You are on page 1of 22

TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

1/ Các phương tiện theo dõi và điều trị: mornitor 4 thông số, HA động mạch xâm lấn, máy đo SpO2,
máy đo HA, ống nghe.
2/ Tủ thuốc trực:
- Adrenalin, noadrenalin, dopamin, dobutamin
- Nicarđipin, fentanyl, midazolam, seduxen
- Thuốc giãn cơ, thuốc giảm co thắt
- Paracetamol truyền tĩnh mạch
- Heparin (chống đông máu)
- Insulin
3/ Nhiệm vụ điều dưỡng: (11 nv)
- Làm theo sự phân công của BS và điều dưỡng trưởng khoa
- Thực hiện các y lệnh của bs
- thực hiện đúng quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật BV
- Td và ghi chép đầy đủ diễn tiến bệnh, thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của đd
- Tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn tại khoa, cũng như các khóa học khác
- Tham gia NCKH các vấn đề liên quan đến Đd
- Chăm sóc toàn diện bn
- Bàn giao đầy đủ cho ca sau: tất cả các vấn đề liên quan đến bn
- Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc: sẵn sàng phục vụ bn
- Theo dõi sát dấu sinh tồn( mạch, nhiệt độ, ha, tri giác, thể tích nước tiểu mỗi giờ hay 3-6h tùy y lệnh bs)
- Báo bs khi có:
 Các bất thường dấu sinh tồn
 Các kết quả xét nghiệm
 Báo động máy đang dùng trên người bn
HÔN MÊ
1. Những nguyên nhân hôn mê thường gặp:
 Do tổn thương não:
 Chấn thương sọ não
 Tai biến mạch máu não
 Áp xe não, bướu não
 Động kinh
 Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
 Nhiễm trùng huyết
 Thiếu oxy não
 Do chuyển hóa:
 Tăng đường huyết
 Hạ đường huyết
 Tăng ure huyết
 Bệnh não do gan (hôn mê gan)
 Nhược giáp
 Do rối loạn điện giải nặng:
 Tăng giảm natri máu
 Tăng giảm calci
 Do thuốc và độc chất
 Thuốc ngủ, an thần
 Thuốc gây nghiện ma túy…
2. Hôn mê chia làm mấy nhóm -> 4 nhóm
Phân độ tiền hôn mê: Mất thức tỉnh
Phân độ hôn mê độ 1: Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng
Phân độ hôn mê độ 2: Hôn mê vừa, thực sự do ức chế lần tới gian não, não giữa
Phân độ hôn mê độ 3: Hôn mê sauu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não
3. Đánh giá mức độ hôn mê trên lâm sàng gồm mấy độ -> 4 độ
Mê độ 1: lơ mơ
- Nằm yên, gọi trả lời chậm
- Làm theo các y lệnh đơn giản
Mê độ 2:
- Gọi không trả lời
- Không làm theo y lệnh
- Đáp ứng với kích thích đau đúng
Mê độ 3:
- Không đáp ứng lời nói
- Không đáp ứng kích thích đau
- Duỗi cứng khi kích thích
Mê độ 4:
- Mất tất cả đáp ứng
4. NB hôn mê sâu hỗ trợ kích thích não bằng cách nào? ->Sờ trên da
5. Hôn mê sâu, duỗi cứng khi kích thích, hôn mê độ mấy? -> Mê độ 3
6. Cách xử trí BN mê -> Đánh giá tổng trạng, Tình trạng da, niêm, Tri giác, hôn mê cấp độ mấy, và
đánh giá glasgow, Cho thở oxy, hút đàm, bóp bóng
7. Tính điểm Glasgow
Mắt Lời nói Vận động
Đáp ứng nhanh, làm đúng theo
Mở mắt tự nhiên: 4đ Trả lời đúng, nhanh: 5đ
y lệnh: 6đ

Đáp ứng đúng với kích thích


Mở mắt khi ra lệnh: 3đ Trả lời chậm, lẫn lộn: 4đ
đau : 5đ

Mở mắt khi kích thích: 2đ Trả lời không phù hợp :3đ Đáp ứng không phù hợp

Không mở mắt: 1đ Không rõ nói gì, ú ớ: 2đ Co cứng mất vỏ : 3đ

Không trả lời: 1đ Duỗi cứng mất não: 2đ.

Không đáp ứng: 1 đ

Đánh giá mức độ hôn mê theo kết quả điểm Glasgow:

- 15 điểm: bình thường.

- <=7: mê

- <= 8: tổn thương não nặng

- 9-12: tổn thương não trung bình

- >13: tổn thương não nhẹ

8. BN hôn mê nhiễm khuẩn đường nào? ->Hô hấp, tiêu hóa, niệu, da. TẤT CẢ ĐỀU ĐÚNG
9. BN loét xử trí như thế nào? -> Nằm nệm hơi, nước, thay đổi tư thế 2-4h/ lần, chêm vào chỗ tỳ
đè, loét.Nếu có loét: săn sóc vết loét, cắt lọc mô hoại tử và rửa sạch vết thương, cung cấp dinh
dưỡng có calo
10. Nhận định tình trạng hôn mê: -> Nhận định tình trạng sinh hiệu và mức độ hôn mê (theo điểm
Glasgow).
 Tổng trạng
 Tình trạng da, niêm
 Tri giác:
 Mê độ mấy:1,2,3,4?
 Glasgow?
 Chức năng sinh tồn:
 Hô hấp: đường thở thông thoáng? Nghẹt đàm nhớt? Tụt lưỡi? Tần số thở? Kiểu thở?
 Tuần hoàn:
 Mạch: rõ? Nhanh hay chậm? Đều hay không đều?
 Ha: thấp, bình thường, cao?
 Nhiệt độ?
 Nước tiểu: tự đi, đặt ống thông? Màu sắc, số lượng? mùi
 Dấu thần kinh khu trú: liệt mặt, liệt hay yếu 1/2 người..? nuốt có sặc?
 Phát hiện chấn thương đầu: có bầm quanh hốc mắt? Chảy máu hay dịch não tủy ra tai, mũi?
 Có phù mắt, toàn thân, chi dưới?
 Có bệnh cảnh và triệu chứng ngộ độc cấp?
 Có dấu loét do tỳ đè?
 Ghi nhận các bất thường về xét nghiệm?
11. Chẩn đoán điều dưỡng nb hôn mê:
Mức độ mệ, glasgow bao nhiêu điểm?
Có đe dọa chức năng sống?
Nguyên nhân mê?
Có các biến chứng của chăm sóc chưa đúng?
12. Các nguyên tắc/ quy trình cấp cứu: ->
 Nguyên tắc xử trí cấp cứu:
- Đảm bảo hô hấp
- Đảm bảo tuần hoàn
- Đảm bảo thần kinh
 Quy trình cấp cứu
Trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là
- A: Kiểm soát đường thở
- B: Hỗ trợ hô hấp
- C: Hỗ trợ tuần hoàn
- E: Kiểm soát thân nhiệt
- D: Kiểm soát thần kinh
SUY THẬN CẤP
1. Suy thận cấp là tình trạng giảm…..chức năng thận -> Đột ngột
2. Suy thận được chia làm mấy nhóm? -> 3 nhóm
3. Nguyên nhận suy thận trước thận: ->
Do giảm lưu lượng máu đến thận, nguyên nhân:
+ Tiêu chảy cấp.
+ Mất dịch.
+ Thiếu nước
+ Nôn ói
+ Mất máu
► Không được điều trị kịp thời.
- Đ.điểm:
+ Nên điều trị kịp thời: phục hồi hoàn toàn.
+ Nếu không: từ suy thận chức năng —> suy thận thực thể
4. Nguyên nhận suy thận tại thận: ->
Suy thận tại thận: do tổn thương cầu thận ống thận, mô
kẻ thận, nguyên nhân:
• Nhiễm trùng nặng với suy đa cơ quan.
• Thiếu máu thận kéo dài (hạ HA kéo dài, tắc động mạch
thận...).
• Hoại tử ống thận cấp.
• Thuốc cản quang chích.
• Ly giải cơ vân gây tiểu myoglobin..
• Thuốc độc với thận: aminoglycoside...
• Bệnh đau tủy....
5. Nguyên nhận suy thận sau thận: ->
Suy thận cấp sau thận: do tắc nghẽn đường ra từ bể thận
,niệu quản, niệu đạo.
• Hẹp khúc nối bế thận, sạn san hô thận, sạn niệu quản,
hẹp niệu đạo, bướu tiền liệt tuyến, bàng quang thần
kinh, hẹp niệu quản.
• Cột nhằm 2 niệu quản (trong lúc phẫu thuật).
• Bướu từ ngoài chèn ép vào ( ung thư cổ tử cung, xơ
hóa vùng chậu do xạ trị....)
6. Giai đoạn thiểu niệu/ vô niệu: ->Nước tiểu < 20ml/h
(- Thiểu niệu: <500ml/24h [<30ml/h]
- Vô niệu: <100ml/24h [<10ml/h])
- Triệu chứng lâm sàng:
 Tùy nguyên nhân gây STC
 Triệu chứng do hậu quả suy thận:
 Phù, tăng HA
 Khó thở (phù phổi, toan chuyển hóa)
 Rối loạn tri giác (do ure máu cao), rối loạn nhịp tim
Giai đoạn đa niệu:
- Nước tiểu tăng dần
- Có thể đa niệu
- Chức năng thận vẫn còn rối loạn
- Còn nguy cơ rối loạn điện giải

7. Tính lượng dịch vào/ ra: ->

Lượng dịch vào trung bình hằng ngày Lượng dịch ra trung bình hằng ngày

Cơ quan hoặc hệ thống Lượng (ml) Cơ quan hoặc hệ thống Lượng (ml)

Đường uống 1.400 - 1.800 Thận 1.400 - 1.800

Nước trong thức ăn 700 - 1.000 Da 300 - 500

Phổi 600 - 800


Nước do quá trình ôxy hóa 300 - 400
Đường tiêu hóa 100

Toàn bộ 2.400 - 3.200 Toàn bộ 2.400 - 3.200


Lượng dịch vào:
+ Qua miệng: lượng thức ăn, nước uống được đong trong ca đong và quy theo đơn vị ml. Kể cả thức ăn
nuôi qua sonde dạ dày.
+ Các đường khác: thuốc uống, tiêm truyền tĩnh mạch.
+ Dịch thẩm phân phúc mạc.

Lượng dịch vào bình thường: 2500ml/ngày (khoảng 35ml/kg/ngày)


– Thức ăn: 700ml
– Nước uống: 1500ml
– Chuyển hóa (dịch nội sinh): 300ml

Lượng dịch ra:

+ Nước tiểu: hướng dẫn bn đi tiểu vào bô, đo bằng chai. Nếu có sonde tiểu thì xem lượng nước trên vạch
chia trên túi chứa. Cộng tổng nước tiểu sau 24h.
+ Dịch phân (đối với bn tiêu chảy, phân nước): làm giống như đo nước tiểu.
+ Nước mất không nhìn thấy: qua da, qua hơi thở. Tính 500ml/m2 cơ thể/24h.
Nếu được thì cân bệnh nhân hằng ngày.

+ Dịch dẫn lưu (nếu có): xem lượng dịch theo vạch túi chứa.
+ Dịch nôn (nếu có): đong bằng ca đo.
+ Máu mất (nếu có): ghi nhận số lượng máu mất.
+ Chọc dò (nếu có): ghi nhận lượng dịch rút ra từ cơ thể như chọc dò màng bụng, màng phổi, màng tim.
+ Dịch mất qua chạy thận nhân tạo (nếu có).
+ Dịch dạ dày (nếu có).Lượng nước xuất bình thường: 1400 – 2300ml/ngày
– Nước tiểu: 800 – 1500ml
– Phân: 250ml
– Lượng nước mất không nhận thấy được: 600 – 900ml (qua hô hấp và da).
Khi bệnh nhân có sốt, tăng 1 độ (tính từ 37°C) thì mất thêm 2.5ml/kg/ngày.
Lượng nước mất không nhìn thấy giảm khi bệnh nhân đang thở máy, khi đang dùng bình làm ẩm.

8. Thức ăn nào chứa nhiều Kali: ->(Người suy thận hạn chế thức ăn có Kali)
Trái cây tươi: Cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi;
Trái cây sấy khô: Mận khô, nho khô và chà là;
Nước ép trái cây: Cam, cà chua, dưa hấu, mận, nước dừa, quả mơ và bưởi;
Rau: Rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc;
Củ quả: Dưa leo tươi và khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngôchế biến.
Một số sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa tươi và sữa chua
Cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá hồi và cá đá (Rockfish)
 đậu ngự (lima), đậu cúc (pinto), đậu thận/tây (kidney), đậu nành, đậu đen, đậu lăng và đậu Hà
Lan.
 Mật đường (molasses);
 Các loại hạt, quả hạch;
 Thịt súc vật và gia cầm;
 Gạo lứt và gạo dại;
 Cám ngũ cốc;
 Bánh mì ngũ cốc nguyên cám;
 Mì ống Pasta kèm nước sốt cà chua.
9. Mức tiêu thụ trong cơ thể NB là bao nhiêu? Người suy thận có nên ăn không?
Cung cấp đủ calo: 25 — 40kcalo/kg ngày
BN phù: hạn chế uống nước.
- Kali máu tăng: tránh ăn thức ăn làm tăng kali máu
- Kali máu giảm: ăn chế độ tăng kali máu.
- Natri máu nếu giảm, không phù: không hạn chế muối.
- Đạm thông thường < 0,5g/kg/ngày
- Nếu được dùng sản phẩm có sẵn (đạm dành cho bn suy : sữa nephrol;
renament....
- Cung cấp chế độ ăn giàu carbohydrate
Chế độ ăn giảm mặn
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Kali
Hạn chế sử dụng các chất độc đến thận: rượu, bia, thuốc bắc/nam, thuốc k có chỉ định, thuốc tây ảnh
hưởng đến chức năng thận
 Natri: 1000 – 2000mg/ngày
 Kali: 2000 – 3000mg/ngày, nếu xuất hiện phù, tiểu ít khi có tăng kali máu thì nên hạn chế <
1000mg
 Bổ sung nhiều các nhớm Vitamin nhóm B, C và các nhóm vitamin tan trong chất béo như A, D,
E…

10. Hậu quả suy thận mạn gây nên:


Giảm hoặc mất khả năng bài tiết nước tiểu.
• Rối loạn cân bằng nước điện giải, chuyển hóa, thăng bằng
toan kiềm.
Rối loạn chất điện giải
Tích tụ độc chất trong cơ thể
Tăng huyết áp
Sự bất thương về xương
(Có thể gây loạn nhịp tim, hôn mê, tử vong, viêm lớp màng ngoài tim, tăng khả năng chảy máu, phù phổi
cấp, thiếu máu, rl đông máu, bc giảm -> dễ nhiễm trùng, động kinh
11. Chế độ muối ăn bao nhiêu? ->Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày
Đối với người suy thận phải hạn chế ăn muối hoặc không ăn đến những thức ăn có chứa nhiều
muối như khô, mắm, tương, chao…
SUY TIM
1. Định nghĩa Suy tim : ->
Là tình trạng tim không bơm đủ máu mỗi phút để đáp ứng nhu cầu oxy
và các chất dinh dưỡng bình thường của cơ thể.
2. Nguyên nhân suy tim: ->
Nguyên nhân suy tim trái:
• Tăng HA, hẹp động mạch chủ.
• Bệnh van tim : hở/hẹp van động mạch chủ, hở 2 lá.
• Nhồi máu cơ tim.
• Viêm cơ tim (do thấp, vi khuẩn, siêu vi...)
• Bệnh cơ tim phì đại.
• Rối loạn nhịp tim : thường rối loạn nhịp nhanh.
• Block nhĩ thất độ 3.
• Bệnh tim bẩm sinh (hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch...)
Nguyên nhân gây suy tim phải:
Các bệnh về phổi:
• Bệnh phổi mãn tính.
• Nhồi máu phổi.
• Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát.
• Các dị dạng lồng ngực, vẹo cột sống.
Các bệnh về tim:
• Hẹp van 2 lá.
• Tim bẩm sinh: thông liên nhĩ / thất
• Hẹp, hở van 3 lá
Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ:
Bao gồm tất cả nguyên nhân gây suy tim phải và trái
3. Chẩn đoán suy tim: ->
Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, ure, creatinin, glycemie, ion đồ.
Máu: troponin, BNP.
Chẩn đoán hình ảnh:
Xquang tim phổi.
ECG.
Siêu âm tim.
4. Triệu chứng khó thở xuất hiện ở suy tim nào? -> Tất cả ( suy tim T,P và đồng bộ)
5. Thuốc trợ tim có hiệu quả và tác dụng như thế nào? ->
 Digoxin

6. Hiệu quả suy tim TRÁI, PHẢI, ĐỒNG BỘ?


7. Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc trợ tim mục đích dùng và tác dụng?
1. Cách đặt nội khí quản, xử lý khi nào cần đặt
Cách đặt NKQ:
1. Đặt nội khí quản qua miệng
 Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sao cho khi nhìn vào miệng thì hầu và thanh quản cùng nằm
trên một trục thẳng. Tư thế hay được sử dụng là từ thế Jackson biến đổi: đầu gối cao hơn so với vai từ
8 - 10cm.
 Người thực hiện cầm đèn soi thanh quản bên tay trái, còn tay phải mở miệng bệnh nhân. Cần phải
mở rộng miệng bệnh nhân nhằm tránh gây thương tổn môi dưới, tránh sự cản trở của răng, của lưỡi khi
đưa đèn vào.
 Đèn được đưa vào phía môi bên phải, sau đó đẩy dần xuống dưới theo lưỡi, theo đường giữa và
gạt lưỡi sang bên trái, cho đến khi mũi đèn đến vị trí mép gập lưỡi - nắp thanh quản.
 Đưa đèn lên cao và nhẹ nhàng tiến về phía trước cho tới khi nhìn thấy lỗ thanh môn.
 Tiếp theo dùng tay phải hoặc người phụ sẽ ấn hoặc đẩy nhẹ sụn giáp sang bên để có thể nhìn thấy
thanh môn. Sau đó đưa ống nội khí quản vào góc mép môi bên phải rồi đưa vào lỗ thanh môn.
 Sau khi bóng của ống nội khí quản vượt qua dây thanh âm khoảng 2 cm thì dừng lại.
 Sử dụng bơm tiêm 10ml để bơm bóng, lượng khí đưa vào sao cho vừa đủ để không bị rò rỉ lúc làm
hô hấp.
 Sau đó đèn soi thanh quan sẽ được đưa ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
 Giữ cho ống nội khí quản sát mép bằng cách kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ.
 Tiến hành hô hấp bằng tay và kiểm tra vị trí của ống nội khí quản xem đã vào đúng vị trí hay chưa
bằng cách nghe hai phế trường và hai hõm nách. Nếu nghe thấy rõ tiếng hít vào thở ra và nghe tiếng rì
rào phế nang hai bên phổi đồng đều là ống đã được đặt đúng vị trí.
 Sau khi đã xác định ống được đặt đúng vị trí mới tiến hành cố định bằng băng dính hoặc dải vải.
 Cuối cùng đặt canuyn vào miệng để tránh bệnh nhân cắn ống.
2.Đặt nội khí quản qua mũi
 Ống thông thường được đưa vào qua lỗ mũi bên phải, mép vát của ống hướng vào vách ngăn mũi.
 Ống được luôn theo đường thẳng góc với mặt phẳng khuôn mặt.
 Vừa xoay nhẹ vừa đẩy ống vào để làm giảm bớt nguy cơ chấn thương xoắn mũi.
 Phối hợp gây tê tại chỗ co mạch giúp làm tăng đường kính lỗ mũi và giảm nguy cơ chảy máu.
 Sau khi đưa ống thông vào được 15 - 16cm, sử dụng đèn soi thanh quản như kỹ thuật đưa đèn vào
ở kỹ thuật đặt ống thông đường miệng ở trên.
Khi nào đặt NKQ: Mất phản xạ thanh môn
2. Ngộ độc: dầu hỏa, thuốc trừ sâu,… xử lý như thế nào?
- Nguyên tắc xử trí đầu tiên
 Đầu tiên phải đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn
- Tìm mọi cách loai bỏ chất độc khỏi cơ thể càng nhanh càng
tốt.
- Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng chất chống độc đặc
hiệu.
- Điều trị hậu quả của ngộ độc.
- Điều tra nguyên nhân ngộ độc
 Đảm bảo chức năng sinh tồn:
- Hô hấp: làm thông thoáng đường thở, thở oxy, t/d SpO2,
nếu suy hô hấp: đặt nội khí quản (tự thở, thở máy...)
- Tuần hoàn: thiết lập đường truyền, dùng NaCl 0,9%, đảm bảo
mạch quay rõ, HA TT> 90mmHg, nghi ngờ hạ đường huyết :dùng đường ưu trương
- ĐD can thiệp đối với BN ngộ độc
Kiểm soát chức năng sinh tồn: A,B,C, tri giác....Thực hiện y lệnh bs:
• Loại bỏ chất độc và hạn chế sự hấp thu chất độc.
• Dùng chất đối kháng đặc hiệu.
Kiểm soát các triệu chứng.
Đưa mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm tìm độc chất
Kiểm soát chức năng sinh tồn:
• Đảm bảo hô hấp: thở oxy (mũi, mask), Td sát tần số thở, kiểu
thở, SpO2... chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản nếu bn suy hô
hấp hay mê (cần rửa dạ dày).
• Đảm bảo tuần hoàn: thiết lập đường truyền (natriclorua 0,9% )
nghi ngờ hạ đường huyết: glucose 5-10%,)duy trì mạch, HA
bình thường. Tri giác: tỉnh, mê ( chăm sóc bn mê).
• Nước tiểu: màu sắc, số lượng?
Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: thực hiện y lệnh bs:
- Ngộ độc qua đường ăn uống:
+ Gây nôn.
+ Uống than hoạt.
+ Rửa dạ dày.
+ Nhuận trường (dùng sorbitol, lactulose...)
- Ngộ độc qua da , niêm mạc: Rửa mắt, gội đầu, làm sạch da.
- Ngộ độc qua hô hấp:Tăng thông khí: bóp bóng bằng mask, trợ
giúp bs đặt NKQ- T/D bn thở máy
- Tăng đào thải chất độc trong máu.
Gây nôn: bn tỉnh, thực hiện trong vòng 1h sau khi uống chất
độc:
- Uống 200-300ml nước, ngoáy trong họng bằng que bông
gòn gây nôn.
- Không dùng pp trên nếu bệnh nhân uống acid, kiềm, tro tàu
Uống than hoạt: hấp thu các chất độc.
• Chỉ định: ngộ độc qua đường uống.
• Chống chỉ định: tri giác lơ mơ (nếu dùng: đặt NKQ
trước), uống các chất ăn mòn.
• Cách dùng: cho 1 -2g/kg hòa với nước: uống hay
bơm qua ống thông mũi dạ dày.
Rửa dạ dày:
- Chống chi định:
• Sau uống acid, kiềm.
• Sau uống dầu hỏa, xăng, parafin.
• Bn: mê, co giật (trừ khi đặt NKQ, dùng thuốc
chống co giật : seduxen )
- Chỉ định:
• 1 h đầu sau uống độc chất.
• 3h đầu sau uống than hoạt.
Rửa dạ dày, kỹ thuật:
• Bn nằm nghiêng trái, đầu thấp.
• Đặt ống thông mũi dạ dầy lớn (người lớn: 37-40F, trẻ em :26-35F).
• Bơm nước 200ml vào dd, rồi cho ra , thực hiện nhiều lần đến khi
nước trong
Thuốc nhuận tràng: kích thích ruột đào thải các chất ra ngoài theo
phân:
• Dùng thuốc uống: sorbitol, lactulose (dulphalac).
• Thụt tháo bằng nước ấm.
Ngộ độc qua da, niêm mạc:
• Cởi bỏ hết quần áo dính độc chất
• Gội đầu làm sạch da.
• Rửa mắt.
Tăng đào thải chất độc trong máu:
• Truyền dịch.
• Dùng thuốc lợi tiểu.
• Chạy thận nhân tạo.
• Thay huyết tương.
Dùng chất kháng độc :
 Thuốc kháng độc dược lý:
• Acetylcystine: ngộ độc paracetamol.
• Atropin, PAM : Thuốc trừ sâu hữu cơ.
• Naloxon: quá liều opioid.
 Huyết thanh kháng độc tố nọc rắn.
Kiểm soát triệu chứng: dùng thuốc theo y lệnh bs, báo bs khi có bất kz dấu
hiệu bất thường trên bệnh nhân
• Hô hấp: suy hô hấp.
• Tim mạch: trụy mạch.
• Thần kinh: mê, co giật.
• Bù điện giải, theo dõi sát lượng nước xuất-nhập
• Nước tiểu: theo dõi có thiểu niệu.
 Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tìm độc chất.
 Tâm lý liệu pháp và tư vấn trước khi ra viện nhất là các trường hợp tự tử.
3. BN ngộ độc bị tiêu chảy, táo bón thì chăm sóc như thế nào?
- Thuốc nhuận tràng: kích thích ruột đào thải các chất ra ngoài theo phân:
- Dùng thuốc uống: sorbitol, lactulose (dulphalac).
- Thụt tháo bằng nước ấm.
4. ORS pha như thế nào?
5. Kích điện
6. Điện tim, sốc tim
7. Dấu hiệu ngưng tuần hoàn tim
8. Da cóc, trứng cá -> có độc -> dùng thuốc gì?
- Dùng chất kháng độc :
 Thuốc kháng độc dược lý:
• Acetylcystine: ngộ độc paracetamol.
• Atropin, PAM : Thuốc trừ sâu hữu cơ.
• Naloxon: quá liều opioid.
9. Vi khuẩn nào kị khí hay hiếm khí
10. Dấu hiệu mất nước
11. Làm gì để ngăn chất độc vào máu?
- Ngộ độc qua da, niêm mạc:
• Cởi bỏ hết quần áo dính độc chất
• Gội đầu làm sạch da.
• Rửa mắt.
- Tăng đào thải chất độc trong máu:
• Truyền dịch.
• Dùng thuốc lợi tiểu.
• Chạy thận nhân tạo.
• Thay huyết tương
12. Giai đoạn co cứng mất mấy giây?
 Co giật toàn thể: sự hoạt hóa của toàn bộ võ não.
• Co giật cục bộ: do sự phóng điện từ một vùng khu trú của
võ não.
• Ý thức có thể bị ảnh hưởng hay không.
 Phân loại động kinh:
o Động kinh toàn thể.
o Động kinh cục bộ.
• Trạng thái động kinh:
+ Cơn co giật kéo dài > 30 phút.
+ Cơn co giật xảy ra 2 lần liên tiếp nhưng giữa 2 lần ý thức không hồi
phục hoàn toàn.
 Đặc điểm LS của động kinh
 Co giật cơn lớn biểu hiện bằng:
• Đột ngột gồng cứng: thân thể người ưỡn và tay chân duỗi ra, mất
ý thức và trương lực tư thế.
• Thường ngưng thở, tím nặng.
• Co giật đều 2 bên thân và tứ chi (60-90s).
• Ý thức từ từ trở lại
 Cơn vắng ý thức: nhìn chầm chầm và máy mi mắt, không đáp ứng với
lời nói hoặc các kích thích khác.
Co giật đơn thuần có thể đi kèm tiền triệu vùng bị ảnh hưởng.
Co giật cục bộ phức tạp:
+ Khó chịu thượng vị, cử động tự ý.
+ Rối loạn trí nhớ.
+ Rối loạn cảm xúc, tri giác.
13. Động kinh co giật : toàn bộ hay cục bộ
14. Động kinh dùng thuốc gì, chích ở đâu>
- Cắt cơn bằng:
+ Thuốc nhóm benzodiazepine tĩnh mạch
- Diazepam(seduxen) 5mg tĩnh mạch/5 phút cho đến 20mg.
- Lorazepam 4mg tĩnh mạch, có thể lập lại 2mg/10 phút; không
quá tổng liều 0,1mg/kg.
+ Phenyltoin liều 15-20mg/kg tĩnh mạch, thường chích tĩnh mạch
chậm ở liều 50mg/ 1 phút.
- BENZODIAZEPIN
Diazepam (Valium, SEDUXEN):
Thời gian tác dụng ngắn, thời gian bán hủy: 16-90 phút.
Liều cao, chích nhanh có thể ức chế hô hấp, hạ HA. .
Liều 5-20mg tĩnh mạch chậm, 1-2 mg/min , Lập lại 5-10 mg /5-10 minutes
----> liều tối đa/24 hours
- Các thuốc khác:
- Thiamin 100mg tĩnh mạch, glucose/ bệnh nhân cai rượu, hạ đường
máu .
Chú ý: Theo dõi sát tình trạng hô hấp và tuần hoàn.
15. Khó thở mấy mức độ? -> 4
- Độ 1: không hạn chế chút nào hoạt động thể lực
- Độ 2: khó thở khi làm việc gắng sức nặng ở cuộc sống hằng ngày
- Độ 3: khó thở khi gắng sức hơi nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực
- Độ 4: khó thở khi gắng sức nhẹ và/hoặc khó thở khi nghỉ ngơi
16. Cấp cứu tuần hoàn
17. Yếu tố hạ đường huyết
18. Sốc giảm thể tích mất máu có mấy mức độ? -> 4 mức độ
Độ 1: Máu mất <750cc
+ Hô hấp: 14- 20 lần/phút
+ Mạch: <100
+ Nước tiểu (ml/hr): >30
Độ 2: Máu mất: 750 – 1500cc% TTMTCT: 15-30
+ Hô hấp: 20-30 lần/phút
+Mạch: >100
+ Nước tiểu (ml/hr): 20-30
Độ 3: Máu mất: 1500-2000cc
+ Hô hấp: 30-40 lần/phút
+ Mạch: > 120
+ Nước tiểu (ml/hr): 5-15
Độ 4: Máu mất: >2000ml
+ Hô hấp: >40 lần/phút
+ Mạch: >140 lần/ phút
+ Nước tiểu (ml/hr): <5ml/h hoặc không có
19. Hướng dẫn phòng và xử lý phản vệ => Điều 4 và Phụ lục III
20. Giai đoạn nhiễm trùng hàng đầu tử vong => Nhiễm trùng hô hấp
21. Các cơ phù phổi cấp -> điều trị kịp thời, tránh tử vong
22. Chăm sóc phù phổi cấp -> nằm đầu cao , thở oxy, động viên quan tâm, theo dõi DHST
23. 1 BN 50 tuổi, suy thận cấp: điều dưỡng làm gì? => Theo dõi DHST, lượng nước xuất nhập, chế
độ sinh dưỡng giảm mặn
24. Thở nhanh ảnh hưởng như thế nào?
25. Sốc phản vệ là gì? => Là mức độ nặng nhấ của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch
và co thắt phế quản có thể gây từ vong trong vòng một vài phút
26. Nhận định: BN tỉnh, tiếp xúc chậm, HA 80/40, nhịp nhanh, nhịp thở chậm. Điều dưỡng làm
gì?
- Biểu hiện lâm sàng sốc:
+ BN lơ mở, mệt lả, hốt hoảng, nặng có thể hôn mê
+ HA tụt, HA tâm thu dưới 90mmHg
+ Nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh
=> ĐD:
- Nằm đầu thấp
- Lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, truyền ngay NaCl 0,9%
- Theo dõi nhịp tim, HA, SpO2, nhịp thở
- Thở oxy qua ống thông mũi và mặt nạ
27. Xử trí sốc…..? -> lập đường truyền
28. Theo dõi sốc phản vệ thuốc => Cần theo dõi BN sốc phản vệ tại cơ sở y tế tối thiểu 48h
Thầy Phong

1. Sốc bỏng là trạng thái suy sụp….. chức năng của cơ thế do….. gây nên:Đột ngột toàn bộ -
chấn thương bỏng
2. Diện tích bỏng bao nhiêu thì xảy ra sốc bỏng?Với trẻ em > 10% và người lớn > 20 %
3. Cách xử trí bỏng tại nhà, chọn câu sai:Lấy đá chườm trực tiếp hay ngâm trực tiếp lên vết
bỏng vung da bị bỏng
4. Tổn thương gây tử vong cho người bị tai nạn giao thông do xe máy bay gặp nhất là:Chấn
thương sọ não
5. Nhận định đầu tiên của điều dưỡng khi bị sốc do chấn thương sọ não:Tổng trạng
6. Khi nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương, ta có thể:Cố định tạm thời nơi nghi bị gãy rồi chuyển
đến bệnh viện ngay
7. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong thứ mấy?:Đứng thứ 3
8. Đảm bảo tuần hoàn tai biến mạch máu não, người điều dưỡng cần làm?
A. Theo dõi HA 1-3 giờ/lần
B. Theo dõi ngày 2 lần
C. Theo dõi nhịp tim
D. Cả A và C
9. Theo thang điểm Glassgow: Tri giác bình thường 15 điểm: Mở mắt tự nhiên 4 điểm, đáp
ứng lời nói 5 điểm, đáp ứng vận động 6 điểm
10. Dấu hiệu để nhận biết người bệnh đột quỵ: Méo miệng, yếu liệt tay chân, nói bất thường
Phân loại mức độ sốc do chấn thương: chọn câu sai: Sốc độ IV: mạch nhanh nhẹ, khó bắt,
huyết áp không đo được
11. Trong xử trí sốc chấn thowng: ABCDE. Chọn câu sai:Blood: đảm bảo cung cấp máu đủ
12. Để xử lý sốc để đảm bảo tuần hoàn điều dưỡng cần phải:Tất cả đúng
13. Gãy xương chày (gãy kín), số lượng máu mất:500-1000ml
14. Gãy xương đùi ( gãy hở), lượng máu mất:1000-2500ml

THẦY CẢNH

15. ĐD theo dõi BN được chẩn đoán sốc, thì thể tích nước tiểu tối thiểu phải bao nhiêu là đc:
30ml/h
16. Đấu hiệu nào khi theo dõi BN,ĐD nghi ngờ BN vô sốc: Giảm tưới máu ngoại biên
17. Giảm tưới máu ngoại biên có thể là biểu hiện nào: Tay chân lạnh ,mạch nhanh nhỏ hoặc
khó bắt.
18. BN vào viện với chẩn đoán ngạt nước, sinh hiệu ổn, dấu chứng nào sau đây nghi ngờ BN
có nhiễm trùng: Ho, có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
19. BN bị ngạt nước được cứu sống và chăm sóc ở bệnh viện nguy cơ có thể có của BN này là:
Viêm Phổi
20. Khi BN ngừng hô hấp tuần hoàn thuốc đầu tiên dùng là; Adrenalin
21. Để theo dõi tình trạng Natri,Kali máu của BN cần làm xét nghiệm là:Điện giải đồ
22. ĐD chăm sóc BN hôn mê nằm lâu để tránh biến chứng teo cơ cứng khớp nên làm :Bất
động khớp tư thế cơ năng tập vận động thụ động chi và các khớp
23. Nguyên nhân chính của sốc do giảm khối lượng tuần hoàn là: Do giảm thể tích trong lòng
mạch
24. Thuốc đầu tiên hay dùng trong các trường hợp sốc khi hồi sức truyền dịch mà huyết áp vẫn
thấp: Noradrenalin
25. Thuốc seduxen khi tiêm tĩnh mạch có thể gây; Ức chế hô hấp
26. Mức kali máu bình thường:3.5-5mEq/l.
27. Mức hemoglobin bao nhiêu được gọi là thiếu máu: <12g/dl
28. Nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc và điều trị BN ngộ độc cấp không rõ loại vào phòng cấp
cứu là: Đảm bảo đấu sinh tồn cho bệnh nhân, ưu tiên hàng đầu là hô hấp, tuần hoàn.
29. Khi chăm sóc BN hôn mê để tránh loát do tì đè, ĐD nên làm;Xoay trở thường xuyên mỗi
2-4h/lần
30. Biểu hiện lâm sang của bệnh nhân phù phổi cấp. BN phải ngồi để thở, thở khó
31. Khi chăm sóc BN phù phổi cấp ĐD cần lưu ý gì: Hạn chế nước
32. Thuốc vận mạch là thuốc gì: Thuốc tăng sức cản thành mạch làm tăng HA
33. Nguyên tắc thứ hai của điều trị ngộ độc cấp là: Loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
34. Chế độ ăn chất đạm ở BN suy thận.Dùng sản phẩm đạm dành cho BN suy thận.
35. Khi theo dõi BN sốc do giảm khối lượng tuần hoàn, ĐD cần dựa vào dấu hiệu nào để biết
hồi sức đủ dịch: Nước tiểu
36. Thế nào là sốc chấn thương; là suy sụp đột ngột chức năng sống của cơ thể do chấn thương
gây nên.
37. Suy thận cấp là gì? Chọn câu sai: Chắc chắn tiến tiển đến suy thận mãn.
38. Suy thận cấp trước thận có thể:Phục hồi hoàn toàn nếu điều trị kịp thời, đúng.
39. Mất máu độ 4 là mất: >40% thể tích máu
40. Thể tích máu ở người lớn chiếm bao nhiêu % trọng lượng cơ thể:7%
41. Thế nào là sốc chấn thương:Là suy sụp đột ngột chức năng của cơ thể do chấn thương gây
nên
42. Để đánh giá chức năng thận xét nghiệm máu nào thường đúng: Creatinin- Độ lọc cầu thận-
BUN
43. BN được chẩn đoán suy thận cấp-thiểu niệu xét nghiệm máu nào thường đùng để đánh giá
chức năng điều hòa điện giải và thăng bằng toan kiềm của thận: Điện giải đồ- Khí máu
động mạch.
44. KUB là gì: Chụp bụng không sữa soạn.
45. Thuốc seduxen tiêm tĩnh mạch có thể gây: ức chế hô hấp
46. Suy tim là: Tim bơm máu mỗi phút không đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ
thể
47. Can thiệp điều dưỡng về cách ăn ở BN suy tim độ 3:Ăn đủ năng lượng nhưng chia bữa ăn
thành nhiều bữa trong ngày.
48. Can thiệp điều dưỡng khi chăm sóc BN hôn mê, để tránh teo cơ-cứng khớp là:Tập vận
động thụ động các khớp và bất động khớp thư thế cơ năng.
49. Để tránh viêm phỗi nhiễm trùng bệnh viện ở BN hôn mê, can thiệp của điều dưỡng là.Vệ
sinh răng miệng BN ngày 2 lần
50. Mục tiêu chăm sóc BN suy thận cấp của điều dưỡng chọn câu sai; Hạn chế đạm tối đa cho
BN
51. Kali máu tăng có thể gây; Rung thất và ngưng tim.
52. Thiếu máu trong suy thận mãn thường do : Thiếu erythropoietin,ăn kém do ure huyết cao.
53. Can thiệp điều dưỡng trongchăm sóc BN tai biến mạch máu não, khi BN mới vào viện là :
Cho thở oxy’
54. Trước khi lập kế hoạch chăm sóc BN hôn mê , Điều dưỡng cần chẩn đoán. Nguyên nhân
mê là gì, Glasgow mấy điểm có nguy cơ suy hô hấp, có bệnh khác đi kèm?
55. Trong điều trị bn ngộ độc cấp không được rữa dạ dày BN cho dù BN đến sớm trong trường
hợp: Uống các chất ăn mòn.
56. Trong chăm sóc BN hôn mê, để giảm nguy cơ biến chứng hô hấp can thiệp của điều dưỡng
nên làm: Vệ sinh rang miệng thường xuyên.
57. Một trong những GDSK cho thân nhân BN có di chứng của tai biến mạch máu não khi cho
BN xuất viện để tăng khả năng phục hồi về vận động, dd nên hướng dẫn gì: Tích cực tập
vận động thụ động và chủ động cho bệnh nhân.
58. Nguy cơ về mặt khi chăm sóc không đúng ở BN hôn mê là : Khô , loét giác mạc.
59. Trong dinh dưỡng về nước ở BN suy thận dd hướng dẫn BN và thân nhân BN : Uống nước
tùy lượng nước xuất và BN phù?
60. Chế độ ăn chất đạm cho BN suy thận mà dd cần hướng dẫn cho BN: Hạn chế đạm thông
thường, dùng chất đạm cho bn suy thận.
61. Trong hướng dẫn chế độ ăn dành cho BN suy thận dd cần chú ý thêm xét nghiệm nào.
Điện giải đồ.
62. Triệu chứng nào trong theo dõi BN trên lâm sang, dd nghi ngờ BN có vấn đề về thận: Thể
tích nước tiểu BN <20ml/h
63. Dấu chứng nào trên lâm sang nghi ngờ BN có suy thận mà dd phải báo bác sĩ: Thiểu niệu.
64. Can thiệp nào của dd để hạn chế tổn thương não nhiều hơn ở BN tai biến mạch máu não
mới nhập viện: Cho thở oxy mũi, di chuyển BN hết sức nhẹ nhàng.
65. Nguyên tắc đầu tiên của điều trị ngộ độc cấp: Đảm bảo chắc năng sinh tôn
66. Trong chăm sóc bn hôn mê để tránh phù não tư thế đầu phù hợp là: Đầu cao.
67. Phân loại sốc thường được áp dụng trên lâm sang; Theo nguyên nhân và cơ chế.
68. Sốc thường được phân chia bao nhiêu nhóm: 4 nhóm.
69. Bỏng thường là nguyên nhân của loại sốc: Sốc do giảm thể tích tuần hoàn
70. Hẹp vale động mạch chủ nặng là nguyên nhân của sốc: tim
71. Sốc phản vệ được phân loại thuộc nhóm:Sốc do rối loạn phân bố máu trong hệ thống
mạch.
72. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong sốc phản vệ là: Suy hô hấp và tụt HA kéo dài.
73. Thuốc cơ bản dùng trong điều trị sốc phản vệ: Adrenalin
74. Sốc phản vệ là quá trình kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể đưa đến hậu quả là giải
phóng các chất trung gian hóa học. Ngoại trừ: Oxytocin.
75. Trong sốc phản vệ các chất trung gian hóa học có tác dụng Ngoại trừ: Tăng huyết áp.
76. Triệu chứng toàn thân thường gặp và có tính chất báo hiệu trong sốc phản vệ: Biểu hiện
của da và niêm mạc: ngứa, nóng ran, nổi mẫn, đỏ da.
77. Sốc phản vệ có nguy cơ xuất hiện trở lại do vậy bệnh nhân cần được theo dõi: Tối thiểu 48
giờ ở cơ sở y tế.
78. Tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến : Thiếu O2 .
79. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp do tổn thương đường hô hấp ngoại trừ: Cơn hen phế
quản.
80. Triệu chứng lâm sang của suy hô hấp thường là : Biểu hiện của thiếu Oxy
81. Biểu hiện của tăng công thở là ngoại trừ: Thở chậm.
82. Trong chăm sóc BN suy hô hấp xét nghiệm nào cần thiết để đánh giá mức độ theo dõi tiến
tiễn : Khí máu động mạch.
83. Cận lâm sang nào rất có ý nghĩa trong định hướng nguyên nhân suy hô hấp :X quang phổi.
84. Hậu quả của rối loạn trao đổi khí tại phổi là: Gỉam oxy máu

HÔN MÊ

1.Định nghĩa Hôn mê được trình bày là: Hôn mê là tình trạng tình trạng suy giảm về tri giác, cảm giác,
vận động và rối loạn các chức năng thực vật.

2. Nguyên nhân dẫn tới Hôn mê là: Do rối loạn chuyển hóa & bệnh toàn thể, tổn thương trên lều, tổn
thương dưới lều hoặc do tình trạng tâm lý bắt chước hôn mê.

3. Phân độ tiền hôn mê là: Mất thức tỉnh.

4. Phân độ hôn mê độ 1 là: Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan

5. Phân độ hôn mê độ 2 là: Hôn mê vừa, thực sự, do ức chế lần tới gian não, não giữa

6. Phân độ Hôn mê độ 3 là: Hôn mê sâu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não

7. Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của mắt theo số điểm là: Mở tự nhiên (4). Mở khi ra lệnh
(3). Mở khi gây đau (2). Không mở khi kích thích(1)

8. Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của nói theo số điểm là: Trả lời đúng (5). Trả lời hạn chế
(4). Trả lời lộn xộn (3). Không rõ (2). Không nói (1)

9. Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của vận động theo số điểm: Làm đúng theo lệnh (6). Đáp
ứng khi đau (5). Cử động không tự chủ (4). Co cứng mất vỏ não (3). Duỗi cứng mất não (2). Không đáp
ứng gì cả (1)

10. Bảng điểm GLASGOW đánh giá về tình trạng hôn mê theo số điểm là: 3 điểm: Hôn mê sâu. 5 điểm:
Tình trạng xấu. ≤ 6 điểm: Hôn mê

11. Nguyên tắc xử trí hôn mê: Làm theo phác đồ ABC

12. Nhận định trình trạng khi bệnh nhân hôn mê cần phải :Nhận định tình trạng sinh hiệu và mức độ hôn
mê (theo điểm Glasgow).

13. Một bệnh nhân nam, 40 tuổi vào viện trong tình trạng gọi hỏi trả lời không phù hợp, chỉ mở mắt khi
có kích thích đau và co chi lại khi kích thích đau. Mức điểm theo thang điểm Glasgow đối với bệnh nhân
này là: 9 điểm

14. Tư thế an toàn cho người bệnh trong tình trạng hôn mê là: Đặt NB tư thế an toàn, đầu cao, nghiêng
về 1 bên.

15. Đề phòng loét cho bệnh nhân tai biến mạch não, cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân ít nhất: 2 giờ/lần
16. Các biến chứng hô hấp hay gặp của người bệnh hôn mê, ngoại trừ: Viêm đường hô hấp trên

17. Các biến chứng tuần hoàn hay gặp của người bệnh hôn mê, ngoại trừ: Mạch nhiệt phân ly

18. Các biến chứng về dinh dưỡng hay gặp đối với bệnh nhân hôn mê, ngoại trừ: Phù phổi cấp

19. Các nguyên tắc xử trí cấp cứu bao gồm:

− Đảm bảo hô hấp

− Đảm bảo tuần hoàn

− Đánh giá thần kinh

− Cả 3 câu trên

20. Cách xử trí khi người bệnh tụt huyết áp, trụy mạch, ngoại trừ: Sử dụng thuốc hạ huyết áp

21. Năng lượng cần cung cấp cho bệnh nhân hôn mê là :30 - 50 Calo/kg thể trọng

22. Đối với người bệnh hôn mê có ăn qua ống thông dạ dày, điều dưỡng cần phải dặn gia đình bệnh
nhân không được:

A. Tự chế biến thức ăn

b. Tự ý rút ống thông

c. Tự ý bơm thức ăn

D. B và C

23. Những biện pháp chăm sóc có tác dụng dự phòng loét mục là: Dinh dưỡng đầy đủ, Thay đổi tư thế
thường xuyên, Vệ sinh cơ thể và không để xóc da

24. Cách tốt nhất để tránh cho bệnh nhân co giật hít phải dịch nôn là:

A. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn

B. Đặt ống thông dạ dày

C. Đặt ống nội khí quản

D. B và C

25. Khi xếp giường cho người bệnh tai biến mạch não có liệt nửa thân, điều dưỡng thường để người
bệnh nằm gần tường, bên liệt quay ra ngoài chủ yếu nhằm mục đích: Để tránh ngã cho bệnh nhân

26. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân hôn mê là: Bệnh nhân không phục hồi sự thức tỉnh sau khi bị
kích thích, Bênh nhân không nhận biết được bản thân và xung quanh , thích đau bệnh nhân không mở
mắt
27. Các động tác cấp cứu nào sau đây là đúng đối với bệnh nhân hôn mê: Đặt bệnh nhân nằm đầu cao,
nghiêng về một bên, thở oxy qua ống thông mũi , Nếu ứ động đờm dãi tiến hành hút đờm dãi họng
miệng, đặt canun miệng. , Đo huyết áp, mắc máy theo dõi liên tục nhịp tim, SpO2, nhịp thở

28. Trong hôn mê - khi bênh nhân vẫn tiếp tục nặng lên, mê sâu hơn, tím, ho khạc kém. Các xử trí cấp
cứu tiếp theo là: Bóp bóng qua mặt nạ có oxy, hút đờm dãi họng miệng , Chuẩn bị và phụ giúp bác sĩ đặt
NKQ

29. Thái độ theo dõi bệnh nhân hôn mê là: Theo dõi sát mạch, huyết áp là rất cần thiết , Theo dõi nhiệt
độ của bệnh nhân là càn thiết

30. Các biểu hiện nào sau đây của bệnh nhân hôn mê thể hiện bệnh nhân được chăm sóc tốt: Huyết áp,
mạch ổn định , Thở đều 14 lần/phút, đường thở thông thoáng

NGỘ ĐỘC CẤP

1. Tư thế bệnh nhân khi rửa dạ dày là: Nằm đầu thấp nghiêng trái
2. Số lượng dịch đưa vào trong một lần rửa dạ dày (ở người trưởng thành) là: 200 ml
3. Khi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc đường tiêu hóa (ăn, uống phải chất độc), các săn sóc
ban đâu cần làm là: Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn
4. Các điều nào sau đây là đúng khi rửa dạ dày cho bệnh nhân ngộ độc: Để bệnh nhân nằm
đầu thấp, nghiêng trái, mỗi lần đưa vào dạ dầy 200-300ml
5. Triệu chứng/hội chứng muscarin trên BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? :Đồng
tử co nhỏ như đầu đinh ghim. Tăng tiết mồ hôi, Tăng tiết dịch ở các hốc tự nhiên, co thắt
khí phế quản, Mạch chậm, huyết áp hạ, rối loạn dẫn truyền tim
6. Triệu chứng/hội chứng nicotin trên bệnh nhân nhiếm độc cấp phospho hữu cơ gồm có?:
Rung giật các tấm cơ: cơ mặt, ngực, vai, cánh tay, đùi, Có thể trụy tim mạch. Mạch nhanh,
huyết áp tang, Kích thích hệ TK giao cảm: da lạnh, xanh tái (do co mạch).
7. Triệu chứng/hội chứng thần kinh trung ương trên BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ?: Lo
lắng, bồn chồn, rối loạn ý thức, nói khó, nhức đầu, lẫn lộn, mất ngủ., sốt, Ức chế hô hấp,
co giật, hôn mê, Ngộ độc nặng: ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn → suy hô hấp, trụy
mạch, phù phổi cấp → tử vong rất nhanh.
8. Nhận định chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ? :Tình trạng tuần hoàn:
đo HA, đếm mạch, Tình trạng hô hấp: quan sát màu sắc da niêm, móng tay – chân, đếm
nhịp thở, quan sát kiểu thở, tình trạng tăng tiết, quan sát cánh mũi, các cơ hô hấp , Tình
trạng ngộ độc: hỏi người nhà (hoặc bệnh nhân) ngộ độc thuốc gì, số lượng, thời gian, lý
do, xử trí trước khi nhập viện. Các vấn đề khác: hoàn cảnh gia đình, tiền sử bệnh tật.
9. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? :Suy hô hấp cấp
do tác dụng của độc chất.Suy tuần hoàn do tác dụng của độc chất, Co giật do tác dụng
của độc chất, Hôn mê do suy hô hấp và tuần hoàn.
10. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? :Bảo đảm hô
hấp. Duy trì tuần hoàn, Loại trừ chất độc. Theo dõi biến chứng − Giáo dục sức khỏe.
11. Thực hiện chăm sóc hô hấp BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các biện pháp? :Đặt
bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn. Đặt canuyn đề phòng tụt lưỡi, Thở oxy. Theo
dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, móng tay, niêm mạc, Hút đàm dãi nếu tăng tiết; Đặt nội
khí quản.
12. Duy trì tuần hoàn trong chăm sóc BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các biện pháp:
Theo dõi mạch, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, Chuẩn bị dụng cụ, dịch truyền,
thuốc theo y lệnh, Phụ giúp bác sĩ đặt catether tĩnh mạch trung tâm.
13. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể với bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các
biện pháp? Rửa dạ dày với tối đa 10 lít nước, than hoạt 20 - 50g pha với 50ml nước. Dịch
truyền, kháng sinh theo y lệnh. Đặt sonde tiểu, sonde dạ dày.
14. Theo dõi biến chứng trên bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? : Theo dõi
hội chứng trung gian, Theo dõi hội chứng thần kinh ngoại vi muộn.
15. Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ kết quả tốt khi?
Đầu tóc, da, dịch dạ dày, ga giường không có mùi thuốc sâu. Các DHST dần dần trở về ổn
định. Không xảy ra loét và các biến chứng khác
16. Trên thực tế lâm sàng, ngộ độc cấp hay gặp nhất qua đường nào sau đây: Đường ăn uống
17. Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc ngủ, thuốc an thần bao gồm những
triệu chứng sau, ngoại trừ: Co giật
18. Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc phiện, thuốc heroin bao gồm những
triệu chứng sau, ngoại trừ: Mùi thuốc trừ sâu
19. Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc chuột bao gồm những triệu chứng
sau, ngoại trừ: Liệt cơ
20. Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc thuốc trừ sâu photpho hữu cơ bao
gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ: Mạch nhanh, tăng tiết, giãn phế quản
21. Chẩn đoán xác định ngộ độc cấp phải dựa vào: Xét nghiệm độc chất
22. Mục tiêu của việc xử trí ngộ độ cấp là: Giảm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
23. Những trường hợp chống chỉ định dùng than hoạt khi bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm,
ngoại trừ : Bệnh nhân khó chịu ở bụng
24. Kỹ thuật rửa dạ dày khi bệnh nhân bị ngộ độc cấp hiệu quả nhất trong vòng: 60 phút đầu
bị ngộ độc
25. Tư thế bệnh nhân khi rửa dạ dày là: Nằm đầu thấp, nghiêng trái
26. Số lượng dịch đưa vào trong 1 lần rửa dạ dày ở người trưởng thành là: 200mL
27. Số lượng dịch đưa vào trong 1 lần rửa dạ dày ở trẻ em là: 50Ml
28. Điều trị thải độc bằng cách gây nôn chỉ được thực hiện trong vòng bao nhiêu giờ sau khi
ăn, uống phải chất độc: − 1 giờ
29. Những trường hợp chống chỉ định gây nôn khi bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm: Ăn, uống
các chất ăn mòn, acid, base hoặc các hydrocacbon
30. Những chăm sóc ban đầu cần làm khi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc đường tiêu hóa do ăn
uống phải chất độc bao gồm, ngoại trừ: Cởi bỏ quần áo nhiễm chất độc, tắm hoặc rửa
sạch vùng da nhiễm độc
31. Những chăm sóc ban đầu cần làm khi bị chất độc bắn vào mắt bao gồm, ngoại trừ: −
Nhuận tràng kích thích co bóp ruột tống chất độc ra ngoài
32. Thuốc nhuận tràng sorbitol nên uống khi nào: − Ngay sau khi dùng than hoạt
33. Cách xử trí khi khí độc vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp bao gồm, ngoại trừ: Hô
hấp nhân tạo trực tiếp ( miệng ─ miệng, miệng ─ mũi)
34. Tăng đào thải chất độc trong máu bao gồm những cách sau, ngoại trừ: Rửa dạ dày 
35. Chống chỉ định dùng than hoạt khi bệnh nhân ngộ độc cấp là: Hôn mê , Co giật , Tắc
ruột ,Uống các chất ăn mòn

You might also like