You are on page 1of 56

BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN PHÚ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


KHOA Y DƯỢC CỔ TRUYỀN

BS: HUỲNH THỊ CÚC


BS: NGUYỄN HỒNG LAM

NĂM 2014
Bài 1
CAO HUYẾT ÁP
I. Đại cƣơng :
1.1Định nghĩa: Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực
máu của đại tuần hoàn.
- Theo OMS ,ở người lớn có hyết áp bình thường, nếu huyết áp động
mạch tối đa <140mmHg và HA min <90mmHg . Khi huyết áp động
mạch tối đa >160mmHg, và huyết áp động mạch tối thiểu >95mmHg
1.2 Phân loại:
Theo JNC VII:
HA Max HA Min
Bình thường <120mmHg <80mmHg
Tiền THA 120-139 mmHg 80-89mmHg
THA độ 1 140-159mmHg 90-99mmHg
THA độ 2 >160mmHg >100mmHg

2.0 Theo YHHĐ:


- Tăng huyết áp thứ phát: Chiếm 11-15%
- Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm 85-89%

Bệnh thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng, đầu thống, thất
miên… của YHCT.

3.0 Nguyên nhân theo YHCT:


Do thất tình như giận, lo, sợ làm tổn thương 02 tạng: Can, Thận.
Do bệnh lâu ngày thể chất suy yếu.
Do đàm thấp ủng trệ gây tắc trở thanh khiếu.
4.0 Các chứng trạng YHCT trong bệnh cảnh THA:
- Hoa mắt chóng mặt xếp vào chứng huyển vựng
- Đau đầu xếp vào chứng đầu thống
- Đáng trống ngực hồi hộp xếp vào chứng tâm quý chính xung
- Đau ngực gọi là tâm thống
- Hôn mê, liệt nửa người xếp vào chứng trúng phong.
II. Chẩn đoán :
1 Theo YHHĐ:

1
Lâm sàng: Bệnh nhân THA thường không có triệu chứng
(trừ khi có đợt tăng đột biến trị số HA 220/100mmHg
Những triệu chứng cơ năng có thể gặp: mệt mõi, đau đầu
vùng gáy như mạch đập, nóng phừng mặt, chảy máu cam,
đau ngực, khó thở, rối loạn thị giác& tiếng nói.
 Cận lâm sàng: những xét nghiệm thông thường của THA
:BUN -creatinin, Ion đồ, bộ mở máu, đường huyết,ECG, tổng
phân tích nước tiểu.
2 Chẩn đoán theo YHCT:
Chia làm 03 thể
2.1 Thể Can dƣơng xung (thể âm hƣ dƣơng xung):
- Trong thể này chỉ số huyết áp thường dao động
- Người bệnh thường đau đầu với tính chất: căng như mạch đập
- Vị trí: đỉnh đầu hoặc một bên đầu.
- Thường kèm nóng phừng mặt, hồi hộp, chóng mặt, bứt rứt
- Mạch đi nhanh và căng (huyền).
2.2 Thể thận âm hƣ:
Thể này ngoài triệu chứng huyết áp cao và:
- Tình trạng uể oải, mệt mỏi thường xuyên
- Đau nhức mỏi lưng âm ỉ
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai, đầu nặng đau âm ỉ
- Cảm giác nóng bứt rứt, ngủ tâm phiền nhiệt, ngủ kém.
- Mạch trầm, huyền, sác vô lực.
2.3 Thể đờm thấp:
Triệu chứng trong thể này:
- Người mập, thừa cân
- Lưỡi dầy, to hay than phiền nặng đầu, tê nặng 02 chi dưới
- Xét nghiệm thường kèm tăng cholesterol máu.
- Mạch hoạt.
III. Điều trị :
 Điều trị dùng thuốc:
Theo YHHĐ: thuốc điều trị THA thường dùng:
-Nhóm ức chế canxi có 2 loại: Dihydropyridines (nifedipin) loại
không ảnh hưởng trên nhịp tim, tăng nhịp tim
- Loại làm giảm nhịp tim : diltiazem
- Thuốc ức chế men chuyển: Captoril, Enaplaril....
-Thuốc ức chế beta: Bisoprolol....
-Thuốc lợi tiểu: Lasix....
 Công thức cần quan tâm:
2
+ Chẹn beta+ lợi tiểu kinh điển và rất hiệu quả
+ Ức chế men chuyển + lợi tiểu: vì nhóm lợi tiểu hoạt hoá renin và
làm mạnh thêm nhóm ức chế men chuyển.
+ Chẹn beta + kháng canxi: dùng trên THA coa bệnh mạch vành.
Theo YHCT:
1 Thể Can dƣơng xung (thể âm hƣ dƣơng xung):
Pháp trị: bình can giáng nghịch, bình can tức phong.
*Dùng thuốc: Bài Thiên ma câu đằng ẩm
Thuốc thang:

1.Thiên ma 8g
2.Câu đằng 12g
3.Hoàng cầm 10g
4.Chi tử 12g
5.Tang ký sinh 12g
6.Hà thủ ô 10g
7.Đỗ trong 10g
8.Phục linh 12g
9.Ích mẫu 12g
10.Thạch quyết 20g
minh
11.Ngưu tất 12g Sắc uống 2 lần / thang /
ngày.

Thuốc thành
phẩm 1 Bratonic
2v x 2 (u) sau ăn
2 Dogalic 2v x 2(u)
sau ăn
*Châm cứu: Phương pháp tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm:
Hành gian, Thiếu phủ, Can du, Thận du, Thái khê, Phi dương, Nội
quan, Thái dương , Bách hội, Ấn đường, Tứ thần thông.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ: 14-150 microampe,
thời gian 15-20 phút, liệu trình 10 - 15 ngày.

3
2. Thể thận âm hƣ:
Pháp trị: Tư âm, ghìm dương – Bổ can thận.
*Dùng thuốc:
 Thuốc thang:
VỊ THUỐC SL
1,Thục địa 20g
2.Ngưu tất 10g
3.Rễ nhàu 20g
4.Trạch tả 10g
5.Mã đề 20g
6.Táo nhân 10g
7.Hòe hoa 10g Sắc uống 2 lần / thang / ngày

 Thuốc thành phẩm:


1 Bratonic 2v x2 (u) sau ăn
2 Lục vị nang (lục vi -f) 2v x2 (u) sau ăn

*Châm cứu: phương pháp châm bổ.


- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: Thận du, Phục lưu, Tam
âm giao, Can du, Thái xung, Thần môn, Nội quan, Bách hội.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Phương pháp châm bổ: tần số 0,5- 4hz, cường độ: 14-150
microampe, thời gian điều trị: (20 – 30) phút, liệu trình 10-15 ngày.
3 Thể đờm thấp:
Pháp trị: hóa đờm, trừ thấp.
*Dùng thuốc:
Thuốc thang:
VỊ THUỐC SL
1.Thục địa 20g
2.Ngưu tất 10g
3.Rễ nhàu 20g
4.Trạch tả 10g
5.Mã đề 20g
6.Táo nhân 10g
7.Hòe hoa 10g * Sắc uống 2 lần / thang / ngày

4
Bài 2
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

I. Đại cƣơng :
1.1 Định nghĩa: TBMMN là dấu hiệu phát triển nhanh chóng
trên lâm sàng của một hội chứng thần kinh nặng nề, thường do
nguyên nhân MMN, đôi khi do nguyên nhân mạch máu của cuống
mạch máu nảo nằm ở cổ, tiên lượng sinh tồn cũng như tiên lượng
chức năng của thần kinh tuy thuộc vào nguyên nhân mức độ lan rộng
của tổn thương.
2.2 Nguyên nhân:
- YHHĐ
Xuất huyết não, nhủng não, xuất huyết màng não,suy tuần
hoàn não.
-YHCT
Do ngoại nhân: quá nhiệt sinh phong
Do thất tình :giận, lo sợ gây tổn thương 3 tạng Tỳ ,Can,
Thận
Do mắc bệnh lâu ngày( nội thương) làm cơ thể suy yếu,
thận âm và thận dương suy( thận âm suy, hư hoả bốc lên;
thận dương suy chân dương nhiểu loạn ở trên).
Do tiên thiên bất túc
Do ăn uống không đúng cách sinh đàm thấp làm tắc trở
kinh lạc.
Do chấn thương gây huyết ứ tắc kinh lạc không thông
 Những chứng trạng YHCT:
- Đột ngột te ngả hôn mê: YHCT xếp vào chứng trúng phong ,
thiên phong
- Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng huyển vựng
- Liệt 1/2 người , liệt mặt YHCT xếp vào chứng nuy.
- Tê tay chân: xếp vào chứng ma mộc.
2.3 Chẩn đoán:
A Theo YHHĐ:
Lâm sàng:

5
1. Chảy máu nảo: thường gặp chảy máu ở vùng bao đậu do
THA ở người cao tuổi chiếm 90% trường hợp chảy máu xảy ra
ở ĐM đậu vân( ĐM charcot)
- Đau đầu thường đau vào ban đêm kèm theo chóng mặt, ù tai ,
nóng phừng mặt, khởi đầu bệnh nhân đột ngột ngã xuống và
hôn mê
- Toàn phát với 3 hội chứng: hôn mê sâu và nặng
-Liệt nửa người dấu hiệu : Babinski ,Hoffman bên liệt có giá trị
trong chẩn đón
- Rối loạn thần kinh thực vật
- cận lâm sàng:
CTM: bạch cầu, đường huyết, ure huyết tăng

MRI

- Tiến triển thường dẩn đến tử vong chiếm 2/3 trường hợp,tử
vong xảy ra trong những giờ đầu hoặc cuối tuần, những ngày
đầu rối loạn thực vật là nguy cơ chủ yếu gây tử vong.
2 Nhũng não: hôn mê, liệt nữa người diển biến từ từ
-Tiến triển giai đoạn cấp từ ngày 2-10 sẽ phục hồi dần nhưng
sẽ còn 1 số di chứng
Tai biến mạch máu não là hội chứng bệnh được miêu tả
trong phạm vi chứng trúng phong của YHCT.
B Theo YHCT:
II. Triệu chứng :
1/ Trong đợt tai biến mạch máu não:
a. Trúng lạc(trúng phong ở lạc)
b.Trúng kinh(trúng phong kinh lạc)
c Trúng phong tạng phủ:
Trúng phủ(trúng phong ở phủ)
Trúng tạng(trúng phong ở tạng): chứng bế , chứng thoát.
2/ Giai đoạn sau TBMMN(di chứng của TBMMN):
Giai đoạn này có 02 di chứng cần được quan tâm: vận động,
tâm thần.
Theo YHCT giai đoàn này gồm: cân nuy, cốt nuy, kiện vong.
- Chia làm 3 thể :
a. Thận âm dƣơng lƣỡng hƣ: mặt tái xanh hoặc đen, gân
gồng cứng co rút lại, tiểu đêm ngủ kém, ít uống nước sợ lạnh, lưỡi
nhợt bệu, mạch trầm nhược.
6
b. Can thận âm hƣ : tay chân co quắp, cử động lưỡi khó
khăn, nóng trong người, dể bực dọc, bứt rứt, lưỡi đỏ bệu, mạch trầm
sác vô lực.
c. Đàm thấp : gặp ở người có huyết áp cao, tạng béo, có
cholesteron trong máu cao, thường than phiền tê nặng các chi, mạch
hoạt.
III. Điều trị :
A Theo YHHĐ:
- Hướng điều trị: xử trí đột quỵ là chính, sử dụng tất cả các kỷ
thuật hồi sức cấp cứu, chú trọng đến PHCN.
- Điều trị THA: điều trị rối loạn lipid máu bằng nhóm
fibrat(lipanthyl 100mg 1-2 viên/ngày) hoặc nhóm statin 20mg/ngày
- Điều trị TNMMN: chống phù nảo bằng manitol 20% 200ml/2
lần /ngày V=100 giọt/phút
- Điều chỉnh rối loạn điện giải nếu cần.
- Kháng sinh nếu có nguy cơ bội nhiểm ở phổi hoặc bị loét
-Cerebrolysin 10ml TTM nếu là nhủn não
Có thể kết hợp với thuốc chống đông nếu là nghẽn mạch(
Aspirin 50-100mg/ngày hoặc sintrom 4mg 1/4 viên/ngày. Phải theo
dỏi prothrombin máu.
- Phòng chống loét bằng thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân và
cho nằng gường nước.
B Theo YHCT:
Giai đoạn sau TBMMN(di chứng của TBMMN):
1. Thận âm dƣơng lƣỡng hƣ:
Pháp trị: ôn bổ thận dương
*Dùng thuốc
 Thuốc thang:
Bài Thận khí hoàn.
1.Bạch phục linh 12g 5.Đơn bì 12g
2.Sơn thù 16g 6.Trạch tả 12g
3.Quế chi 4g 7.Sơn dược 16g
4.Phụ tử 4g 8.Thục địa 32g
 Sắc uống 2 lần / thang / ngày.
Thuốc thành phẩm: dùng cho cả 3 thể: hoa đà tái tạo hoàn
1 Bratonic 2v x 2(u) sau ăn
2 Hoa đà tái tại hoàn 1/2g x 2(u) sau ăn
3 Lục vị 2v x 2(u) sau ăn
*Châm cứu: ôn châm hoặc cứu bổ.
7
Châm laser chiếu ngoài: Thận du, Can du,Thái dương, Bách
hội, Đầu duy, Phong trì, Thái xung, Trung cực, Quan nguyên, Khí hải.
Theo châm cứu cổ truyền, cứu bổ hoặc ôn châm.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn:
- Công suất phát xạ để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Thời gian điều trị: 30 phút/1 lần, liệu trình 30-45 ngày.
2. Can thận âm hƣ:
Pháp trị: Tư âm ghìm dương, tư bổ can thận.
Thuốc thang:
Dùng thuốc: bài thuốc bổ can thận.
1.Hà thủ ô 10g 5.Thục địa 15g
2.Hoài sơn 15g 6.Đương qui 12g
3.Trạch tả 12g 7.Sài hồ 10g
4.Thảo quyết minh 10g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày.
Thuốc thành phẩm:
1 Bratonic 2v x 2(u) sau ăn
2 Hoa đà tái tạo hoàn 1/2g x 2(u) sau ăn
3 Thiên sứ hộ tâm đan 5v x2 (u) sau ăn
*Châm cứu: phương pháp châm bổ.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: Thận du, Phục
lưu, Tam âm giao, Can du, Thái xung, Bách hội, Nội quan,
Thái xung, A thị.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-
150microampe, thời gian điều trị: (25 – 30) phút/1 lần, liệu trình 30-
45 ngày.

3. Đàm thấp:
Pháp trị: trừ đờm thông lạc.
*Dùng thuốc: bài Nhị trần gia vị.
1.Bạch truật 40g 4.Cam thảo 4g
2.Phục linh 12g 5.Bán hạ 12g
3.Nhân sâm 04g 6.Trần bì 4g
 Sắc uống 2 lần / thang / ngày.

8
* Vật lý trị liệu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, tùy tình
trạng bệnh nhân mà có những bài tập phù hợp cho từng giai đoạn
bệnh, nhằm sớm cho bệnh nhân phục hồi khả năng tâm thần và vận
động để người bệnh sớm tái hòa nhập với cuộc sống gia đình và cộng
đồng.

9
Bài 3
LIỆT DÂY THẦN KINH VII
NGOẠI BIÊN
I . Đại cƣơng :
1.1 Định nghĩa: Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ nữa
bên mặt, nguyên nhân chưa rõ, có khởi đầu đột ngột và tiên lượng tốt
1.2 Nguyên nhân:
- Theo YHHĐ: Chưa rỏ nguyên nhân
-Theo THCT: Do ngoại nhân phong hàn, phong nhiệt thừa cơ tấu lý
sơ hở xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt
Do bất nội ngoại nhân, do chấn thương ở vùng đầu mặt gây huyết ứ
lại tắc trở kinh lạc mà sinh bệnh.
2 Chẩn đoán:
-Theo YHHĐ: là triệu chứng khởi phát đột ngột triệu chứng liệt
xuất hiện hoàn toàn trong vòng 48h.
+ Có thể đau sau tai trước đó 1-2 ngày, kèm ù tai và chảy nươc mắt
sống.
+ Liệt toàn bộ cơ mặt 1 bên mất nếp nhăn trán, mất nếp nhăn má mũi
ảnh hưởng tới tiếng nói ăn uống
+ Mắt nhắm không kín charles-bell (+).
+ Mặt trở nên trơ cứng bị lệch về bên lành
+Mất vị giác 2/3 trước lưỡi
+ Mất những phản xạ có sự tham gia của cơ vòng quanh mắt như
phản xạ giác mạc.
- Theo YHCT mô tả bệnh danh: khẩu nhãn oa tà, trúng phong,
nuy chứng.
- Liệt VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay
thực thể gây ra: nhiễm lạnh, hay sang chấn sau mổ, sau chấn
thương…
II. Triệu chứng :
1.Thể do lạnh – trúng phong hàn ở kinh lạc :
Sau khi gặp mưa, lạnh, mắt không nhắm được, miệng méo
cùng bên với mắt, uống nước trào, không huýt sáo được, sợ lạnh, rêu
lưỡi trắng, mạch phù.
2.Thể do nhiễm trùng- trúng phong nhiệt ở kinh lạc :
Triệu chứng giống như trên kèm có sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu
lưỡi dầy, trắng, mạch phù sác.
10
3.Thể do sang chấn – gọi là ứ huyết ở kinh lạc :
Triệu chứng cũng giống như trên nhưng do sang chấn, bị
thương tích, sau mỗ, vùng xương hàm mặt – chũm.
III. Điều trị :
1.Thể phong hàn => khu phong, tán hàn, hoạt lạc:
Thuốc thang:
*Dùng thuốc:
1. Ké đầu ngựa 12g 2. Tang ký sinh 12g
3. Quế chi 08g 4. Bạch chỉ 08g
5. Kê huyết đàng 12g 6. Ngưu tất 12g
7. Uất kim 08g 8. Trần bì 08g
9. Hương phụ 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày.
Thuốc thành phẩm:
1 Cảm xuyên hương 2v x 2 (u) sau ăn
2 Thanh huyết 2v x 2 (u) sau ăn
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
-Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm:
Toán trúc, Tình minh, Thừa khấp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa
thương, Nhân trung, Hợp cốc.
-Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
-Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
-Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
-Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ 14-
150microampe, thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 15-30
ngày.

2.Thể phong nhiệt => khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết:
*Dùng thuốc:
Thuốc thang:
1.Kim ngân hoa 16g 2.Bồ công anh 16g
3.Thổ phục linh 12g 4.Ké đầu ngựa 12g
5.Xuyên khung 12g 6.Đan sâm 12g
7.Ngưu tất 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày.
Châm cứu gia giảm giống như trên: thêm Khúc trì, Nội đình.
Thuốc thành phẩm:
1 Cảm xuyên hương 2v x 2 (u) sau ăn
2 Thanh huyết 2v x 2 (u) sau ăn
11
3.Thể do sang chấn(thể huyết ứ) => hoạt huyết, hành khí.
*Dùng thuốc:
 Thuốc thang:
1.Đan sâm 12g 2.Xuyên khung 12g
3.Ngưu tất 12g 4.Tô mộc 08g
5.Uất kim 08g 6.Chỉ xác 06g
7.Trần bì 06g 8.Hương phụ
06g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
 Thuốc thành phẩm:
1 Cảm xuyên hương 2v x 2 (u) sau ăn
2 Thanh huyết 2v x 2 (u) sau ăn
3 Đan sâm tam thất 2v x 2 (u) sau ăn
* Châm cứu gia giảm giống như trên: thêm Huyết hải, Túc tâm
lý.
*Ngoài ra có thể kết hợp nhiều phương pháp khác: Hồng ngoại,
Điện phân, Xoa bóp, Massager thêm vùng mặt bên liệt.

12
Bài 4
ĐAU THẦN KINH TOẠ
I. Đại cƣơng :
1.1 Định nghĩa: là một hội chứng thần kinh có đặc điểmchủ yếu
là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh toạ và các nhánh của nó,
nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
1.2 Nguyên nhân:
- Theo YHHĐ thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.
-Theo YHCT hội chứng đau dây thần kinh tọa được mô tả trong
bệnh danh: tọa điến phong, tọa cốt phong.
-Chứng bệnh do nhiều nguyên nhân cơ năng và thực thể gây ra :
nhiễm trùng, nhiễm độc, thoái hóa cột sống, lồi đĩa điệm, khối u,
lạnh…
II Chẩn đoán:
1 Theo YHHĐ:
Triệu chứng cơ năng:
- Đau lưng lan dọc xuống chi dưới 1 hoặc 2 chân, đau âm ỉ hoặc
dử dội đau lan 2 kiểu:
+ Đau từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt ngoài đùi, mặt ngoài
cẳng chân đến lưng bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mua bàn
chân đến ngón cái( rể L5)
+ Từ thắt lưng xuống mông xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng
chân tới gót lồng bàn chân tận cùng ở ngón út( S1).
+ Có thể kèm theo vị cảm(tê, nóng, đau như dao đâm, cảm giác
kiến bò bên chi đau).
Triệu chứng thực thể:
+ Khám thần kinh:
Nghiệm pháp căng dây thần kinh toạ:
- Lasegue (+) , Bonnet (+), Neri(+)
 Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tuỷ:
- Naffziger (+)
 Nghiệm pháp gây đau bằng cách ấn vào lộ trình của dây
TKT:
- Dấu nhấn chuông ấn vào ngang gai sống L4-L5 hoặc L5-S1 sẽ
gây đau lan dọc theo lộ trình dây TKT tương ứng.
- Áp thống điểm Valleix (+).
+ Khám cảm giác có thể giảm cảm giác.
13
+Khám vận động:
- Bệnh nhân đứng, nếp mông bên bệnh xệ thấp hơn bên đối
diện.
- Cơ bắp chân nhão.
- Ấn mạnh vào gân gót ghi nhận bên bệnh lõm nhiều hơn bên
lành.
- Yếu cơ ( tuỳ theo rễ bị tổn thương): tổn thương L5 sẽ xuất
hiện yếu các nhóm cơ cẳng chân trước, duỗi các ngón. Không
đứng đươc bằng gót và có dấu hiện bàn chân rơi. Nếu tổn
thương S1 xuất hiện yếu các nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân và
không đứng được bằng ngón chân.
- Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ( tương ứng với rễ bị tổn
thương).
- Dấu hiệu tại cột sống: co cơ phản ứng, cột sống mất đường
cong sinh lý, có thể có vẹo cột sống tư thế.
 Cận lâm sàng:
xquang CSTL: có giá trị nhiều trong chẩn đoán.
MRI : là phương tiện hiện đại nhất được vận dụng
để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
2 Theo YHCT:

2.1. Thể do lạnh – trúng phong hàn ở kinh lạc :


Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau hay mặt bên đùi,
cẳng chân, đi lại khó khăn, teo cơ, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng,
mạch phù.
2.2 Thể do phong – Thấp – Tý :
Đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân, theo dọc đường đi
của dây hông, bệnh kéo dài, dể tái phát, gây teo cơ, kèm triệu chứng
toàn thân :
Kém ăn, ngủ ít, mạch nhu, Hoãn – Trầm – Nhược
III. Điều trị :
1. Thể do lạnh => khu phong – tán hàn – hành khí – hoạt
huyết.
*Dùng thuốc:
Thuốc thành phẩm cho cả 02 thể: Độc hoạt tang ký sinh 1-2 goí
x 2 lần/ngày.
Độc hoạt 12g Phòng phong 08g
Uy linh tiên 12g Đan sâm 12g
Tang ký sinh 12g Quế chi 08g
14
Tế tân 08g Trần bì 08g
Ngưu tất 12g Xuyên khung 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: Đại
trường du, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, giải
khê. A thị...
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ 4-150 microampe,
thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.
2. Thể phong – Thấp – Tý => khu phong tán hàn, từ thấp. Hoạt
huyết, Bổ can – Thận – ( Bổ khí huyết nếu có teo cơ )
*Dùng thuốc: bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.
Độc hoạt 12g Quế chi 06g
Phòng phong 08g Ngưu tất 12g
Tang ký sinh 12g Đổ trọng 08g
Tế tân 06g Đương quy 12g
Đảng sâm 12g Thục địa 12g
Phục linh 12g Đại táo 12g
Cam thảo 08g Bạch thược 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu như trên kết hợp dùng hồng ngoại, xoa bóp day ấn
huyệt.

15
Bài 5
VIÊM KHỚP
I. Đại cƣơng :
1 Định nghĩa: Là bệnh mãn tính có thể 1 khớp hoặc nhiều
khớp(YHCT thuộc phạm vi chứng tý).
2 Nguyên nhân: thường chưa rỏ nguyên nhân.
II. Chẩn đoán:
1. Theo YHHĐ:
 Triệu chứng cơ năng: sưng, đỏ, đau
 Triệu chứng thực thể: nóng, có kèm theo giới hạn vận động
khớp.
2. Theo YHCT
là do 03 thứ tà khí: Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể.

2.1.Thể phong tý : đau di chuyển, các khớp, đau nhiều khớp, sợ


gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
2.2.Thể hàn – thống tý : đau dữ dội ở 01 khớp, trời lạnh đau
tăng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng dầy, mạch huyền – khẩn, nhu hoãn.
2.3.Thấp tý – trước tý : các khớp nhức mõi, đau một chỗ, sưng,
đau, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoãn.
III. Điều trị :
A Theo YHHĐ:
- Nghĩ ngơi, giảm đau (Diclofenac 75mg 1v x2 (u))
- Giai đoạn tiến triển nhanh chống viêm bằng cortecosteroid đường
toàn thân liêu trung bình lúc đầu rồi giảm dần
*Dùng thuốc:Thuốc thành phẩm cho cả 03 thể: Độc hoạt tang ký
sinh 1-2 goí x 2 lần/ngày.
1.Thể Phong tý : Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt
huyết.
* Dùng thuốc:
Phòng phong 12g Bạch thược 12g
Khương hoạt 12g Đương quy 12g
Tần giao 08g Cam thảo 06g
Quế chi 08g Ma hoàng 08g
Phục linh 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
16
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại khớp đau, A thị...Toàn thân: Hợp cốc, Phong môn, Phong trì,
Túc tam lý, Cách du.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ: 14-150 microampe, thời
gian 20 - 30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.
2. Hàn tý – thống tý : Khu phong – tán hàn – hành khí
*Dùng thuốc:
1.Quế chi 08g 2.Can khương
12g
3 .Phụ tử chế 08g 4.Thiên niên kiện
08g
5.Uy linh tiên 08g 6.Ý dĩ
12g
7.Thương truật 12g 8.Ngưu tất 08g
9.Xuyên khung 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm bổ hoặc ôn châm.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại khớp đau, A thị...Toàn thân: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam
lý.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ:4-
150microampe, thời gian điều trị: (25 – 30) phút/1 lần, liệu trình 10-
15 ngày.
3. Thấp tý : Trừ thấp là chính – Hành khí hoạt huyết
*Dùng thuốc:
Ý dĩ 16g Thương truật 12g
Ma hoàng 08g Ô dược 08g
Quế chi 08g Hoàng kỳ 12g
Khương hoạt 08g Cam thảo 06g
Độc hoạt 08g Đảng sâm 12g
Phòng phong 08g Xuyên khung 08g
Ngưu tất 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
17
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại khớp đau, A thị...Toàn thân: Túc tam lý, Tam âm giao, Thái
khê, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ:14 150microampe,
thời gian 20-30 phút, liệu trình 10 - 15 ngày.

IV/ Kết hợp :


- Xoa bóp
- Vật lý trị liệu PHCN các khớp phòng cứng khớp.

18
Bài 6
THOÁI HÓA KHỚP
I. Đại cƣơng :
Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa, các triệu chứng này theo
YHCT được mô tả:
- Vùng cổ vai: kiên bối thống
- Vùng lưng: toàn lưng(bối thống, tích thống), chỉ thắt lưng(yêu
thống)
- Vùng tay chân: thủ túc kiên thống
- Khớp gối: hạc tất phong
- Bàn chân: túc ngân thống
- Các khớp: chứng tý, lịch tiết phong
II. Triệu chứng :
- Chứng tý: tại khớp đau mỏi, tê nặng tức khi thay đổi thời tiết,
lạnh vận động đau tăng, giảm khi nghỉ ngơi.
- Tích thống: đau dọc giửa sống lưng, đau không ưỡng thẳng
người được, cảm giác lạnh ở vùng cột sống lưng.
- Bối thống: đau cả lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, có khi lan tỏa
vùng sau gáy và bả vai.
III. Điều trị :
Phép trị: ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ can thật khí
huyết, khu phong tán hàn trừ thấp.
*Dùng thuốc:Thuốc thành phẩm cho cả 03 thể: Độc hoạt tang ký
sinh 1-2 goí x 2 lần/ngày.Bài thuốc chung gia giảm từng thể bệnh.
Bài PT5: 1 Lá lốt 12g
2 Cây xấu hổ 12g
3 Quế chi 08g
4 Thiên niên kiện 12g
5 Cỏ xước 12g
6 Thổ phục linh 12g
7 Sài đất 12g
8 Hà thụ ô 08g
9 Sinh địa 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm bổ hoặc ôn châm.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại khớp đau, A thị.
19
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Phương pháp châm bổ: tần số: 0,5-4hz, cường độ:14-
150microampe, thời gian điều trị: (25 – 30) phút/1 lần, liệu trình 20-
30 ngày.
IV. Kết hợp :
- Xoa bóp: tập luyện thường xuyên các khớp, chống cứng khớp,
xoa bóp các chi đau giúp tăng tuần hoàn và dinh dưỡng.
- Vật lý trị liệu.

20
Bài 7
ĐAU THẦN KINH LIÊN SƢỜN
I. Đại cƣơng :
Là một chứng bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng hiếp
thống của YHCT.
II. Triệu chứng :
- Đau liên sườn, đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau
thần kinh vùng hông sườn ( p ) hoặc ( t ) nhất là vùng rễ sau lưng,
đường nách giữa, sụn ức đòn, ho, thở đều đau.
- Nếu do lạnh thì sợ lạnh, mạch phù, có lực.

III. Điều trị :


- Thông kinh, Hoạt lạc
- Tán hàn – Hoạt lạc
*Dùng thuốc:
Quế chi 08g
Bạch chỉ 08g
Uất kim 08g
Chỉ xác 08g
Phòng phong 08g
Khương hoạt 08g
Thanh bì 06g
Xuyên khung 08g
Đan sâm 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại nơi dây thần kinh đi qua, A thị...Toàn thân: Nội quan,
Dương lăng tuyền.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số 6- 20hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.

IV. Kết hợp :


21
- Xoa bóp: miết dọc theo liên sườn, ấn day dùng rể thần kinh xuất
phát.
- Chú ý: Đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu sớm của lao cột
sống, cần phát hiện sớm để chẩn đoán nguyên nhân kịp thời gửi
chuyên khoa.

22
Bài 8
ĐAU LƢNG
I. Đại cƣơng :
Theo YHCT được mô tả đau ở vùng lưng như: toàn lưng(bối
thống, tích thống), chỉ vùng thắt lưng(yêu thống).
Đau lưng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên
được chia làm 2 loại:
- Đau lưng cấp
- Đau lưng mạn

II.Chẩn đoán:
1/Do hàn thấp gây ra(đau lƣng cấp do co cứng cơ):
Đau xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp, đau nhiều
không thể cúi được, đau nhiều khi vận động, ấn đau các cơ cạnh cột
sống lưng, mạch trầm huyền.
2/Do khí trệ huyết ứ(sau bƣng vác nặng, làm việc sai tƣ
thế):
Đột ngột đau một bên cột sống thắt lưng, đau dử dội ở một
chổ, cơ co cứng vận động hạn chế.
3/Do thấp nhiệt(viêm cột sống):
Có sưng, nóng, đỏ, đau vùng cột sống.
4/Do thận hƣ(cột sống thoái hóa, suy nhƣợc thần kinh):
Đau lưng âm ỉ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
III.Điều trị:
1/ Do hàn thấp:
Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh lạc.
*Dùng thuốc:
Thuốc thành phẩm cho cả 03 thể: Độc hoạt tang ký sinh 1-2
goí x 2 lần/ngày.
Quế chi 08g Kê huyết đằng 16g
Rể lá lốt 08g Trần bì 06g
Thiên niên kiện 08g Cỏ xước 12g
Ý dĩ 16g Xấu hổ 16g
Tỳ giải 16g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại nơi đau thêm: Ủy trung, Dương lăng tuyền bên đau.
23
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số: 6-20hz, cường độ: 14-
150microampe, thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15
ngày.
2/ Do khí trệ huyết ứ:
Pháp trị: Hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc.
*Dùng thuốc tại chổ: lá ngải cứu sao rượu trắng, đắp ấm tại
chổ đau 5-10 phút.
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm–Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại nơi đau thêm: Ủy trung, Dương lăng tuyền bên đau.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
+ Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
+ Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số: 6-20hz, cường độ: 14-
150microampe, thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.
3/ Do thấp nhiệt:
Pháp trị: Trừ thấp là chính – thanh nhiệt
*Dùng thuốc:
Ý dĩ 16g Thương truật 12g
Ma hoàng 08g Ô dược 08g
Quế chi 08g Hoàng kỳ 12g
Khương hoạt 08g Cam thảo 06g
Độc hoạt 08g Đảng sâm 12g
Phòng phong 08g Xuyên khung 08g
Ngưu tất 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại nơi đau thêm, Ủy trung, Dương lăng tuyền bên đau.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc 9.
- Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
- Phương pháp tả: tần số: 6-20hz, cường độ 14-150microampe,
thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.
4/ Do thận hƣ:
Pháp trị: Ôn thận dương, bổ thận âm, an thần, cố tinh.
24
*Dùng thuốc:
Thục địa 12g Sơn thù 08g
Hoài sơn 12g Kỷ tử 12g
Cao ban long 12g Đổ trọng 08g
Nhục quế 04g Phụ tử chế 08g
Táo nhân 08g Viễn chí 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm bổ
-Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: Thận du, Đại trường du,
Mệnh môn, Chí thất, Nội quan, Thần môn.
-Trong quang châm bằng laser bán dẫn:
Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-
150microampe- Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-
150microampe, thời gian điều trị: (25 – 30) phút/1 lần, liệu trình 10-
15 ngày.
IV. Kết hợp :
- Phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp
- Hướng dẫn cho người bệnh tập 01 số bài tập tự chữa đau lưng
tại nhà.
- Kết hợp xoa bóp, khí công, dưỡng sinh, đi bộ tập thể dục …

25
Bài 9
SUY NHƢỢC THẦN KINH
I. Đại cƣơng :
1. Định nghĩa: suy nhược thần kinh là 1 bệnh lý suy nhược mãn
tính do bệnh nhân mất ngủ lâu ngày làm rối loạn nhiều chức năng của
cơ thể.
2. Nguyên nhân: Chủ yếu do bệnh trầm cảm
Nguyên nhân theo YHCT: thất tình, nội thương, tiên thiên bất túc.

II. Chẩn đoán:


1.Theo YHHĐ: : rối loạn giấc ngủ khó tập trung tư tưởng, trầm uất
Triệu chứng: Mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau nhức cơ, nóng
trong người, sốt cao, đau ngực , đổ mồ hôi.
2. Theo YHCT: Suy nhược thần kinh còn gọi là bệnh tâm căn suy
nhược, theo YHCT miêu tả gồm:
chứng đầu thống, thất miên, huyển vựng, rối loạn công năng của các
tạng phủ…
- Mệt mỏi YHCT xếp vào chứng hư: Khí hư , huyết hư , âm hư ,
dương hư, Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng huyển vựng.
- Đau đầu xếp vào chứng đầu thống
- Hay quên hoạt đọng trí óc giảm sút: xếp vào chứng kiện vong
- Nóng trong người cơn nóng phừng mặt xếp vào chứng phát nhiệt
- Đánh trống ngực, hồi hộp xếp vào chứng tâm quý chính xung
- Đau ngực là tâm thống, kèm khó thở là tâm tý, tâm trướng.
3. Triệu chứng :
Can tâm khí uất kết : Làm tinh thân suy nhược, mất ngủ, hay phiền
muộn, ưu tư, thở dài, bụng chướng, đầy hơi, ăn kém, rêu lưỡi trắng,
mạch phù huyền, vô lực…
Can thận âm hư : Làm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay
quên, hồi hộp, hay xúc động vui buồn thất thường, ngủ ít, hay nằm
mê, miệng khô, người nóng, táo bón, tiêu đỏ, mạch Huyền, tế, sác…
Âm hư hoả vượng : Đau đầu từng cơn, đau dử dội, đau căng như
mạch đập thường ở đỉnh hoặc 1 bên đầu, hay cáu gắt, bứt rứt, nóng
trong người, rêu lưởi khô mạch huyền tế sát.
Thể tâm tỳ lưỡng hư : Đau đầu, mệt mỏi, sút cân, ngủ ít, dể hoảng
sợ, hồi hộp, tập trung tư tưởng kém 2 mắt thâm quầng, rêu trắng mạch
nhu tế hoãn

26
Thể thận dương hư :Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân còn có
thêm triệu chứng sợ lạnh, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, mạch trầm
nhược.

III. Điều trị :


A Theo YHHĐ: Nghĩ ngơi thư giản, VLTL.
B Theo YHCT:
1/ Can tâm khí uất kết : do trạng thái hưng phấn tăng, do sang chấn
tinh thần.
Dùng thuốc:
Thuốc thành phẩm:
1. Dưỡng tâm an thần 2v x 2(u) sau ăn
2.Hoạt huyết dưỡng não 2v x 2(u) sau ăn
 Thuốc thang:
1 Câu đằng 12g
2 Cúc hoa 08g
3 Thảo quyết minh 12g
4 Cam thảo dây 12g
5 Tô nghạnh 08g
6 Hương phụ 08g
7 Chỉ xác 08g
8 Uất kim 08g
Châm cứu: phương pháp châm bổ.
- Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: Thái xung, Nội quan, Thần -
môn, Tam âm giao, nếu nhức đầu: Phong trì, Bách hội, Thái dương.
- Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
- Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
- Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
- Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ 14-150microampe,
thời gian điều trị: (25 – 30) phút/1 lần, liệu trình 30-45 ngày.
2/ Can thận âm hƣ: Ôn thận dương, bổ thận âm, an thần, cố
tinh.
Dùng thuốc:
Thuốc thành phẩm:
1. Dưỡng tâm an thần 2v x 2(u) sau ăn( kiện não
hoàn)
2.Hoạt huyết dưỡng não 2v x 2(u) sau ăn
3. Lục vị 2v x 2(u) sau ăn
 Thuốc thang:
27
1 Thục địa 12g
2 Sơn thù 08g
3 Hoài sơn 12g
4 Kỷ tử 12g
5 Cao ban long 12g
6 Đổ trọng 08g
7 Nhục quế 04g
8 Phụ tử chế 08g
9 Táo nhân 08g
10 Viễn trí 08g * Sắc uống 2 lần / thang /
ngày
Châm cứu: phương pháp châm bổ
Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: Quan nguyên, Khí hải,
Thận du, Tam âm giao, Mệnh môn, Nội quan, Thần môn.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian điều trị: (25 – 30) phút/ 1 lần, liệu trình 30-45ngày.
3/ Âm hƣ hoả vƣợng: Sơ can lý khí giải uất an thần (Tư âm gián hoả
tiềm dương an thần).
Dùng thuốc:
Thuốc thành phẩm:
1. Dưỡng tâm an thần 2v x 2(u) sau ăn( kiện não
hoàn)
2.Hoạt huyết dưỡng não 2v x 2(u) sau ăn( Bratonic)

 Thuốc thang: đơn chi tiêu giao gia giảm

Sài hồ 12g Đương quy 10g


Chi tử 12g Phục linh 12g
Bạc hà 08g Đơn bì 12g
Sinh khương 12g Bạch truật 08g
Bạch thược 10g
 Châm cứu: phương pháp châm tả
Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: thái dương, bách hội,
đầu duy, phong trì, thái xung, quang minh.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
28
Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian điều trị: (25 – 30) phút/ 1 lần, liệu trình 30-45ngày.
4/ Thể thận dương hư: Ôn thận dương, bổ thận âm, an thần cố tinh.
Thuốc thành phẩm:
1. Dưỡng tâm an thần 2v x 2(u) sau ăn
2.Hoạt huyết dưỡng não 2v x 2(u) sau ăn
3. Lục vị 2v x 2(u) sau ăn
 Thuốc thang: Bát vị(lục vị gia trần bì, bán hạ)
 Châm cứu: phương pháp châm bổ, cuusu bổ
Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: thái dương, bách hội,
đầu duy, phong trì, thái xung, quang minh, can du, thận du,
tâm âm giao, thái khê, phi dương, mệnh môn, quan nguyên,
khí hải...
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian điều trị: (25 – 30) phút/ 1 lần, liệu trình 30-45ngày.

5/ Tâm tỳ lưỡng hư: Kiện tỳ an thần (bổ tâm tỳ)


Thuốc thành phẩm:
1. Dưỡng tâm an thần 2v x 2(u) sau ăn
2.Hoạt huyết dưỡng não 2v x 2(u) sau ăn
3. Bổ trung ích khí 2v x 2(u) sau ăn
 Thuốc thang: Quy tỳ thang
Toan táo nhân 12g
Long nhãn 12g
Nhân sâm 8g
Hoàng kỳ 8g
Bạch truật 8g
Đương quy 12g
Viển chí 8g
Mộc hương 2g
Câm thảo 4g
Phục linh 4g

29
 Châm cứu: phương pháp châm bổ
Điện châm – Châm laser chiếu ngoài: thái dương, bách hội, tâm
du, tỳ du, vị du, túc tam lý, cách du, tâm âm giao, thần môn,
thái bạch, phong long.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
Công suất phát xạ để ở mức số: 6 hoặc 7.
Tần số điều biến để ở mức số: 5 hoặc 6.
Phương pháp châm bổ: tần số 0,5-4hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian điều trị: (25 – 30) phút/ 1 lần, liệu trình 30-45ngày
IV. Kết hợp :
- Phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp
- Hướng dẫn cho người bệnh 01 số phương pháp tự chữa bệnh
bằng: xoa bóp, khí công, dưỡng sinh, tập thể dục thể thao…

30
Bài 10
SỎI MẬT
I. ĐỊNH NGHĨA:
Trong một thành phần mật bình thường, tỷ lệ kết hợp với
cholesterol của glycin và taurin là 3:1. Sự hào tan của cholesterol trong
mật sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ giữa acid mật và lecihin cũng như nồng độ
của các thảnh phần lipid có trong mật. Chính sự thay đổi các y6eu1 tố
này sẽ đưa đến sự thành lập sỏi mật.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1 Theo YHHĐ:
_ Sỏi cholesterrol 80%
_ Mật bùn
_Sỏi sắc tố 20%
2.1 Theo YHCT:
Can khí thống và hoàng đản biến chứng thành viêm đường mật.
III . CHẨN ĐOÁN:
4.1 Triệu chứng lâm sàng:
_Cơn đau quặn mật với cảm giác đau dữ dội hoặc tức nặng ở vùng
thượng vị or hạ sườn phải với hướng lan lên giữa hai vai hoặc vai phải,
kéo dài tử 30p đến 5 giờ sau đó dịu dần và biến mất dần.
_ Buồn nôn, nôn mửa thường xảy ra trong cơn.
4.2 Xét nghiệm chẩn đoán:
_ Sinh hóa.
_ Siêu âm
_ XQ.
4.3 Theo YHCT
_ Thể khí trệ
_ Thể thấp ứ
V. ĐIỀU TRỊ:
Theo YHHĐ:
1. Nội khoa: nguyên tắc chung
_ Giảm đau khi đã chuẩn đón cụ thể
_ Kháng sinh chống viêm nhiễm khi cần thiết.
_ Thay đổi độ pH nước tiểu, uống nhiều nước > 2 lít ngày
_ Chế độ ăn uống phù hợp.

31
2. Phẫu thuật: Khi viên sỏi lớn điều trị khoa không kết quả, sỏi có
biến chứng

Theo YHCT:
Thuốc thành phẩm: Kim tiền thảo 5v x 3 uống sau ăn
Bài thuốc: hành khí, giải uất và thông lâm lợi tiểu
Kim tiền thảo 40g
Chi tử 12g
Nhân trần 12g
Chỉ xác 08g
Uất kim 08g./

32
Bài 11
SUY NHƢỢC CƠ THỂ
I. Đại cƣơng:
1. Định nghĩa: Là một bệnh mạn tính lâu ngày, gây ảnh hưởng
đến quá trình lao động của cơ thể (theo YHCT thuộc phạm vi chứng hư
lao).
Hư lao: Ngũ lao(can lao, thận lao, tâm lao, tỳ lao, phế lao).
2. Nguyên nhân:
Theo YHHĐ: tiền sử bệnh lâu ngày, trầm cảm, mất ngủ.
Theo YHCT: nội thương, tình chí uất kết mà sinh bệnh
II. Chẩn đoán:
1. Theo YHHĐ: Mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém, ngủ ít, khó tập
trung, da xanh, niêm nhợt, người gầy yếu.
2. Theo YHCT: da xanh, niêm nhợt, người gầy yếu.
Khí huyết lưỡng hư: hơ thở yếu, mệt mỏi, ngủ kém, mạch nhu
tế.
Tâm tỳ hư: hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, rêu nhợt, ăn
uống kém, ngủ kém,mach trầm tế.
III. ĐIỀU TRỊ:
Theo YHHĐ: nghĩ ngơi thư giản, vận động nhẹ.
Theo YHCT:
Phép trị: Ôn bổ khí huyết
Khí huyết lưỡng hư: Bát trân hoặc Thập toàn đại bổ
Thuốc thành phẩm:
Kiện não hoàn or Dưỡng tâm an thần 2v x 2 ( uống) sau ăn.
Thuốc thang: Bát trân gia giảm:
Đảng sâm 10g Bạch truật 10g
Phục linh 10g Cam thảo 04g
Đương qui 10g Xuyên khung 10g
Thục địa 08g Bạch Thược 10g
Toan táo nhân 16g Viễn chí 04g
Nhãn lòng 10g
Tâm tỳ hư:
Phép trị : bổ tâm tỳ an thần
Thuốc thành phẩm:
Kiện não hoàn or Dưỡng tâm an thần 2v x 2 (uống) sau ăn
33
Bổ trung ích khí 2v x 2 (uống) sau ăn
Thuốc thang: Qui tỳ thang gia giảm
Mộc hương 10g Nhãn nhục 10g
Sa nhân 10g Phục thần 10g
Đảng sâm 10g Phục linh 10g
Cam thảo 04g Xuyên khung 10g
Đương qui 10g Viễn chí 04g
Thục địa 08g Bạch Thược 10g
Toan táo nhân 16g Nhãn lòng 10g
Châm cứu: tùy theo thể trạng bệnh nhân

34
Bài 12
SỎI THẬN
I. ĐẠI CƢƠNG:
Sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu
đạo.
1.1 Định nghĩa:
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát ở đường tiết
niệu do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện
lý hóa nhất định.
Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu mà hậu quả có thể dẫn đến ứ
nước thận và hủy hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau, ảnh
hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
2.2 Quan niệm của y học cổ truyền về sỏi tiết niệu:
_ Sòi tiết niệu được mô tả trong chứng thạch lâm của YHCT.
_ Thạch lâm là một trong chứng 5 chứng lâm được YHCT gọi là
chứng ngũ lâm, đó là nhiệt lâm, huyết lâm, thạch lâm, cao lâm, lao lâm.
II. NGUYÊN NHÂN:
2.1 Nguyên nhân theo YHHĐ:
_ Các chất hòa tan trong nước tiểu như calci, phospho, oxalat,... vượt
qua ngưỡng ( cao hơn nồng độ hòa tan)
_ Khi pH nước tiểu toan hóa hoặc kiềm hóa: toan hóa ( pH <6) thì dễ
kết tinh sỏi urat và sỏi acid uric; kiềm hóa ( pH> 6.5) thì dễ kết tinh sỏi
oxalat và phosphat.
_ Yếu tố di truyền
2.2 Nguyên nhân theo YHCT:
_ Nguyên nhân chính là do nhiệt hạ tiêu
_ Nội kinh cho rằng: tỳ thấp làm đàm ứ lại, đàm hóa hỏa, hỏa sinh
nhiệt hạ tiêu làm chứng kiệt nước tiểu, cặn lắng lại mà thành thạch.
_ Nguyên nhân sinh chứng thạch lâm là:
+ Thấp nhiệt hạ tiêu.
+ Khí huyết ứ trệ.
+ Thận hư
III. CHẨN ĐOÁN:
Theo YHHĐ:
Biểu hiện lâm sàng: đau, đái máu, nôn hoặc buồn nôn.
_ Sỏi đài bể thận: ít có triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện do
nhân một lần khám kiểm tra sức khỏe có X quang.
35
_ Sỏi niệu quản:
+ Có cơn đau điểnn hình đột ngột và dữ dội.
+ Điểm đau niệu quản (+)
+ Nước tiểu có máu.
_ Sỏi bàng quang:
+ Tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu tắc giữa dòng.
+ Tiểu máu.
_ Sỏi niệu đạo:
+ Gặp ở nam giới: tiểu buốt, dòng tiểu nhỏ hoặc giỏ nhọt.
+ Thăm khám qua trực tràng rất đau.
Theo YHCT:
1. Thể thấp nhiệt:
_ Đau từ eo lưng lan xuống đùi và bộ phận sinh dục ngoài.
_ Tiểu tiện vàng sẻn, đỏ đục nóng rát ống tiểu, tiểu nhiểu lần, cơ thể
di tiểu ra sỏi.
_ Gai sốt hoặc ớn lạnh.
_ Miệng khô khát.
_ Lưỡi đỏ, rêu vàng.
_ Mạch sác
2. Thể khí huyết ứ trệ:
_ Khi đi tiểu thấy đau tức và nặng trước âm nang, tiue63 tiện máu
đỏ tươi, đi tiểu không hết.
_ nước tiểu vừa có máu vừa đục.
_ Lưỡi có điểm ứ huyết.
_ Mạch khẩn.
3. Thể thận hư:
_ Tiểu ít, đục có mủ, bệnh âm ĩ, sốt kéo dải.
_ Người mệt mỏi, bụng trướng hoặc phù thũng, sắc mặt trắng bệch
_ Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng dính.
_ Mạch tế sác vô lực.
IV. ĐIỀU TRỊ:
Theo YHHĐ:
1. Nội khoa: nguyên tắc chung
_ Giảm đau khi đã chuẩn đón cụ thể
_ Kháng sinh chống viêm nhiễm khi cần thiết.
_ Thay đổi độ pH nước tiểu, uống nhiều nước > 2 lít ngày
_ Chế độ ăn uống phù hợp.
2. Phẫu thuật: Khi viên sỏi lớn điều trị khoa không kết quả, sỏi có
biến chứng.
36
Theo YHCT:
1. Thể thấp nhiệt:
_ Phép trị: thanh nhiệt, bài thạch, trừ thấp, lợi niệu.
_ Bài thuốc: Xích đạo tán gia vị
Sinh địa 12g Trúc diệp 16g
Mộc thông 16g Cam thảo tiêu 10g
Sa tiền tử 10g
Thuốc thành phẩm: Kim tiền thảo 5v x 3 uống sau ăn
2. Thể khí huyết ứ trệ:
_ Phép trị: lý khí hành trệ, thông lâm bài thạch.
_ Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang
Đương qui 12g Sinh địa 8g
Đào nhân 8g Hồng hoa 8g
Chỉ xác 6g Xích thược 8g
Sài hồ 8g Cam thảo 4g
Xuyên khung 8g Ngưu tất 8g
3. Thể thận hư:
_ Phép trị: bổ thận, lợi niệu, thông lâm.
_ Bài thuốc: Lục vị gia giảm
Thục địa 16g Hoài sơn 10g
Đơn bì 10g Trạch tả 10g
Phục linh 10g Sơn thù 08g
V : PHÒNG BỆNH:
_ Giải quyết những di tật trên đường tite61 niệu.
_ Phòng và trị bệnh loãng xương.
_Trách các thức ăn có chứa nhiều các chất calci,phosphat, oxlat...
_ Uống nhiều nước hàng ngày > 2 lít.
_ Giữ vệ sinh, chồng viêm nhiễm đường niệu./.
/

37
Bài 13
VIÊM ĐẠI TRÀNG
I. Đại Cƣơng:
1. Định nghĩa: Là hội chứng viêm mãm tính 1 bộ phận hay toàn thể
đại tràng, được biểu hiện bằng: Các rối loạn sinh lý đại trực tràng, với
những đặc điểm bệnh lý tùy từng nguyên nhân khi thi đơn thuần khi thì
phối hợp.
2. Nguyên nhân: Các nguyên nhân gây bệnh
Bệnh ký sinh trùng đường ruột: giunm sán, Amibe....
Các u bướu đại tràng, polip đại tràng
Nhiễm vi trùng lao đại tràng, lỵ trực trùng
Yếu tố thần kinh.
II. Triệu chứng:
Theo YHHĐ:
a. Triệu chứng cơ năng: đau dọc khung đại tràng, khu trú ở 1 vị trí nhất
định, tiêu không có phân, mót đi nhiều lần, kèm theo máu nhầy, máu
mủ. Toàn thân suy nhược, thiếu máu, soosr ít hay nhiều.
b. Triệu chứng thực thể: Dấu hiệu thừng Sigma, dấu hiệu trầm cảm,
dấu bệnh lý ở gan mật, tiêu hóa...
c. Cận lâm sàng: Nội soi trực tràng, chụp khung cản quang.
Theo YHCT: Thuộc phạm trù chứng Lỵ Tật mạn
a. Nguyên nhân: + Ngoại nhân: do thấp thử tà, ôn dịch độc tà
+ Nội nhân : hậu thiên Tỳ vị hư yếu.
b. Lâm sàng:
Thể Tỳ hư: Bệnh lỵ kéo dài , tái phát nhiều đợt, đại tiện lúc lỏng
lúc táo, lúc phân có lẩn nhầy mủ máu. Đau âm ỉ quanh bụng, sợ
lạnh, tay chân lạnh, lạnh bụng, ăn không ngon miệng, gầy súc cơ
nhão, lưỡi bệu, rêu trắng nhầy, mạh tế nhược.
Thể Thấp nhiệt: Huyết ra đỏ tươi, không có phân sau khi đại tiện,
hoặc huyết ra trước phân, rêu vàng nhợt, mạch nhu sác.
III. Điều trị:
Theo YHHĐ: Tiết chế ăn uống, điều chỉnh tình trạng đi tiêu, điều trị
hổ trợ an thần, điều hòa vận động đường ruột.
Điều trị theo nguyên nhân:
+ Thuốc diệt amile trong tế bào mô:
Emetin hydrodrochlorid 1mg/kg/ngày x 5 ngày
Dehydroemetin 1,5mg/kg/ngày x 5 ngày
38
Metrodinazole 250mg 2v x 2 (u) uống
+ Thuốc diệt amile trong khoang ruột:
Tetracyline 500mg 1v x 3(u)
Tinidazole 2g/ngày
Lodoquinol 650mg 1v x 3 (u)
Theo YHCT:
1/ Thể Tỳ hƣ: Phép trị ôn bổ tỳ vị
Bài thuốc: Ô mai hoàn hoàn
Ô mai 12g
Đảng sâm 12g
Xuyên tiêu 12g
Đương quy 12g
Tế tân 8g
Can khương 12g
Hoàng liên 12g
Hoàng bá 12g
Phụ tử chế 10g
Thuốc thành phẩm: Đại tràng -f 2v x2(u) sau ăn
Châm cứu (laser): Châm bổ: tỳ du, công tôn, trung quản, quan
nguyên.
2/ Thể thấp nhiệt: Thanh hóa thấp nhiệt
Bài thuốc:
Rau sam 40g
Cỏ nhọ nồi sao đen 40g
Đậu đỏ sao chín 40g
Hoa hòe sao đen 30g
Châm cứu (laser): châm tả: đại trường du, trường cường, thừa
sơn.

39
Bài 14
VIÊM DẠ DÀY
I. Đại Cƣơng:
1. Định nghĩa:
Loét dạ dày tá tràng là 1 bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến thường gặp,
tần số xuất hiện bệnh 1,5% - 2% lứa tuổi xuất hiện bệnh nhiều nhất từ
30 - 50 tuổi và tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.
2. Cơ chế sinh bệnh:
- Loét dạ dày tá tràng phát sinh khi sự cân bằng giữa yếu tố phá hủy
(HCl & Perperine) và yếu tố bảo vệ (Chất nhày HCl của niêm mạc dạ
dày) đã mất.
Có nhiều cơ chế sinh bệnh:
Trạng thái căng thẳng thàn kinh đưa đén tăng tiết HCl,
Perperrin và tăng co bóp đồng thời gây tăng bài tiết
hidrocabonic
Sự nhiểm khuẩn Helocobacter Pylori ở niêm mạc dạ dày tá
tràng vừa gây tình trạng tăng tiết HCl , vừa gây đảo lộn cấu
trúc tế bào ở niêm mạc dạ dày đi đến loét.
Sự xuất hiện các gốc tự do trong tế bào niêm mạc dạ dày tá
tràng đưa đến sự thành lập các Leucotriens và phóng thích
Lysosom gây viêm và hủy hoại niêm mạc dạ dày
Ngoài ra có những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho loét phát
sinh như:
- Tình trạng ăn uống thất thường đói quá hoặc no quá
- Cà phê rượu, thuốc lá, gia vị cũng có tác dụng kích thích bài
tiết dịch vị cũng như phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày tá
tràng.
II. Chẩn đoán:
Theo YHHĐ:
1.Lâm sàng:
a. Cơn đau dạ dày:
- Vị trí: khu trú vùng thượng vị hơi chếch sang bên trái được
lan theo hướng hông sườn, đau lói ra sau lưng.
- Tính chất: đau theo chu kỳ tháng, năm, mùa. Trong ngày
thường đau vào buổi sáng hay chiều của 1 mùa nào đó. Đau
nóng rát cồn cào hoặc đau như bóp thắt, dử dội từng cơn.
- Liên quan đén bữa ăn: đau lúc đói( trong loét dạ dày) hoặc
đau sau bữa ăn.
40
- Thời gian: thường đua liên tiếp trong 2-4 tuần rồi ngưng
đau dù có điều trị hay không.
b. Rối loạn tiêu hóa:
- Thường nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy nặng bụng, lâu tiêu,ăn uống
kém táo bón hoặc tiêu lỏng.
c. Khám thực thể:
- Ấn đau vùng thượng vị, nghe tiếng óc ách sau khi ăn
2. Cận lâm sàng:
- X quang dạ dày có sửa soạn
- Xét nghiệm dich vị
- Nội soi dạ dày.
3. Biến chứng:
Xuất huyết tiêu hóa
Thủng dạ dày
Hẹp môn vị
Ung thư hóa
Theo YHCT:
Can khí phạm vị:
a. Thể khí trệ: (khí uất) đau vị quản từng cơn, cảm giác nặng
bụng khó chịu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, ăn khó tiêu,
đau tức lan hông sườn.
b. Thể hỏa uất: đau nóng rát vùng vị quản, miệng khô đắng, hay
nôn ợ chua, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng khó tiêu, đau tăng khi tức
giận lo lắng, tiểu vàng nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền
sác.
c. Thể tỳ vị hư hàn: đau lạnh bụng, âm ỉ suốt ngày, đầy hơi, tức
bụng, gầy sút mệt mỏi, ăn kém không ngon miệng, da niêm
nhợt, môi tái, lưỡi nhợt bệu, rêu trắng nhầy run, mạch trầm trì vô
lực.
d. Thể huyết thoát:
Thể ứ huyết thoát: (thực chứng) nôn ra máu đỏ tươi, tiêu
phân đen, môi khô lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác hữu
lực.
Thể huyết hư thoát: (hư chứng) có bệnh vị quản thống lâu
ngày, đột nhiên thấy đau tăng vùng vị quản sắc mặt xanh
tái nhợt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, nôn ra máu tiêu phân
đen, môi nhợt, lưỡi nhợt bệu, rêu nhầy có điểm ứ huyết,
mạch vi tế vô lực.
III. Điều trị:
41
Theo YHHĐ:
+ Giãm đau, chống co thắt nhu động ruột:
Buscopan 1v x2 (u)
Spasmaverine 1v x 2(u)
+ Băng tráng dạ dày:
Phosphalugel 1g x 2 (u) cách thuốc khác 2h
Malox 1v x 2 (u)
+ Làm lành ổ loét:
Ranitidine 300mg 1v x 2 (u)
Omeprazol 20mg 1 viên uống trước ăn 30p
+ Ổn định thần kinh:
Seduxene 1v (u) tối
Theo YHCT:
Thể khí trệ: phép trị sơ can giải uất, kiện tỳ vị, trấn thống
Bài thuốc: Bình vị tán
Thương truật 8g
Trần bì 6g
Hậu phác 4g
Cam thảo 4g
Thuốc thành phẩm: cao nghệ 400mg 2v x 2(u) sau ăn( Domegic)
Châm cứu: châm tả: thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung
quản, thiên xu.
Thể hỏa uất: phép trị sơ can, tiết nhiệt, chỉ thống
Bài thuốc: Hoàng cầm thang gia giảm
Hoàng cầm 12g
Thược dược 12g
Cam thảo 4g
Đại táo 3 trái
Thuốc thành phẩm: cao nghệ 400mg 2v x 2(u) sau ăn( Domegic)
Châm cứu: châm tả: thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung
quản, thiên xu.
Thể tỳ vị hƣ hàn: phép trị ôn trung, tán hàn, chỉ thống
Bài thuốc: - Hoàng kỳ kiến trung thang
Hoàng kỳ 16g
Sinh khương 4g
Cam Thảo 4g
Hương phụ 8g
Quế chi 4g
Bạch Thược 8g
42
Đại táo 3 Trái
Cao lương khương 4g
Thuốc thành phẩm: Hương sa lục quân 2v x 2(u) sau ăn
Bổ trung ích khí 2v x 2(u) sau ăn
Châm cứu: châm bổ thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung
quản, thiên xu.
Thể huyết thoát:
Thể huyết ứ thoát: phép trị hoạt huyết, lương huyết, chỉ
huyết, chỉ thống
Bài thuốc: Thất tiêu tán
Sinh địa 12g
Hoàng cầm 12g
Trắc bá diệp 12g (sao đen)
A giao 4g
Cam thảo 4g
Bồ hoàng 16g
Chi tử 4g
Thể huyết hư thoát: phép trị bổ huyết, chỉ huyết, chỉ thống
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia thuốc chỉ huyết
Đào nhân 4g
Hồng hoa 4g
Xuyên khung 8g
Đương Qui 12g
Bạch thược 12g
Sinh địa 12g
Trắc bá diệp 12g sao đen
Địa du 12g sao đen
Bồ hoàng 12g

43
Bài 15
VIÊM GAN MẠN TÍNH
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm gan mạn tính là một bệnh bao gồm một loạn những rối loạn
gan có nguyên nhân và mức độ trầm trong khác nhau, trong đó hiện
tượng viêm và hoại tử liên tục kéo dài trến 6 tháng.
II. PHÂN LOẠI
Trước đây dựa vào tính chất khu trú hoặc lan tỏa của tổn thương
gan mà người ta phân thành 3 loại:
_ Viêm gan mạn tính tồn tại
_ Viêm gan tiểu thùy
_ Viêm gan hoạt động
Nhưng hiện nay sự phân loại lại dựa vào:
_ Nguyên nhân
_ Trạng thái mô học
_ Diễn tiến
Trong đó theo nguyên nhân có thể có:
_ Viêm gan mạn tính do virus: virus viêm gan B ( HBV), virus viêm
gan D ( HDV), virus viêm gan C (HCV) hoặc virus viêm gan G (
HGV)
_ Viêm gan mạn tính tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân (
cryptogenic)
III. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA VIÊM GAN MẠN TÍNH
Theo YHHĐ:
Viêm gan mạn tính do thuốc khi có những phản ứng biểu hiện sự
tăng miễn cảm như sốt, nổi mẩn, đau khớp, tăng BC eosinophil ( chỉ
xảy ra 25% trường hợp) và cho dù có biểu hiện hình ảnh mô học như
thế nào đi nữa thì cũng luôn luôn có hình ảnh hoại tử và gan hóa mỡ.
3.1 Viêm gan mạn tính di virus
_ Đối với viêm gan virus B la 90% đối tượng nhiễm cấp từ lúc sơ sinh
và 1% đối tượng nhiễm cấp từ tuổi trung niên chuyển sang mạn tính.
_ Đối với viêm gan virus C sẽ có 50- 70% đối tượng từ nhiễm cấp
chuyển sang mạn tính.
3.2 Viêm gan tự miễn
_ Sự có mặt của tương bào và cytotoxic lympho trong gan.
_ Sự có mặt các tụ kháng thể trong máu, yếu tố dạng thấp và tăng
globulin trong máu.
44
_ Có một trong các bệnh rối loạn miễn dịch khác cùng xuất hiện như
viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, view6m cầu thận, thiue61 máu
huyết tán miễn dịch, Siogren.
_ Sự có mặt các kháng nguyên tương hợp mô như HLAB1, By,
DRW3- DRW4.
_ Thường đáp ứng tốt với corticoid.
_ Tế bào lympho trở nên rất nhạy cảm với protein của màng tế bào gan.
_ Mất kiểm soát cơ chế điều hòa miễn dịch trên các lympho bào gây
độc.

Theo YHCT
_ Cảm phải thấp nhiệt tà khiến cho can khí uất kết không sơ tiết mà
sinh ra vàng da.
_ do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức kết hợp với uống rượu
khiến cho công năng tiêu hóa của tỳ vị bị rối loạn thấp, thấp ứ đọng
lâu ngày đưa đến nhiệt, thấp nhiệt uất kết sinh ra chứng hoàng đản.
IV. CHẨN ĐOÁN
4.1 Theo YHHĐ
4.1.1 Viêm gan mạn tính do virus: biểu hiện từ nhẹ đến nặng như mệt
mỏi, vàng da dai dẳng hoặc từng đợt.
Để chẩn đoán viêm gan mạn tính do loại virus nào, ta cần chú ý đến
một số huyết thanh chẩn đoán sau đây:
+ Để chẩn đoán virus B ta dùng đến: HBsAg, IgG, AntiHBC, HBeAg,
HBV, ADN.
+ Để chẩn đoán virus viêm gan C ta dùng đến: anti HCV, HCV-ARN.
+ Để chẩn đoán virus viêm gan D ta dùng đến: antiHDV, HDV-ARN,
HBsAg.
4.1.2 Viêm gan mạn tính do tự miễn: thường xảy ra ở người trẻ hoặc
phụ nữ thanh niên, hội chứng lâm sàng gồm có mệt mỏi, khó chịu,
chán ăn, mất kinh, mụn trứng cá, đau khớp, vàng da.
4.2 Theo YHCT
4.2.1 Can uất tỳ hư: thường gặp trong viêm gan mạn tính thùy hoặc
trong giai đoạn viêm gan mạn tính tồn tại chuyển sang viêm gan mạn
tính tiến triển với những triệu chứng: đau tức nặng vùng hông sườn
phải, miệng đắng, ăn kém , người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất
lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng , mạch huyền.
4.2.2 Can âm hư: thường gặp trong viêm gan tồn tại hoặc giai đoạn
thuyên giảm sau viêm gan mạn tính tiến triển. Triệu chứng gồm có: hồi
45
hộp, ngủ ít, lòng bàn tay bàn chân nóng, sốt âm ĩ 37˚ đến 38˚ , khát
nước, họng khô hay gắt gỏng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch
huyền tế sác.
4.2.3 Can nhiệt, tỳ thấp: trường gặp trong viêm gan mạn tiến triển với
các triệu chứng: miệng đắng, biếng ăn, bụng đầy chướng, miệng khô
nhớt đau nhiều vung gan,da vàng xạm, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vang,
mạch huyền.
V ĐIỀU TRỊ
5.1. Theo YHHĐ
5.1.1. Đối với viêm gan virus B: có 2 cơ chế
_ Cơ chế diệt virus
_ Cơ chế miễn dịch
5.1.2 Đối với viêm gan tính C
5.1.3 Đối với viêm gan virus D
5.1.4 Đối với viêm gan mạn tự miễn
5.2. Theo YHCT
5.2.1 Thanh nhiệt trừ thấp: được dùng với mục đích
+ Hạ sốt: nhờ có flavon trong hoàng cầm có tạc dụng ức chế men
polypheno- loxidase gây sốt trong bệnh lý tự miễn.
+ Lợi mật và tống mật nhờ có acid chlorogenic và 6,7 dimethyl
oumararin có trong nhân trần hoặc magie6 silicat có trong hoạt thạch
+ Lợi tiểu và bảo vệ tế bào gan: nhân trần.
+ Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: phục linh.
_ Bài thuốc tiêu biểu là:
+ Nhân trần ngũ linh tán gia giảm:
Nhân trần 10g Bạch truật 10g
Phục linh 10g Trư linh 10g
Trạch tả 10g Quế chi 06g
+ Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm:
Hoàng cầm 10g Hoạt thạch
10g
Đại phúc bì 10g Phục linh 10g
Trư linh 10g Đậu khấu 10g
Kim ngân hoa 10g Mộc thông 10g
Nhân trần 10g Cam thảo bắc 06g
5.2.2 Sơ can kiện tỳ:
_ Kích thích tiêu hóa thông qua tác dụng tăng hoạt tính của men tụy
như bạch truật, phục linh, trần bì ...
_ Bảo vệ tế bào gan: sài hồ, đương quy, đại táo, cam thảo.
46
_ Điều hòa chức năng: bạch truật.
_ Miễn dịch: sài hồ, đảng sâm, bạch truật, bạch thược
_ Kháng virus viêm gan: sài hồ.
Bài thuốc tiêu biểu là
+ Trong chứng can uất tỳ hư ta dùng Sài hồ sơ can thang gia giảm:
Sài hồ 10g Bạch thược 10g
Chỉ thực 06g Xuyên khung 10g
Hậu phác 06g Cam thảo 06g
Đương quy 10g Đại táo 10g
+ Hoặc Sài thược lục quân gia giảm:
Sài hồ 10g Bạch thược 10g
Bạch truật 10g Đảng sâm 10g
Phục linh 10g Cam thảo bắc 06g
Trần bì 06g Bán hạ chế 08g
5.2.3 Tư dưỡng can âm
_ An thần: cho nữ trinh tử, hà thủ ô đỏ
_ Bảo vệ tế bào gan chống thoai1hoa1 mỡ: do bretain của câu kỷ tử.
_ Tăng chức năng miễn dịch của cơ thể: glucocid của bạch thược,
spolysaccharid của kỷ tử.
_ Hạ sốt: sa sâm.
Bài thuốc tiêu biểu: Nhất quan tiển gia giảm trong chứng can âm hư.
+ Trong chứng can âm hư ta dùng Nhất quan tiễn gia giảm
Sa sâm 10g Sinh địa 16g
Nữ trinh tử 10g Mạch môn
10g
Bạch thược 10g Kỷ tử
10g
Hà thủ ô đỏ chế 10g
Thuốc thành phẩm:
VG5 2v x 2 uống sau ăn
Diệp hạ châu 2v x 2 uống sau ăn
Viêm gan B 2v x 2 uống sau ăn

47
Bài 16
BỆNH CÚM
I. Đại cƣơng :
1. Định nghĩa: cảm cúm là 1 trạng thái của cơ thể, do phản ứng
lại đối với sự thay đổi hoặc bất thường thái hóa của thời tiết, còn được
gọi là cảm mạo.
Khác với Cúm là loại bệnh nhiểm trùng, có tác nhân gây bệnh
là siêu vi bệnh cúm lây lan thành dịch.
Triệu chứng đặc trưng là sốt, viêm hô hấp trên.
- Theo YHCT mô tả thuộc nhóm bệnh ngoại cảm ôn bệnh
Chia làm 02 nhóm bệnh: cảm phong hàn, cảm phong nhiệt.
2. Triệu chứng :
Theo YHHĐ:
Lâm sàng: sốt, sợ lạnh, có thể lạnh run kèm theo sợ gió, hắt
hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho khan có đàm, nhức đầu, đau khắp
người
Nguyên tắc điều trị: Không có điều trị đặc hiệu
Nghỉ ngơi trong giai đoạn sốt, ăn nhẹ đủ dinh dưỡng, uống
nhiều nước
Theo YHCT:
- Cảm phong hàn: phát sốt, đau đầu, đau mình, sợ gió, nghẹt
mủi chảy mủi nước trong, ho có đờm trong loãng, rêu trắng mỏng,
mạch phù khẩn.
- Cảm phong nhiệt: phát sốt, đau đầu, mình, nghẹt mủi chảy
mủi đục, ho đờm vàng đục, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
III. Điều trị :
Theo YHHĐ: Hạ nhiệt, nâng sức đề kháng
Paracetamol 500mg 1v x 3 (u) sau ăn
Vitamin C 500mg 1v x 3 (u) sau ăn
Theo YHCT:
1/ Cảm phong hàn:
Phép trị: phát tán phong hàn hoặc tân ôn giải biểu
a.Không dùng thuốc: - Nghỉ ngơi
- Ăn cháu gừng hành(dùng nóng)
- Đánh gió

48
- Nồi xông với dược liệu có tinh dầu: lá sả, lá
bưởi, lá chanh, lá cam, gừng vỏ quýt, lá ngũ
trảo, lá khuynh diệp, lá tràm.
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm: phong môn, Phong trì, Ngoại quan, Hợp cốc,
Khúc trì, Bách hội, Liệt khuyết, Nghinh hương..
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 7 ngày.
b.Dùng thuốc:
Lá tía tô 12g Vỏ quýt 12g
Cam thảo dây 12g Hương phụ chế 12g
Hành tâm 08g Gừng sống(sinh khương) 08g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày

2/ Cảm phong nhiệt:


Phép trị: Phát tàn phong nhiệt hoặc tân lương giải biểu
a.Không dùng thuốc:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước: chanh , cam, nước mát…
- Ăn cháu giải cảm
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
- Điện châm: Phong trì, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc
- Nếu nhức đầu: Bách hội, Thái dương..
- Phương pháp tả: tần số 6-20hz, cường độ 14-
150microampe, thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 7
ngày.
b.Dùng thuốc:
Bạc hà 08g Kinh giới 08g
Cam thảo 12g Lá tre 16g
Kim ngân 16g Sắc uống 2 lần / thang / ngày

49
BÀI 17
VIÊM PHẾ QUẢN
(KHÁI THẤU)
I. Đại cƣơng:
1. Định nghĩa:VPQ là 1 bệnh rất phổ biến trong các bệnh lý đường
hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào,cả nam lẩn nữ với tần
suất phát bệnh ngang nhau.
Theo YHCT trong phạm trù chứng khái thấu đờm ẩm
2. Nguyên nhân: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, hơi độc, bụi nghề nghiệp,
nguyên nhân thuận lợi do thời tiết thay đổi, khói thuốc lá, cơ địa suy
yếu.
Theo YHCT do ngoại cảm, lục dâm, tà khí, phong hàn, thử thấp ,
táo tà xâm phạm kinh lạc.
Do nội nhân tình chí uất kết
Do bất nội ngoại nhân: hậu thiên khí huyết hư do bệnh ho lâu ngày,
lao lực, dinh dưỡng kém
Tiên thiên thận khí bất túc, Tỳ- Phế- Thận hư suy.
3. Phân loại bệnh: Tùy theo thời gian phát bệnh và mức độ tổn
thương được chia làm 2 loại: VPQ cấp , VPQ mạn tính.
Bệnh VPQ mạn tính xảy ra ở tuổi già sức đề kháng cơ thể giảm,
thường có mối quan hệ với thuốc lá và môi truowdng sinh hoạt ô
nhiểm nhiều bụi.
Theo YHCT do 2 nguyên nhân:
+ Tấu lý sơ hở, vệ khí kém
+ Gặp phải phong hàn tà thấp gọi là chứng khái thấu phong hàn phạm
kinh lạc.
II. Chẩn đoán:
Theo YHHĐ
A VPQ Cấp
1.1 Triệu chứng:
a. Cơ năng: sốt là khởi đầu, ho đi kèm theo sốt, ho khan, về sau đờm
trắng, vàng, khó thở không liên tục, ở trẻ em khò khè giống như hen.
b. Thực thể: tổng trạng có thể vẩn sinh hoạt bình thường.
- Khám phổi: giai đoạn đầu có ran ngáy 2 bên phổi về sau khi ho khi có
nhiều đờm nghe ran ẩm to hạt 2 bên phổi.
c. Cận lâm sàng: x quang phổi, XN đờm, XN máu

B VPQ Mạn
50
1. Triệu chứng:
a. Cơ năng: Ho dai dẳng kéo dài nhiều năm, mổi năm vài đợt không đi
kèm theo sốt, nếu có sốt là bội nhiễm, kèm theo khạc đờm.
Khạc đờm là triệu chứng chính: khạc đờm nhiều lần trong ngày nhiều
vào sáng sớm, đờm nhầy, dính, số lượng nhiều,
Khó thở trong giai đoạn đầu khó thở lúc gắng sức lúc ho nhiều, về sau
khó thở thường xuyên, nhất là giai đoạn suy hô hấp.
b. Thực thể: tổng trạng gầy ốm, sụt cân, xanh xao suy nhược, ngón tay
dùi trống
Khám phổi lồng ngực bình thường, ran ẩm rải rác 2 bên phổi
Triệu chứng suy hô hấp, suy tim.
c. Cận lâm sàng: X quang, XN máu, XN đờm, thăm dò chức năng phổi.
Theo YHCT:
1/ Thể phong hàn phạm phế: (Thương phong- phong hàn tà vào kinh
phế) bệnh mới phát, thần sắc còn tỉnh, sắc mặt tái trắng, rêu lưỡi mỏng
trắng, ho to mạnh, khạc đờm ít, ớn gió sợ lạnh, mạch phù hoãn.
2/ Thể phong nhiệt thúc phế: bệnh mới phát, thần sắc tỉnh, sắc đỏ, rêu
lưỡi vàng mỏng, phát sốt, đau ngứa họng, ớn lạnh, tức ran ngực, da
nóng, tiểu vàng, táo bón, mạch phù sác.
3/ Thể táo khí: (thương phong táo khí phạm kinh phế) thần sắc tinh,
môi họng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, ho khan, nặng ngực, ngứa họng, ho
sát đờm, táo bón, Mạch phù hoãn.
4/ Thể Đờm ẩm mạn thể đờm thấp: ho dai dẳng, tái phát nhiều lần,
người nặng nề, ớn lạnh, khạc đờm trắng loãng, khạc đờm nhiều buổi
sáng, tức ngực khó thở, ăn kém không ngon miệng, gầy sút cơ nhão,
lưỡi nhợt bệu, rêu trắng nhầy, mạch trầm hoãn vô lực.
III. Điều trị:
Theo YHHĐ
1. Chống nhiễm khuẩn: Phối hợp với nhóm kháng sinh đường hô
hấp. - Amoxilline 500mg 1v x 3 (u) sau ăn
- Cephaclor 500mg 1v x 2 (u) sau ăn
2. Chống suy hô hấp: oxi liệu pháp
Thuốc ho Terpine 1v x 3 (u) sau ăn
Theralene 1v x 2 (u) sau ăn
Thuốc long đờm Acetyl cystein 1g x 3(u) sau ăn
3. Luyện thở: tập thở sâu, thở khí công.
4. Nâng tổng trạng Vitamin C 500mg 1v x 3 (u) sau ăn
Theo YHCT

51
1. Thể phong hàn phạm phế: Phép trị sơ phong, tán hàn tuyên
phế, chỉ khái
Bài thuốc: Hạnh ô tán
Hạnh nhân 12g Phục linh 4g
Tô diệp 10g Cát cánh 8g
Bán hạ 4g Tiền hồ 10g
Trần Bì 4g Cam thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang
Thuốc thành phẩm: Thuốc ho người lớn 5ml x 3(u)
Thuốc ho trẻ em 5ml x 3(u)
Châm cứu (laser): phong môn, khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, liệt
khuyết.
2. Thể phong nhiệt thúc phế: phép trị sơ phong, thanh nhiệt giải
độc, tuyên phế, chỉ khái.
Bài thuốc: Tang cúc ẩm
Cúc hoa 8g Cát cánh 8g
Bạc hà 8g Hạnh nhân 8g
Liên kiều 10g Tiền hồ 8g
Tang diệp 16g
sắc uống ngày 1 thang
Thuốc thành phẩm: Thuốc ho người lớn 5ml x 3(u)
Thuốc ho trẻ em 5ml x 3(u)
Châm cứu (laser): phong môn, khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, liệt
khuyết.
3. Thể táo khí: phép trị thanh phế, nhuận táo, chỉ khái.
Bài thuốc: Thanh táo cứu phế
Tang diệp 10g
Thạch cao 4g
Tỳ bà diệp 8g
Mạch môn 12g
A giao 8g
Hạnh nhân 10g
Gừng 4g
Đản sâm 12g
Cam thảo 4g

52
sắc uống ngày 1 thang
Thuốc thành phẩm: Thuốc ho người lớn 5ml x 3(u)
Thuốc ho trẻ em 5ml x 3(u)
Châm cứu (laser): phong môn, khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, liệt
khuyết.
4. Đờm ẩm mạn thể đờm thấp: phép trị ôn bổ thận, bổ tỳ phế, ráo
thấp hóa đờm, chỉ khái.
Bài thuốc: bát vị + lục quân gia vị
sắc uống ngày 1 thang
Thuốc thành phẩm: Thuốc ho người lớn 5ml x 3(u)
Thuốc ho trẻ em 5ml x 3(u)
Châm cứu (laser): phong môn, khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, liệt
khuyết.

53
Bài 18
VIÊM XOANG
I. Đại cƣơng :
1. Định nghĩa: Viêm xoang là 1 bệnh xảy ra do viêm các
xoang cạnh mũi, đa số bởi nhiểm trùng. VX đươc phân loại theo cấp
tính và mạn tính.
- Viêm xoang theo YHCT là tỵ uyên.
- Nguyên nhân: do cơ địa dị ứng nhiễm trùng(huyết nhiệt), di
ứng do lạnh(phế khí hư, vệ khí hư) gặp tác nhân phong hàn, phong
nhiệt, nhiệt độc...gây bệnh.
2. Triệu chứng :
Theo YHHĐ: VX là tình trạng viêm nhiểm ở 1 hoặc nhiều
khoang rổng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẻ đến hốc
mũi. Được chia làm 2 nhóm:
- Viêm xoang cấp tính: đau đầu, sốt, sợ lạnh, chảy mủi vàng
hoặc có mủ…
- Viêm xoang mạn tính: đau đầu thường xuyên, chảy nước
mủi, mùi hôi, khứu giác giảm…
Theo YHCT: Theo YHCT Viêm xoang là 1 dạng hư hỏa. Do
đó điều trị viêm xoang không chỉ nằm giải quyết việc viêm nhiễm tại
chổ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.
Viêm xoang mản tính là
II. Điều trị :
Theo YHHĐ:
Cephalexcine 500mg 1v x3(u) sau ăn
Alphachymotripsyn 4,2mg 1v x3(u) sau ăn
Paracetamol 500mg 1v x3(u) sau ăn
Certirizine 10mg 1 viên uống sáng
Theo YHCT:
1.Viêm xoang cấp: Phép trị: thanh phế tiết nhiệt giải độc, phát
tán phong nhiệt.
*Dùng thuốc: FITÔRHI – F (uống 2-3/lần, ngày 2-3 lần)
1.Kim ngân hoa 16g
2.Ké đầu ngựa 16g
3.Chi tử 08g
4.Mạch môn 12g
5.Hy thêm thảo 16g
54
6.Rấp cá 16g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày

2.Viêm xoang mạn tính:


1 Sinh địa 16g
2 Huyền sâm 12g
3 Đan bì 12g
4 Mạch môn 12g
5 Kim ngân 16g
6 Ké đầu ngựa 16g
7 Tân di 08g
8 Hoàng cầm 12g
Sắc uống 2 lần / thang / ngày
*Châm cứu: phương pháp châm tả.
Điện châm – Châm laser chiếu ngoài các huyệt gia giảm: các
huyệt tại nơi viêm như: Đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Thừa
khấp, toàn thân: Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình.
Trong quang châm bằng laser bán dẫn.
Công suất phát xạ để ở mức số: 8 hoặc .
Tần số điều biến để ở mức số: 4 hoặc 5.
Phương pháp tả: tần số: 6-20hz, cường độ: 14-150microampe,
thời gian 20-30 phút/1 lần, liệu trình 10 - 15 ngày.

55

You might also like