You are on page 1of 9

Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng của ngộ độc cấp?.................

1
Câu 2: Trình bày 3 phương pháp xử trí cấp cứu ban đầu?................2
Câu 3: Để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn, anh chị cần thực hiện kế
hoạch chăm sóc gì ở người bệnh ngộ độc cấp?.....................................2
Câu 5: Mô tả cơn phù phổi cấp điên hình và mục tiêu chăm sóc
người bệnh phù phổi cấp?......................................................................3
Câu 7: Trình bày xử trí người bệnh sốc?.............................................3
Câu 8: Trình bày xử trí tại chỗ người bệnh đuối nước?.....................4
Câu 10. Trình bày nhận định và lập kế hoạch chăm sóc Nb bị rắn
cắn............................................................................................................4
Câu 12. Trình bày nguyên tắc, xử trí cho Nb bị điện giật...................5
Câu 14 : Trình bày nhận định chăm sóc NB tai biến mạch máu não 6
Câu 19: Trình bày cách xử trí đối với người say nắng, say nóng?.....6
Câu 20:Trình bày thang điểm Glasgow? Đánh giá mức độ hôn mê
qua thang điểm Glasgow?......................................................................7
Câu 21:Trình bày các vấn đề cần nhận định trước người bệnh hôn
mê?...........................................................................................................7
Câu 22:Nêu các nội dung cần đánh giá ban đầu và xử trí hồi sức cho
người chấn thương theo trình tự chuẩn?..............................................8

1
CÂU HỎI MÔN HSCC NỘI

Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng của ngộ độc cấp?
Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc cấp: Rất khác nhau tùy từng trường hợp, tùy theo chất gây
ngộ độc. Nhìn chung, các chất độc có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan sống của cơ thể, gây
rối loạn cấp các chức năng sống dẫn tới tử vong nhanh chóng.
* Hệ thần kinh:
- Rối loạn ý thức, các mức độ từ lơ ,ơ, ngủ gà, lẫn lộn...đến hôn mê sâu.
- Co giật, thường co giiatj toàn thân, là tình trạng tối cấp cứu cần được xử trí thuốc chống co
giật nagy lập tức.
* Hệ tuần hoàn:
- Loạn nhịp: ngoại tâm thu thất nhĩ, nhịp nhanh hoặc chậm...
- HA tăng hoặc giảm, có thể gặp dãn mạch toàn thân đến trụy mạch.
- Suy tim. viêm cơ tim nhiễm độc.
* Hệ hô hấp:
- Khó thở, suy hô hấp: tím, thở nhanh nông hoặc nhanh sâu, chậm hoặc ngừng thở.
- Có thể phù phổi cấp, suy hô hấp cấp tiến triển.
* Hệ tiêu hóa: Có thể đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, viêm gan cấp, viêm ruột cấp hoại tử.
* Hệ tiết niệu: Đái ít, vô niệu đẫn đến duy thận.

Câu 2: Trình bày 3 phương pháp xử trí cấp cứu ban đầu?
Xử trí nhằm mục tiêu làm giảm lượng chất độc trong cơ thể, hạn chế tác dụng của chất độc và
hồi sức, xử trí các triệu chứng.
* Hồi sức:
- Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các rối loạn nước và điện giải,
toan kiềm...
* Loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể:
- Rửa dạ dày (nếu ngộ độc đường uống) và dùng than hoạt, sorbitpl. Tắm rửa, gội đầu, thay
quần áo (nếu ngộ độc qua da).
- Truyền dịc tăng bài niệu và kiềm hóa nước tiểu.
- Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.
* Thuốc giải đặc hiệu: tùy theo từng loại ngộ độc
- Naxalon: ngộ độc Heroin
- N-acetylcystein: ngộ độc Paracetamol

2
- PAM+Atropin: ngộ độc phospho hữu cơ

Câu 3: Để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn, anh chị cần thực hiện kế hoạch chăm sóc gì ở
người bệnh ngộ độc cấp?
* Bảo đảm hô hấp:
Ngay từ lúc vào nếu phát hiện có dấu hiệu nguy hiểm: nếu người bệnh hôn mê, ngừng thở,
không có mạch phải cấp cứu ngừng tuần hoàn.
- Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu người bệnh có nôn, hôn mê.
- Móc hút đờm rãi, đặt canuyn miệng nếu người bệnh tụt lưỡi.
- Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp.
- Thực hiện y lệnh: Hỗ trợ đặt nội khí quản và thở máy nếu suy hô hấp nặng; chuẩn bị dụng cụ
đặt nội khí quản, chuẩn bị máy thở.
* Đảm bảo tuần hoàn:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch.
- Truyền dịch hoặc kết hợp truyền thuốc tăng HA nếu có tụt HA. Theo dõi mạch. HA.
- Nếu cần đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm: chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ bác sĩ làm thủ thuật.

Câu 5: Mô tả cơn phù phổi cấp điên hình và mục tiêu chăm sóc người bệnh phù phổi cấp?
* Cơn phù phổi cấp điển hình:
Cơn thường xảy ra về đêm, sau khi người bệnh đã nằm được vài giờ (người ta cho rằng chính tư
thế nằm đã làm tăng sự trở về tim phải của máu tĩnh mạch, tạo điều kiện cho ứ huyết phổi).
Người bệnh tự nhiên thấy bồn chồn không yên, không thể ngủ tiếp được. Sau đó, người bệnh
đột ngột khó thở, cảm giác như nghẹt thở, mặt tái nhợt, vã mồ hôi tay và toàn thân, thở rất
nhanh và nông, tần số thở 50-60 lần/phút, khó thở làm người bệnh không nằm được phải ngồi
dậy. Người bệnh bắt đầu ho liên tục, khạc ra lúc đầu là dịch nhầy và ngay sau đó khạc ra rất
nhieeurdichj hồng. Cảm giác nghẹt thở dữ dội làm người bệnh hốt hoảng, vật vã.
- Nghe phổi: thấy rất nhiều ran ẩm dâng dần từ đáy phổi lên đỉnh phổi.
- Nghe tim: tim đạp rất nhanh, nhỏ, có thể có tiếng ngựa phi ở mỏm, mạch nhỏ, nhanh, HA có
thể không đo được.
- Người bệnh vô niệu trong cơn khó thở.
- Người bệnh cần phải được xử trí cấp cứu.
* Mục tiêu chăm sóc người bệnh PPC:
- Đảm bảo thông thoáng đường thở cho người bệnh
- Đảm bảo oxy máu
- Giảm bớt phù phổi nhằm đảm bảo oxy
- Giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.

3
Câu 7: Trình bày xử trí người bệnh sốc?
* Duy trì thông khí thỏa đáng:
- Làm thông khí đường thở bằng máy hút đờm dãi, đặt canule đè lưỡi tránh tụt lưỡi vào lấp khí
quản nếu người bệnh hôn mê.
- Cho BN thở oxy
- Hô hấp hỗ trợ nếu có suy thở.
* Hồi phục thể tích tuần hoàn:
- Nhanh chóng hồi phục thể tích tuần hoàn cho người bệnh bằng truyền dịch hay truyền máu tùy
tưng trương hợp, Nếu mất máu: truyền máu và các loại dịch thay thế máu. Nếu mất dịch:
Ringerlactat, huyết thanh mặn đẳng trương
- Ngay từ đầu có thể truyền ngay dung dịch Ringerlactat là rất có lợi. Sau đso dựa vào bản chất
giảm thể tích tuần hoàn (mất máu hay mất dịch) là dựa vào hematocrit để hồi phục thể tích tuần
hoàn.
* Đặt ống thông bàng quang để theo dõi số lượng nước tiểu
* Theo dõi liên tục các thông số và các dấu hiệu: nhịp thở, mạch, HA, khối lượng nước tiểu,
mức dộ ý thức, áp lực tĩnh mạch trung tâm, áp lực tĩnh mạch phổi hay áp lực tĩnh mạch phổi bít
và lưu lượng tim, điện tâm đò.
* Dùng thuốc: có 3 loại thước trong sốc là:
- Thuốc trợ tim. thuốc lwoij tiểu và thước giãn mạch. Trong đó lưu ý nhất jhi dùng thuốc giãn
mạch. Thuốc giãn mạch có tác dụng làm giảm sức cản ngoại biên, vì làm giảm các mao mạch
ngoại vi làm giảm công của tim, làm tăng lưu lượng tim do đó tăng tưới máu tổ chức. Thuốc
được dùng hiệu quả nhất là Natri. Thuốc có rác dụng kích thích co cơ tim, làm giảm hơn nữa
suwca cản ngoại biên
- Thuốc tác dụng giống giao cảm: các amine giao cmar đó là Dobutamine và Dopanmine.
Adrenalin...Thuốc được đung bằng bơm điện. Trong khi truyền tĩnh mạch thước này thì cần
theo dõi HA liên tục để điều chỉnh lại cho thích hợp.
* Nhanh chóng xác định nguyên nhân sốc để điều trị nguyên nhân.

Câu 8: Trình bày xử trí tại chỗ người bệnh đuối nước?
Xử trí tại chỗ là quan trọng quyết định tiên lượng:
- Tìm mọi cách đưa đầu nạn nhân ra khỏi nước, mang họ đi một cách an toàn ở tư thế đầu thấp
hơn ngực chú ý đảm bảo cho người cứu.
- Khi đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước: tát mạnh 2-3 cái vào má nạn nhân.
- Nếu sau đó nạn nhân tỉnh, tự thở được, mạch bẹn, mạch quay rõ: làm khô, ủ ấm, uống nước
đường ấm, đưa nạn nhân đến khoa hồi sức.

4
- Nếu nạn nhân tím, ngừng thở, ngừng tim: ngay lập tức phải ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp
nhân tạo, Chú ý phải đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng nằm ngửa ưỡn cổ lấy hết dị vật
đờm dãi ở miệng, họng.
- Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi cấp cứu đến hoặc nạn nhân thở trở lại
hoặc tim đập trở lại.

Câu 10. Trình bày nhận định và lập kế hoạch chăm sóc Nb bị rắn cắn
 Nhận định chăm sóc

+ Hỏi bệnh:

- Có chóng mặt, có lo lắng không?


- Có buồn nôn, nôn, ỉa chảy không?
- Có mệt mỏi, bải hoải chân tay
- Có khó thở không?
- Số lượng nước tiểu/ 24h

+ Khám:

- Tình trạng chi và vết rắn cắn: Sưng tấy, hoại tử, phổng rộp?
- Sốc
- Xuất huyết dưới da, niêm mạc
- Đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng
- Liệt chi,liệt hô hấp
- Rối loạn dẫn truyền trong tim: Bloc nhĩ thất

+ xét nghiệm : Thực hiện và tham khảo 1 số xét nghiệm

 Lập kế hoạch chăm sóc


+ Làm giảm sưng tấy , hoại tử vùng chi và chi bị rắn cắn
- Theo dõi giảm nguy cơ sốc, suy thận cấp, liệt cơ hô hấp và liệt chi
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Hướng dẫn, giáo dục cách phòng tránh rắn cắn

Câu 12. Trình bày nguyên tắc, xử trí cho Nb bị điện giật
 Nguyên tắc: Xử trí nhanh, tại chỗ, cấp cứu liên tục, chỉ có 3 phút đề hành động
 Xử trí cụ thể
- Tại chỗ:
+ Cắt nguồn điện càng nhanh càng tốt, chú ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu và đề phòng
nạn nhân ngã, tránh điện giật chết người hàng laotj.
+ Nếu nạn nhan chỉ bị sốc nhẹ, còn thở và tim còn đập: an ủi động viên nạn nhân, ngồi với nạn
nhân đến khi nạn nhân cảm thấy an toàn, kiểm tra xem có bỏng và chấn thương không?

5
+ Nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn: Hô hấp miệng- miệng, đấm vào vùng trước tim 5 cái, nếu tim
không đập trử lại phải ép tim ngoài lồng ngực cứ 4-5 lần ép tim thì 1 lần hô hấp nhân tạo cho
đến khi cấp cứu đến
- Khi kíp cấp cứu đến:
- + Thay hô hấp miệng- miệng bằng bóp bóng ambu
- + Làm sốc điện

Nếu tim đập trở lại chuyển nạn nhân đến trung tâm HSCC

Nếu tim không đập trở lại liên tục sốc điện lần 2

- Tại trung tâm HSCC


+ Hút đờm dãi, bóp bóng Ambu hoặc đặt ống nội khí quản thở máy có oxy 100 % sau đó giảm
25%
+ Tiếp tục ép tim nếu tim chưa đập trở lại
+ truyền tĩnh mạch để bù dịch và kiềm
+ Mắc Monitor theo dõi
+ Đặt sonde dạ dày, bàng quang
- Điều trị nội khoa:
+ chống loạn nhịp tim
+ Chống sốc
+ Chống toan chuyển hóa
+ Chống rối loạn điều hòa thân nhiệt
+ Chống suy thận cấp
+ Chống co giật
- Điều trị ngoại khoa: Xử trí vết bỏng, chấn thương, chấn thương sọ não

Câu 14 : Trình bày nhận định chăm sóc NB tai biến mạch máu não
Điều dưỡng cần khai thác người bệnh( nếu còn tỉnh), người nhà người bệnh và các nguồn thông
tin khác để có 1 lịch sử bệnh chi tiết vì biết được lịch sử bệnh chi tiết có thể biết được vùng não
bị tổn thương và cả nguyên nhân của đột quỵ nữa.

Cần lần lượt thu nhập các thông tin về:

- Mức độ tỉnh táo ( ý thức) của người bệnh


- Các dấu hiệu sinh tồn
- Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết
- Khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực
- Ăn uống: nuốt có khó, nghẹn, sặc hay không? Tình trạng dinh dưỡng?
- Tình trạng bài tiết : Bí đái, tiểu tiện? Đại tiểu tiện không tự chủ?
- Phát hiện các yếu tố nguy cơ
- Trình độ học vấn? Hoàn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình ? Điều kiện sống và làm việc

6
Câu 19: Trình bày cách xử trí đối với người say nắng, say nóng?
- *Thể nhẹ:
- -Chuyển ngay BN vào nơi yên tĩnh, thoáng khí, nới rộng quần áo, quạt mát.
- -Lau mình cho người bệnh bằng nước lạnh, chườm nước lạnh lên vị trí có động mạch lớn đi
gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
- - Cho uống nước mát pha muối.
- -Nếu BN hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kem theo các
triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển BN đến cơ sở y tế gần
nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
- *Thể nặng
- -Nếu người bệnh sốt cao dùng thuốc hạ sốt, có co giật dùng thuốc chống co giật cho người
bệnh.
- -Chống trụy tim mạch, hô hấp: cho thở oxy, làm hô hấp nhân tạo, trợ tim Uabain, cafein.
- -Chống mất muối,mất nước bằng dịch truyền: NaCl 0,9%, glucoza 5%
- -Chống phù não: Glucoza 30%.

Câu 20:Trình bày thang điểm Glasgow? Đánh giá mức độ hôn mê qua thang điểm
Glasgow?
- *Thang điểm Glasgow

Vận động(6 điểm) Mắt (4 điểm) Lời nói(5 điểm)


6 điểm :đáp ứng nhanh và 4 điểm: mở mắt tự nhiên 5 điểm: trả lời nhanh, đúng
đúng khi ra lệnh 3 điểm: mở mắt khi ra lệnh4 điểm: trả lời chậm, lẫn
5 điểm: đáp ứng đúng khi 2 điểm: mở mắt khi gây lộn
gây đau đau 3 điểm: trả lời không phù
4 điểm: đáp ứng không phù1 điểm: không mở hợp
hợp 2 điểm: không rõ nói gì
3 điểm: co cứng mất vỏ

-Người bệnh bình thường là 15 điểm. Điểm Glasgow càng thấp, hôn mê càng sâu, thấp nhất là 3
điểm. Hôn mê sâu khi Glasgow< 8 điểm.
7
Câu 21:Trình bày các vấn đề cần nhận định trước người bệnh hôn mê?
*Nhận định lâm sàng

-Mức độ hôn mê: dựa vào bảng điểm đánh giá mức độ hôn mê theo 4 độ và bagr điểm Glasgow:
bình thường là 15 điểm, dưới 8 điểm là nặng.

-Các chức năng sống:

+Hô hấp:đánh giá đường thở có thông thoáng, có tụt lưỡi, ứ đọng đờm, nôn sặc vào phổi không,
có rối loạn nhịp thở, kiểu thở chậm hay thở nhanh? Hay ngừng thở? Tìm các triệu chứng suy hô
hấp như tím, vã mồ hôi, SpO thấp...

+ Tuần hoàn; đo nhịp tim và đo huyết áp.

+Nhiệt độ: đo nhiệt độ nhận địn người bệnh có hạ thân nhiệt hay tăng thân nhiệt.

-Các biến chứng: bội nhiễm, sặc phổi, loét mục...

-Các triệu chứng của tổn thương thần kinh phối hợp, triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân như:

+Nhận định phản xạ nuôt, phản xạ kho khạc của NB có bình thường hay không.

+Có liệt khu trú như liệt nửa người, liệt nửa mặt.

+Phát hiện các dấu hiệu chấn thương đầu, miệng, mũi, tai. Có chảy máu hay nước não tủy hay
không.

+Có hội chứng nhiễm trùng không? ổ nhiễm trùng?

+Có bệnh cảnh và triệu chứng ngộ độc cấp không?

+Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa: suy thận? suy gan? Đái tháo đường? rối loạn cân bằng nước,
điện giải như mất nước biểu hiện bằng các dấu hiệu khô da, nhăn nheo hoặc có biểu hiện phù?

*Các xét nghiệm cận lâm sàng: sinh hóa, huyết hoc cơ bản, độc chất,, dịch não tủy,CT scan sọ
não, cộng hưởng từ sọ não.

Câu 22:Nêu các nội dung cần đánh giá ban đầu và xử trí hồi sức cho người chấn thương
theo trình tự chuẩn?
Đánh giá ban đầu và xử trí hồi sức theo các bước CABDE
8
Đánh giá và xử trí hồi sức Tiếng anh
1 Đánh giá sốc và điều trị hồi sức tuần hoàn C C: Circulation
2 Đánh giá và xử trí hô hấp B B: Breathing
3 Đánh giá và đảm bảo đường thở A A: Airway
4 Xử trí tăng áp lực nội sọ và đánh giá tổn thương thần D: Disability
kinh D
5 Đảm bảo thân nhiệt và quan sát toàn thân E E: Exposure/
Enviroment

You might also like