You are on page 1of 16

BÀI 35 : VIÊM PHỔI CHƯƠNG TRÌNH

PHÒNG CHỐNG HÔ HẤP CẤP


BÀI 36: VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
BÀI 37 : HEN PHẾ QUẢN
Nhóm 2
THÀNH VIÊN NHÓM
Quách Thị Hạnh
Phước Nghĩa
Trần Thị Hà
Thanh Loan
Kiều Trang
Thảo Nhi
2.1. Xác định vị trí tổn thương của bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hen phế quản trên
hình vẽ cấu tạo phổi, cây phế quản

Câu 2.5 So sánh nguyên nhân , triệu chứng lâm sàng , cận lâm sàng,tiến triển, biến chứng và
hướng điều trị của bệnh viêm phổi , viêm tiểu phế quản và hen phế quản
Viêm phổi Viêm tiểu phế quản Hen phế quản
Nguyên Thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra, Thường do virus gây ra, như Là một bệnh mãn tính, không phải do
nhân như Streptococcus pneumoniae, virus hô hấp syncytial (RSV) nhiễm khuẩn mà do tác động của các
Haemophilus influenzae, hoặc influenza hoặc Influenza tác nhân gây viêm như hút thuốc lá, ô
virus nhiễm không khí và di truyền
Triệu Sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan sốt, ói... Ho, sổ mũi, sốt, nhịp thở Ho kéo dài, khó thở, tiếng ngực rít,
chứng tăng,... cảm giác ngực căng, và có thể có triệu
lâm sàng chứng khác như mệt mỏi, khó ngủ.
Cận lâm + Công thức máu: bạch cầu tăng trên + Công thức máu: bạch cầu + Đo chức năng hô hấp + Công thức
sàng 15000/mm^3 với ưu thế đa nhân trung tính bình thường, lympho chiếm ưu máu: Eosinophil tăng >5%, + X-
gợi ý viêm phổi do vi trùng + CRP: tăng thế + Tìm RSV trong dịch tiết quang phổi
trên 20mg/l trong viêm phổi cấp do vi trùng mũi hầu
+ Xét nghiệm đàm + X- quang phổi
Tiến Có thể tiến triển từ viêm phổi cấp tính đến Thường tự giảm dần sau một Là một bệnh mãn tính, có thể có các
triển viêm phổi nhiễm trùng, viêm phổi mãn tính vài ngày hoặc tuần, nhưng có cơn hen phế quản kéo dài và tăng dần
hoặc gây biến chứng như viêm màng phổi thể gây ra biến chứng như viêm theo thời gian.
phổi hoặc viêm tai giữa.

Biến Biến chứng có thể là viêm màng phổi, viêm Biến chứng có thể là viêm phổi Biến chứng có thể là cơn hen phế quản
chứng phổi nhiễm trùng hoặc suy hô hấp. Điều trị hoặc viêm tai giữa. Điều trị bao nặng, viêm phổi hoặc suy tim. Điều trị
và bao gồm kháng sinh (nếu cần thiết), thuốc gồm nghỉ ngơi, uống đủ nước, bao gồm: hỗ trợ hô hấp, thuốc dãn phế
hướng giảm đau, thuốc ho, nghỉ ngơi và uống đủ thuốc giảm đau, thuốc ho và quản, thuốc kháng viêm
điều trị nước. thuốc giảm viêm
2.6 Trình bày liều lượng, cách dùng, tác dụng không mong muốn của thuốc
Amoxicillin Cefotaxim: Salbutamol Prednisolone

Liều - người lớn là 250-500mg - người lớn là 1-2g - người lớn là 2-4mg mỗi 4-6 giờ. - người lớn là 5-60mg mỗi
lượng mỗi 8 giờ hoặc 500- mỗi 8-12 giờ. Đối với Đối với trẻ em, liều dùng phụ ngày. Đối với trẻ em, liều
875mg mỗi 12 giờ. -Đối trẻ em, liều dùng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và dùng phụ thuộc vào trọng
với trẻ em, liều dùng phụ thuộc vào trọng lượng thường là 0,1-0,15mg/kg/liều lượng cơ thể và thường là
thuộc vào trọng lượng cơ cơ thể và thường là 0,14-2mg/kg/ngày chia
thể và thường là 20- 50-180mg/kg/ngày thành 1-4 lần dùng
45mg/kg/ngày chia thành chia thành 3-4 lần
2-3 lần dùng dùng.

Cách Amoxicillin thường được thường được dùng qua được dùng qua đường hít hoặc Prednisolone thường được
dùng dùng qua đường uống đường tiêm tĩnh mạch qua đường uống. Đối với đường dùng qua đường uống
hoặc tiêm cơ hít, sử dụng bình xịt. Đối với
đường uống, sử dụng viên nén
hoặc dung dịch uống

Tác dụng -bao gồm tiêu chảy, buồn bao gồm tiêu chảy, run tay, nhức đầu, cảm giác lo tăng cân, tăng huyết áp,
không nôn, nôn mửa và phản ứng buồn nôn, nôn mửa, lắng, nhịp tim nhanh tăng nguy cơ nhiễm trùng,
mong dị ứng như phát ban, ngứa viêm da tiếp xúc giảm miễn dịch, loét dạ
muốn da. dày tá tràng.
Tình huống lâm sàng 1 :
Bé Lan, 3 tuổi, nhập viện với lý do sốt , ho, khó thở .
Mẹ khai bé bệnh 3 ngày nay, lúc đầu trẻ sốt , sau đó ho, gia đình đưa đi khám
bác sĩ tư và mua thuốc cho uống nhưng không bớt, ngày thứ 3 trẻ sốt, kèm theo
khó thở, gia đình đưa cháu nhập viện.
Thầy thuốc khám: trẻ tỉnh, nhiệt độ 39 độ C , nhịp thở 45 lần/ phút, cân nặng 12
kg. Ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ khắp 2 phổi. Các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh

Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhi :
- Tổng phân tích tế bào máu :WBC 13k/mm3 , Neu 80%, Lympho 15% , Hbg
14g/dL, Hct 40%, PLT 259k/mm3
1. Liệt kê các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh nhân này , với các triệu chứng trên bạn
nhận định bệnh nhi bị bệnh gì ? Tại sao ?
- Triệu chứng cơ năng: lúc đầu sốt, sau đó ho, có uống thuốc nhưng không bớt, ngày thứ 3 sốt kèm theo
khó thở
- Triệu chứng thực thể : sốt cao 39 độ C, nhịp thở 45 lần/phút, ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ khắp 2 phổi. WBC
tăng 13k/mm3
- Đây là các triệu chứng cho thấy bệnh nhân bị bệnh Viêm phổi
2. Bạn cần hỏi và khám thêm triệu chứng gì để giúp chuẩn đoán bệnh được chính xác?
Phải kiểm tra kĩ phổi của trẻ , hỏi thêm trẻ có bị nôn, ói, đau bụng , ớn lạnh, mệt mỏi , đổ mồ hôi không.
Nếu có thì khả năng cao bé bị viêm phổi
3.Bạn cần yêu cầu làm thêm cận lâm sàng gì để giúp chuẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân gây bệnh
a.Công thức máu: Bạch cầu tăng trên 15.000/mm 3
b. CRP : tăng trên 20mg/l trong viêm phổi cấp do vi trùng
c. Xét nghiệm đàm (soi,cấy)
ở trẻ lớn ho khạc được , ở trẻ nhỏ thì hút dịch phế quản hoặc dịch dạ dày, xét nghiệm này rất dễ bị ngoại
nhiễm
d. X-quang phổi
4. Theo bạn nếu không điều trị kịp thời , bệnh có thể có biến chứng gì?
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này như: Viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, tràn
dịch màng tim, trụy tim, kháng kháng sinh, còi xương kém phát triển.
5. Theo bạn hướng điều trị của bệnh nhân là gì?
- Nếu trẻ bị viêm phổi không nặng: Chỉ thấy trẻ có dấu hiệu ho và thở nhanh thì có thể điều trị ngoại trú,
dùng kháng sinh hỗn hợp Cotrimoxazol (480mg) hoặc dùng Amoxicillin theo dõi sau 2 - 3 ngày, nếu thấy
đỡ thì điều trị đủ 5 - 7 ngày. Ngược lại, nếu không đỡ hoặc có dấu hiệu nặng thêm thì điều trị như viêm
phổi nặng.
- Nếu trẻ bị viêm phổi nặng: Có các dấu hiệu như khó thở, co rút lồng ngực thì cần được nhập viện để
điều trị. Dùng thuốc kháng virus Benzylpenicillin (Penicillin G) hoặc kháng sinh Ampicillin kết hợp theo
dõi phản ứng sau 2 - 3 ngày. Nếu đỡ tiếp tục dùng đủ 5 - 10 ngày, nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì
chuyển sang điều trị như viêm phổi rất nặng.
- Nếu trẻ bị viêm phổi rất nặng: Trẻ có dấu hiệu khó thở, co rút lồng ngực, tím tái li bì thì cần điều trị tại
bệnh viện. Sử dụng Benzylpenicillin phối hợp với Gentamycin (80mg) hoặc dùng kháng sinh
Chloramphenicol một đợt 5 - 10 ngày hoặc Ampicillin kết hợp với Gentamycin (80mg) hoặc kháng sinh
chống nhiễm trùng Cefuroxime.
Tình huống lâm sàng 2:

Bệnh nhi Hoàng, 14 tháng, nhập viện vì khò khè và khó thở, mẹ bé khai bệnh 2
ngày:
Bệnh sử : ngày đầu trẻ sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi. Ngày 2 trẻ sốt, ho nhiều hơn
kèm theo khò khè và khó thở, gia đình thấy vậy đưa cháu nhập viện.
Thầy thuốc khám khi vào viện : Trẻ quấy khóc, nhiệt độ 38 độ C , nhịp thở 50
lần/ phút , co lõm ngực, khò khè, phổi ran ẩm, ran rít rải rác 2 phế trường, các
cơ quan khác bình thường.
Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhi :
- Tổng phân tích tế bào máu :WBC 7k/mm3 , Neu 60%, Lympho 25% ,
Eosine:5%, Hbg 14,5g/dL, Hct 42%, PLT 300k/mm3
1. Liệt kê các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh nhân này , với các triệu chứng trên bạn
nhận định bệnh nhi bị bệnh gì ? Tại sao ?
-Triệu chứng cơ năng: ngày đầu trẻ sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi. Ngày 2 trẻ sốt, ho nhiều hơn kèm theo khò
khè và khó thở
-Triệu chứng thực thể : Trẻ quấy khóc, nhiệt độ 38 độ C , nhịp thở 50 lần/ phút , co lõm ngực, khò khè,
phổi ran ẩm, ran rít rải rác 2 phế trường. Lympho chiếm ưu thế 25%
-Với các triệu chứng trên cho thấy bé có khả năng bị bệnh Viêm tiểu phế quản
2. Bạn cần hỏi và khám thêm triệu chứng gì để giúp chuẩn đoán bệnh được chính xác?
Phải khám kĩ phổi cho trẻ , vì viêm tiểu phế quản đặc trưng sẽ bị ho, khò khè, thở nhanh,co lõm lồng
ngực
3. Bạn cần yêu cầu làm thêm cận lâm sàng gì để giúp chuẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân gây bệnh
a.Công thức máu: Bạch cầu bình thường, lympho chiếm ưu thế
b.X-quang ngực thẳng : Không đặc hiệu bao gồm các dấu hiệu:
+ Hình ảnh ứ phế nang
+ Hình ảnh xẹp phổi do tiểu phế quản bị tắc nghẽn
+ Đôi khi phim phổi bình thường (10%)
c.Tìm RSV trong dịch tiết mũi hầu: Không chỉ định đại trà
4.Theo bạn nếu không điều trị kịp thời , bệnh có thể có biến chứng gì?
Nếu không được điều trị, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như: Suy hô hấp, viêm phổi (do dễ
bị nhiễm thêm vi trùng), xẹp phổi (do tắc đờm), viêm tai giữa...
Cần lưu ý bệnh có thể sẽ kéo dài hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và nguy cơ tử vong cũng nhiều hơn.
5.Theo bạn hướng điều trị của bệnh nhân là gì?
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, việc điều trị bệnh sẽ hướng tới làm
giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng. Các biện pháp điều trị này dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung,
các triệu chứng trẻ đã xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh do
virus gây ra do đó, thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng không điều trị bệnh này, trừ các trường hợp trẻ
bị bội nhiễm do vi khuẩn gây ra. Khi trẻ mắc bệnh có các triệu chứng ở mức độ nhẹ mẹ có thể chăm sóc trẻ
tại nhà bằng cách:

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để tránh tình trạng mất nước ở trẻ;
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, không bỏ bữa;
- Vệ sinh mũi và miệng của trẻ bằng nước muối sinh lý;
- Làm thông thoáng mũi cho trẻ;
- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
- Theo dõi các triệu chứng của trẻ;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa và các mùi kích thích khác;
- Cho trẻ tái khám định kỳ;
- Vệ sinh tai cho trẻ hằng ngày…
Đa số trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản đều nhẹ và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trẻ có
thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp hay có biểu hiện mất nước, trẻ cần được đưa đến bệnh
viện khẩn cấp. Các biện pháp y tế thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ gồm:

Dịch truyền tĩnh mạch (IV) để bù nước và điện giải cho trẻ nếu trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng
và từ chối uống nước;
Sử dụng máy thở để giúp trẻ thở dễ dàng hơn, ổn định nhịp thở;
Hút dịch nhầy từ mũi và miệng của trẻ để, giúp trẻ dễ thở, không khí lưu thông dễ dàng;
Khi ngủ, mẹ kê gối dưới đầu để nâng cao đầu của trẻ. Lưu ý, mẹ không nên dùng chung gối với trẻ sơ
sinh;
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau;
Dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng, không gian phòng thoáng mát, trẻ cảm thấy thoải mái
và dễ chịu hơn…
Thông thường, các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em sẽ thuyên giảm và dần biến mất,
bệnh được chữa khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn, chiếm tỷ lệ 20% tổng
số trẻ mắc bệnh.

Lưu ý, khi chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản, mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi không có
chỉ định của bác sĩ.
Tình huống lâm sàng 3 :
Bệnh nhi Mai, 4 tuổi, nhập viện vì khó thở.
Bệnh sử: Trẻ khỏe mạnh bình thường, buổi tối lúc đầu trẻ hắt hơi, sổ mũi, ho
vài tiếng sau đó xuất hiện khò khè, khó thở, vã mồ hôi, khó thở ngày một tăng
thấy vậy người nhà đưa trẻ nhập viện.
Thăm khám ghi nhận: trẻ mệt, kích thích, vật vã, khò khè , nhiệt độ 37,5 độ C,
mạch rõ 120 lần/phút, nhịp thở 40 lần/ phút, phổi ran rít, ngáy rải rác 2 phế
trường, bụng mềm, gan lách không to, cân nặng 15 kg
Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhi :
Tổng phân tích tế bào máu :WBC 6k/mm3 , Neu 60%, Lympho
26% ,Eosine:6%, Hbg 14g/dL, Hct 40%, PLT 305k/mm3
1. Liệt kê các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh nhân này , với các triệu chứng trên bạn
nhận định bệnh nhi bị bệnh gì ? Tại sao ?
-Triệu chứng cơ năng: lúc đầu trẻ hắt hơi, sổ mũi, ho vài tiếng sau đó xuất hiện khò khè, khó thở, vã mồ
hôi, khó thở ngày một tăng
-Triệu chứng thực thể: trẻ mệt, kích thích, vật vã, khò khè , nhiệt độ 37,5 độ C, mạch rõ 120 lần/phút,
nhịp thở 40 lần/ phút, phổi ran rít, ngáy rải rác 2 phế trường. Eosine tăng 6%
-Với các triệu chứng trên cho thấy bé có khả năng bị bệnh Hen phế quản
2. Bạn cần hỏi và khám thêm triệu chứng gì để giúp chuẩn đoán bệnh được chính xác?
Cần nghe kỹ phổi kiểm tra có ran ẩm, ran ngáy , ran rít không
Nhịp tim, nhịp thở sẽ nhanh hơn người bình thường , lồng ngực căng phồng, cánh mũi phập phồng hoặc
co kéo hõm ức
3.Bạn cần yêu cầu làm thêm cận lâm sàng gì để giúp chuẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân gây bệnh
Xét nghiệm chuẩn đoán và điều trị:
Công thức máu : Eosinophil tăng > 5%, bạch cầu đâ nhân trung tính tăng nếu có bội nhiễm
X-quang phổi : Nếu có ứ sẽ có hình ảnh : lồng ngực căng phồng , khoảng gian sườn dãn rộng, vòm hoành
hạ thấp , phẳng, 2 phế sườn tăng sáng
Khí máu động mạch
4. Theo bạn nếu không điều trị kịp thời , bệnh có thể có biến chứng gì?
- Xẹp phổi: Đây là một biến chứng thường gặp, xuất hiện ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện do hen phế
quản. Khi hen được kiểm soát, tình trạng xẹp phổi sẽ được cải thiện.
- Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở bệnh nhân bị hen, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo
theo thời gian dẫn đến giảm thể tích khí thở ra, khí cặn tăng.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Bệnh hen phế quản làm các phế nang bị giãn rộng, tại các
vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng, Khi phải làm việc
nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
- Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài gây ra thiếu oxy não.
- Suy hô hấp: thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở
liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và phải được sự hỗ trợ của máy thở. Đây là một tình trạng nguy
hiểm có thể gây tử vong
5. Theo bạn hướng điều trị của bệnh nhân là gì?
a. Dựa vào tiền sử và tình trạng, mức độ của bệnh
- Điều trị hen phế quản ở trẻ em cần chú ý đến phân loại từng cấp độ, tình trạng bệnh của trẻ để theo
dõi chặt chẽ và có hướng điều trị phù hợp.
-Đối với trẻ có cơn hen nhẹ
Bác sĩ thường dùng khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở
phế quản nhóm salbutamol (Ventolin, Solmux Broncho,…), Terbutaline sulphate ( Bricanyl,…). Việc
làm sạch mũi, thông thoáng đường thở (Sterimar, sofmer,…) luôn cần thiết trong quá trình điều trị giai
- Đối với trẻ có cơn hen vừa
Bác sĩ sử dụng khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng
phun sương như Fluticason propionate (Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,…).
- Đối với trẻ có cơn hen nặng
Sử dụng Oxy qua mặt nạ – Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh
giá lại sau mỗi lần phun) – Hydrocortison hoặc Methyl prednisolon.
Cơn hen trở nặng (hen ác tính)
Trẻ phải được nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế
quản, thuốc corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở bằng máy.
-Để điều trị hen phế quản hiệu quả bác sĩ cần phân loại từng cấp độ bệnh của trẻ
2. Thuốc điều trị hen phế quản
• Thuốc cắt cơn hen thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline)… dùng
dưới dạng xịt có định liều hoặc dạng phun khí dung.
• Thuốc kiểm soát cơn hen gồm thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài có tác
dụng ngăn ngừa cơn hen. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng
đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-
formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)…

You might also like