You are on page 1of 93

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016


của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg.
2. Nguyên nhân
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA
nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ
phát) đó là:
- Viêm cầu thận cấp/mạn, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận, hẹp
động mạch thận, u tủy thượng thận.
- Cường Aldosterone tiên phát, hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp/cận
giáp, tuyến yên.
- Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén.
- Do thuốc: kháng viêm, tránh thai, cam thảo,…
3. Chẩn đoán
PHÂN ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP THEO WHO/ISH 1999

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm Huyết áp tâm trương


thu (mmHg) (mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 và < 80
Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84
Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

1
BẢNG PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH

Bệnh cảnh Huyết áp Tiền THA THA THA


Bình THA Độ 1 Độ 2 Độ 3
thường

Huyết áp Huyết áp Huyết áp Huyết áp Huyết áp


tâm thu tâm thu tâm thu tâm thu tâm thu
120-129 130-139 140-159 160-179 ≥ 180
Trị số mmHg mmHg mmHg mmHg mmHg
Huyết áp và và/hoặc và/hoặc và/hoặc và/hoặc
Huyết áp Huyết áp Huyết áp Huyết áp Huyết áp
tâm trương tâm trương tâm trương tâm trương tâm
80-84 85-89 90-99 100-109 trương ≥
mmHg mmHg mmHg mmHg 110
mmHg
Không có Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ
yếu tố nguy thấp trung bình cao
cơ tim mạch
Có từ 1-2 Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ
yếu tố nguy thấp thấp trung bình trung bình rất cao
cơ tim mạch
(YTNCTM)
Có ≥ 3 Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ
YTNCTM trung bình cao cao cao rất cao
hoặc hội
chứng
chuyển hóa
hoặc tổn
thương cơ
quan đích
hoặc đái
tháo đường
Đã có biến Nguy cơ rất Nguy cơ rất Nguy cơ rất Nguy cơ rất Nguy cơ
cố hoặc có cao cao cao cao rất cao
bệnh tim
mạch hoặc
có bệnh
thận mạn
tính

2
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo Y học Cổ Truyền (YHCT) Tăng huyết áp (THA) được xem như là
một hội chứng bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt được xếp vào chứng huyễn vựng.
- Đau đầu được xếp vào chứng đầu thống.
- Hồi hộp, đánh trống ngực được xếp vào chứng Tâm úy, Chính xung.
- Đau ngực được xếp vào chứng Tâm thống, nếu đau ngực có kèm khó thở
thì gọi là Tâm tý, Tâm trướng.
- Hôn mê, liệt nửa người xếp vào chứng trúng phong.
Nguyên nhân của bệnh THA theo YHCT có thể là:
- Do thất tình như giận, lo sợ gây tổn thương 2 tạng Can và Thận âm.
- Do bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu, thận âm và thận dương suy. Thận âm
suy hư hỏa bốc lên, thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
- Do đàm thấp ủng trệ gây tắc trở thanh khiếu. Đàm thấp có thể do ăn uống
không đúng cách gây tổn hại tỳ vị hoặc do thận dương suy không khí hóa được
nước mà sinh đàm.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1. Nguyên tắc chung
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch”.
- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp
mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp
tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều
chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu.
1.2. Các biện pháp thay đổi lối sống

3
- Chế độ ăn hợp lý:
+ Giảm ăn mặn (< 6g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày)
+ Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
- Tích cực giảm cân nếu dư cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ
thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
- Cố gắng duy trì vòng bụng: nam <90cm, nữ <80cm.
- Hạn chế rượu, bia, không hút thuốc.
- Tập thể dục, đi bộ đều đặn 30-60 phút mỗi ngày.
- Thư giản, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh bị stress, lạnh đột ngột.
- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến
trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.
1.3. Các lý do để chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch
Cân nhắc chuyển đến các đơn vị quản lý THA tuyến trên hoặc chuyên khoa
tim mạch trong các trường hợp sau:
- Tăng huyết áp tiến triển: THA đe doạ có biến chứng (như tai biến mạch
não thoáng qua, suy tim...) hoặc khi có các biến cố tim mạch.
- Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ hoặc khi cần đánh
giá các tổn thương cơ quan đích.
- Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (3
thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các thuốc
hạ áp, hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.
- THA ở phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.

4
QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền


2.1. Thể can dương xung
- Pháp trị: Bình can giáng nghịch.
Bình can tức phong (nếu là cơn tăng huyết áp)

5
- Bài thuốc: Thiên Ma Câu Đằng ẩm
Thiên ma 8g Câu đằng 12g
Hoàng cầm 10g Chi tử 12g
Hà thủ ô 10g Tang ký sanh 12g
Phục linh 12g Đổ trọng 10g
Thạch quyết minh 20g Ích mẫu 12g
Ngưu tất 12g
2.2. Thể thận âm hư
- Pháp trị: tư âm ghìm dương, tư bổ can thận
- Bài thuốc 1: Bài hạ áp
Thục địa 20g Ngưu tất 10g
Rễ nhàu 10g Trạch tả 10g
Thảo quyết minh 12g Táo nhân 10g
Mã đề 20g Hoa hòe 10g
- Bài thuốc 2: Lục Vị Địa Hoàng gia Qui Thược
Thục địa 32g Trạch tả 6g
Hoài sơn 16g Phục linh 12g
Sơn thù 8g Đương qui 12g
Đơn bì 12g Bạch thược 8g
- Bài thuốc 3: Bổ can thận
Hà thủ ô 10g Trạch tả 12g
Thục địa 15g Sài hồ 10g
Hoài sơn 15g Thảo quyết minh 10g
Đương qui 12g
2.3. Thể đàm thấp
- Pháp trị: hóa đờm, trừ thấp.
- Bài thuốc 1: Bài hạ áp
Thục địa 20g Ngưu tất 10g
Thảo quyết minh 12g Trạch tả 10g
Mã đề 20g Táo nhân 10g

6
Hoa hòe 10g
- Bài thuốc 2: Bán hạ Thiên ma Bạch truật
Bán hạ 6g Càn cương 4g
Thiên ma 6g Bạch phục linh 8g
Bạch truật 8g Trạch tả 8g
Đảng sâm 10g Mạch nha 8g
Huỳnh kỳ 12g Thương truật 8g
Trần bì 6g Thần khúc 8g
Hoàng bá 6g
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
Thể can dương xung: châm tả: Hành gian, Thiếu phủ, Nội quan, Thái
dương, Bách hội, Ấn đường; châm bổ: Thái khê, Phi dương, Can du, Thận du.
Thể thận âm hư: châm bổ: Thận du, Phục lưu, Tam âm giao, Can du;
châm tả: Thái xung, Thần môn.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng đầu mặt

7
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: ….
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học 2007.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA (ban hành kèm theo quyết định Số
3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng bộ y tế).

8
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa:
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là các tổn thương cơ tim do giảm cung cấp máu
từ động mạch vành.
2. Nguyên nhân:
- Nhiễm mỡ xơ mạch.
- Tổn thương thực thể ở động mạch vành tim.
- Viêm động mạch vành do giang mai, viêm nút quanh động mạch, tắc
mạch vành do cục máu từ xa đến.
3. Chẩn đoán:
3.1 Lâm sàng
- Xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm lạnh, sau ăn nhiều, hút thuốc lá,...
- Vị trí: thường ở sau xương ức
- Hướng lan: hàm, cổ, vai, tay, thượng vị, sau lưng,...
- Thời gian: từ vài phút đến dưới 20 phút
- Tính chất: cảm giác bị đè, thắt lại, nghẹt, rát,...
- Giảm khi nghỉ hoặc dùng Nitrates.
Theo AHA
- Đau thắt ngực điển hình: gồm 3 yếu tố
- Đau thắt ngực không điển hình: gồm 2 yếu tố
- Không phải đau thắt ngực điển hình: 1 hoặc không có.
3.2 Lâm sàng

9
- Xét nghiệm cơ bản giúp đánh giá yếu tố nguy cơ: Hb, đường huyết đói,
bilan lipid, CRP, SGOT, SGPT,...
- Điện tâm đồ lúc nghỉ: thay đổi sóng T và đoạn ST. ECG bình thường
không loại trừ chẩn đoán.
- Điện tâm đồ gắng sức: chỉ định cho những trường hợp mà triệu chúng
không rõ ràng.
- Siêu âm tim: chức năng tim, rối loạn vận động vùng, bệnh kèm theo
- Chụp động mạch vành khi có chỉ định
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đau ngực còn gọi là tâm thống; nếu có kèm khó thở thì được gọi là tâm tý,
tâm trướng, hung hiếp thống.
Nguyên nhân:
- Do thất tình: giận, sợ, gây tổn thương 2 tạng Can và Thận âm
- Do bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu, âm và dương suy, hư hỏa bốc lên,
nung nấu dịch thành đàm, đàm hỏa gộp lại gây bệnh.
- Do đàm thấp ủng trệ gây tắc trở kinh mạch, đàm thấp có thể do ăn uống
không đúng cách gây tổn hại Tỳ Vị.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1. Nguyên tắc điều trị:
- Xác định và điều trị các bệnh đi kèm.
- Điều chỉnh yếu tố nguy cơ: ngưng thuốc lá, ổn định huyết áp, ổn định
lipid máu.
- Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: thay đồi lối sống.
- Điều trị thuốc.
- Điều trị tái thông mạch vành.
1.2. Điều trị cụ thể:
- Nhóm Nitrates:

10
Isosorbide Trinitrates
Isosorbide Dinitrates (Nitrostad 2,5 mg)
Isosorbide Mononinitrates ( Imdur 30-60mg)
- Nhóm chẹn Beta: Bisoprolol (Concor 5mg)
- Nhóm ức chế canxi: Amlodipine 5mg
- Nhóm ức chế men chuyển: Perindopril
- Thuốc bảo vệ tế bào cơ tim: Trimetazidine
- Thuốc chống ngưng tụ tiểu cầu: Aspirin 81 mg, Clopidogel 75mg
2. Điều trị bằng thuốc YHCT:
2.1. Đờm thấp
- Pháp trị: hóa đờm trừ thấp
- Bài thuốc 1: Lục quân
Nhân sâm 4g Cam thảo 2g
Bạch truật 40g Trần bì 4g
Bạch linh 12g Bán hạ 12g
- Bài thuốc 2: Bài thuốc Hạ áp gia đào nhân, Hồng hoa.
Thục địa 20g Mã đề 20g
Ngưu tất 10g Táo nhân 10g
Rễ nhàu 20g Hoa hòe 10g
Trạch tả 10g Đào nhân 12g
Hồng hoa 8g
2.2. Thể Tâm Tỳ hư
- Pháp trị: Bổ ích Tâm Tỳ
- Bài thuốc: Quy Tỳ thang gia giảm
Nhân sâm 3g Viễn chí 3g
Hoàng kỳ 3g Nhãn nhục 3g

11
Bạch truật 3g Đương quy 3g
Mộc hương 2g Đại táo 2 quả
Phục thần 3g Cam thảo 1g
Toan táo nhân 3g Uất kim 4g
2.3. Thể Khí Huyết ứ trệ:
- Pháp trị: hành khí hoạt huyết
- Bài thuốc:
Qua lâu nhân 20g Đào nhân 12g
Củ hẹ 12g Vỏ chanh già 12g
2.4. Thể Can Thận âm hư
- Pháp trị: Tư bổ Can Thận
- Bài thuốc 1: Lục vị địa hoàn thang gia quy thược
Thục địa 32g Phục linh 12g
Hoài sơn 16g Trạch tả 6g
Sơn thù 8g Đương quy 12g
Đơn bì 12g Bạch thược 8g
- Bài thuốc 2: Bổ Can Thận
Hà thủ ô 10g Thục địa 15g
Sài hồ 10g Hoài sơn 15g
Thảo quyết minh 10g Đương quy 12g
Trạch tả 12g
- Bài thuốc 3: Bài thuốc Hạ áp
Thục địa 20g Mã đề 20g
Ngưu tất 10g Táo nhân 10g
Rễ nhàu 20g Hoa hòe 10g
Trạch tả 10g

12
2.5. Tâm Thận dương hư:
- Pháp trị: Ôn thông tâm dương
- Bài thuốc: Sinh mạch tán gia vị
Nhân sâm 40g Hoàng kỳ 12g
Mạch môn 40g Ngũ vị tử 2g
Cam thảo 4g
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
- Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
- Thể đàm thấp: Nội quan, Đản trung, Tỳ du, Thái bạch, Phong long.
- Thể Tâm Tỳ hư: Châm bổ Đản trung, Cự khuyết, Nội quan, Tỳ du,
Thái bạch, Phong long.
- Thể Khí Huyết ứ trệ: Châm tả: Nội quan, Tâm du, Chiên trung.
- Thể Can Thận âm hư: Châm bổ: Thận du, Phục lưu, Tam âm giao,
Can du, Thái xung, Thần môn, Nội quan, bách hội, a thị huyệt.
- Tâm Thận dương hư: Châm bổ: Đản trung, Cự khuyết, Khí hải, Quan
nguyên, Cao hoang, Nội quan.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…

13
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng ngực, lưng, tay.
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: 0.1mW

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học 2007.

2. Điều trị học nội khoa (bộ môn nội ĐHYD TP HCM)

14
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPPID MÁU

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang


(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
- Rối loạn lipid (RLLP) máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể
dẫn đến nồng độ chất mỡ trong huyết tương vượt qua khỏi phạm vi cho phép.
- Đại bộ phận chất mỡ kết hợp với protein huyết thanh để vận chuyển khắp
toàn thân nên RLLP máu thường phản ánh bằng rối loạn lipoprotein máu.
- RLLP máu có mối quan hệ mật thiết với xơ vữa động mạch, bệnh mạch
vành, bệnh béo phì và Đái tháo đường.
2. Nguyên nhân
a. Thứ phát
- Ăn quá nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, mỡ, trứng, bơ, sữa...
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều rượu
- Đái tháo đường
- Lười tập thể dục
- Sử dụng thuốc ức chế beta kéo dài
b. Tiên phát
- Di truyền
- Đột biến gen
3. Yếu tố nguy cơ quan trọng bệnh mạch vành (BMV)
- Nam >45t Nữ > 55t
- Có tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành (xuất hiện sớm nam < 55t uổi,
nữ < 65t).
- Hút thuốc lá nhiều.

15
- Tăng huyết áp > 140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp.
- HDL_c < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl )
* Bệnh mạch vành:
- Tiền sử Nhồi máu cơ tim.
- Đau thắt ngực ổn định và không ổn định.
- Bệnh mạch vành tiến triển và bằng chứng thiếu máu cơ tim.
* Bệnh lý tương đương bệnh mạch vành:
- Đái tháo đường.
- Bệnh mạch máu ngoại vi.
- Phình động mạch chủ bụng.
- Bệnh động mạch cảnh có triệu chứng lâm sàng.
4. Chẩn đoán
RLLP máu được xác định khi: thay đổi có tính chất bệnh lý của 1 hay nhiều
thành phần lipid máu như: cholesterol, triglyceride, LDL_c, HDL_c
a. Tăng cholesterol huyết tương:
- Bình thường: < 5,2 mmol/l ( < 200 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 5,2 – 6,2 mmol/l ( 200 – 239 mg/dl)
- Tăng cholesterol khi > 6,2 mmol/l ( > 240 mg/dl)
b. Tăng TG:
- Bình thường: < 2,26 mmol/l ( < 200 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 2,26 – 4,5 mmol/l ( 200 – 400 mg/dl)
- Tăng TG: 4,5 – 11,3 mmol/l ( 400 – 1000 mg/dl)
c. Tăng LDL_c:
- Bình thường: < 3,4 mmol/l ( < 130 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 3,4 – 4,1 mmol/l ( 130 – 159 mg/dl)
- Tăng nhiều khi > 4,1 mmol/l ( > 160 mg/dl)
d. Giảm HDL_c:
- Bình thường: > 0,9 mmol/l ( > 35 mg/dl)

16
- Giảm khi < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl)
e. Rối loạn lipid máu kiểu hổn hợp:
Khi cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng từ 2,26 – 4,5 mmol/l

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Y học cổ truyền (YHCT) vốn không có bệnh danh RLLP máu. Tùy theo biểu
hiện chủ yếu của mỗi bệnh nhân mà đặt chẩn đoán thuộc 1 trong các bệnh danh
sau: đờm thấp, trọc trở, huyễn vựng hoặc hung tý.
Nguyên nhân:
- Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, uống rượu,… tỳ không vận hóa hết mà đọng lại
thành bệnh.
- Ăn nhiều đồ ăn sống lạnh, tỳ không vận hóa thủy thấp, các chất đọng lại gây
béo phì.
- Tình chí bị tổn thương (stress kéo dài) → can khí bị uất trệ, huyết bị ứ. Can
khí uất ảnh hưởng tỳ vị, tỳ mất chức năng vận hóa, lương mỡ không chuyển
hóa được mà gây bệnh.
- Thận khí suy: người cao tuổi cơ thể suy yếu, thận khí suy, không đủ sức vận
hóa thủy thấp đọng lại thành bệnh.
- Đờm ngưng huyết kết gây khí huyết ứ trệ → tắc nghẽn mạch.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo YHHĐ
1.1. Mục tiêu điều trị
a. LDL_c tăng:

LDL Mức LDL Mức LDL


Nhóm nguy cơ mục tiêu bắt đầu bắt đầu
(mg/dL) thay đổi nếp sống phải dùng thuốc

Nguy cơ cao: BMV < 100mg/dL


hoặc bệnh tương

17
đương BMV (nguy (có thể < 70mg/dL > 100mg/dL > 100mg/dL
cơ 10 năm > 20%) đối với BN có
BMV kèm ĐTĐ)

Nguy cơ trung bình


cao: > 2 yếu tố < 130 mg/dL > 130 mg/dL > 130 mg/dL
nguy cơ (nguy cơ
10 năm 10-20%)

Nguy cơ trung
bình: > 2 yếu tố < 130 mg/dL > 130 mg/dL > 160 mg/dL
nguy cơ (nguy cơ
10 năm < 10%)

Nguy cơ thấp: có 0- > 190 mg/dL


1 yếu tố nguy cơ, < 160 mg/dL > 160 mg/dL (160-189mg/dL
không có BMV hay
bệnh tương đương có thể dùng thuốc
BMV giảm LDL tùy
chọn của bác sĩ)

b. Triglycerid tăng:

Phân loại tăng TG Xử trí

Giới hạn cao:150 -199 Giảm LDL_c. Giảm cân nặng, tăng cường hoạt động
mg/dL thể lực

Cao: 200-299 mg/dL Giảm LDL_c bằng Statin hoặc thêm Nicotinic acid
hoặc thêm Fenofibrat 1 cách thận trọng.

Rất cao: > 500 mg/dL Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tụy cấp.
Sau khi TG < 500 mg/dL thì mục tiêu điều trị chính
là LDL_c.

1.2. Tiết chế ăn uống

18
- Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo. Không ăn quá 3 quả
trứng/tuần. kiêng ăn tạng phủ và da động vật. tránh ăn những thức ăn
nhanh. Tăng cường ăn rau xanh, củ, trái cây tươi.
- Luyện tập thể lực và kiểm soát cân nặng.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, kiểm soát stress.
1.3. Điều trị bằng thuốc
Sau khi đã sử dụng phương pháp không dùng thuốc 6 tháng điều trị tích cực
không có hiệu quả thì chúng ta bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên có thể sử dụng thuốc sớm hơn trong 1 số trường hợp đặc biệt như:
LDL tăng quá cao (> 200 mg%) và nguy cơ tim mạch cao thì dùng thuốc điều trị
phối hợp ngay từ đầu. Khi đã dùng thuốc thì cũng phải duy trì nghiêm túc biện
pháp không dùng thuốc.
a. Nhóm Statin: Nhóm điều trị tăng Cholesterol TP và tăng LDL.
- Atorvastatin 10 mg, ngày uống 1 lần, mỗi lần 1đến 2 viên.
- Rosuvastatin 10 mg, ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên.
b. Nhóm Resins: Nhóm ngưng kết mật, tác dụng yếu hơn Statin nên thường
phối hợp với Statin.
- Cholestyramin 500 mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1đến 2 viên.
c. Nhóm Nicotinic acid (Niacin):
- Acipimox 250 mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
d. Nhóm Fibrates:
- Fenobibrat 100 – 300 mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
e. Nhóm ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimide):
- Ezetimide 10 mg / ngày
1.4. Theo dõi điều trị: thường 2 -3 tháng hoặc sau mỗi lần thay đổi thuốc và
kiểm tra mỗi 1 – 2 năm từ khi lipid máu ổn định.
♦ Tóm tắt:
- RLLP máu với tăng LDL_c là chủ yếu: Statin, không đáp ứng thêm Resin
- RLLP máu với hạ HDL_c là chủ yếu: dùng Niacin, nếu có tác dụng phụ
(bừng mặt,…) thì kết hợp với Fibrate

19
- RLLP máu với tăng TG là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin
- RLLP máu với tăng Cholesterol và tăng TG: dùng Statin + Fibrate
- RLLP máu với cholesterol tăng quá cao: dùng Statin + Resin / Niacin
/Ezetimide
2. Điều trị bằng thuốc YHCT:
a. Đờm thấp:
- Phép trị: Hóa đờm – trừ thấp – giáng chỉ.
- Bài thuốc 1: Ôn đởm thang gia giảm.
Qua lâu 10g Hải tảo 12g
Trần bì 8g Bạch linh 12g
Chỉ thực 10g Hoàng cầm 8g
Bán hạ 8g
- Bài thuốc 2: Nhị trần thang gia giảm
Trần bì 12g Bạch linh 8g
Bán hạ chế 6g Cam thảo 4g
b. Tỳ hư thấp trệ:
- Phép trị: Ích khí – kiện tỳ - thẩm thấp – giáng chỉ.
- Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán gia giảm
Đảng sâm 16g Bạch linh 8g
Ý dĩ 12g Bạch truật 12g
Sa nhân 6g Hoài sơn 12g
Trần bì 6g Thần khúc 12g
Cam thảo chích 4g Sơn tra 10g
Cát cánh 8g
c. Can uất khí trệ:
- Phép trị: Sơ can – lý khí – hòa vị - giáng chỉ.
- Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán gia giảm

20
Sài hồ 8g Xuyên khung 8g
Bạch thược 12g Sơn tra 10g
Chỉ xác 8g Hạ khô thảo 10g
Chích thảo 4g Huyền hồ 10g
d. Can thận âm hư:
- Phép trị: dưỡng huyết – bổ can thận – giáng chỉ.
- Bài thuốc: Kỹ cúc đại hoàng gia giảm hoặc Thiên ma câu đằng thang gia
giảm.
Kỷ tử 12g Trạch tả 12g
Cúc hoa 12g Hà thủ ô 12g
Thục địa 32g Nữ trinh tử 10g
Hoài sơn 12g Tang ký sanh 20g
Sơn thù 16g Hoàng tinh 10g
Đan bì 12g Đan sâm 16g
e. Khí trệ huyết ứ:
- Phép trị: hoạt huyết – hóa ứ - thông huyết - giáng chỉ.
- Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
Đào nhân 16g Xích thược 12g
Hồng hoa 16g Cát cánh 6g
Đương quy 12g Sơn tra 10g
Xuyên khung 6g Cam thảo 4g
Sinh địa 12g Chỉ xác 8g
f. Thận tinh bất túc
- Phép trị: Bổ ích thận tinh – sung điền não tủy.
- Bài thuốc: Bát vị gia giảm
Thục địa 32g Bạch linh 12g
Hoài sơn 08g Trạch tả 12g
Sơn thù 16g Quế Nhục 6g
Đơn bì 12g Phụ tử chế 2g

21
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt: Túc tam lý, Giải khê, Dương lăng tuyền, Khâu khư,
Phong long, Thái xung, uỷ trung, Thừa sơn, Âm lăng tuyền, Huyết hải.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: theo vị trí huyệt của Điện châm
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: 0,1mW

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bệnh học và điều trị Nội khoa (kết hợp Đông – tây y), NXB Y học 2007.
2. Nội tiết học đại cương, Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê, NXB Y học, 2007.
3. Bài giảng RLLP máu theo YHCT, TS.BSCKII Trần Quốc Bình, Khoa YHCT
trường ĐHY Hà Nội.
4. Tài liệu chyển giao theo đề án 1816 của VYDHDT TP HCM

23
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN MÃN
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Viêm phế quản là một bệnh viêm nhiễm niêm mạc cây phế quản do nhiều
nguyên nhân. Gọi là viêm phế quản mạn khi bệnh nhân ho khạc kéo dài ít nhất 90
ngày trong một năm và trong hai năm liên tục và cần phải phân biệt ho khạc này
không do các bệnh khác như: lao, áp xe ,giãn phế quản.
2. Nguyên nhân
a. Do nhiễm khuẩn:
- Viêm hệ thống đường thở, viêm phế quản cấp, không được điều trị đúng
mức.
- Có 2 loại vi khuẩn thường thấy phổ biến khi soi cấy đàm của viêm phế quãn
mạn là Hemophillus Influenzae và Streptococcus Pneumoniae. Ngoài ra còn
có thể gặp Klebsiella Pneumoniae, và trực khuẩn gram âm.
- Virus.
b. Do khói thuốc lá
c. Ô nhiễm không khí, thời tiết khí hậu.
3. Chẩn đoán
a. Triệu chứng cơ năng
- Ho là triệu chứng bao giờ cũng có từ trên 2 năm, ho thường xuyên hay ho
từng đợt dài. Ho nhiều lần trong ngày, hay ho vào buổi sáng, ho từng cơn nặng
nhọc và đây thường là lý do làm bệnh nhân đến khám.
- Khạc đàm: giai đoạn đầu có thể ít, thường xuất hiện đồng thời với ho; số
lượng và màu sắc tùy thuộc vào loại vi khuẩn, mức độ nặng nhẹ và tùy giai đoạn
viêm nhiễm.
- Khó thở: không hằng định. Có thể khó thở lúc gắng sức, khi nằm hoặc kịch
phát, đôi khi giống hen do tình trạng phế quản co thắt.

24
b. Triệu chứng thực thể
- Giai đoạn đầu, nếu không có bội nhiễm nghe phổi có thể thấy bình thường.
- Giai đoạn sau có thể thấy lồng ngực căng, biên độ hô hấp giảm.
+ Nếu có ứ khí phế nang, gõ trong, rì rào phế nang giảm nhất là đỉnh phổi.
+ Ở đáy phổi có thể thấy ran ngáy, ran rít đôi khi cả ran ẩm. Có thể có ngón
tay dùi trống.
+ Tim mạch: T2 vang ở động mạch phổi, nghe thấy tiếng ngựa phi khi có
suy thất (P) kèm gan to, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (+), phù chi dưới, tiểu
ít.
c. Cận lâm sàng
X quang phổi:
Giai đoạn tiến triển bệnh:
▪ Triệu chứng viêm nhiễm: ở 2 đáy đám mờ không rõ ranh giới, tựa bông,
không thuần nhất.
▪ Xương sườn nằm ngang, khoảng liên sườn giãn rộng.
▪ Triệu chứng tim mạch: thân động mạch phổi giãn to, thất (P) to.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Viêm phế quản là bệnh danh của YHHĐ và không có từ đồng nghĩa trong
YHCT. Từ đồng nghĩa dễ gặp giữa hai nền y học là mô tả các triệu chứng trên lâm
sàng.
- Nguyên nhân sinh ra 3 chứng trên được mô tả do ngoại cảm và nội thương.
+ Ngoại cảm: do lục dâm, tà khí tác động gây bệnh.
Gây chứng khái thấu: tất cả phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả đều có thể gây
bệnh.
Gây chứng háo suyễn: chỉ do phong, hàn.
Gây chứng đàm ẩm: do phong, hàn, thấp.
+ Nội thương: có nhiều nguyên nhân do nội thương mà sinh ra các chứng
trên.
Ăn uống không chừng mực, Tỳ bị tổn thương ảnh hưởng đến Phế Thận.

25
Lao nhọc thường xuyên, ăn uống thiếu thốn làm tỳ hư.
Tửu sắc vô độ làm Tỳ Thận hư.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị bằng thuốc:
A. Nhóm thực chứng
a. Phong hàn
- Pháp trị: Phát tán phong hàn và hoá đàm.
- Bài Thuốc : Tô Tử Giáng Khí Thang.

Bán Hạ 12g Tô Tử 16g

Hậu Phác 8g Đương Qui 12g

Tiền Hồ 8g Sinh Khương 6g

Chích Thảo 4g Trần Bì 8g

Nhục Quế 4g

b. Phong nhiệt
- Thường gặp trong viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm
phổi, áp xe phổi.
- Pháp Trị: Phát tán phong nhiệt, sơ phong thanh nhiệt, trừ đờm.
- Bài thuốc sử dụng: Tang Cúc ẩm thang gia giảm.

Tang diệp 20g Cam thảo bắc 8g

Hạnh nhơn 16g Liên kiều 12g

Kiết cánh 16g Bạc hà 8g

Cúc hoa 10g Long nhản 16g

c. Khí táo:

26
- Thường gặp ở bệnh viêm phế quản cấp, viêm họng hoặc các bệnh nhiễm
khuẩn.
- Pháp trị: Thanh phế nhuận táo.
- Bài thuốc: Huỳnh kỳ Miết giáp thang.

Chích kỳ 12g Sài hồ 8g

Miết giáp 12g Tri mẫu 8g

Địa cốt bì 8g Thục địa 8g

Tần giao 8g Bạch thược 8g

Tử uyển 8g Thiên môn đông 8g

Đảng sâm 8g Mạch môn đông 8g

Bạch linh 8g Nhục quế 6g

Bán hạ chế 4g Đại hoàng 8g

d. Đàm nhiệt:
- Pháp trị: Thanh hoả nhiệt đàm và nhuận táo hoá đàm.
- Bài thuốc: Nhị trần gia giảm.

Trần bì 6g Mạch môn 8g

Bán hạ chế 6g Thiên môn 8g

Bạch linh 8g Bạch thược 8g

Cam thảo bắc 6g Huyền sâm 8g

Bối mẫu 10g Thục địa 12g

Tri mẫu 8g Cát cánh 8g

e. Đàm thấp
- Pháp trị: táo thấp, hoá đàm, chỉ khái, ôn hoá thấp đàm.

27
- Bài thuốc:

Trần bì 10g Bán hạ 08g

Bạch linh 10g Bạch truật 12g

Thương truật 08g Cam thảo 10g

Hạnh nhơn 12g Sinh khương 6g

* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.
B. Nhóm hư chứng
a. Phế khí hư
- Pháp trị: Bổ ích phế khí
- Bài thuốc

Bạch truật 8g Phòng phong 8g

Hoàng kỳ 12g Nhục quế 6g

Cam thảo bắc 2g Trần bì 6g

Bán hạ chế 6g Bạch linh 8g

Đảng sâm 8g

b. Phế âm hư
- Bài thuốc

Sanh địa 10g Bách hợp 8g

Huyền sâm 6g Cam thảo bắc 2g

Địa cốt bì 8g Mạch môn 8g

Ngọc trúc 8g Thục địa 8g

28
Đan bì 8g Tri mẫu 8g

Thiên môn 8g

c. Phế Tỳ hư
- Pháp trị: Kiện Tỳ - ích khí
- Bài thuốc sử dụng

Bạch truật 8g Cát cánh 8g

Hạt sen 6g Sa nhơn 6g

Bạch linh 8g Biển đậu 6g

Nhân sâm 10g Sơn dược 8g

Ý dĩ 20g Chích thảo bắc 2g

d. Phế thận dương hư


- Pháp trị: Bổ Phế khí, ôn Thận nạp khí
- Bài thuốc sử dụng:

Phụ tử chế 2g Ngưu tất 10g

Nhục quế 6g Đổ trọng 10g

Đảng sâm 8g Hoài sơn 10g

Thục địa 12g Cam thảo 10g

Kỷ tử 8g Thù du 8g

* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.

2. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:

29
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:

Các thể Phong hàn, Phong nhiệt, Khí táo, Đàm nhiệt, Đàm thấp sử dụng
chung công thức huyệt: Đại chuỳ, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung,
Phong long (châm tả)
Phế khí hư: châm tả: Đại chuỳ, Thiên đột, Phong trì, Phong môn, Khúc trì,
Liệt khuyết, Hợp cốc, Phong long; châm bổ: Phế du, Tâm du, , Tam âm giao.
Phế âm hư: Thái uyên, Thiên lịch, Phế du, Tâm du, Tam âm giao, Thận du,
Thiên đột, Khúc trì, Hợp cốc (châm bổ)
Phế Tỳ hư: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Khí hải, Đản trung, Tam âm
giao, Phế du, Thận du, Tỳ du, Mệnh môn, Phục lưu (châm bổ)
Phế thận dương hư: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Quan nguyên, Khí
hải, Đản trung, Tam âm giao, Mệnh môn, Phế du, Thận du, Tỳ du, Phục lưu (châm
bổ)
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng lưng, vùng ngực, vùng đầu mặt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại: Trừ các thể nhiệt

30
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: Theo vị trí của kỹ thuật Điện châm.
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học và điều trị - Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

2. Bệnh học nội khoa - Bộ môn Nội - ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

31
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
Loét dạ dày- tá tràng (DD-TT) là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu
kỳ. Bệnh tiến triển do rối loạn thần kinh thể dịch và nội tiết của quá trình bài tiết,
vận động và chức năng bảo vệ của niêm mạc DD-TT.

Kết quả làm mất cân bằng giữa 2 yếu tố:

- Yếu tố bảo vệ niêm mạc DD-TT: chất nhày Mucine, HCO3 và hàng rào
niêm mạc dạ dày.

- Yếu tố phá hủy niêm mạc DD-TT: HCl và Pepsine.

2. Nguyên nhân

- Do sự căng thẳng thần kinh kéo dài.

- Sự có mặt của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

- Thuốc giảm đau chống viêm không Corticoid và thuốc Corticoid.

- Sự xơ vữa hệ mao mạch DD-TT làm giảm tưới máu niêm mạc DD-TT.

- Nhóm máu O có tần suất loét cao hơn các nhóm máu khác.

- Vai trò của rượu và thuốc lá.

3. Chẩn đoán

3.1 Lâm sàng


a. Cơn đau vùng thượng vị
- Kéo dài từ 15 phút-1 giờ, có thể khu trú ở bên (T) nếu là loét DD hoặc bên
(P) nếu là loét TT.
- Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn (P) hoặc có thể lói ra sau lưng nếu vị
trí loét ở thành sau DD.

32
- Cơn đau có tính chu kỳ và trở nên dai dẳng liên tục nếu là loét đã lâu ngày
hoặc loét xơ chai.

- Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa
hoặc dung dịch thuốc nhóm Antacid nếu là loét TT. Cũng như thường xuất
hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với thuốc nhóm Antacid nếu là loét DD.

- Đau có tính chất quặn thắt, nóng rát hoặc nặng nề âm ỉ. Trong cơ đau khám
có thể phát hiện thấy vùng thượng vị đề kháng khi sờ nắn.

b Những rối loạn tiêu hóa

- Táo bón rất thường gặp.

- Nôn, buồn nôn xảy ra trong trường hợp loét DD, nhưng nôn mửa thường ít
xảy ra trong loét TT nếu không có biến chứng.

- Bệnh nhân vẫn ăn ngon miệng nhưng có cảm giác chậm tiêu, nặng chướng
bụng hoặc ợ hơi, ợ chua sau các bữa ăn.

3.2. Cận lâm sàng

- Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm rất có giá trị để chẩn đoán xác
định, qua đó quan sát rõ tổn thương niêm mạc DD-TT, trong trường hợp
nghi ngờ có thể sinh thiết để xét nghiệm giải phẫu bệnh học.

- Qua nội soi cũng có thể làm C.L.O test để chẩn đoán nhiễm Helicobacter
Pylori.

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Bệnh loét dạ dày tá tràng theo Y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng Vị
quản thống (VQT) được xếp vào nhóm bệnh của Tỳ Vị với biểu hiện lâm sàng là
đau vùng thượng vị kèm theo một số triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân do:


- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức khiến chức năng sơ
tiết của tạng can bị ảnh hưởng từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy
cốc của vị.

33
- Sự lo nghĩ toan tính quá mức, việc ăn uống no đói thất thường sẽ tác động
xấu tới chức năng kiện vận của tạng tỳ và giáng nạp thủy cốc của vị.
- Trên cơ sở đó nếu gặp thời tiết lạnh hoặc thức ăn sống lạnh (hàn tà) sẽ là yếu
tố khởi phát cơn đau. Giai đoại đầu chứng vị quản thống thường biểu hiện ở
các thể khí uất, hỏa uất hoặc huyết ứ, nhưng về sau do khí huyết suy kém
chứng VQT sẽ diễn tiến thành thể tỳ vị hư hàn.

III. ĐIỀU TRỊ


1. Theo Y học hiện đại
a. Nguyên tắc:
- Làm lành ổ loét.
- Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
- Phòng chống tái phát.
- Theo dõi và phát hiện trạng thái ung thư hóa.
b. Thuốc:
- Nhóm Antacid:
+ Maalox mỗi lần 1 viên, 2-3 viên/ngày. Nhai nhỏ trước bữa ăn hoặc đang
lúc đau.
- Nhóm giảm đau chống co thắt:
+ Spasmaverine 40mg. Người lớn trung bình 4-6 viên/ngày. Mỗi lần 1 đến 2
viên uống sau ăn hoặc đang lúc đau.
- An thần:
+ Diazepam 5mg: 1-2 viên/ngày. Đợt điều trị 10-15 ngày.
- Nhóm thuốc chống bài tiết:
Có thể dùng 1 trong các loại sau:
+ Cimetidin 800mg/ngày/4-6 tuần.
+ Ranitidin 150-300mg/ngày/4-6 tuần.
+ Famotidin 40-120mg/ngày/4 tuần.
+ Omeprazol 20mg/ngày/14 ngày. Đối với loét nhiều ổ có thể tăng liều lên
40-60mg/ngày/14 ngày sau đó dùng liều duy trì 20mg/ngày/30 ngày.
- Thuốc diệt khuẩn Helicobacter Pylori:

34
Hiện nay tốt nhất theo liệu pháp bộ ba: PYLOBACT
Liều dùng: sáng uống 1 viên Omeprazole, 1v viên Clarithromycin và 1 viên
Tinidazol. Chiều uống 1 lần tương tự.
Thời gian dùng 7 ngày.
Sau đó tiếp tục dùng Omeprazole 20mg uống 2 lần/ngày trong 3 tuần.
2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền
a. Thể khí uất (trệ):
- Pháp trị: sơ can, lý khí, giải uất, an thần.
- Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang.
Sài hồ 8g Hương phụ 10g
Xích thược 8g Chỉ xác 6g
Xuyên khung 8g Cam thảo bắc 4g
Trần bì 8g
- Bài thuốc: Tiêu dao gia uất kim
Sài hồ 8g Đương qui 8g
Bạch thược 8g Sinh cam thảo 8g
Phục linh 10g Uất kim 6g
b. Thể hỏa uất:
- Pháp trị: Thanh hỏa trừ uất.
- Bài thuốc: Hóa can tiển hợp với Tả kim hoàn.
Bạch thược 8g Chi tử 8g
Thanh bì 8g Bối mẫu 8g
Trần bì 8g Trạch tả 6g
Đơn bì 8g Huỳnh liên sao gừng 8g
Ngô thù du tẩm muối sao 8g

35
c. Thể huyết ứ
- Pháp trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.
- Bài thuốc: Tứ vật đào hồng.
Đương qui 8g Sinh địa 12g
Bạch thược 8g Đào nhân 8g
Xuyên khung 8g Hồng hoa 8g
Có thể gia Cỏ mực sao đen 12g, Trắc bá diệp sao đen 12g.
d. Tỳ vị hư hàn
- Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ.
- Bài thuốc 1: Hoàng kỳ kiện trung.
Hoàng kỳ 10g Hương phụ 8g
Can khương 6g Bạch thược 8g
Cao lương khương 6g Đại táo 3 quả
Cam thảo chích 8g
+ Nếu bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, lợm giọng gia: Hoàng kỳ 16g, Cam thảo
chích 12g.
+ Nếu bệnh nhân chướng bụng, tiêu sệt gia: Can khương 8g, Cao lương
khương 8g.
+ Bài thuốc 2: Hoắc hương chính khí gia giảm:
Hoắc hương 8g Bạch truật 8g
Đại phúc bì 8g Hậu phác 6g
Tô cánh 8g Bán hạ 6g
Cam thảo chích 3g Bạch chỉ 8g
Kiết cánh 6g Gừng 4g
Trần bì 6g Đại táo 10g
Thổ phục linh 12g
+ Bài thuốc 3: Hương sa lục quân.

36
Đảng sâm 12g Hương phụ chế 8g
Bạch linh 10g Sa nhân 8g
Bạch truật 8g
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
Thể khí uất (trệ): Châm tả: Hành gian, Thiếu phủ, Thái xung, Trung quản,
Túc tam lý, Lãi câu, Thần môn, Nội quan.
Thể hỏa uất: Châm tả: Hành gian, Thiếu phủ, Thái xung, Trung quản, Túc
tam lý, Lãi câu, Thần môn, Nội quan, Hợp cốc, Nội đình.
Thể huyết ứ: Châm tả: Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc.
Tỳ vị hư hàn: Châm bổ: Tỳ du, Thái bạch, Phong long, Đại đô, Thiếu phủ,
Quan nguyên, Khí hải, Chương môn, Túc tam lý, Trung quản.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng bụng
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: vùng bụng
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W

37
+ Vị trí: vùng bụng
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học và điều trị, Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

2. Bài giảng Bệnh học Nội Khoa - ĐHY Hà Nội.

38
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Là một bệnh bao gồm hàng loạt rối loạn chuyển hóa trong gan có nguyên nhân
và mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó hiện tượng viêm gan và hoại tử kéo dài trên
6 tháng.
2. Nguyên nhân
- Viêm gan mạn do siêu vi: siêu vi B, siêu vi B+D, siêu vi C...
- Viêm gan mạn tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân.
3. Chẩn đoán:
a. Viêm gan mạn do siêu vi
- Chẩn đoán siêu vi B
• HBSAg
• IgG AntiHBC
• HbeAg
• HBV-DNA
- Chẩn đoán siêu vi C
• AntiHCV
• HCV-RNA
- Chẩn đoán siêu vi D
• AntiHDV
• HDV-RNA
b.Viêm gan mạn do tự miễn
Thường xảy ra ở người trẻ hoặc phụ nữ trung niên, gồm: mệt mỏi, khó chịu,
chán ăn, mất kinh, mụn trứng cá, đau khớp, vàng da. Đôi khi lại có viêm khớp, viêm
đại tràng, viêm màng phổi, màng tim, thiếu máu, tăng urê máu…

39
- Transaminase dao động từ 100-1000UI.
- Bilirubine tăng 3-10mg%
- γ Globuline>2,5g%
- RF(+); Kháng thể kháng nhân (+).
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Viêm gan được xếp trong phạm trù các chứng Hoàng đản, Hiếp thống đi cùng
với các rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân có thể do:
- Cảm phải thấp nhiệt tà khiến cho Can khí uất kết không sơ tiết được Đởm mà
sinh ra vàng da.
- Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức cùng với uống rượu khiến cho
công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp, thấp ứ đọng lâu ngày đưa
đến nhiệt uất kết sinh ra chứng Hoàng đản.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Thể Can uất Tỳ hư
- Pháp trị: sơ Can kiện Tỳ.
- Bài thuốc: Tiêu dao tán + Uất kim.

Sài hồ 8g Bạch truật 8g

Bạch thược 8g Bạch linh 8g

Uất kim 6g Cam thảo bắc 2g

Đương qui 8g Sanh cương 4g

Bạc hà 4g

2. Thể Can âm hư
- Pháp trị: tư dưỡng Can âm.
- Bài thuốc: Nhất quán tiễn.

Sa sâm 12g Mạch môn 12g

Trinh nữ 12g Câu kỷ tử 12g

Bạch thược 12g Hà thủ ô 12g

40
Sinh địa 12g

- Nếu do siêu vi: gia thêm Câu kỷ tử 30g, Bạch thược 20g, Diệp hạ châu 50g.
3. Thể Can nhiệt Tỳ thấp
- Pháp trị: thanh nhiệt trừ thấp.
- Bài thuốc:

Nhân trần 20g Trạch tả 12g

Bạch truật 12g Xa tiền 12g

Bạch linh 12g Trư linh 8g

Đảng sâm 16g Ý dĩ 16g

Sài hồ 8g Bán hạ 6g

Cam thảo 6g Quế chi 6g

* Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức tương tự để
điều trị các thể trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài giảng Bệnh học và điều trị Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.
2. Bài giảng Bệnh học Nội Khoa-ĐHY Hà Nội.

41
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI


1. Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN) được định nghĩa là một dấu hiệu phát triển
nhanh chóng trên lâm sàng của một hội chứng thần kinh nặng nề, thường do nguyên
nhân mạch máu não.
TBMMN còn gọi là đột quỵ, là 1 bệnh xảy ra khi cung cấp máu lên một phần
não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
2. Nguyên nhân
a. Xuất huyết não:
- Xơ vữa động mạch với tăng huyết áp.
- Dị dạng mạch máu não.
- U não.
- Chấn thương sọ não.
- Sử dụng thuốc chống đông kéo dài,…
b. Nhồi máu não:
- Xơ vữa động mạch
- Thuyên tắc động mạch não
- Tiểu đường
- Viêm màng não mạn,…
3. Yếu tố nguy cơ
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
- Một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ)
- Bệnh mạch máu ngoại biên.
- Phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố.

42
- Uống nhiều rượu.
- Rối loạn lipid máu.

4. Chẩn đoán
a. Xuất huyết não
- Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
- Đột ngột, xuất hiện sau 1 xúc động mạnh với tiền căn Tăng huyết áp.
- Đột ngột nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai.
- Ói mữa.
- Hôn mê, thường hôn mê sâu.
- Liệt nửa người, cả cơ mặt, trương lực cơ bên liệt giảm, tiêu tiểu không tự
chủ.
- Nghiệm pháp Hoffman và Babinski bên liệt dương tính.
- Cận lâm sàng: Chủ yếu dựa vào CT Scanner hoặc MRI.
- Nhối máu não
- Thường diễn ra từ từ, vài phút hoặc vài giờ.
- Nhức đầu, chóng mặt, ù tai diễn ra từ từ, từ nhẹ tới nặng, nóng phừng mặt.
- Liệt ½ người, cả cơ mặt, trương lực cơ bên liệt giảm, diễn ra từ từ.
- Tiêu tiểu không tự chủ.
- Ói mữa ít.
- Hôn mê, thường hôn mê ngắn.
- Cận lâm sàng: chụp CT_Scanner hoặc MRI.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
TBMMN thuộc chứng Trúng phong, Huyễn vựng, Bán thân bất toại, Khẩu
nhãn oa tà, chứng Nuy, Ma mộc.
Nguyên nhân:
- Do ngoại nhân: chủ yếu là đàm thấp hóa hỏa và nhiệt cực sinh phong.
- Do thất tình (nội thương): làm tổn thương Can, Tâm, Tỳ, Thận.
- Do yếu tố di truyền hoặc dị dạng bẫm sinh (tiên thiên bất túc).
- Do ăn uống không đúng cách sinh đàm thấp làm tắc trở kinh lạc.

43
- Do chấn thương gây huyết ứ tắc, kinh lạc không thông.
1. Đợt cấp TBMMN:
a. Trúng phong ở lạc:
- Đột ngột da tê dại kèm đầu váng, đau, hoa mắt.
- Những triệu chứng trên có thể thoáng qua hoặc kéo dài.
b. Trúng phong kinh lạc:
BN không mê man nhưng có thể lơ mơ, liệt ½ người, chân tay tê dại, miệng
nhiều đờm dãi, nói năng không trôi chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền
hoạt.
c. Trúng phong tạng phủ: triệu chứng hôn mê xuất hiện đột ngột hay từ từ
- Trúng phủ: Bn mê man, liệt ½ người, mắt miệng méo lệch, nói năng ú ớ hoặc
không nói được, tiểu tiện không tự chủ hoặc bí kết.
- Trúng tạng: đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh. Có 2 nhóm nhỏ:
+ Chứng bế:
b. Dương bế: Bn đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, tay
nắm chặt, mặt đỏ, thở khò khè, lưỡi rút lại, tiểu tiện bí kết, rêu lưỡi vàng
nhày, mạch Huyền hoạt sác
c. Âm bế: Bn đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, tay nắm
chặt, mặt trắng nhợt, môi bầm, thở khò khè, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng
nhày, mạch Trầm hoạt
+ Chứng thoát: Bn đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hôn mê sâu, mắt nhắm,
miệng há, hô hấp yếu, tay chân lạnh, 2 bàn tay xòe ra, đái són, vã mồ hôi
đọng từng giọt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi tuyệt.
2. Giai đoạn sau TBMMN
a. Tâm tỳ hư:
Bn thường mất ngủ, ăn uống kém, niêm nhợt, lưỡi bệu, nhợt, tiếng nói nhỏ,
mạch Trầm tế vô lực.
b. Can thận âm hư:
Sắc mặt xạm, má thường ửng hồng, răng móng khô, gân gồng cứng co rút lại,
đau nơi eo lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém, than nóng trong người, người dễ
bực dọc bức rứt, lưỡi đỏ bệu, mạch Trầm sác vô lực.

44
c. Thận âm dương lưỡng hư:
Sắc mặt tái xanh hoặc đen xạm, răng móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau
nơi eo lưng, tiểu đêm ngủ kém, không khát ít uống nước, sợ lạnh, lưỡi nhợt
bệu, mạch Trầm nhược
d. Đờm thấp:
Người béo, thừa cân, lưỡi dày to, cảm giác nặng đầu, tê nặng các chi, thường
hay kèm tăng Cholesterol máu, mạch Hoạt.

III. ĐIỀU TRỊ


1. Theo YHHĐ
a. Điều trị bằng thuốc
c. Hạ áp bằng 1 hay kết hợp nhiều loại thuốc hạ áp.
d. Chống kết tập tiểu cầu sử dụng cho bệnh nhân Nhồi máu não, đối với bệnh
nhân Xuất huyết não sau 6 tháng mới sử dụng.
+ Aspirin 81mg 1viên/ ngày.
+ hoặc Clopidogrel 75mg 1v/ ngày).
e. Ổn định đường huyết.
f. Điều trị RLLP máu.
g. Tăng tuần hoàn não.
2. Điều trị bằng thuốc YHCT:
A. Trong đợt cấp Tai biến mạch máu não.
h. Phép trị: Bình can tức phong.
i. Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm.
Thiên ma 8g. Đỗ trọng 10g.
Câu đằng 12g. Phục linh 12g.
Hoàng cầm 10g. Ích mẫu 12g.
Chi tử 12g. Thạch quyết minh 20g.
Tang ký sinh 12g. Ngưu tất 12g.
Hà thủ ô 10g.
B. Giai đoạn di chứng Tai biến mạch máu não.

45
a. Thể Tâm tỳ hư
- Phép trị: Dưỡng tâm kiện tỳ.
- Bài thuốc: Quy tỳ thang
Đảng sâm 12g Viễn chí chế 6g
Chích kỳ 12g Hắc táo nhân 8g
Bạch truật 8g Long nhãn 8g
Mộc hương phiến 4g Gừng 4g
Đương quy 8g Táo 10g
Phục linh 8g Chích cam thảo 2g
• Nói không được gia Trúc nhự 8g, Thạch xương bồ 8g
• Tê gia Quế chi 6g
• Mạnh gân cốt gia Tục đoạn 8g, Ngưu tất 8g.
b. Thể Can thận âm hư
- Phép trị: tư âm ghìm dương, bổ Can thận.
- Bài thuốc 1: Bài thuốc hạ áp.
Thục địa 12g Trạch tả 08g
Ngưu tất 10g Táo nhân 10g
Rễ nhàu 10g Hoa hòe 10g
Mã đề 08g
- Bài thuốc 2: Lục vị địa hoàng hoàn gia quy thược.
Thục địa 10g Phục linh 08g
Hoài sơn 08g Trạch tả 08g
Sơn thù 08g Đương quy 10g
Đơn bì 08g Bạch thược 10g
• Tăng huyết áp gia thêm Câu đằng, Ngưu tất, Hoa hòe, Thảo quyết minh.
• Khai khiếu gia Thạch xương bồ, Hương phụ chế.
c. Thể thận âm dương lưỡng hư
- Phép trị: Ôn bổ thận dương.

46
- Bài thuốc: Thận khí hoàn hoặc hữu quy ẩm.
Thục địa 12g Bạch linh 08g
Hoài sơn 08g Trạch tả 08g
Sơn thù 08g Nhục quế 04g
Đơn bì 08g Phụ tử chế 02g
d. Thể đàm thấp
- Pháp trị: trừ đàm, thông lạc.
- Bài thuốc 1: Nhị trần thang
Trần bì 10g
Bán hạ 08g
Bạch linh 10g
Cam thảo 4g
- Bài thuốc 2: Bán hạ Thiên ma Bạch truật thang.
Bán hạ 12g Thần khúc 8g
Trần bì 8g Cam thảo 4g
Bạch linh 8g Sinh khương 4g
Bạch truật 8g Can khương 4g
Thiên ma 8g Trạch tả 4g
Nhân sâm 8g Đại táo 4g
Hoàng bá 8g
Mạch nha 8g
C. Phục hồi di chứng vận động và tâm thần
- Phép trị: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Bổ dương hoàng ngũ thang.
Hoàng kỳ 40g Đào nhân 8g
Đương quy 8g Hồng hoa 8g
Xuyên khung 8g Địa long 8g
Xích thược 8g

47
* Không dùng cho bệnh nhân Xuất huyết não.
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

A. Trong đợt cấp Tai biến mạch máu não.

- Hào châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt: Thái xung, Thần môn, Bách hội Nội quan, Phong trì, Nhân
trung.
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 10 - 20 phút,
+ Bấm các huyệt: Nhân trung; Hợp cốc; Lao cung; Dũng tuyền.

B. Giai đoạn di chứng Tai biến mạch máu não

- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
▪ Thể Tâm tỳ hư: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc,
Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Thái xung.
Bệnh nhân nói không được, nói khó gia huyệt Liêm tuyền; Bệnh nhân tiêu tiểu
không tự chủ gia thêm huyệt khí hải, trung cực, quan nguyên; Bệnh nhân có đàm
nhiều thì thêm huyệt Phong long.
▪ Thể Can thận âm hư: châm bổ: Thái khê, Phi dương, Phục lưu, Tam âm
giao, Thái xung, Quang minh; Bệnh nhân có đau đầu, tức ngực gia thêm Bách
hội, Nội quan.
▪ Thể thận âm dương lưỡng hư: châm bổ hoặc ôn châm: Thái xung,
Quang minh, Thái khê, Phi dương, Tam âm giao, Mệnh môn,Trung cực, Quan
nguyên, Khí hải; Bệnh nhân có đau đầu, nóng phừng mặt thì gia thêm huyệt Thái
dương, Bách hội, Đầu duy, Phong trì.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5

48
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: chi trên, chi dưới bên yếu liệt, vùng đầu mặt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: theo vị trí huyệt của kỹ thuật Điện châm.
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: vùng cùng cụt (nếu bệnh nhân có bị loét do tì đè)
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: 0,1mW
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W
+ Vị trí: chi trên, chi dưới
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau
- Vận động trị liệu: Thời gian 20 phút (một kỹ thuật)
+ Tập vận động thụ động
+ Tập vận động chủ động
+ Tập với ròng rọc

49
+ Tập với xe đạp tập
+ Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động
+ Tập đứng thăng bằng tĩnh và động
+ Tập đi với thanh song song, với khung tập đi, với nạng, với gậy, tập lên
xuống cầu thang, tập với ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi, tập đi trên các địa hình khác
nhau
+ Xoay trở bệnh nhân mỗi 2 giờ phòng loét
+ Vỗ lưng thường xuyên để phòng tránh viêm phổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông tây y) – PGS.TS Nguyễn Thị Bay,
NXB Y Học, 2007.
2. Châm cứu học. NXB Y Học Hà Nội 2007.

50
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm
chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên
nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
2. Nguyên nhân
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL).
- Bệnh của CSTL (Thoái hóa cột sống, trượt đốt sống L4-L5, L5- S1…..)
- Bệnh của tuỷ sống.
- Không tìm được nguyên nhân.
3. Chẩn đoán
a. Triệu chứng cơ năng
* Đau:

Rễ L5 Rễ S1

- Đau: Đau nhói thắt lưng, lan dài xuống - Đau: Đau nhói thắt lưng, lan
bên dưới, lan theo mặt sau mông đùi, lan dài xuống bên dưới, lan theo mặt
dài theo sau bờ ngoài cẳng chân, đến bàn mông đùi, cẳng chân, tận cùng
chân và tận cùng ở ngón chân I. ngón V.

- Đau âm ỉ, đau từng cơn dữ dội, hoặc


đau liên tục.

- Đau tăng khi vận động, lạnh.

* Rối loạn cảm giác:


- Tê.

51
- Cảm giác nóng rát, hoặc tê lạnh…
b. Triệu chứng thực thể
Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: bên lành hạ thấp,….
* Các nghiệm pháp: (làm căng dây thần kinh toạ)
- Lasègue : < 600
- Dấu nhấn chuông (+).
* Triệu chứng thần kinh:

Đau rễ L5 Đau rễ S1

Phản xạ: Px gót bình thường Px gót giảm hoặc mất

Vận động: Không đi được bằng gót chân Không đi được bằng mũi bàn
chân

Cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác Giảm hoặc mất cảm giác ngón
ngón I V

* Khám vận động:


- Nếp mông bên bệnh thấp hơn (tư thế đứng)
- Cơ bắp chân nhão.
- Ấn mạnh vào gân gót bên bệnh lõm hơn.
- Yếu cơ.
c. Cận lâm sàng
- X-Quang CSTL
- MRI Cột sống.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo YHCT được đề cập trong phạm trù chứng Toạ cốt thống.
Thường gồm 03 thể lâm sàng chủ yếu.
a. Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc

52
Đau thắt lưng lan mông đùi, cẳng chân. Đau kèm tê lạnh, sợ lạnh, đau tăng
khi lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Hoãn.
b. Phong Thấp Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
Đau thắt lưng lan mông đùi cẳng chân, đau cảm giác nóng rát, sốt, sợ gió, rêu
lưỡi vàng,mạch Phù Sác.
c. Phong Hàn Thấp + Can Thận hư
Đau thắt lưng lan mông, đùi, cẳng chân. Tái đi tái lại, teo cơ, biến dạng khớp,
vận động khó, đau tăng khi lạnh, ăn ngủ kém, mệt mỏi, gầy ốm, xanh tái,
mạch Trầm Nhược.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo YHHĐ
- Kháng viêm:
• Meloxicam 7.5 mg 1 viên x 2 lần/ ngày (uống) 3-5 ngày.
• Nếu đau nhiều, Diclofenac: 75mg 1 ống X 2 lần/ ngày, (Tiêm bắp)
- Giảm đau: Tramadol 37,5 mg + Paracetamol 325mg: 1 đến 2 viên x 3 lần/
ngày.
- Dãn cơ: Mephenesin 250mg: 2 viên x 3 lần/ ngày.
- Nghỉ ngơi tại giường, nằm trên mặt phẳng cứng trong giai đoạn cấp.
- Vật lý trị liệu:
2. Theo YHCT
2.1 Điều trị bằng thuốc:
a. Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, hoạt Huyết, thông Kinh Lạc.
- Phương dược: Bài thuốc trị thấp khớp ( GS Bùi Chí Hiếu)

Lá lốt 8 gram Trinh nữ 8 gram


Quế chi 8 gram Thiên niên kiện 8 gram
Ngưu tất 8 gram Thổ phục linh 8 gram

53
Sài đất 8 gram Hà thủ ô 8 gram
Sinh địa 8 gram
b. Phong Thấp Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu Phong, Thanh Nhiệt, hoạt Huyết, thông Kinh Lạc.
- Phương dược: Bài thuốc PT5 ( GS Bùi Chí Hiếu)

Lá lốt 8 gram Trinh nữ 8 gram


Quế chi 8 gram Thiên niên kiện 8 gram
Ngưu tất 8 gram Thổ phục linh 8 gram
Sài đất 8 gram Hà thủ ô 8 gram
Sinh địa 8 gram
c. Phong Hàn Thấp + Can Thận hư:
- Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, trừ Thấp, Bổ Khí Huyết, Bổ Can Thận.
- Phương dược:
Bài thuốc 1: Độc Hoạt Ký Sinh thang:
Độc hoạt 8g Tang ký sinh 12g Tần giao 8g
Phòng phong 8g Tế tân 2g Xuyên khung 8g
Đương qui 8g Thục địa 12g Bạch thược 8g
Nhục quế 6g Bạch linh 12g Đổ trọng 10g
Ngưu tất 12g Đảng sâm 8g Cam thảo 2g
Bài thuốc 2: PT5

Lá lốt 8 gram Trinh nữ 8 gram


Quế chi 8 gram Thiên niên kiện 8 gram
Ngưu tất 8 gram Thổ phục linh 8 gram
Sài đất 8 gram Hà thủ ô 8 gram

54
Sinh địa 8 gram
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.

2.2 Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:

Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc: Giáp tích L4-S1, Hoàn Khiêu, Phong Thị, Uỷ
Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Túc Tam Lý, Quang Minh, Giải Khê, Đại Đôn, A
thị huyệt.
Phong Thấp Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc: Giáp tích L4-S1, Hoàn Khiêu, Phong Thị,
Uỷ Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Túc Tam Lý, Quang Minh, Giải Khê, Đại
Đôn, A thị huyệt.
Phong Hàn Thấp + Can Thận hư: Châm bổ: Can Du, Thận Du; Châm tả: Đại
Trường Du, Chí thất, Hoàn Khiêu, Uỷ Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Túc Tam
Lý, Phong Thị, Giải Khê, Quang Minh, Đại Đôn, A thị huyệt.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giáp tích L4-S1, Hoàn Khiêu, Phong Thị, Thừa Sơn, Côn
Lôn, Túc Tam Lý, Quang Minh, Giải Khê, Đại Đôn, A thị huyệt (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giáp tích L4-S1, Hoàn Khiêu, Phong Thị, Uỷ Trung, Thừa
Sơn, Côn Lôn, Túc Tam Lý, Quang Minh, Giải Khê, Đại Đôn, A thị huyệt. (sử
dụng tối đa 4 huyệt cho một lần châm)

55
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: theo vị trí huyệt của kỹ thuật điện châm
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau
- Tập vận động thụ động: Thời gian 20 phút.
- Kéo nắn cột sống thắt lưng:
+ Thời gian 15 đến 20 phút
+ Trọng lượng kéo từ 1/3 -> 1/2 trọng lượng cơ thể, tùy theo thể tạng bệnh nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Bệnh học nội khoa, Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh II.
2. Bệnh học và điều trị nội khoa ( Kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học, 2007.
3. Dược lý trị liệu thuốc Nam, GS. Bùi Chí Hiếu.

56
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016


của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (Liệt mặt nguyên phát) là bệnh lý thực thể
của hệ thần kinh với triệu chứng đặc hiệu là liệt ½ mặt.
2. Nguyên nhân
- Do lạnh.
- Cơ chế do mạch máu.
- Cơ chế do nhiễm trùng.
3. Chẩn đoán
- Bệnh thường khởi phát đột ngột triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thường
trong vòng 48 giờ.
- Có thể có triệu chứng đau sau tai trước đó 1-2 ngày, đôi khi ù tai, chóng mặt.
- Tổng quát mệt mỏi, tê đau nặng khó chịu một bên mặt.
- Liệt toàn bộ cơ mặt một bên.
- Mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi.
- Mắt nhắm không kín, dấu Charles- Bell(+)
- Vẻ mặt trở nên trơ cứng.
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Mất những phản xạ có sự tham gia của những cơ vòng quanh mắt.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Thuộc phạm trù chứng Khẩu nhãn oa tà.
- Nguyên nhân: Ngoại nhân, Bất nội ngoại nhân.
- Thường có 03 thể chính.
1. Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc

57
Ớn gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Bệnh phát đột ngột, miệng méo một
bên, mắt nhắm không kín.
2. Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
Bệnh phát đột ngột, miệng méo một bên, mắt nhắm không kín, phát sốt sợ
nóng, rêu trắng dầy, mạch phù sác.
3. Thể Khí trệ, Huyết ứ
Bệnh khởi phát đột ngột liệt mặt, miệng méo một bên, mắt nhắm không kín. Tê
nặng mặt, lưỡi có điểm ứ huyết. Mạch trầm sáp.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo YHHĐ
- Điều trị triệu chứng.
- Nâng cao sức đề kháng.
- Vật lý trị liệu.
+ Xoa bóp bấm huyệt điều trị.
+ Điều trị bằng tia hồng ngoại.
+ Laser châm ( công thức huyệt như hào châm).
2. Theo YHCT
2.1 Điều trị bằng thuốc
a. Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc
• Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, hoạt Huyết thông Kinh Lạc.
• Phương dược:
Bài thuốc 1:
Ké đầu ngựa 12g Tang ký sinh 12g Quế chi 8g
Bạch chỉ 8g Ngưu tất 12g Hương phụ 8g
Uất kim 8g Trần bì 8g Kê huyết đằng 12g
Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc gia vị:
Kinh giới 8g Phòng phong 8g Thổ phục linh 8g Cam thảo 4g

58
Chỉ xác 8g Cát cánh 8g Sài hồ 8g Tiền hồ 8g
Khương hoạt 8g Độc hoạt 8g Xuyên khung 8g Bạc hà 2g
Gừng 4g Đại táo 8g Bạch chỉ 8g
b. Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
• Phép trị: Khu Phong, thanh Nhiệt, hoạt Huyết, thông Kinh Lạc.
• Phương dược:
1/Kim ngân hoa 16g Bồ công anh 16g Thổ phục linh 12g
Xuyên khung 12g Đan sâm 12g Ngưu tất 12g
2/ Kinh phòng bại độc gia vị:
Kinh giới 8g Phòng phong 8g Thổ phục linh 12g Cam thảo 4g
Chỉ xác 8g Cát cánh 8g Sài hồ 8g Tiền hồ 6g
Khương hoạt 8g Độc hoạt 8g Xuyên khung 8g Bạc hà 6g
Gừng 4g Đại táo 8g Bạch chỉ 8g
c. Thể Khí trệ, Huyết ứ
• Phép trị: Hoạt Huyết, hành Khí, thông Kinh Lạc.
• Phương dược:
Xuyên khung 12g Đan sâm 12g Uất kim 8g
Ngưu tất 12g Chỉ xác 6g Trần bì 6g
Hương phụ 6g Tô mộc 8g
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.

2.2 Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

- Hào châm, ôn châm:


+ Thời gian 20 phút.

59
+ Công thức huyệt: Toán trúc, Ấn đường, Thái dương, Dương bạch, Nghinh
hương, Giáp xa, Hạ quan, Địa thương, Quyền liêu, Huyết hải, Túc tam lý,
Hợp cốc (đối bên). Kỹ thuật: Châm tả.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của hào châm, ôn châm (sử dụng
tối đa 10 huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của hào châm, ôn châm (sử dụng
tối đa 10 huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của hào châm, ôn châm (sử dụng
tối đa 4 huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng mặt
- Điều trị bằng tia hồng ngoại: Trừ thể phong nhiệt.
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: vùng mặt
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Bệnh học nội khoa ( Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh II).
2. Bệnh học và điều trị nội khoa (Kết hợp Đông Tây Y Nxb Y học).
3. Dược lý trị liệu thuốc Nam (GS. Bùi Chí Hiếu)

60
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn
tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau,
diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề cần điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các
biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn
phế và nâng cao chất lượng sống.
2. Nguyên nhân
- Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung
niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
- Vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể) và lympho T (miễn dịch qua trung
gian tế bào) với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…), các Cytokines
(TNFα, IL6, IL…).
3. Chẩn đoán
a. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987:
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài 1 giờ.
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số
14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón
tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón tay.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay,
khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

61
- Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc
khớp tổn thương : hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất
chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn.
Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và
được xác định bởi thầy thuốc.
b. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp
khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010).
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, trước khi
có tổn thương khớp trên X quang.
b.1. Có ít nhất 1 khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng.
b.2. Viêm màng hoạt dịch không do các bệnh lý khác.
* Biểu hiện tại khớp Điểm
1 khớp lớn 0
2- 10 khớp lớn 1
1- 3 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 2
4-10 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 3
> 10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ) 5
* Huyết thanh ( ít nhất phải làm một xét nghiệm)
RF âm tính và Anti CPP âm tính 0
RF dương tính thấp hoặc Anti CPP dương tính thấp 2
RF dương tính cao hoặc Anti CPP dương tính cao 3
* Chỉ số viêm giai đoạn cấp ( ít nhất phải làm một xét nghiệm)
CRP bình thường và Tốc độ lắng máu bình thường 0
CRP tăng hoặc Tốc độ lắng máu tăng 1
* Thời gian hiện diện các triệu chứng
< 6 tuần 0
≥ 6 tuần 1

62
Chẩn đoán xác định: khi điểm 6/10.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Viêm khớp dạng thấp thuộc Chứng tý: Tam tý, Ngũ tý, Chu tý, Lịch tiết phong,
Hạc tất phong.
Nguyên nhân và bệnh sinh chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân ngoại cảm và nội
thương.
Nhóm ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ tà khí, phong, hàn, thấp lẫn lộn dồn đến
xâm nhập cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành của khí huyết làm khí huyết
bế tắc, lưu thông không điều hoà mà sinh bệnh.
Nhóm ngoại cảm phối hợp nội thương sinh bệnh. Điều kiện để 3 khí tà, phong,
hàn, thấp gây bệnh được là do cơ thể có vệ khí suy yếu hoặc có sẵn khí huyết hư hoặc
tuổi già có Can Thận hư suy.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1. Nguyên tắc: Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs ( Disease – modifying
antirheumatic drugs) kinh điển (Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine…)
có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh
học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng
lympho B) được chỉ định đối với kháng điều trị với DMARDs kinh điển hoặc thể
nặng.
1.2. Điều trị cụ thể
a. Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả
năng vận động.
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
+ Celecoxib: 200mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày
+ Meloxicam: 15mg tiêm hoặc uống ngày một lần.
+ Diclofenac (Voltarene): 75mg x 2 lần/ngày trong 3 ngày, tiêm bắp. Sau đó
uống: 50mg x 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần, tối đa 200mg/ngày. Trẻ em từ
1-12 tuổi 1-3 mg/kg/ngày, chia 2 đến 3 lần.

63
- Corticosteroids ( Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone), thường sử
dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực. Chỉ định khi có
đợt tiến triển.
+ Thể vừa: 16-32mg Methylprednisolon (hoặc tương đương), uống 1 liều duy
nhất ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn no.
+ Thể nặng, thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu
hiện ngoài khớp nặng): cần điều trị chuyên khoa.
- Sử dụng dài hạn ( thường ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc Corticoid hoặc có
suy thượng thận do dùng Corticoid kéo dài): bắt đầu ở liều uống: 1 liều duy nhất
20mg mỗi ngày, vào 8 giờ sáng, sau ăn no. Khi đạt đáp ứng lâm sàng và XN, giảm
dần liều, duy trì liều thấp nhất (uống 1 liều duy nhất 5 – 8mg mỗi ngày hoặc cách
ngày) hoặc ngưng (nếu có thể) khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 6-8 tuần).
b. Điều trị cơ bản
Các thuốc chống thấp có thể thay đổi được diễn tiến của bệnh (Disease
Monifying Anti Rheumatic Drug- DMARDs) làm chậm hoặc ngưng tiến triển và có
thể thay đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu
chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong thời gian điều trị).
- Thể mới mắc và thể thông thường: sử dụng các DMARDs cổ điển:
+ Methotrexate (MTX) khởi đầu 10mg một lần mỗi tuần. Tùy theo đáp ứng mà
duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 – 15mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20mg/ tuần).
+ Hoặc Sulfasalazine (SSZ) khởi đầu 500mg/ ngày, tăng mỗi 500mg mỗi tuần,
duy trì ở liều 1.000mg x 2 lần mỗi ngày.
+ Kết hợp: MTX với SSZ và / hoặc Hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không
hiệu quả.
- Thể nặng, kháng trị với các DMARDs cổ điển (sau ≥ 6 tháng ) cần kết hợp với
các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học)
c. Theo dõi và tiên lượng
- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
- Xét nghiệm định kỳ: tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng máu, CRP, Creatinine,
SGOT, SGPT mỗi 2 tuần trong 1 tháng đầu, mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó có
thể mỗi 3 tháng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Xét nghiệm máu đột xuất, chụp X-
quang phổi… khi cần, tùy theo diễn biến của bệnh.
- Sinh tiết gan khi có nghi ngờ tổn thương gan. Trường hợp Enzyme gan tăng gấp
đôi và kéo dài nên ngừng MTX.

64
- Tiên lượng nặng khi: tổn thương viêm nhiều khớp, bệnh nhân nữ, RF và/hoặc
Anti- CCP (+) tỷ giá cao, có các biểu hiện ngoài khớp, HLADR4 (+)…
2. Điều trị theo YHCT
2.1 Điều trị bằng thuốc:
a. VKDT có đợt triển cấp tương ứng với thể Nhiệt tý
- Pháp trị: Thanh nhiệt khu phong hoá thấp
- Bài thuốc 1: Bạch hổ quế chi thang gia vị gồm:
Thạch cao 40g Quế chi 06g
Tri mẫu 12g Hoàng bá 12g
Thương truật 08g Kim ngân hoa 20g
Tang chi 12g Cam thảo 08g
- Bài thuốc 2: Ngân kiều bại độc gia giảm gồm
Kim ngân hoa 08g Sài hồ 08g
Liên kiều 08g Tiền hồ 08g
Thổ phục linh 08g Cương hoạt 08g
Cam thảo 04g Độc hoạt 08g
Chỉ xác 08g Xuyên khung 08g
Kiết cánh 08g Bạc hà 08g
Sinh cương 04g
- Nếu có nốt thấp hoặc sưng đỏ nhiều gia thêm Đơn bì 12g , Xích thược 8g.
b. VKDT đợt mạn
- Các khớp còn sưng, đau nhưng hết đỏ hết sốt, các khớp dính, cứng khớp hoặc
biến dạng teo cơ.
- Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, bổ can thận.
- Bài thuốc 1: Độc hoạt tang ký sanh thang gồm:
Độc hoạt 12g Ngưu tất 12g
Phòng phong 12g Đỗ trọng 12g
Tang ký sanh 12g Quế chi 08g
Tế tân 04g Thục địa 12g
Tần giao 08g Bạch thược 12g
Đương quy 08g Cam thảo 04g
Đảng sâm 12g Phục linh 12g
- Bài thuốc 2: PT5
c. VKDT giai đoạn sớm

65
Chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, viêm khớp chưa quá 6
tháng, khớp có sưng, có đau nhức, nhưng không nóng đỏ. Trên lâm sàng, nếu triệu
chứng bệnh lý khớp thiên về phong, về hàn hay về thấp mà có cách dùng thuốc khác
nhau.
* Thể phong tý:
- Đau nhiều khớp, di chuyển từ khớp này sang khớp khác sợ gió, mạch phù.
- Phép trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ - kèm hành khí hoạt
huyết.
- Bài thuốc 1: Phòng phong thang gia giảm
Phòng phong 12g Bạch thược 12g
Đương qui 12g Khương hoạt 12g
Cam thảo 06g Quế chi 08g
Ma hoàng 08g Phục linh 08g
Tần giao 08g
- Bài thuốc 2: Quyên tý thang
Khương hoạt 12g Khương hoàng 08g
Phòng phong 08g Đương qui 08g
Chích thảo 04g Xích thược 08g
Huỳnh kỳ 12g
* Thể hàn tý:
- Đau dữ dội 1 khớp cố định, không lan, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau,
tay chân lạnh, sợ lạnh.
- Phép trị: Tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc:
Quế Chi 08g Ý dĩ 12g
Can khương 08g Phụ tử chế 08g
Thiên niên kiện 08g Xuyên khung 08g
Ngưu tất 12g Uy linh tiên 08g
* Thể thấp tý:
- Các khớp nhức mỏi, đau 1 chỗ cố định, tê bì đau các cơ có tính cách trì nặng
xuống, co rút lại, vận động khó khăn.
- Phép trị: trừ thấp là chính – khu phong tán hàn là phụ, hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm.
Ý dĩ 16g Ma hoàng 08g
Quế chi 06g Khương hoạt 08g

66
Độc hoạt 08g Phòng phong 08g
Huỳnh kỳ 12g Ô dược 08g
Đảng sâm 12g Cam thảo 06g
Xuyên khung 08g Ngưu tất 08g
Thương truật 12g
d. Điều trị duy trì để phòng VKDT tái phát
- Độc hoạt ký sanh thang gia phụ tử chế.
- Hoặc Bài tam tý thang.
* Ngoài ra, còn có thể sử dụng các thành phẩm YHCT có công thức tương tự các
bài thuốc để điều trị các thể bệnh trên.
2.3 Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
Đợt triển cấp tương ứng với thể Nhiệt tý: Tại chổ: các huyệt quanh hoặc
lân cận khớp sưng đau (châm bổ), Toàn thân: các huyệt Hợp cốc, Phong môn, Huyết
hải, Túc tam lý, Đại chùy (châm tả).
Đợt mạn: Tại chỗ: châm các huyệt quanh hoặc lân cận khớp sưng đau; Toàn
thân: Hợp cốc, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy.
Giai đoạn sớm:
Thể phong tý: Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sưng hoặc huyệt lân cận;
Toàn thân: Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du
Thể hàn tý: Châm tả các huyệt tại chỗ và lân cận khớp đau; ôn châm: Quan
nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao
Thể thấp tý: Tại chỗ: châm các huyệt quanh khớp sưng đau và lân cận;
Toàn thân: Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:

67
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng đau.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian: 20 phút
+ Vị trí: theo vị trí huyệt của kỹ thuật điện châm
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO


3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
4. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học,
2007.

68
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
Thoái hoá khớp là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở người trung niên và người
có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả các nước và phụ
nữ nhiều hơn nam giới.
Thoái hoá khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu đựng
tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hoá khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp
dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho
kinh tế gia đình và toàn bộ xã hội. Thoái hoá khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều
trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì và
nâng cao chất lượng sống.
2. Nguyên nhân
a. Sự lão hóa
Theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái tạo
sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả
năng tổng hợp các chất tạo nên Collagen và Mucopolysaccharide sẽ giảm và rối loạn,
chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.
b. Yếu tố cơ giới
Là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá nhanh. Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng
bất thường lực nên trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm là yếu tố chủ
yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, bao gồm:
- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản làm thay đổi hình
thái, tương quan của khớp và cột sống.
- Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
c. Các yếu tố khác
- Di truyền: cơ địa già sớm.
- Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương do nội tiết, do thuốc.
- Chuyển hoá: bệnh Goutte.

69
Theo nguyên nhân, có thể phân biệt 2 loại thoái hoá khớp:
- Nguyên phát: nguyên nhân chính là do sự lão hoá, xuất hiện muộn, thường ở
người sau 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng theo tuổi, mức độ không nặng.
- Thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa tuổi, thường trẻ
dưới 40 tuổi, khu trú một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.
3. Chẩn đoán
a. Đau
- Đau ở vị trí khớp bị thoái hoá, đau tại chổ ít khi lan.
- Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi
vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau
đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều.
- Đau nhiều có co cơ phản ứng.
b. Hạn chế vận động
Các động tác của khớp bị thoái hoá có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và
có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Do hạn
chế vận động cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu “ phá gỉ
khớp “ vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động
c. Biến dạng
Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, Goutte). Biến dạng ở
đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo,
cong lõm.
d. Các dấu hiệu khác
- Teo cơ: do ít vận động.
- Tiếng lạo xạo khi vận động: ít giá trị vì có thể thấy ở người bình thường hoặc ở
các bệnh khác.
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở
màng hoạt dịch.
e. X quang có ba dấu hiệu cơ bản
- Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều. Ở cột sống biểu hiện bằng
chiều cao đĩa đệm giảm. Hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hình đậm
đặc, thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch, ở
rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.

70
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Với mô tả về triệu chứng học trên thì Thoái hóa khớp nằm trong phạm trù
chứng Tý và chứng Tích Bối thống.
1. Chứng tý: bao gồm các biểu hiện
- Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc dễ tái phát lại,
đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp,
chườm nóng thì đỡ
- Toàn thân: có triệu chứng Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần,
lưng gối mõi, mạch trầm tế, hoặc khí huyết hư.
2. Chứng Tích Bối thống:
Sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái Dương.
Kinh Túc Thái Dương phân bố nông ở vùng lưng: Bối.
Đốc mạch đi sâu trong cột sống: Tích.
Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn thấp cũng lẫn lộn xâm nhập gây
bệnh, có thể do Hàn tà nhân khi Vệ khí yếu mà gây bệnh. Cả hai cùng chủ về dương
khí, nhưng khi phát bệnh thì bệnh ở Tích có biểu hiện là Lý chứng và bệnh ở Bối có
biểu hiện biểu chứng. Tích thống ít có thực chứng và Bối chứng ít có hư chứng.
Tích thống: Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, ngẫu
nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được.
Cảm giác lạnh ở sống lưng, tiểu tiện trong dài, đùi - chân mềm yếu.
Bối thống: đau cả mảng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, có khi lan tỏa vùng sau
gáy và bả vai.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
* Điều trị nội khoa: 5 đến 7 ngày.
- Paracetamol 500mg, 1 đến 2 viên x 3 lần/ngày.
- Hoặc Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg, 1 viên x 3 lần/ngày.
- Meloxicam 7.5mg, 1 viên x 2 lần/ ngày.
2. Điều trị theo Y học cổ truyền
2.1 Phép điều trị chung : Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can
Thận, bổ Khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

71
Bài thuốc chung: bài thuốc PT5
Lá lốt 8 gram Trinh nữ 8 gram
Quế chi 8 gram Thiên niên kiện 8 gram
Ngưu tất 8 gram Thổ phục linh 8 gram
Sài đất 8 gram Hà thủ ô 8 gram
Sinh địa 8 gram
2.2 Điều trị bằng thuốc:
a. Thoái hóa vùng eo lưng xuống chân (khớp cột sống thắt lưng, khớp
háng, khớp gối, gót chân…)
- Bài thuốc1 : Độc Hoạt Tang Ký Sinh gia giảm gồm :
Độc hoạt 12g Tang ký sinh 12g
Tần giao 8g Phòng phong 8g
Tế tân 4g Đỗ trọng 10g
Ngưu tất 12g Quế chi 6g
Đương quy 10g Xuyên khung 8g
Bạch thược 8g Thục địa 12g
Đảng sâm 8g Bạch linh 8g
Cam thảo 4g
- Bài thuốc 2: Tam Tý thang
Độc hoạt 8 gram Phòng phong 8 gram
Tần giao 8 gram Đỗ trọng 8 gram
Tế tân 8 gram Quế chi 8 gram
Ngưu tất 8 gram Xuyên khung 8 gram
Đương quy 8 gram Thục địa 8 gram
Bạch thược 8 gram Bạch linh 8 gram
Đảng sâm 8 gram Bạch chỉ 8 gram
Cam thảo 8 gram Huỳnh kỳ 8 gram
Can khương 2 gram

b.Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay.
- Bài thuốc: Dùng bài Quyên Tý Thang gia giảm gồm :
Khương hoạt 10g Phòng phong 8g
Đương quy 10g Xích thược 8g
Huỳnh kỳ 12g Khương hoàng 12g

72
Chích thảo 6g Đại táo 8g
Sinh khương 4g
c.Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng.
- Bài thuốc 1: Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia giảm
Phụ tử chế 4g Nhục quế 4g
Cam thảo 4g Sơn thù 8g
Đỗ trọng 12g Hoài sơn 12g
Cẩu tích 12g Thục địa 16g
Cốt toái bổ 8g
- Bài thuốc 2: Độc Hoạt Tang Ký Sinh gia Phụ tử chế 4g
Độc hoạt 12g Tang ký sinh 12g
Tần giao 8g Phòng phong 8g
Tế tân 4g Đỗ trọng 10g
Ngưu tất 12g Quế chi 6g
Đương quy 10g Xuyên khung 8g
Bạch thược 8g Thục địa 12g
Đảng sâm 8g Bạch linh 8g
Cam thảo 4g Phụ tử chế 4g
d.Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng.
- Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
- Bài thuốc: Dùng bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gồm
Khương hoạt 10g Độc hoạt 12g
Cảo bản 8g Mạn kinh tử 10g
Xuyên khung 12g Cam thảo 4g
Quế chi 8g
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.
2.3 Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao, Đại trường du, Mệnh môn,
Chí thất, Bát liêu (châm bổ).
A thị huyệt (châm tả).

73
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm).
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm).
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm).
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: Vùng đau
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: Vùng đau
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: 0,1mW
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W
+ Vị trí: Vùng đau
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học,
2007.

75
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI


1. Định nghĩa
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh
của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm cả về khối
lượng và chất lượng của xương.
2. Nguyên nhân
- Loãng xương người già
+ Mất cân bằng hormon sinh dục
+ Giảm hấp thu canxi ở ruột-> canxi máu thấp
+ Lão hóa các tế bào tạo xương
- Loãng xương sau mãn kinh
- Loãng xương thứ phát: khi có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
+ Kém phát tiển thể chất khi còn nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng,...
+ Tiền sử gia đình có cha,mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Thói quen dùng nhiều rượu, bia, thuốc lá,...
+ Bị một số bệnh: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ ( mãn kinh sớm, thiểu
năng tinh hoàn...), bệnh nội tiết: cường giáp, ...
+ Do thận: suy thận mạn,...
+Sử dụng thuốc dài hạn: thuốc chống động kinh, kháng viêm Corticosteroid,...
3. Chẩn đoán
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm
1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp
DXA:
- Xương bình thường: T core từ -1 SD trở lên
- Thiếu xương: T core dưới -1 SD đến -2,5 SD
- Loãng xương: T core dưới 2,5 SD
- Loãng xương nặng: T core dưới -2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy
xương.

76
*Trường hợp không có điều kiện đo mật độ loãng xương:
Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa
vào triệu chứng lâm sàng và Xquang: đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn
thương nhẹ, tuổi cao,...
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Quan niệm
Thuộc phạm vi chứng Hư lao
2. Nguyên nhân:
- Bẩm sinh không đầy đủ: khi thụ thai, do cha mẹ tuổi lớn, sức yếu, tinh huyết
kém, hoặc khi mang thai không điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng cho thai
nhi kém.
- Lao thương quá độ: làm việc phải đứng lâu và nhiều, gắng sức, mang nặng
quá, ngồi lâu chỗ đất ẩm ướt.
- Dinh dưỡng không đầy đủ.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1 Dùng thuốc
1.1.1 Thuốc điều trị loãng xương:
- Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ: dùng hàng ngày trong suốt quá
trình điều trị.
+ Canxi: 500-1.500mg hàng ngày.
+ Vitamin D 800-1000 UI
- Các thuốc chống hủy xương:
+ Nhóm Bisphosphonat: Alendronat 70mg, 1 tuần uống 1 lần, buổi sáng khi
đói, uống kèm nhiều nước, sau uống nên vận động, không nằm sau uống ít
nhất 30 phút
1.1.2 Điều trị triệu chứng:
- Thuốc kháng viêm không steroids: Meloxicam 7.5mg, ngày uống 2 lần, mỗi
lần 1 viên.
- Thuốc giãm đau: Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg, ngày uống 2 đến
3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Thuốc giãn cơ: Mephenesin 500mg (Decontractyl), ngày uống 3 lần, mỗi
lần 1 đến 2 viên.

77
1.2. Phương pháp không dùng thuốc
- Chế độ ăn uống: thức ăn giàu canxi từ 1.000-1.500mg hàng ngày, tránh yếu
tố nguy cơ: rượu, thuốc lá,...tránh thừa cân, thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã,...
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương,
xương vùng hông.

2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền:


2.1 Khí Huyết hư
- Pháp trị: Điều bổ khí huyết
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm
Hoàng kỳ 10g Sài hồ 6g
Bạch truật 10g Đảng sâm 8g
Trần bì 6g Đương quy 8g
Thăng ma 8g Chích thảo 4g
2.2 Thận âm hư
- Pháp trị: bổ Thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
- Bài thuốc: Lục vị địa hoàng thang gia vị
Thục địa 32g Đơn bì 12g
Hoài sơn 16g Phục linh 12g
Sơn thù 8g Trạch tả 6g
2.3 Thận khí hư:
- Pháp trị: bổ thận, trợ dương
- Bài thuốc 1: Bát vị
Thục địa 32g Đơn bì 12g
Hoài sơn 16g Phục linh 12g
Sơn thù 8g Trạch tả 6g
- Bài thuốc 2: Hữu quy hoàn
Phụ tử 4g Sơn thù 8g
Nhục quế 4g Kỷ tử 8g
Thục địa 12g Đỗ trọng 12g
Hoài sơn 10g Cam thảo 4g

78
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp
với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
- Thể Khí Huyết hư: A thị vùng đau
- Thể Thận âm hư: châm bổ: thận du, thái khê, mệnh môn, tam âm giao,
thái xung, túc tam lý; châm tả a thị vùng đau
- Thể Thận khí hư: châm bổ: quan nguyên, khí hải, thận du, đại trường du,
thái khê, mệnh môn, tam âm giao, thái xung, túc tam lý; châm tả: a thị vùng đau
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
10 huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa
4 huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9

79
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch:
+ Thời gian: 30 phút
+ Công suất: 0,1mW
- Điều trị bằng sóng ngắn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Công suất: 30W
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO


7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
8. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học .
9. Chẩn đoán và điều trị đau thắt lưng theo YHHĐ và YHCT, Bộ Y tế, NXB Y
học .

80
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016


của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm niêm mạc lót trong xoang cấp tính, thường
viêm ở một xoang hoặc đa xoang.
Viêm xoang mạn là sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang gây nên
loạn sản, dạng Polyp, tiết dịch, nhày hoặc viêm mủ.
2. Nguyên nhân
a. Bất thường cấu trúc.
Bẩm sinh.
Chấn thương.
Dị vật mũi.
Khối u xoang.
b. Yếu tố môi trường.
Không khí lạnh, khô.
Khói bụi.
Vi sinh vật (Vi rut, vi trùng, vi nấm…), nhổ răng.
c. Yếu tố thuận lợi.
Cơ địa dị ứng.
Dinh dưỡng kém.
Suy giảm miễn dịch.
Dùng corticoide kéo dài, hoá trị.
Đái tháo đường.
3. Chẩn đoán

81
3.1. Viêm xoang cấp: dựa vào các triệu chứng.
- Toàn thân: sốt, mệt mỏi.
- Cơ năng:
+ Đau: vùng mặt, quanh mắt từng cơn gây nhức đầu.
Cơn đau có chu kỳ nhất định (từ 8 đến 11 giờ sáng).
+ Nghẹt, tắc mũi.
+ Chảy mũi vàng, đục hôi.
- Thực thể
Ấn đau
+ Góc trên hốc mắt (điểm Gunwald) : xoang sàng.
+ Đầu trên cung lông mày (điểm Ewing) : xoang trán.
+ Vùng má, cạnh cánh mũi ( hố nanh) : xoang hàm.
Soi mũi: khám thấy xoang mờ đục. Ngách mũi giữa có dịch mủ ứ đọng.
- X quang
Blondeau- Hirtz: mờ đều nhóm xoang trước hay có vùng đặc phía dưới.
3.2. Viêm xoang mãn: do viêm xoang cấp tái phát nhiều lần.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Viêm xoang được mô tả trong các chứng:
- Tỵ uyên: tắc mũi, chảy mũi đặc hôi, nặng nề vùng trán, kèm đau đầu chóng
mặt… do cảm phong hàn hoặc cảm phong nhiệt kết can kinh.
- Tỵ lậu: chảy mũi nước trong, nghẹt, ngứa mũi, hắt hơi.
- Tỵ cừu: chảy nước mũi trong, hắt hơi khi trời lạnh do Phế khí hư, Vị khí bất
cố nên dễ cảm hàn tà.
- Tỵ án: mũi nghẹt không ngửi được mùi.
- Đầu thống: đau đầu do phong, nhiệt, đàm, khí- huyết hư…
- Đầu trọng: nặng đầu do ngoại cảm thấp tà hoặc thấp đàm bên trong.
Nguyên nhân do:

82
- Ngoại nhân: Phong, hàn, thấp, nhiệt nhập Phế kinh.
- Nội nhân: thất tình tổn thương tạng sinh hoả, hoả nghịch lên mà sinh bệnh.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị theo Y học hiện đại
1.1. Điều trị bằng thuốc
- Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích.
- Nhỏ nước muối sinh lý, hút dịch tránh ứ đọng.
- Xông hơi với tinh dầu thơm.
- Khí dung với corticoide.
- Nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn:
+ Kháng sinh: dùng từ 7 đến 14 ngày.
Cephalexin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Hoặc Cefuroxim 500 mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Giảm đau, hạ sốt :
Paracetamol 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên.
2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền
2.1. Viêm xoang cấp: do phế nhiệt, nhiệt độc gây nên
- Pháp trị: thanh phế, tiết nhiệt, giải độc
- Bài thuốc:
Tân di hoa : 12g Bạch chỉ : 06g
Đơn bì : 12g Mạch môn : 12g
Hoàng cầm : 12g Sinh địa : 16g
Ké đầu ngựa : 12g Kim ngân hoa : 16g
2.2. Viêm xoang mãn:
a. Phế Vị âm hư
- Pháp trị: Dưỡng âm, nhuận táo, tiết nhiệt giải độc

83
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm
Chích kỳ : 12g Bạch truật : 08g
Trần bì : 06g Thăng ma : 08g
Sài đất : 10g Đảng sâm : 08g
Cam thảo : 04g Đương quy :10g
Sanh cương : 04g Đại táo :10g
Gia :
Tiền hồ : 08g ; Kiết cánh : 06g ; Bạch chỉ : 08g
Tân di hoa : 08g ; Ké đầu ngựa : 08g
b. Thận âm hư
- Pháp trị: Tư âm, bổ thận
- Dùng bài thuốc Lục vị địa hoàng:
Thục địa : 16g Hoài sơn : 08g
Sơn thù : 08g Trạch tả : 08g
Bạch linh : 06g Đơn bì : 08g
gia Mạch môn 08g; Ngũ vị 6g; Can khương 08g; Bạch trụât 10g; Bạch
thược 08g; Đảng sâm 08g.
* Ngoài ra có thể sử dụng thuốc thành phẩm YHCT có công thức phù hợp với
các thể bệnh.

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc:

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

- Điện châm:
+ Thời gian 20 phút.
+ Công thức huyệt:
Châm tả: Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình, Thái dương, Đầu duy, Ấn đường,
Thừa khấp, Quyền liêu.
- Laser châm:
+ Thời gian: 20 phút

84
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Cấy chỉ:
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 10
huyệt cho một lần châm)
- Thủy châm:
+ Thuốc: Vitamin B12…
+ Công thức huyệt: Giống công thức huyệt của Điện châm (sử dụng tối đa 4
huyệt cho một lần châm)
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Thời gian 20 phút,
+ Vùng: đầu mặt
- Điều trị bằng tia hồng ngoại:
+ Thời gian 20 phút
+ Vị trí: vùng đau
- Điều trị bằng laser công suất thấp:
+ Thời gian: 20 phút
+ Tần số (F): 5
+ Cường độ (L): 9
+ Vị trí: điểm đau.
- Điều trị bằng dòng điện xung:
+ Thời gian: 20 phút
+ Cường độ: tùy theo từng người bệnh.
+ Vị trí: điểm đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài giảng Bệnh học và điều trị Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh
2. Bệnh học Ngũ quan, Khoa Y học cổ truyền, ĐHYD TP Hồ Chí Minh.

85
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số số 542/QĐ-YHCT ngày 13/9/2016
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ
trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai. Nếu búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên gọi là
trĩ nội và cuống trĩ nằm trên đường lược. Nếu búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ duới gọi là
trĩ ngoại và cuống trĩ nằm dưới đường lược. Hai hệ thống tĩnh mạch này thông
thương rộng rãi với nhau và thường cả hai hệ thống đều bị trĩ chung với nhau, trĩ
đó được gọi là trĩ hỗn hợp.
2. Các yếu tố thuận lợi
Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, táo bón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực
tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính,
bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …
3. Chẩn đoán
3.1. Trĩ nội
- Trĩ nội độ I: Sau đại tiện thấy ra máu tươi dính phân hoặc nhiểu giọt, hoặc
thành tia, có thể có tức nặng hậu môn. Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực
tràng và soi hậu môn thấy rõ.
- Trĩ nội độ II: Ngoài các triệu chứng trên, trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu
môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và
soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.
- Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ
cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.
- Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vào cũng không vào
có kèm theo viêm nhiễm.
- Trĩ nội có biến chứng:

86
+ Tắc mạch: Do sự hình thành cục máu đông trong các búi trĩ, búi trĩ đau.
Thăm trực tràng thấy có một cục cứng có ranh giới rõ ràng.
+ Sa và nghẹt búi trĩ: Khối trĩ có thể bị nghẹt một phần hay toàn bộ, bên
ngoài khối nghẹt da tái nhợt, bên trong niêm mạc đỏ thẫm, sưng to, khi đụng vào
rất đau. Trĩ sa và nghẹt, đôi khi có những chấm đen, bắt đầu có hiện tượng hoại tử.
Ấn nhẹ vảo khối trĩ sa có những nốt cứng do cục máu đông tạo thành.
3.2. Trĩ ngoại
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).
Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho
phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có
thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc
ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc
cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát
mà thành trĩ.
Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:
- Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.
- Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.
- Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
- Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
- Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm
theo một số bệnh toàn thân.
- Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.
Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.

87
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.
III. ĐIỀU TRỊ
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc
bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
1. Điều trị trĩ nội độ I, II, III, IV
* Phương pháp chung cho các độ:
- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.
- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm
chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.
- Thuốc thành phẩm YHCT phù hợp với thể và chứng bệnh.

1.1. Đối với búi trĩ có kích thước nhỏ 1cm - 2cm, không có da thừa hậu
môn, sau thắt 24giờ, không dùng kháng sinh.
1.2. Đối với búi trĩ có kích thước lớn hơn 2cm và búi trĩ có da thừa hậu
môn, mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ, sau thắt dùng:
- Kháng sinh: điều trị 3 đến 5 ngày.
+ Amoxicillin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
+ hoặc Ofloxacin 200mg, ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Kháng viêm: điều trị 3 đến 5 ngày.
+ Alphachymotrypsin, ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Hoặc Meloxicam 7.5mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn no.
- Giảm đau: điều trị 3 đến 5 ngày.
+ Paracetamol 500mg, ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên, thời
gian tối thiểu giữa 02 lần uống là 04 giờ (không quá 08viên/ ngày)
- An thần: điều trị 3 đến 5 ngày
+ Rotundin 60mg, uống tối 01viên.
- Nhuận trường:
+ Thuốc thành phẩm YHCT phù hợp với thể và chứng bệnh.

88
Giữa 02 lần thắt cách nhau từ 7 - 14 ngày (căn cứ vào sang thương của
búi trĩ đã thắt).
2. Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da:
* Điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày:
- Kháng sinh:
+ Amoxicillin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
+ hoặc Ofloxacin 200mg, ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Kháng viêm:
+ Alphachymotrypsin, ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Hoặc Meloxicam 7.5mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn no.
- Giảm đau:
+ Paracetamol 500mg, ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên, thời
gian tối thiểu giữa 02 lần uống là 04 giờ (không quá 08viên/ ngày)
- An thần:
+ Rotunda 60mg, uống tối 01viên.
* Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ
dưới da. Sau khi tách máu tụ dùng:
- Kháng sinh: điều trị 3 đến 5 ngày.
+ Amoxicillin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
+ hoặc Ofloxacin 200mg, ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Giảm đau: điều trị 3 đến 5 ngày.
+ Paracetamol 500mg, ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên, thời
gian tối thiểu giữa 02 lần uống là 04 giờ (không quá 08viên/ ngày)
3. Đối với trĩ vòng, to chỉ định phẫu thuật.
4. Điều trị theo Y học cổ truyền.
a. Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)
- Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết

89
- Dùng thang: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm:
Sanh địa 16g, Xích thược 10g, Đương quy 12g, Hoè hoa 16g, Huỳnh cầm 8g,
Kinh giới 6g, Ngư tinh thảo 10g, Hạn liên thảo 10g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g;
- Nếu đại tiện ra máu nhiều thêm: hắc Địa du 12g, hắc Kinh giới 16g, hắc
Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).
b. Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)
- Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.
- Dùng thang: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân 08g, Hồng hoa 08g, Bạch thược 10g, Thục địa 10g, Đương qui 12g,
Xuyên khung 08g.
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g.
Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g;
- Đại tiện ra máu gia: Hắc địa du 12g, Hắc kinh giới 16g, Hắc hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.
c. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc
kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể )
- Pháp trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết.
- Dùng thang: Bát trân thang gia giảm.
Đảng sâm 12g, Bạch linh 10g, Bạch truật 08g, Chích Cam thảo 06g
Bạch thược 08g, Đương qui 12g, Thục địa 10g, Xuyên khung 08g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g;
- Nếu tiêu ra máu nhiều thêm: hắc Địa du 12g, hắc Kinh giới 16g, hắc Hạn liên
16g.
d. Trĩ nội thể Tỳ khí suy ( trĩ nội độ IV, trĩ vòng )
- Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.
- Dùng thang: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

90
Đảng sâm 10g, Chích Huỳnh kỳ 10g, Bạch truật 10g, Trần bì 6g, Thăng ma
10g, Sài hồ10g, Đương quy 10g, Chích cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sanh cương
4g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g.
- Nếu có đại tiện ra máu thì gia: hắc Kinh giới 16g, Địa du 10g, hắc Chi tử 6g
e. Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II )
- Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.
- Dùng thang: Bổ trung ích khí gia vị.
Đảng sâm 10g, Hoàng kỳ 10g, Bạch truật 10g, Chích cam thảo 4g,
Sài hồ 6g, Thăng ma 6g, Đương quy 16g, Xích thược 10g, Trần bì 6g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g.
f. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)
- Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống
- Dùng thang: Đào hồng tứ vật thang gia giảm
Đào nhân 08g, Hồng hoa 08g, Thục địa 10g, Đương qui 12g, Bạch thược 10g,
Xuyên khung 08g.
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g;
Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g.
- Đại tiện ra máu thêm: hắc Địa du 12g, hắc Kinh giới 16g, hắc Hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g
g. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)
- Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.
- Dùng thang: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Sanh địa 16g, Đương quy 10g, Xích thược 10g , Đào nhân 10g, Hồng hoa
04g, Chỉ xác 10g, Hạn liên thảo 10g, Trạch tả 10g, Kim ngân hoa 10g, Liên
kiều 10g, Thổ phục linh 08g.
- Nếu có táo bón thêm: Hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 6g.

91
h. Điều trị chung cho các thể:
- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.
- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm
chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.
- Thuốc thành phẩm YHCT phù hợp với thể và chứng bệnh.
5. Điều trị bằng thủ thuật:
+ Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp – Thắt trĩ bằng vòng cao su.
+ Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp – Tiêm xơ búi trĩ.
6. Dự phòng
- Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.
- Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích,
các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…
- Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.
- Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.
- Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.
7. Xử trí tai biến sau thắt trĩ.
a. Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.
b. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc, bí tiểu cho chừơm nước ấm vùng
bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối
nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.
c. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vào ngày thú 7 hoặc 10 trở đi.
+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ đã hoại tử bong ra, chảy
máu, cho BN nằm nghỉ hạn chế đi lại.
Dùng thuốc: (Điều trị từ 3-5 ngày)
Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần
Dapflon 500mg, 2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần
Proctolog, 1 viên đặt hậu môn (tối)
+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.

92
+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được,
ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu
Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn – đại trực tráng, TP HCM, 2003
2. Bệnh Trĩ, NXB Y học, 2002.
3. Tạp chí Đông y: Trĩ - Hậu môn.
4. Phương pháp dưỡng sinh, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM.
5. Đề tài Trĩ – Chi hội Đông y Phường 1, TPMT 2001.

93

You might also like