You are on page 1of 9

6.3.

1 Phác đồ chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu cơ vân cấp
Nhóm tài liệu: Tài liệu đào tạo – Chuyên môn
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CƠ VÂN CẤP
MÃ VĂN BẢN: VMEC_CM112 NGÀY PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU: 15/07/2013
NGÀY PHÁT HÀNH: 30/05/2020 NGÀY HIỆU CHỈNH: 29/05/2020
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Bác sỹ, điều NGÀY HIỆU CHỈNH TIẾP THEO: 05/2023
dưỡng Khoa Hồi sức tích cực tại các bệnh viện

Nguyên nhân
1. Chấn thương nặng, hội chứng vùi lấp, điện giật, bỏng nhiệt nặng.
2. Ngộ độc: an thần, thuốc ngủ (hôn mê nằm bất động một tư thế lâu), thuốc gây co giật, rượu,
heroin…
3. Các loại tai nạn: rắn cắn, ong đốt.
4. Một số loại nhiễm trùng: uốn ván, vi khuẩn, virus…
5. Thiếu máu cục bộ cấp tính: tắc động mạch cấp tính do chèn ép, do hơi, do cục tắc.

6. Vận động cơ quá mức: như chạy đường dài mà không được chuẩn bị tốt, các tình trạng co giật kéo
dài.
7. Một số trường hợp khác: tăng, hạ thân nhiệt quá cao kéo dài, giảm kali máu, giảm natri máu,
nhiễn toan ceton, hôn mê tăng thẩm thấu...
I. Những điểm cần lưu ý
Nguyên nhân gây tử vong nhanh
1. Tăng kali máu (đặc biệt sau tháo garo…).
2. Toan chuyển hoá.
3. Nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng.

II. Triệu chứng chẩn đoán


Các triệu chứng lâm sàng
1. Hội chứng vùi lấp: tiến triển qua 3 giai đoạn

1/206
1.1 Khi nạn nhân mới ra khỏi nơi bị vùi lấp, thể trạng con tốt, da hơi xanh, có vài vết xước
trên da, các chi bị vùi có cảm giác nặng nề, có thể không thấy các tổn thương xương.
1.2 Sau đó một vài giờ xuất hiện phù tại nơi cơ bị tổn thương, phù cứng, đau:
● Da đỏ 🡪 tím lạnh, sau đó có một số bọng nước nổi trên da, mạch ở đầu chi nhỏ dần rồi mất.
● Cảm giác: đau tức, dị cảm… ở đầu chi, nếu nặng nữa thì mất cảm giác, liệt.
● Nước tiểu màu đỏ sẫm (không có cặn lắng) sau chuyển màu coca-cola và ít dần.
1.3 2 - 3 ngày sau xuất hiện bệnh cảnh của suy thận cấp. Người bệnh có thể tử vong nhanh
trong vòng 10 ngày.
2. Tiêu cơ vân không do chấn thương
a. Do nhiều nguyên nhân như đã nói ở trên, tuy vậy trong một số bệnh cảnh sau có thể gợi
ý là có tiêu cơ vân.
b. Sốc giảm thể tích, mạch nhanh dần, huyết áp ↓, nước tiểu ít, CVP < 5 mà không cắt
nghĩa được nguyên nhân.
c. Người bệnh hốt hoảng, da tái, nhiều người bệnh hôn mê nằm bất động (nhiều khối cơ bị
đè).
d. Thở nhanh, sâu.
e. Tử vong nhanh trong bệnh cảnh sốc (mất máu, thiếu dịch, toan chuyển hoá tăng kali
máu…).
f. Nước tiểu đỏ sẫm sau chuyển sang mầu đen nhưng không có cặn, ít dần sau vài ngày rồi
thiểu niệu vô niệu.
3. Diễn biến
Suy thận cấp do hoại tử ống thận cấp sẽ diễn biến qua các giai đoạn:
Hình thành 🡪 vô niệu 🡪 có lại nước tiểu và đa niệu 🡪 hồi
phục 1 – 2 ngày 2 – 6 tuần 1 – 2 tuần
3.1 Bệnh cảnh của các giai đoạn có khác nhau
● Giai đoạn hình thành: nổi bật bệnh cảnh của chấn thương, suy thận cấp ít được chú ý,
nếu phát hiện sớm và điều trị có thể giải quyết suy thận cấp trong vòng 7 – 10 ngày.
● Giai đoạn vô niệu: thường mới được phát hiện với các triệu chứng thừa nước: phù,
khó thở, phù phổi cấp; toan chuyển hoá: thở nhanh sâu; hội chứng urê máu cao: mệt,

2/206
ngủ gà, lú lẫn, chảy máu, hôn mê, co giật… hoặc tăng kali máu: ngừng tim.
● Giai đoạn có lại nước tiểu và đái nhiều: da khô, mất nước, gầy sút, thiếu máu.
● Giai đoạn hồi phục: tăng cân, trở lại bình thường nhưng lượng nước tiểu > 2,5 lít còn
kéo dài trong nhiều tháng.
3.2 Các thể lâm sàng
● Thể nặng: vô niệu, thiểu niệu với nhiều biến chứng cần lọc máu nhiều lần.
● Thể nhẹ: điều trị sớm khi nước tiểu còn bình thường hoặc mới thiểu niệu, chủ yếu
truyền dịch và bài niệu > 200 ml/giờ 5 – 7 ngày. Suy thận cấp chỉ chẩn đoán được
trên xét nghiệm (creatinin máu > 130μmol/l).
● Thể trung bình: còn gọi là suy thận cấp thể còn nước tiểu, kết hợp truyền dịch +
Furosemid duy trì nước tiểu 2000 – 2500 ml/ngày sẽ làm giảm mức độ nặng, ít phải
lọc máu hơn so với thể nặng.
3.3 Triệu chứng cận lâm sàng

● Rối loạn nước điện giải: ↓ natri, ↓ canxi, ↑ kali, ↑ phospho.


● Mất máu: ↓ HA, ↓ Ht ↓Hb (nhưng chỉ thấy sau vài giờ) còn ngay lúc đầu vẫn thấy
trong giới hạn bình thường.
● Toan chuyển hoá: pH ↓, HCO3
↓. Thiếu oxy: PaO2 ↓, PaCO2
↓.
● ↑ CK, axit uric, AST, ALT.
● Urê, creatinin tăng nhanh.
Chú ý: xét nghiệm làm nhiều lần trong ngày mới theo dõi và đánh giá được.
3.4 Chẩn đoán xác định
3.4.1 Tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
● Hội chứng vùi lấp.
● Tiêu cơ vân không do chấn thương.
3.4.2 Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định
● Enzym CPK máu trên 5 lần bình thường.

3/206
● Tìm myoglobin niệu.
3.5 Chẩn đoán phân biệt
● Nhồi máu cơ tim cấp: CPK tăng, CPK – MB > 5%.
● Nhồi máu não mới: CPK tăng, kèm theo các dấu hiệu thần kinh khu trú.
3.6 Chẩn đoán nguyên nhân
● Chấn thương nặng, hội chứng vùi lấp, điện giật, bỏng nhiệt nặng.
● Ngộ độc: an thần, thuốc ngủ (hôn mê nằm bất động một tư thế lâu), thuốc gây co giật,
rượu, heroin…
● Các loại tai nạn: rắn cắn, ong đốt.
● Một số loại nhiễm trùng: uốn ván, vi khuẩn, virus…
● Thiếu máu cục bộ cấp tính: tắc động mạch cấp tính do chèn ép, do hơi, do cục tắc.
● Vận động cơ quá mức: như chạy đường dài mà không được chuẩn bị tốt, các tình
trạng co giật kéo dài.
● Một số trường hợp khác: tăng, hạ thân nhiệt quá cao kéo dài, giảm kali máu, giảm
natri máu, nhiễn toan ceton, hôn mê tăng thẩm thấu...
4 Xử trí
4.1 Điều trị chung
● Đảm bảo khai thông đường thở (Airway).
● Đảm bảo hô hấp (tự thở hoặc can thiệp bằng máy: Breathing) (dẫn lưu, hút liên tục
với áp lực âm nếu có tràn khí, tràn máu màng phổi).
● Đảm bảo tuần hoàn (Circulation). Cầm máu tạm thời (garo tại chỗ, băng ép động
mạch…) truyền dịch nhiều và nhanh: NaCl 0,9%; Haes – steril 0,6%; máu cùng
nhóm… cố gắng duy trì huyết áp tâm thu > 90; Hematocrit > 0,25.
● Đánh giá tổn thương, lập kế hoạch xử trí tạm thời đặc biệt lưu ý cột sống cổ, sọ não…
4.2 Điều trị STC: > 50% sốc chấn thương
có STC Các người bệnh có yếu tố nguy cơ
● Tụt huyết áp.
● Đái đỏ sẫm màu (không phải do chảy máu).

4/206
● Thiểu niệu (< 30ml nước tiểu/giờ).
● CK > 16.000 đơn vị /lít.
● Phospho máu > 1.5 mmol/l.
● Kali máu > 5μmol/l.
● Suy hô hấp: SPO2 < 92% hoặc phải thở máy.
● Điều trị muộn quá 12 giờ.
● Creatinin máu có thể < 130 μmol/l (không xét nghiệm urê vì không chính xác).
Người bệnh chấn thương đảm bảo hô hấp đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
(ALTMTT)

5/206
Chú ý:
● Tốc độ truyền
1000 – 2000 ml/giờ nếu ALTMTT < 0 cm
H2O 1000ml/giờ nếu ALTMTT < 2 cm
H2O
500ml/giờ nếu ALTMTT < 5 cm H2O
300ml/giờ nếu ALTMTT < 7 cm H2O
200ml/giờ nếu ALTMTT 8-10 cm H2O
100ml/giờ nếu ALTMTT 14-12 cm H2O
50ml/giờ nếu ALTMTT > 12 cm
H2O Không truyền nếu ALTMTT > 14 cm
H2O
● Đo ALTMTT sau mỗi giờ để quyết định tốc độ truyền.
● Lọc máu: cho đến khi thận hồi phục
● Người bệnh vô niệu lọc ngay từ ngày đầu, xét nghiệm ngày 2 lần, đánh giá nếu urê tăng >
17mmol (1g)/ngày thì lọc hàng ngày.
Hoặc:
o Ure > 25mmol.
o Creatinin > 500μmol/l.
o Kali máu > 5.5mmol.
o pH máu < 7.2
o Thừa nước: phù não, phù phổi.
o Hội chứng ure máu cao…
5 Điều trị hội chứng khoang
Ở các chi bị tổn thương
5.1 Khám nhiều lần, đánh giá mức độ tiến triển

180/206
● Dấu hiệu chứng tỏ thần kinh ngoại vi bị đè ép: đau, dị cảm, nặng hơn thấy tăng cảm
giác, giảm vận động và mất phản xạ gân xương.
● Dấu hiệu mạch: mạch ở đầu chi nhỏ, khó bắt thậm chí không bắt được.
● Cơ: phù tăng dần.
5.2 Đo áp lực trong bao cơ (nếu có thể):
Bình thường (0 – 5 mmHg) có thể tăng lên đến 30 – 50 mmHg hoặc hơn nữa. Áp suất
trong bao cơ càng cao thì lại càng đè ép vào vào mạch máu và thần kinh càng làm tổn
thương cơ và thần kinh có thể không hồi phục.
5.3 Rạch bao cân cơ để giảm áp (fasciotomy)
Đo áp lực trong bao cơ > 20 – 30 mmHg hoặc bắt mạch đầu chi thấy yếu dần, đầu chi
lạnh.
Chú ý:
● Tránh rạch vào động mạch hoặc các dây thần kinh.
● Nguy cơ nhiễm trùng bao giờ cũng có.
5.4 Cắt cụt nếu không bảo tồn được nữa

181/206
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khan F.Y, Rabdomyolysis: review of the literature, NEJM, page 272-283
2. Torres PA, Helmstetter JA, Kaye AM, Kaye AD (2015) Rhabdomyolysis: pathogenesis,
diagnosis, and treatment. Ochsner J 15:58-69
3. Zimmerman JL, Shen MC (2013) Rhabdomyolysis. CHEST 144:1058-1065

NGƯỜI SOẠN THẢO Nguyễn Quang Thắng

NGƯỜI THẨM ĐỊNH Trưởng tiểu ban Hồi sức cấp cứu (Hội đồng cố vấn lâm sàng)
NGƯỜI PHÊ DUYỆT Phó tổng giám đốc chuyên môn

Ghi chú:

· Văn bản được sửa đổi lần thứ 01, thay thế văn bản “Phác đồ chẩn đoán và điều trị hội
chứng tiêu cơ vân cấp” – Mã VME.III.2.8.1.28.1.002/V0 phát hành ngày 15/07/2013.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao
chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do
đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước.
Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách
nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo
những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm
pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm
virus, hành vi phá hoại, ác ý... xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của
những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm,
dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

182/206
183/206

You might also like