
giảm thể tích nước tiểu trên 100 % đối với
sẽ không làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu
đái tháo nhạt trung ương tổn thương hoàn
trừ phi sự phóng thích ADH bị suy yếu. toàn và 15%-50% trong trường hợp tổn
Cách thực hiện thương không hoàn toàn.
Đo thể tích nước tiểu và độ thẩm thấu Đái tháo nhạt do thận
nước tiểu mỗi giờ, natri và độ thẩm thấu Đái tháo nhạt do thận sẽ làm tăng độ
huyết tương mỗi 2 giờ. Bệnh nhân được dặn thẩm thấu nước tiểu dưới ngưỡng tối đa khi
nhịn uống 2-3 giờ trước khi bắt đầu làm test thực hiện test nhịn nước. Tăng độ thẩm thấu
(không cần nhịn qua đêm vì sẽ gây ra những huyết tương sẽ kích thích phóng thích ADH

180
sẽ làm tăng nhẹ độ thấm thấu nước tiều vì thận và đái tháo nhạt trung ương tốn thương
phần lớn các trường họp đái tháo nhạt do không hoàn toàn, nhưng chỉ số tuyệt đối rất
thận có tình trạng kháng ADH khổng hoàn khác nhau. Bệnh nhân bị đái tháo nhạt trung
toàn. Khi cho Desmopressin® ngoại sinh ương thường có độ thẩm thấu nước tiểu lớn
(lầm tăng nồng độ ADH lên 5 đến 10 lần) sẽ hơn hoặc bằng 300 mosmol/kg sau test.nhịn
không làm tăng độ thẩm thấu nưởc tiểu trong nước. Trong khi bệnh nhân bị đái tháo nhạt
trường'hợp kháng ADH hoàn toàn, và làm do thận sẽ có tình trạng nước tiều bị pha
tăng nhẹ độ thẩm thấu nước tiểu lên 45% loãng trước đó tăng nồng độ thẩm thấu
trong trưởng hợp kháng ADH không hoàn toàn. nhưng vẫn dưới mức đẳng trương sau khi
Lưu ý mặc dù có sự thay đồi cùng chiều cho Desmopressin® Khai thác bệnh sừ chi
trone đáp ửng với nghiệm pháp cô đặc nước tiết có thể giúp phân biệt hai trường hợp
tiếu trong cả hai trường hợp đái tháo nhạt do này.

Hình 16.2: Sơ đồ chấn đoán nguyên nhàn đa niệu

181
Thirst

H ình 16.3: Cơ chế điều hòa độ thẩm thấu huyết tương thông qua sự giãi phóng ADH và khát.
Mối liên quan giữa nồng độ ADH và độ thẩm thấu huyết tương ở người bình thường: độ thấm
thấu huyết tương thay đổi tùy theo thể dịch cũa cơ thế. N gưỡng độ thẩm thấu huyết tương gây
khát hơi cao hơn ngưỡng tiêt ADH vài m osmol/kg.

Chúng cuồng uống nguyên phát tiết đề loại trừ các sàn phẩm hòa tan hàng
Trong chứng cuồng uống nguyên phát, ngày. V í dụ, một ngưởì tạo ra sàn phẩm hòa
bệnh nhân sẽ đạt được nồng độ thẩm thấu tan 500 m osmol với SỊT cô đặc nước tiểu tối
nước tiểu 500 m osm /kg khi thực hiện test đa 1200 m osm ol/L sê bài tiết 400 m L nước
nhịn nước, nhim g không đáp úng với tiểu để thải hết các chất hòa tan này (nghĩa
Desmopressin® do sự bài tiết A D H nội sinh là 500 m O sm /1200 m O sm /L = 417 m L nước
đã đạt tối đa. K hả năng cô đặc nước tiểu tối tiêu mỗi ngày). Vô niệu khi thế tích nước
đa thường suy yểu, làm cho độ thẩm thấu tiểu nhò hơn 100 m L trong 24 giờ.
nước tiểu tối đa chi có thể đạt 500-600 Cần phân biệt với tình trạng bí tiểu hoàn
m osm ol/kg so với 800 m osm ol/kg ờ người toàn cũng gây ra lượng nước tiểu nhó hơn
bình thường. Khiếm khuyết mắc phải này có 100 m L trong 24 giờ nhim g đi kèm với bàng
thể do hai hậu quà cùa quá trình cuồng uống quang căng đầy nước tiểu.
và đa niệu mạn tính: giảm gradient ở m ô kẽ
tùy thận và cơ chế điều hòa làm giảm sự NGU YÊN NHÂ N
phóng thích A D H theo thòi gian.
T iếu ít có th ể do đ áp ứ ng sin h lý vói tình
trạng giảm lượng nước nhập (uống nước ít,
T IÉ U ÍT (T H IÉ Ư N IỆ U ) VÀ v ô N IỆ U
đo m ồ hôi nhiều ...). Tuy nhiên, thường gặp
nhất vẫn là các tình trạng bệnh lý cần phải
Đ ỊN H N G H ĨA
được phát hiện, chẩn đoán và xừ trí kịp thời
Tiểu ít (thiểu niệu) khi thể tích nước tiểu dể tránh để lại những hậu quá đáng tiếc.
nhỏ hon 400 m L trong 24 giờ. 400 m L là
lượng nước tiểu tối thiểu m à một người với T ìn h trạ n g ứ m uối nư ớ c nhưng giầm thể
những hoạt động chuyển hóa bình thường bài tích nội mạch hiệu quả, làm hoạt hóa hệ

182
# \

renin-angiotensin-aldosterone và tăng tiêt ADH oxygenase 2 (cox-2), cyclosporine,


đua đến tiếu ít. Các nguyên nhân thường tacrolimus, thuốc cản quang, tăng
gặp là hội chứng thận hư, suy tim, xơ gan. canxi máu.
Mất chức năng thận còn lại trong bệnh - Dãn tiểu động mạch đi: thuốc ức chế
cánh suy thận mạn gỉai đoạn cuấi men chuyến, thuốc kháng thụ thể
angiotensin II.
Suy thận cấp
Ton th ư ơ n g th ậ n cấp sa u thận
T âng azote m ấu ừ ư ớ c th ận (suy thận c h á c
Do tắc nghẽn cấp tính dòng nước tiểu,
năng)
có thể xảy ra tại hai niệu quản, bàng quang,
Là tình trạng giảm độ lọc cấu thận biêu hoặc niệu đạo. lìn h ưạng này hay gặp ờ đàn
hiện bằng sự tăng BUN và creatinine máu ông lớn tuồi do bướu lành tiền liệt tuyến, ở *
do giảm tưới máu thận mà không có tôn phụ nữ, thường do bướu, phẫu thuật hoặc xạ
thương cấu tríic thận. Chức năng thận có thế trị vùng chậu (ung thư cổ tử cung).
trở về bình thường trong vòng 24 đến 72 giờ
• Tắc nghẽn niệu quản hai bên hoặc tắc
nếu sửa chừa dược tình trạng tưới máu thận.
nghẽn m ột bên trên thận độc nhất (tắc
• Giam thế tích nội mạch toàn bộ: nghẽn đường tiểu trên);
“ Xuất huyết. ■ Trong niệu quản: sỏi, cục máu đông,
■ Mất qua thận: dùng lợi tiểu quá liều, nhú thận, phù nề sau chụp be thận
ỉợi niệu thẳm thấu (đái tháo đường), ngược dòng, ung thư tế bào chuyền
suy thượng thận nguyên phát, bệnh tiếp.
thận mất muối, đái tháo nhạt. ■ Ngoài niệu quản: u ác tính vòng
“ Mất qua đường tiêu hóa: ói, tiêu chậu hoặc trong ồ bụng, xơ hóa sau
chảy, hút dịch dạ dày. phúc mạc, cột nhầm niệu quản hoặc
- Mất qua da: bỏng, đổ mồ hôi quá chấn thương trong lúc phẫu thuật
múc, tăng thân nhiệt. vùng chậu.
■ Mât qua khoang thứ ba: viêm phúc • Tăc nghẽn niệu đạo hoặc cô bàng quang
mạc, viêm tụy cấp, hội chửng đáp ừng (tắc nghẽn đường tiểu dưới): bướu lành
viêm toàn thân, giảm albumin máu nặng, tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung
• Giảm thể tích nội mạch hiệu quả: thư tiền liệt túyến, bàng quang thần kinh
hoặc dùng thuốc anticholinergic, co thắt
■ Giảm cung lượng lim: suy tim sung
hoặc hẹp niệu đạo, sỏi, cục máu đông,
huyết, choáng tim, tràn dịch màng
nhiễm nấm.
ngoài tim kèm chèn ép tim cấp,
thuyên lắc phổi, Tốn th ư ơ n g thận cẳp tạ i thận

■ Dãn mạch ngoại biên; nhiễm trùng Tồn thương thận cấp tại thận do nhũng
huyết, quá liều thuốc hạ áp, choáng bệnh lý nguyên phát tại thận hoặc là một
phán vệ, gây mê, xơ gan. biếu hiện trong bệnh hệ thống, thưởng
• Rối loạn huyết động học tại thận: không thể cải thiện chức năng thận bằng
cách điều chỉnh các yếu tố ngoài thận.
- Co tiểu động mạch đến: thuốc kháng
viêm non-steroid, thuốc ức chế cyclo-

183
• c ầ u thận: hội chứng thận hư, viêm cầu ■ Viêm thận kẽ do nhiễm trùng: vi
thận cấp và viêm Cầu thận tiến triển trùng (Staphylococcus, Streptococcus,
nhanh (viêm cầu thận liềm). E. coli), siêu vi (cytomegalovirus,
• Ống thận: hoại tử ống thận cấp do thiếu Epstein-Barr virus), lao.
máu cục bộ hậu quả của suy thận chức • Mạch máu: bệnh lý mạch máu gây tổn
năng kéo dài hoặc do chất độc thận. thương thận cấp được phân loại dựa trên
• Thiếu máu cục bộ thận: choáng, xuất kích thước mạch máu bị tổn thương.
huyết, chấn thương, nhiễm trùng huyết ■ Bệnh lý mạch máu lớn và kích thước
gram âm, viêm tụy cấp, tụt huyết áp. trung bình: tắc động mạch thận do
■ Thuốc độc thận: kháng sinh huyết khối thuyên tắc hoặc do xơ
aminoglycoside, amphotericin B, vữa động mạch, cột nhầm động
pentamidine, foscamet, acyclovir, mạch thận trong phẫu thuật, thuyên
indinavir, cisplastin, thuốc cản quang. tắc tĩnh mạch thận hai bên, viêm nút
quanh động mạch.
■ Độc chất nội sinh: myoglobin (ly
giải cơ vân), hemoglobin (tán huyết), ■ Bệnh lý mạch máu nhỏ: bệnh xơ vữa
acid uric. động mạch, huyết khối thuyên tắc vi
mạch, hội chứng tán huyết urê máu
• Mô kẽ: viêm thận kẽ cấp còn gọi là viêm
cao (hemolytic uremic syndrome), ban
ống thận mô kẽ cấp.
xuất huyết giảm tiếu cầu và huyết
* Viêm thận kẽ do thuốc: kháng sinh
khối (thrombotic thrombocytopenic
(methicillin, cephalosporins, rifampicin,
purpura), xơ cứng bì, tăng huyết áp
sulfonamides, erythromycin,
ác tính, thuyên tắc huyết khối vi
ciprofloxacin), lợi tiểu (furosemide,
mạch thai kỳ, tiền sản giật, tổn
thiazide, chlorthalidone), kháng viêm
thương thận cấp hậu sản.
non-steroid, thuốc chống động kinh
(phenytoin, carbamazepine), allopurinol.

TIÉU ĐẠM

ĐỊNH NGHĨA 150 mg trong 24 giờ hoặc lượng albumin


Người bình thường bài tiết mỗi ngày 30- lớn hơn hoặc băng 30 mg trong 24 giờ.
130 mg đạm qua nước tiểu, trong đó lượng
albumin chi chiếm dưới 30 mg, còn lại là cư CHẾ TIẾU ĐẠM
các protein được tế bào ống thận tiết ra Màng lọc cầu thận gồm ba lớp là tế bào
(protein Tamm - Horsfall, IgA, proldnase) nội mạc, màng đáy, các tế bào biểu mô với
và một lượng rất nhò các protein được 'ọc các chân già ngoài mao mạch bao phù bời
như p2-microglobulìn, apoproteins, enzymes, heparan sulfate proteoglycan mang nhiều
peptide hormone. Như vậy gọi là tiểu đạm diện tích âm. Hàng rào nghiêm ngặt này tạo
khi lượng đạm niệu trong nước tiểu lớn hon ra những lỗ lọc có đường kính 100 nm ; giữ

184
ỉại các tẻ bào máu, cho qua đễ dàng nước và cầu thận, sẽ vượt quá khả năng tái hấp thu
các chât hòa tan, các protein có trọng lượng của ống thận và xuất hiện trong nước tiều,
phân tử nhó, và cản lại hầu hết các loại đạm như tiểu hem oglobin do tán huyết nội m ạch,
có trong lượng phân tử ỉớn hơn 100 kDa tiếu m yoglobin do ly giải cơ vân và các
hoặc có điện tích âm như album in (trọng globulin m iễn dịch do tương bào sản xuất
lượng phân tứ 65 IcDa). Các loại đạm có quá m ức trong bệnh đa u tủy. T rong bệnh đa
trọng lượng phân tử nhỏ sau khi được lọc u tủy, các chuỗi nhẹ của globulin miễn dịch
qua cầu thận sẽ được tái hấp thu ?ần như kappa hoặc lam da xuất hiện trong nước tiếu
hoàn toàn tại ống thận. dưới dạng đạm Bence Jones, đạm này ở nhiệt
Có ba cơ chế chính gây tiểu đạm là tiêu độ phòng tan trong nước tiểu nhưng sẽ kết
đạm trước thận, tiểu đạm cầu thận và tiểu tủa khi đụn nóng đến 56°cvà lại tan ở 100°c.
đạm ống thận. Tiều đạm trước thận có thể tiểu nhiều
Tiếu đạm trước thận gram đạm trong 24 giờ nhưng không có
album in, chỉ gồm các loại đạm có trọng
Tiểu đạm trước thận còn gọi là tiều đạm
lương phân tử nhó. Nếu tình trạng kéo dài sẽ
do quá tải. Các bệnh ỉý làm sản sinh m ột
làm tốn thương ồng thận và cầu thận.
lượng lớn đạm trong máu, khi được lọc qua

Ống gàu

H ình 16.4; A. c ấ u trúc m ột cầu thận.


B. Cắt ngang, mồng mao mạch cầu thận vả các thành phần cơ bản.
Tiểu đạm cầu thận C Á C X É T N G H IỆ M P H Á T H IỆ N VÀ
Khi m àng lọc cầu thận bị tồn thương sẽ Đ ỊN H L Ư Ợ N G Đ Ạ M N IỆ U
cho qua các loại đạm có trọng lượng phân tử
lớn và có thể cả tế bào. Ngoài ra, con có sự Q U E NHÚNG THÔ N G THƯ ỜNG
thay đổi lớp điện tích âm trên m àng mao Que nhúng loại thông dụng, m ang một
m ạch cầu thận làm tăng khả năng siêu lọc m iếng đệm tẩm tetrabrom ophenol, chất này
các album in có điện tích âm. Tổn thương sẽ đổi màu thành m àu xanh lá khi gặp
vùng gian mạch cũng gây ra tiểu đạm, có lẽ album in. So sánh với bàng màu tham khảo
do ảnh hường đến khả năng thanh lọc bình kèm theo của hãng sản xuất, tùy theo nồng
thường của vùng gian mạch. độ album in ta có các kết quả: âm tính, (vết)
Lượng đạm thường lớn hơn 2 g trong 24 15-30 m g/dL, (1+) 30-100 mg/dL, (2+) 100-
giờ, chù yếu là album in, và khi lớn hơn 3- 300 m g/dL, (3+) 300-1000 m g/dL, (4+)
3,5 g trong 24 giờ sẽ làm giảm album in máu >1000 m g/dL. Loại que nhúng này chỉ có
nặng, giảm áp lực keo của máu, gây phù và thể phát hiện lượng đạm lớn hơn 300 mg/ngày
tăng lipid máu, được gọi là hội chứng thận hư. và chi chuyên biệt với album in, không phát
hiện được đạm chuỗi nhẹ. Đây chỉ là xét
Tiểu đạm ống thận nghiệm có giá trị định tính, bán định lượng.
Tiểu đạm ồng thận có thể gặp trong cả Xét nghiệm dương tính giả nếu nước
tổn thương cấp và m ạn của vùng ống thận tiểu quá kiềm (pH >7), nhúng que quá lâu
m ô kẽ. Lượng đạm thường dưới 2 g trong 24 trong nước tiều, nước tiều đậm dặc, tiểu
giờ, và thường xuất phất từ ba nguồn sau đây, máu đại thể, nước tiểu có penicillin,
T hứ nhất, các ống thận tổn thương sẽ không sulfonam ide, tolbutam ide, chat iode cản
thể tái hấp thu hoàn toàn các protein có quang, có m ù hoặc chất tiết từ âm đạo. Xét
trọng lựợng phân tử nhỏ được lọc qua bói nghiệm âm tính giả nếu nước tiểu loãng quá
cầu thận như p 2 m icroglobulin và amylase. hoậc chỉ có các loại đạm có trọng lượng
Thứ hai, các ống thận tồn thương sẽ bài tiết phân từ nhò.
vào trong nước tiểu các thành phần cùa bờ
Tuy nhiên đây là loại xét nghiệm nhanh
bàn chải và enzym e tế bào như N-
chóng, tiện lọi và ré tiền, nên dùng để tầm
acetylglucosam ine và lysozym e. Cuối cùng,
soát tiểu đạm.
khi ống thận bị tổn thương, protein Tam m -
Horsfall sẽ được các tế bào nhánh lên quai
QUE NHÚNG TÌM ALBUMIN NIỆU VI
Henlé và ống thận xa bài tiết với số lượng
LƯỢNG
lớn hơn bình thường. N hư vậy, trong tiểu đạm
ống thận có rất ít hoặc không có albumin. Đe phát hiện tiếu album in vi lượng, phải
sử dụng các que nhúng đặc biệt rất nhạy với
Các dạng tiểu đạiủ khác albumin. Người ta có thể phát hiện rất sớm các
Hai dạng tiểu đạm không thỏa mãn các tổn thương cầu thận do bệnh đái tháo đường
cơ chế trên là tiểu đạm do tu thế đứng và hay do tăng huyết áp bằng cách tầm soát
tiểu đạm tạm thời. Người ta cho là do những định kỳ lượng album in trong nước tiểu. Khi
thay đổi huyết động học trong nội tại nephron. album in 24 giờ từ 30 đến 300 m g là bắt đầu

186
có tổn thương cầu thận, nếu tích cực điều trị creatinin khoáng 15-20 mg/kg cân nặng
ngay giai đoạn này có thể ngăn ngừa biến trong 24 giờ, còn nam giới bài tiẻt khoảng
chứng suy thận. Tiểu albumin ớ mức độ này 18-25 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.
gọi là Liếu albumin vi íưọĩỉg,
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIÊU TẠI MỘT
XÉT NGHIỆM KỂT TỦA ĐẠM BẰNG THỜI ĐIẺM
SULFOSALICYLIC ACID Định lượng đồng thời đạm (hoặc
Trộn một phần nước tiếu (ví dụ 2 ,5 . rnL) albumin) với creatinin trong mẫu nước tiểu
với ba phần dung dịch suỉíosalicyỉic 3%, được lấy tại một thời điếm (nên lấy lúc sáng
nếu có đạm sẽ kết tủa làm đục nước tiêu, đo sớm mởi ngú dậy), sau đó tính ti số
dộ đục sẽ định 'lượng được đạm niệu. Xét protein/creatinin hoặc albumin/creatinin
nghiệm này phát hiện được tât cá các loại (cùng đơn vị mg/dL), kết quả sẽ tương ứng
đạm. Xét nghiệm dương tính giả nếu nưởc với lượng đạm niệu tính bang g/],73m 2
tiếu quá kiềm (pH >7), nước tiểu dậm đặc, da/24 giờ.
tiểu máu đại thế, nước tiếu có penicillin, • Tỉ lệ đạm/creatinin (mg/mg) < 0,2 tương
sulfonamide, tolbutamide và có chat iode đương đạm niệu 24 giờ <0,2 g.
cản quang. Xét nghiệm âm tính giả nếu
• Tỉ ỉệ đạm/creatinin (mg/mg) > 3,5 tương
nước tiếu quá loãng.
(lương đạm niệu 24 giò' > 3,5 g (hội
chửng thận hư).
ĐỊNH LƯỢNG ĐẠM NIỆU 24 GIỜ
• Ti lệ albumin/creatinin (rng/g) < 30:
Đây là xét nghiện* cần thiết để chẩn
bình thường.
đoán một trường hợp tiều đạm và theo dõi
diễn tiến của một bệnh thận, vì lượng dạm • Ti ỉệ aibumin/creatinin (mg/g) 30 - 300:
bài tiết nhiều hay ít có giá tộ rất lớn cho vấn tiếu aỉbumin vi lượng.
dề chấn đoán và tiên lượng. • Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g) > 300:
Cách thu thập nước tiếu 24 giờ: buổi tiêu đạm đại the.
sáng, bệnh nhân ghi nhó' thời điểm (chăng Phương pháp này có giá tiị tương đương
hạn 6 giờ), bỏ hết nước tiểu của lần đi tiểu đạm niệu 24 giờ nhưng tránh được phiền
đầu tiên, nhưng lần đi tiếu sau đó thu thập phức và các sai sót khi lấy mẫu nước tiểu do
vào bình chửa hết tất cá lượng nước tiều lấy không đủ. Có thế thay thế cho phương
trong 24 giờ kế tiếp, và thu thập nước tiẻu pháp đạm niệu 24 giờ với giả định là bệnh
lân cuối vào cùng thời diêm đó vào sáng nhân bài tiấ khoảng 1000 mg creatinin/i,73m2
hôm sau, Nếu không dược bảo quản lạnh, da/ngày. Khi bệnh nhân là nam giới có khối
cần phải cho thêm chất bảo quản acid acetic co nhiều, tăng bài tiết creatinin trong nước
vào trong bình đựng nước tiểu. Việc thu tiêu, tí lệ này giảm, làm đánh giá dưới mức
thập nước tiều chính xác trong 24 giờ rất thực sự lượng đạm 24 giờ. Ngược lại, khi
quan trọng trong việc định lượng đạm niệu. bệnh nhân gầy, có kh ối CO' ít, làm đánh giá
Vì vậy, đê bảo đám thu đúng luựne nước lượng đạm niệu cao hơn mức thực sự. Tuy
tiếu, người la thường định lượng cùng lúc nhiên, xét nghiệm này vẫn có giá trị nếu
creatinine trong nước tiêu đề đoi chiếu. Bình dùng để theo dõi đáp ửng điều trị hoặc diễn
thường, phụ nữ bài tiết qua nước tiểu lượng tiến cua bệnh theo thời gian.

187
ĐIỆN DI ĐẠM TRONG Nước TIÊU tăng đạm niệu tạm thời như gắng sức, stress,
Xác định chuyên biệt các loại đạm trong sốt, suy tim, nhiễm trùng tiểu, đang sử dụng
nuớc tiểu, giúp phân biệt m ột số bệnh cầu kháng viêm non-steroid, béo phì, tiểu máu
thận và ống thận, các bệnh đa u tủy, thoái đại thể, có mủ, chất tiết âm đạo, chụp cản
biến dạng bột, bệnh Waldenstrom, lymphoma. quang tĩnh mạch trong vòng 3 ngày, có sử
dụng chlorhexidine.
Điện di đạm trong nước tiểu bình thường
gồm có: protein Tam m - Horsfall nhiều nhất Phân biệt tiểu đạm tạm thời và tiểu đạm
trong nước tiểu chiếm 50%, albumin 15%, liên tục:
immunoglobulin 5%, chuỗi nhẹ 5%, (12 • Tiểu đạm tạm thời thường nhỏ hơn 1 gam
microglobulin duói 0 ,2 %, và các protein khác trong 24 giờ và sẽ biến mất vài ngày sau
25%. Tiểu đạm cầu thận chọn lọc có thành khi các yếu tố nêu trên được cải thiện.
phần albumin lớn hơn 80% và rất ít các loại • Tiểu đạm do tư thế đứng cũng không xảy
protein có trọng lượng phân tử lớn, thường ra liên tục, chỉ có đạm trong các mẫu
gặp trong trường hợp bệnh sang thương tối nước tiểu được lấy trước khi đi ngủ, và
thiểu; trong khi tiểu đạm không chọn lọc có vài giờ sau khi sinh hoạt buổi sáng, đạm
thành phần albumin nhỏ hơn 80% và rất nhiều niệu thường dưới 1 g/24 giờ do rối loạn
các protein có trọng lượng phân tử lớn. huyết động tại cầu thận, nhưng tiên lượng
Các xét nghiệm chuyên biệt khác như rất tốt. Thường gặp ở người trẻ dưới 30
điện di miễn dịch trong nước tiểu, cố định tuổi, được chẩn đoán nếu đạm niệu trong
miễn dịch (immunofixation), tìm protein nước tiểu 8 giờ qua đêm dưới 50 mg.
Bence Jones trọng nước tiểu giúp chẩn đoán • Tiểu đạm liên tục khi xét nghiệm đạm niệu
các bệnh chuỗi nhẹ. dương tính ít nhất 2 lần, có nhiều nguy
cơ tiến triển đến một bệnh thận mạn uhh.
CÁC CHỈ ĐỊNHT ÌM ĐẠM NIỆU Tiểu đạm trước thận thường được gợi ý
• Chẩn đoán và theo dõi điều trị cấc bệnh nếu đạm niệu trong xét nghiệm que nhúng
thận, đặc biệt các bệnh cầu thận. âm tính hoặc rất nhỏ, trong khi định lượng
• Phát hiện sớm các biến chứng thận trong đạm niệu 24 giờ rất cao. Điện di đạm niệu
các trường hợp có nhiều nguy cơ tiến phát hiện một đỉnh cao nhọn, điện di miễn
triển đện bệnh thận mạn tính như bệnh dịch giúp chẩn đoán các bệnh như đa u tùy,
đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, thoái biến dạng bột, rối loạn táng sinh
bệnh thận tắc nghẽn, bệnh tự miễn, lyrnpho. Tiểu hemoglobin trong tấn huyết
nhiễm trùng hệ thống, hồi phục sau suy nội mạch hoặc tiểu myoglobin trong ly giải
thận cấp, tiền căn gia dinh có bệnh thận cơ vân cũng gặp trong tiểu dạm do quá tài.
mạn, tiếp xúc độc chất hoặc môi trường Trường họp này được gợi ý nếu kết quả que
sống ô nhiễm, lớn tuổi, thận teo. nhúng dương tính với tiểu máu nhưng
nhưng soi cặn lắng lại không thấy hồng cầu.
TIẾP CẶN VÀ XỬTRÍ MỘT TRƯỜNG Tiếu đạm ống thận do nhiều nguyên
HỢP TIẾU ĐẠM (Xem hình 16.5, sơ đồ nhân gây ra. Điện di đạm niệu cũng giúp ích
tiếp cận m ột trường hợp tiểu đạm). chẩn đoán. Ti số albumin/p2 microglobulin
Phát hiện và giải quyết các yếu tố làm là 10 /1 gợi ý tiểu đạm ống thận, trong khi
xét nghiệm dương tính già và các yếu tố làm tiểu đạm do cầu thận, tỉ lệ này là 1000 / 1 .

188
T iểu đạm cầu thận thường lớn hơn 2 tục trên 3-3,5 g/24 giờ là m ức độ hội chứng
g/24 giờ, chủ yếu là album in. Tiều đạm liên thận hư, nhiều kh ả năng là do bệnh cầu thận.

B iíng 16.1: C ác nguyên nhân của tiều đạm ống thận

Di truyền B ệnh thận đa nang, bệnh nang tủy thận


N hiễm trùng V iêm đài bể thận, laó
C huyển hóa Đái tháo đường, tăng acid uric m áu, tiểu acid uric, tăng caỉci m áu, tăng
calci niệu, bệnh oxalate nguyên phát, bệnh tiểu cystin
T ự miễn Hội chứ ng Sjögren, thải ghép thận, dị ứng thuốc, sarcoìdosis
Độc chất Lạm dụng thuốc giảm đau, viêm thận do tia xạ, Lithium, kim loại nặng
(chì, cadm ium , thủy ngân), bệnh thận vùng B alkan, cyclosporine,
cisplatinum , am ino?lycoside
B ất thường về Bệnh thận tắc nghẽn, trào ngược bcàng quang niệu quản, bệnh thận xốp tủy
giải phẫu
Các n?uyên nhân Đa u tủy, thoái biến dạng bột, bệnh hồng cầu hình liềm , bệnh thận xốp túy
khác

B ản g 16.2: Các nguyên nhân tiểu đạm cầu thận

Bệnh cẩu thận Bệnh sang thương tối thiều, viêm cầu thận tăng sinh gian m ạch (IgA,
nguyên phát IgM 3), xơ hóa cầu thận khu trú tùng vùng3, bệnh cầu thận m àng, viêm cầu
thận tăn ? sinh m àng3, viêm cầu thận liềm a
Di truyền Hội chúng A lport3, B ệnh F abry 3
N hiễm trùng Vi trùng3, siêu via, nấm 3, đơn bào3, bao gồm viêm nội tâm m ạc nhiễm
trùng3, viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu trù n ?3, áp xe nội tạng3, g ian ?
m ai3, viêm gan siêu vi B3,siêu V! c3,nhiễm H1V3, sốt rét 3
C huyển hóa Đái tháo đường
T ự m iễn L upus đó hệ thống3, bệnh m ô liên kết hỗn họp, Hội chứ ng Sjögren, ban
xuất huyết H enoch-S chönlein3, u hạt W egener3, viêm nút quanh độn g
m ạch3, hội chím ? G oodpasture3, cryoglobulin trong m áu 3
Thuốc Penicillam ine, m uối vàn?, thủy ngân, lithium , kháng viêm non-steroiđ,
thuốc ức chế m en chuyến, heroin 3
Bệnh ác tính Đ a u túy3, u n ? thư ctạí tràn?, phồi, vú, lym phom a, ung th ư m áu
C ác nguyên nhân Bệnh hồng cầu hình liềm 3, dị ứng3, sau chùng ngừa3, xơ gan3, bệnh thận
khác im m unotactoid3, thoái biến dạn ? bột3, bệnh thận ư ào ngược3, hội chửng
thận hư bẩm sinh
3 L à nhữ ng bệnh cầu thân thường có tiểu đạm kèm tiểu m áu

189
Que nhúng (+)

Hình 16.5: Tiếp cặn tiểu đạm

190
N h ư vậy, dể tiến hành tìm nguyên nhân, 3. Bichet D.G. Diagnosis of polyuria and
cân phái hỏi bệnh sử . tiền căn và khám kỹ diabetes insipidus, in: Richard J, Glassock
bệnh nhan , sau đó tiến hành các xét nghiệm (eds), Uptodate 2011.
tùy từng trư ờ n g hợp: 4. Brenner. A zotem ia and urinary
abnormalities, in: H arrison's principles of
• C ặn lắng nư ớc liêu: tìm h ồ n g cầu biến internal medicine, Vol. 1, 17th edition
dạng hoặc trụ hồng cầu c h o thấy các tổn (2008) , Section7, chapter 45. M e Graw -
th ư ơ n g cầu thận, trụ bạch cẩu ch o .thấy Hill, Inc., International edition, New York.
bệnh ô n g thận m ô kẽ, h ạ t m ỡ gặp trong 5. Sarah Faubel, Robert E . Cronin, and Charles
hội ch ứ n g thận hư... L Edelstein. T he Patient with acute renal
• X ét nghiệm chứ c n ăn g thận, đo độ íọc failure. In: Robert W. Schrier (ed.), M anual
o f Nephrology, 7lh edition (2009), chapter
cẩu thận.
10, pp 154 - 184. Lippincott W illiam and
• T ằm soát các nhiễm trù n g thư ờ ng g ây Wilkins.
bệnh tlìận n h ư gian g m ai, H IV , viêm gan 6 . Ajay K Israni, Bertram L Kasiske
siêu vi B , siêu vi c. Laboratory Assessm ent o f kidney disease:
• X ét ngh iệm m iễn dịch: k h án g thề kháng Clearance, urinalysis and Kidney Biopsy.
n h ân, k h án g thề k h án g chuỗi xoắn kép Im.Barry M. B renner (eds) Brenner and
R ector’s The kidney, 8 ,h edition (2007),
D N A , A N C A , bồ th ề, tố c độ lắng m áu
chapter 23, pp 724 - 753. W. B. Saunders
đế chắn đoán các bệnh tự m iễn.
company.
• S iêu âm thận: loại trừ bệnh thận đa nang, 7. Kamel K.S., Davis M .R, Len S.H,
bệnh thận tắc nghẽn, thận teo, chi có m ột Halpercine M.L. Interpretation o f electrolyte
thận là ch ống chi đ ịnh sinh thiết thận. and acid base parameters in Blood and
• Sinh thiết thận theo chi đ ịnh cù a b ác sỹ urine. In:Barry M. B renner (eds) Brenner
and R ector’s T he kidney, 8lh edition (2007),
chuyên k h o a thận.
chapter 24, pp 757 - 764. W. B. Saunders
company.
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
8 . Burton D. Rose, Theodore W Rost.
1. Nguyễn Thy Anh. Tiêu nhiều ~ Tiểu ít - Vô
M easurem ent o f urinary protein excretion.
niệu - Tiểu đạm. Trong: Đặng Vạn Phước
In: Richard J. Glassock (eds), Uptodate
và Châu Ngọc Hoa (chủ bỉên), Triệu chứng
2011.
học nội khoa: trang 166- 177. Nhà xuất bàn
9. Ramin Sam and Todd S. Sodium and water
Y học (2009).
disturbances. In: K ar Neng Lai (eds). A
2. Sharon G. A dler and Kenneth Failey. The
practical manual of renal medicine
patient with hem aturia, proteinuria or both
Nephrology Dialysis and Transplantation
and abnormal findings on urinary
(2009) , pp 45-54.
microscopy. In: R obert w. Schrier (ed.),
M anual of Nephrology, 7th edition (2009),
chapter 8 , pp 122-139. Lippincott W illiam
and Wilkins.

191
C Â U H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G G IÁ
C họn m ột câu đ úng

1. Tiểu nhiều là:


A. Tiểu > 3 lần trong đêm, bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.
B. Tiểu > 6 lần trong 24 giờ.
c. Tiểu > 500 m L mỗi lần đi tiểu.
D. Tiểu > 2000 m L trong 24 giờ.
E. Tiểu > 3000 m L trong 24 giờ.
2. Tiểu nhiều là triệu chứng có thể gặp trong bệuii nào sau đây:
A. Bệnh đái tháo đường.
B. Suy thận cấp trước thận.
c. V iêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu trùng.
D. N hiễm trùng huyết.
E. Hoại tử ống thận cấp.
3. Tiểu ít là triệu chứng không gặp trong trường họp nào sau đây:
A. Ói mửa.
B. Hội chứng thận hư.
c. Suy tim.
D. Suy thận m ạn giai đoạn đầu.
E. Hoại tử ống thận cấp.
4. T iểu đạm chọn lọc với thành phần album in trên 80% có thể gặp trong bệnh nào sau đây:
A. Bệnh đa u tủy.
B. Sang thương tối thiểu,
c. Viêm thận kẽ.
D. Viêm đài bể thận cấp.
E. Ly giải cơ vân.
5. Gọi là tiểu album in vi lượng khi:
A. Tỉ lệ album in/creatinin (mg/g) < 30.
B. Tỉ lệ album in/creatinin (mg/g): 30 - 300.
c. Tỉ lệ album in/creatinin (m g/g) > 150.
D. Tỉ lệ album in/creatinin (m g/g) > 300.
E. Tỉ lệ album in/creatinin (m g/g) > 3.000.
6 . Có chỉ định sinh thiết thận trong trường hợp nào sau đây:
A. Tiểu đạm không liên tục.
B. Tiểu đạm đơn thuần < 1 g/24 giờ.
c. Tiểu đạm 2 g/24 giờ kèm tiểu máu.
D. Tiểu đạm tư thế đứng.
E. Tiểu đạm dưới 2 g/24 giờ, rất ít albumin.

192
7. Trường hợp nào sau đây có thế aây suy thận cấp chức năng, ngoại trừ:
A. Suy tim sung huyết.
B. Bỏng.
c. Dùng thuốc kháng viêm non-steroide.
D. Dùng thuốc kháng sinh nhóm am inoglycoside.
E. X ơ gan.
8. Nói về sinh lý bình thường, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Tất cả các thành phần protein đều không được lọc qua cầu thận.
B, Tất cả các thành phẩn protein đều được lọc qua cẩu thận.
c. Tất cả protein có trọng lượng phân tử nhỏ hơn lOOkDa đều được lọc qua cầu thận.
D. Phần lớn album in không được lọc qua cẩu thận.
E. Các protein có trọng lượng phân tử lớn hơn 100 kDa được lọc qua cầu thận sau đó
được tái hấp thu gần như hoàn toàn tại ống thận.
9. Được gọi là tiểu đạm khi:
A. Đạm niệu > 30 m g/24 giờ.
B. Đạm niệu > 150 m g/24 giờ.
c. Đạm niệu > 300 m g/24 giờ.
D. Đạm niệu > 1 a/24 giờ.
E. Đạm niệu > 3 g/24 giờ.
10. Đặc điểm cứa đái tháo nhạt trung ưcmg:
A. Độ thẩm thấu nước tiểu > 300 m osmol/L.
B. N ồng độ natri trong máu < 140 mmol/L.
c. Đáp úng kém với test nhịn nước nhưng đáp ứng với test vasopressin.
D. Nguyên nhân thường gặp là bệnh thận do thuốc giảm đau.
E. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc làm khô m iệng gây tăng cảm giác khát.

Đ Á P ÁN
1E, 2A, 3D, 4B, 5B, 6C, 7D, 8D, 9B, 10C.

193
CÁC XÉT NGHIỆM c ơ BẢN
TRONG THẬN HỌC
Trần Thi Bích Htrong

M Ụ C T IÊ U
Ị. Trình bày thời điếm ¡ấy m ẫu n ư ớc tiêu lồm x é t nghiệm.
2. Trình bày các k ỹ thuật lấy nước tiểu ỉàm x ét nghiệm.
3. Trình bày và p h â n tích các độc diêm ìỷ tính cùa nước tiêu.
4. Trình bày và p h â n tích các đặc điếm sinh hóa của n ư ớc tiêu.
5. Phân tích và biện luận két q u ả cặn ¡ắng nước tiêu.

T hận đảm nhận nhiều chức năng như trùng của nước tiều. T ống phân tích nước tiểu
chức năng lọc m áu, chức năng điều hòa là một xét nghiệm thường quy được thực hiện
huyết áp, chức năng duy trì thăng bằng nước đầu tiên trước khi tiến hành các xét nghiệm
- điện giải, chức năng nội tiết như băi tiết thăm dò cao cấp trong chấn đoán bệnh lý thận.
erythropoietin, tham gia chuyển hóa vitam in
D, C ầu thận ỉà nơi xảy ra đầu tiên quá trình C Á C K Ỹ T H U Ậ T LẤ Y NƯ'ỚC T IÊ U LÀ M
lọc m áu tại thận. N hờ cấu trúc đặc biệt nên X É T N G H IỆ M
m àng lọc cầu thận không cho album in và cấc T h ờ i đ iểm lấy Iiurớc tiể u là m x é t n g h iệm
chất có trọng lượng phân từ cao lọt qua.
D ịch lọc đầu tiên khi qua cầu thận có thành Nước tiểu đầu tiên ỉắy ngay khi ngứ dậy
phần giống huyết tương, ngoại trừ không có Là nước tiều được cô đặc qua đêm , phản
album in và protein. N hững đoạn tiếp theo ảnh tru n g thực nhất tình trạng bệnh lý thận
của ống thận giúp tái hấp thu các chất cần nhất là bệnh lý cầu thận (vì hình thái các
thiết cho cơ thể, bài tiết các chất, giúp hằng loại tế bào tro n g nước tiểu được bảo tồn
định nội m ôi, điều hòa thăng bằng diện giải trong điều kiện áp suất thẳm thấu nước tiểu
và kiềm toan, c ầ u thận, ống thận khi bị tồn cao và p H thấp củ a nước tiều đầu tiên buổi
thương sẽ làm thay đồi các thành phẩm trong sáng; loại trừ được nhữ ng trư ờ ng hợp tiểu
nước tiều như xuất hiện thêm protein, hồng protein do tư thế; giúp ước đoán đạm niệu
cằu, bạch cầu, trụ nỉệu, tinh thể bất thường 24 giờ từ định lượng tỉ số đạm niệu/creatinin
trong nước tiểu. C ó nhiều xét nghiệm tương niệu chính xác hơn các m ẫu nước tiếu ở thời
ứng để đánh giá các chức năng của thận, mà điếm bất kỳ). N hược điếm là với những
cơ bản và được chỉ định đầu tiên là hai nhóm bệnh nhân ờ xa phòng xét nghiệm hoặc bệnh
xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và xét nhân lớn tuồi không có khả năng kìm giữ
nghiệm dánh giá chức năng lọc cầu thận. nước tiểu đến lúc đến phòng xét nghiệm , khi
bệnh nhân đến khám lằn đầu tiên ở thời
X É T N G H IỆ M TỐNG P H Â N T ÍC H điểm bất kỳ trong ngày.
N Ư Ớ C T IÉ U
Nước tiểu ở thời (liếm bất k ị
T ổng phân tích nước tiều cung cấp những
N ước tiều ở thời điềm bất .kỷ khi bệnh
thông tin cơ bản về m ặt lỵ tính, hóa tính, vi
nhân đến khám . Ư u điếm là tiện lợi và dễ sử

194
dụng, phố biến. N hược điếm ỉà kết quá thay quang cảng nước ticu m à không thề áp dụng
dối tùy theo chế độ ãn, sinh hoạt, nước uông với hai kỷ thuật lấy nước tiểu trên. Dùng
cúa bệnh nhân. Lượng protein đo vậy cũng kim chọc dò theo đường trang giữa trên
dao động theo, nên khi đánh giá liều protein xương mu khoảng 2 cm . VỊ trí này chi vào
cần định lượng đồng thời protein kèm dược bàng quang khi có cầu bàng quang. Do
creatinin niệu và dùng ti so prolein/creatinin vậy không thực hiện kỹ thuật này khi không
dê đánh giá.tiểu protein. M au nước tiểu này có cầu bàng quang vì nguy CO' đâm kim vào
có nhiều ưu điếm trong mục tiêu tầm soát đại tràng và các nội tạng khác trong phúc
bệnh thận mạn. mạc hoặc gây thủng lá tạng phúc mạc.
B a kỹ th u ậ t lấy nư ó’c tiểu Bệnh nhân đang dẫn ỉuu nước tiếu liên
Nguyên tắc: lấy nước tiểu sao cho tránh tục qua sonde tiểu
ngoại nhiễm lồi đa. T rong trường hợp bệnh nhân đã dược
dặt và dẫn lưu nước tiếu liên tục qua sondc
Lấy nước tiếu giữa dòng
licu, nước tiểu dược lấy từ bọc dẫn lưu nước
Sau khi rửa lỗ tiểu bằng nước và xà tiếu đế kháo sát tong phân tích nước liêu.
phòng, bệnh nhân nam đưực hướng dàn kéo Nước tiểu sau khi lấy vào chai vô trùng, phải
da bao quy dầu xuông đê lộ lỗ tiêu, và bệnh duọc khảo sát ngay sau lấy de tránh sự ly giãi
nhân nữ được hưởng dẫn vạch hai mép của của các lế bào, sụ' dây nhiễm của vi trùng và
môi lớn ra khi lây nước liêu. Bệnh nhân sự thay dối cùa pH. N eu không, phải đe
được hưởng dẫn bỏ nước lieu đau tiên và nước tiểu ó nhiệt độ 4°c, 4
không quá giờ.
khi dòng nước tiểu, đang cháy, đưa chai vào Nước tiều dược khảo sát về đại thể, vi
hửng khoảng 10-20mỉ nirớc tiếu giừa dòng. thề, lv tính và hóa tính.
Đây là kỹ thuật thường dùng nhất và do
bệnh nhân lự lấy. Kỹ thuật này dễ bị lây CÁ C Đ ẬC D IÊM VÈ VẬT LÝ CÚA
nhiễm tù' đường âm dạo (hành kinh hoặc
N Ư Ớ C T ĨẺ Ư
huyết trang) hoặc do bệnh nhân quên vệ sinh
lỗ tiêu trước lấy nước tiêu, M àu sắc nư ớ c tiếu
• B ình thường: màu vàng trong. M àu vàng
Lây nước tiêu qua.sonde tiêu
là do sắc tố trong nước tiểu như indôxyl,
Cách lấy nước tiếu này do nhan viên y tế urobilin, urochíome, porphyrin tùy theo
đã được huấn luyện về kỹ thuật này thực Lình trạng dư hoặc thiếu nước của cơ thê
hiện trong điều kiện vô liíing tuyệt đối. Chỉ dùng mà nước liêu có thẻ cô đặc cho màu
khi không (hề lấy nước tiểu được bằng kỹ vàng thẫm, hoặc pha loáng cho màu
thuật trên (bệnh nhân tiều không tự chu, hoặc
vàng nhại.
bí liêu). Kỹ thuật đặt sondc tiểu nếu không
• Bất thường: thay đổi màu sẳc nước tiểu
đám bảo vô khuân sẽ trực tiếp dưa vi khuân
từ ngoài (môi trường bệnh viện) vào trong ■ M àu dó: tiểu m áu, do thuốc
bàng quang gây nhiễm trùng tiều bệnh viện. (rìfam picine, riboílavine).
■ M àu xá xị: tiêu hem oglobin, liêu
Lầy nước tiểu qua chọc dò trên xương mu
m yoglobin.
Do bác sĩ thục hiện trong điều kiện vô
- M àu vàng đậm: thuốc (tetracycline),
trùng và khi bệnh nhân bí tiều với bàng
bilirubin trong các bệnh lý vàng da.
195
■ Màu trắng đục: nhiều đạm, tinh thể, còn 1,005 trong điều kiện pha loãng
tiểu mủ (nhiều bạch cầu), tiều dưỡng tối đa.
trấp. • Bệnh lý: tỉ trọng cao (tiểu đạm, đái
■ Màu xanh lá cây, xanh dương: tháo đường), ti trọng thấp (dùng thuốc
biliverdin, phẩm nhuộm (xanh lợi tiểu, đái tháo nhạt, suy thận mạn).
methylene).
pH nước tiểu
Mùi nước tiểu Kỹ thuật khảo sát: dùng que nhúng pH
• Bình thường: có mùi khai một khoảng nước tiều và đo ngay sau đi tiểu vì nếu để
thời gian sau khỉ đi tiểu. lâu, các vi khuẩn trong nước tiều sẽ phân ly
• Bất thường: urê thành ammoniac và sự mất CƠ 2 làm cho
pH nước tiều tăng lên. pH nước tiều dùng để
B Có mừi khai ngay sau khi di tiểu:
khảo sát mức độ toan hoặc kiềm của nước
nhiễm trùng tiểu do Proteus, vi trùng
tiểu và qua đó, đánh giá chức năng của ổng
này có men urease, có khả năng phân
thận trong tham gia điều hòa thăng bằng
tích urê thành amoniac.
kiềm toan.
" Mùi hôi: ung thư bàng quang, ung
• Bình thường: nước tiểu hơi acid với pH
thư thận.
bằng 6.
■ Mùi aceton như mùi trái cây ngọt:
• Sinh lý: một người bình thường có thề
đái tháo đường nhiễm ceton acid.
có pH nước tiểu dao động trong một giới
T ỉ trọ n g nước tiểu hạn 4,5 - 8 tùy theo:
Tỉ trọng nước tiểu dùng đề khảo sát chức ■ Thực phẩm, giờ ăn: sau bữa ăn, nước
năng cô đặc và pha loãng nước tiểu cùa thận. tiểu trở nên kiềm nhưng sau vài giờ
• Bình thường: sẽ trở nên toan. Ản nhiều thịt ỉàm
■ Tỉ trọng trong điều kiện pha loãng cho nước tiều có tính acid.
tối đa: 1,005. ■ Vận động nhiều: nước tiều acid.
■ Tỉ trọng trong điều kiện cô đặc tối • Bệnh lý:
đa: 1,030. ■ Nước tiểu toan: toan chuyền hóa
• Giới hạn thường gặp: 1,018 - 1,027. (nhiễm ceton acid), lao hệ niệu, ngộ
• Bất thường: khi tỉ trọng nước tiểu vượt độc rượu methyl, toan hóa ống thận.
quá giới hạn, hoặc nhỏ hơn 1,005 hoặc “ Nước tiểu kiềm: nhiễm trùng tiều do
lớn hơn 1,030. Bất thường về tỉ trọng có Proteus, kiềm chuyển hóa với mất
thề do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý bicarbonat ra nước tiêu...
■ Sinh lý: trẻ em có tỉ trọng nước tiều
cao hơn người lớn, chế độ ãn (tỉ CÁC ĐẶC ĐIẾM VỀ SINH HÓA CỦA
trọng nước tiểu tăng khi uống nước NƯỚC TIẾU
ít, vặn động nhiều, đồ mồ hôi nhiều). Tiếu protein (xem thêm bài tiểu protein)
Có thề đạt tối đa 1,030 trong điều
Protein niệu bao gồm các thành phần
kiện cô đặc tôi đa. Tỉ trọng nước tiêu
như albumin, globulin, protein Tamm
giảm khi uống nước nhiều, có thế
H orsfall... Kỹ thuật khảo sát:

196
• Thử nghiệm que nhúng (dipstick test) 24 giờ, song việc sừ dụng m ẫu nước tiểu
được dùng để “định tính” hoặc “bán đầu tiên buổi sáng, xác định tỉ số protein/
định lượng” protein niệu và các thành creatinin hoặc album in/creatinin có hiệu quả
phần lý và hóa tính khác trong nước tiểu. ước đoán đạm niệu 24 giờ hoặc albuinin
Đ ây là kỹ thuật dùng phổ biển, nhất là niệu 24 giờ. V í dụ, nếu protein niệu/
trong tầm soát bệnh thận vi thuận tiện và creatinin niệu là 0,2 m g protein/m g
cho kết quả nhanh trong vòng 1 phút. creatinin, đồng nghĩa với có 0,2 g protein
Loại que nhúng này nhạy cảm với trong nước tiểu 24 giờ.
album in hon với globulin, hem oglobin, Kết quà:
protein chuỗi nhẹ. Song pH nước tiêu có
• B ình thường: không có protein trong
thể sự thay đổi các chất chỉ thị m àu trên
nước tiểu, hoặc chi có protein vết hoặc
que nhúng và ảnh hưởng lên kết quà cùa
<80 m g/24giờ, album in 6-20 m g/24giờ.
protein niệu, nhu nước tiểu pH kiềm
• B ất thường: tiểu protein khi protein niệu
nhiều sẽ tạo phàn ứng que nhúng dương
lớn hơn 150 m g/24 giờ hoặc tỉ lệ
tính giả với protein. Ket quả protein niệu
protein/creatinin niệu > 150 m g/g với
trên que nhúng được ghi nhận từ vết đến
nước tiểu m ột thời điểm.
4+ và tương ứng với protein niệu thay
đổi tương ứng, như vết (5-20 m g/dL); 1+ Tiểu albumin vi lượng (microalbuminuria)
(30 nig/dL); 2+ (100 mg/dL); 3+ (300 mg/dL), Kỹ thuật khảo sát:
và 4+ (>2000 m g/dL) (C ác giá trị
• Thử nghiệm que nhúng M icral Test,
protein tương ứng m ang tính tham khảo
A lbustix... là loại que nhúng đặc biệt
thay đối tùy nhà sản xuất).•
dùng để phát hiện hoặc bán định lượng
chì album in trong nước tiểu. M ầu uuớc
tiểu tồi ưu để khảo sát là nước tiểu đầu
tiên buổi sáng, chưa ăn hoặc uống làm
pha loãng nước tiểu. V ới que nhúng
đồng thời phát hiện album in và creatinin
nước tiểu và cho phép tính tỉ số album in/
creatinin niệu nhưng kết quà cần máy
đọc.
• Định lượng album ìn niệu đuực tiến hành
bằng các kỹ thuật định lượng như miễn
dịch điện di, nephelom etry, EL1SA.

H ình 17.1: K ỹ thuật que nhúng Kết quá:


• Bình thường: album in 6-20 m g/24giờ.
• Việc định lượng chính xác protein được • Tiểu albumin vi lượng (microalbuminuria)
tiến hành nhờ phàn ứng gầy tủa với khi album in niệu 24giờ trong khoảng
sulíosalicylic acid hoặc trichlor acetic acid. 30-300 mg/24giò' hoặc ti số album in/
M ặc dù tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán creatinin niệu 20-200 m g/g hoặc từ 17-
tiểu đạm là định lượng đạm trong nước tiểu 250 rng/g với nam và 25-355m g/g với nữ.

197
Ỷ nghĩa: album in niệu giúp chẩn đoán sớm C Ậ N LÂ N G V À T IN H T H Ế
các bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thận
K ỹ th u ậ t
do tăng huyết áp, tình trạng tăng lọc cầu
thận sau cắt thận. Trực tiếp
Khảo sát cặn lắng nước tiêu: lấy 10 m l nước
Đường niệu
tiểu, quay ly tâm ngay sau lấy với tốc độ
Kv thuật khảo sát: dùng giấy nhúng có tẩm 1.500 vòng trong 1 phút, quay trong 10
phẩm nhuộm (orthotolidine và m en glucose phút. B ó 9 - 9,5 m l nước tiểu ở trên, lấy 0,5
oxidase). G iấy nhúng sẽ chuyển sang màu
- 1 ml cặn. Lắc dều, nhỏ phấm nhuộm . Đe
xanh dưong khi trong nước tiều có đường. lên lam e. Phủ lam eỉle và quan sát dưới kính
Kết quả: hiến vi quang học ở:
• B ình thường: không có đường trong • Q uang trường 10: khảo sát trụ, tế bào bì,
nước tiểu (vì đã được tái hấp thu hết ở tinh thể.
ống thận). • Q uang trường 40: khảo sát hồng cầu,
• B ất thường: có đường trong nước tiểu. bạch cầu, xác định bản chất của trụ.
• Đ ường niệu gặp trong: Khảo sát nước tiểu tươi: tại m ột số phòng
• Đ ái tháo đường (cổ kèm đường m áu xét nghiệm , tế b ào và tinh thề tro n g nước
tăng cao). tiểu có thề khảo sát bằng nước tiếu tươi
• Bệnh lý tồn thương ống thận gần làm giảm không quay ly tâm , nhỏ trực tiếp trên lam e
chức năng tái hấp thu đư ờng tại đây và có buồng đếm và quan sát dưới kính hiển vị.
làm hạ ngưỡng đư ờng cùa thận (không Gián tiếp
kèm tăng đư ờ ng m áu) gặp trong bệnh K hảo sát bằng que nhúng: giúp tầm soát
ống thận m ô kẽ, hội chứ ng Fanconi. nhanh tìm m áu và bạch cầu trong nước tiểu.
Ý nghĩa: đánh giá chứ c năng tái hấp thu T rong đó, m áu được phát hiện gián tiếp dựa
đường củ a ống thận gần. vào phản ứng m en peroxidase của
Ceton nỉệu hem oglobin, và bạch cầu gián tiếp q ua m en
leukoesterase của bạch cằu (bình thường
Kỹ thuật khảo sát: nhỏ nước tiều lên viên
hồng cầu < 25/pl, bạch cầu < 25/pL ). D ùng
acetest, nếu nước tiểu có chứa aceton, viên
que nhúng để tầm soát m áu và bạch cầu dễ
acetest sẽ chuyển từ m àu trắng sang m àu hồng.
cho phản ứng dương tính giả. Với m áu, que
Kết quả: nhúng dương tính giả trong tiếu
• B ình thường: không có ceton trong nước hem oglobin, m yoglobin, m en peroxidase
tiểu. của vi khuẩn, hoặc nước tiều bị lẫn chất sát
• B ất thường: có ceton trong nước tiểu. khuẩn povidone-iodine D o vậy, nếu que
Ý nghĩa: gặp trong nhúng dương tính với m áu, m à soi cặn lắng
không có hồng cầu, có thế gợi ý tiểu
• Đái tháo đư ờng có nhiễm ceton acid.
hem oglobin hoặc m yoglobin. V ới bạch cầu,
• N hịn đói lâu ngày. que nhúng cho k ết q u ả dư ơ ng tính giả, nếu
• K hẩu phần nhiều m ỡ. nước tiểu bị dây khuẩn từ đường âm đạo;
que nhúng âm tính giả, nếu có đường niệu, tỉ

198
trọn? nước tiểu tăng, đã dùn? khán? sinh, vòng 1 giờ ngay sau lấy mẫu và tránh
nhiều oxalale trong nước tiểu. nước tiểu bị dây máu kinh nguyệt.
Kết quả B ạch cầu

Hồng cầu Bình- thường, không có bạch cầu trong


nước tiểu. Giới hạn sinh lý có the chấp nhận
Bình thường, không có hồng cầu trong
dược là < 5 bạch cầu/quang nường 40 hoặc
nước tiểu. Trong một sổ trường họp sinh lý,
< 1.000 bạch cầu/phúl (cặn Addis). Bất
có thế có hồng cầu khi không có tồn Ihưon?
thường khi > 2.000 bạch cầu/phút. Tiểu mủ
thực thè tại thận như sau vận dộng nặng, sốt.'
khi trên 5.000 bạch cầu/phíít (cặn Addis).
Tron? những trường hợp này, so lượng hồng
cầu không quá 5 hồng cầu trên quang tnrờn? Ỷ nghĩa: gặp trong các bệnh iý viêm tại thận
40 hoặc khôn? quá 1000 hồng cầu/phút (cặn (viêm vi cầu thận cấp, viêm ong thận mô
Addis). Bất thường khi có hồng cầu hiện kẽ), bệnh lý nhiễm trùng đường niệu (nhiễm
diện một cách bất thường tron? nước tiểu. trùng tiểu, sỏi niệu).
Trước mọi trường họp có hồng cầu trong T ế bào b ì
nước tiều (ngay cả chi có 1 hồng cầu), phải Bình thường, không có hoặc ít hơn 3 tế
chứng minh là khôn? có bệnh lý ở thận và bào bì trên quang trường 10. Bất thườn? nếu
hệ niệu trước khi khan? định đó chí là do trên 3 tế bào bì trên quang trường 10.
sinh lý.
Ý nghĩa:
Ý nghĩa:
• Tế bào bì là tế bào biếu mô đường .tiều,
• Tiều máu vi thế khi hồng cầu > 5/quang chủ yếu của niệu đạo và tế bào biểu mô
trường 40. hoặc > 5.000/phút (cặn Addis). đường sinh dục.
Tiêu máu đại thê khi hồng cầu >
• Tế bào bì íl có giá trị chan đoán, nhimg
30.000/phút (cặn Addis).
nếu hiện diện với số lượng nhiều có thê
• Tiểu máu có thể do nguyên nhân tại cầu nghi ngờ các bệnh lý như nhiễm trùng
thận (viêm vi cầu thận cấp) hoặc do tiếu, sỏi hệ niệu, ung thư hệ niệu, nhiễm
nguyên nhân ngoài cầu thận (sỏi hệ niệu, trùng âm đạo.
u thận, nhiễm trùng tiểu).
• Trong ung thư hệ niệu (nhất là ung thư
• Việc khảo sát hình dạng hồng cầu trong bàng quang), có thể có tế bào biểu mô ác
nước tiểu tươi bằng kỹ thuật soi cặn lắng
tính, dị dạng trong nước tiểu,
dưới kính hiền vi đối pha hoặc quan?
học, giúp phân biệt hai nguyên nhân C ác trụ
chính của tiểu máu: tiểu máu do nguyên Bình thường, không có trụ tron? nước
nhân cầu thận (glomerular hematuria) tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có
vói hồng cầu biến dạng (dysmorphic red thể gặp tiự trong, trụ hạt với số lượn? ít. Bất
blood cell), đa hình dạng, đa kích thước, thưòĩi? khi có trụ trong nước tiểu nhất là khi
phân biệt với tiêu máu do n?uyên nhân dó là trụ tế bào. Tùy theo thành phần tế bào
không cầu thận (nonglomerular hematuria), hiện hữu trên tm mà ta có nhiều loại trụ
hồng cầu đồng đạng, isomorphic red khác nhau như trụ hồng cầu, trụ bạch cầu ...
blood celỉ). Nên ỉưu ý cần soi tươi tron?

199
Ý nghĩa: Ỷ nghĩa: sự hiện diện của trụ hồng cầu là
• T rụ là khuôn đúc của ống thận. B ản chất bằng chứng của bệnh lý cầu thận đang
của trụ là đạm T am m H orsfall (là m ột tiến triển.
glycoprotein do ống thận bài tiếc). • Trụ bạch cầu (w hite blood cell cast)
• Sự hiện diện của trụ là bằng chứng của ■ B ình thường: không có trong nước
tồn thưong thực thể của chủ m ô thận. tiểu.
Cấc ỉoợỉ trụ: ■ B ất thường: khi có trong nước tiểu.
• T rụ trong (hyalin cast) Ý nghĩa:
■ Bình thường: không có hoặc có thề có - B ản chất là do bạch cầu thoát ra từ
không quá 3 trụ trên quang trường 10. các m ô viêm của cầu thận, ống thận.
■ B ất thường: khi có trên 3 trụ trên Khi vào ống thận, bạch cằu sẽ đọng
quang trư ờng 1 0 . lên đạm có trong ống thận để thành
trụ bạch cầu.
Ý nghĩa:
■ G ặp trong viêm thận bề thận cấp,
■ B ản chất của trụ trong là đạm .
viêm cầu thận cấp, mạn.
■ T rụ trong tăng: các trường họp tiều
• T rụ sáp (w axy cast)
đạm bệnh lý.
■ Bình thường: không có trong nước
• T rụ hạt (granular cast)
tiểu.
■ Bình thường: không có hoặc có thể có
- B ất thường: khi có trong nước tiểu.
không quá 3 trụ trên quang trường 10.
Ý nghĩa:
• B ất thường: khi có trên 3 trụ hạt trên
quang trư ờng 1 0 . - B ản ch ất là do sự thoái hóa củ a trụ
hạt, trụ bạch cầu.
Ý nghĩa:
■ L à bàng chứ ng cùa sự diễn tiến m ạn
■ B ản chất là do sự thoái hóa cùa các
tín h củ a bệnh gặp trong viêm vi cầu
tế bào biểu m ô ông thận và các bạch
thận m ạn, viêm ố ng thận m ô kẽ m ạn,
cầu hạt.
hội chứ ng thận h ư ...
■ T ăng trong hoại từ ống thận cấp,
• T rụ m ỡ (fatty cast)
viêm cầu thận, viêm thận bề th ận ...
■ B ình thường: không có.
• T rụ hồng cầu (red blood cell cast)
• B ất thường: khi có trong nước tiều.
■ Bình thường: không có trong nước tiểu.
Ý nghĩa:
• B ất thường: khi có trụ hồng cầu
trong nước tiều. T rụ n ày rất khó gặp ■ B ản ch ất là do sự hiện điện của
vì dề hủy khi nước tiều quá acid những hạt m ờ trong ố ng thận khi
hoặc khi nư ớc tiều không được khảo bệnh nhân tiều ra lipid (lipiduria).
sát ngay, hoặc bị vỡ khi quay ly tâm . ■ G ặp tro n g hội chứ ng thận hư.
D o vậy, đ ề khảo sát trụ hồng cầu, ■ G hi chú: tro n g hội chứ ng thận hư,
phải xem nư ớc tiểu ngay sau lấy, ngoài trụ m ỡ còn có thể gặp thể bầu
hoặc dùng lưới lọc để lấy cặn m à dục (oval body), là các tế bào ong
không quay ly tâm . thận ngấm cholesterol tróc ra. T e bào

200
này cò n đ ư ợ c gọi là thế ch iết q uang (nư ớc tiếu m ôi trư ờ n g kiềm ). B ất th ư ờ n g khi
khi quan sát dưới kinh hiên vi nên đen. có gia tăng số lư ợ n g n h ữ n g tinh thể bình
• T rụ rộng (b ro ad cast) thư ờ ng vần có tro n g nư ớ c tiểu ho ặc s ự xuất
hiện cù a n h ữ n g trụ lạ k h ô n g có tro n g điêu
■ Bình thường: không có trong nước tiếu.
kiện bình th ư ờ n g , v í d ụ n h ư n hiều tinh the
■ B ất thư ờ ng: khi có tro n g nư ớc tiếu. calcium ox alate gặp trên bện h nh ân tiêu
G ọi là trụ rộ n g khi đ ư ờ n g kính cúa
nh iều calci gợi ý k h ả n ăn g b ện h nh ân bị sòi
trụ b ằn g 3 bạch cấu xếp ngang.
niệu, n h ư n g cũ n g gặp tro n g n g ộ độc câp tính
Ý nghĩa: eth y len glycol. N h iều tinh th ề urate gặp
■ B àn ch ất là b àn g ch ím g cù a sự phì tro n g bệnh n h ân sỏi u rate, ho ặc bệnh thân
đại củ a các nephron còn lại do tăng d o urate. N h ữ n g tinh thể b ất th ư ờ n g chỉ cần
hoạt động, bù trừ cho các nephron đã m ộ t đã là bệnh lý, n h ư tinh th ể cy stin tro n g
bị tồn th ư ơ n g không còn hoạt động. bệnh tiểu ra cy stin , tinh thề s u lía m id khi
. ■ G ặp trong suy thận m ạn. dùng sulfam id , tinh th ể m ag n esiu m
am onium p h o sp h ate (h ìn h bì th ư ) gặp tro n g
Cấc tình the
sói tạo ra do n h iễm trù n g (sói stru v ite).
B ình thư ờ ng, không có tinh thể trong
Ý nghĩa: sự hiện diện cú a tinh thể k hông
nước tiếu. T u y nhiên, tro n g đ iều kiện nước
luôn luôn là bằn g ch ứ n g củ a sỏi hệ n iệu và
tiêu bị cô đặc do nhịn nư ớc, có thể có các
bản ch ất cùa tinh thể k h ô n g nói lên bản ch ất
tinh thể acid uric, tinh thê caỉcium dưới
củ a sỏi hệ niệu.
dạng oxalate caỉcium (nư ớc tiếu m ôi trư ờng
acici) hoặc dưới dạng phosp h ate calcium

H ìn h 17.2: T ièu m áu d o nguyên nhân cẩu H ìn h 17.3: T iểu m áu do n g u y ên nh ân k h ô n g


thận (g lo m eru la r h em aturia): hồng cầu đa cầu th ận (n o n g ỉo m eru la r h em atu ria): hồ n g
hình dạn g , đ a kích thước câu d ò n g dạn g
độ nặng nhẹ và khẳng định chẩn đoán (nhu - P qc: Áp lực thủy tĩnh cùa m ao mạch cầu
nếu có tiểu protein trên tổng phân tích nước thận
tiểu sẽ định lượng protein niệu 24 giờ, hoặc - P bó Áp lực thủy tĩnh cùa khoang Bownman
nếu có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu ờ
- riũc: Áp lực keo của m ao mạch cầu thận
mức vi thể, sẽ định lượng hồng cầu, bạch
cầu bằng cặn Ađdis, nếu có nitrite dương - n Bc: Áp lực keo cùa khoang Bownm an
tính và bạch cầu trong nước tiếu, sẽ cấy Trên thực tế, độ lọc cầu thận chi đo được
nước tiểu định danh vi khuẩn và kháng sinh trên súc vật thí nghiệm bằng kỹ thuật vi
đồ). châm. Trên người, Đ LC T chì được gián tiếp
dánh giá qua độ thanh lọc cùa m ột chất
XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ Đ ộ LỌC (clearance). ĐLCT thường dao động quanh
CÀU THẬN m ột giá trị ồn định sinh lý, giá trị bình
Tuy thận có nhiều chức năng, song cho thường cùa độ lọc cầu thận ở ngưởi trướng
đến nay, để trả lời câu hói thận có suy hoặc thành 100-120m l/ph/l,73 m 2 da. Đ LC T thay
chưa, người ta đánh giá dựa vào các xét dối chịu ảnh hưởng cùa nhiều yếu tố sinh lý
nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận. và bệnh lý:
• Sinh lý:
Đ ộ LỌ C CÀU TH Ậ N VÀ Đ ộ TH A N H ■ Tuổi: Đ LC T ờ trẻ em tăng dần sau
LỌ C CỬA M Ộ T CH A T sinh, đến 2 tuổi sẽ đạt giá trị của
Định nghĩa độ lọc cầu thận (ĐLCT) người trưởng thành. Sau đó, Đ LC T
(glomerular filtration rate, GFR) giảm dần theo sinh lý bắt đầu sau
năm 30 tuổi, với tốc độ 1 m l/ph/năm.
Độ lọc cầu thận là lưu lượng m áu lọc
Đen tuồi 70, Đ L C T có thể gần với
qua cầu thận trong m ột đơn vị thòi gian. Do
giới hạn suy thận là 60m l/ph/l,73
các nephron hoạt động độc lập với nhau,
m 2, nên người lớn tuồi là những đối
ĐLCT của hai thận sẽ bằng Đ LC T cùa tìmg
tượng rất dễ nhạy cảm với tác dụng
nephron nhân với tổng số nephron cùa mỗi
độc của thuốc lên thận.
cá thể.
■ Giới: ĐLCT của nữ thấp hơn nam,
ĐLCT = N X Đ LC T cùa 1 nephron
dao động từ 98-11 Oml/piư 1,73 m 2
ĐLCT = N X K X s X (Pũc-PB c)-(n 0c- nBc) ■ Thai kỳ: Đ LC T tãng dần trong thai
Với: kỳ, có thể tăng đến tối đa 50% so với
- N là số nephron trong cả hai thận trước sanh vào 3 tháng cuối thai kỳ.
- K: hệ sổ siêu lọc ■ Chế độ ăn: nhiều protein và nhiều
- S: diện tích lọc muối làm tăng lọc cầu thận.
• Bệnh lý: ĐLCT
chịu ảnh hường của
lưu lượng máu đến
q u a th ậ n . D L C T tă n ? ở b ệ n h n h â n tă n g n ế u ? iả m c h ậ m tr o n g n h iề u th á n g , n h iề u
h u y ế t á p , đ á i th á o đ ư ờ n g , n h iễ m tr ù n ? . n ă m g ọ i là s u y th ậ n m ạ n ; n ế u g iả m tr o n g
Đ L C T g iã m k h i d ư ớ i 6 0 m l/p h /1 ,7 3 m 2 v à i tu ầ n g ọ i là s u y th ậ n tiế n tr iề n n h a n h .
d a , m ọ i b ệ n h lý tạ i th ậ n h o ặ c n ? o à i th ậ n
Độ thanh lọc của một chất (ĐTL)
d ê u c ó th ể ả n h h ư ở n g g â y g iả m Đ L C T .
Đ ộ th a n h lọ c ( c le a r a n c e ) c ủ a m ộ t c h ấ t là
G iớ i h ạ n đ ư ợ c c h ọ n đ e c h a n đ o á n s u y
th e tíc h m á u đ ư ợ c lọ c s ạ c h c h ấ t đ ó tr o n ?
g iá m c h ú c n ă n g lọ c c ầ u th ậ n tù y th e o tố c
m ộ t đ o n v ị th ờ i g ia n (h ìn h 1 7 .9 ).
đ ộ g iả m c ũ a c ầ u th ậ n , n ế u n h a n h , tr o n g
v ài ? i ờ đ ế n v à i n g à y g ọ i là s u y th ậ n c ấ p ;

Độ thanh lọc (ml/phút) = Ux * V


Px
Với:
Ux: nống dộ chất X trong nước tiểu (mg/dL)
V: thể tích nước tiểu trong một đờn vị thời gian (mi/ph) (có dược qua lưu giữ
nước tiểu 24h)
Px: Nóng độ chất X trong huyết tương (mg/dL)

H ìn h 1 7 .9 : Đ ô th a n h lo c c ủ a m ô t c h ấ t

M ố i liê n h ệ g i ũ a đ ộ t h a n h lọ c v à đ ộ lọ c • C h ấ t đ ó k h ô n g đ ư ợ c tá i h ấ p th u , b à i tiế t,
c ầ u th ậ n tố n ? h ợ p h o ặ c b iế n d ư ỡ n g tạ i ố n g th ậ n .
C hat X d ư ợ c xem là c h ấ t lọ c lý tư ớ n ? • C hất này không ảnh hưở ng đến chức
q u a th ậ n th ì Đ T L c ủ a c h ấ t đ ó q u a th ậ n đ ư ợ c n ă n g th ậ n .
d ù n g đ ể đ o đ ộ ỉọ c c ầ u th ậ n ( G F R ) n h ư
• C h ấ t đ ó p h ả i d ư ợ c s à n x u ấ t h à n g d in h
in u lin . C h ấ t v ừ a lọ c q u a c ầ u th ậ n , v ừ a b à i
tr o n g m á u .
tiế t th ê m tại o n g th ậ n , th ì đ ộ th a n h lọ c c ù a
• K ỹ th u ậ t tiế n h à n h tiệ n d ụ n g , d ề d à n g đ o
c h ấ t d ó s ẽ lớ n h o '1 1 G F R n h ư c r c a tin in ,
v à p h á t h iệ n c h ấ t n à y tr o n g m á u v à tr o n g
p a r a a m in o h ip p u r ic a c id (P A H ). C h ấ t đ ư ợ c
n ư ớ c tiề u .
lọ c q u a c â u th ậ n v à tái h ấ p th u sau . đ ó tạ i
o n ? th ậ n th ì đ ộ th a n h lọ c c ủ a c h ấ t đ ó lạ i n h ỏ • C h ấ t d ó p h ả i k h u ế c h tá n d ề d à n g q u a
h o n G F R , n h ư u rê. T iê u c h u ẩ n c ủ a c h ắ t đ ư ợ c d ịc h n g o ạ i b à o .
c h ọ n đ ể đ o đ ộ lọ c c ầ u th ậ n ( h ìn h 1 7 .1 0 ). • K ỹ th u ậ t d o c h ấ t đ cí p h ả i c h ín h x á c v à c ó
T iê u c h u â n c ủ a c h ấ t lý tư ớ n ? n ộ i s in h th ể lặ p lại.
h o ặ c n ? o ạ i s in h đ ê đ o đ ộ lọ c c à u th ậ n . • R ẻ tiề n .
• C h ấ t đ ó p h ả i đ ư ợ c lọ c d ễ d à n ? q u a c ằ u H iệ n n a y v ẫ n c h u a c ó c h ấ t n à o đ ư ợ c
th ậ n . x e m là lý tư ở n g đ ể đ o đ ộ lọ c c ầ u th ậ n . D o
• C h ấ t đ ó k h ô n g ? ẩ n vớ i p ro te in h u y ế t tu ư n g v ậ y , v ẩ n đ ề đ ặ t r a k h ô n g p h ả i x é t n g h iệ m
( ả n h h ư ờ n g đ ế n n ồ n ? đ ộ th ả i q u a th ậ n ). n à o là tố t n h ấ t, n h ư n g là x é t n g h iệ m n à o là
th íc h h ợ p n h â t tro n g từ n g d iê u k iệ n lâ m s a n ? .
• C h ấ t đ ó k h ô n g b iế n đ ồ i h o ặ c c h u y ế n h ó a
th à n h c h ấ t k h á c k h i d i q u a n e p h r o n .

205
T hể tích phân bô trong cơ

H ình 17.10; T iêu chuẩn của chất được chọn đẻ đo đ ộ lọc cầu thận

C Á C K Ỷ T H U Ậ T ĐO ĐỘ L Ọ C C À U cộng cùa 4 lần đo. T rị số bình thường củ a dộ


THẬN thanh lọc inulin: Đ T L inulin = I30m L /phút
/1,73 m 2 da (nam), 120mL/phírt/l,73 m 2 da (nữ).
Inuỉin v à độ thanh lọc inuỉỉn
T uy là m ột xét nghiệm chính xác và
Inulin là m ột p olym er của đường
chuẳn xác cao, Đ T L inulin có nhiều nhược
fructose chiết xuất từ phần củ của cây
điểm là inuỉin khó kiếm , kỹ thuật tiến hành
Jerusalem artichoke, của hoa hướng đương
và đo nồng độ inulin phức tạp. D o vậy, Đ TL
và cây chickory. Inulin được xem là “tiêu
inulin chỉ dùng trong nghiên cứu, ít tiện dụng
chuẩn vàng” trong đánh giá G F R về sự
trên thực tế lâm sàng.
chuẩn xác và chính xác.
Creatinin huyết thanh và độ thanh lọc
Kỹ thuật đo độ thanh lọc inulỉn của Homer
Creatinin
Smith
Sau m ột đêm nhịn đói, bệnh nhân được Dặc tính cửa Creatinin
uống khoảng 2 lít nước vào buổi sáng. C reatinin là m ột chất có nguồn gốc từ
Inulin được truyền tĩnh m ạch liên tục trong creatine của cơ vân, có trọng lượng phân tử
qu á trình tiến hành đo clearance. Sau 1 giờ 113 dalton, bán kính phân tử 0,3 nm .
truyền tĩnh m ạch, nồng độ inulin được đo C reatinin hội gần đủ những yêu cầu cua m ột
trong m áu và trong nước tiểu để tính độ chất ỉọc lý tướng qua thận để đo Đ LC T,
thanh lọc. K ết quả cuối cùng sẽ là trung bình ngoại trừ việc Creatinin được bài tiết thêm

206
tạ i ố n g th ậ n , là m c h o đ ộ th a n h lọ c C re a tin in tăng. M ộ t khi Creatinin huyết thanh đ ã tăng
lớ n h o n đ ộ ỉọ c c ầ u th ậ n . (trên 2 m g /d L ) thì chỉ c ầ n m ộ t s ự g iả m nhẹ
C r e a tin in đ ư ợ c đ ịn h lư ợ n g b a n g p h ả n của Đ T L Creatinin cũng là m Creatinin huyết
ứ n g m à u J a ff é tr o n g m ô i tr ư ờ n g k iề m . V ớ i thanh tăn? đ á n g kề.
k ỹ th u ậ t J a f f e , C re a tin in c ó th ề tă n g g iả k h i N ê n n g à y n a y , C reatinin h u y ế t th a n h k h ô n ?
d ù n g g lu c o s e , V ita m in e c, tă n g a c id u r ic , đ ư ợ c d ù n g đ o n đ ộ c n h ư m ộ t x é t n g h iệ m đ ể
h o ặ c g iả m g iả tạ o k h i tr o n g h u y ế t tư ơ n g c ó đ á n h g iá Đ L C T v à k h ô n g là x é t n g h iệ m n h ạ y
p y r u v a le , k e to a c id k h á c , C e p h a lo s p o rin e , c á m tr o n ? c h ẩ n đ o á n s ớ m s u y th ậ n m ạ n .
a c e to a c e ta te . K ỹ th u ậ t c h ín h x á c h ơ n đ ể
đ ỉn h 'lư ợ n g c r e a tin in là p ic r a te k iề m đ ộ n g ,
k h ắ c p h ụ c đ ư ợ c n h ữ n g k ế t q u ả d ư ơ n g g iả
c ù a k ỹ th u ậ t J a ffé .
T rị s ố b ìn h th ư ờ n g c ủ a c r e a tin in h u y ế t
th a n h : 0 ,8 - 1 ,2 m g /d L . D o tù y th u ộ c v à o k h ố i
lư ợ n g c ơ , n ê n c r e a tin in h u y ế t th a n h th a y đ ô i
th e o tu ồ i v à g iớ i, c â n n ặ n ? . T u ổ i c à n ? c a o ,
k h ố i lư ợ n g c ơ te o d ầ n v à C re a tin in h u y ế t
th a n h c ù n g g iả m d â n . D o v ậ y , c ũ n g v ớ i
c ù n ? m ộ t ? iá trị C re a tin in h u y ế t th a n h
I m g /d L , ở n g ư ờ i n a m tr ẻ 3 0 tu ổ i, tư ơ n g ứ n g
v ớ i đ ộ ỉọ c c ầ u th ậ n 1 2 0 m l/ p h /l,7 3 m 2, n h ư n g
c h ỉ c ò n 6 0 m l / p h / i , 7 3 n r ở n g ư ờ i 7 0 tu ổ i.
0 20 40 60 60 100 120 140 160 160 200
Tương quan giỉĩữ Creatinin huyết thanh Hình 17.11: T ư ơ n e q u a n g iừ a c re a tỉn in
với ĐTL Creatinin và ĐLCT h u y ế t th a n h v à Đ T L c re a tin in
Đ T L c ie a tm in — Ư cr(i!t{jnjn X v / p cre;1iin in

V ớ i Đ T L C re a tin in : m l/p h , Ucreatinj,,: n ồ n g Công thức ước đoán từ' Creatinin huyết
đ ộ c r e a tin in tr o n g n ư ớ c tiể u (m g /đ L ) , V : th ể thanh và cắc chỉ số về nỉtân trắc h ọc
tíc h n ư ớ c tiế u tr o n g m ộ t đ ơ n vị th ờ i g ia n C ô n g th ứ c ư ớ c đ o á n Đ T L C rea tin in
(m i/p h ) , Pcreatinin' n ồ n g đ ộ C re a tin in h u y ế t k h ô n g d ù n g C re a tin in h u y ê t th a n h m à h iệ u
tư ơ n g (m g /d L ) . K ê t q u ả c ủ a Đ T L c r e a tin in c h in h v ớ i n h ữ n g th a y đ ồ i c ủ a c â n n ặ n g , tu ồ i,
2 4 g iờ p h ả i đ ư ợ c h iệ u c h ỉn h th e o 1 ,7 3 m 2 g iớ i n ê n c h ín h xác và nhạy cảm hơn
d a: C rea tin in h u y ế t th a n h đ ơ n đ ộ c tr o n g c h ấ n
đ o á n s u y ? iả m c h ứ c n ă n g lọ c c ầ u th ậ n . C ô n g
Đ T L c r e a tin in /1 ,7 3 m 2 d a = Đ T L c r e a tin in X th ứ c ư ớ c đ o á n n à y d ễ th ự c h iệ n v à tiệ n lợ i
1,73 m 2 d a /D iệ n tíc h d a ( m 2 d a ) h ơ n s o v ớ i Đ T L c r e a tin in 2 4 g iờ đ ò i h ỏ i lư u
g iữ n ư ớ c tiể u 2 4 g i ờ n ê n c ô n g th ứ c ư ớ c
C r e a tin in h u y ế t th a n h c ó lư ơ n g q u a n
d o á n Đ T L C re a tin in đ ư ợ c ứ n g d ụ n g r ộ n g rãi
n g h ịc h với ĐTL C re a tin in th e o dường
tr o n g th ự c tế lâ m s à n g .
h y p e r b o le m à k h ô n g th e o đ ư ờ n g th a n ? . N h ư
v ậ y , c h ỉ k h i Đ T L C re a tin in ? iả m q u á 6 0 Công thức Cockcroft Gault ư ớ c đ o á n Đ T L
n il/p h th l c r e a tin in h u y ế t th a n h m ớ i b a t đ ầ u Creatinin từ Creatinin h u y ế t th a n h :

207
Đ TL creatinin (m l/ph) = (140-tuồi) X cân sử dụng trong đánh giá chức năng lọc cầu
nặng (kg)/72 X creatinin H T (m g/đL) thận m à không dựa vào Creatinin huyết
thanh đơn độc.
N ếu là nữ: nhân thêm với 0,85
H iệu chỉnh theo diện tích da: U rê m á u v à độ th a n h lọc u rê
D iện tích da (m 2 da)= [(cân nặng(kg) X Ưrể có trọng lượng phân từ 60 dalton,
chiều cao (cm )/3600] * dược lọc tự do qua cầu thận và tái hấp thu
tại ống thận gằn và ống thận xa. Ưrê m áu
Đ TL creatinin (m l/p h /l,7 3 m 2da) = Đ T L
không chỉ tùy thuộc vào chức năng [ọc của
creatìnin X 1,73/diện tích da
cầu thận m à còn tùy thuộc vào lưu Ịượng
C ông thức này không nên áp dụng cho m áu đến thận. T rong điều kiện thiếu nước,
người quá m ập, hoặc quá gầy, bệnh nhân giảm thể tích m áu lưu thông, urê được tăng tái
phù, thai phụ, khi creatinin thay đồi tìm g hấp thu gây tăng urê m áu.
ngày liển tục trong suy thận cấp, tăng
N guồn gốc của urê từ q uá trình chuyển
creatinin gây ra do thuốc cim etidine,
hóa của các acid am ine tại gan, nên urê m áu
sulfam ethoxazone, người cắt cụt chi, xơ gan.
còn tăng do tăn g sản xuất urê tại gan khi
T rong những trư ờng hợp này, Đ T L creatinin
chức năng thận bình thường. Đ ó là trường
24giờ là chọn lựa tối ưu để đánh giá Đ LC T.
hợp ăn nhiều đạm , tăng chuyến hóa protein
Công thức MDRD (M odification o f D iet in như sốt, dùng Steroid, tăng tái hấp thu m áu
R enal D isease Study) ước đoán độ lọc cầu tại ống tiêu hóa trong xuất huyết tiêu hóa.
thận từ creatinin huyết thanh: G iảm urê gặp trong tiết ch ế đạm , bệnh gan
nặng.
G FR ước đoán (m L /ph/73 m 2) = 1,86 X (cre
T rị số bình th ư ờ n g của B Ư N là 10-15
huyết thanh )"1,154 X (tuổi )-0'203
m g/dL , urê huyết thanh là 20-30 m g/dL.
N hân với 0,742 nếu là nữ, nhân với 1,21 T ư ơ n g tự creatinin, urê có tương quan
nếu là người M ỹ gốc Phi. nghịch với Đ L C T . Ưrê huyết tương tăn g khi
Đ iềm cần lưu ý: cô n g thức C ockcroft Đ L C T giảm . Đ ư ờng biểu diễn sự tương
G ault chỉ ước đoán Đ T L creatinin, nghĩa là quan của urê m áu và Đ L C T là m ột đường
lớn hơn so với G F R thực sự vì creatinin hyperbole (tư ơng tự củ a Creatinin huyết
được bài tiết thêm tại ố n g thận, và kết quả thanh với Đ L C T ). C hỉ khi Đ L C T giảm dưới
đơn vị là m l/ph, nên phải hiệu chỉnh với 60m ỉ/ph thì urê m áu m ới bat đầu tăng, nên
1,73 m 2 da. N gược lại, công thức M D R D urê m áu là m ột xét nghiệm không nhạy trong
cũng từ creatinin huyết thanh và tuồi, giới, chẩn đoán giảm chứ c năng lọc cầu thận. M ặt
nhưng ước đoán G FR , m à không ư ớc đoán khác do urê được tái hấp thu tại ố ng thận
Đ T L creatinin và đơn vị của kết q u ả là nên Đ T L urê sẽ n hò hơn Đ L C T thực sự.
m l/ph/1,73 m 2 nên k h ông cần hiệu chỉnh Trung bình cộng của ĐTL urê và ĐTL
thêm diện tích da. creatinỉn
N gày nay, K D O Q I 2002 khuyến cáo D ự a vào đặc tính do Creatinin được bài
trên lâm sàng, nên dùng Đ T L creatinin ước tiết thêm nên Đ T L Creatinin lớn hơn Đ L C T
đoán theo công thức C ockcroft G ault hoặc thực sự và urê được tái hấp thu nên Đ T L urê
Đ L C T ước đoán bằng cô n g thức M D R D để nhò hơn Đ L C T thực sự. N ếu lấy tru n g bình

20 8
cộng của Đ LC T urê và Creatinin, ta sè được N hược diêm của kỹ thuật phóng xạ là
Đ TL chính xác hơn từng giá trị riêng lẻ. đòi hỏi dược chất phóng xạ cùng phương
Đ TL thực sự = Đ T L creatinin + Đ TLurê/2. tiện chuyên dùng, chuyên viên được đào tạo
C ách tính này không chính xác vì lượng chuyên về phóng xạ, trung lâm y học hạt
Creatinin bài tiết thêm không bằng .với lượng nhân, m à không phủi bệnh viện nào cũng
urê được tái hấp thu nên việc đo hai Đ TL được trang bị.
của hai chất chỉ ỉàm tăng thêm sai số so với
chỉ dùng Đ T L Creatinin.
Cystacin c huyết thanh
C ystacin c là m ột protein trọng lượng
C ác c h ấ t k h á c d ù n g đc đo độ lợc cầu th ậ n phân từ nhỏ (ỉ3 k D ), được tống hợp từ
Các dược chất phóng xạ những tế bào có nhân với m ột nồng độ hằng
định, hội gần đủ chất nội sinh để đo Đ LC T.
Dược chất phóng xạ cấu trúc bởi hai
Q uá trình sản xuất cystacin c không chịu
phần là chất phóng xạ (phát ra tia gam m a)
ảnh hưởng bởi quá trình viêm, khối lượng cơ,
và chât găn (định hướng chât phóng xạ vê
giói. Trẻ em sau 1 tuồi có nồng độ cystacin
Cơ quan cần nghiên cửu). D ược chất phóng
G 011 định cho đến tuồi trường thành.
xạ dùng trong đánh giá Đ L C T bao gồm
" "T e c h n e tiu m - 'D TPA , 5 lC r-ED TA , l 25ĩo d - C ystacin c được đo bằng các kỹ thuật
Iothalam ate. C hat phóng xạ sau khi tiêm sè m iền dịch m en, m iễn dịch quang học, huỳnh
được lọc qua cầu thận và việc định lượng quang, trong đó im m unonephelom etric là kỹ
chất phóng xạ trong m áu và trong nước tiếu thuật chính xác nhất
trong nhiều thời điểm khác nhau ( 2 -1 2 thời Cystaciri c có tương q uan với Đ L C T và
điếm khác nhau trong ngày, trung bình 4 ít chịu ảnh hướng của tuổi, giới, và khối
thòi điểm ), và áp dụng công thức tính lượng cơ như creatinin huyết thanh. T uy
clearance chất phóng xạ đế đánh giá Đ LC T. nhiên do chi p h í xét nghiệm cao, kỹ thuật
Kỹ thuật đo Đ T L dược chất phóng xạ, nhất định lượng phức tạp, độ dao động cao của
là của 51C r-ED TA , !25Iod-ỉothalam ate được xét nghiệm trên cùng m ột người, nên
xem là kỹ thuật chính xác nhấl hiện nay cvstacin vẫn còn dùng tro n g nghiên cửu.
trong đánh giá Đ LC T chung hai thận vì cho
ửng dụng các kỹ thuật đánh giá độ lọc
k ết qu ả gằn đúng nhất vói ĐTLỈnulin.
cầu than (hình 17*12)
N goài việc đánh giá chính xác chức
D ựa vào hình này, xét nghiệm Đ T L
năng chung, chất phóng xạ với m áy gam m a
inulín tuy đạt được sự chuẩn xác cao nhất
cam era, và áp dụng kỹ thuật của G ates có
trong đánh giá Đ L C T nhưng giá thành cao,
thể đánh giá phân trâm chức năng từng thận
inulin khó kiếm , sừ dụng khó khăn, đo đạc
tham gia. V iệc đánh giá chức năng từng thận
không thuận lợi, nên chi được dùng trong
có giá trị trong chọn lựa thận ghép, hoặc
nghiên cứu hoặc phòng xét nghiệm . K e đến
chấn đoán thận câm , thận lạc chỗ.
là các xét nghiệm đo Đ T L các dược chất
T ừ việc áp dùng rộng rãi dược chầt phóng xạ, độ thanh lọc creatinin 24 giờ.
phóng x ạ và kỹ thuật đo Đ T L của dược chất C reatinin huyết thanh là xét nghiệm đơn
phóng x ạ vào lâm sàng, việc ước đoán trực giản nhất, giá thành thấp nhất, dễ do đạc ở
tiếp Đ L C T từ Đ T L dược chất phóng xạ mọi nơi, có thề lặp lại đế đánh giá và theo
dược nghiên cử u và ứng dụng rộng rãi. dõi dễ dàng, nhưng lại có độ chuẩn xác thấp

209
SCr 1/Scr ĐTL ĐTL ĐTL ĐTL
Cr ước đoán Creatinine DCPX ỉnulỉne

Hình 17.12: C ác kỹ th u ật đ án h g iá đ ộ lọc cầu thận

nhất. Đ ộ chuẩn x ác đư ợc tăng thêm, mà chấn đ o án, phân loại bệnh thận m ạn và từ đó
không tăng chi phí, vẫn an toàn và tiện lợi đề nghị các xét n g h iệm chu y ên sâu hơ n đế
khi dùng các công thức ước đoán Đ T L đánh g iá ng u y ên n h ân, diễn tiến đ e tiên
Creatinin thay cho Creatinin huyết thanh đơn lư ợng bệnh thận m ạn.
độc và cũng giản tiện và ít sai hơn Đ T L
Creatinin 24giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The kidney, B.M .Brenner, V ol 1,2008.
KẾT LUẬN 2. H a rriso n 's Principles o f Internal M edicine,
Braunward, Fauci, et al., 15th ed, 2007.
D ự a vào các xét ngh iệm cơ bản của
3. Prim er on Kidney diseases, Greenberg A J *
T hận học, n h ư x ét ng h iệm tồng p h ân tích
ed, 2009.
nư ớc tiểu, xét ngh iệm đánh giá độ Ịọc cầu
thận, nh à lâm sàn g có khả n ăn g tầm soát,

210
C Â U H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G GIÁ
Chọn m ột câu đúng

1. M au nước tiểu tối ưu đế xét nghiệm tống phân tích nước tiểu là:
A. Nước tiểu 24 giờ.
B. Nước tiểu đầu dòng.
c. Nước tiểu dầu tiên buổi sáng.
D. Nước tiểu ớ bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
E. Nước tiêu lưu giữ sau 3 giờ.
2. Hình dạng hồng cầu trong nước tiểu:
A. Là xét nghiệm giúp phân biệt tiểu m áu nặng hoặc nhẹ.
B. Là xét nghiệm giúp phân biệt tiếu m áu do nguyên nhân cẩu thận và không cầu thận,
c. H ình dạng hồng cầu không biến dạng nếu nước tiểu m ấu tù chu kỳ kinh.
D. Hình dạng hồng cầu không bị biến dạng nếu không khảo sát trong 1 giờ.
E. Hình dạng hồng cẩu biến dạng nếu tiêu m áụ do ung thư bàng quang.
3. Kỹ thuật lấy nước tiểu thường dùng trên lâm sàng là:
A. Đặt sonde tiếu trong điều kiện vô trùng tuyệt đoi.
B. Chọc dò bàng quang trên xương mu.
c. Chọc dò qua ngả âm đạo.
D. Bn tự tiểu sau rửa sạch lỗ niệu đạo và lấy nước tiểu giữa dòng.
E. Chọc dò bề thận.
4. Créatinine huyết thanh. CHỌN 1 C Â U SAI:
A. Được bài tiết thêm tại ống thận.
B. Lọc hoàn toàn qua cầu thận,
c. Được tái hấp thu tại ống thận.
D. Không nên dùng m ột m ình créatinine huyết thanh trong đánh giá chức năng lọc câu
thận.
E. Có nguồn gốc từ cơ vân.
5. Tiêu chuấn chất được chọn đế đo độ lọc cầu thận. C H Ọ N 1 C Â U SAI:
A. Được lọc dễ dàng qua cầu thận.
B. D ễ kết gán với album ine huyết tương,
c. K hông được tái hấp thu tại ống thận.
D. K hông được bài tiết thêm tại ống thận.
E. K hông độc cho thận.

211
Câu 6-10
Ghép cặp: chọn 1 câu ở cột A với 1 câu tương ứng ớ cột B

Cột A Cột B
6. Trụ hồng cầu. A. Viêm thận bể thận cấp.
7. Trụ sáp. B. Viêm cầu thận cấp.
8. Trụ mỡ. c. Hội chứng thận hư.
9. Trụ bạch cầu. D. Viêm cầu thận mạn.
10. Trụ rộng. E. Suy thận mạn.

ĐÁP ÁN
1C, 2B, 3D, 4C, 5B, 6B, 7D, 8C, 9A, 10E

212
KHÁM KHỚP
Nguyền Đ iiv Khánh, Tạ Thị Thanh Htrơng

M Ụ C T IÊ U
1. Thuộc các triệu chúng c ơ năng cứa bệnh lý khớp.
2. Thực hiện được pỉutvng pháp khảm klìởp: nhìn, sờ.
3. Biết và phát hiện ổúng các triệu chủng thực thê khi thâm khám khớp.

ĐẠI CƯ ƠNG • Thời gian từ lúc b ắt đầu xuất hiện bệnh.


B ệnh lý hệ thống vận động đang ngày
• H oàn cảnh xuất hiện (sau gắng sức, sau
càng phổ biến và được chú trọng do sự ảnh
chấn thương, sau m ột cơn sốt, khi đổi
hưởng cùa các bệnh ỉý này ỉên hoạt động
thời tiết...).
sinh hoạt, lao động cá nhân từ m ức độ nhẹ
• Vị trí khóp đau, đau m ột khó p hay nhiều
đến rất trầm trọng như tàn tật và là m ột sánh
khớp. N eu nhiều khớp, xuất hiện đồng
nặng cho xã hội cả về nhân lực lẫn chi phí
thời hay lần lượt. Đ au nhiều khởp xuất
dể điều trị các bệnh lý này. T rong đó, các
bệnh vê khớp chiếm phần chủ yếu. hiện lần lượt có thề là:
■ V iêm khớp di chuyển: khớp này hết
B iểu hiện bất thường ở khớp có thể là
sưng đau mới chuyển sang khớp khác
bệnh khớp đơn thuần, có th ể là triệu chửng như viêm khớp trong thấp khớp cấp.
của bệnh toàn thân, do đó thăm khám khóp
• V iêm khớp tiến triền: khớp này viêm
chiếm m ột vị trí quan trọng trong quá trình
rồi chuyền sang khớp khác nhưng
thăm khám bệnh nói chung.
khớp ban đầu vẫn còn viêm , gặp
Thăm khám hệ vận động bắt đầu từ sự
trong viêm đa khớp dạng thấp.
đánh giá tư thế, dáng đi, bề m ặt da và sức cơ
của toàn bộ các cơ cùng như cách di chuyến • T ính chất đau (nhói, âm ỉ...).
của bệnh nhân. S ịt thăm khám khớp kỹ lưỡng • Đ au từng đợ t hay đau liên tục, dai dẳng,
bao gồm nhìn và sờ các khớp và các m ô • C ường độ đau: nhẹ, trung bình hay nặng.
m ềm xung quanh cũng như đánh giá tầm vận
• H ương lan: thí dụ đau khớp cột sống thắt
dộng cùa khớp và chức năng thằn kinh cơ.
lưng do thoái hóa có thể lan xuống chân
C hần đoán bệnh bao gồm khám ỉâm theo hướng thần kinh tọa do thần kinh
sàng kết họp các xét nghiệm cận lâm sàng tọa bị chèn ép.
(X quang, xét nghiệm huyết học, sinh hóa,
• G iờ giấc đau.
siêu âm ...).
• Đ au kiều cơ học: làm việc thì đau tăng,
nghi thì giảm đau. Đ au không làm tính
H Ỏ I BỆNH
giấc ban đêm . Đ au do thoái hóa khớp,
T riệ u c h ú n g CO' n ă n g đau sau chấn thương.
Đau khớp • Đ au kiểu viêm tấy: đau liên tục, ngay cả
L à triệu chửng hay gặp nhất. Ghi nhận lúc nghỉ ngơi, tăng nhiều về đêm và sáng
các đặc điểm cùa đau khớp nhu: sớm . Đ au làm tỉnh giấc ban. đêm .

13
• D iễn tiến đau: tăng hoặc giảm (tự nhiên • K h ám tất cả các k h ớ p m ộ t cách hệ th ố n g
hay có thuốc điều trị). từ đầu đến chân h ay n g ư ợ c lại.

Củng khớp • S o sánh với các kh ớ p đ ối x ứ n g khỉ m ột


tron g các k h ớ p có bệnh lý.
M ất hoặc hạn ch ế m ộ t số cừ đ ộ n g của
khớ p có th ể do viêm kh ớ p , dính khớ p hay Nhìn
do tồn th ư o n g thần k in h , c ơ x ư ơ n g đi kèm . Simg khớp
D ấu hiệu cứ n g khớ p buổi sáng bao gồm K ích th ư ớ c k h ớ p to hơ n bình thườ ng.
khớp cứ n g đờ, khó vận động vào buổi sáng
• S ư n g do viêm : th ư ờ n g có dấu hiệu nóng,
khi m ới ngủ dậy, sau m ột lúc thì dễ vận động, đỏ, đ au đi kèm . T ố ch ứ c q u an h kh ỏ p
m ềm trở lại, th ư ờ n g thời g ian cứ ng khớ p th ư ờ n g phù m ềm , m àn g h o ạt dịch cũ n g
kéo dài trên 1 giờ. H ay xảy ra ở các khớ p cổ
có th ể viêm , đau. V iêm cấp có dấu hiệu
tay, khớ p nh ỏ hai bàn tay và khớ p gối.
sư n g n ó n g đ ỏ đ au rõ, m ức đ ộ n h iều , th í
C ảm giác bị vư ớ ng hay có vật lạ trong dụ n h ư v iêm do vi khuẩn, viêm tro n g
k hóp là ngư ời bệnh cảm thấy n h ư có vật lạ thấp k h ớ p cấp. V iêm m ạn thì dấu hiệu
làm vướng, dính trong k h ớ p làm k h ớ p khó sư ng đ au vừa p h ải, dấu h iệu nó n g đỏ kín
cừ đ ộ n g sau khi ngủ dậy hay sau khi k h ông đáo. G ặp trong các bệnh k h ớ p m ạn n h ư
cử đ ộ n g khớ p thời gian dài. T h ư ờ n g ở cột viêm đ a k h ó p d ạn g th ấp , gout...
số n g và khớ p gối. • S ư n g k h ô n g do viêm : th ư ờ n g d o thay
Tiếng lắc rắc khi cử động đổi đ ầu x ư ơ n g củ a kh ớ p (m ọc th êm
B ệnh n h ân cảm giác có tiếng lắc rắc khi xư ơ n g ) h ay loạn sản x ư ơ n g , sụ n q uanh
vận độ n g , th ư ờ n g ở k h ớ p gối. T riệ u ch ứ n g k h ó p . K h ớ p to , k h ô n g đ ều , k h ô n g cân
n ày k h ô n g đặc hiệu. đ ố i, m ật đ ộ ch ắ c h o ặc cứ n g , k h ô n g
nó n g , k h ô n g đỏ, ít đau.
Triệu chứng cơ nâng cùa các cơ quan khác
N h ư tim m ạch , hô h ấp , tiêu h ó a, tiết
Màu sắc da
n iệu , th ằn kinh... T h í dụ m àu đỏ d o v iêm (d o d ãn củ a các
m ạch m áu ở d a) h ay bầm (d o x u ất huyết).
Tiền sử bệnh lỷ bản thân
T h í d ụ viêm n h iễm vùng tai m ũi họng,
Khác
b ệnh lao , bệnh lậu... • T rụ c kh ớ p : lệch h o ặc b ìn h th ư ờ n g .

Tiền sử gia đình • N ố t q u an h k h ớ p . T h í d ụ n ố t th ấp tro n g


viêm đ a k h ớ p d ạn g th ấp...
B ệnh khớp, bệnh truyền n hiễm n h ư lao..„
• C ơ q u an h kh ớ p : c ó teo k h ô n g ? C ơ b ị teo
KHÁM KHỚP có th ề d o th iếu s ử d ụ n g , bệnh th ần kinh,
viêm k h ó p lân cận h ay viêm cơ.
N g u y ên tắc:
• B iến d ạn g khớ p: hâu q u ả cù a n h ữ n g
• B ộ c lộ trự c tiếp v ù n g k h ớ p đ ư ợ c khám .
bệnh m ắc p h ải n h ư ch ấn th ư ơ n g , viêm ,
• Đ ặ t b ện h nhân ở tư th ế sao c h o khớ p khối u...
đư ợ c kh ám ờ tư th ế n g h ỉ (tư th ế tru n g
N h ữ n g k h ớ p b ị v iêm c ó k h u y n h h ư ớ n g
tín h ), c h ịu sự co th ất c ơ ít n h ất, ít đau
tạo ra n h ữ n g tư th ế làm toi đ a h ó a th ể tích
nhất.

214
trong bao hoạt dịch, nhờ đó làm giám ấp lực thăng, người khám dùng hai bàn tay, dặt bàn
trong bao hoạt dịch và làm giảm đau. Trong tay ưu thế phía trẽn xương bánh chè, đẩy mô
viêm khớp mạn tính, những tư thế này được (và có thề là dịch) xuống phía dưới về phía
giữ trong thời gian dài và những biến dạng xương bánh chè, giữ bàn tay này với áp lực
có thể xảy ra sau đó. Viêm khớp mạn tính ở vị trí đó. Bàn tay còn lại đặt phía dưới
cũng có thể dần đến sự phá hủy của những xương bánh chè, dùng ngón tay (ngón ỉ hay
cấu trúc nâng đỡ với sự tác động tiếp theo ll) đặt lên mặt xương bánh chè, ấn nhanh
vào các xương lân cận. xương bánh chè xuống chạm xương phía
Sờ dưới rồi buông ra, cảm giác xương bánh chè
chạm nhẹ vào ngón tay.
Nhiệt độ đa trên khởp
Kiếm tra vện động khớp
Sờ nóng ở khớp gợi ý viêm. Sự tăng
nhiệt độ bề mặt của khớp thường chi ra có M ột số cơ chế có thể làm giảm sự
hiện tượng viêm bên dưởi. Sừ dụng lưng chuyển động cùa khớp:
bàn tay để sờ và so sánh cùng khớp ở hai • Tổn thương sụn khớp hay xương.
bên có thể phát hiện sự thay đối nhiệt độ ở • Tụ dịch khớp nhiều.
mức 0,5°c. Chú ý nhiệt độ bề mặt của
• Bán trật khớp.
những khóp bề mặt thường thấp hơn những
mô xung quanh (trà khi có lớp mờ dưới da • Cứng khớp xơ hóa hay canxi hóa.
bao quanh khớp quá nhiều). Do đó khi nhiệt • Do co cứng bao gân hay quanh gân.
độ của những khớp này cân bang vói xung • Sự kích thích của những cấu trúc nhạy
quanh thường chi ra có viêm khớp. cảm đau trong và quanh khớp.
Sờ tìm điểm đau ở khớp Chú ý đau khi vặn động và đo biên độ
Đ au tại m ột điểm hay đ au toàn bộ khớp. vặn động khớp. So sánh với bên lành. Có
C hú ý bao khóp và vỏ xư o n g là cấu trúc
nhạy cảm đau còn sụn khớp thì không.
S ờ m à n g h o ạ t d ịch

B ình thư ờng không sò' thấy m àng hoạt


dịch. T rư ở n g họp m àng hoạt dịch dày, có
thê sở có cảm giác m ột m àng m ềm .
D ấu ba động

Đ ánh giá lượng dịch trong khoang khóp.


D ùng các ngón tay ép, gõ vào một mặt cùa
khớp, trong khi các ngón của bàn tay đối
diện áp sát mặt bên kia, dịch trong khoang
khớp nhiều sẽ làm Ring dộng các ngón tay
này. D ấu này thường được khám ơ khớp gối.
D ợu bập bềnh xư ơ n g bánh chè

D ấu này cũng dùng để phát hiện có dịch


ờ khớp gối. B ệnh nhân nằm ngừa, chân duỗi

215
hai loại vận động là vận động chủ động và bình thường, tiếng lạo xạo thường phản ánh
vận động thụ động. Vận động chù động là sự chuyển động cùa gân trên xương.
người khám hướng dẫn bệnh nhân tự chuyển Teo cơ
động chi. Vận động thụ động là người khám
Đo vòng chi, đánh giá mật độ cơ (cơ
cừ động chị cho bệnh nhân.
nhão, cơ chắc).
Trong bệnh khớp, hiện tượng giới hạn
• Viêm khớp: thường phối họp teo cơ
động tác khi vận động chủ động và thụ động
quanh khớp nhanh và nhiều.
thường như nhau. Trường hợp động tác chù
động bị giới hạn nhung thụ động lại bình • Bệnh khớp không viêm: cũng gây teo cơ
thường, không tổn thương ờ khớp mà là tồn nhưng chậm, ít.
thương cơ gân, phần mềm. Khám toàn thân
C ừ động các khớp đều được đo từ tư thế • Quan sát dáng đi, thế đứng.
khởi đầu gọi là tư thế trung tính (0°). T ư thế • Thể trạng: có nhiễm trùng không?
trung tính cùa các khớp được qui ước như
• Hạch: hạch quanh khớp, hạch toàn thân.
sau:
• Nốt dưới da:
• Người đứng thẳng.
■ Trong viêm đa khớp dạng thấp, nốt
• M ắt nhìn thẳng ra trước.
thấp xuất hiện ờ những điểm tựa áp
• Hai chi trên để thòng, xuôi dọc thân, suất như m ặt duỗi khuỷu tay, lưng
ngón cái hướng ra trước. bàn tay...
• Hai bần chân áp sát và song song với ■ N ốt M eynet trong thấp khớp cấp.
nhau.
* Tophi trong bệnh gout: cục tinh thể
Khớp lỏng lẻo muối urate hay gặp ờ vành tai và gân
Biên độ vận động khớp lớn hơn bình Achilles.
thường. Bệnh khớp ít khi gây lỏng khớp. • Tim mạch: bệnh van tim?
Khớp lòng lèo thường gặp khi có tổn thương
• Da: ban đó vòng, hồng ban cánh bướm,
dây chàng quanh khớp hay bao khớp. Hiện
vảy nến...
tượng lòng khớp hay được phát hiện ờ khớp
gối và cổ chân, • Thần kinh: thí dụ bệnh nhân múa giật
trong thấp khớp cấp có đặc điểm hay cáu
Tiếng lắc rắc khi khám
gắt, viết vẽ khó khăn, động tác múa
Sự chuyển động khớp có thể gây ra âm không mục đích, các đặc điểm này mất
thanh lắc rắc hay cảm giác lạo xạo khi sờ. khi ngủ.
Không giá trị đặc hiệu vì một sổ người bình
thường cũng có thể có. Neu kèm đau, nghĩ CÁC XÉT NGHIỆM CẶN LÂM SÀNG
đến tồn thương ờ sụn khớp (hay gặp trong
X quang
bệnh thoái hóa khớp). Hiện tượng này xảy
ra khi những bề m ặt của sụn bị thoái hóa cọ Đánh giá các thay đổi, tốn thương:
xát với nhau hay khi xương cọ xát xương • Xương.
khi sụn bị mất nhiều. Viêm vỏ bao gân cũng • Khe khóp và diện khóp.
có thể gây ra tiếng lạo xạo. ở những khớp
• Phần m ềm xung quanh khóp.
216
Siêu âm khớp Xét nghiệm đánh giá hiện tirựng viêm
Nội soi và sinh thiết khớp Công thức máu, tốc độ lắng máu (VS), CRP.
Có thể tiến hành ở khớp vai, háng, gối. Các xét nghiệm khác
Mục đích nham chần đoán (soi đánh giá bao
• Nhân tố thấp (RF), ASO, phết họng tìm
khớp, sụn khớp, màng hoạt dịch... và hướng
liên câu khuân.
dẫn sinh thiết) cũng như điều trị (phẫu thuật
khâu nối dây chằưg, cắt các phần XO' dính ■ Acid uric.
sau chấn thương...). ■ ANA, LE cell,
Xét nghiệm dịch khóp ■ Điện di đạm.
■ Vật lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Sinh hóa.
1. Current Rheumatology Diagnosis and
" Te bào và vi trùng học. Treatment. 2r<1, 2007.
2. Triệu chúng học nội khoa. Đại học Y Hà
Nội. Nhà xuất bản Y học, 2007.

217
CÂU H Ỏ I T ự LƯ ỢNG GIÁ
C họn m ột câu đúng

1. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của bệnh lý khớp:


A. Đau khớp.
B. Sưng khớp.
c. Hạn chế vận động.
D. Tiếng lắc rắc khi vận động.
E. Cứng khớp buổi sáng.
2. Tiếng lắc rắc khi khám khớp kèm vói đau khiến nghĩ đến tổn thương của
A. Bao khớp.
B. Dây chằng,
c. Xương.
D. Sụn khớp.
E. Tất cả đều sai.
3. Dấu hiệu đặc hiệu nhất trong viêm khớp:
A. Sưng.
B. Nóng,
c Đò.
D. Đau.
E. Tất cà đều đúng.
4. Tiếng lắc rắc khi khám khớp là do:
A. Những bề mặt của sụn bị thoái hóa cọ sát với nhau.
B. Khi xương cọ sát xương khi sụn bị mất nhiều.
c. Viêm vỏ bao gân cũng có thể gây ra tiếng lạo xạo.
D. Sự chuyển động của gân trên xương ờ những khớp bình thường.
E. Tất cả đều đúng.
5. Cơ chế có thể làm giảm sự chuyển động của khớp, chọn câu sai:
A. Tổn thương sụn khớp hay xương.
B. Tụ dịch khớp nhiều hay bán trật khớp,
c. Cứng khóp xơ hóa hay canxi hóa.
D. Do co cứng bao gân hay quanh gân.
E. Mất những cấu trúc nhạy cảm đau trong và quanh khớp.
6. Đau khớp do nguyên nhân thấp khóp cấp:
A. Chỉ đau ở một khớp nhất định.
B. Đau nhiều khớp tiến triển,
c. Đau nhiều khớp di chuyển.
D. Đau nhiều khớp đồng thời ngay từ khi khởi bệnh.
E. Đau về đêm.

218
7. Đau khớp do viêm khớp dạng thấp :
A. Chỉ đau ỏ'm ột khớp nhất định.
B. Đau nhiều khỏp tiến triển,
c. Đau nhiều khớp di chuyển.
D. Đau nhiều khớp đồng thời ngay từ khởi bệnh.
E. Đau về đêm.
8 . Khám nhiệt độ da trên khớp để đánh giá khớp viêm:
A. Khám bang nhiệt kế
B. Khám bang lòng bàn tay
c. Phát hiện sự thay đổi nhiệt độ hai bên chênh lệch 0.5 độ c khi khám bằng lưng bàn tay
D. Chỉ có ý nghĩa “ nóng” khi nhiệt độ nóng hơn hẳn vùng xung quanh (chênh lệch ít
nhất 1,5 độ C)
E. Chi nóng khi viêm khớp do vi trùng.
9. Thành phân nhạy cảm đau trong bao khớp:
A. Bao khớp
B. Sụn khớp,
c. Vỏ xương.
D. A và c đúng .
E. A, B và c đều đúng.
10. Xét nghiệm đánh giá hiện tượng viêm:
A. Công thức máu.
B. Tốc độ lắng máu.
c. CRP
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng.

ĐÁP ÁN
1A, 2D, 3B, 4E, 5E, 6 C, 7B, 8C, 9D, 10E

219
CH Ẩ N ĐOÁN PH Ù
Trần Kim Trang

MỤC TIÊU
1. N ê u đ ịn h n g h ĩ a p h ù .
2. T r ìn h b à y s ìn h b ệ n h h ọ c CI'lơ p h ù .
3. T r ìn h b à y c á c h p h â n lo ợ i và c á c n g u y ê n n h â n g â y p h ù .
4. C h ấ n đ o á n x á c đ ịn h , p h â n b i ệ t vồ n g u y ê n n h â n g â y p h ù .

ĐỊNH NGHĨA SINH BỆN H HỌC


Phù là sự gia tăng thể tích địch mô kẽ. Một phần ba lượng nước cùa cơ thể nằm
Cổ chướng và tràn dịch màng phối là các ờ khoang ngoài tế bào, trong đó 25% là
dạng đặc biệt cùa phù, do tích tụ dịch trong huyết tương và phần còn lại là dịch mô kẽ.
khoang màng bụng và khoang màng phổi.

p keo/mô pt tình/mó

T iể u đ ộ n g m ạ c h M ô kẽ T iế u tĩtili m ạ c h
Áp lực thủv tĩnli—> Áp lực tliủy tĩnh —> Bạch huyết
Áp lực keo < — Áp lực keo <---
--->
Hình 19.2: Lực Starling

220
M Ắ T CẢN BẢNG Lực STARLING TỐ N TH Ư Ơ N G M AO M Ạ CH
Các lực điêu hòa sự phấn bô dịch giiìa Co* chế
huyết tư ơ ns Irons mao mạch và mô kẽ đuợc
Tôn thưong nội m ạc m ao m ạch làm tăng
gọi là lực Starling.
tính thấm thành m ạch khiến protein thoát
Á p lực thủy tĩnh trong hệ thống mạch vào m ô kẽ.
m áu (phụ thuộc vào khối lượng máu trong
Nguyên nhân
lòns m ạch) và áp lực keo trong dịch m ô kẽ
C ó thế do các tác nhân hóa học, vi trùng,
có khuynh hướns đưa dịch từ lòng mạch ra
chấn thương do nhiệt, chấn thương cơ học,
nsoài m ô kê.
Trái lại áp lực keo (được tạo bởi nồng độ phản ứng dị ứng và do m iễn dịch.
protein huyết tuơns) trons lòng mạch và áp Đặc điểm lâm sàng
lực thủy tĩnh cùa dịch m ô kẽ có khuynh Thường phù khu trú khôn 2 ấn lõm và kèm
hướng dưa dịch vào lòng m ạch. theo các dấu hiệu viêm n h ư đó, nóng, đau.
Sự di chuyên nước và các chât hòa tan
từ long m ạch vào m ô kẽ xảy ra ở đầu tiểu PH Â N B IỆT C ơ C H Ê PH Ù N G U Y ÊN
động mạch cũa mao m ạch. D ịch từ m ô kẽ PH Á T H A Y T H Ứ PH Á T
vào tron 2 hệ thống m ạch m áu tại đầu tĩnh
m ạch của mao mạch và từ đường bạch Nguyên phát
huyết. Sự dẫn lưu bạch huyết tăng nếu gia N hư tắc tĩnh m ạch hoặc bạch mạch,
tăng dịch m ô kè. giảm cung lượng tim , giám album in máu,
Bình thường có sự cân bằng giữa các lực giữ dịch ở khoang phúc mạc và tăng tính
này để duy trì trạng thái ồn định gìừa dịch thấm thành mạch.
nội mạch và dịch mô kê. Neu m ột trong các Thứ phát
lực này thay đồi đáng kể sẽ có sự dỉ chuyên G ây giữ nước và muối để phục hồi thế
dịch bất thường giữa hai khoang. Phu do sự tích huyết tương như:
thay đổi m ột trong các iực Starling làm cho
• Giảm thế tích mấu động mạch có hiệư
dịch từ nội mạch di chuyển vào mô kè hoặc
quờ: là lượng m áu được đồ đầy trong hệ
vào trong các khoang cơ thế.
thống động mạch. N êu thể tích máu động
Khi sự dần lưu tĩnh mạch bị cản trở làm mạch có hiệu quả giảm thì sẽ có một
gia tăng áp lực tĩnh m ạch dẫn đen tăng áp chuỗi đáp ứng sinh lý để phục hồi the
lực thúy tĩnh m ao m ạch và gây phù. Sự tăng tích m áu động mạch có hiệu quả. N hùng
áp lực mao m ạch có thể toàn thân như trong đáp ứng này bao gồm: tiết hormon
suy tim. Khi áp lực keo của m áu giảm do chốns lợi niệu đưa tới việc uống và eiữ
bất cứ nguyên nhân nào gây giảm album in nước, kích hoạt hệ giao cảm và hệ RAA
m áu nặng như rối loạn dinh dưỡng, bệnh làm tăng sự giữ nước và m uối của thận.
gan, m at protein qua nước tiểu hay qua
• Arginine vơsopressin (AVP) và endoĩheỉm:
đường tiêu hóa hoặc tình trạng dị hóa nặng
sự tiết A V P đáp ímg với sự tăng nồng độ
đều có thề gây phù. thẳm thấu trong tế bào và bằng cách kích

221
thích thụ thể V 2 làm tăng sự tái hấp thu Protein máu giảm
nước tại ống thận xa. A V P tuần hoàn tăng
Mắt protein qua nước tiểu: hội chứng thận
trong suy tim. Endothelin là một peptid
hư.
co m ạch mạnh được phóng thích bởi tế
bào nội mạch, tăng tiết trong suy tim. Mất protein qua da
• Peptid lợi niệu nhĩ (ANP): khi nhĩ bị • Bỏng.
căng dãn và hoặc lượng muối tăng có thể • vết thương.
gây phóng thích ANP đưa tới sự tiết muối
Giảm tầng hẹp proteỉn
và nước qua việc tăng độ lọc cầu thận,
• Bệnh gan.
ức chế tái hấp thu muối ờ ống gần và ức
chế phóng thích renin và aldosterol; dãn • Suy dinh dưỡng.
tiểu động mạch và tĩnh m ạch qua việc Tính thấm thành mạch tăng
chống lại hoạt tính co mạch của AII, • Phàn ứng miễn dịch gây phóng thích
A V P và kích thích giao cảm . Peptid lọi histamin và các sàn phẩm miễn dịch khác.
niệu thất (BNP) được dự trữ ở cơ tim và
• Độc tố.
được phóng thích khi áp suất tâm trương
cùa thất gia tăng. Hoạt động của nó giống • N hiễm trùng.
như ANP. N gưỡng AN P và B NP trong • Thiếu vitamin: quan trọng là vitam in c.
suy tim tăng nhưng không đù để ngăn • Thiếu m áu cục bộ kéo dài.
ngừa phù. Trong các tình trạng phù, đặc • Bỏng.
biệt trong suy tim có sự đề kháng bất
Sự dẫn lưu bạch huyết bị tắc nghẽn
thường vói hoạt động cùa peptid lợi niệu.
• U ng thư.
NGUYÊN NHÂN PHÙ • N hiễm trùng: giun chỉ.
• Phẫu thuật.
THEO SINH LÝ BỆNH
• Bất thường bẩm sinh của hệ bạch huyết.
Á p lự c th ủ y tĩn h tă n g
TH EO L Â M SÀNG
Do thận tăng giữ nước và muồi
• Suy thận cấp hoặc mạn. Phù toàn thân: là sự tăng dịch m ô kẽ toàn
• Gia tăng hormon thượng thận. cơ thể. Phù ở m ặt, thân, chi và thường kèm
theo tràn dịch m àng phổi, m àng bụng. Tuy
Do tăng áp lạc tĩnh mạch nhiên phù có thể rõ ờ m ột vùng đặc biệt m à
• Suy tim. có thề lẩm với phù khu trú.
• Tắc tĩnh mạch. • Suy tim.
• Suy bơm tĩnh mạch: liệt cơ, phần chi bị • X ơ gan.
bất động, suy các van tĩnh mạch. • Bệnh thận như hội chứng thận hư, suy
Do giảm kháng lục tim động mạch thận, viêm vi cầu thận cấp.
• Do tiếp xúc với nhiệt. • Suy dinh dưỡng nặng.
• Suy hệ thống thần kinh giao cảm. • Phù vô căn.
• Các thuốc dãn mạch.

222
P h ò k h u tr ú : do các yếu tố tại chỗ, không C H Ả N Đ O Á N X Á C Đ ỊN H P H Ù
do tăng dịch m ô kẽ toàn cơ thê. Phù có thề phát h iện d ễ d àng trên lâm
• Tắc tĩnh m ạch do viêm tắc tĩnh m ạch. sàng khi gia tăng thề tích d ịch m ô kẽ trên
• Suy tĩnh m ạch chân. vài lít.
• Tắc nghẽn bạch huyết vùng chậu do ung T ăn g cân
thư có thể gây phù hai chân. C ó thể tăng 4 - 5 kg trước khi phát hiện
• C hắn thương. phù bởi dấu ấn lõm.
• Bỏng. T riệ u c h ứ n g CO’ n ăn g
• V iêm 1Ĩ 1Ô tế bào. Bệnh nhân cảm thấy nặng nề ở nhừng vùng
• Phù m ạch. bị phù (nặng m ặt, mi m ắt), sư ng căng và che
• V iêm nhiễm tạí chỗ. ỉấp các vùng lồi ỉổm bình thường, da vùng

H ìn h 19.4: Phù chân voi do tắc bạch m ạch

223
phù nhạt đi. Nhẫn đeo ở tay chật hơn, khó đi • Phù m ột bên do sang thương ớ hệ thần
giày hơn nhất là vào buổi chiều, c ầ n hỏi phù kinh trung ương ảnh hưởng đến các sợi
có giảm khi theo chế độ ăn lạt hay không. vận m ạch của m ột bên, liệt cũng có the
làm giảm sự dẫn lưu m áu tĩnh m ạch và
D ấu ấn lõm
bạch m ạch cùng bên.
Gặp trong phù m ềm (dấu Godet): dùng
ngón tay cái ấn nhẹ nhàng ít nhất 5 giây M À U SẲ C , Đ ộ DÀY , S ự NHẠ Y CẢM
vùng m ô trên nền xương cứng như phía sau CỦA DA
mắt cá trong, trên mu chân, m ặt trước xương • Phù khu trú do viêm có triệu chím g đau,
chày hoặc xương cùng tìm xem có dấu ấn nóng, đỏ.
lõm để lại sau khi bỏ tay ra. Phù m ềm cũng • Phù khu trú kèm theo tím có thể do tấc
có thể được phát hiện sau khi đặt ống nghe tĩnh mạch. Phù tái đi tái lại nhiều lần thì
lên thành ngực trong vài phút sẽ để lại hình da trên vùng này sẽ dày lên, đỏ, và cứng.
vòng tròn của ống nghe.
P h ù cử ng CÁC TRIỆU CHỨ N G LÂ M SÀNG KHÁ C
KỀM THEO
Khi không có dấu ấn lõm , do phù lâu
làm sợi hóa da và m ô dưới da L ư ợ n g nư ớ c tiếu 24 giò'.
G ọi ý p h ù do gan: tuần hoàn bàng hệ, cố
CHẤN ĐOÁN NGUYÊN NHẲN PHÙ chướng, vàng da, sao m ạch, lòng bàn tay son.
K êt hợp nhiều yếu tố sau đây:
G ọi ý p h ù do suy tim : khó thờ khi gắng
sức, khó thở nam , khó thờ kịch phát về đêm,
S ự PH Â N BỒ C Ủ A PHÙ: là m ột hướng
tim to, nhịp ngựa phi cùng với các triệu
dẫn quan trọng để tìm nguyên nhân:
chứng suy tim như khó thớ, ran phoi, tĩnh
• Phù giới hạn ờ m ột chân hoặc m ột hay mạch cảnh nổi và gan to.
hai tay thường do tắc tĩnh m ạch hoặc
bạch m ạch, liệt chi. P h ù do các ng u y ên n h â n k h ác
• Phù do giảm album in máu đặc trưng là • Suy giáp: phù niêm điển hình ở vùng
phù toàn thân, rõ nhất là ở các mô mềm trước xương chày có thế kèm theo phù
như m í mắt và mặt, nặng hơn vào buổi quanh hốc mắt. Phù cứng.
sáng. • Thuyên tắc tĩnh m ạch sâu: kèm đau chi
tương ứng.
• Nguyên nhân phù m ặt ít gặp hơn: dị
ứng, phù niêm. • Thuốc đang dùng: estrogen, corticoid,
thuốc dãn m ạch nhất là nifedipine, thuốc
• Phù do suy tim, tăng thể tích dịch ngoại
lợi tiểu (xuất hiện ở những bệnh nhân
bào: phù m ềm , đối xứng, liên quan tới tư
dùng lợi tiểu kéo dài làm giảm thề tích
thế (nếu bệnh nhân còn đi lại được,
m áu nhẹ, khi đó sẽ xuất hiện cơ chế bù
thường xuất hiện đầu tiên ớ hai chân, rõ
trừ quá m ức để giữ nước - bù trừ với tác
hơn vào buổi chiều và biến m ất vào buổi
dụng cùa thuốc lợi tiểu. Khi ngưng lợi
sáng, nếu bệnh nhân nằm , phù cơ quan
tiểu đột ngột làm m ất tác dụng lợi tiểu
sinh dục, sau đùi và vùng lung, xương để chống lại cơ chế bù trừ này dẫn tới sự
cùng. Bệnh nhân nữ nếu chi nam giữ nước và gây phù).
nghiêng m ột bên thì sê phù vú bên đó).
224
• T hai kỳ. C H Ả N Đ O Á N P H Â N B IỆ T
• Phù vô căn: thường ở phụ n ữ 30-50 tuồi, Phù khu trú dễ phân b iệt với phù toàn
được đặc trư ng bởi các đợ t phù có chu thân. Phần ỉớn phù toàn thân do bệnh tim ,
kỳ như ng không liên quan tới chu kỳ thận, gan và rối loạn dinh dưỡng. D o đó
kinh nguyệt, thường kèm theo chướng chẩn đoán phân b iệt phù toàn thân nham
bụng. B ệnh nhân lên cân sau khi đứng hướng tới việc tìm nguyên nhân.
vài giờ do tăng tính thấm thành m ạch.
Phù có thể nặng hơn khi trời nóng. Phù T IẾ P C Ậ N B Ệ N H N H Â N P H Ù
vô căn cần phân biệt với phù chu kỳ xuất • Phù toàn thân h ay khu trú (tràn dịch
hiện trước m ỗi kỳ kinh do giữ nước và m àng phổi, cố chư ớ ng là m ột dạng của
giữ m uối thứ phát do estrogen. phù khu trú).
• N êu phù toàn thân, đ ầu tiên cẩn xem có
CẬN LÂM SÀNG giảm album in m áu nặng, n g h ĩa là
• Đo nồng độ album ỉn trong huyết thanh: album in m áu giảm dưới 2,5 g/dL.
giúp nhận diện nguyên nhân phù do • T ừ đó, bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng
giảm áp lực keo nội m ạch. và các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán
• Đạm niệu âm tính gợi ý phò không do bệnh x ơ gan, rối loạn dinh dưỡng, bệnh lý dạ
lý thận. Đ ạm niệu m ức độ nhẹ đến trung dày ruột m ất protein, hội chử ng thận hư.
bình có thể gặp trong suy tim , đạm niệu • N êu không giảm album in m áu, tìm các
m ức độ cao gặp trong hội chứng thận hư. dấu hiệu của suy tim sung huyết.
• H ồng cầu trong nước tiều: viêm vi cầu • Đ ánh giá th ể tích nước tiểu xem bệnh
thận. nhân có thiểu niệu hay vô niệu không.
• Đ ạm m áu, điện di đạm m áu, m en gan: B ản thân tình trạng phù không nguy
tìm nguyên nhân từ gan. hiềm m à chủ yếu tùy vào nguyên nhân gây
• Siêu âm tim , B N P m áu: giúp xác định phù. C ần n h ở những nguyên n hân chính của
suy tim. phù toàn thân là bệnh lý tim , gan, thận.
• Siêu âm tĩnh m ạch chân, D -dim er: nếu
phù chân nghi do thuyên tắc tĩnh m ạch.

Chân đoán có phù

I Khu tn T I Toàn thân I


ị V'S'S* Một số ^
TÔ11 thương tại chỗ Tẩc tĩnh mạch Albumin/máu Albumin/máu nguvên nhân
(Nhiễm trung Tắc bạch mạch < 2.*) g% > Ĩ Ị g% \ ' t gặp khác
Miễn dịch
Cơ học ĩ ^A
Suy gan/xơ gan Tĩnh mạch cánh nối Tăng nitơ máu
HC tiiạn hư 1 1
Suv dinh dưỡng „ ^ . ị
Suy tim Suy thận
H ìn h 19.7: Sơ đồ tiếp cận phù

225
T À I L IỆ* U T H

AM KHẢO 3. Loscalzo E. Edem a. In:A nthony S.Fauci,
1. Paul H. Tanser. Edema, The Merck Manual editor. H arrison’s m anual o f internal
of diagnosis & therapy. m edicine 17edi: T he M cG raw Hill
http://www.merckmanuals.com/professional com panies; 2009, p. 240 - 242.
/sec07/ch069/ch069c.html,. 2009.
2. Em edicinehealth. Edem a,
w w w .em edicinehealth.com /edem a/page
4_em .htm , 2011.

226
C Â U H Ỏ I T ự LƯ Ợ N G G IÁ
C họn m ột câu đ úng

1. Gọi là phù khi:


A. Gia tăng thể tích dịch m ô kẽ.
B. Não úng thủy.
c. Tràn dịch m àng tim.
D. Gia tăng thể tích dịch nội mạch.
E. Gia tăng ấp lực keo trong mô kẽ.
2. Không là cơ chế của phù:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh tĩnh mạch.
B. Giảm đạm máu.
c. Tăng tính thấm thành mạch.
D. Tăng tuần hoàn bạch huyết.
E. Tăng áp lực thủy tĩnh động mạch.
3. Triệu chứng của phù:
A. Giảm cân do thoát dịch vào mô kẽ,
B. Dấu ấn lõm.
c. Sáng dậy m ang giày thấy chật hơn.
D. D a cứng, nhám , tái màu.
E. Tiểu nhiều do tăng tuần hoàn ổng thận gần.
4. Đe tiếp cận bệnh nhân phù:
A. Cần xấc định phù cấp hay mạn.
B. Cần xem phù toàn thân hay khu trú.
c. K hông cần định lượng album in máu.
D. Xác định thể tích nước tiểu là vô nghĩa.
E. Cần đánh giá phù lành hay ác tính.
5. Triệu chứng cận lâm sàng cần thực hiện để xác định nguyên nhân phù:
A. Định lượng hồng cầu trong máu.
B. X quang vùng bị phù.
c. Đạm máu, đạm niệu.
D. Chọc hút dịch phù.
E. Siêu âm vùng phù.
Là nguyên nhân của phù khu trú:
A. Suy giáp.
B. Suy tim.
c. Suy tuần hoàn.
D. Suy thận.
E. Suy tĩnh mạch
7. Khám xác định dấu ấn lõm trong phù mềm:
A. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng ít nhất 5 giây vùng mô trên nền xương cứng.
B. Dùng ngón tay cái ấn mạnh < 5 giây vùng mô trên nền xương cứng.
c. Dùng bàn tay ấn lên vùng mô thấp nhất cơ thể đề đánh giá phù theo trọng lực.
D. Dùng ngón tay cái ấn < 5 giây vùng mô nghi phù.
E. Chỉ khám sáng mới thức dậy.
8. Phù khu trú do viêm:
A. Da trên vùng này sẽ dày lên, tím, và cứng.
B, Thường do viêm tắc động mạch,
c. Có triệu chứng đau, nóng, dỏ.
D. Thường phù cứng do phù lâu làm sợi hóa da vằ mô dưới da.
E. Có thể là một biểu hiện cục bộ cùa bệnh toàn thân.
9. Đạm niệu:
A. Có thể mức độ rất nhiều trong suy tim,
B. Chi xét nghiệm khi không đo được nồng độ albumin trong huyết thanh,
c. Chỉ xét nghiệm khi nghi ngờ hội chứng thận hu.
D, Âm tính loại trừ phi do bệnh lý thận.
E. ít giá trị hướng dẫn chẩn đoán nếu bệnh nhân thiểu niệu.
10. Là nguyên nhân cùa phù toàn thân:
A. Chấn thương.
B. Phù mạch,
c. Phẫu thuật.
D. Tắc nghẽn bạch huyết.
E. Phù vô căn.

ĐÁP ÁN
1A, 2D, 3B, 4B, 5C, 6E, 7A, 8C, 9D, 10E

228
CHẨN ĐOÁN SỐT
Trần Kim Trang

M Ụ C T IÊ U
1. N ê u đ ị n h n g h ĩ a SOI.
2. Trình bày bệnh n g u yên , bệnh sinh cùa sốt.
3. Mô tá triệu chứng, biến chứng cùa sốt.
4. Chẩn đoán: xác định, phân biệt, kiểu và nguyên nhăn gây sốt.

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm NGU YÊN NHÂN
sàng, không khó nhận diện, v ấn đề là việc • Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu.
xác định nguyên nhân sốt, đôi khi là một t Tai biển mạch máu: não, vành, phổi.
thách thức với thầy thuốc.
• Ung thư.
Đ ỊN H N GH ĨA • Tổn thương trung tâm diều nhiệt: u não,
• Thân nhiệt ờ trực tràng > ở miệng > ở xuất huyết nội sọ.
nách. • Bệnh lý huyết học: cơn tán huyết cấp ...
• Nhiệt độ ở nách + 0,5°c = nhiệt độ ở • Bệnh lý miễn dịch: bệnh tạo keo, viêm
miệng. đa khớp dạng thấp.
• Nhiệt độ ờ miệng + 0,5°c = nhiệt độ ở • Bệnh lý chuyển hóa cấp: thống phong,
trực tràng. bão giáp.
• Bình thường, thân nhiệt (lấy ở miệng) • Chấn thương cơ học.
khoảng 36-37°C. • Linh tinh: do thuốc, tâm lý (thường ớ bệnh
• Nghỉ ngơi tại giường, hoặc vào lúc gan nhân nữ trẻ, kèm triệu chứng khác của
sáng: thân nhiệt hạ thấp. rối loạn thần kinh chức năng), tự tạo.
• Hoạt động mạnh và kéo dài, thời tiết
nóng bức: thân nhiệt tăng lên. T R IỆ U C H Ứ N G TO À N TH Â N
• Gọi là sốt khi thân nhiệt > 37,5°c nếu • Lạnh run, ớn lạnh (thường gặp trong
cặp nhiệt ớ miệng hoặc > 38°c nếu cặp nhiễm siêu vi).
nhiệt ở hậu môn. • Cảm giác dễ chịu hơn trong môi trường
ấm.
SIN H LÝ B ỆN H • Khát nước.
M ô hoại tử, nhiễm trùng, viêm, u ... giải • Đau nhức: nhức đầu, đau lung, đau cơ,
phóng chất gây sốt nội sinh (đặc biệt là đau khớp dù không viêm khớp.
interleukine IL-1) tác động lên hạ đôi - • Da: đò, nóng, ẩm.
trung tâm điều nhiệt gây thay đổi điếm đặt • Tăng tần số tim.
(set point) thân nhiệt của cơ thể, từ dó tăng
• Sảng: thường ờ người già, tai biến mạch
thân nhiệt.
m áu não, nghiện rượu.

229
• Co giật: thường ở trẻ em. CHÂN ĐOÁN KIÊU SỐT
• Biếng ăn. • Cơn (intermittent): thân nhiệt về bình
• M ệt mòi, yếu ớt. thường mỗi ngày, gặp trong nhiễm
trùng, áp xe, lao kê, lymphoma.
• Herpes labialis: do sự tăng thân nhiệt
làm hoạt hóa virus Herpes tiềm tàng. • Liên tục (remittent): thân nhiệt giảm
Thường gặp trong nhiễm Pneumococcus, trong ngày nhưng không về bình thường,
M eningococcus, Streptococcus, sốt rét, dao động thân nhiệt trong ngày > l,l° c .
Rickettsia... • Kéo dài (sustain): thân nhiệt tăng đều,
kéo dài không có dao động trong ngày,
BIẾN CHỨNG thường gặp trong thương hàn.
• Tăng dị hóa mô. • Hồi quy (relapse): có những đợt sốt ngắn
• Tăng tiêu thụ ôxy. giữa 5 - 7 ngày bình thường, thường gặp
trong sốt rét.
• M ất nước.
• Đợt (episode): kéo dài nhiều ngày kèm
• Co giật, kích động.
sau đó > 2 tuần không sốt.
• Sảng, ào giác, lú lẫn.
• Suy tim nặng hon. CHÂN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
Dựa vào kiểu sết và luu ý đến thòi gian
CHÁN ĐOÁN
kéo dài của sắt
CHẤN ĐOÁN XÁC ĐỊNH Trên hai tuần (sốt kéo dài): do lao,
viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, sốt rét, siêu
Lưu ý trong sốt tự tạo không có tăng tần
vi, ung thư, bệnh tạo keo.
số tim và không có các triệu chứng da kèm
'theo, không theo một kiểu nào, cần đứng Dưới hai tuần (sốt cấp tính); do nhiễm
bên bệnh nhân trong thời gian cặp nhiệt. trùng cấp hoặc các nguyên nhân khác như dị
ứng thuốc, gout.
CHẤN ĐOÁN PHÂN BIỆT: tăng thân nhiệt Dựa vào vùng dịch tễ
(hyperthermia)
• Vùng dịch tễ sốt rét: vùng duyên hải,
• C ơ chế khác hẳn: không có biến đổi ờ vùng rừng núi ờ Việt Nam.
trung tâm điều nhiệt. • Trẻ em + m ùa m ua + vùng dịch tễ sốt
• Nguyên nhân: thường do nhiệt đột quy xuất huyết: nghĩ sốt xuất huyết.
do nóng (heat stroke) vì ở trong môi
• Sốt + rối loạn tiêu hóa + vùng dịch
trường nhiệt độ cao, hay phàn ứng
thương hàn: nghĩ đến thương hàn.
thuốc, khiến cơ thể tạo hay hấp thu nhiệt
nhiều hơn mức tiêu nhiệt. Dọa vào tần suất bệnh: bệnh nào thường
• Triệu chứng: do dãn mạch nên da đò, gặp/ít gặp.
nóng, sưng môi; da khô vì không tiết mồ Dụa vào khám lâm sàng nhiều lần, tìm các
hôi được; không dao động thân nhiệt triệu chúng kèm theo:
trong ngày, đồng tử dãn, cứng cơ, không • Sốt + vàng da + đau hạ sườn phải: nhiễm
đáp ứng thuốc hạ sốt. trùng đường mật.

’ 230
• s ố t + n hứ c đầu, ói + cố gư ợ ng: viêm • Sốt > 3 tuần.
m àn g não. • Sốt > 38,3°c.
• Đặc biệt lưu ý san g th ư ơ n g da và phát • Không tìm ra nguyên nhân sau > 1 tuần
ban. nhập viện (một số ý kiến mới: saụ > 3
D ựa vào các xét nghiệm : cô n g thức m áu, ngày nhập viện hoặc sau > 3 lần khám
tồ n g phân tích nư ớc tiểu, tốc độ lang m áu, ngoại trú).
p h ết họng, cấ y m áu - nư ớc tiểu, phân, test
h uyết thanh, X q u an g naự c, KẾT LUẬN
Sốt là triệu chửng chính xác, khách quan
Gọi ý nguyên nhân nhiễmtrùng khi:
của bệnh nhưng không đặc hiệu cho nguyên
• K hởi p h át đ ộ t ngột.
nhân bệnh nào, vì thế cần dựa vào tất cả các
• > 3 9 ° c k èm th eo run. tính chất cùa sốt và các triệu chứng khác của
• C ó triệu ch ứ n g hô hấp (ho, sồ m ũi, đau bệnh nhân, kết họp xét nghiệm cặn lâm sàng
họng). đé tìm ra nguyên nhân của sốt.
• M ệ t m ỏi, đau c ơ khớ p, s ợ án h sáng,
n h ứ c đầu, nh ứ c m ắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M ark Thoelke & Christopher J. Gutjahr.
• B u ồ n nôn, nôn, tiêu cháy.
Patient care in internal medicine. In: Corey
• L ách /h ạch to. Foster, editor. The W ashington manual of
• T iểu khó, tiểu đau, đau h ô n g lưng. m edical therapeutics. 33 edi. Lippincott
W illiam s & W ilkins; 2010, p. 7-8.
• D ấu m àn g não.
2. Charles A. Dinarello, Reuven Porat. Fever
• Bạch cầu > 12.000 hoặc < 500/m m 3 m áu.
and Hyperthermia. In: Anthony S.Fauci,
Sốt c h u a rõ nguyên n h â n (fever o f unknow n editor. Harrison’s manual o f internal
o rig in, F U O ): là m ột hội ch ứ n g với: m edicine 17th edi; The M cGraw Hill
com panies; 2009, p. 199 - 203.

231
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Thân nhiệt khi đặt ở:


A. Hậu m ôn > m iệng > nách.
B. H ậu m ôn > m iệng > bẹn.
c . Nách > hậu m ôn > bẹn.
D. N ách > hậu m ôn > miệng.
E. N ách > bẹn > hậu môn.
2. L à nguyên nhân hàng đầu của sốt:
A. Thuốc.
B. N hiễm trùng.
c. Nhồi m áu cơ tim.
D. Ung thư.
E. Rối loạn m iễn dịch.
3. K hông là triệu chứng của sốt:
A. Lạnh run.
B. Nhức đầu, đau cơ.
c. D a khô, nóng, đò.
D . Tăng nhịp tim.
E. C o giật ờ trẻ em.
4. Biến chứng cùa sốt:
A. Đồng hóa mô.
B. Bạch cầu < 500/m m 3 máu.
c. Tiểu nhiều.
D. Giảm nhịp thờ.
E. M ất nước.
5. K ết luận là sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân khi:
A. Sốt > 3tuần, > 38,3°c, không tìm ra nguyên nhân sau > 3ngày nhập viện.
B. Sốt > 3 tháng, > 38,3°c, không tìm ra nguyên nhân sau > 3 ngày nhập viện,
c . Sốt > 3 tuần, > 38,3°c, không tìm ra nguyên nhân sau > 3 tuần nhập viện.
D. Sốt > 3đọt, > 38,3°c, không tìm ra nguyên nhân sau > 3ngày nhập viện.
E. Sốt có thân nhiệt dao động trong ngày > 3°c,
6 . Sốt có thân nhiệt giảm trong ngày nhưng không về bình thường, dao động thân nhiệt trong
ngày > 1,1°c gọi là:
A. Sốt cơn.
’ B. Sốt đợt.
c. Sốt hồi quy.
D. Sốt kéo dài.
E. Sốt liên tục.
232
7. Gợi ý sổt do nhiễm trùng khi:
A. Liệt nửa người.
B. H ồng cầu > 12.000 hoặc < 500/m m 3 máu.
c. Triệu chứng suy tim cấp.
D. T iểu khó, đau; đau hông lưng.
E. > 39°c kèm theo thân nhiệt trong ngày thường < 37°c.
8 . Sốt cơn:
A. Hoạt động mạnh và kéo dài, thời tiết nóng bức sẽ làm thân nhiệt tăng thêm.
B. Thường là sốt cấp tính < 2 tuần,
c. Gặp trong nhiễm trùng.
D. Gặp trong dị ứng.
E. Kéo dài nhiều ngày kèm sau đó > 2 tuần không sốt.
9. C ơ chế gây sốt:
A. Do hạ đồi tổng họp chất gây sốt nội sinh tác động lên trung tâm điều nhiệt.
B. D o mô hoại từ, nhiễm trùng, viêm, u giải phóng chất gây sốt nội sinh tác động lên hạ
đồi khiến tăng thân nhiệt.
c. D o trung tâm điều nhiệt tổng hợp chất gây sốt nội sinh.
D. Do dãn m ạch, tăng tiết mồ hôi.
E. D o tãng tần số tim khiến tăng tưới m áu trung tâm diều nhiệt.
10. Chẩn đoán nguyên nhân sốt dựa vào:
A. Xét nghiệm (có giá trị tham kháo yếu nhất).
B. Biểu đồ sốt trong thời gian nằm viện, cần đứng bên bệnh nhân trong thời gian cặp
nhiệt.
c. Biểu hiện của biến chứng.
D. Kiểu sốt + dịch tễ học + lâm sàng + cận lâm sàng.
E. Khám lâm sàng nhiều lần có giá trị chỉ điểm tuyệt đối.

ĐÁP ÁN
1A, 2B, 3C, 4A, 5A, 6 E, 7D, 8C, 9B, I0D

233
CẤP cứ u NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
B ùi X uân Phúc

MỤC TIÊU
1. T rìn h b à y c á c b ư ớ c c h o n đ o á n n g ừ n g h ô h ấ p tuần hoàn.
2. T rìn h b à y k ỹ th u ậ t x o a b ó p tim n g o à i lồ n g ngực.
3. T rìn h b à y k ỹ th u ậ t h ô h ấ p m iệ n g q u a m iệ n g v à b ó p b ó n g q u a m ộ t nợ.
4. T rìn h b à y s ơ đ ể tó m tắ t h o i s in h c ơ b à n ở n g ư ờ i lớn.

ĐẠI CƯƠNG Kiểm tra tri giác


Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô Đímg bên cạnh bệnh nhân, lay gọi to.
hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả. Não là Kích thích đau nếu bệnh nhân không đáp
cơ quan nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu ứng. Neu bệnh nhân vẫn không đáp ứng tức
ôxy. Ngưng hô hấp sau 1 - 2 phút sẽ dẫn là mê sâu, tiến hành kiểm tra tuần hoàn ngay.
đến mất tri giác do thiếu ôxy não, và dẫn
Kiểm tra tuần hoàn
đến ngưng tim sau 3 - 1 0 phút do cơ tim bị
• Xấc định ngưng tim bằng cách sờ động
thiếu ôxy. Ngưng tuần hoàn khoảng 15 giây
mạch cảnh hoặc động mạch bẹn.
sẽ dẫn đến mất tri giác do thiếu ôxy não và
• Sờ động mạch cảnh bằng ngón trỏ và ngón
dẫn đến ngưng hô hấp sau 1-2 phút.
giữa, vị trí sờ ở phía trước cùa cơ ức đòn
Ngưng hô hấp tuần hoàn là một vấn đề
chũm, ngang mức bờ trên của sụn giáp
cấp cứu khẩn cấp, cần xử trí có hiệu quả
(trái táo Adam). Không nên ấn quá lâu.
trong vòng vài phút. Nếu chậm trễ bệnh
• Sờ động mạch bẹn ờ giữa nếp làn bẹn.
nhân sẽ chết hoặc để lại các di chứng nặng
nề do thiếu ôxy não. • Nếu sờ động mạch cảnh hoặc động mạch
bẹn không thấy nẩy là bệnh nhân đã
Hồi sức cơ bản bao gồm:
ngưng tim. Nếu mạch nẩy chậm, rời rạc
• A (Airway): làm thông thoáng đường thờ.
ta cũng coi như ngưng tim.
• B (Breathing): hô hấp miệng qua miệng
hoặc bóp bóng qua mặt nạ. Kiểm tra hô hấp
Xác định bệnh nhân có thờ hay không
• c (Circulation): xoa bóp tim ngoài lồng
bầng cách đặt tai người khám gần miệng
ngực.
bệnh nhân để nghe tiếng thờ cùa bệnh nhân
Hồi sức nâng cao bao gồm các thù thuật
và cảm giác khí thở ra cúa bệnh nhân trên
như đặt nội khí quản, thờ máy, sốc điện,
má, đồng thời xem chuyển động cùa ngực
dùng thuốc để tăng co bóp cơ tim.
bệnh nhân.

CHÁN ĐOÁN NGƯNG H Ô H Ấ P TUÂN


RỸ THUẬT XOA BÓP TIM NGOÀI
HOÀN
LỒNG NGỰC
Dựa vào các triệu chứng: bất tinh, ngưng
Kỹ thuật
thờ và mất mạch.
• Bước 1: đặt bệnh nhân nằm ngửa trên
mặt phang cứng. Neu bệnh nhân đang

234
nằm trên giường nệm hay giường có lò • B ước 6 : dồn toàn bộ sứ c nặng củ a than
xo thì lót tấm ván dưới lưng bệnh nhân. ép xuồng ngự c bệnh nhân, thẳng hướng
• B ước 2: đứ ng bên cạnh ngực bệnh nhân xuống cộ t sống, ấn sâu khoảng 3 - 5 cm .
(ngang tim ). C ó thể thực hiện đấm ngực • B ước 7: nới lỏng tay giảm áp lực ép, cho
bầng cách đập m ạnh vào phần dưới ngực đàn hồi về vị trí cũ trước khi ép
xương ức bệnh nhân từ m ột khoảng cách nhịp kế tiếp nhưng không xê dịch tay
khoảng 20 - 30 cm bằng m ặt trụ cúa khỏi vị trí ấn. T hời gian ép và thư giãn
nấm tay người hồi sức. gần bang nhau.
• B ước 3: định vị điểm ấn ở 1/2 dưới • T hực hiện lại bước 6 và 7 thật nhịp
xương ức: nhàng đều đặn với tần số 100 ỉần/phút.
• T ìm m ũi kiếm xương ức, đặt m ột ngón Đ á n h g iá h iệ u q u ả c ủ a việc x o a b ó p tim
tay lầm dấu. Đ ặt thêm m ột ngón tay
S ờ thấy m ạch n ấy theo nhịp xoa bóp là
khác vào kế bên. Đ ặt tiếp bàn tay kia sát
có hiệu quả. N eu không s ờ th ấy m ạch thì gia
hai ngón tay đó. Đ ây là vị trí ấn tim.
tăng lực ép ngực. H ạn ch ế tôi đa việc gián
• B ước 4: đặt trục dài của bàn tay ấn tim đoạn xoa bóp tim.
thẳng góc với trục dài của xương ức, các
ngón tay duỗi. Đ ặt tiếp bàn tay còn lại CÁC BIẾN CHỬNG CỦA XOA BÓP
lên bàn tay kia, các ngón tay cùa hai bàn TIM NGOÀI LÔNG NGỰC
tay m óc vào nhau.
• G ãy xương sườn.
• B ước 5: tư thể quỳ, thẳng lưng, đư a
• T ràn khí m àng phổi.
người về phía trước để hai vai người hồi
sức hầu như thẳng phía trên ngực bệnh • C hấn thương tim .
nhân, cánh tay thẳng trên điềm ấn chiếu • T ràn m áu m àng tim .
xuống cột sống bệnh nhân. • C hèn ép tim .
• T ràn m áu m àng phối.
• T ồn thương gan, lách.

H ìn h 21.1: Định vị điếm ấn, cách m ũi kiếm


xương ứ c 3 - 5cm .

235
KỸ THUẬT HÔ HẤP MIỆNG QUA MIỆNG
• Trước tiên cần làm thông đường thở:
• Hút đàm nhớt, lấy dị vật trong họng
miệng bệnh nhân nếu có.
• Thực hiện thủ thuật Heimlich tư thế
nằm khi nghi ngờ bệnh nhân có dị
vật ờ thanh - khí quàn gây tắc đường
thở: người hồi sức quỳ xoạc hai gối
hai bên gối bệnh nhân. Đặt tay lên
vùng thượng vị bệnh nhân và đột ngột
ấn mạnh xuống hướng về phía đầu H ình 21.3: Thù thuật ngừa đầu nâng cằm
bệnh nhân thật nhanh. Mỗi lần ấn
chú ý xem dị vật có lọt ra hay không.
• Thù thuật ngừa đầu, nâng cằm (hình 21.3):
■ Ngừa đầu bằng cách đặt lòng bàn tay
lên trán bệnh nhân, tạo một áp lực
hướng ra sau.
“ Các ngón tay của bàn tay kia đặt
ngay dưới hàm dưới, nàng lên trên
để kéo cam ra phía trước.
■ Nếu nghi ngờ bệnh nhân có tổn
thương cột sống cổ phải làm thủ
thuật ấn hàm mà không ngửa đầu Hình 21.4: Thù thuật ấn hàm không ngửa đầu.
(hình 21.4). Đây là một thủ thuật
khó. Dùng các ngón tay của hai bàn
tay móc hai bên góc hàm cùa bệnh
nhân và nâng lên. Neu mỏi tay có thể
chống hai khuỷu tay xuống đất làm
điểm tựa.
• Kỹ thuật hô hấp miệng qua miệng:
• Bước 1: quỳ gối bên cạnh bệnh
nhân.
• Bước 2: một tay kẹp mũi bệnh nhân
bằng ngón cái và ngón trỏ, lòng bàn
tay này đặt trên trán bệnh nhân đẩy
mạnh làm cho đầu ngừa tối đa. Tay
kia nâng cằm hoặc nâng dưới cổ
bệnh nhân (hình 21.5). H ình 21.5: Tư thế thổi ngạt

236
■ Bước 3: hít hơi thật sâu và kề m iệng Phối họp xoa bóp tim ngoài lồng ngực và
m ình vào m iệng bệnh nhân thồi vào, hô hấp miệng qua miệng
tránh thoát hơi ra ngoài. M ắt hướng Khi người cấp cứu chi có m ột m ình đơn
về ngực bệnh nhân xem lồng ngực độc:
có nhô lên sau mỗi lần thổi hay
• Thổi vào m iệng bệnh nhân hai lần.
không, nếu có là thồi hiệu quả. Xoay
• Sau đó xoa bóp tim 30 lần lại thối hai
đầu để nghe khí thở ra và xem ngực
lần.
bệnh nhân xẹp xuống.
Khi có hai người cấp cứu, m ột người sẽ
■ Bước 4: lặp lại bước 2 và 3. Tần số
chuyên lo thoi hơi và m ột người bóp tim. T ý
thổi 1 0 - 12 lần/phút.
số xoa bóp tim / thổi m iệng là 30:2 dù có
Thổi m ột giây mỗi nhịp, đú để ngực m ột hay hai người tham gia hồi sức. Năm
nâng lên nhìn thấy được. Thề tích khí một chu kỳ CPR (5 c H r tỳ 30:2) kéo dài khoảng
lần thổi khoảng 10 m l/kg cân nặng. Tránh 2 phút.
thông khí quá mức về tần số thổi và thể tích
Khi bệnh nhân đã được đặt nội khí quàn
khí mỗi lần đưa vào.
và bóp bóng giúp thở thì bóp bóng với tân
Nếu có m ặt nạ và bóng giúp thở thì bóp số 8 -10 lần/phút và xoa bóp tim 100 lần/phút,
bóng qua m ặt nạ thay cho thổi m iệng- không cần đồng bộ giữa xoa tim và bóp
miệng. bóng.
t Neu chỉ có m ột người bóp bóng: một tay Sơ đồ tóm tắt hồi sinh cơ bản (hình 21.6).
giữ m ặt nạ bang ngón
cái và ngón trỏ tì lên B ít tĩnh, lay gọi
m ặt nạ, ba ngón còn lại
nâng cằm bệnh nhân
lên. Tay kia bóp bóng.
. r,
,không dáp ứng

Làm thông đường thỏ


Kiểm ưa hô hấp
• Neu có hai người: một
người giữ mặt nạ bằng . 1.
Nếu không thở, thổi 2 hơi (làm ngực nâng lên)
ngón trò và ngón cái hai
bàn tay tì lên m ặt nạ, Nếu không dáp ứng, kiểm ưa Inạch Thổi 1 hơi mồi 3-6 giây
sáu ngón còn lại nâng (10-12 lần/phút)
cằm bệnh nhân lên. M ột Kltóng có mạch

người bóp bóng. Các chu kỳ ép tim / thổi= 30:2

V “
Có máy sốc điện

... ị
Kiểm tra nhịp
Nhịp có thể sốc?

Sốc 1 lần CPR và kiếm tra nhịp


CPR 5 chu kỳ ngay mồi 5 chu kỳ

Hình 2 1.6 : Sơ đồ hồi sinh cơ bản ờ người lớn

237
KÉT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẲO
K hi tiến hành x o a b ó p tim ngoài lồng 1. B ộ môn Nội Trường ĐHYDTPHCM . c ấ p
ngực và hô hấp nhân tạo phải thự c hiện liên cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Bệnh học nội
khoa 1985; chương 8 : 452-461.
tục đến khi bệnh nhân tự th ở lại và tim đập
2. Trường ĐH Y c ầ n Thơ. Sơ cấp cứu ngừng
lại hoặc đến khi có ngư ời chuyên k h o a đến
tuần hoàn hô hấp. Tài íiệu huấn luyện kỹ
m ới g iao lại. năng y khoa (YK 22).
về thời gian hồi sứ c n g ư n g tim nói 3. Lê Thị Thanh Thái & cộng sự. Ngưng tim.
ch ung, ở bệnh nhân n g ư n g tim có nhân Điều trị cấp cứu tim mạch (bản dịch). NXB
chứ ng rõ ràng (thời gian ngư ng tim được xác Trẻ Ỉ991; chương 2: 18-39.
định rõ), hồi sứ c tim phổi có thể đư ợc thực 4. American Heart Association. Adult basic
hiện tro n g 30 p h ú t nếu thời gian n g ư n g tim life support. In: Circulation 2000; 102(suppl
dư ới 6 phút. N ếu thời gian n g ư n g tim đã I): 122—159.
trên 6 phút, hồi sức tim p hồi có thể chấm 5. 2010 Am erican Heart Association Guidelines
for Caidiopulmonaiy Resuscitation and Emergency
d ứ t sau 15 phút hồi sứ c k hông hiệu quả.
Cardiovascular Care. Circulation, 2010,
122:S729-S767.
6 . Paul L. M arino. Cardiac arrest, ỉn: The ICƯ
Book. W illiams & W ilkins 1998; chapter
17:260-277.

238
CÂU H Ỏ I T ự LƯ Ợ N G GIÁ
C họn m ột câu đúng

1. Hồi sinh cơ bản bao gồm:


A. Dùng thuốc hồi sức ngưng tim
B. Sốc điện
c. Đặt nội khí quàn
D. Bóp bóng qua mặt nạ
E. Thờ máy
2. Kỹ thuật nào sau đây giúp hỗ trợ hô hấp (B: Breathing) cho bệnh nhân:
A. Thủ thuật ngừa đầu nâng cằm
B. Thủ thuật ấn hàm mà không ngừa đầu
c. Xoa tim ngoài lồng ngực
D. Thổi miệng-miệng
E. Thù thuật Heimlich
3. Đe chẩn đoán ngưng tim cần dựa vào:
A. Bắt động mạch quay hay động mạch cánh tay
B. Nghe tim
c. Đo huyết áp
D. Bệnh nhân hôn mê sâu, bất động
E. Tất cả đều sai
4. Bước dầu tiên để chẩn đoán ngưng tim ngưng thở:
A. Đếm nhịp thờ
B. Kiểm tra tri giác
c. B á mạch cảnh
D. Khám tim phồi
E, Đo huyết áp
5. Chọn câu đúng về kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
A. Lót drap dưới lưng bệnh nhân nếu bệnh nhân đang nằm trên giường nệm
B, Vị trí đặt tay ấn tim thường ở trung điểm chiều dài xương ức
c. Trục dài của bàn tay ấn tim song song với trục dài cùa xương ức bệnh nhân
D, Dồn sức mạnh vào hai tay ấn xuống
E. Chồm người về phía trước để hai vai thẳng phía trên ngực bệnh nhân
6 . Chọn câu đúng về kỹ thuật hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ngưng tim ngưng thở:
A, Trong kỹ thuật thổi miệng-miệng, một tay dùng để nâng cằm, m ột tay bóp mũi bệnh
nhân
B. Trong kỹ thuật thổi miệng-miệng, người hồi sức hít hơi thật sâu, áp m iệng mình sát
miệng bệnh nhân và thối thật mạnh vào miệng bệnh nhân
c. Trong kỹ thuật bóp bóng, nếu chì có một người, dùng một tay đè mạnh mặt nạ xuống
mặt bệnh nhân, tay kia bóp bóng.
239
D. T rong kỹ thuật bóp bóng, nếu có hai ngư ời, m ột người giữ m ặt nạ bàng m ột tay và tay
kia nâng căm bệnh nhân lên, m ột người bóp bóng
E. Tần số thổi m iệng hay bóp bóng khoảng 10-12 lần/phút
7. T ý lệ xoa bóp tiní/thông khí khi chỉ có 1 người:
A. 5:1
B. 5:2
c. 15:1
D. 15:2
E. 30:2
8. V ị trí bắt động m ạch cảnh trong chẩn đoán ngư ng tim:
A. B ơ trước c ơ ửc đòn chũm , ngang b ờ trên sụn giáp
B . G iao điếm bờ ngoài cơ ức đòn chũm và tĩnh m ạch cảnh ngoài
c. Đ ỉnh tam giác tạo bởi hai bó cơ ứ c đòn chũm và xư ơ ng đòn
D . V ùng giữa cồ
E. N goài trái táo A dam khoảng lc m
9. T heo phác đồ hồi sinh cơ bản ngư ời lớn, khi phát hiện bệnh nhân ngư ng th ở cần thực hiện
tiếp động tác nào sau đây:
A . K iềm tra tuần hoàn
B. Thổi vào m iệng b ệnh nhân hai hơi
c. Thổi m iệng 10-12 lần/phút
D. C ú đấm trước ngực
E, Phối họp xoa tim -thồi m iệng
10. C ác biến chứng cùa xoa bóp tim ngoài lồng ngự c bao gồm:
A. G ãy xương sườn
B. C hấn thương tim
c. T ràn khí m àng phổi
D . V ỡ gan, lách
E. T ất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN:
1D, 2D , 3E, 4B , 5E, 6E, 7E , 8A , 9B , 10E

In 3.000 cuốn khổ 20x26cm tại TNHH SX-TM-DV-IN THÁI DƯƠNG, 7 Quách Hữu Nghiêm, Q. Tân Phú TP. HCM.
Số đăng kỷ kể hoạch xuất bản: 20-2012/CXB/337-208/YH ngày 03/01/2012.
Sô' xuất bản: 332/QĐ-YH ngày 16/08/2012. ỉn xong và nộp lưu chiểu quý 111/2012.

240

You might also like