You are on page 1of 48

Bệnh

giãn tĩnh mạch


chi dưới

TT ĐÀO TẠO BÁC SĨ GIA ĐÌNH


BSCK2. TRẦN THẢO TUYẾT TÂM
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành, SV Y6 có các khả năng sau khi thực hành tại phòng
khám ngoại trú của tuyến cơ sở:
1. Lý giải được nguyên nhân sinh bệnh của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
2. Chẩn đoán được bệnh giãn tĩnh chi dưới dựa vào các dấu hiệu và triệu
chứng của BN
3. Lý giải được việc chỉ định và đọc kết quả siêu âm doppler mạch máu chi
dưới
4. Lập kế hoạch giải quyết cho BN bị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới tại
tuyến cơ sở
5. Đề ra các biện pháp dự phòng cho những người cùng gia đình để
phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
NỘI DUNG

1. Giải phẫu và sinh lý của hệ tĩnh mạch chi dưới

2. Phân loại giãn tĩnh mạch chi dưới theo CEAP và Porter

3. Triệu chứng lâm sàng và các nghiệm pháp

4. Chẩn đoán

5. Quản lý BN giãn tĩnh mạch chi dưới

6. Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới


CÁC THUẬT NGỮ
1. Chronic venous disorders
2. Chronic venous disease
3. Chronic venous insufficiency
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC
HỆ TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
Giải phẫu học
Hệ tĩnh mạch nông
Hệ tĩnh mạch sâu
Hệ tĩnh mạch liên lạc (communicating veins)
Hệ tĩnh mạch xuyên (perforating veins)
1. Lớp da
2. TM đùi chung
3. Lớp cơ
4. Lớp cân
5. TM hiển lớn
6. TM xuyên
7. TM đùi nông
8. TM khoeo
9. TM hiển bé
10. Những TM bắp chân
11. Hệ thống những TM xuyên sâu
12. Hệ thống những TM xuyên, nối giữa
TM hiển bé và TM sâu
Copyrights apply
Sinh lý học hệ tĩnh mạch chi dưới
• Lượng máu trong hệ TM
chiếm từ 65 – 75% tổng lượng
máu trong cơ thể
• Lượng máu ở tĩnh mạch chân
lúc đứng có thể # 500ml
• Áp lực thủy tĩnh TM cổ chân
khi nằm là 10mmHg, khi ngồi
là 50 – 60mmHg, và khi đứng
là 80 – 100mmHg
Pathophysiology: sinh bệnh học
Chức năng bơm của hệ cơ tĩnh mạch
Van tĩnh mạch không hoạt động (50%)
huyết khối tĩnh mạch
Tắc nghẽn tĩnh mạch không huyết khối
➔ thay đổi về giải phẫu, sinh lý và mô học
➔ dẫn đến giãn tĩnh mạch, thay đổi da, và / hoặc loét da
PHÂN LOẠI CEAP
CEAP
• Clinical
• Etiology
• Anatomy
• Pathophysiology
Là một hệ thống phân loại để mô tả lâm sàng, không phải là thước đo
mức độ nghiêm trọng của bệnh
Copyrights apply
Copyrights apply
Phân loại PORTER
GĐ 1 : không triệu chứng thực thể, chỉ có các triệu chứng cơ năng.

GĐ 2 : suy TM nhẹ, phù nề mắc cá, giãn TMnhẹ hình lưới, mạng.

GĐ 3 : suy TM trung bình, phù nề xơ hóa bì, da xậm màu, giãn TM


nặng.

GĐ 4 : suy TM nặng, phù nề rõ, loét loạn dưỡng


YẾU TỐ NGUY CƠ
- Người lớn tuổi
- Béo phì, hút thuốc lá
- Đứng, ngồi lâu kéo dài
- Bất thường của gân cơ: thoát vị , bàn chân bẹt
- Chấn thương chi dưới
- Tiền căn có huyết khối tĩnh mạch, mang thai hoặc có sử dụng
estrogen
- Tiền căn gia đình
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Cơ năng:
• Đau và/ hoặc nặng chân, tăng dần vào cuối ngày
• Ngứa, kích ứng, khô da; thay đổi thường xuất hiện đầu tiên ở vùng mắc cá
chân
• Phù tăng dần vào cuối ngày
• Chuột rút cơ
• Nặng: loét, thường ở vùng mắc cá
Dấu hiệu lâm sàng
• Giãn tĩnh mạch
• Phù chân
• Thay đổi da (xơ mỡ; viêm da xơ hóa mô dưới da) và loét da.
Giãn tĩnh mạch nhỏ
Copyrights apply
Giãn tĩnh mạch
Brodie – Trendelenburg test

➢ Mục đích: dùng để phân biệt giãn TM nguyên phát


hay thứ phát.
➢ Thực hiện:
B1. Bệnh nhân nằm trên giường, nâng cao chi dưới, thắt
garrot ở trên gối, gần bẹn
B2. BN đứng lên
→ TM nông phồng ngay là giãn TM thứ phát (máu từ
TM sâu đổ ngay vào TM nông).
→ Nếu cần trên 20 giây mới đầy máu TM và phòng ngay
khi mở garrot có thể chẩn đoán giãn TM nguyên phát
Perthes test

➢ Mục đích: chẩn đoán suy van TM sâu hay tắc nghẽn
TM sâu dẫn đến giãn TM thứ phát
➢ Thực hiện:
B1. Nâng cao chi dưới, garrot giữa đùi hay phần cao
cẳng chân (sát gối) để ngăn lưu thông máu TM nông
B2. Yêu cầu bệnh nhân đi lại
→ Nếu có tổn thương van TM xuyên, máu từ TM sâu
trào ngược qua TM nông, giúp thấy giãn TM nông.
→ Nếu tắc nghẽn TM sâu sẽ có cơn đau cách hồi TM
(venous intermittent claudication). Trong trường hợp
này TM nông được coi như tuần hoàn bàng hệ không
nên cắt bỏ
Nghiệm pháp gắng sức

Mục đích:
• đánh giá van tĩnh mạch hiển lớn

Thực hiện:
• cho bệnh nhân ho, rặn → tăng áp lực ổ bụng → nếu thấy TM hiển phồng to
là có suy van TM hiển nơi TM hiển đổ vào TM đùi
CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng điển hình
Khám lâm sàng
Siêu âm doppler mạch máu
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Các nguyên nhân gây phù
2. Tắc nghẽn tĩnh mạch cục bộ
3. Giãn mạch do thuốc
4. Bệnh chuyển hóa
QUẢN LÝ
1. Theo mức độ nặng của bệnh
1. Không có triệu chứng
2. Có triệu chứng
2. Theo mức độ trào ngược
Quản lý bệnh nhân không triệu chứng

1. Tĩnh mạch giãn lớn (cơ địa)

2. Các tĩnh mạch nhỏ, hệ tĩnh mạch lưới <6mm

➔ Các liệu pháp thẩm mỹ da: laser, chích xơ

➔ Không phải là liệu pháp điều trị triệt để


Quản lý BN có triệu chứng
Mục tiêu:
• cải thiện các triệu chứng, giảm phù nề, phòng ngừa và điều trị chứng da
và chữa lành vết loét
1. Khởi đầu bằng các triệu chứng không dùng thuốc*
2. Đánh giá các triệu chứng mạn tính → chọn lựa biện pháp thích
hợp:
• Triệu chứng hiện có
• Mức độ của bệnh
• Mức độ trào ngược của dòng máu
• Kỳ vọng của bệnh nhân
• Hiệu quả của các phương pháp
Các biện pháp không dùng thuốc
1. Chăm sóc da: giảm khô và ngứa da
• Rửa chân mỗi ngày bằng chất tẩy rửa nhẹ
• Tránh dùng xà phòng
• Kem dưỡng ẩm
2. Nâng cao chân
• Cao hơn mức tim, 30ph * 3-4 lần/ngày
3. Tập thể dục
• Đi bộ
• Bài tập mắc cá chân
4. Liệu pháp nén: mang vớ chuyên dụng*, băng
Copyrights apply
Các thuốc sử dụng trong điều trị
giãn tĩnh mạch chi dưới
1. Tăng trương lực tĩnh mạch
• Các flavonoid bao gồm:
• Hydroxyethylrutoside - Hydroxyethylrutoside (HR; oxerutin)
• Escin (chiết xuất hạt dẻ ngựa) - HCE với liều 300 mg (tiêu chuẩn hóa thành 50 mg
escin) * 2 lần /ngày
• Phân đoạn flavonoid tinh khiết vi mô (MPFF) - Phân đoạn flavonoid tinh khiết vi
mô (MPFF; Daflon, Detralex) là một hỗn hợp của diosmin và hesperidin, hai
flavonoid được vi phân hóa để tăng khả năng hấp thu
• An toàn cho thai kỳ
2. Thuốc khi có biến chứng:
• Chống huyết khối, điều trị loét : aspirin, kháng sinh,
• Ngứa
Quản lý BN dựa vào mức độ trào ngược của
dòng máu
1. Không có trào ngược tĩnh mạch lớn:
• Cục bộ
• Liệu pháp xơ hoặc cắt bỏ tĩnh mạch
2. Giãn tĩnh mạch kèm trào ngược TM nông
• Thường gây ra TC dai dẳng
• PT cắt bỏ TM
3. Giãn tĩnh mạch kèm trào ngược TM sâu:
• Điều trị theo nguyên nhân: hẹp mạch máu hay do huyết khối
• Thường phối hợp giảm tắc nghẽn mạch sâu với cắt bỏ TM nông
Copyrights apply
Khi nào cần chuyển khám chuyên khoa?
• Tổn thương động mạch đi kèm
• Loét không lành
• Loét tái phát
• Viêm da dai dẳng
• Nghi ngờ viêm da tiếp xúc
• Viêm mô tế bào kháng trị hoặc tái phát
• Chẩn đoán không chắc chắn
PHÒNG NGỪA

Mục tiêu của việc phòng ngừa:


➢ Ngăn chặn dòng máu trào ngược trong các tĩnh mạch
giãn
➢ Làm tăng áp lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch
Các biện pháp phòng ngừa

1. Tạo thuận lợi cho máu tĩnh mạch lưu thông:


• Cao chân khi nằm nghỉ,

• Tạo sức ép cho máu tĩnh mạch trở về tim: đi bộ, chơi thể thao, mang vớ chuyên dụng

• Tăng lực hút của tim: hít thở sâu

2. Tránh các tư thế cản trở dòng máu tĩnh mạch lưu thông
• Tránh đứng lâu hay ngồi quá lâu

• Tập thể dục, giữ cân nặng thích hợp

• Chế độ ăn có nhiều chất xơ, tránh táo bón


KẾT LUẬN
1. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là một vấn đề ảnh hưởng đến các tĩnh
mạch của chân
2. Triệu chứng thường gặp là đau, mỏi, cảm giác nặng chân, đặc biệt cuối
ngày hoặc sau khi đứng trong thời gian dài.
3. Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện các triệu chứng, giảm sưng tấy,
ngăn ngừa nhiễm trùng và loét da.
4. Phương pháp điều trị cắt bỏ tĩnh mạch (không nhiệt hoặc nhiệt) là một
lựa chọn cho những người có các triệu chứng không đáp ứng với các
phương pháp điều trị khác
5. Thực hiện các chế độ sinh hoạt lành mạnh, có lợi cho sự lưu thông máu
tĩnh mạch là cách phòng ngừa bệnh

You might also like