You are on page 1of 42

THẤP TIM

RHEUMATIC FEVER (RF)

BS. Nguyễn Thùy Dung


Mục tiêu bài học
• Trình bày được nguyên nhân và sinh lí
1 bệnh của thấp tim

• Trình bày được triệu chứng lâm sàng và


2 cận lâm sàng của thấp tim

• Vận dụng được tiêu chuẩn Jones để


3 chẩn đoán thấp tim

• Phân tích được tầm quan trọng của


4 phòng bệnh sơ cấp và thứ cấp
1. Đại cương

Nội 2. Nguyên nhân và sinh lí bệnh

dung 3. Chẩn đoán


bài
4. Điều trị
học
5. Dự phòng
1. ĐẠI CƯƠNG
Thấp tim(còn gọi là thấp khớp cấp)
là một bệnh
• Tự miễn
• Xảy ra sau nhiễm Liên cầu khuẩn
tan huyết beta nhóm A
• Có tính chất hệ thống, Gây tổn
thương nhiều cơ quan:
Tim, khớp, da, mô dưới da, hệ thần
kinh
• Có thể để lại di chứng trên van tim
Dịch tễ
• Tuổi trẻ : 5-15 tuổi
• Mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng
• Môi trường sống:
− Vệ sinh kém
− Chật chội, đông đúc
− Chăm sóc y tế kém
• Hiện nay, bệnh thấp tim vẫn còn cao
ở các nước đang phát triển.
Dịch tễ
2. NGUYÊN NHÂN VÀ SINH LÍ BỆNH
2.1. Nguyên nhân:
Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A
(Beta Hemolytic Streptococcus Group A)
LCK dòng gây Sốt thấp Cơ địa dễ bị thấp tim
khớp (RF)

Phản ứng miễn dịch


Mô hoặc cơ quan
- kháng thể phản ứng chéo
Tim, Khớp, não, mạch
máu, mô liên kết - và/ hoặc miễn dịch tế bào

BỆNH THẤP TIM


3. TRIỆU CHỨNG HỌC
3.1. Lâm sàng
• Thay đổi tùy cơ quan bị tổn thương và độ trầm
trọng
• 1/3 trường hợp có viêm họng trước đó, thời gian ủ
bệnh trung bình khoảng 2 tuần
Thang điểm Joachim
Tuổi Giá trị
≤ 35 tháng 1
36- 59 tháng 2
≥ 60 tháng 3
+ Các dấu chứng
Dấu nhiễm khuẩn Sưng đau hạch cổ
Nhức đầu
Chấm xuất huyết trên khẩu cái
Đau bụng
Khởi phát đột ngột < 12h
- Các dấu chứng
Dấu nhiễm virus Viêm kết mạc
Chảy nước mũi
Tiêu chảy
Tổng điểm
3.1. Lâm sàng

3.1.1. Viêm khớp


• 75% RF, 1-2 tuần sau viêm họng ()
• Khớp lớn, có tính chất di chuyển
• Chỉ đau hoặc có đủ sưng, nóng, đỏ, đau
• Hồi phục nhanh trong 2- 3 tuần
• Lành hoàn toàn không để di chứng
3.1. Lâm sàng
3.1.2. Viêm tim
• Biểu hiện nặng nhất của thấp tim.
• Có thể viêm cả 3 lớp cấu tạo của tim

Viêm màng ngoài tim

Van tim bị dầy dính, co rút


Viêm cơ tim
3.1. Lâm sàng
3.1.2. Viêm tim
• Phân độ viêm tim
• Viêm tim trung bình có thể để di chứng hở hẹp van
• Viêm tim nặng chắc chắn để di chứng hở hẹp van
3.1. Lâm sàng
3.1.3. Nốt dưới da Meynet
• 1% RF
• Ở chỗ da tiếp xúc xương.
• Những nốt tròn = hạt đậu, cứng,
di động, không đau.
• Tự biến mất, không để di chứng.
3.1. Lâm sàng
3.1.4. Hồng ban vòng

• 5% RF
• Ở thân người, phần gốc chi, di chuyển, không ngứa,
không đau.
• Mảng hồng ban, bờ tròn đậm màu, trung tâm nhạt màu.
• Tự biến mất, không để lại di chứng.
3.1. Lâm sàng

3.1.5. Múa vờn Syndenham


• 10-15% RF, 2-6 tháng sau viêm họng.
• Múa vờn đơn thuần hoặc kèm triệu chứng khác.
• Kéo dài nhiều tuần – tháng – 1 năm.
• Không để di chứng.

https://www.youtube.com/w
atch?v=XOgu-krHoY8
3.1. Lâm sàng
3.1.5. Múa vờn Syndenham
3 nhóm triệu chứng chính
• Thay đổi tính tình : Cáu gắt vô cớ,
học hành giảm sút, nói nhảm.
• Sức cơ giảm : vụng về, viết chữ
nguệch ngoạc, cầm đồ vật dễ rơi, cử
động bất thường
• Múa với những cử động tự phát
- Tăng khi xúc động, lo lắng
- Giảm và mất khi ngủ
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1.Những dấu hiệu nhiễm Liên cầu
• Cấy phết họng tìm liên cầu.
• Rapid Strep test.
• Tìm kháng thể kháng Streptococcus
trong máu:
ASLO > 200 đơn vị Todd/ ml
3.2. Cận lâm sàng
3.2.2. Những dấu hiệu viêm
• VS giờ đầu tăng, thường > 50 mm, trừ khi bị suy tim
• CRP (C Reactive Protein) > 20 mg/ L
• Bạch cầu máu tăng, chủ yếu bạch cầu đa nhân
trung tính
3.2. Cận lâm sàng
3.2.3. Những dấu hiệu tổn thương ở tim
-ECG : - Khoảng PR kéo dài, thay đổi ST và T do
viêm cơ tim.
-X- Quang : Có thể có hình ảnh tim to do viêm cơ
tim.
-Siêu âm tim : Hữu ích cho việc đánh giá bệnh van
tim hậu thấp, chức năng tim.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định: Tiêu chuẩn Duckett
Jones
Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ
1. Viêm tim 1. Lâm sàng
2. Viêm khớp sốt, đau khớp, tiền căn thấp
3. Múa vờn 2. Phản ứng viêm
4. Hồng ban vòng BC máu, VS, CRP tăng
5. Nốt Meynet 3. PR dài
2 tiêu chuẩn chính + Bằng chứng nhiễm liên cầu
1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ + Bằng
chứng nhiễm liên cầu
4. CHẨN ĐOÁN
4.2. Chẩn đoán thể lâm sàng

• Đợt thấp cấp (đầu tiên hoặc tái phát).


Đủ tiêu chuẩn của Jones, có phản ứng viêm.
• Bệnh van tim hậu thấp (không có phản ứng viêm).
5. DIỄN TIẾN – TIÊN LƯỢNG
• Thời gian một đợt thấp cấp
−Viêm khớp : ngắn.
−Viêm tim : 6 tuần – 6 tháng.
−Múa vờn : vài tháng – 1 năm.

• Nếu điều trị


−75% giảm sau 6 tuần.
−50% giảm sau 12 tuần.
−5-10% kéo dài > 6 tháng.
5. DIỄN TIẾN – TIÊN LƯỢNG
• Biến chứng trong đợt thấp cấp
• Suy tim – sốc tim
• Phù phổi cấp
• Rối lọan nhịp

• Di chứng van tim


• Van 2 lá : tổn thương nhiều nhất gây hẹp hở van 2
lá sau 2 năm.
• Van động mạch chủ: hở hẹp van động mạch chủ,
hở van động mạch chủ đơn thuần.
• Van 3 lá hiếm gặp hơn, thường kết hợp với các
van khác.
5. DIỄN TIẾN – TIÊN LƯỢNG
• Tái phát
• Thường xảy ra trong 5 năm đầu sau đợt thấp cấp.
• Tỉ lệ cao gấp 5-6 lần trên những BN có di chứng
van tim.
6. ĐIỀU TRỊ
• Nguyên tắc
−Nghỉ ngơi
−Kháng sinh
−Kháng viêm
−Điều trị triệu chứng
6. ĐIỀU TRỊ
Nghỉ ngơi tại giường

Thời gian nghỉ ngơi Tại giường Ở nhà


Viêm khớp 2 tuần 2 tuần
Viêm tim nhẹ 4 tuần 4 tuần
Viêm tim trung bình 6 tuần 6 tuần
Viêm tim nặng 6 tuần 3 tháng
Hết suy tim
6. ĐIỀU TRỊ
Kháng sinh diệt liên cầu
Kháng sinh Liều dùng
Penicillin V • 1g/ ngày uống 10 ngày
cho bệnh nhân > 30kg
• 0,5g/ ngày nếu < 30kg
Benzathine • 1,2 triệu tiêm bắp 1 lần
penicillin cho bệnh nhân > 30kg
• 600.000 đơn vị cho
bệnh nhân < 30kg

Nếu dị ứng • 1g/ ngày ( trẻ nhỏ


Penicillin : 40mg/kg) uống 10 ngày
Erythromycin
6. ĐIỀU TRỊ
• Kháng viêm
Non steroid Steroid
Không có viêm tim Dùng cho thể cấp và nặng,
có viêm tim. Cải thiện tốt khi
có tổn thương viêm tim, giảm
di chứng ở van tim
Aspirin 80-100mg/ kg / Prednisolon 1-2 mg/kg/ ngày.
ngày Liều tối đa 60mg/ ngày chia
Trong 7-10 ngày 2-3 lần trong 15 ngày.
6. ĐIỀU TRỊ
• Điều trị triệu chứng
-Suy tim : phải điều trị suy tim và nhất thiết phải dùng
corticoide và kháng sinh.
-Nếu có múa giật :
• Haloperidol bằng đường uống với liều 1mg/ngày
( không cho theo cân nặng) .
• Tăng 0.5mg mỗi 3 ngày cho đến khi đạt được đáp
ứng tốt ( giảm hơn 75 % cử động bất thường) ,
hoặc tăng lên đến liều tối đa 5mg/ngày.
• Thời gian điều trị 3 tháng.
7. PHÒNG NGỪA
• Phòng bệnh sơ cấp
Chẩn đoán và điều trị viêm họng do liên cầu ngay
từ đầu
7. PHÒNG NGỪA
• Phòng bệnh sơ cấp
Chẩn đoán và điều trị viêm họng do liên cầu ngay
từ đầu.
Kháng sinh Liều lượng Khuyến
cáo
Benzathine • 1,2 triệu UI TB 1 lần I
penicillin cho bệnh nhân > 30kg
• 600.000 UI TB 1 lần
cho bệnh nhân < 30kg
Penicillin V 500 mg/ lần x 2 lần / ngày I
trong 10 ngày
Amoxicillin 1 g/ ngày trong 10 ngày I
7. PHÒNG NGỪA
• Phòng bệnh thứ cấp
Đã bị thấp, phòng không để tái phát
Kháng sinh Liều lượng Khuyến
cáo
Benzathine • 1,2 triệu UI TB/ lần cho I
penicillin bệnh nhân > 30kg
• 600.000 UI TB/ lần cho
bệnh nhân < 30kg
Mỗi 28 ngày
Penicillin V 250mg/ lần x 2 lần / ngày I
Erythromycin 250 mg/ lần x 2 lần/ ngày I
7. PHÒNG NGỪA
• Phòng bệnh thứ cấp

Viêm tim (-): 5 năm hoặc đến 21 tuổi


Viêm tim, không có bệnh van tim: 10 năm
Viêm tim, di chứng van tim: đến 40 tuổi/suốt đời
TỔNG KẾT
5-15
tuổi
LCK tan huyết Viêm Viêm tim,
beta nhóm A họng Viêm khớp
Nốt dưới da
Kháng
Hồng ban
thể
Múa vờn
Sốt THN Bằng chứng viêm:
Phết họng Sốt Lâm sàng
XN KN VK VSS , CRP, BC tăng, các cơ quan
nhanh Neu ưu thế, RBC bị tổn thương
ASLO giảm, Hb giảm

Penicilline Aspirin: 100 – 75mg/kg/ngày


Erythromycine chia 5  6 tuần
Azithromycine.. Pred: 1-2mg/kg/ngày
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim theo
JONES 1992.
Tiêu chuẩn Duckett Jones

Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ


1. Viêm tim 1. Lâm sàng
2. Viêm khớp sốt, đau khớp, tiền căn thấp
3. Múa vờn 2. Phản ứng viêm
4. Hồng ban vòng BC máu, VS, CRP tăng
5. Nốt Meynet 3. PR dài
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
2. Những trường hợp ngoại lệ chẩn đoán thấp tim là….

- Múa vờn
- Viêm tim âm thầm
- Thấp tái phát
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
3. Trình bày điều trị dự phòng thấp tim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Kim, Nhi khoa 2, Nhà xuất bản y
học, 2006
2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, Bệnh học , Nhà
xuất bản Y học, 2010
3. Bệnh học nội khoa, Đại học Huế 2018
4. Dr. José L. Navarro ,Gram-positive cocci,
Catalasenegative, Streptococcus Streptococcus
pyogenes .

You might also like