You are on page 1of 59

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày khái quát đặc điểm sinh học của KSRST
2. Mô tả giai đoạn chu kỳ phát triển của KSRST ở người
3. Mô tả giai đoạn chu kỳ phát triển của KSRST ở muỗi
Phân loại ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng sốt rét thuộc
- Ngành: động vật
- Lớp: đơn bào
- Bộ: trùng bào tử
- Giống: Plasmodium
• Trùng bào tử là đơn bào ký sinh ở tế bào hoặc mô của ký chủ suốt
vòng đời hoặc 1 phần
• Không di động, có bộ phận ở đầu giúp xâm nhập là Apicomplex
• Phát tán dưới dạng bào tử bên trong có thoa trùng
• Dinh dưỡng bằng hiện tượng thẩm thấu
• Gây bệnh bằng cách phá hủy tế bào ký sinh
•Có tất cả 4 loại KSTSR gây bệnh:
 Plasmodium falciparum
 Plasmodium vivax
 Plasmodium malariae
 Plasmodium ovale
Phân bố địa lý của các loại Plasmodium ký sinh ở người

- P. falciparum: gặp nhiều ở vùng Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh


- P. vivax: phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ, Nam bán cầu
- P. malariae: gặp nhiều ở Tây Thái Bình Dương, Trung Phi
- P. ovale: phổ biến ở cận Trung Cận Đông và một số nơi Nam Mỹ
Ngoài ra loài P. knowlesi ký sinh ở khỉ cũng được ghi nhận lây sang
người
Hình thể
Hình thể trong hồng cầu
- Thể tư dưỡng
- Thể phân liệt
- Thể giao bào
• Thể tư dưỡng non có hình nhẫn, kích thước nhỏ chiếm 1/3-1/4 hồng cầu
• Thể tư dưỡng già không có hình dạng nhất định hay có thể nói giống
dạng đơn bào amip
• Thế phân liệt non thường có hình tròn hoặc trứng hoặc không đều, tế
bào chất cô đặc hơn
• Thể phân liệt già có hình tròn,bên trong chứa nhìu nhân nhỏ, mỗi nhân
có tế bào chất bao quanh gọi là mảnh trùng
• Thể giao bào là thể hữu tính hình dạng thay đổi tùy theo loài: tròn hay
liềm
Đặc điểm ký sinh, chuyển hóa, dinh dưỡng
của KSTSR
Đặc điểm ký sinh:
- Ký sinh bắt buộc trên cơ thể người
- Ký sinh ở nội tế bào
- Sinh sản với hai hình thức: vô tính và hữu tính
- Cấu tạo Plasmodium đơn giản
Chuyển hóa:
- Chuyển hóa carbonhydrat: glucose cần thiết cho sự nhân lên của
KSTSR, lacta, oxy tăng 1 cách đáng kể trong tế bào bị ký sinh, tiêu thụ
glucose ở vivax cao hơn falciparum
- Chuyển hóa protein: acid amin và các nitrogen được sử dụng tổng hợp
protein của kst
- Chuyển hóa lipid: acid béo, phospho toàn phần, phospholipid trong
hồng cầu bị nhiễm cao gấp 4 – 5 lần
Ngoài ra KSTSR sử dụng các chất dinh dưỡng, glocuse, oxy từ máu của
vật chủ để hô hấp, sinh sản, phat triển.
Chu trình phát triển

• Chu trình phát triển ở người:


- Sinh sản vô tính ở gan và trong hồng cầu: thoa trùng chỉ tồn tại trong
máu 30 phút – 1 giờ để xâm nhiễm tế bào gan
- Thời kỳ hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu 40 – 72 giờ
• Chu trình phát triển ở muỗi:
- Sinh sản hữu tính
BỆNH SỐT RÉT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Phân tích các phương thức nhiễm bệnh sốt rét
2. Trình bày cơ chế bệnh sinh trong bệnh sốt rét
3. Trình bày các triệu chứng lâm sàng điển hình của một số thể bệnh
4. Trình bày các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh
sốt rét
Phương thức nhiễm bệnh
• Truyền máu: người hiến máu mang kstsr không có biểu hiện lâm sàng, nếu nơi
nhận máu không xét nghiệm cẩn thận thì người nhận máu đó sẽ bị nhiễm.
• KSTSR có thể sống ở 4 độ C trong 14 ngày. Ngoài ra, KSTSR có thể truyền qua ống chích
kim tiêm của người nghiện ma túy.
• Truyền sốt rét qua nhau thai cũng ít gặp, xảy ra ở phụ nữ mang thai bị sốt rét
• Muỗi cái Anophen là phương thức lây truyền quan trọng nhất trong tự nhiên, số lượng thoa
trùng tiêm vào người là một trong những yêu tố quan trọng gây bệnh nặng hay nhẹ. Thoa
trùng được tích lũy trong tuyến nước bọt của muỗi, mỗi lần đốt chỉ tiêm 1 lượng thoa
trùng. Vì vậy muỗi sẽ truyền mầm bệnh và gây bệnh cho nhìu ký chủ sau khi nó bị nhiễm.
Cơ chế bệnh sinh
• Do viêm: viêm gan, viêm lách, viêm thận
• Do nhiễm độc: độc tố gây nên những biến đổi màng hồng cầu
• Do rối loạn thành mạch và do phản ứng kháng nguyên kháng thể tại
thành mạch: đại thực bào tiết ra các cytokin kích thích tế bào nội mô
• Do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy của tổ chức và tế bào
Thay đổi của cơ thể trong bệnh sốt rét
1. Thay đổi về máu: hồng cầu, huyết sắc tố giảm
2. Thay đổi về gan: hoại tử tế bào gan, suy gan, xơ gan
3. Thay đổi về lách: lách to do tăng cường chức năng và rối loạn thần
kinh vận mạch, thần kinh giao cảm
4. Thay đổi về thận: viêm thận, có thể có trụ niệu, albumin, hồng cầu,
bị phù, tăng huyết áp
5. Thay đổi về thần kinh: có thể gây nhức đầu chóng mặt
Triệu chứng lâm sàng của một số thể bệnh
1. Thể sốt rét thông thường chưa có biến chứng
- Thời kỳ ủ bệnh:
+ Plasmodium falciparum: 8-16 ngày, trung bình 12 ngày
+ Plasmodium vivax: 11-21 ngày, trung bình 14 ngày
+ Plasmodium malariae: trên 20 ngày
+ Plasmodium ovale: trên 11 ngày
• Không có triệu chứng lâm sàng cụ thể
- Thời kỳ phát bệnh:
+ Khởi phát thường sốt liên miên vài ngày, chưa có tính chu kỳ, dễ
nhầm với sốt thương hàn
+ Về sau những cơn sốt rõ rệt dưới dạng sốt rét cơn, trước đó có thể
nhức đầu, mệt mỏi, đau mình mẩy, buồn nôn
+ Cơn sốt rét điển hình trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn rét run: rét toàn thân, kéo dài 30 phút – 1 giờ
- Giai đoạn sốt nóng: nhiệt độ rất cao, mạch nhanh, đau đầu, khát
nước, kéo dài khoảng 1 vài giờ
- Giai đoạn vã mồ hôi: mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt giảm, huyết áp mạch
trở lại bình thường
- Đối với P. falciparum có thể hàng ngày hoặc cách nhật, P. vivax sốt
cách nhật, P. malariae thường 3 ngày sốt 1 cơn
- Nếu điều trị không tốt sẽ có những cơn tái phát xa đối với P. vivax và
P. ovale
2. Thể sốt rét có biến chứng/sốt rét ác tính
- Thể não: rối loạn ý thức, thân nhiệt cao, dấu hiệu kich thích màng não
thường gặp, hôn mê, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng kém
- Thể đái huyết sắc tố: nhiều hồng cầu bị vỡ, sốt cao, đau lưng dữ dội,
nước tiểu đỏ chuyển sang đen, số lượng giảm
- Thể giá lạnh: nhiệt độ cơ thể xuống thấp, huyết áp tụt, da tái xanh, đau
đầu, đau ngực, tiên lượng xấu
- Thể phổi: khó thở, tím tát, nhịp thở nhanh, khạc đờm có bọt hồng
- Thể gan mật: vàng da, buồn nôn, nôn, có thể dẫn tới hôn mê
- Thể tả: nôn, tiêu chảy cấp, thân nhiệt hạ
- Thể bụng cấp: ít gặp, dễ nhầm với bệnh ngoại khoa
Sốt rét ở phụ nữ có thai: có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non
Sốt rét bẩm sinh: hiếm gặp, xuất hiện ngay sau đẻ, triệu chứng, sốt,
quấy khóc, tiêu chảy, bú kém, vàng da, gan lách to
Sốt rét ở trẻ em: dưới 6 tháng tuổi ít gặp,
Trên 6 tuổi không còn kháng thể và huyết sắc tố F của mẹ nên dễ mắc
Miễn dịch trong sốt rét
1. Miễn dịch tự nhiên: con người không có tình trạng miễn dịch tự
nhiên đối với sốt rét
2. Miễn dịch thu được
- Miễn dịch dịch thể: kháng thể IgG
- Miễn dịch qua trung gian tế bào: đại thực bào, lympho T và lách
Chẩn đoán
1. Dấu hiệu lâm sàng
- Cơn sốt rét điển hình: rét run, sốt, vã mồ hôi
- Cơn sốt không điển hình:
+ Sốt không thành cơn: cảm giác ớn lạnh gai rét
+ Sốt liên tục hoặc dao động 5-7 ngày đầu, sau đó sốt thành cơn
- Những dấu hiệu khác: lách to, gan to, thiếu máu
2. Yếu tố dịch tễ:
- Sống ở vùng sốt rét lưu hành
- Qua lại vùng sốt rét, hoặc có tiền sử sốt rét trong 6 tháng hoặc lâu hơn
- Có liên quan đến truyền máu
3. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm lam máu tìm KSTSR
+ Lấy máu trong cơn sốt để làm tiêu bản
+ Độ chính xác cao, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
+ Kỹ thuật viên chuyên khoa
+ Nếu dương tính cần đếm số lượng KST để đánh giá điều trị và tiên lượng
- Kỹ thuật nhuộm AO ( Acridine Orange)
+ Nhân KSTSR bắt màu vàng, nguyên sinh chất bắt màu đỏ da cam
+ Kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh, tương đối chính xác
+ Phải nhuộm ngay trong 3 giờ đầu
+ Sau khi nhuộm phải đọc kết quả ngay
+ Giá thành cao
- Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction)
+ Phương pháp tốt nhất để chẩn đoán phát hiện ký sinh trùng sốt rét
+ Tổng hợp nhiều bản từ một đoạn đích
+ Phản ứng gồm 3 bước: biến tính, bắt cặp, kéo dài
 Chẩn đoán phân biệt
- Sốt rét thường: sốt dó virut, sốt nhiễm khuẩn
- Số rét ác tính: do nhiễm khuẩn nặng, sốt do xoắn trùng, nhiễm khuẩn
đường mật, viêm gan nhiễm độc, tan máu
 Chẩn đoán sốt rét ác tính
Điều trị
• Mục đích điều trị
- Cắt sốt nhanh, diệt KST triệt để, tránh biến chứng, giảm tử vong
- Làm ngưng nhanh sự lây truyền của bệnh
- Tránh gây nên sự kháng thuốc
Nguyên tắc điều trị
- Diệt thể tiền hồng cầu:
Nhóm 4: 8-amino quinnolein tác dụng với P. falciparum và P. vivax
Nhóm 6: pyrimethamin chỉ tác dụng hạn chế với P. falciparum
- Diệt thể vô tính trong hồng cầu (thuốc cắt cơn):
Nhóm 1: quinin
Nhóm 3: 4-amino quinnolein
Nhóm 9: artemisinin và dẫn xuất
Nhóm 10: các thuốc khác: mefloquin, fansidar
- Diệt thể ngủ trong gan (điều trị chống tái phát)
Nhóm 4: 8-amino quinolein
- Diệt thể giao bào (điều trị chống lây lan)
Nhóm 4: 8-amino quinolein
 Một số nguyên tắc chọn thuốc điều trị sốt rét
- Chẩn đoán sớm, điều trị sớm tránh biến chứng
- Tùy theo loài, tùy theo giai đoạn chu kỳ chọn thuốc cho phù hợp
- Phối hợp thuốc: thường 2 loại thuốc thuộc 2 nhóm khác nhau
- Thuốc dạng viên điều trị sốt rét thông thường, thể nặng có biến chứng,
nôn, tiêu chảy phải dùng dạng tiêm
Điều trị sốt rét thường
Nhóm bệnh Nghi sốt rét Sốt rét do Sốt rét do P. Sốt rét nhiễm
nhân P. falciparum Vivax phối hợp
< 3 tuổi Artesunat hoặc Artesunat Chloroquin Artesunat
Chloroquin
> 3 tuổi Artesunat hoặc Artesunat + Chloroquin + Artesunat+
Chloroquin Primaquin Primaquin Primaquin

Phụ nữ có thai Quinin hoặc Quinin Chloroquin Quinin


< 3 tháng Chloroquin
Phụ nữ có thai Artesunat hoặc Artesunat Chloroquin Artesunat
> 3 tháng Chloroquin
Điều trị sốt rét ác tính
- Thuốc được sử dụng theo đường tiêm hoặc viên đạn
- Artesunat tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp
- Tránh phù phổi cấp
P. falciparum kháng thuốc

1 3
Kháng thuốc: khả năng
Phương pháp đánh
nhân lên hay tồn tại của
giá kháng thuốc
KST trong 1 nồng độ của 1
loại thuốc, mà bình thường
nồng độ này sẽ tiêu diệt hay
2
ngăn chặn sự nhân lên của
KST Hiện tượng này
có thể tương đối
hoặc hoàn toàn
Phương pháp đánh giá kháng thuốc
 Thử nghiệm in vivo
Cho bệnh nhân uống 1 liều điều trị chuẩn: kiểm soát KST trong máu
hàng ngày trong 7 ngày, sự tái phát trong 28 ngày
- Nhạy: sạch thể vô tính 7 ngày, không thấy KST xuất hiện lại
- Kháng độ I: sạch thể vô tính 7 ngày, nhưng KST xuất hiện lại trong
28 ngày
- Kháng độ II: Mật độ KST giảm hơn 25% so với ngày đầu
- Kháng độ III: Sau 48h KST giảm ít hơn 25% so với ngày đầu
 Thử nghiệm in vitro
- Ngăn chặn sự phân chia của thể tư dưỡng non thành thể phân liệt
- Thời gian tiếp xúc của KST với thuốc: 24 - 48h, 48 - 96h
DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT Ở VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả địa hình, khí hậu trong dịch tễ học sốt rét ở Việt Nam
2. Trình bày đặc điểm Plasmodium và vai trò của muỗi truyền bệnh sốt
rét
3. Nêu các yêu tố nguy cơ mắc bệnh
4. Phân vùng dịch tễ
5. Khái quát tình hình sốt rét hiện nay tại Việt Nam
Địa lý, khí hậu
- Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến sự sinh sản của muỗi Anopheles
- Việt Nam ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới
- Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 200C
- Độ ẩm 70 – 90%, lượng mưa khoảng 2.000 mm
- ¾ là địa hình rừng, đồi núi, ven biển
- Miền Bắc: mùa nóng và mùa lạnh
- Miền Nam: mùa khô và mùa mưa
Ký sinh trùng sốt rét
- Có 3 loài có mặt ở Việt Nam: P. falciparum, P. vivax, P. malariae
- P. falciparum phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi, cao nguyên
+ Kháng thuốc lần đầu tiên ở Nha Trang
- P. vivax chủ yếu vùng đồng bằng
+ Chưa phát hiện kháng thuốc
- P. malariae được thấy các vùng dân tộc thiểu số
- Hiện nay sự phân bố theo vùng không còn rõ ràng nữa
- Các tỉnh miền Bắc có tỷ lệ P. falciparum, P. vivax gần bằng nhau
- Miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam chủ yếu là P. Falciparum
- P. falciparum gây sốt rét ác tính và có hiện tượng kháng thuốc
- Mật độ chủng loại KSTSR quyết định mức độ nặng nhẹ của dịch
- Dịch do P. falciparum diễn biến nặng nhưng chấm dứt nhanh
- Dịch do P. vivax thường nhẹ nhưng kéo dài
Vectơ truyền bệnh
- Muỗi cái Anopheles là vectơ truyền bệnh sốt rét
- Các đặc điểm của muỗi:
+ Thời điểm và hoạt động của muỗi
+ Ái tính của muỗi
+ Nơi muỗi đẻ
+ Sự phát tán của muỗi
- Ở Việt Nam có đến 59 loài Anopheles
- Phân bổ ở vùng rừng núi, có mặt cao điểm tháng 8, 9, 10
- Thích sống ngoài nhà và hút máu người
- Đốt người vào lúc chiều tối
- Đẻ ở các vùng nước đọng, trong mát
- Mật độ muỗi Anopheles truyền bệnh cao, dịch dễ xảy ra
- Muỗi thuần dưỡng dịch xảy ra nhanh nhưng dễ dập tắt
- Muỗi bán thuần dưỡng và hoang dại thì khó phòng hơn
- Hiện nay muỗi đã kháng thuốc
Cơ thể cảm thụ
- Trẻ em có tính mẫn cảm đối với sốt rét cao hơn người lớn
- Giới tính không có liên quan đến yếu tố cảm thụ
- Nghề nghiệp có vai trò trong mắc bệnh
- Trong vùng lưu hành dịch thì tỷ lệ người đạt được miễn dịch thay đổi
theo tuổi
- Người bệnh và người lành mang bệnh là khởi điểm của việc lây truyền
- Hoạt động nghề nghiệp và sự di chuyển có tầm quan trọng trong dịch
tễ học sốt rét
Những yếu tố ảnh hưởng
Hoạt động kinh tế:
- Tác động đến 3 khâu của quá trình truyền bệnh: nguồn bệnh, vecto và cơ thể cảm
thụ
Các yếu tố xã hội:
- Mức sống
- Trình độ văn hóa
Yếu tố con người:
- Đa số làm nông lâm ngư nghiệp
- Biến động di dân
Các yếu tố kỹ thuật
- KSTSR kháng thuốc
- Vectơ kháng hóa chất
Phương thức đánh giá tình hình dịch tễ học
bệnh sốt rét

Tỷ lệ KST Mật độ KST

Các chỉ số
trên người

Tỷ lệ giao bào Tỷ lệ lách to


Các chỉ số trên muỗi

Bao gồm

Mật độ muỗi Tỷ lệ thoa trùng Tỷ lệ trứng nang


SR lưu hành trung bình
SR lưu hành nhẹ
9-12 tuổi: 11-50%
9-12 tuổi: không
quá 10%
Mức độ lưu hành
sốt rét

SR lưu hành nặng SR lưu hành thật nặng


2-9 tuổi: cao hơn 50% 2-9 tuổi: cao hơn 75%
Phân vùng sốt rét theo quốc tế
- Sốt rét lưu hành nhẹ
- Sốt rét lưu hành trung bình
- Sốt rét lưu hành nặng
- Sốt rét lưu hành rất nặng
Phân vùng sốt rét ở Việt Nam hiện nay
- Vùng 1: đồng bằng và đô thị
- Vùng 2: trung du
- Vùng 3: rừng thưa, vùng rừng núi nhô ra biển
- Vùng 4: vùng rừng miền Bắc, vùng núi miền Trung Tây Nguyên, rừng
miền Đông Nam bộ
- Vùng 5: cao nguyên miền Bắc
- Vùng 6: núi cao trên 800m ở miền Bắc, trên 1200 – 1500 ở miền Nam
- Vùng 7: vùng ven biển nước lợ (Phan Thiết)
Tình hình sốt rét hiện nay tại Việt Nam
- WHO xếp Việt Nam vào khu vực Tây Thái Bình Dương
- Dịch sốt rét xảy ra quanh năm
- Bệnh tăng theo mùa
- Số ca sốt rét tăng cao hơn mức tăng theo mùa thì xảy ra dịch
- Ven biển miền Trung dịch xảy ra các tháng 4, 5, 7, 8
- Tây Nguyên dịch xảy ra các tháng 8, 9, 10
- Lâm Đồng dịch xảy ra các tháng 4, 5, 11, 12
- Nam Bộ dịch xảy ra các tháng 5, 6, 7, 10
- Dịch thường xảy ra ở những cộng đồng chưa có miễn dịch đi vào vùng
sốt rét nặng
- 61 tỉnh thành đều có bệnh nhân sốt rét
- Thấp nhất là Hà Nội, An Giang, Cần thơ
- Cao nhất là Đắc Lắc, Gia Lai, Lai Châu, Bình Phước
PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được tầm quan trọng của công tác phòng chống sốt rét
2. Phân tích được các nguyên tắc phòng chống sốt rét
3. Trình bày được các biện pháp chủ yếu trong chương trình phòng
chống sốt rét
Nguyên tắc phòng chống sốt rét
1. Phòng chống trên quy mô rộng lớn
2. Phòng chống lâu dài
3. Xã hội hóa việc phòng chống sốt rét
4. Huy động cộng đồng tham gia
5. Có chiến lược phù hợp với quốc gia và địa phương
6. Xây dựng các kế hoạch nối tiếp liên tục
7. Tạo và duy trì các biện pháp phòng chống sốt rét bền vững
Các biện pháp chính để phòng chống sốt rét
1. Phát hiện bệnh
2. Chẩn đoán bệnh
3. Điều trị
4. Quản lý bệnh nhân sốt rét
5. Phòng chống vector
6. Bảo vệ người lành
7. Phát triển kinh tế
8. Phát triển giáo dục nâng cao dân trí
9. Truyền thông giáo dục sức khỏe
10. Phát triển giao thông, mạng lưới y tế
11. Huy động sự tham gia của cộng đồng
12. Phát triển nghiên cứu khoa học
Những khó khăn chủ yếu trong phòng chống
sốt rét hiện nay
- Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
- Du canh du cư/di dân tự do
- Kinh tế xã hội ở các vùng sốt rét lưu hành còn kém phát triển
- Biến động dân số
- Vùng sốt rét lưu hành rộng
Nhiệm vụ chính trong công việc phòng chống
sốt rét hiện nay ở tuyến cơ sở
- Phát hiện và điều trị triệt để cho những người mang ký sinh trùng sốt
rét
- Phòng chống muỗi đốt
- Giám sát dịch tễ học sốt rét chặt chẽ
- Giám sát sự kháng thuốc
- Củng cố và duy trì hoạt động của nhân viên y tế thôn bản
- Phát triển các điểm kính hiển vị đến xã

You might also like