You are on page 1of 74

TH1: 

Nam 32 tuổi, không có triệu chứng gì, đi khám tình cờ phát hiện nhiễm Salmonella typhi.
1.1 0.3đ: Chẩn đoán:
Nhiễm trùng không triệu chứng.
1.2. Chu kỳ bệnh nhiễm: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh, hồi phục
1.3. Người lành mang trùng là: Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý, nhưng có
thể thải mầm bệnh và làm lây lan.
1.4 Multiple choice: Trường hợp người lành mang trùng: Uốn ván/Thương hàn/Tả/ Lỵ amíp
1.5. Ủ bệnh có đặc điểm, trừ: Là thời ký sinh vật phát triển trong cơ thể/ Có thể lây lan thời kỳ
này/ Có thể sốt nếu sức đề kháng yếu/ Thời gian thay đổi tùy vào đường xâm nhập
TH2: Nam 20 tuổi, 5 ngày trước tiêu phân vàng lỏng 2 lần/ngày, đau âm ỉ vùng khung đại tràng,
không sốt, mót rặn sau tiêu, phân ít đàm máu, không mất nước.
2.1. Chẩn đoán: Lỵ amip/ Tả/ Lỵ trực trùng/ Bướu đại tràng
2.2. Amip lây qua đường:  Tay bẩn bốc thức ăn đưa vào miệng
2.3. Triệu chứng không thường gặp trong amip đại tràng: Sốt
2.4. Chẩn đoán phù hợp với BN có hội chứng lỵ, không sốt, BC không tăng: Lỵ trực khuẩn/Lỵ
Amip/Viêm đại tràng/K đại tràng
2.5 Multi: Theo dõi lâm sàng và khám bụng trong bệnh lỵ amip đại tràng cấp: Đi tiêu nhầy như
nhựa chuối/Thủng đại tràng/ Không phản ứng thành bụng/ Phản ứng thành bụng
TH 3: Nam 44 tuổi, đột ngột sốt cao ớn lạnh, mệt, nghẹt mũi, đau cơ toàn thân. Ho khan,
đàm trắng, đau ngực. Chẩn đoán: Cúm.
3.1. Biến chứng cúm ít xảy ra nhưng tử vong cao nhất: Viêm xoang hàm/ Viêm phổi tiên phát/
Hội chứng Reye/ Viêm phế quản phổi bội nhiễm
3.2. Xét nghiệm tin cậy chẩn đoán: Soi tươi bệnh phẩm từ phết họng, dịch tiết hô hấp/ Huyết
thanh chẩn đoán
3.3. Kháng nguyên type cúm gia cầm gây bệnh cho người: H1H3H5/ H3H5H7
3.4. Đặc điểm dịch tễ cúm người: Virus cúm bắt đầu lây từ giai đoạn khởi phát/Những thay đổi
kháng nguyên chủ yếu Hemagglutinin và Neuraminidase gây đại dịch
3.5 Multi. Phòng ngừa cúm, trừ: Phát hiện, cách ly sớm các trường hợp nghi ngờ cúm (không
phải DỊCH cúm)/Hạn chế tụ tập, tập trung đông người MÙA DỊCH/ Đeo mask lúc làm
việc/ Kháng sinh phổ rộng cho những người không được tiêm vaccine
TH 4: Same as 1st case.
4.1 Same as 1.1
4.2. Phân loại bệnh truyền nhiễm thường dùng: Phân loại theo tác nhân/lâm sàng/cơ chế
4.3. Giả sử BN có biểu hiện lâm sàng, xuất viện khi: hết triệu chứng, xét nghiệm bình thường,
không còn mang vi khuẩn, hết thời gian cách ly
4.4. Bệnh lây lan qua đường hô hấp: Bạch hầu
4.5 Multi: Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa: Bạch hầu/thủy đậu/thương hàn/tả
TH 5: Nam 24 tuổi, sốt trên 1 tháng. Tiền sử: Tiêm chích ma túy, ho khạc đàm trắng, sụt 7kg,
cân nặng hiện tại: 45kg, suy kiệt. Và nhiều triệu chứng khác...
5.1 Chẩn đoán hướng tới trước tiên: HIV/AIDS
5.2 Multi: Xét nghiệm: tư vấn làm HIV 3 phương pháp/ Công thức máu, X quang, BK đờm,
ngoáy họng tìm nấm/CTM, XQ, BK đờm/ All 
5.3. Giai đoạn lâm sàng ở BN này: Giai đoạn 2
5.4. Xét nghiệm thấy CDA = 150, điều trị gì ở BN này: Điều trị nhiễm trùng cơ hội/ Điều trị dự
phòng nhiễm trùng cơ hội/ ARV/ Điều trị nhiễm trùng cơ hội + ARV
5.5 BN AIDS có CD4<100, nhiễm trùng cơ hội thường gặp: viêm màng não lao
TH 6: Viêm não mô cầu
6.1. Kháng sinh đầu tiên: Penicillin G?
6.2. Trẻ em nhiễm trùng huyết thể cấp dùng KS: Doxy 200
6.3. Nếu dị ứng Penicillin, thay thế bằng: Ampicillin
6.4. Trường hợp tiếp xúc với người bệnh, KS phòng: Rifampicin
6.5 Multi. Biện pháp dự phòng trẻ <2y, chọn câu SAI:
Uống Rifampicin 10mg/kg/12h x2d/ Uống vaccine đúng liều (Tiêm)/ Uống Minocycline/ Kết
hợp uống Rifampicin với vaccine để gia tăng hiệu quả phòng
TH 7: Same as 2nd case
7.1. Same
7.2. CLS chẩn đoán: Soi phân/Huyết thanh chẩn đoán/ A, B đúng/ A, B sai
7.3. Đặc điểm amip bào nang: màng đôi rất dày bảo vệ chống lại dịch tiêu hóa?
7.4 Multi. Xét nghiệm phân: Giữ phân ở 37oC/ Giữ phân trong tủ lạnh/ Cho vào dung dịch
MIF/ Lấy mẫu, soi ngay tại phòng xét nghiệm
7.5. Liều Metronidazol ở người lớn: 1.5-2g/d x10d
TH 8: Bệnh 2 ngày, sốt ớn lạnh kèm đau cơ. Ngày thứ hai sốt cao nổi hạch bẹn, nách, rất đau ->
Nhập viện. Số 39oC, hạch bẹn, nách sưng nóng đỏ đau, kích thước 1.5x2cm, ấn nhẹ rất đau.
8.1. Chẩn đoán: Dịch hạch/Sốt ve mò/Bạch hầu/Sởi
8.2 Multi. Chọn câu SAI: Hạch thường thấy ở nhiều vị trí khác nhau/ Vị trí hạch theo thứ tự cổ,
nách, bẹn/ Hạch gây đau dữ dội/ Da ở mặt trên hạch thường xuất huyết lan rộng
8.3. Thể hạch điều trị trễ hoặc điều trị sai, diễn tiến: Dịch hạch thể nhiễm trùng da, thể phổi/
Dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, viêm phổi
8.4. Biện pháp KHÔNG phù hợp phòng chống cho cộng đồng: Phát kháng sinh cho tất cả dân
trong cộng đồng uống ngừa đầy đủ khi có dịch nổ ra
8.5. Kháng sinh điều trị dịch hạch thể hạch nặng: Streptomycin/ Trimethoprim sulfate
TH 9: Nam 26 tuổi, bệnh 5d sốt cách nhật. Khởi đầu rét run, mệt, nhức đầu 30', sốt cao 1hr hết
sốt, qua cơn bình thường.
9.1. Chẩn đoán: Sốt rét
9.2. Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tăng bạch cầu trung tính/ Số lượng bạch cầu bình
thường, tăng bạch cầu ái toan
9.3 Multi. Chẩn đoán phân biệt sốt rét chưa biến chứng ở tuyến huyện: Sốt xuất huyết Dengue/
Nhiễm Rickettsia/ Nhiễm virus cúm/ Tất cả sai
9.4. Cơ chế gây phù phổi cấp trong sốt rét có biến chứng do P. Falciparum: tổn thương vách phế
nang mao mạch phổi
9.5. Triệu chứng của P. Falciparum: Rối loạn toan kiềm/Suy tuần hoàn/Suy hô hấp, thở nhanh,
tím tái, phù phổi cấp?
TH 10: Sán lá gan lớn Fasciola sp
10.1. Sán trưởng thành không sinh tại gan, trừ: Opisthorchis felineus
10.2. Đường lây: Ăn rau sống có nhiễm ấu trùng nang/ Uống nước có ấu trùng lông/ Ăn gan tái
có sán non/ Nuốt trứng sán
10.3. Thuốc không có tác dụng điều trị: Praziquantel/ Emetin/ Artesunate/ Bithionol
10.4. Đặc điểm của Triclabendazole, trừ: Bài tiết chủ yếu qua đường gan, mật/ Hấp thụ tốt lúc
đói/ Dùng cho trẻ em/ Tác dụng phụ nhẹ
10.5 Multi. Biến chứng: Xơ gan/Viêm đường mật xơ hóa/ K gan/ Thiếu máu nặng
_________________________________________________________________________
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
BN nam 30 tuổi, nghề nghiệp công nhân, cư trú tại quận 8, TPHCM. Bệnh nhân nhập viện vì sốt
N6.
N1-3: sốt cao đột ngột 39-40oC, kèm theo đau đầu, đau nhức mỏi cơ toàn thân. Bệnh nhân tự
mua thuốc hạ sốt uống, sốt có giảm nhưng sau đó 1-2 giờ sốt cao trở lại.
N4-6: giảm sốt, còn 37.5-38oC, bệnh nhân mệt nhiều, lừ đừ, than đau bụng, nôn ói nhiều lần 8-
10 lần/ngày, mỗi lần nôn ra ít thức ăn hoặc dịch trong, không có máu, ăn uống kém. Nhập viện
BV Bệnh Nhiệt Đới
Tình trạng nhập viện:
- BN tỉnh, vẻ đừ
- Mạch 100 l/phút, HA 100/70 mmHg, To 37.8 độ C, Nhịp thở 22 l/phút, SpO2 97%/
khí trời
- Chi ấm, CRT <2s
- Chấm xuất huyết rải rác toàn thân, tập trung nhiều ở tay và chân
- Cổ mềm
- Tim đều, T1 T2 rõ
- Âm phế bào giảm 2 đáy phổi
- Bụng ấn đau hạ sườn (P), gan to 3cm dưới bờ sườn
Câu 1: Chẩn đoán phù hợp nhất tại thời điểm nhập viện
a. Sốt rét
b. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
c. Nhiễm trùng huyết
d. Sốc sốt xuất huyết Dengue
Câu 2: Xét nghiệm không cần thiết tại thời điểm nhập viện
a. Công thức máu
b. Tổng phân tích nước tiểu
c. X quang ngực thẳng
d. Hematocrit tại giường
Câu 3: Đâu không phải là yếu tố gợi ý bệnh nặng trên bệnh nhân này
a. Nôn ói nhiều
b. Đau bụng hạ sườn (P)
c. Gan to 3cm dưới bờ sườn
d. Chấm xuất huyết rải rác toàn thân
Câu 4: Điều trị thích hợp tại thời điểm hiện tại
a. Hạ sốt bằng ibuprofen
b. Lactate Ringer 6 ml/kg/giờ trong 1-2 giờ
c. Bù dịch bằng đường uống
d. Kháng sinh đường tĩnh mạch
Câu 5: Sau 1h truyền dịch, bệnh nhân mệt nhiều, tay chân ấm HA đo được là 100/80 mmHg, Hct
56%, chẩn đoán hiện tại và xử trí tiếp theo
a. Sốc sốt xuất huyết Dengue, truyền Lactate Ringer 15 ml/kg/giờ x 1 giờ
b. Sốc sốt xuất huyết Dengue, truyền dịch cao phân tử 15 ml/kg/giờ x 1 giờ
c. Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, truyền hồng cầu lắng 10 ml/kg
d. Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, truyền Noradrenaline 1 ug/kg/phút
BN nữ 26 tuổi, nghề nghiệp buôn bán, địa chỉ tại huyện Nhà Bè, TPHCM. Bệnh nhân nhập viện vì
sốt. Bệnh 5 ngày
N1-3: BN sốt 39 – 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, ăn uống kém. Sốt không
giảm sau khi uống thuốc hạ sốt.
N4-5: Còn sốt 38-39 độ C, nôn ói 6-7 lần/ngày, đau bụng nhiều, chảy máu răng và ra huyết âm
đạo nhiều, người nhà thấy bệnh nhân lừ đừ nên đưa nhập viện BV Bệnh Nhiệt Đới.
Tình trạng nhập viện
Bệnh tỉnh, lừ đừ, thể trạng béo phì (Cân nặng 90 kg, chiều cao 163 cm, BMI 33)
Mạch 130 lần/phút
HA 90/70 mmHg
T: 37.9 độ C
Thở nhanh 24 lần/phút, SpO2 98%
Chi mát, CRT 3s
Chấm xuất huyết rải rác 2 chi dưới
Tim đều
Phổi giảm âm phế bào 2 đáy phổi
Bụng mỡ dày khó khám
Xét nghiệm: BC máu 5000/uL, Hct 58%, tiểu cầu 2000/ml, X quang ngực thẳng tràn dịch màng
phổi 2 bên
Câu 1: Chẩn đoán ít nghĩ đến nhất tại thời điểm nhập viện
a. Sốc sốt xuất huyết Dengue
b. Sốt rét ác tính thể sốc
c. Viêm cơ tim cấp
d. Viêm phổi
Câu 2: Xét nghiệm nào đóng vai trò theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị trên bệnh nhân này
a. Hct
b. Tiểu cầu máu
c. Bạch cầu máu
d. X quang ngực thẳng
Câu 3: Điều trị ban đầu trên BN này
a. Truyền Lactate Ringer 15ml/kg/giờ theo cân nặng hiệu chỉnh
b. Truyền Lactate Ringer 15ml/kg/giờ theo cân nặng lý tưởng
c. Truyền Lactate Ringer 15ml/kg/giờ theo cân nặng thực
d. Truyền cao phân tử 15ml/kg/giờ theo cân nặng thực
Câu 4: Yếu tố cho thấy bệnh nhân đáp ứng với điều trị, ngoại trừ
a. Nước tiểu > 0.5 ml/kg/giờ
b. Huyết áp dãn, mạch trở về bình thường hoặc chậm xuống
c. Hct giảm <35% hoặc >20% so với Hct lúc vào sốc
d. Tất cả các câu trên đều cho thấy bệnh nhân đáp ứng điều trị
Câu 5: Yếu tố nguy cơ tái sốc ở những bệnh nhân sốc sốc xuất huyết Dengue, NGOẠI TRỪ
a. Béo phì
b. Hct cao lúc vào sốc
c. Sốt kéo dài hơn 3 ngày
d. Sốc sâu, mạch và huyết áp không đo được lúc vào sốc
Tình huống 3: BN nam 24 tuổi, nghề nghiệp lái xe, nhà ở TP Thủ Đức. Nhập viện vì sốt, bệnh 4
ngày.
N1-3: BN sốt cao 39-40 độ, sốt không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt, kèm theo có đau đầu,
mỏi cơ, đau bụng, nôn ói 6-7 lần/ngày
N4: BN còn sốt cao, mệt nhiều, lừ đừ, kèm theo chảy máu răng lượng ít (máu chảy sau khi đánh
răng). Nhập viện BV Bệnh Nhiệt Đới
Tiền căn: 3 tháng gần đây có vài lần đi Bình Phước và Đắk Lắk.
Tình trạng BN lúc nhập viện:
BN tỉnh, đừ
Thể trạng béo phì (CN 100kg, cao 1m70, BMI 34)
Mạch nhẹ 120 lần/phút
HA 80/60 mmHg
Thở nhanh 26 lần/phút
Tim đều
Giảm âm 2 đáy phổi
Bụng ấn đau hạ sườn (P), gan to 5cm dưới bờ sườn
Còn chảy máu răng
Chấm xuất huyết rải rác 2 chi dưới
Câu 1: Chẩn đoán nào ít nghĩ đến nhất ở bệnh nhân này
a. Sốc sốt xuất huyết Dengue
b. Sốt rét ác tính
c. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
d. Sốc nhiễm trùng
Câu 2: Xét nghiệm nên làm ngay trên bệnh nhân này, chọn nhiều câu đúng:
a. Phết máu ngoại biên tìm KST sốt rét
b. Công thức máu
c. Tìm kháng nguyên NS1
d. Hematocrit tại giường
Câu 3: Xét nghiệm hiện tại: Hct 58%, xử trí tiếp theo trên bệnh nhân này:
a. Truyền Lactate Ringer 15ml/kg/giờ x 1 giờ
b. Cấy máu, kháng sinh tĩnh mạch
c. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline 1ug/kg/phút
d. Truyền hồng cầu lắng 5ml/kg/giờ
Câu 4: Sau điều trị 1 giờ, mạch 110 l/p, HA 90/70 mmHg, Hct 56%, xử trí tiếp theo:
a. Tiếp tục Lactate Ringer 15ml/kg/giờ x 1 giờ
b. Truyền dịch cao phân tử 15ml/kg/giờ x 1 giờ
c. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline 1ug/kg/phút
d. Giảm liều Lactate Ringer 10ml/kg/giờ x 2 giờ
Câu 5: BN này sau khi được điều trị ổn, cho xuất viện, điều nào sau đây cần làm để dự phòng
mắc bệnh, NGOẠI TRỪ
a. Không cần thiết, vì bệnh có miễn dịch suốt đời
b. Phát quang bụi râm, giữ vệ sinh quanh nhà
c. Ngủ mùng
d. Tất cả đều đúng
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, nghề nghiệp nhân viên văn phòng, trọ ở Bình Dương, nhập viện vì sốt, lơ
mơ. Bệnh sử: 5 ngày 
N1-3:  sốt 38-39 độ C, kèm nhức đầu, mệt mỏi, ăn uống kém, khám và điều trị bác sĩ tư được
chẩn đoán sốt siêu vi, điều trị không rõ. 
N4-5: sốt cao, nhức đầu nhiều, nôn ói 2-3 lần, li bì. N5, bệnh nhân nói nhảm được thân nhân
đưa đến nhập viện.
Tiền căn: không tiền căn lao phổi, không tiền căn chấn thương sọ não
Tình trạng nhập viện:
 Khi day ấn xương ức, bệnh nhân mở mắt, gạt tay bác sĩ khám, miệng nói ú ớ

 Sốt 390C, M 87 l/p, HA 120/70 mmHg, nhịp thở 20 l/p, SpO2 96%
 Cổ gượng
 Kernig (+)
 Tim đều, phổi trong, bụng mềm
 Không dấu thần kinh định vị
 Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường
Câu 1: Điểm só Glasgow của bệnh nhân này
a. E2M2V3
b. E3M2V3
c. E2M5V2
d. E3M5V3
Câu 2: Chẩn đoán có thể tại thời điểm nhập viện, chọn nhiều đáp án
a. Lao màng não
b. Viêm màng não mủ
c. Viêm não màng não do siêu vi
d. Viêm màng não do nấm
Câu 3: Bước xử trí kế tiếp
a. Soi đáy mắt sau đó chọc dịch não tủy
b. Chụp CT scan sọ não
c. Cấy máu
d. A và C đúng
Câu 4: Kết quả DNT: DNT đục, đạm 150 mg%, đường 15 mg% (đường huyết lúc chọc dò 90 mg
%), lactate 12 mmol/L, tế bào: bạch cầu 5500/mm 3 (90% đa nhân). Chẩn đoán hợp lý nhất lúc
này là
a. Viêm màng não mủ
b. Lao mang não
c. Viêm màng não do siêu vi
d. Viêm mang não tăng BC ái toan
Câu 5: Hướng xử trí tiếp theo là
a. Thuốc kháng lao
b. Kháng virus
c. Kháng sinh điều trị VMN mủ
d. Kháng nấm
Tình huống 2: BN nam, 52 tuổi, thợ mổ heo, nhà ở Tây Ninh. BN nhập viên vì sốt cao và nói
sảng. Bệnh 3 ngày
Bệnh sử: BN sốt 38 độ C, ớn lạnh kèm nhức đầu và nôn ói. Bệnh nhân tự mua thuốc cảm ở nhà
thuốc tây gần nhà uống. Sáng N3, BN sốt cao 39 độ C, nôn ói liên tục, la hét kích động, được
thân nhân đưa đến nhập viện.
Tình trạng nhập viện:
 BN lơ mơ, GCS E3M4V3 10 điểm

 Mạch 100 lần/phút; huyết áp 110/70 mmHg; T: 39 0C, nhịp thở 24 lần/phút.
 Da niêm hồng, không tử ban
 2 bàn tay có nhiều vết đứt nhỏ
 Tim đều
 Phổi trong
 Bụng mềm, gan lách không sờ chạm
 Cổ gượng
 Không dấu thần kinh định vị
 Soi đáy mắt: không phù gai thị
Câu 1: Chẩn đoán ít nghĩ tại thời điểm nhập viện
a. Viêm màng não mủ
b. Lao màng não
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Viêm não - màng não siêu vi
Câu 2: Bước xử trí tiếp theo ở bệnh nhân này
a. Chọc dò dịch não tủy
b. Chụp CT scan sọ não
c. Kháng sinh tĩnh mạch ngay
d. Cấy máu trước khi sử dụng kháng sinh
Câu 3: Kết quả DNT: Dịch đục, ap lực mở: 28 cmH 2O, tế bào: BC 3650/µl (N:90%, L:10%); HC
150/ µl; đạm: 2,5 g/L; đường DNT/máu: 1,5/7,2 mmol/l. Chẩn đoán hiện tại:
a. Sốt rét ác tính thể não
b. Viêm não – màng não siêu vi
c. Lao màng não
d. Viêm màng não mủ
Câu 4: Điều trị
a. Kháng sinh tĩnh mạch + Dexamethasone
b. Kháng siêu vi
c. Kháng sinh tĩnh mạch
d. Kháng lao
Câu 5: Kết quả nhuộm Gram DNT: cầu trùng Gram dương đứng riêng từng đôi một. Tác nhân
gây bệnh thường gặp nhất ở bệnh nhân này là:
a. Neisseria meningitidis
b. Streptococcus pneumoniae
c. Streptococcus suis
d. Haemophilus influenzae
Tình huống 3: BN nam 22 tuổi, sinh viên, nhà ở Bình Thuận, hiện đang ở ktx. Nhập viện vì sốt và
nói sảng. Bệnh 5 ngày
N1-3: BN sốt 38-39 độ C, uống thuốc hạ sốt có giảm, đau đầu, chán ăn, nhức mỏi toàn thân.
N4-5: Sốt cao >39 độ C, đau đầu nhiều hơn, nôn ói 3-4 lần/ngày, chiều ngày 5 có lơ mơ, nói
sảng nên nhập viện BV Bệnh Nhiệt Đới.
Tiền căn: thời gian gần đây có về nhà ở Bình Thuận, không ăn tiết canh, thịt tái hay trực tiếp làm
thịt lợn.
Khám lâm sàng:
BN lơ mơ, day xương ức BN mở mắt, có cử động chân, nói ú ớ
Sinh hiệu: mạch 95 l/p, HA 120/70 mmHg, nhịp thở 24 l/p, SpO2 95%
Tử ban rải rác ở thân mình, kích thước đa dạng, có hoại tử trung tâm
Cổ gượng
Tim đều, phổi trong, bụng mềm
Không dấu thần kinh định vị
Soi đáy mắt không phát hiện bất thường
Câu 1: Xử trí tiếp theo cần thiết nhất ở bệnh nhân
a. Phết máu ngoại biên tìm KST sốt rét
b. Chọc dò dịch não tủy
c. Chụp CT scan sọ não
d. Cấy máu, kháng sinh tĩnh mạch sau khi cấy máu
Câu 2: Yếu tố nguy cơ có giá trị gợi ý bệnh ở bệnh nhân này
a. Sống ở ký túc xá
b. Giới tính nam
c. Trẻ tuổi
d. Về nhà ở Bình Thuận
Câu 3: Kết quả nhuộm Gram DNT: Song cầu gram âm 2 mặt dẹt. Tác nhân gây bệnh có thể nhất
là:
a. Neisseria meningitidis
b. Streptococcus pneumoniae
c. Streptococcus suis
d. Haemophilus influenzae
Câu 4: Kháng sinh điều trị phù hợp trên bệnh nhân này, chọn nhiều câu đúng
a. Penicillin G
b. Cephalosporin thế hệ III
c. Metronidazole
d. Macrolide
Câu 5: Liều hóa dự phòng cho những người ở cùng bệnh nhân này
a. Rifampicin 10mg/kg liều duy nhất
b. Ceftriaxone 2g/ngày x 3 ngày
c. Ciprofloxacin 500mg liều duy nhất
d. Penicillin G 200000 đơn vị/kg tiêm mạch liều duy nhất
_______________________________________________________

HIV
Bệnh nhân nam, 22 tuổi, nhập viện vì nổi mụn nước. Bệnh 5 ngày, không sốt, nổi mụn nước lan
dần vùng quanh mắt T đến ½ trán T, cảm giác đau và bỏng rát vùng sang thương.
Câu 1: Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất ở bệnh nhân trên
a. Thủy đậu
b. Zona
c. Hepes
d. Kiến ba khoang cắn
Câu 2: Ở BN này, khi khai thác thêm thông tin tiền căn và bệnh sử, thông tin nào sau đây ít cần
thiết nhất
a. Sụt cân
b. Bị côn trùng, kiến ba khoang cắn ở vị trí sang thương trước đó
c. Tiền căn sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
d. Tiền căn tiếp xúc với người mắc thủy đậu
Câu 3: BN được thực hiện xét nghiệm test nhanh chẩn đoán HIV, có kết quả dương tính. Kết
luận nào sau đây là phù hợp nhất
a. BN mắc zona và nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 2
b. BN mắc zona và có thể nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 2
c. BN mắc thủy đậu tái phát và nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 2
d. BN mắc thủy đậu tái phát và có thể nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 2
Câu 4: Sau khi được chẩn đoán xác định nhiễm HIV, chiến lược điều trị ARV ở BN này sẽ là
a. Khởi trị ARV ngay sau khi BN được điều trị khỏi Zona
b. Khởi trị ARV sau khi BN được điều trị khỏi Zona 4 tuần
c. Khởi trị ARV ngay lập tức nếu CD4 dưới 200 tế bào
d. Khởi trị ARV ngay lập tức sau khi đã loại trừ nhiễm trùng cơ hội khác
Câu 5: Điều trị thuốc kháng virus trên BN này, điều nào sau đây là phù hợp nhất
a. Sử dụng Acyclovir đường uống
b. Sử dụng Acyclovir đường tĩnh mạch
c. Sử dụng Acyclovir đường uống, chuyển sang đường tĩnh mạch nếu BN xuất hiện
biến chứng hoặc diễn tiến nặng
d. Không cần điều trị với Acyclovir
Tình huống 2: Bệnh nhân nam, 36 tuổi, đến khám bệnh vì sốt kéo dài. Bệnh 2 tháng, sốt về
chiều tối, thỉnh thoảng có ho khan, sụt 8kg (BN trước đó nặng 70kg) trong thời gian bệnh; một
tuần nay BN sốt cao liên tục kèm ho đàm ngà nhiều, không khó thở, không đau ngực. Khám: BN
tỉnh, sốt 39oC, thở êm, SpO2 96% khí trời, mạch và huyết áp ổn; sang thương sẩn hồng ban ở
vùng mũi, trán và nếp mũi má; hạch cổ P # 1.5cm, giới hạn rõ, mật độ chắc vừa, không đau, nổi
cách nhập viện 3 tháng.
Câu 1: BN có bao nhiêu yếu tố trong bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng gợi ý có thể có tình
trạng nhiễm HIV
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 2: Sang thương ở mặt BN được nghĩ đến nhiều nhất là
a. Hồng ban sẩn ngứa
b. Viêm da tiết bã
c. Nhiễm nấm Talaromyces marneffei
d. Tất cả các chẩn đoán trên đều có thể
Câu 3: BN này được xét nghiệm và chẩn đoán xác định nhiễm HIV, bệnh cảnh hô hấp ở trường
hợp này có khả năng cao nhất là
a. Lao phổi
b. Viêm phổi vi trùng
c. Viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP)
d. Nhiễm nấm phổi
Câu 4: Cận lâm sàng quan trọng giúp chẩn đoán ở trường hợp này, loại trừ
a. XQ ngực thẳng
b. Soi đàm tìm AFB
c. Cấy đàm
d. Soi mủ hạch tìm AFB
Câu 5: BN này được xác định mắc lao, điều trị ARV ở BN này được bắt đầu
a. Cùng lúc với điều trị thuốc kháng lao
b. Sau khi điều trị thuốc kháng lao 2 tuần
c. Sau khi điều trị thuốc kháng lao 1 tháng
d. Sau khi điều trị thuốc kháng lao xong giai đoạn tấn công
Tình huống 3: BN nữ 38 tuổi, nhập viện vì lơ mơ. Bệnh sử 10 ngày, sốt nhẹ, than nhức đầu,
thỉnh thoảng có ói. 3 ngày nay BN đừ hơn, nói lẫn lộn, có lúc khích thích, kèm đi tiểu khó. Sáng
cùng ngày người nhà thấy BN li bì, không tỉnh nên đưa BN nhập viện. Tiền căn: lao phổi đã điều
trị khỏi cách 2 năm, 1 tháng nay BN sụt 5kg (cân nặng trước đó 48kg) và hay bị tiêu chảy tái đi
tái lại. Khám: BN lơ mơ, GCS E2M5V3, sụp mi mắt T, yếu ½ người P. Test nhanh HIV tại khoa cấp
cứu dương tính.
Câu 1: Chẩn đoán nào nghĩ nhiều nhất trên BN này
a. Viêm màng não mủ
b. Viêm não do Toxoplasma gondii
c. Lao màng não
d. Viêm màng não nấm
Câu 2: Trường hợp BN này được xét nghiệm đầy đủ và chẩn đoán xác định nhiễm HIV, phân độ
giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV ở BN này sẽ là
a. Giai đoạn lâm sàng 1
b. Giai đoạn lâm sàng 2
c. Giai đoạn lâm sàng 3
d. Giai đoạn lâm sàng 4
Câu 3: Kế hoạch để chẩn đoán bệnh cảnh chính ở BN này phù hợp nhất là
a. Chọc dò thắt lưng kháo sát DNT để chẩn đoán
b. Chụp XQ ngực thẳng có tổn thương nghĩ lao phổi sẽ chẩn đoán được lao màng não
c. Chụp CT scan sọ não sau đó khảo sát DNT nếu không có chống chỉ định chọc dò
d. Chụp MRI não xem có tổn thương dạng vòng nhẫn của Toxoplasma gondii hay
không, sau đó khảo sát DNT nếu không có chống chỉ định chọc dò
Câu 4: BN được chẩn đoán xác định lao màng não, chiến lược điều trị sẽ là
a. Điều trị thuốc kháng lao và ARV đồng thời bất kể giá trị CD4
b. Điều trị thuốc kháng lao, nếu số lượng tế bào CD4 dưới 200 thì điều trị đồng thời
ARV
c. Khởi trị ARV ngay lập tức và chưa cần điều trị thuốc kháng lao ngay; lao là bệnh
cảnh do tình trạng suy giảm miễn dịch gây tái hoạt, do đó, khi điều trị ARV nâng
tình trạng miễn dịch lên thì cơ thể BN có thể tự kiểm soát bệnh.
d. Điều trị thuốc kháng lao, nếu đáp ứng thuốc thuận lợi thì bắt đầu điều trị ARV 2
tuần sau đó
Câu 5: BN này ghi nhận được có 2 đời chồng, chồng trước chết cách nay 10 năm vì lao phổi – xơ
gan do VGSV B mạn – không rõ tình trạng nhiễm HIV do không xét nghiệm, hồi trẻ có từng chích
ma túy; BN có 1 đứa con với chồng trước chết lúc 4 tuổi không rõ nguyên nhân; trước đó bé
hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần. Nếu được, BN này nên được tầm soát sớm tình trạng
nhiễm HIV tại thời điểm nào
a. Thời điểm chồng trước BN được chẩn đoán lao phổi – xơ gan/VGSV B mạn
b. Thời điểm con của BN với chồng trước mắc viêm phổi tái lại nhiều lần
c. Khi BN mắc lao phổi 2 năm trước
d. Tất cả câu trên đều đúng
VIÊM NÃO SIÊU VI
Tình huống 1: BN nữ, 56 tuổi, nhà ở Q3. Nhập viện vì lơ mơ, bệnh 4 ngày. N1: BN sốt cao liên
tục, nhức đầu, nhợn ói, tỉnh. N2 – 3: còn sốt và nhức đầu, thỉnh thoảng người nhà nghe BN nói
ngửi thấy mùi hôi kỳ lạ và nghe tiếng nói xì xào bên tai, ngoài ra BN sinh hoạt bình thường. N4:
BN bắt đầu nói sảng, sau đó lên cơn co giật toàn thân # 2ph, sau giật BN lơ mơ nên được người
nhà đưa đi nhập viện. Tiền căn: BN hoàn toàn khỏe mạnh, không rời khỏi TPHCM trong 6 tháng
trước đó. Khám lâm sàng: BN lơ mơ, gọi lớn mở mắt, đáp ứng đau chính xác, rên rỉ kêu đau; cổ
mềm, không yếu liệt tay chân, không liệt TK sọ, đồng tử 2 bên đều; không sang thương da; tim
phổi bụng bình thường.
Câu 1: Chẩn đoán nghĩ nhiều nhất
a. Viêm màng não mủ
b. Viêm não
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Hạ đường huyết
Câu 2: Đánh giá mức độ hôn mê ở BN này theo thang điểm Glasgow coma score (GCS) được
bao nhiêu điểm
a. 10
b. 11
c. 12
d. 13
Câu 3: Xử trí tiếp theo trên bệnh nhân này
a. Chụp CT scan sọ não sau đó chọc dò tủy sống nếu không có chống chỉ định
b. Chọc dò tủy sống ngay
c. Không cần chụp CT scan sọ não và chọc dò tủy sống, cho điều trị thuốc kháng
sinh
d. Không cần chụp CT scan sọ não và chọc dò tủy sống, cho điều trị thuốc kháng
siêu vi
Câu 4: Sau khi chọc dò tủy sống, kết quả DNT thu được: BC 180 tế bào (đơn nhân 80%); protein
0.8 g/l; glucose máu/DNT 3.5/5; lactate 2.6 mmol/l. Chẩn đoán tại thời điểm hiện tại là
a. Viêm màng não siêu vi
b. Viêm não siêu vi
c. Viêm màng não mủ
d. Viêm màng não mủ cụt đầu
Câu 5: BN được điều trị với thuốc kháng siêu vi Acyclovir truyền tĩnh mạch, cần chú ý tác dụng
phụ gì khi sử dụng thuốc này cho BN
a. Viêm tĩnh mạch
b. Động kinh
c. Suy thận
d. Viêm gan do thuốc
Tình huống 2: BN nam, 22 tuổi, nhà ở Long An. Nhập viện vì lơ mơ. Bệnh 3 ngày, sốt cao, nhức
đầu, ói. Cùng ngày, người nhà phát hiện BN nói sảng, cử động bất thường nên đưa BN đi NV.
Khám lâm sàng: BN lơ mơ, GCS E2M4V2, có cơn ngưng thở - thở không đều, tăng trương lực cơ
toàn thân.
Câu 1: Cần hỏi thêm gì ở BN này, chọn ý phù hợp nhất
a. Tiền căn sử dụng thuốc
b. Tiền căn chích ngừa viêm não Nhật Bản
c. Bệnh sử chấn thương đầu
d. Dịch tễ tiếp xúc với trẻ mắc Tay chân miệng
Câu 2: BN được chụp CT scan sọ não, hình ảnh học gợi ý tác nhân có khả năng nhất gây bệnh
cảnh này là
a. Tổn thương thùy thái dương 1 bên nghĩ tác nhân HSV
b. Tổn thương thân não nghĩ Enterovirus
c. Tổn thương đồi thị nghĩ Viêm não Nhật Bản
d. Tất cả đều đúng
Câu 3: Xét nghiệm chẩn đoán tác nhân virus trong DNT có thể gây bệnh là, chọn câu sai
a. PCR HSV
b. PCR virus Viêm não Nhật Bản
c. Huyết thanh chẩn đoán Viêm não Nhật Bản
d. PCR Enterovirus
Câu 4: Điều trị trên BN này, phù hợp nhất là
a. Hỗ trợ hô hấp, chụp CT scan sọ não, khảo sát DNT
b. Chụp CT scan sọ não, khảo sát DNT, hỗ trợ hô hấp
c. Chụp CT scan sọ não, khảo sát DNT
d. Chỉ cần khảo sát DNT
Câu 5: Về vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, chọn đáp án phù hợp nhất
a. Người sống ở vùng dịch tễ viêm não Nhật Bản cần được chích đủ vắc xin liều cơ
bản
b. Người không sống ở vùng dịch tễ, chỉ đi du lịch ngắn ngày đến vùng dịch tễ thì
không cần tiêm ngừa vắc xin.
c. Cả 2 câu trên đúng
d. Cả 2 câu trên sai
Tình huống 3: BN nữ, 20 tuổi. Nhập viện vì sốt cao. Bệnh 3 ngày.
N1-2: Sốt cao liên tục, nhức mỏi cơ, tỉnh, nhức đầu khi sốt, không ói
N3: Còn sốt cao, nổi chấm xuất huyết ở chân, không xuất huyết khác. BN sốt nhiều mệt nên
nhập viện.
Khám: BN tỉnh, sinh hiệu ổn, petechia dương tính rải rác ở hai chân, gan không to, không ói,
tiêu tiểu bình thường, ăn ít vì mệt.
N4: Còn sốt cao, ói nhiều, ăn ít, sau đó BN đừ hơn, nói lẫn lộn khi sốt sau đó la hét và nói sảng,
mạch và huyết áp ổn.
Câu 1: Nguyên nhân lơ mơ trên BN này có thể là, chọn câu sai
a. Giảm tưới máu não do sốc sốt xuất huyết Dengue
b. Viêm não do Dengue
c. Hạ đường huyết
d. Hạ Natri máu
Câu 2: BS có dự định khảo sát DNT ở BN này, cần chú ý gì
a. Tình trạng xuất huyết và xét nghiệm tiểu cầu – đông máu
b. Tình trạng sốc
c. Cả 2 ý trên đúng
d. Cả 2 ý trên sai
Câu 3: Xét nghiệm NS1 của BN vào ngày bệnh thứ 3 dương tính. Kết quả DNT có BC 25 tế bào,
đơn nhân 70%; protein 0.6 g/l; glucose máu/DNT 4/7; lactate 1.5 mmol/l. Na máu 118 mmol/l.
Chẩn đoán có thể là
a. Viêm màng não do Dengue
b. Viêm não do Dengue kèm rối loạn điện giải
c. Sốt xuất huyết Dengue nặng kèm bệnh lý não do Dengue (rối loạn điện giải)
d. Tất cả đều đúng
Câu 4: Điều trị trên bệnh nhân này, chọn nhiều câu đúng
a. Bù Na ưu trương
b. Chống phù não bằng manitol
c. Dùng thuốc kháng siêu vi
d. Tất cả đều sai
Câu 5: Xét nghiệm để chẩn đoán xác định tác nhân Dengue gây viêm não ở BN này là
a. NS1 dịch não tủy
b. MAC ELISA Dengue dịch não tủy
c. PCR Dengue dịch não tủy
d. Tất cả đều đúng
SỐT MÒ
Câu 1: Bệnh nhân Nguyễn Văn A, 32 tuổi, làm rẫy ở Campuchia. Bệnh nhân đến khám tại bệnh
viện huyện với lý do sốt lạnh run vào ngày 14. BN than đau đầu nhiều, tiêu lỏng 3-4 lần/ngày,
phân không đàm máu, các triệu chứng còn lại không đặc hiệu. Chẩn đoán có thể ở BN này?
a) Thương hàn, Leptospira, sốt xuất huyết
b) Sốt rét, sốt mò, sốt xuất huyết
c) Tiêu chảy nhiễm trùng, sốt mò, Leptospira.
d) Thương hàn, sốt mò, sốt rét.
Câu 2: Khám lâm sàng bệnh nhân trên: tỉnh táo, không vàng da, không thiếu máu, nốt loét đóng
mài đường kính 1 cm vùng bẹn phải, hạch bẹn phải sưng to, gan, lách to và không ghi nhận bất
thường ở các hệ thống cơ quan khác. Tác nhân gây bệnh ở bệnh nhân này?
a) Plasmodium falciparum
b) Orientia tsutsugamushi
c) Salmonella typhi
d) Flavivirus dengue
Câu 3: Vector truyền bệnh trên bệnh nhân này:
a) Muỗi Aedes
b) Ấu trùng mò Leptotrompidium spp
c) Muỗi Anopheles
d) Ruồi
Câu 4: Xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh nêu trên:
a) Phản ứng Weil-Felix
b) Soi phết máu ngoại biên
c) NS1
d) Phản ứng Widal
Câu 5: Thuốc điều trị nên ưu tiên sử dụng trên bệnh nhân này:
a) Ciprofloxacin
b) Ceftriaxone
c) Doxycyclin
d) Dihydroartenisinin
Tình huống 2
Câu 1: Bệnh nhân nữ 16 tuổi, sốt cao lạnh run ngày 7, đau đầu nhiều, tiền căn đi giúp chú hái
cây trong vườn ở Bình Phước. Khám có vết loét đóng mài d #0.5 cm ở cánh tay trái, nổi hạch
nách trái. Hiện tại chẩn đoán sơ bộ là sốt mò. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh gì:
a) Sốt rét
b) Sốt xuất huyết
c) Sốt siêu vi
d) Viêm màng não mủ
Câu 2. Sau nhập viện, bệnh nhân đau đầu nhiều hơn, khám cổ gượng (+), dịch não tủy bạch cầu
tăng đơn nhân ưu thế, glucose, protein bình thường… nghĩ nhiều đến chẩn đoán nào:
a) Sốt rét ác tính thể não
b) Sốt xuất huyết Dengue thể não
c) Sốt mò biến chứng viêm màng não
d) Lao màng não
Câu 3: Thuốc điều trị nên ưu tiên sử dụng trên bệnh nhân này:
a) Artesunate
b) Ceftriaxone
c) Doxycyclin
d) Thuốc kháng lao
Câu 4: Bệnh sốt mò các các yếu tố sau, ngoại trừ:
a) Bệnh lây lan không phải do con mò trưởng thành hút máu người
b) Bệnh không bao giờ truyền từ người sang người
c) Nếu điều trị kháng sinh thích hợp, thời gian cắt sốt trung bình 48-72h
d) Miễn dịch của bệnh là bền vững
Câu 5: Vị trí thường gặp của vết loét do mò đốt:
a) Lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông
b) Bẹn, nách, đùi, bìu, nếp thắt lưng quần
c) Đầu, mặt, cổ
d) Cẳng tay, cẳng chân
Tình huống 3
Câu 1: Bệnh nhân nữ nhà ở quận 8, cách đây 2 tuần có đi làm rẫy ở Bình Phước, nhập viện vì sốt
ngày 7, sốt cao liên tục, đáp ứng hạ sốt, đau đầu nhiều, nói sảng trong cơn sốt, ngoài cơn bệnh
nhân tỉnh táo. Chẩn đoán ưu tiên ở thời điểm hiện tại:
a) Sốt rét
b) Sốt mò
c) Sốt xuất huyết
d) Thương hàn
Câu 2: Khám BN có vết loét đóng mài d# 1cm ở vùng xương cùng cụt. Các xét nghiệm chẩn đoán
nguyên nhân đều âm tính. Chẩn đoán nghĩ nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là gì?
a) Sốt rét
b) Sốt mò
c) Sốt xuất huyết
d) Thương hàn
Câu 3: Xử trí phù hợp ở thời điểm hiện tại là gì?
a) Chọc dò dịch não tủy
b) Điều trị thử bằng doxycycline
c) Điều trị thử bằng thuốc kháng sốt rét
d) Điều trị thử bằng kháng sinh ceftriaxone
Câu 4: Vector truyền bệnh sốt mò:
a) Chuột trưởng thành
b) Chuột con
c) Con mò trưởng thành
d) Ấu trùng mò
Câu 5: Bệnh sốt mò các các yếu tố sau, ngoại trừ:
a) Vào máu, xâm nhập và tăng sinh trong các tế bào nội mô
b) Thời kỳ toàn phát sốt dạng cao nguyên
c) Có thể viêm phổi mô kẽ trên Xquang, thậm chí ARDS
d) Nên dự phòng bằng vaccin
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
BN nữ, 26 tuổi, nhập viện vì vàng da, bệnh 12 ngày
N1-7: BN thấy người uể oải, chán ăn, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, thường xuyên buồn nôn và
nôn sau ăn. BN đi khám phòng mạch tư được chẩn đoán: Viêm dạ dày, nhưng uống thuốc
không thấy đỡ.
N8-12: đi tiểu thấy nước tiểu vàng sậm khác thường, sau đó thấy mắt vàng và da vàng  khám
BV huyện, được làm xét nghiệm. Kết quả: Bilirubin TP 140 umol/L; Bilirubin TT 100 umol/L; ALT
1200 IU/L; AST 700 IU/L; GGT 80 IU/L.
Trong suốt quá trình bệnh, BN không sốt, đi tiêu phân vàng đóng khuôn bình thường.
Câu 1: Chi tiết nào gợi ý BN ÍT có khả năng bị nhiễm trùng đường mật?
A. GGT không cao
B. BN đi tiêu phân vàng, không phải phân nhạt màu
C. Không sốt
D. Bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế

Câu 2: Câu hỏi nào KHÔNG CẦN THIẾT hỏi trong phần tiền căn bản thân của BN?
A. Đã từng bị vàng da trước đây hay chưa?
B. Đã chích ngừaViêm gan chưa?
C. Đã từng thử xét nghiệm Viêm gan chưa?
D. Có thường xuyên ăn các loại trái cây có màu cam như: đu đủ, cam, quýt,…

Câu 3: Câu hỏi nào KHÔNG CẦN THIẾT hỏi trong phần tiền căn bản thân của BN?
A. Đã từng hiến máu/được truyền máu lần nào chưa?
B. Có thường xuyên ăn tiết canh/nội tạng động vật không?
C. Đã có gia đình/quan hệ tình dục chưa?
D. Có xăm mình không?

Câu 4: Các marker nên làm cho BN ở thời điểm nhập viện, NGOẠI TRỪ?
A. IgM anti HAV
B. IgG anti HBc hoặc Total anti HBc
C. IgM anti HBc
D. HBsAg, anti HCV

Câu 5: Giả sử: IgG anti HBc dương, IgM anti HBc âm, IgM anti HAV dương. Kết luận?
A. Viêm gan siêu vi B cấp
B. Đợt bùng phát Viêm gan siêu vi B mạn
C. Viêm gan siêu vi A cấp
D. Câu A và B đều có thể đúng

Tình huống 2
BN nam, 26 tuổi, làm thợ cắt tóc. BN nhập viện vì vàng da. Bệnh 14 ngày.
N1-3: BN mệt mỏi, chán ăn, sốt (không rõ nhiệt độ), cảm giác hơi ớn lạnh khi sốt, 2 cơn/ngày.
BN đi khám PK tư được chẩn đoán: Nhiễm siêu vi, cho toa về.
N4-9: BN hết sốt, nhưng vẫn còn mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, buồn nôn và
nôn sau ăn. BN nôn khoảng 6-7 lần/ngày, ra ít thức ăn/dịch trắng trong, không có máu. Đồng
thời đi tiểu thấy nước tiểu vàng sậm hơn bình thường, lượng nước tiểu khoảng
1000-1500ml/ngày. BN quay lại PK tư, được chẩn đoán: Viêm dạ dày cấp-Rối loạn tiêu hóa, cho
thuốc về uống, nhưng tình trạng không giảm. BN không khai với BS về màu sắc nước tiểu vì cho
rằng do mình uống ít nước.
N10-11: người nhà thấy mắt BN vàng  đưa BN đi nhập viện
N12-14: da BN bắt đầu vàng lên. Xét nghiệm: Bilirubin TP 180 umol/L; Bilirubin TT 140 umol/L;
ALT 6500 IU/L; AST 3800 IU/L; GGT 130 IU/L. HBsAg, anti HCV, anti HAV IgM, anti HEV IgM đều
âm tính. BN được chuyển lên BV tuyến trên với chẩn đoán: Viêm gan chưa rõ nguyên nhân.
Câu 1: Yếu tố nào ở trên gợi ý BN này ÍT có khả năng bị vàng da do tắc nghẽn đường mật sau
gan?
A. ALT cao gần gấp đôi AST
B. GGT thấp hơn nhiều lần so với ALT, AST
C. Bilirubin TT chiếm ưu thế cao
D. BN không có cơn đau quặn mật

Câu 2: Xét nghiệm nào có tính khả thi cao nhất để loại trừ nguyên nhân tắc nghẽn đường mật
sau gan trên ca này?
A. Chụp MRI đường mật
B. Nội soi đường mật
C. Siêu âm bụng
D. ALP

Câu 3: Sau khi lên BV tuyến trên, BN này lại được chẩn đoán Viêm gan siêu vi B cấp. Theo bạn,
BN này đã được làm thêm xét nghiệm gì?
A. HBVDNA
B. HBeAg
C. IgM anti HBc
D. Total anti HBc

Câu 4: Với tình trạng hoại tử tế bào gan và vàng da nhiều như vậy, bạn cần theo dõi sát biến
chứng gì trên lâm sàng và trên xét nghiệm, NGOẠI TRỪ?
A. Biến chứng xuất huyết (đặc biệt xuất huyết nội, xuất huyết niêm mạc)
B. Hôn mê gan
C. Prothrombin Time (PT, TQ)
D. Sỏi thận do ứ đọng quá nhiều Bilirubin trong nước tiểu

Câu 5: Hỏi tiền căn, BN là người có quan hệ tình dục đồng tính với nhiều bạn tình, trong 6 tháng
gần đây cũng có quan hệ tình dục nhiều lần. Theo bạn, BN cần được tư vấn làm thêm xét
nghiệm gì khác?
A. Tầm soát HSV
B. Tầm soát HPV
C. Tầm soát HIV
D. Tầm soát HEV

Tình huống 3:
Viện Pasteur TPHCM đang điều tra một ổ dịch nhỏ. Tại khu ở tập trung của một nhóm công
nhân gồm 30 người đang thi công cho một công trình xây dựng, có 8 người có các triệu chứng
gần giống nhau đến nhập viện, đó là mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ hoặc không sốt, sau đó vàng
mắt vàng da. Ở thời điểm nhập viện, tất cả BN đều không sốt, xét nghiệm có Bilirubin TP tăng
cao gấp từ 5-20 lần giá trị bình thường, men gan (ALT, AST) tăng cao gấp 10-40 lần giá trị bình
thường, trong đó ALT chiếm ưu thế. Các nhà dịch tễ nghi ngờ đây là ổ dịch Viêm gan siêu vi A
cấp.
Câu 1: Con đường truyền bệnh của HAV?
A. Đường hô hấp
B. Đường phân-miệng
C. Đường máu và dịch tiết
D. Đường hô hấp và đường phân-miệng

Câu 2: Vật chất di truyền của HAV?


A. DNA chuỗi đơn
B. DNA chuỗi đôi
C. RNA chuỗi đơn
D. RNA chuỗi đôi

Câu 3: Xét nghiệm nào có giá trị chẩn đoán Viêm gan siêu vi A cấp?
A. HAVDNA
B. HAVRNA
C. IgG anti HAV
D. IgM anti HAV

Câu 4: Đặc điểm Viêm gan do HAV gây ra?


A. Chỉ gây ra Viêm gan cấp, không gây Viêm gan mạn
B. Phần lớn gây Viêm gan cấp, một số ít gây Viêm gan mạn trên nhóm BN có suy
giảm miễn dịch nặng
C. Có thời gian ủ bệnh dài hơn Viêm gan do HBV gây ra
D. Có thể gây suy gan cấp nhưng không gây tử vong

Câu 5: Đâu là ý đúng về phương pháp phòng ngừa nhiễm HAV?


A. Hiện nay, chưa có vaccine ngừa HAV
B. Thực hiện quan hệ tình dục an toàn
C. Thực hiện tầm soát HAV trong truyền máu, không dùng chung kim tiêm
D. Thực hiện rửa tay thường quy bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến
thức ăn, ăn chín uống sôi
SỐT RÉT (18)
Tình huống 1:
BV X tiếp nhận một BN từ BV tuyến trước chuyển lên được chẩn đoán: Sốt xuất huyết Dengue
nặng thể não. Đây là một BN nam, 53 tuổi, bệnh 3 ngày. N1-2: BN sốt (không rõ nhiệt độ) 2-3
cơn/ngày kèm đau đầu nhiều. Khi giảm sốt, BN có giảm đau đầu nhưng vẫn đau âm ỉ liên tục
trong ngày. N3: BN nằm li bì, lay gọi không trả lời thành câu, chỉ nói ú ớ không rõ lời  người
nhà đưa đến BV. Các xét nghiệm đã được làm: CTM có BC 8K/uL; N 60%, Hct 27.3%, Hgb 9 g/dL;
PLT 30 K/uL. NS1 âm tính.
Câu 1: Bệnh cảnh của BN phù hợp điểm nào trong SXH Dengue?
A. SXH Dengue nặng thể não có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của SXH
Dengue, vì vậy BN lơ mơ ở N3 của bệnh có thể phù hợp
B. PLT có thể giảm sớm ở N3 trong SXH Dengue
C. NS1 âm tính ở N3 vẫn có thể xảy ra trong SXH Dengue vì độ nhạy của xét nghiệm
tìm kháng nguyên NS1 <90%
D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Bệnh cảnh của BN có điểm nào không phù hợp với SXH Dengue?
A. Trong SXH Dengue, PLT có thể giảm ở N3 nhưng thường >100 K/uL
B. Trong SXH Dengue, Hct ở N3 thường vẫn còn bình thường hoặc tăng nhẹ (<20%
so với Hct nền)
C. Trong SXH Dengue, BC thường giảm sớm hơn hoặc có thể cùng lúc với PLT
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Hỏi kỹ tiền căn, BN đi xuất khẩu lao động ở Angieria mới về Việt Nam được 1 tháng nay.
Các bạn làm chung với BN có nhiều người bị sốt rét, riêng BN đã từng bị sốt rét 2 lần khi còn ở
Châu Phi. Xét nghiệm nào cần làm ngay tức thì cho BN này?
A. Phết lam máu ngoại biên nhuộm Giêm sa tìm KST Sốt rét
B. Phết lam máu ngoại biên nhuộm Xanh methylene tìm KST Sốt rét
C. PCR tìm KST Sốt rét
D. A và C đúng

Câu 4: Khi soi lam máu dưới kính hiển vi (ở giọt mỏng), phát hiện hồng cầu bị nhiễm KSTSR nhỏ
hơn hồng cầu thường, có những hồng cầu bị nhiễm có hình ảnh thể nhẫn nằm ở rìa hồng cầu.
Cho biết loài Plasmodium bạn nghĩ đến?
A. P. falciparum
B. P. vivax
C. P. ovale
D. P. knowlesi

Câu 5: Cho biết điều trị ban đầu của bạn?


A. Artesunate TM
B. Arterakine uống (Dihydroartemisinin + Piperaquine)
C. Cloroquin phosphate uống
D. Quinin sulfate TM

Tình huống 2:
Anh N.V.A 37 tuổi, làm kiểm lâm tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Anh sốt 3 ngày nay, mỗi
ngày sốt 2 cơn vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sốt cao kèm lạnh run, mỗi cơn sốt kéo dài
khoảng 1 giờ. Sau 3 ngày, thấy sốt không giảm, người mệt mỏi  đến BV huyện. Tại đây, BN
được phết lam máu ngoại biên tìm KSTSR. Kết quả: KSTSR (+). Ở giọt mỏng, thấy hồng cầu bị
nhiễm KSTSR lớn hơn hồng cầu không nhiễm.
Câu 1: Yếu tố quan trọng nào mà khi đến BV, BN này đã được tầm soát sốt rét?
A. Sốt cơn
B. Sốt cao kèm lạnh run
C. Dịch tễ có sống trong vùng sốt rét lưu hành
D. Ở Việt Nam, nhiều nơi làm thường qui phết lam tìm KSTSR khi BN có sốt

Câu 2: KSTSR nào được nghĩ đến nhiều nhất ở đây?


A. P. falciparum
B. P. vivax
C. P. ovale
D. P. knowlesi

Câu 3: Kết quả lam máu trả lời rằng: t (+++), s (++). Chữ “s” là thể gì?
A. Thể tư dưỡng già
B. Thể vòng nhẫn
C. Thể phân liệt
D. Thoa trùng

Câu 4: Với các thông tin trên, BN này có bao nhiêu yếu tố nguy cơ có thể diễn tiến đến Sốt rét
ác tính?
A. Không có yếu tố nào
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 5: Giả sử BN chỉ bị sốt rét cơn thì thuốc điều trị đặc hiệu sốt rét phù hợp nhất?
A. Metfloquin
B. Artemisinin-Piperaquin phosphate (DHA-PPQ)
C. Cloroquin + Primaquin
D. Quinin + Clindamycin

Tình huống 3
Anh N.V.B 37 tuổi, làm kiểm lâm tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Anh sốt 3 ngày nay, mỗi
ngày sốt 2 cơn vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sốt cao kèm lạnh run, mỗi cơn sốt kéo dài
khoảng 1 giờ. Sau 3 ngày, thấy sốt không giảm, người mệt mỏi  đến BV huyện. Tại đây, BN
được phết lam máu ngoại biên tìm KSTSR. Kết quả: KSTSR (+). Ở giọt mỏng, thấy hồng cầu bị
nhiễm KSTSR nhỏ hơn hồng cầu không nhiễm.
Câu 1: Yếu tố quan trọng nào mà khi đến BV, BN này đã được tầm soát sốt rét?
E. Sốt cơn
F. Sốt cao kèm lạnh run
G. Dịch tễ có sống trong vùng sốt rét lưu hành
H. Ở Việt Nam, nhiều nơi làm thường qui phết lam tìm KSTSR khi BN có sốt

Câu 2: Loài Plasmodium nào được nghĩ đến nhiều nhất ở đây?
E. P. falciparum
F. P. vivax
G. P. ovale
H. P. knowlesi

Câu 3: Kết quả lam máu trả lời rằng: t (++++), s (++). Chữ “s” là thể gì?
E. Thể tư dưỡng già
F. Thể vòng nhẫn
G. Thể phân liệt
H. Thoa trùng

Câu 4: Với các thông tin trên, BN này có bao nhiêu yếu tố nguy cơ có thể diễn tiến đến Sốt rét
ác tính?
A. Không có yếu tố nào
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 5: Thuốc điều trị đặc hiệu sốt rét phù hợp nhất cho BN ở thời điểm này?
A. Quinin TM
B. Artemisinin-Piperaquin phosphate (DHA-PPQ) uống
C. Cloroquin + Primaquin uống
D. Artesunat TM
Tình huống 1:

Người bệnh nam, 24 tuổi nhập viện với lý do sốt kéo dài trên 1 tháng. Tiền sử tiêm chích
ma túy. Từ trên 1 tháng nay, người bệnh sốt về chiều, ho khạc đàm trắng, đi ngoài phân
lỏng 3-4 lần/ngày và gầy sút 7kg. Thăm khám: Sốt 38 độ, thể trạng suy kiệt. Cân nặng
45kg. Họng: giả mạc trắng, nuốt đau. Phổi: rì rào phế nang giảm phổi Phải. Bụng chướng
nhẹ, gan lách không sờ thấy, ấn đau nhẹ khắp bụng.

1. Chẩn đoán nào cần hướng tới trước tiên : 0.3đ


A. Nhiễm HIV/AIDS
B. Nhiễm lao @
C. Nhiễm nấm
D. Nhiễm khuẩn

2. Thuốc kháng nấm thường dùng nhất để điều trị viêm màng não do Cryptococcus
neoformans ( giai đoạn ban đầu) ở bệnh nhân AIDS là : 0.1đ
A. Amphotericine uống @(TTM 0.7-1mg/kg/day)
B. Flucytosine uống
C. Ketoconazole uống
D. Itraconazole uống

3. Câu nhiều lựa chọn: Theo khuyến cáo của TCYTTG đối với các nước đang phát
triển, có nguồn tài chính eo hẹp, chỉ định dung ARV cho bệnh nhân khi : 0.2đ
A. Người nhiễm HIV ở giai đoạn III và IV, không phụ thuộc số lượng TCD4 @
B. Người nhiễm HIV có số lượng TCD4 <350 tế bào/mm3 ở tất cả các giai đoạn lâm
sàng. @(III)
C. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đồng ý bỏ thai và có số lượng TCD < 200 tế bào/mm3
máu.
D. Có biểu hiện lâm sàng của AIDS không kể số lượng TCD4 là bao nhiêu. @

4. Cho biết 1 phác đồ phối hợp ARV thường dung nhất cho bệnh nhân nhiễm HIV ở
các nước đang phát triển: 0.2đ
A. 3TC + D4T + Nevirapine @
B. AZT + Nevirapine + Indinavir
C. DDI + D4T + Indinavir
D. AZT + D4T + DDI

5. Câu nhiều lựa chọn : Biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV hiệu quả nhất hiện nay là:
0.2đ
A. Trao đổi kim tiêm ống tiêm @
B. Sử dụng thuốc ngừa thực nghiệm
C. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục @
D. Uống thuốc ARV dự phòng trước và sau tiếp xúc
Tình huống 2:
Bệnh nhi 8 tuổi, khoảng 6 giờ sau khi ăn sò huyết bé đi tiêu chảy 2 lần phân lỏng nước, sau
đó tiếp tục đi tiêu phân xối xả toàn nước trong có mùi tanh, không sốt , không đau bụng ->
nhập viện được chẩn đoán bệnh dịch tả.
1. Tính chất tiêu chảy trong bệnh dịch tả thể điển hình : 0.3đ
A. Thường có sốt cao, nhiễm độc nặng
B. Rối loạn tri giác sớm
C. Phân nhiều đàm nhớt, có khi có máu
D. Phân toàn nước trong hay trắng đục, mùi tanh nồng @

2. Độc tố tả gây tiêu chảy do : 0.1đ


A. Tổn thương trực tiếp nhung mao ruột già
B. Gây liệt hệ thần kinh phân bố ở ruột già
C. Xâm nhập niêm mạc dạ dày gây viêm xơ hóa lan tỏa
D. Hoạt động men ademyl cyclase gây tiết nhiều điện giải và nước vào lòng ruột @

3. Vi khuẩn tả tiết enzyme : 0.2d


A. Urease
B. Mucinase @
C. Coagulase
D. Lecithinase

4. Kết quả xét nghiệm nào dưới đây không phù hợp trong bệnh dịch tả điển hình: 0.2đ
A. Bạch cầu máu bình thường hoặc hơi tăng
B. Kali máu tang (bt or giảm)
C. Bun, creatinin máu tăng @
D. Dung tích hồng cầu bình thường hoặc tăng

5. Câu nhiều lựa chọn : Thành phần phân tả có đặc điểm sau : 0.2đ
A. Chứa nhiều Natri
B. Kali nhiều hơn trong huyết tương @
C. Chứa nhiều Bicarbonate trong phân @
D. Chứa nhiều hồng cầu

Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 13 tuổi, bốn ngày nay sốt cao, đau đầu dữ dội kèm theo nôn vọt nhiều lần,
người nhà đưa nhập viện. Tình trạng nhập viện bệnh hơi đừ, sốt cao, dấu hiệu màng não
(+) ,tim đều, phổi trong, bụng mềm, được chẩn đoán viêm màng não mủ.
1. Các kháng sinh sau đây có thể qua được màng não tốt , TRỪ : 0.3đ
A. Erythromycin @
B. Penicillin
C. Ceftriaxone
D. Chloramphenicol

2. Nhóm kháng sinh được lựa chọn hàng đầu trong VMN mủ do vi khuẩn Gam âm là:
0.1đ
A. Cephalosporine @
B. Aminoglycoside
C. Chloramphenicol
D. Ampicillin

3. Phòng ngừa VMN mủ bằng những biện pháp sau, ngoại trừ : 0.2đ
A. Chích ngừa Vắc xin H. influenzae cho trẻ em
B. Xử lý tốt phân và nước tiểu của bệnh nhân VMN mủ @
C. Điều trị tích cực các ổ nhiễm trùng kế cận màng não
D. Dùng Rifampicin để làm sạch não mô cầu vùng mũi họng ở người có tiếp xúc bệnh
nhân nhiễm não mô cầu

4. Ngoài việc vi trùng xâm nhập từ niêm mạc hầu họng vào màng não, vậy con đường
khác vào màng não gồm : 0.2đ
A. Thứ phát sau một tình trạng nhiễm trùng huyết
B. Ở các bệnh nhân chấn thương sọ não
C. Bệnh nhân bị bỏng
D. Tất cả đều đúng @

5. Câu nhiều lựa chọn: Đặc điểm dịch não tủy của viêm màng não mủ là : 0.2đ
A. Áp suất ban đầu thường tăng nhẹ @
B. Dịch não tủy phải trong suốt
C. Áp suất ban đầu thường giảm
D. Màu của dịch não tủy có thể lờ đờ cho đến đục như nước vo gạo @

Tình huống 4:
Bệnh nhân nam 20 tuổi, bệnh khởi phát 5 ngày nay, khởi đầu tiêu phân lỏng vàng 2
lần/ngày, kèm theo đau bụng âm ỉ vùng khung đại tràng, không sốt các triệu chứng trên
vẫn còn và kèm theo mót rặn sau đi tiêu và phân có ít đàm máu -> nhập viện chẩn đoán lỵ
amip
1. Đặc điểm của bệnh lỵ amip đại tràng mạn tính là : 0.3đ
A. Bệnh nhân thường có nhiều đợt đau bụng, phân nhầy máu mũi, mót rặn điền hình
B. Bệnh nhân thường suy kiệt, biếng ăn, sụt cân.
C. Xét nghiệm phân trong các đợt bệnh có amip thể hoạt động ăn hồng cầu
D. Tất cả đều đúng @

2. Câu nhiều lựa chọn: Bệnh lỵ amip đại tràng có thể gây biến chứng sau: 0.1đ
A. Thủng ruột @
B. Tràn mủ màng phổi
C. Xuất huyết tiêu hóa @
D. Viêm ruột thừa @

3. Thuốc diệt amip được sử dụng là, ngoại TRỪ : 0.2đ


A. Dehydro-emetin
B. Chloramphenicol @
C. Metronidazol
D. Secmidazole

4. Khi nói về các amip ký sinh trên người, tất cả các câu dưới đây đều đúng, ngoại
TRỪ: 0.2đ
A. Các amip ký sinh trên người là các đơn bào có chân giả
B. Cơ thể có cấu tạo là 1 tế bào với màng tế bào, tế bào chất và nhân
C. Thể hoạt động ăn hồng cầu của Entamoeba histolytica sống trong long đại tràng @
D. Chỉ có Entamoeba histolytica là có khả năng sinh bệnh

5. Dạng lây bệnh của amip là : 0.2đ


A. Dạng bào nang 4 nhân @
B. Dạng bào nang 1 nhân
C. Dạng ăn hồng cầu
D. Dạng minuta

Tình huống 5:
Bệnh nhân nam 30 tuổi, nhập viện vì sốt 3 tuần nay. Sau sốt 1 tuần thấy xuất hiện ban ở
bụng, ngực và tay chân. Ban tồn tại khoảng 4 ngày khỏi. Khám thấy có một vết loét ở vùng
lưng màu đen, có gờ, kích thước 2x3cm
1. Chẩn đoán gợi ý là : 0.3đ
A. Nhiễm leptospira
B. Sốt ve mò @
C. Sốt ban cháy rận
D. Sốt Q

2. Câu nhiều lựa chọn: Yếu tố dịch tể liên quan tới sốt ve mò
A. Những người đi vào rừng lấy gỗ, làm rẫy @
B. Bộ đội hành quân
C. Bị mèo cắn
D. Tất cả đều đúng

3. Bệnh nhân được chẩn đoán sốt ve mò thì triệu chứng lâm sàng điển hình là : 0.2đ
A. Không sốt, có nhiều nốt sẩn đỏ trên vùng cơ thể và có hạch tại chỗ
B. Sốt cấp tính, sẩn đỏ toàn than, không có hạch
C. Sốt kéo dài, nốt loét ở vị trí ve mò đốt, nổi hạch toàn than, phát ban @
D. Tất cả câu trên sai

4. Vết loét điển hình trong bệnh sốt ve mò là : 0.2đ


A. Xuất hiện không lâu sau khi bị mò đốt
B. Lúc đầu nốt loét màu vàng xám, sau đó đóng vẩy màu nâu hoặc đen
C. Câu A,B sai
D. Câu A,B đúng @

5. Bệnh nhân trên thuộc thời kỳ nào của bệnh sốt ve mò: 0.2đ
A. Thời kỳ nung bệnh
B. Thời kỳ khởi phát
C. Thờ kỳ toàn phát
D. Thời kỳ hồi phục @

Tình huống 6:
Bệnh nhân nữ 22 tuồi, bệnh 3 ngày khởi đầu sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn. Đến ngày
thứ 3 phát hiện hạch nổi sau tai, hạch cổ kèm theo phát ban khởi đầu ở mặt sau đó lan
xuống phần dưới cơ thể -> nhập viện được chẩn đoán bệnh Rubella
1. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Rubella thường dung nhất trên lâm sàng :0.3đ
A. ELISA tìm IgM và IgG @
B. Sinh thiết mô
C. PCR
D. Cấy siêu vi

2. Đặc điểm vắc xin phòng nhiễm Rubella RA 27/3 : 0.1đ


A. Không gây đáp ứng miễn dịch kéo dài nên cần được tiêm nhắc lại
B. Là vắc sinh sống giam hoạt lực, hiệu quả cao @
C. Chống chỉ định đối với trẻ em HIV
D. Cần tiêm cho phụ nữ để phòng bệnh Rubella bẩm sinh

3. Biến chứng của vacxin phòng nhiễm Rubella : 0.2đ


A. Sốt
B. Nổi hạch
C. Đau khớp
D. Tất cả đều đúng @
4. Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng nhiễm Rubella : 0.2đ
A. Tất cả sai
B. Trẻ bị nhiễm HIV
C. Trẻ em từ 12-15 tháng tuổi
D. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu @

5. Câu nhiều lựa chọn: Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Rubella bẩm sinh trước khi
sinh : 0.2đ
A. Phân lập siêu vi Rubella bằng nuôi cấy tế bào @
B. Tìm kháng thể IgM từ máu cuốn rốn khi tuổi thai hơn 22-22 tuần @ (20-22 tuần )
C. Siêu âm phát hiện những dị tật bào thai trước khi sinh @
D. Tất cả sai

Tình huống 7:
Bệnh nhân nam 26 tuổi, bệnh 1 ngày sau khi đi chơi với bạn và ăn đồ biển về bệnh nhân
thấy đau bụng và nôn ói liên tục, tiêu phân lỏng nước, không sốt -> nhập viện được chẩn
đoán nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.
1. Tác nhân nào sau đây gây tiêu chảy bằng cơ chế xâm lấn : 0.3đ
A. Vibrio cholera
B. Giardia lamblia
C. Shigella flexneri 2a @
D. Clostridium perfringens

2. Vi trùng nào sau đây gây tiêu chảy bằng cơ chế không xâm lấn : 0.1đ
A. Staphylococcus aureus @
B. Shigella
C. EIEC
D. Salmonella

3. Vi trùng nào sau đây gây bệnh với liều nhiễm trùng thấp nhất : 0.2đ
A. Salmonella
B. Campylobacter
C. Shigella @
D. EIEC

4. Câu nhiều lựa chọn: Vibrio cholera gây tiêu chảy nào sau đây : 0.2đ
A. Tiêu đàm máu
B. Nhanh chóng chuyển sang tiêu xối xả phân nước trong hoặc đục như nước vo gạo @
C. Khởi phát với 1-2 lần đi tiêu lỏng @
D. Tiêu toàn nước hồng

5. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng tiêu hóa ít quan trọng nhất : 0.2đ
A. Kiểm soát chế biến thực phẩm
B. Giáo dục thói quen ăn chín , uống sôi
C. Chủng ngừa bằng vacxin @
D. Vệ sinh phân, nước, rác

Tình huống 8:
Bệnh nhân nam 21 tuổi vào viện vì sưng tuyến mang tai. Bệnh khởi phát 2 ngày khởi đầu
sốt nhẹ không lạnh run, sau đó tuyến man tai sưng to và đau -> nhập viện được chẩn đoán
quai bị.
1. Câu nhiều lựa chọn: Chẩn đoán xác định bệnh quai bị cần 1 yếu tố nào sau đây:
0.3đ
A. Phân lập được siêu vi quai bị từ máu, họng, chất tiết lổ Stenon, dịch não tủy, nước
tiểu @
B. Sinh thiết tuyến nước bọt
C. Cận lâm sàng dung để khẳng định quai bị trong thể điển hình thì không cần thiết @
D. Phân lập siêu vi trùng quai bị và canh cấy vào chuột

2. Thuốc chủng ngừa quai bi với siêu vi sống giảm độc lực được dung: 0.1đ
A. Cho phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ
B. Cho người ung thư máu đang hóa trị liệu
C. Cho mọi đứa trẻ dưới 1 tuổi
D. Tái chủng với MMR 4-6 năm sau liều đầu tiên @

3. Tổn thương nào sau đây không gặp trong quai bị: 0.2đ
A. Viêm khớp
B. Viêm màng não
C. Viêm amidan @
D. Viêm cơ tim

4. Viêm tinh hoàn biến chứng do quai bị điều trị bằng: 0.2đ
A. Corticoid @
B. An thần , giảm đau
C. Mặc quần chật
D. Tất cả đúng

5. Đặc điểm lâm sàng của quai bị : 0,2đ


A. Sung lỗ tuyến Stenon
B. Sung tuyến mang tai ấn mềm, căng bóng
C. Câu A,B đúng @
D. Câu A,B sai

Tình huống 9:
Bệnh nhân 20 tuổi, bệnh khởi phát một ngày với sốt cao, đau bụng, tiêu phân lỏn 6 lần toàn
nước không đàm máu -> nhập viện. Khám thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, khác nước, bụng
mềm, tim đều, phổi trong.
1. Chẩn đoán nào nghĩ đến nhiều nhất: 0.3đ
A. Lỵ amide
B. Bệnh Cronh
C. Lỵ trực trùng @
D. Bệnh dịch tả

2. Xét nghiệm nào có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh cảnh trên: 0.1đ
A. Cấy phân và định danh vi trùng @
B. Soi phân
C. Công thức máu
D. Huyết thanh chẩn đoán

3. Đặc điểm dịch tể nào sau đây không phù hợp cho nhiễm trùng Shigella : 0.2đ
A. Bệnh dễ xảy ra vào mùa nắng
B. Ở nhóm tuổi 20-40, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn so với nam
C. Lây dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp do liều nhiễm trùng thấp
D. Tình trạng người lành mang trùng rất thường xảy ra @

4. Câu nhiều lựa chọn: Đặc điểm của vi khuẩn Shigella : 0.2đ
A. Tồn tại được trong axit của dịch vị @
B. Thường gây tình trạng người lành mang trùng mạn tính @
C. Gây miễn dịch mắc phải bảo vệ hiệu quả cho nhiều serotype khác nhau @
D. Nhóm huyết thanh tiết nhiều Shigatoxin nhất là S. flexneri

5. Biến chứng thường gặp hơn cả trong nhiễm Shigella dysenteriae I ở tuần lễ thứ 2:
0.2đ
A. Rối loạn điện giải
B. Thủng ruột
C. Hội chứng tán huyết- ure huyết @
D. Suy thận cấp

Tình huống 10:


Bệnh nhi 8 tuổi, khoảng 6 giờ sau khi ăn sò huyết bé đi tiêu chảy 2 lần phân lỏng nước, sau
đó tiếp tục đi tiêu phân xối xả toàn nước trong có mùi tanh, không sốt, không đau bụng ->
nhập viện. Khám thấy dấu hiệu mất nước trung bình, bụng mềm, tim đều , phổi trong ,
chẩn đoán tả.
1. Độc tố tả gây tiêu chảy do : 0.3đ
A. Gây liệt hệ thần kinh phân bố ở ruột già
B. Xâm nhập niêm mạc dạ dày gây viêm xơ hóa lan tỏa
C. Hoạt động men adenyl cyclase gây tiết nhiều điện giải và nước vào long ruột @
D. Tổn thương trực tiếp nhung mao ruột già

2. Câu nhiều lựa chọn: Chu trình sống của vi trùng tả :0.1đ
A. Giai đoạn bên ngoài ký chủ hay chu trình trong nước @
B. Giai đoạn trên người @
C. Giai đoạn trong máu
D. Tất cả sai

3. Kết quả xét nghiệm nào dưới đây không phù hợp trong bệnh dịch tả điển hinh : 0.2đ
A. Kali máu tăng @
B. Dung tích hồng cầu bình thường hoặc tăng
C. Bun, creatinine máu tăng
D. Bạch cầu máu bình thường hoặc hơi tăng

4. Vai trò của kháng sinh trong điều trị dịch tả: 0.2đ
A. Cắt sốt nhanh
B. Tăng cường sức đề kháng
C. Giảm số lượng tiêu chảy, ngứa lây lan @
D. Ngăn ngừa vi trùng xâm nhập vào máu

5. Bù dịch cho dịch cho trẻ trên: 0.2đ


A. Truyền dịch 30ml/kg/30 phút
B. Truyền dịch 70ml/kg/5 giờ
C. Uống ORS 75ml/kg/3-4 giờ @
D. Uống nước chin để nguội
TH11
Bệnh 2 ngày với sốt ớn lạnh kèm theo đau cơ. Đến ngày thứ 2 bệnh sốt cao kèm nổi hạc
bẹn, nách và rất đau nv . tình trạng nv : sốt 39 độ C, hạch vùng bẹn, nách sưng, nóng, đỏ,
đau, kích thước 1,5 x 2 cm ấn rất đau
1. Chẩn đoán sơ bộ
a. Bệnh dịch hạch @
b. Bệnh sốt ve mò
c. Bệnh sởi
d. Bệnh bạch hầu
2. Các xn nào dưới đây làm khi nv, n đáp án
a. Tất cả sai
b. Phết máu ngoại biên @
c. Công thức máu @
d. Chọc dò hạch @
3. Trung giang truyền bệnh dịch hạch quan trọng nhất ở người là
a. Bọ chét xenopsylla cheopis @
b. Bọ chét xenopsylla eridos
c. Các loại thú hoang có đk sống gần gủi vs con người
d. Rận người Pulex irritans
4. Yếu tố dịch tễ học có giá trị nhất dùng trong chẩn đáon bệnh cảnh trên là
a. Bệnh nhân làm nghề nạo vét cống rãnh thường xuyên phải tiếp xúc vs chuột
b. Bệnh nhân có tiền sử bị chuột cắn trước đây 1 tuần lễ
c. Trong nhà và chung quanh xóm của bn có hiện tượng chuột chết tự nhiên hàng loạt @
d. Bệnh nhân chưa bao giờ đc chủng ngừa vắc xin phòng bệnh dịch hạch
5. Thể viêm hạch cấp trong bệnh dịch hạch thường có triệu chứng lâm sàng sau đây
a. Biểu hiện viêm vùng da bên trên hạc rất quan trọng @
b. Hạch đối xứng hai bên
c. Triệu chứng đau cơ nổi bật
d. Hạch thường xuất hiện trước khi sốt

TH12
Bn nam 7 tuổi. bệnh 2 ngày với sốt nhẹ kèm theo khàn giọng, nổi hạch vùng cổ
đến bệnh viện khám thấy vùng họng có giả mạc màu trắng ngà, khó bóc tách và
có xn công thức máu Bc 15000/ul ( N:85%,L:15%)
1. Chẩn đoán sơ bộ
a. Bệnh AIDS
b. Nhiễm siêu vi Epstein barr
c. Bệnh bạch hầu @
d. Nhiễm nấm candida albicans vùng miệng
2. Trường hợp bn trên nv cần làm, n đáp án
a. Tất cả đều đúng
b. Ion đồ
c. Nhuộm soi tìm vi khuẩn bạch hầu @
d. Công thức máu @
3. Nguyên tắc đtr bn trên
a. Trung hòa độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt
b. Dùng ks để diệt trùng
c. Theo dõi, phát hiện và đtr bc, chống bội nhiễm
d. Tất cả đúng @
4. Bc do độc tố của bạch hầu gồm
a. Biến chứng tim
b. Bc khó thở thanh quản
c. Bc thần kinh
d. Câu a và c đúng @
5. Yếu tố dịch tễ nào sau đây k phù hợp vs bệnh bạch hầu, n đấp án
a. Trẻ đi đến nhà trẻ hay mẫu giáo dễ bị mắc bệnh
b. Có thể tránh bệnh nếu chích ngừa đầy đủ @
c. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là từ 1-9 tuổi
d. Sống trong vùng ẩm thấp dễ mắc bệnh @
TH 13
Bn nam 19 tuổi , bệnh khỏi phát 2 ngày nay, khởi đầu đau bụng, ho sau
đó bn sốt cao kèm theo rét run nhiều lần và nôi nói nv
Tình trạng lúc nhập viện : bệnh lừ đừ sốt 40 độ c, mạch nhanh 100l/p,
ha :100/60, vùng hông có tử ban màu túm thẩm, dấu màng não (-)
1. Chẩn đáon nghĩ nhiều nhất khi nv
a. Thương hàn
b. Sốt xuất huyết Dengue ngày 2
c. Sốt rét
d. Nhiễm não mô cầu @
2. Xn cần làm khi nv, n đáp án
a. Ctm @
b. Cấy máu @
c. Phết máu ngoại biên @
d. Tất cả sai
3. Những điều sau đây là các yếu tố dịch tễ gợi ý chẩn đoán bệnh nhiễm
não mô cầu, nhiu đáp án
a. Tiền sử đi cắm trại vùng đồng quê, có lội ruộng, tắm sông
b. Gđ có ng mặc bệnh nhiễm não mô cầu đã đc xác định @
c. Tiền sử nhiễm siêu vi đường hô hấp trên trước khi khởi phát bệnh @
d. Có tiếp xúc vs ng nhiễm não mô cầu. @
4. Yếu tố dich tễ phù hợp cho chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu
a. Tiền sử chấn thương sọ não
b. Cơ địa trước đó hoàn toàn khỏe mạnh @
c. Cơ địa có bệnh tiềm ẩn như : cắt lách, tiểu đường, xơ gan…
d. Tiền sử có phẩu thuận thần kình
5. Dấu hiệu thường k thấy trong viêm màng não mủ do não mô cầu
a. Ban dạng sẩn, xuất hiện theo thứ tự từ đầu đến chân
b. Soi dịch não tủy đục, có hiện diện nhiều song caaif gram dương @
c. Mê sảng, co giật
d. Sốt cao dao động
TH 14
Bn nữ 24 tuổi, khoảng 20 ngày nay bị chó cắn sau đó có tiêm ngừa dại. khởi đầu thấy dị
cảm nơi chó cắn, đau chi bị cắn và tình trạng yếu cơ dần nv. Tình trạng nv : bệnh tỉnh, k
sốt, phản xạ gân xương giảm, cầu bàng quang (+)
1. Chân đoán đc nghĩ đến nhiều nhất là
a. Bệnh dại @
b. Sốt bại liệt
c. Viêm não
d. Bệnh hysteria
2. Các cls dùng để chẩn đoán bệnh trên
a. Phân lập siêu vi trùng
b. Huyết thanh chẩn đoán
c. Câu a, b đúng @
d. Câu a,b sai
3. Chọn câu sai, n đáp án. Ngoài vết cắn của chó hoặc mèo, bệnh dại có thể lây nhiễm
qua không khí từ loài vật sau
a. Vịt @
b. Gà rừng @
c. Dơi
d. Ngỗng @
4. Thể bệnh ls thường gặp nhất của bệnh dại ở ng là
a. Thể hành tủy
b. Thể hung dữ @
c. Thể bại liệt
d. Thể cao- liệt cơ hô hấp
5. Dấu hiệu ls sau đây gợi ý chẩn đoán bệnh dại
a. Sốt cao
b. Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng @
c. Cứng hàm
d. Chị lạnh ấm

TH 15
Bệnh nhi 8 tuổi, khoảng 6 giờ sau khi ăn sò huyết bé đi tiêu chảy 2 lần phân lỏng nước, sau
đó tiếp tục đi tiêu phân xối xả toàn nước trong có mùi tanh, không sốt , không đau bụng ->
nhập viện được chẩn đoán bệnh dịch tả.( trùng th số 2 câu hỏi khác )
1. Biến chứng nguy hiểm nhất trong dịch tả là
a. Giảm natri máu
b. Tăng kali máu
c. Sốc kéo dài @
d. Nhiễm trùng huyết
2. Yếu tố nào sau đây cần thiết để chẩn đoán và báo dịch đối vs bệnh dịch tả
a. Soi phân k có hc, bc
b. Cấy phân tìm vi trùng trên môi trường TCBS @
c. Sốc xảy ra sớm sau khi tiêu chảy
d. Tiêu chảy phân nước ồ ạt
3. Biện pháp nào sau đây hiệu quả nhật trong điều trị dịch tả
a. Uống kháng sinh
b. Bù nươc và điện giải và diệt di trùng tránh lây lan @
c. Chích kháng sinh
d. Chích huyết thanh
4. Loại dịch nào sau đây có thành phần điện giải thích hợp nhất để điều trị mất nước
do tả
a. Dentran 40 hay 70
b. Nước cháo muối
c. Lactate ringer
d. Normal saline @
5. Chu trình sống của vi trùng tả , n đáp án
a. Gđ bên ngoài ký chủ hay chu trình trong nước @
b. Gđ trên người @
c. Gđ trong mái
d. Tất cả đúng

TRUYỀN NHIỄM

BÀI 3: BỆNH BẠCH HẦU


I. Yếu tố dịch tễ nào sau đây không phù hợp với bệnh bạch hầu:
A. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là từ 1 – 9 tuổi
B. Trẻ đi đến nhà trẻ hay mẫu giáo dễ bị mắc bệnh
C. Số lượng bệnh gia tăng vào các tháng mùa nắng ở các nước ôn đới
D. Có thể tránh bệnh nếu chích ngừa đầy đủ
E. Người là nguồn dự trữ duy nhất của vi trùng bạch hầu
2. Tính chất nào sau đây phù hợp với vi trùng bạch hầu.
A. Dòng Intermedius có độc lực cao nhất.
B. Mọc tốt trong môi trường tellurite e de potassium.
C. Ánh sáng mặt trời và tia cực tím không diệt được vi trùng bạch hầu.
D. Đường lây truyền chủ yếu qua các vật trung gian truyền bệnh.
E. Là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, sinh nha bào, di động.
3. Biểu hiện lâm sàng nào sau đây gợi ý bệnh bạch hầu:
A. Bệnh nhân sốt cao, đau họng, giả mạc trắng, mỏng
B. Bệnh nhân chảy nước mũi trong, đau họng, khan tiếng
C. Bệnh nhân sốt nhẹ, giả mạc ở 2 amiđan, trắng, dày, khó tróc
D. Bệnh nhân ho nhiều, đàm trắng đục, thở nhanh
E. Bệnh nhân sốt cao, khăn tiếng, khạc ra giả mạc
4. Biểu hiện nào sau đây không thấy trong bệnh bạch hầu.
A. Viêm thần kinh ngoại biên.
B. Viêm màng não nước trong.
C. Xuất huyết thượng thận.
D. Tắc nghẽn khí đạo do giả mạc lan rộng.
E. Viêm cơ tim.
5. Để phát hiện biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu, xét nghiệm nào sau đây cần
được thực hiện:
A. Cấy máu. B. CT-scan vùng hầu họng C. Điện tâm đồ
D. Đo khí máu động mạch. E. Kiểm tra chức năng thận và phân tích nước tiểu.
6. Chỉ định mở khí quản trong bệnh bạch hầu:
A. Co thắt, co giật, tím tái, ngạt thở.
B. Đặt nội khí quản thất bại
C. Khó thở thanh quản độ II.
D. Xuất huyết nhiều vùng mũi – hầu.
E. Màng giả bít kín vùng họng mũi.
7. Yếu tố tiên lượng nặng trong bệnh bạch hầu là:
A. Mắc bệnh lần đầu.
B. Rối loạn tri giác.
C. Điều trị kháng sinh muộn.
D. Xuất hiện biến chứng tim.
E. Giả mạc khu trú vùng mũi
8. Liều SAD phù hợp cho bệnh nhi bạch hầu họng nhập viện ngày thứ hai của bệnh là:
A. 10.000 đơn vị. B. 15.000 đơn vị.
C. 20.000 đơn vị. D. 30.000 đơn vị. E. 40.000 đơn vị.
9. Biện pháp sau đây được áp dụng trong phòng ngừa bệnh bạch hầu, ngoại trừ:
A. Chủng ngừa cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
B. Uống kháng sinh dự phòng sau khi tiếp xúc.
C. Cách ly bệnh nhi mắc bệnh cho đến khi sạch
D. Vệ sinh môi trường tốt.
E. Tiêm 10.000 đơn vị SAD ngay sau khi tiếp xúc.
10. Phải dùng thuốc chủng Td cho các đối tượng >7 tuổi vì:
A. Giảm tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân của thuốc chủng.
B. Giảm giá thành và số lần tiêm.
C. Không cần chủng nhắc lại vì có tính miễn dịch kéo dài.
D. Tạo đáp ứng miễn dịch cao và tồn tại lâu hơn so với DPT.
E. Td bảo vệ 100% đối với người tiếp xúc.
BÀI 4: BỆNH DỊCH HẠCH
1. Người có công lớn phát hiện được vi trùng gây bệnh dịch hạch là:
A. Alexandre Yersin. B. Robert Koch.
C. Louise Pasteur. D. Albert Neisser. E. Gotschlich.
2. Vi trùng bệnh dịch hạch có thể lây truyền qua các phương cách kể sau, ngoại trừ:
A. Vết cắn của chuột nhiễm bệnh
B. Xâm nhập qua kết mạc mắt.
C. Xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp.
D. Tiếp xúc với bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm.
E. Ăn phải thực phẩm ô nhiễm nước tiểu chuột bệnh.
3. Trung gian truyền bệnh dịch hạch quan trọng nhất ở người là:
A. Các loài thú hoang có điều kiện sống gần gũi với con người.
B. Tất cả các loài chuột.
C. Bo chét Xenopsylla eridos.
D. Bo chét Xenopsylla cheopis.
E. Rân người Pulex irritans.
4. Yếu tố dịch tễ học có giá trị nhất dùng trong chẩn đoán bệnh dịch hạch là:
A. Bệnh nhân cư ngụ tại vùng trước đây được biết đã từng xảy ra bệnh (ổ dịch cũ).
B. Trong nhà và chung quanh xóm của bệnh nhân có hiện tượng chuột chết tự nhiên hàng loạt.
C. Bệnh nhân có tiền sử bị chuột cắn trước đây 1 tuần lễ.
D. Bệnh nhân làm nghề nạo vét cống rãnh thường xuyên phải tiếp xúc với chuột.
E. Bệnh nhân chưa bao giờ được chủng ngừa vắc xin phòng bệnh dịch hạch.
5. Thể viêm hạch cấp trong bệnh dịch hạch thường có triệu chứng lâm sàng sau đây:
A. Hạch thường xuất hiện trước khi sốt.
B. Vị trí hạch hay gặp là ở nách.
C. Triệu chứng đau cơ nổi bật.
D. Biểu hiện viêm vùng da bên trên hạch rất quan trọng.
E. Hạch đối xứng hai bên.
6. Đặc điểm của triệu chứng viêm hạch trong bệnh dịch hạch:
A. Hạch thưởng thấy ở nhiều vị trí khác nhau.
B. Vị trí hạch thường thấy theo thứ tự là cổ, nách và bẹn.
C. Hạch gây đau rất dữ dội.
D. Da ở mặt trên hạch thường có xuất huyết lan rộng.
E. Hạch luôn luôn biến mất khi bệnh nhân được điều trị hiệu quả.
7. Bệnh dịch hạch thể hạch điều trị trễ hoặc không điều trị đúng sẽ thông thường diễn tiến
đến thể bệnh kể sau:
A. Dịch hạch thể nhiễm trùng da, thể phổi.
B. Dịch hạch thể nhiễm trùng máu, viêm gan.
C. Dịch hạch thể viêm não - màng não.
D. Dịch hạch thể xuất huyết, suy thận.
E. Dịch hạch thể nhiễm trùng máu, viêm phổi.
8. Xét nghiệm không cần thực hiện trước 1 trường hợp bệnh dịch hạch nặng, vào viện trễ:
A. Công thức máu. B. Sinh thiết hạch.
C. Huyết thanh chẩn đoán dịch hạch. D. Cấy máu. E. X-quang phổi.
9. Kháng sinh dùng để ngừa nhiễm bệnh dịch hạch cho người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân
dịch hạch thể phổi là:
A. Chloramphenicol. B. Streptomycin.
C. Doxycycline. D. Cephalexin. E. Rifampicin.
10. Bệnh nhân nghi bị dịch hạch thể phổi thứ phát cần làm các xét nghiệm kể sau, ngoại trừ:
A. Huyết thanh chẩn đoán dịch hạch.
B. Chọc dò tủy sống.
C. Chọc dò chất hạch soi cấy.
D. Soi cấy đàm tìm vi trùng dịch hạch.
E. X- quang phổi
BÀI 5: BỆNH TẢ
1. Điều nào sau đây không chính xác khi nói về ảnh hưởng của bệnh dịch tả:
A- Có thể lây lan nhanh thành dịch và đại dịch khắp thế giới.
B- Vi trùng kháng thuốc rất nhanh và khó điều trị.
C- Có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày đầu do sốc mất nước.
D. Đã ghi nhận được 7 trận đại dịch trong lịch sử.
E- Bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dung dịch Oresol.
2. Câu đúng nhất để nói về vi trùng gây bệnh dịch tả là:
A- Tất cả dòng vi trùng thuộc họ Vibrios.
B- Không sống được trong nước mặn.
C- Có khả năng kháng được axit dạ dày.
D- Chủng gây bệnh thường tiết nội độc tố vào máu.
E- Vibrin cholerae O1 hay 0139, sinh týp cổ điển hoặc El Tor, týp huyết thanh Ogawa
hay Inaba
1. Tính chất tiêu chảy trong bệnh dịch tả thể điển hình:
A. Thường có sốt cao, nhiễm độc nặng.
B- Kèm theo đau bụng nhiều trước mỗi lần đi tiêu.
C- Rối loạn tri giác sớm.
D. Phân nhiều đàm nhớt, có khi có máu.
E- Phân toàn nước trong hay trắng đục, mùi tanh nồng.
4. Độc tổ tả gây tiêu chảy do:
A- Tổn thương trực tiếp nhung mao ruột già.
B. Gây liệt hệ thần kinh phân bố ở ruột già.
C- Xâm nhập niêm mạc dạ dày gây viêm và xơ hóa lan tỏa.
D. Hoạt hóa men adenyl cyclase gây tiết nhiều điện giải và nước vào lòng ruột.
E- Gây rối loạn hấp thu nước và điện giải nghiêm trọng.
5. Chức năng của độc tố tả, thành phần A:
A- Gắn vào cảm thụ thể Gb3 trên tế bào niêm mạc
B- Kích thích sinh hemolysin gây tiêu hồng cầu.
C- Ức chế sinh tổng hợp protein ở ribosome.
D. Gây tụ tập và hoạt hóa bạch cầu.
E- Gây kích thích protein G làm hoạt hóa kéo dài adenyl cyclase.
6. Kết quả xét nghiệm nào dưới đây không phù hợp trong bệnh dịch tả điển hình:
A- Soi phân không có hồng cầu, bạch cầu.
B. Bạch cầu máu bình thường hoặc hơi tăng.
C- Dung tích hồng cầu bình thường hoặc tăng.
D. Kali máu tăng.
E- Bun, creatinin máu tăng.
7. Thành phần phân tả có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Natri tương đương với huyết tương.
B. Bicarbonate trong phân người lớn nhiều hơn trong huyết tương.
C. Bicarbonate trong phân người lớn nhiều hơn trong phân tả trẻ con.
D. Kali trong phân tả người lớn nhiều hơn trong phân tả trẻ con.
E. Kali nhiều hơn trong huyết tương.
8. Biến chứng nguy hiểm nhất trong dịch tả là:
A. Nhiễm trùng huyết. B. Giảm natri máu.
C. Tăng kali máu. D. Cô đặc máu. E. Sốc giảm thể tích.
9. Yếu tố nào sau đây cần thiết để chẩn đoán và báo dịch đối với bệnh dịch tả:
A. Sốc xảy ra sớm sau khi tiêu chảy
B. Tiêu chảy phân nước ồ ạt.
C. Soi phân không có hồng cầu, bạch cầu.
D. Soi phân có phẩy trùng di động và bị bất hoạt bởi kháng huyết thanh chống dịch tả.
E. Cấy phân tìm vi trùng trên môi trường TCBS 1
10 . Biện pháp nào sau đây hiệu quả nhất trong điều trị dịch tả
A- Chích kháng sinh. B- Uống kháng sinh
C. Chích huyết thanh kháng độc tố.
D. Bù nước và điện giải uống.
E- Dùng thuốc băng niêm mạc để chống xuất tiết.
11. Loại dịch nào sau đây có thành phần điện giải thích hợp nhất để điều trị mất nước do tå:
A. Lactate Ringer. B. Normal saline.
C. Dextran 40 hay 70 D. Oresol. E. Nước cháo muối.
12. Điều trị oresol cho bệnh nhân dịch tả mất nước nặng nên khởi sự từ lúc:.
A. Sau khi bù hết 100 ml/kg nước mất sơ khởi trước nhập viện.
B. Ngay khi bệnh nhân hết ói và có thể uống được.
C. Khi bệnh nhân chuyển sang mất nước độ I.
D. Khi bệnh nhân chuyển sang mất nước độ II
E. Khi bệnh nhân chuyển sang tiêu phân nước xanh rêu.
13. Phác đồ bù nước cho bệnh nhân người lớn mất nước nặng do dịch tả lúc mới nhập viện:
A. 20 ml/kg/giờ đầu, sau đó 100 ml/kg trong 3 giờ kể .
B. 30 ml/giờ đầu, 70 ml/kg trong 3 giờ kế.
C. 30 ml/30 phút đầu, 70 ml/kg trong 2 giờ 30 phút kế.
D. 100 ml/kg trong 6 giờ.
E. Truyền tĩnh mạch nhanh tối đa cho đến khi có huyết áp, sau đó chuyển sang uống.
14. Vai trò của kháng sinh trong điều trị dịch tả:
A- Cất sốt nhanh.
B- Giảm số lượng tiêu chảy, ngừa lây lan.
C. Ngăn ngừa vi trùng xâm nhập vào máu.
D- Để phòng bội nhiễm.
E- Tăng cường sức để kháng
15. Kháng sinh kể dưới đây có thể dùng điều trị dịch tả, ngoại trừ:
A- Doxycycline. B-Erythromycin.
C. Streptomycin. D- Ciprofloxacin. E- Trimethoprim-sulfamethoxazole.
16. Biện pháp phòng ngừa dịch tả ít quan trọng nhất khi chưa có dịch là:
A. Cung cấp đủ nước sạch.
B. Phát hiện và điều trị tốt người bệnh. ???
C. Kiểm soát vệ sinh thực phẩm.
D. Bảo đảm nồng độ Chlor trong nước máy.
C. Chủng ngừa bằng vắc xin uống cho ít nhất 80% dân.
17. Vắc xin ngừa Vibrio cholera 01 hiệu quả nhất hiện nay có các thành phần sau: ?
A. Vi trùng chết và thành phần A của độc tố tả.
B. Vi trùng chết và thành phần B của độc tố tả.
C. Vi trùng sống và thành phần A của độc tố tả.
D. Vi trùng sống và thành phần B của độc tố tả.
E. Vi trùng sống với cả hai thành phần A và B của độc tố tả,

11. Biện pháp nào không phù hợp với công tác phòng chống bệnh dịch hạch cho cộng đồng
là:
A. Diệt chuột.
B. Diệt bọ chét chuột.
C. Phát kháng sinh cho tất cả dân chúng trong cộng đồng uống ngừa đầy đủ khi có dịch nổ ra.
D. Dùng kháng sinh Tetracycline hoặc Trimethoprim-sulfamethoxazole cho các trường hợp tiếp
xúc gần gũi với người bệnh.
E. Bệnh nhân cần được cách ly điều trị ở bệnh viện chuyên khoa nhiễm.
12. Kháng sinh nên chọn lựa sử dụng ưu tiên để điều trị dịch hạch thể hạch nặng là:
A. Streptomycin. B. Cephalosporin thế hệ III.
C. Tetracycline. D. Trimethoprim-Sulfamethoxazole. E. Ampicillin.
13. Kháng sinh nên phối hợp để dùng điều trị dịch hạch thể viêm màng não là:
A. Streptomycin và Tetracycline. B. Streptomycin và Chloramphenicol.
C. Ampicillin và Gentamicin. D. Penicillin và Streptomycin.
E. Furazolidone và Amoxicillin.
14. Điều nào sau đây đúng khi nói về vấn đề điều trị bệnh nhân dịch hạch thể hạch:
A. Hạch viêm cần được băng kín để tránh lây nhiễm cho các bệnh nhân khác.
B. Bệnh nhân có thể cho điều trị ngoại trú nếu sốt nhẹ và có thể tự đi lại được.
C. Nhân viên y tế khi tiếp xúc, săn sóc bệnh nhân phải mang găng tay bảo vệ.
D. Thời gian điều trị kháng sinh cần đủ 7-10 ngày để tránh tái phát bệnh.
E. Bệnh nhân phải luôn luôn được điều trị với tối thiểu là 2 loại kháng sinh.

BÀI 6- BỆNH HO GÀ
1. Bệnh ho gà thường xảy ra ở:
A. Trẻ sơ sinh. B. Trẻ em nhỏ.
C. Trẻ vị thành niên. D. Người trẻ từ 20-30 tuổi. E. Người già.
2. Khả năng mắc bệnh ho gà sau khi tiếp xúc với người bệnh là:
A. 10-15%. B. 15-20%.
C. 20-25%. D. 30-35%. E >= 50%.
3. Cơn ho gà điển hình hay gặp ở đối tượng:
A. Trẻ sơ sinh. B. Trẻ nhỏ.
C. Trẻ lớn D. Trẻ vị thành niên. E. Người lớn.
4. Cơn ho điển hình của bệnh ho gà có đặc điểm sau:
A. Họ từng cơn ngắn vào ban ngày.
B. Họ từng tiếng có nhiều đàm đục như mủ.
C. Họ thành tràng dài 15-20 cái, giữa cơn họ có tiếng hít sâu nghe tiếng “ót”.
D. Ho khan, thỉnh thoảng khạc ra máu.
E. Họ từng cơn kèm theo khó thở lõm ngực.
5. Thay đổi bạch cầu trong bệnh ho gà:
A. Số lượng bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng. tăng.
B. Số lượng bạch cầu bình thường, lympho
C. Số lượng bạch cầu tăng, lympho tăng.
D. Số lượng bạch cầu bình thường, công thức bạch cầu bình thường.
E. Số lượng bạch cầu tăng, cả đa nhân trung tính và lympho đều tăng.
6. Kháng sinh được ưu tiên chọn trong điều trị họ gà là:
A. Trimethoprim-Sulphamethoxazole. B-Erythromycin.
C. Chloramphenicol. D. Gentamicin E. Streptomycin.
7. Thuốc chủng ngừa ho gà được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt
Nam hiện nay được làm bằng:
A. Vi khuẩn sống giảm độc lực.
B. Cả 2 loại: vi khuẩn bị giết chết và thành phần kháng nguyên của vi khuẩn.
C. Thành phần kháng nguyên của vi khuẩn.
D. Vi khuẩn bị giết chết.
E. Không có loại nào trong các loại này.
V- BỆNH LỴ TRỰC TRÙNG
1.Đặc điểm nào sau đây không chính xác khi nói đến bệnh do Shigella:
A. Hay gây thành dịch, nhất là ở các nước nghèo, vùng có thiên tai, chiến tranh.
B. Dễ gây bệnh cho trẻ em <5 tuổi.
C. Gây 5-15% trường hợp tiêu chảy ở trẻ em nước đang phát triển.
D. Người lớn trong vùng lưu hành ít mắc bệnh do miễn dịch mắc phải.
E. Nhóm huyết thanh C (Shigella sonnei) thường gây bệnh ở nước đang phát triển.
2. Đặc điểm dịch tễ học nào sau đây không phù hợp cho nhiễm trùng Shigella:
A. Bệnh dễ xảy ra vào mùa nắng.
B. Tình trạng người lành mang trùng rất thường xảy ra.
C. Lây dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp do liều nhiễm trùng thấp.
D. Ruổi là vectơ truyền bệnh quan trọng trong mùa dịch.
E. Ở nhóm tuổi 20-40, phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn so với nam.
3. Bệnh do Shigella thường xảy ra trên các đối tượng sau, ngoại trừ:
A. Trẻ < 5 tuổi.
B. Trẻ em chậm phát triển tâm thần.
C. Người già sống trong viện dưỡng lão.
D. Người dùng thuốc giảm acid dạ dày.
E. Nhân viên cấp dưỡng ở nhà trẻ.
4. Shigella có thể truyền qua các tiếp xúc sau, ngoại trừ:
A. Hơi thở B. Tay bẩn.
C. Ruồi nhặng. D. Thức ăn. E. Nước hồ, ao.
5. Đường lây nào sau đây quan trọng nhất trong đợt bùng phát dịch:
A. Tiếp xúc với người bệnh.
B. Hơi thở.
C. Dùng chung nhà vệ sinh với người bệnh.
D. Thức ăn, nước uống nhiễm phân từ ruồi nhặng.
E. Nhân viên cấp dưỡng mang trùng mãn tính.
6. Đặc tính làm vi trùng Shigella dễ lây truyền trực tiếp là:
A. Vi trùng di động nhiều
B. Kháng thuốc.
C. Liều nhiễm trùng thấp.
D. Vi trùng chứa kháng nguyên vỏ chống lại với thực bào.
E. Sản xuất nhiều Shigatoxin.
7. Đặc tính nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của vi trùng Shigella:
A. Tỷ lệ kháng thuốc cao do yếu tố kháng thuốc truyền qua plasmid.
B. Tồn tại được trong axít của dịch vị.
C. Nhóm huyết thanh tiết nhiều Shigatoxin nhất là S. flexneri.
D. Hay gây tình trạng mang trùng mạn tính.
E. Gây miễn dịch mắc phải bảo vệ hiệu quả cho nhiều serotýp khác nhau.
8. Điều nào không chính xác khi nói về chủng Shigella gây bệnh hiện nay:
A. S. dysenteriae 1 và S. flexneri 2a là 2 chủng lưu hành phổ biến nhất hiện nay.
B. S. dysenteriae 1 còn gây bệnh ở các nước nghèo, vùng có chiến tranh như Nam Phi.
C. S. sonnei gây bệnh chủ yếu ở các nước công nghiệp.
D. S. flexneri hiện còn gây bệnh ở các nước đang phát triển.
E. S.boydii chỉ gây bệnh ở một số nước vùng tiểu lục địa Ấn Độ.
9. Đặc điểm gợi ý nhất chẩn đoán nhiễm Shigella trên một bệnh nhi tiêu đàm máu cấp:
A. Sốt cao. B. Co giật, li bì, hôn mê dù sốt không cao.
C. Phân nhiều nước. D. Mót rặn nhiều. E. Soi phân có bạch cầu đa nhân.
10. Tác động nào sau đây không gặp trong nhiễm trùng Shigella:
A. Nhiễm trùng huyết.
B. viêm loét đại tràng.
C. Phát ban hông ở ngực và thân.
D. Hội chứng tán huyết urê-huyết.
E. Nhiễm độc thần kinh.
11. Biến chứng thường gặp hơn cả trong nhiễm Shigella dysenteriae 1 ở tuần lễ đầu:
A. Sốc giảm thể tích.
B. Sa trực tràng.
C. Nhiễm độc thần kinh.
D. Thủng ruột.
E. Hội chứng tán huyết – urê huyết.
12. Biến chứng thường gặp hơn cả trong nhiễm Shigella dysenteriae 1 ở tuần lễ thứ
hai:
A. Suy thận cấp.
B. Rối loạn điện giải.
C. Nhiễm độc thần kinh.
D. Thủng ruột
E. Hội chứng tán huyết – urê huyết.
13. Xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định chẩn đoán lỵ trực trùng:
A. Soi phân tươi tìm vị trùng Shigella.
B. Nhuộm phết phân tìm Shigella bằng kỹ thuật kháng alcool-acid.
C. Soi đại tràng sigma và trực tràng tìm hình ảnh loét điển hình.
D. Cấy phân hay phết trực tràng tìm vi trùng trên môi trường XLD hay HEA.
E. Huyết thanh chẩn đoán dùng kỹ thuật ELISA.
14. Kháng sinh được chọn hàng đầu để điều trị lỵ trực trùng cho trẻ Ampicillin:
A. Streptomycin B. Nitrofurantoin
C. Amoxicillin-Clavulinic acid D. Acid Nalidixic E. Ceftriaxone.
15. Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất khi có dịch lỵ trực trùng:
A. Cung cấp nước sạch.
B. Diệt ruổi.
C. Giáo dục vệ sinh ăn uống.
D. Kiểm soát nguồn nước đủ nồng độ chlor cần thiết.
E. Chủng ngừa vắc xin cho dân vùng dịch.

VI- BỆNH NHIỄM LEPTOPIRA

I. Yếu tố dịch tễ nào phù hợp với chẩn đoán nhiễm Leptospira:
A. Xuất độ bệnh phái nam tương đương với phái nữ.
B. Tiền căn đã bị nhiễm Leptospira.
C. Bệnh dễ lây truyền từ người này sang người khác, nhất là ở môi trường tập thể.
D. Người là ký chủ duy nhất trong thiên nhiên.
E. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vào mọi thời điểm.
2. Nghề nào sau đây dễ bị bệnh nhiễm Leptospira:
A. Nha sỹ B. Nông dân
C. Công nhân xây dựng D. Sinh viên học sinh E. Bán tạp hóa
3. Đặc điểm vàng da trong nhiễm Leptospira là:
A. Thiếu máu càng nhiều vàng da càng nặng
B. Sau khi xuất hiện vàng da, bệnh nhân thường hết sốt.
C. Tỉ lệ tử vong cao nếu vàng da kèm suy thận.
D. Vàng da là thể bệnh thường gặp.
E. Sau khi hết vàng da, tổn thương gan vẫn còn kéo dài có thể đưa đến xơ gan.
4. Hình thức xuất huyết da-niêm mạc nào ít gặp trong bệnh nhiễm Leptospira:
A. Xuất huyết kết mạc mắt.
B. Chảy máu cam.
C. Xuất huyết dưới màng nhện.
D. Chảy máu nướu răng.
E. Bầm máu nơi chích.
5. Đặc điểm suy thận trong nhiễm Leptospira là:
A. Suy thận thường là loại thiểu niệu.
B. Nếu suy thận xuất hiện trong 4 ngày đầu, tiên lượng bệnh nặng.
C. Suy thận không tương ứng với mức độ vàng da.
D. Suy thận thường là nguyên nhân có thể đưa đến tử vong trong nhiễm Leptospira.
E. Tổn thương thận thường là vĩnh viễn.
6. Các yếu tố tiên lượng nặng trong bệnh nhiễm Leptospira, ngoại trừ:
A. Tuổi già. B. Suy thận.
C. Suy hô hấp. D. Viêm màng não. E. Tụt huyết áp.
7. Trong giai đoạn nhiễm trùng huyết, Leptospira có thể tìm thấy ở:
A. Nước tiểu B. Dịch não tủy
C. Thận D. Mồ hôi E. Nước mắt
8. Biến đổi cận lâm sàng không gặp trong hội chứng Weil:
A. Số lượng bạch cầu trong máu tăng.
B. Dịch não tủy đục với Bạch cầu tăng (Neutrophil chiếm đa số).
C. BUN-Creatinine trong máu tăng.
D. SGOT-SGPT tăng.
E. Nước tiểu có Albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt.
9. Trong điều kiện thực tế hiện nay, để chẩn đoán xác định bệnh nhiễm Leptospira, các bác
sỹ lâm sàng thường dựa trên xét nghiệm:
A. Soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi nền đen
B. Cấy máu, nước tiểu hay dịch não tủy
C. Phản ứng chuỗi polymerase
D. Phản ứng vi ngưng kết (MAT)
E. Tìm kháng nguyên vi trùng bằng phương pháp ELISA
10. Kháng sinh nào không dùng trong bệnh nhiễm Leptospira:
A. Penicillin. B. Erythromycin.
C. Cephalexin. D. Doxycycline. E. Tetracycline.

VII- BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU


I. Nhóm não mô cầu thường thấy gây bệnh trên thế giới là:
A- Nhóm A và C
B- Nhóm A, B, Y. E-29
C- Nhóm A, B, C. Y. W-135.
D- Nhóm A, C và Y.
E- Nhóm A. C. W-135, E-29 và L.
1.Những điều sau đây là các yếu tố dịch tễ gợi ý chẩn đoán bệnh nhiễm não mô cầu, ngoại
trừ:
A- Phát bệnh đang thời gian có sự thay đổi về thời tiết (từ mùa nắng sang mùa mưa).
B- Đang lúc có dịch hoặc có nhiều bệnh não mô cầu xảy ra.
C- Gia đình có người mắc bệnh nhiễm não mô cầu đã được xác định.
D. Tiền sử nhiễm siêu vi đường hô hấp trên trước khi khởi phát bệnh.
E- Tiền sử đi cắm trại vùng đồng quê, có lội ruộng, tắm sông.
2.Yếu tố dịch tễ phù hợp cho chẩn đoán viêm màng não mủ do não mô cầu:
A- Cơ địa trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
B- Tiền sử chấn thương sọ não.
C- Tiền sử có phẫu thuật thần kinh.
D. Tiền sử viêm tai xương chũm.
E- Cơ địa có bệnh tiềm ẩn như: cắt lách, tiểu đường, xơ gan...
2. Dấu hiệu thường không thấy trong viêm màng não mủ do não mô cầu:
A- Sốt cao dao động.
B- Nhức đầu, ói mửa nhiều.
C- Mê sảng, vật và
D. Soi dịch não tủy đục, có hiện diện nhiều song cầu Gram dương.
E. Tế bào trong dịch não tủy đa số là bạch cầu đa nhân trung tính.
5. Điều nào sau đây đúng cho bệnh nhiễm trùng huyết do não mô cầu:
A- Nhiễm trùng huyết thể cấp luôn luôn có kèm viêm màng não mủ.
B- Nhiễm trùng huyết thể cấp sẽ chuyển sang thể tối cấp nếu bệnh nhân không được điều trị sau 24
giờ.
C- Tử ban điển hình chỉ hiện diện trên bệnh nhân trẻ < 20 tuổi.
D. Chẩn đoán nhiễm trùng huyết thể mạn tính phải dựa trên phản ứng huyết thanh.
E- Thời gian điều trị với Penicillin trong trường hợp vi trùng nhạy cảm là 7 – 10 ngày.
6. Biểu hiện không phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng huyết do não mô cầu thể tối cấp: A.
Sốt cao khởi phát đột ngột trên cơ địa khỏe mạnh trước đó.
B- Bạch cầu máu < 10.000/mm .
C- Dịch não tủy đục, bạch cầu >20/mm3.
D. Tử ban xuất hiện sớm và lan ra nhanh chóng
E- Sốc xảy ra sớm và tái đi tái lại nhiều lần.
7. Biểu hiện phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng huyết do não mô cầu thể tối cấp:
A- Sốc xảy ra sớm, trong vòng 12 giờ đầu khởi bệnh và rất nặng.
B- Biểu hiện viêm màng não xuất hiện trong vòng 12 giờ đầu khởi bệnh.
C- Hôn mê đột ngột sau 12 giờ khởi phát bệnh.
D. Hồng ban xuất hiện sớm ở hạ sườn, quanh thắt lưng và biến mất sau 2-3 ngày.
E- Bạch cầu máu tăng 10.000 - 20.000/mm3 máu.
8. Tử ban xuất hiện trong nhiễm trùng huyết do não mô cầu có đặc điểm:
A- Thấy trên 25% các trường hợp cấy máu dương tính.
B- Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và kích thước sẽ báo hiệu tiên lượng nặng.
C- Biến mất sau 2 ngày, kể từ khi xuất hiện.
D- Hình dạng giống như tử ban thấy trong sốt xuất huyết Dengue
E- Trình tự xuất hiện là: đầu mặt cổ, ngực, bụng, các khớp.
9. Các hình thức bệnh lý gây ra do não mô cầu có thể thấy trên lâm sàng:
A- Viêm khớp xương. B- Viêm màng tim.
C- Viêm phổi. D- Viêm đường niệu. E- Viêm cơ bắp.
10. Kháng sinh chọn lựa trước tiên để điều trị viêm màng não do não mô cầu trên bệnh nhân
người lớn là:
A-Penicillin G. B- Ampicillin.
C- Erythromycin. D- Cefotaxime. E-Ceftriaxone.
11. Kháng sinh chọn lựa trước tiên để điều trị nhiễm trùng huyết thể cấp do não mô cầu ở trẻ
em là:
A- Ceftriaxone 50 mg/kg/ngày.
B- Rifampicin 20 mg/kg/ngày.
C- Erythromycin 100 mg/kg/ngày.
D- Ofloxacin 15 mg/kg/ngày.
E- Doxycycline 200 mg/ngày.
12. Kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng huyết do não mô cầu trên bệnh nhân dị ứng với
Penicillin:
A- Erythromycin. B- Ceftriaxone.
C-Chloramphenicol D- Ampicillin E-Cefotaxime.
13. Kháng sinh phòng bệnh nhiễm não mô cầu cho những trường hợp có tiếp xúc gần gũi với
người bệnh trước đó.:
A- Penicillin. B- Rifampicin.
C- Chloramphenicol. D- Ampicillin. E-Tetracycline.
14. Biện pháp dự phòng nhiễm não mô cầu áp dụng cho một bệnh nhi < 2 tuổi là:
A- Chích vắc xin phòng bệnh não mô cầu đúng liều lượng.
B. Uống Rifampicin với liều 10 mg/kg/12 giờ.
C- Dùng Chloramphenicol trong trường hợp dị ứng với Penicillin.
D- Uống Minocycline.
E- Kết hợp uống Rifampicin và chích vắc xin để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.
BÀI 10 - BỆNH THƯƠNG HÀN
1. Đặc điểm của vị trùng thương hàn khí xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh là:
A. Tiếp cận và xâm nhập xuyên qua tế bào biểu mô ruột.
B. Vi trùng xâm nhập qua đường truyền máu nhiễm trùng.
C. Gây nhiều ổ mủ nhỏ tại đại tràng.
D. Vi trùng ngược dòng ống mật chủ vào túi mật rồi lan tràn vào máu.
E. Dịch vị và môi trường acid dạ dày là nơi lý tưởng cho vi trùng thương hàn tồn tại và phát triển
2. Điều nào sau đây không phù hợp với bệnh thương hàn
A. Một số trường hợp có thể tự hết sốt dù không điều trị kháng sinh.
B. Có khả năng gây nhiều biến chứng về tiêu hóa, tim mạch, gan mật...
C. Là bệnh cảnh nhiễm trùng huyết cấp thường diễn tiến nhanh chóng đến tình trạng sốc nhiễm
trùng như các vi trùng Gram âm khác
D. Có thể tái phát dù được điều trị đúng, đủ liều kháng sinh đặc hiệu.
E. Phản ứng huyết thanh Widal có thể âm tính
3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh thương hàn là:
A. Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi hạ sốt.
B. Thường vàng da do tán huyết nội mạch.
C. Sốc sớm và nặng trong tuần đầu của bệnh.
D. Ban xuất huyết xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh.
E. Sốt kéo dài là triệu chứng hàng định nhất.
4. Triệu chứng tiêu hóa của bệnh cảnh thương hàn có đặc điểm là:
A. Thường tiêu chảy mất nước nặng.
B. Hội chứng lỵ chiếm 50% các trường hợp.
C. Ở trẻ em hay gặp táo bón gây biến chứng tắc ruột.
D. Bụng sình hơi, đầy bụng, đau nhẹ lan tỏa khi ấn.
E. Kèm nấm miệng chiếm 30% các trường hợp.
5. Hồng ban thương hàn có đặc điểm:
A. Xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh.
B. Xuất hiện theo trình tự: sau tai, mặt, cổ, thân mình, tử chỉ.
C. Trường hợp nặng có xuất huyết, hoại tử trung tâm.
D. Thường gặp ở ngực bụng, đường kính 2-4 mm.
E. Khi hồng ban xuất hiện, thường kèm theo sốc.
6. Bệnh cảnh nào sau đây không phù hợp với các biểu hiện biến chứng của bệnh thương hàn
A. Thủng ruột. B. Viêm màng não mủ.
C. Xuất huyết dạ dày. D. Viêm túi mật. E. Hội chứng thận nhiễm mỡ
7. Đặc điểm của fluoroquinolone trong điều trị bệnh thương hàn là:
A. Cắt cơn sốt nhanh trong vòng 1- 2 ngày
B. Chưa ghi nhận vi trùng thương hàn kháng
C. Có tỉ lệ tái phát cao. với thuốc này.
D. Có nồng độ thuốc cao trong mật và đại thực bào.
E. Thường dùng đường truyền tĩnh mạch nhiều hơn đường uống
8. Loại Cephalosporin nào không hiệu quả trong điều trị bệnh thương hàn:
A. Cefoperazone B. Cefaclor
C. Ceftriaxone. D. Cefotaxime E. Cefixime
9. Vắc xin polysaccharid (ViCPS, typhim Vi) có đặc điểm:
A. Có nhiều tác dụng phụ hơn loại vắc xin bất hoạt bởi phenol và nhiệt.
B. Có tỉ lệ sốt sau khi chích ngừa là 20%.
C. Có thể dùng cho trẻ N 1 tuổi.
D. Có miễn dịch suốt đời sau khi chích 0,5 ml liều duy nhất
E. Chích ngừa liều đầu 0,5 ml 1 lần, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 2 năm lần.
10. Khảo sát sự nhạy cảm hoặc để kháng của Salmonella với acid Nalidixic trên kháng sinh
do de:
A. Lượng giá mức độ hiệu quả của Ofloxacin trong điều trị.
B. Có thể dùng acid Nalidixic điều trị bệnh thương hàn khi kháng sinh đồ còn nhạy cảm.
C. Không cần thiết khảo sát acid Nalidixic trên kháng sinh đồ.
D. Khi có kết quả nhạy cảm với Nalidixic, chủng Salmonella này không gây bệnh.
E. Khi có kết quả kháng với Nalidixic, tuyệt đối không được dùng Ofloxacin trị bệnh thương hàn
BÀI 11- BỆNH UỐN VÁN
1. Đặc điểm nào không đúng đối với bệnh uốn ván
A. Phái nam mắc bệnh nhiều hơn phái nữ.
B. Bệnh xảy ra với người chưa có miễn dịch đối với bệnh uốn ván.
C. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 15- 50.
D. Tại Việt Nam, bệnh thường xảy ra ở người già do lơ là tiêm phòng.
E. Thời gian nung bệnh ngắn, bệnh thường nặng.
2. Dấu hiệu nào xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn
A. Khó nói. B. Khó nuốt.
C. Khó thở. D. Co giật. E. Đau mỏi hàm
3. Đặc điểm nào không đúng với tính chất cứng cơ trong uốn ván:
A. Thường xuất hiện và lan tràn theo một trình tự nhất định.
B. Thời gian lan tràn co cứng cơ càng nhanh, bệnh càng nặng.
C. Cứng cơ luôn kèm theo co giật.
D. Cứng cơ nhai là dấu hiệu thường gặp và xuất hiện sớm
E. Bụng gồng cứng có thể lầm với bụng ngoại khoa. nhất.
4. Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. Có dấu hiệu báo trước như tê, đau các chi.
B. Co giật tự nhiên hoặc do bị kích thích.
C. Bệnh nhân mê sau cơn co giật.
D. Diazepam luôn khống chế được cơn co giật.
E. Mức độ co giật không liên quan đến độ nặng nhẹ của bệnh.
5. Kháng sinh nào không được dùng trong bệnh uốn ván:
A. Penicillin. B. Metronidazole.
C. Erythromycin. D. Tetracycline. E. Gentamicin.
6. Khi bị vết thương, nếu chưa có miễn dịch đối với bệnh uốn ván, ta phải:
A. Tiêm SAT ngay trong 24 giờ đầu.
B. Săn sóc vết thương kỹ, khâu lại và băng kín.
C. Tiêm SAT, 1 tuần sau tiêm VAT.
D. Tiêm SAT đồng thời tiêm VAT.
E. Tiêm SAT trong 24 giờ đầu, hôm sau tiêm VAT.
7. Biện pháp nào không liên quan đến việc phòng ngừa uốn ván rốn:
A. Tiêm VAT cho bà mẹ khi mang thai.
B. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Thủ thuật đỡ đẻ phải vô trùng.
D. Săn sóc rốn mỗi ngày.
E. Tránh để băng rốn ẩm ướt vì nước tiểu và mồ hôi.
8. Thể loại uốn ván nào có tỷ lệ tử vong cao nhất:
A. Uốn ván cục bộ
B. Uốn ván thể đầu a. Uốn ván rốn
C. Uốn ván rốn
D. Uốn ván toàn thân ở người lớn
E. Uốn ván toàn thân ở người già trên 60 tuổi.
9. Tiên lượng bệnh uốn ván phụ thuộc vào những yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Ngõ vào
B. Thời gian ủ bệnh
C. Thời gian khởi bệnh
D. Co giật không đáp ứng với thuốc an thần
E. Có hay không chích VAT sau bị thương.
10. Ưu điểm nổi bật của HTIG so với SAT là:
A. Liều dùng thấp hơn
B. Rẻ tiền hơn
C. Thời gian bán hủy kéo dài hơn
D. Có thể dùng đường truyền tĩnh mạch
E. Không gây sốc phản vệ.
BÀI 12 -NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN
1. Yếu tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến bùng phát bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn:
A. Sự thay đổi khí hậu trên thế giới
b. Thay đổi về tập quán ăn uống
C. Công nghiệp hóa chăn nuôi và sản xuất thực phẩm
D. Sự thích nghi hoặc để kháng của vi trùng với kháng sinh.
E. Bùng nổ dân số đô thị.
2. Các yếu tố sau đây gây tăng cảm thụ với nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, ngoại trừ:
A. Trẻ < tuổi không được bú sữa mẹ.
D. Dùng thuốc gây
B. Sử dụng thuốc chống acid dạ dày.
C. Có bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.
Đ. Dùng thuốc giảm nhu động ruột.
E. Cường giáp.
3. Các điều kiện kể sau cần thiết để gây được nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, ngoại trừ
A. Số lượng vi sinh vật bị nhiễm vào đường tiêu hóa
B. Khả năng chịu đựng pH acid của vi sinh vật.
C. Khả năng bám dính vào niêm mạc.
D. Khả năng xâm nhập vào tế bào.
E. Tính kháng thuốc của vi sinh vật.
4. Yếu tố nào sau đây ít vai trò nhất để chống xâm nhập của vi sinh vật qua đường tiêu hóa:
A. Nhu động ruột.
B. Tính acid của dịch vị.
C. Tính kiềm của dịch mật.
D. Vi khuẩn thường trú.
E. Kháng thể IgA sau nhiễm trùng.
5. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp nhiễm trùng tiêu hóa do tác nhân không xâm lán:
A. Tiêu chảy không kèm sốt
B. Đau bụng vùng thượng vị hay quanh rốn.
C. Phân nhiều nước.
D. Phân soi không có bạch cầu đa nhân.
E. Tiêu lắt nhất nhiều lần.
6. Triệu chứng nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán tiêu chảy do vi trùng xâm lấn:
A. Sốt cao.
B. Tiêu liên tục phân toàn nước.
C. Phân soi có nhiều bạch cầu đa nhân.
D. Đau nhiều ở tượng vị
E. Nôn ói nhiều và sớm
7. Thuốc nào sau đây chống chỉ định trong tiêu chảy do tác nhân xâm lấn.
A. Dung dịch muối đường.
B. Kháng sinh.
C. Chất hấp thu nước.
D. Thuốc chống nhu động
E. Thuốc chống axit.
8. Tác nhân nào sau đây gây tiêu chảy bằng cơ chế xâm lấn:
A. Giardia lamblia.
B. Clostridium perfringens.
C. Shigella flexneri 2a.
D. Entero-toxigenic E.coli.
E. Vibrio cholera
9. Vi trùng nào sau đây gây tiêu chảy bằng cơ chế không xâm lấn:
A. Salmonella B. EIEC
C. Campylobacter. D.Staphylococcus aureus. E. Shigella.
10. Vi trùng nào sau đây gây bệnh với liều nhiễm trùng thấp nhất:
A. Salmonella B. EIEC.
C. Campylobacter. D. Vibrio cholera. E. Shigella.
11. Vibrio cholera gây tiêu chảy kiểu nào sau đây:
A. Tiêu đàm máu.
B. Sốt cao kèm tiêu lỏng.
C. Phân toàn nước.
D. Tiêu chảy kéo dài, tái phát.
E. Tiêu toàn nước hồng.
12. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng tiêu hóa ít quan trọng nhất
A. Chủng ngừa bằng vắc xin.
B. Kiểm soát chế biến thực phẩm.
C. Giáo dục thói quen ăn chín, uống sôi.
D. Kiểm soát chăn nuôi và giết mổ.
E. Vệ sinh phân, nước, rác.
BÀI 13: - VIÊM MÀNG NÃO MỦ
1. Cần phải chẩn đoán và điều trị sớm bệnh VMN mủ vì
A. Các triệu chứng lâm sàng ít đặc hiệu.
B. Bệnh nhân thường nhập viện trễ.
C. Biến chứng thần kinh nặng và tỷ lệ tử vong cao.
D. Khó tìm được tác nhân gây bệnh.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Lứa tuổi dễ bị VMN do Neissěria meningitidis là:
A. Trẻ sơ sinh B. Trẻ nhũ nhi.
C. Trẻ thanh thiếu niên. D. Người lớn trên 50-60 tuổi. E. Tất cả các câu trên đều đúng
3. Tác nhân Streptococcus pneumoniae dễ gây VMN mủ ở cơ địa:
A. Bệnh nhân có tiền căn tắm hồ bơi.
B. Bệnh nhân bị suy tủy, giảm bạch cầu hạt.
C. Bệnh nhân sinh ra từ người mẹ bị nhiễm trùng tiểu.
D. Bệnh nhân bị nghiện rượu.
E. Bệnh nhân có phẫu thuật thần kinh.
4. Yếu tố nào sau đây không phù hợp với cơ chế gây bệnh trong VMN mủ:
A. Vi trùng tiết ra IgA protease tại niêm mạc hầu họng
B. Vi trùng ức chế sự phóng thích của bạch cầu từ các hạch lympho ra máu
C. Vi trùng đi qua màng choroid plexus, vào não thất
D. Vì trùng tăng sinh trong khoang màng nhện
E. Vi trùng từ âm đạo của mẹ đi vào máu, hệ hô hấp và màng não của trẻ sơ sinh
5. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý VMN mủ là:
A. Sốt cao, có dấu màng não, tri giác kém linh hoạt.
B. Sốt cao, nhức nửa đầu, tử ban ngoài da
C. Sốt cao, co giật, hôn mê sâu xảy ra sớm
D. Sốt vừa, ói mửa, không có dấu màng não
E. Sốt vừa, chóng mặt, tụt huyết áp
6. Các thay đổi sau đây của dịch não tủy gợi ý cho bệnh VMN mủ:
A. Bạch cầu dịch não tủy tăng, đa số là đa nhân trung tính.
B. Đường dịch não tủy giảm so với % lượng đường huyết
C. Trị số lactate dịch não tủy tăng trên 4 mmol/l.
D. Soi dịch não tủy thấy có vi trùng
E. Các câu trên đều đúng.
7. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong VMN mủ là:
A. Chỉ dùng sau khi có kết quả cấy vi trùng.
B. Nên phối hợp 2 kháng sinh ngay từ đầu.
C. Giảm liều dần khi bệnh nhân hết sốt, hết co giật
D. Dùng dạng tiêm mạch trong suốt thời gian điều trị.
E. Nên tiêm kháng sinh kênh tủy nếu bệnh nhân không đáp ứng
8. Các kháng sinh sau đây có thể qua được màng não tốt, trừ:
A. Erythromycin. B. Penicillin.
C. Ceftriaxone. D. Chloramphenicol. E. Ampicillin.
9. Nhóm kháng sinh được lựa chọn hàng đầu trong VMN mủ do vi trùng Gram âm là:
A. Aminoglycoside B. Imipenem
C. Chloramphenicol D. Ampicillin E. Cephalosporine thế hệ III
10. Phòng ngừa VMN mủ bằng những biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Chích ngừa Vắc xin H. influenzae cho trẻ em
B. Điều trị tích cực các ổ nhiễm trùng kế cận màng não
C. Xử lý tốt phân và nước tiểu của bệnh nhân VMN mủ
D. Dùng Rifampicin để làm sạch não mô cầu vùng mũi họng ở người có tiếp xúc bệnh nhân nhiễm
NMC
E. Nhân viên phòng dưỡng nhi rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ sơ sinh
BÀI 14: - BỆNH CÚM
1. Những đại dịch cúm quan trọng ở người xảy ra vào các thời điểm:
A- Năm 1918-19, 1957-58, 1968-69.
B. Năm 1918-19, 1939-45, 1954-55.
D- Năm 1900-03, 1918-19, 1939.45.
E- Năm 1989-90, 1918-19, 2003-2006.
C. Năm 1918-19, 1945-47, 1975-76.
2. Virus cúm A có các kháng nguyên Hemagglutinin liên quan đến các phụ týp gây dịch bệnh
quan trọng cho con người là:
A- H1, H2, H3. B- H1, H4, HS.
C-H1, H5, H9. D-H2, HS, H8, H9. E- H2, H3, H6, H8.
3. Những kháng nguyên Hemagglutinin nào liên quan đến các phụ týp cúm gia cầm có khả
năng gây bệnh cho con người là:
A- Hi, H3 và HS. B- H3, H5 và H7.
C- H5, H7 và H9. D-HS, H9, H10. E- H1, H2 và H3.
4. Những đặc điểm liên quan đến các týp cúm A, B và C kể sau là phù hợp, ngoại trừ:
A- Virus cúm A thường gây các vụ dịch lớn, nghiêm trọng cho con người.
B- Bệnh cúm trên người chủ yếu gây ra do virus cúm A và B.
C- Virus cúm C ít gây bệnh cho người hoặc gây các thể bệnh nhẹ, không có triệu chứng.
D- Hiện tại, không có thuốc điều trị cho cả hai loại virus cúm A và B.
E- Hiện tại, đã có vắc xin phòng ngừa cho cả 2 loại bệnh cúm A và B.
5. Điều nào kể dưới đây phù hợp với các đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm ở người:
A. Virus cúm bắt đầu lây truyền từ thời kỳ khởi phát của bệnh.
B. Virus cúm ngưng lây truyền sau 48 giờ kể từ lúc khởi phát bệnh.
C. Virus cúm B và C có thể gây các vụ đại dịch nghiêm trọng trên toàn cầu.
D. Những sự thay đổi kháng nguyên chủ yếu (thay đổi lớn) hai glycoprotein Hemagglutinin và
Neuraminidase có liên quan đến khả năng gây ra đại dịch .
E. Trong một vụ dịch cúm, bao giờ cũng chỉ phát hiện được một týp virus duy nhất lưu hành (A
hoặc B hoặc C).
6. Biểu hiện lâm sàng nào kể sau không thấy trên bệnh nhân cúm:
A. Rét run B. Tiêu chảy.
C. Chảy máu cam. D. Vàng da niêm. E. Sưng hạch cổ ở người trẻ.
7. Biến chứng tuy ít xảy ra nhưng có thể gây tử vong cao nhất ở bệnh cúm là:
A. Viêm xoang hàm. B. Viêm phổi tiên phát.
C. Viêm phế quản bội nhiễm. D. Hội chứng Reye. E. Viêm cơ tim.
8. Hiện nay, xét nghiệm tin cậy nhất dùng chẩn đoán sớm bệnh cúm tại bệnh viện chuyên
khoa là:
A. Soi tươi bệnh phẩm lấy từ phết họng, phết mũi, phết dịch tiết đường hô hấp.
B. PCR bệnh phẩm lấy từ phết họng, phết mũi, phết dịch tiết đường hô hấp.
C. Cấy bệnh phẩm phết mũi, phết họng, phết dịch tiết đường hô hấp.
D. Kỹ thuật huỳnh quang miễn nhiễm.
E. Huyết thanh chẩn đoán.
9. Điều nào kể dưới đây đúng khi nói về thuốc dùng trong điều trị bệnh cúm:
A. Amantadine và Rimantadine điều trị hiệu quả bệnh cúm A trong vòng 48 giờ.
B. Oseltamivir rất hữu hiệu điều trị các thể bệnh cúm có biến chứng nặng.
C. Kháng sinh nếu sử dụng sớm trước 48 giờ khởi phát bệnh có thể giúp ngừa được chứng bội
nhiễm vi trùng.
D. Vitamine C liều cao có thể giúp nâng thể trạng, ngừa các biến chứng xảy ra.
E. Không nên dùng Aspirin để hạ nhiệt, giảm đau cho trẻ em bị bệnh cúm.
10. Những biện pháp sau đây phù hợp với việc phòng ngừa bệnh cúm cho cộng đồng, ngoại
trừ:
A. Phát hiện và cách ly sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm.
B. Hạn chế tập trung sinh hoạt, hội họp đông đúc khi đang có dịch cúm.
C. Cá nhân mang khẩu trang khi đi làm việc, ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh cúm.
D. Chủng ngừa vắc xin cho những người có thể gặp nhiều nguy cơ nếu nhiễm bệnh cúm.
E. Phân phối Amantadine và kháng sinh phổ rộng để uống phòng bệnh cúm có biến chứng cho
những người không tiêm được vắc xin.
BÀI 15: - BỆNH DẠI
1. Ngoài vết cắn của chó hoặc mèo, Bệnh dại còn có thể lây lan từ vết cắn của:
A. Gà rừng B. Vit C. Chim bồ câu D. Dơi E. Ngỗng
2. Thể bệnh lâm sàng thường gặp nhất của bệnh dại ở người là:
A. Thể bại liệt B. Thể cao - liệt cơ hô hấp
C. Thể hung dữ D. thể hành tủy E. Thể tủy sống
3. Hiện nay để chẩn đoán bệnh dại, một xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sau đây tương đối
đáng tin cậy nhất là:
A. Kháng thể miễn dịch huỳnh quang.
B. Tìm kháng thể trung hòa (RFFIT)
C. Miễn dịch men (RREID)
D. Kháng thể ngưng kết hồng cầu gà.
E. Phản ứng kết hợp bổ thể.
4. Vắc xin kháng dại có hiệu quả được khuyến cáo dùng hiện nay là:
A. Semple (Từ não cừu và dê)
B. Fuenzalida (Từ não chuột)
C. Kissling (Từ tế bào thân chuột)
D. Kondo (Từ tế bào phôi gà)
E. Verorab (Từ tế bào thận khỉ)
5. Khi bệnh nhân lên cơn dại, điều nào không nên làm
A. Khi bệnh nhân hấp hối, cần tích cực đặt nội khí quản.
B. Dùng thuốc an thần diazepam.
C. Cho bệnh nhân nằm phòng riêng biệt.
D. Nâng đỡ tinh thần và thể trạng bệnh nhân
E. Dùng morphin khi cần.
6. Chỉ định huyết thanh kháng dại SAR trong các trường hợp sau, trừ:
A. Vết cắn hoặc cào ở đầu, mặt, cổ.
B. Niêm mạc bị súc vật nghỉ dại liếm.
C. Vết cắn sâu hoặc vết thương nhiều chỗ.
D. Trẻ em tiếp xúc với siêu vi đại
E. Vết trầy xướt nhẹ không chảy máu
7. Xử trí vết thương khi bị súc vật nghỉ dại cắn, trừ:
A. Rửa vết cắn nhiều lần với xà bông đặc
B. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch lode.
C. Khâu kín da cho thẩm mỹ.
D. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
E. Dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván, nếu cần.
8. Tổn thương bệnh lý nào không gặp trong bệnh dại:
A. Tẩm nhuận tế bào đơn nhân. B. Xuất huyết não
C. Viêm quanh mạch máu hiện diện tế bào lympho hoặc đa nhân trung tính
D. Ő lympho bào.
E. The Negri.
9. Đặc điểm nào không phù hợp với dịch não tủy của bệnh dại lên cơn
A. Áp lực mở dịch não tủy bình thường hoặc tăng nhẹ
B. Tăng bạch cầu chủ yếu là loại đơn nhân trung bình khoảng 5-30 BC/ ml
C. Đường dịch não tủy bình thường
D. Protein tăng nhẹ khoảng < 100 mg/dl
E. Tìm được thể Negri
BÀI 16 -BỆNH QUAI BỊ
I. Chọn vấn đề phù hợp với bệnh quai bị:
A. Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhất là ở loài động vật có máu nóng.
B. Bệnh thường xuất hiện rải rác trong năm
C. Có thể phân lập siêu vi quai bị từ máu, phết họng, chất tiết lỗ Sténon, nước tiểu, dịch não tủy.
D. Siêu vì cũng được tìm thấy trên mô não của động vật bị bệnh quai bị.
E. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
2. Bệnh quai bị có thể đưa đến:
A. Vô sinh nam đối với mọi trường hợp bị bệnh quai bị
B. Vô sinh nữ đối với mọi trường hợp đau vùng hạ vị.
C. Tử vong chắc chắn và tiên lượng rất xấu cho các trường hợp viêm cơ tim do quai bị. .
D. Mở khí quản cấp cứu trong các trường hợp nghẹt thở khí đạo do lưỡi gà sưng to trong quai bi.
E. Di chứng thần kinh rất thường xảy ra trong mọi trường hợp viêm não - màng não do quai bi 240
Bệnh quai bị
3. Chẩn đoán xác định bệnh quai bị cần 1 yếu tố sau đây:
A. Chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng phù hợp đủ để xác định bệnh.
B. Phương pháp Elisa và phương pháp miễn dịch huỳnh quang là tốt nhất. .
C. Phân lập được siêu vi quai bị từ máu, họng, chất tiết lỗ Stenon, dịch não tủy, nước tiểu.
D. Sinh thiết tuyến nước bọt.
E. Phân lập siêu vi trùng quai bị và canh cấy vào chuột.
4. Thuốc chủng ngừa quai bị với siêu vi sống giảm độc lực được dùng
A. Cho mọi đứa trẻ dưới tuổi.
B. Cho phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
C. Cho người ung thư máu đang hóa trị liệu.
D. Cho người đang điều trị corticoides liều cao và kéo dài liên tục.
E. Tái chủng với MMR 4 – 6 năm sau liều đầu tiên.
5. Không nên chủng ngừa quai bị cho các đối tượng.
A. Đã được chủng ngừa với vắc xin siêu vi chết trước đó, hoặc người đang có miễn dịch với bệnh
vì tăng nguy cơ phản ứng thuốc.
B. Bệnh nhân bị sốt, bị nhạy cảm với các thành phần thuốc chủng, dùng thuốc giảm miễn dich...
C. Phụ đang cho con bú.
D. Người đang điều trị suyễn với corticoides dạng hít.
E. Người đang sử dụng thuốc an thần liều cao.
6. Tổn thương nào sau đây không gặp trong quai bị:
A. Viêm não B. Viêm màng não
C. Viêm cơ tim. D. Viêm khớp. E. Viêm amidan.
7. Tử vong trong quai bị thường do:
A. Trụy mạch B. Viêm não C. Suy tim cấp D. Suy thận cấp E. Suy gan.
8. Điều nào sau đây sai khi nói về triệu chứng lâm sàng của bệnh quai bị:
A. Viêm tuyến mang tai làm hạn chế khả năng nhai và nuốt.
B. Vận động quá sức làm giai đoạn hồi phục kéo dài
C. Viêm lưỡi gà đôi khi phải mở khí quản cấp cứu.
D. Viêm màng não chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất.
E. Viêm khớp gây đau và hạn chế vận động
9. Trong điều trị bệnh quai bị, điều nào sau đây là đúng:
A. Dùng Aspirin để hạ sốt và giảm đau.
B. Cortisone là thuốc đặc trị trong quai bị
C. Interferon là thuốc chọn lựa duy nhất trong viêm não do quai bị.
D. Nằm nghĩ tuyệt đối tại giường sẽ tránh được biến chứng tim do quai bị.
e. Kiêng ăn thức ăn có vị chua sẽ tránh được viêm tụy do quai bị.
10. Điều nào sau đây đúng khi nói về miễn dịch của bệnh quai bị:
A. Kháng thể của mẹ có thể bảo vệ cho con đến lúc trẻ 5 tuổi.
B. Miễn dịch không bền nên phải chủng ngay sau khi khỏi bệnh để tránh tái phát.
C. Tái phát rất hay gặp trong bệnh quai bị.
D. Nên chủng sớm cho trẻ dưới 1 tuổi ở những vùng có dịch.
E. Có thể chủng nhắc lại lần 2 sau 5 năm với thuốc chủng MMR.

BÀI 17: BỆNH RUBELLA


1. Siêu vi Rubella truyền bệnh qua:
A. Đường hô hấp B. Đường máu C. Nhau thai D. Phân E. A và C đúng.
2. Bệnh rubella mắc phải sau sinh có đặc tính sau:
A. Thường kèm dấu hiệu viêm long rõ rệt
B. Phát ban dạng dát sẩn bắt đầu ở mặt lan dần xuống phần dưới cơ thể, biến mất nhanh và chỉ kéo
dài 3 – 5 ngày.
C. Chẩn đoán dễ dàng bằng triệu chứng lâm sàng.
D. Biến chứng của bệnh thường gặp và nặng
E. Cẩn chủng ngừa sau khi mắc bệnh để tránh tái nhiễm.
3. Yếu tố quan trọng nhất quyết định độ nặng dị tật trong bệnh rubella bẩm sinh:
A. Tuổi mẹ khi mang thai
B. Con so hay con rạ
C. Tuổi thai khi bị nhiễm bệnh
D. Thai phụ nhiễm Rubella được dùng globulin miễn dịch để ngăn bệnh rubella bẩm sinh hay
không
E. Trẻ sinh ra được tiêm vắc xin phòng bệnh rubella hay không
4. Đặc điểm dị tật trong bệnh rubella bẩm sinh:
A. Tỉ lệ dị tật khi nhiễm trong 2 tháng đầu thai kỳ trên 50% và thường gồm nhiều dị tật khác nhau
trên một trẻ.
B. Tỉ lệ dị tật khi nhiễm tháng 3 và 4 của thai kỳ khoảng 50% và thường chỉ có một dị tật.
C. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tỉ lệ dị tật còn khá cao, đạt đến 30%
D. Tất cả dị tật đều biểu hiện ngay khi sinh
E. Dị tật luôn tồn tại suốt đời bệnh nhân.
5. Ba loại dị tật hay gặp nhất trong bệnh rubella bẩm sinh:
A. Điếc, dậy thì sớm, dị tật xương
B. Đục thủy tinh thể, còn ống động mạch, điếc
C. Tiểu đường, thoát vị bẹn, động kinh
D. Bệnh tim bẩm sinh, tật đầu nhỏ, bệnh tuyến giáp
E. Viêm gan, viêm não, chậm phát triển tâm thần
6. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Rubella thường dùng nhất trên lâm sàng:
A. Cấy siêu vi B. PCR C. Phản ứng ngưng kết latex thụ động
D. ELISA tìm IgM và IgG E. Sinh thiết mô
7. Đặc điểm vắc xin phòng nhiễm Rubella RA 27/3:
A. Là vắc xin sống giảm hoạt lực, hiệu quả cao.
B. Chống chỉ định đối với trẻ nhiễm HIV,
C. Cần tiêm cho phụ nữ có thai để phòng bệnh rubella bẩm sinh
D. Có thể tạo ra tình trạng nhiễm siêu vi huyết cho người được chủng bệnh sang người khác E.
Không gây đáp ứng miễn dịch kéo dài nên cần được tiêm nhắc lại.
BÀI 18: - SỐT BẠI LIỆT
1. Số trường hợp mới mắc sốt bại liệt hàng năm ở Việt Nam từ năm 1992-1996 có khuynh
hướng:
A. Giảm B. Tăng C. Không thay đổi
D. Tùy theo năm E. Ba năm đầu tăng, hai năm sau giảm.
2. Khả năng lây lan của sốt bại liệt trong cộng đồng là:
A. 10% B. 30% C. 50% D. 70% E. 90%
3. Trong sốt bại liệt, thể lâm sàng thường gặp nhất là:
A.Thể không có biểu hiện lâm sàng B. Thể bệnh nhẹ C. Thể không liệt
D. Thể liệt E. Các thể trên có tỉ lệ mắc tương đương nhau
4. Dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhất của sốt bại liệt thể liệt là:
A. Liệt mềm B. Liệt không đồng đều, không đối xứng C. Không rối loạn cảm giác khách
quan
D. Không rối loạn cơ tròn E. Teo cơ nhanh nhiều và sớm.
5. Trong sốt bại liệt thể liệt, thể lâm sàng thường gặp nhất là:
A. Thể tủy sống B. Thể hành tủy C. Thể tủy sống-hành tủy.
D. Thể não E. Tất cả các câu trên đều sai.
6. Để chẩn đoán xác định sốt bại liệt, người ta dựa vào xét nghiệm sau đây:
A. Cấy phân B. Cấy nhớt cổ họng C. Huyết thanh chẩn đoán sốt bại liệt được làm hai lần
D. Cấy máu E. Câu B, C, D đúng.
7. Trong điều trị sốt bại liệt để phục hồi vận động, biện pháp nào sau đây được xem là có hiệu
quả nhất:
A. Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm B. Tập vật lý trị liệu C. Phẫu thuật chỉnh hình
D. Tâm lý liệu pháp E. Hướng nghiệp.
8. Để thanh toán sốt bại liệt, biện pháp nào kể sau đây được xem là có hiệu quả nhất:
A. Tăng cường xử lý chất thải
B. Vệ sinh thực phẩm
C. Cách ly bệnh nhân tại bệnh viên
D. Tạo miễn dịch bằng vắc xin được làm bằng virus sống giảm độc lực
E. Tạo miễn dịch bằng vắc xin được làm bằng virus chết.
BÀI 19 - SỐT XUẤT HUYẾT – DENGUE
1. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường gặp nhiều nhất ở:
A. Vùng tây nguyên
B. Các tỉnh dọc bờ biển
C. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
D. Các tỉnh gần biên giới Cam pu chia
E. Vùng bắc bộ
2. Đối tượng mắc bệnh sốt xuất huyết với tần suất cao nhất là:
A. Trẻ em lớn từ 2 – 9 tuổi
B. Trẻ nhũ nhi 5 tháng – 12 tháng
C. Người trung niên
D. Người già > 60 tuổi
E. Người suy giảm miễn dịch
3. Hai rối loạn sinh học quan trọng nhất trong sốt xuất huyết là:
A. Tăng dung tích hồng cầu và giảm protid máu
B. Rối loạn đông máu nội mạch rải rác và xuất huyết
C. Tăng tính thấm mao mạch và giảm tiểu cầu
D. Gan lớn và xuất huyết da niêm
E. Tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu
4. Khi chưa có xét nghiệm cận lâm sàng, biểu hiện nào sau đây gợi ý bệnh SXH nhất?
A. Sốt cao, đau bụng, tiêu chảy
B. Sốt cao đột ngột, nhức đầu, chảy máu cam
C. Sốt nhẹ. đau vùng gan, vàng da niêm, chảy máu cam
D. Sốt cao, tử ban ngoài da, gan lớn và đau
E. Sốt cao, có giật, xuất huyết tiêu hóa
5. Trường hợp nào sau đây được chẩn đoán là sốt xuất huyết độ III theo phân độ của
TCYTTG
A. Sốt cao, dấu dây thắt dương tính
B. Sốt cao, ói máu, HA 1077
C. Sốt, tử ban điểm, đầu chỉ mắt, HA 10/8
D. Sốt, gan lớn, dấu véo da dương tính
E. Có sốt rồi giảm, tay chân lạnh, mạch khó bắt, HA =0
6. Điều nào sau đây không đúng trong điều trị SXH-D:
A. Cho trẻ uống oresol nếu là độ I hoặc độ II
B. Hạ sốt với Aspirine hoặc với Ibuprofen
C. Truyền dịch nếu trẻ ói nhiều
D. Khởi phát chống sốc với Lactate Ringer
E. Dùng đại phân tử nếu sốc kéo dài
7. Xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán SXH-D là:
A. Phản ứng miễn dịch men (ELISA)
B. Số lượng bạch cầu máu giảm
C. Siêu âm thấy có tràn dịch màng phổi, màng bụng
D. Số lượng tiểu cầu giảm < 100 000/mm3
E. Trị số DTHC tăng trên 40%
8. Phương thức xử trí đúng trường hợp sốt xuất huyết có sốc là:
A. Truyền nhanh dung dịch Glucose 5%
B. Khởi phát chống sốc với Lactate Ringer 5 ml/kg trong giờ
C. Khởi phát chống sốc với Dextran 5 ml/kg trong giờ đầu đầu.
D. Chỉ dùng Dopamine khi có biểu hiện suy thận
E. Truyền máu nếu trị số DTHC giảm nhanh và sốc kéo dài
9. Biểu hiện nào sau đây cho biết là bệnh nhân sốt xuất huyết đã vào giai đoạn hồi phục
A. Có tràn dịch màng phổi ở 2 bên
B. Dung tích hồng cầu giảm nhanh
C. Nhịp tim không đều hoặc chậm
D. Từ ban da không lan thêm
E. Tất cả các cấu trên đều đúng
10. Các biện pháp sau giúp phòng ngừa bệnh sốt xuất, ngoại trừ:
A. Phun thuốc diệt muỗi
B. Chích ngừa theo lịch
C. Thả mesocyclops diệt lăng quảng
D. Làm sạch nơi bùn lầy, nước đọng
E. Ngủ mùng, tránh để muỗi đốt
BÀI 20- BỆNH SỞI
1. Siêu vi sởi có những đặc tính sau:
A. Có thể có trong chất nhầy nhớt cổ họng, trong máu bệnh nhân.
B. Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp.
C. Chỉ gây bệnh ở người và khỉ.
D. Siêu vi được nuôi cấy trên tế bào thận người.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Bệnh sởi có những đặc tính sau:
A. Miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh không bền, do đó cần phải chủng ngừa.
B. Không có khả năng lây lan từ trẻ em sang người lớn.
C. Luôn diễn tiến qua các giai đoạn viêm xuất tiết, phát ban, hồi phục.
D. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em và người già.
E. Rất khó chẩn đoán vì các xét nghiệm chẩn đoán xác định khó thực hiện được.
3. Chẩn đoán xác định bệnh sởi dựa vào:
A. Kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều và có nhiều ghèn.
B. Dấu Koplik ở niêm mạc má.
C. Hồng ban lan ra khắp cơ thể theo thứ tự từ mặt đến chân.
D. Các “vết rằn da cọp” sau khi ban biến mất.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
4. Biến chứng của bệnh sởi thường hay gặp nhất là:
A. Viêm phổi do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác nhau.
B. Viêm tai giữa do phế cầu.
C. Viêm cơ tim.
D. Suy dinh dưỡng do bệnh nhân bị nôn ói nhiều.
E. Viêm não-màng não do suy giảm miễn dịch.
5. Những điểm sau đây cần chú ý trong việc điều trị bệnh sởi:
A. Dùng kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa bội nhiễm trong giai đoạn viêm xuất tiết.
B. Sử dụng thêm Vitamin A.
C. Dùng aspirin liều cao để hạ thân nhiệt.
D. Sử dụng các thuốc kháng siêu vi để ngăn ngừa biến chứng.
E. Tránh cho bệnh nhân ăn thức ăn nhiều đạm động vật, chỉ nên dùng đạm thực vật, tránh tiếp xúc
với nước, ánh sáng trong giai đoạn phát ban.
BÀI 21- THỦY ĐẬU
I. Tác nhân gây bệnh thủy đậu là:
A. HBV. B. VZV C. Adenovirus. D. Herpes simplex. C. Coxsackie.
2. Bệnh thủy đậu lây chủ yếu bằng đường:
A. Hô hấp. B. Tiêu hóa. C. Tiêm chích. D. Tất cả các đường trên. E. Niêm mạc.
3. Khả năng nhiễm virus thủy đậu sau phơi nhiễm ở những người chưa có miễn dịch với thủy
đầu là:
A. 30%. B. 50%. C. 70% C. 90% E. >90%@
4. Đặc điểm của bóng nước trong bệnh thủy đậu là:
A. Có cùng một lứa tuổi tại một thời điểm.
B. Không gỗ lên mặt da.
C. Khi đóng mày không để lại sẹo nếu không bị bội
D. Tất cả các câu trên đều đúng
E. Tất cả đều đục
5. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu là:
A. Nhiễm trùng da. B. Viêm não thủy đậu.
C. Dị tật bẩm sinh. D. Hội chứng Rey. E. Viêm phổi thủy đậu.
6. Thuốc chống virus gây bệnh thủy đậu được chỉ định trong trường hợp:
A. Trẻ vị thành niên. B. Người bị AIDS. C. Người lớn.
D. Người suy giảm miễn dịch do ung thư. E. Tất cả các đối tượng trên.
7. Liều lượng Acyclovir dành cho người lớn từ 16 tuổi trở lên là:
A. 200 mg/ lần x 2 lần/ngày.
B. 300 mg/lần x 3 lần/ngày.
C. 400 mg/lần x 3 lần/ngày.
D. 500 mg/lần x 4 lần/ngày.
E. Có thể lên đến 800 mghằn x 5 lần/ngày.
8. Phương pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay là:
A. Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện.
B. Sử dụng VZIG sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.
C. Chủng ngừa bằng vắc xin.
D. Uống Acyclovir sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.
E. Tất cả các biện pháp trên.
BÀI 22 - NHIỄM HIV/AIDS
1. Đặc điểm dịch tễ hiện nay của nhiễm HIV/AIDS trên thế giới là:
A. Đối tượng nguy cơ nhiễm HIV cao nhất là người nghiện chích ma túy.
B. Lây nhiễm chủ yếu là qua các quan hệ tình dục không bảo vệ.
C. Dịch bệnh có khuynh hướng phát triển mạnh ở châu Mỹ La tinh.
D. Số người được điều trị đặc hiệu bằng thuốc ARV gia tăng song hành với số người có chỉ định và
cần thuốc đặc trị.
E. Tình hình nhiễm HIV giảm trong những năm gần đây nhờ chiến lược điều trị dự phòng từ mẹ
sang con bằng thuốc ARV. 324 Nhiễm HIV/AIDS
2. Tình hình nhiễm HIV hiện nay tại Việt Nam nổi bật nhất là:
A. Tỉ lệ lây nhiễm cao nhất là qua đường chích ma túy.
B. Lứa tuổi nhiễm bệnh cao nhất là thanh thiếu niên < 20 tuổi.
C. Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất trong cả nước.
D. Dịch bệnh nhiễm HIV đã được ngăn chặn nhờ vào việc áp dụng chương trình điều trị đặc hiệu
bằng ARV sớm.
E. Tỉ lệ nhiễm HIV ở trẻ em giảm nhờ vào các chương trình xét nghiệm tự nguyện và miễn phí ở
thai phụ.
3. Điều nào sau đây không phù hợp với nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh?
A. Tỉ lệ và số phụ nữ bị nhiễm HIV gia tăng hàng năm.
B. Tỉ lệ nhiễm HIV ở thanh niên trong độ tuổi 20-30 có khuynh hướng giảm nhờ vào chương trình
tham vấn xét nghiệm tự nguyện.
C. Số bệnh nhân AIDS nhập viện ngày càng nhiều với tỉ lệ tử vong cao.
D. Đa số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập viện với tình trạng suy giảm miễn dịch nặng với nhiều
nhiễm trùng cơ hội, làm cho điều trị rất phức tạp.
E. Số người không khả năng điều trị bằng ARV cao mặc dù có chỉ định.
4. Hiện nay (2005), theo hướng dẫn của Bộ Y tế, một người được gọi là nhiễm HIV khi có:
A. 2 ELISA và 1 Western Blot.
B. 1 test nhanh và 2 ELISA.
C. 1 test nhanh, 1 ELISA và p24.
E. 2 Western Blot và p24.
D. 1 ELISA, 1 Western Blot và p24.
5. Một bệnh nhân AIDS có dấu hiện tổn thương thần kinh định vị, tế bào lympho T CD4 <
100/mm, nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất là:
A. Viêm màng não lao.
B Viêm não do Toxoplasma gondii.
C. Viêm màng não Cryptococcus neoformans.
D. Nhiễm MAC.
E. Viêm não-màng não do Herpes simplex virus.
6. Một thanh niên đã biết nhiễm HIV từ > 3 năm nay, có số lượng tế bào lympho T CD4:
38/mm”, chưa dùng ARV, bị giảm thị lực từ từ hai bên, nguyên nhân nhiễm trùng thường
gặp nhất là:
A. Mycobacterium tuberculosis.
B. Cytomegalovirus.
C. Herpes simplex virus.
D. Cryptococcus neoformans.
E. Penicillium marneffei.
7. Thuốc kháng nấm thường dùng nhất để điều trị viêm màng não Cryptococcus neoformans
(giai đoạn ban đầu) ở bệnh nhân AIDS là:
A. Itraconazole uống.
B. Ketoconazole uống.
C. Amphotericine B chích.
D. Fluconazole chích và uống.
E. Flucytosine uống.
8. Theo khuyến cáo của TCYTTG đối với các nước đang phát triển, có nguồn tài chánh eo
hẹp, chỉ định dùng ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV khi:
A. Tế bào lympho T CD4 < 500/mm3.
B. Có biểu hiện của bệnh AIDS, không kể số lượng tế bào T CD4 là bao nhiêu.
C. Có nồng độ HIV trong huyết thanh > 100.000 bản sao/mm3.
D. Bệnh nhân cai nghiện hoàn toàn ma túy, không có triệu chứng lâm sàng và số lượng tế bào T
CD4 < 200/mm3.
E. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đồng ý bỏ thai và có số lượng tế bào T CD4 < 2001 mm³.
9. Cho biết một phác đồ phối hợp ARV thường dùng nhất cho bệnh nhân nhiễm HIV ở các
nước đang phát triển:
A. AZT + D4T + DDI
B. AZT + 3TC + Indinavir
C. 3TC + D4T + Nevirapine
D. DDI + D4T + Indinavir
E. AZT + Nevirapine + Indinavir
10. Biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV hiệu quả nhất hiện nay là:
A. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục.
B. Uống thuốc ARV dự phòng trước và sau tiếp xúc.
C. Trao đổi kim tiêm ống tiêm.
D. Phát hiện người nhiễm HIV và hạn chế tiếp xúc với người đã nhiễm HIV.
E. Sử dụng thuốc chủng ngừa thực nghiệm.
BÀI 23: VIÊM GAN SIÊU VI
I. Yếu tố dịch tễ quan trọng của nhiễm HBV ở vùng lưu hành cao là
A. Lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục đồng giới.
B. Lây nhiễm qua các loại huyết phẩm.
C. Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh.
D. Lây nhiễm qua các thủ thuật xuyên qua da có dính máu/dịch tiết mang HBV.
E. Lây nhiễm qua các quan hệ tình dục khác giới.
2. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với tình hình nhiễm HBV tại Việt Nam:
A. Tỉ lệ người mang anti-HBs vào khoảng 8 – 15%.
B. Lây nhiễm HBV chủ yếu từ mẹ sang con.
C. Nhiễm HBV có liên quan đến viêm gan cấp, xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
D. Tỉ lệ mang HBsAg gia tăng theo lứa tuổi.
E. Tỉ lệ nhân viên y tế mang HBsAg>5%.
3. Không phân biệt nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phục hồi của VGSV cấp có đặc chung
như sau?
A. Tình trạng miễn dịch còn kém, dễ bị nhiễm thêm các tác nhân nhiễm trùng khác.
B. Phục hồi về chức năng gan xảy ra sau phục hồi về lâm sàng.
C. Xét nghiệm chức năng gan trở về bình thường trước khi các dấu hiệu lâm sàng biến mất. D. Tỉ lệ
phục hồi hoàn toàn ở trẻ em cao hơn ở thanh thiếu niên và người lớn.
E. Bệnh nhân có thể trở lại lao động bình thường khi có dấu hiệu phục hồi về lâm sàng.
4. Đặc điểm của VGSV A cấp là :
A. Tỉ lệ nhiễm bệnh cao ở trẻ em <5 tuổi.
B. Tỉ lệ viêm gan tối cấp cao ở phụ nữ mang thai.
C. Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa nên phòng ngừa chủ yếu bằng cách kiểm soát lây nhiễm qua
thức ăn và nước uống.
D. Tỉ lệ diễn tiến sang mạn tính cao ở trẻ sơ sinh và trẻ em < 5 tuổi.
E. Nhờ vào tiến bộ về kỹ thuật sinh học phân tử, người ta phát hiện sự liên quan mật thiết giữa
VGSV A cấp và ung thư gan trong nhiều năm sau.
5. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với VGSV E cấp là :
A. Tỉ lệ viêm gan tối cấp và nguy cơ tử vong cao ở phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh.
B. Lây nhiễm và có khả năng thành dịch do thức ăn và nước uống bị hoại nhiễm.
C. Hiệu quả của thuốc chủng ngừa rất cao, có khả năng tránh được hậu quả và biến chứng ở người
được tiêm chủng.
D. Hiện nay chưa ghi nhận VGSV E lây truyền từ mẹ sang con.
E. Liên quan giữa VGSV E và xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát chưa được xác định.
6. Đặc điểm của VGSV C cấp là :
A. Chẩn đoán xác định nhờ vào sự hiện diện của IgM anti-HCV trong huyết thanh.
B. Tỉ lệ diễn biến sang mạn tính cao >70%.
C. Tỉ lệ diễn biến sang tối cấp cao >10%.
D. Khả năng lây nhiễm qua quan hệ tình dục và từ mẹ sang con cao hơn VGSV B nhiều lần. E.
Thuốc chủng ngừa VGSV B thế hệ ba có hiệu quả tốt để ngừa VGSV C cấp.
7. Đối với một bệnh nhân bị VGSV B cấp, xét nghiệm nào sau đây chưa cần thực hiện đầu
tiên vào lúc nhập viện:
A. HBsAg B. IgM anti-HBc. C. Transaminases. D. HBeAg E. Siêu âm gan mật.
8. Hiện nay, điều trị VGSV cấp (thể thông thường, không biến chứng) là:
A. Dùng lamivudine sớm để giảm nguy cơ diễn biến mạn tính
B. Sử dụng interferon (có hiệu quả đối với HBV và HCV) để tăng cường miễn dịch, giảm biến
chứng.
C. Điều trị hỗ trợ, theo dõi diễn biến lâm sàng và sinh học.
D. Phối hợp thuốc thuốc chống siêu vi với cỏticosteroids.
E. Truyền dung dịch albumin để giải quyết tình trạng chán ăn.
9. Biện pháp phòng ngừa nhiễm HBV hiệu quả nhất cho cộng đồng là:
A. Chủng ngừa cho nhân viên y tế khi mới vào nghề.
B. Chủng ngừa phổ cập cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
C. Chích ngừa cho khách du lịch đến vùng lưu hành cao.
D. Chích ngừa cho đối tượng có nguy cơ.
E. Chích ngừa cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
10. Điều nào sau đây không đúng khi nói về thuốc chủng ngừa VGSV B?
A. Thuốc chủng ngừa có hiệu quả cao cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi.
B. Thuốc chủng ngừa có thể dùng cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV để giảm nguy cơ lây nhiễm
mẹ – con.
C. Thuốc chủng ngừa VGSV B có thể bảo vệ chống lây nhiễm HDV.
D. Thuốc chủng ngừa VGSV B có khả năng tạo miễn dịch hiệu quả và kéo dài ít nhất là 15 năm.
E. Thuốc chủng ngừa VGSV B có thể phối hợp với immunoglobulins.
BÀI 24: VIÊM NÃO SIÊU VI
1. Trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Anopheles subpictus. B. Aedes aegypti. C. Culex vishnui.
D. Trombicula. E. Xenopsylla cheopis.
2. Siêu vi trùng sau đây có thể gây viêm não, ngoại trừ:
A. Paramyxovirus. B. Arenavirus. C. Siêu vi viêm gan A (HAV).
D. Dengue E. Papillomavirus
3. Chụp CT sọ não trong bệnh cảnh viêm não siêu vi nhằm mục đích:
A. Thấy được các tổn thương dây thần kinh sọ.
B. Phát hiện các dấu hiệu chết não
C. Tìm các tổn thương nghi ngờ viêm não herpes.
D. Hoàn toàn không cần chụp CT trong bệnh cảnh viêm não.
E. Tìm tổn thương đặc hiệu của viêm não Nhật Bản.
4. Trên thực tế lâm sàng hiện nay tại Việt Nam, thử nghiệm sau đây có thể dùng để chẩn
đoán xác định viêm não siêu vi
A. Phân lập siêu vi trùng trong dịch não tủy B. Phân lập siêu vi trùng trong máu
C. Huyết thanh chẩn đoán D. Sinh thiết não E. PCR
5. Có thể điều trị viêm não do siêu vi herpes bằng
A. Zidovudine (AZT). B. Amantadine. C. Interferon. D. Acyclovir. E. Didanosine.
6. Tác dụng của dịch truyền Mannitol trong điều trị viêm não:
A. Chống phù não B. Chống hạ đường huyết. C. Chống viêm.
D. Chống thiếu nước. E. Chống bội nhiễm.
7. Đặc điểm của siêu vi viêm não Nhật Bản là:
A. Cấu trúc gồm 2 chuỗi DNA.
B. Có thể tồn tại trong không khí ẩm thấp nhiều năm
C. Chịu đựng được nhiệt độ cao >80 độ C
D. Nuôi cấy được trên tế bào phôi gà.
E. Có thể điều trị bằng Acyclovir.
8. Ký chủ của siêu vi viêm não Nhật Bản là:
A. Doi. B. Chó C. Mèo D. Chim E. Bọ chét
9. Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. 90% B. 70% C. 50% D. 30% E. 10%
10. Đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm não Nhật Bản:
A. Xảy ra vào mùa xuân..
B. Có khoảng 3 tỉ người sống trong vùng dịch lưu hành.
C. Trung gian truyền bệnh là chí rận.
D. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở châu phi
E. Nữ mắc bệnh nhiều gấp đôi nam giới.
BÀI 25- SỐT VE MÒ
1. Những điều kể sau phù hợp với bệnh sốt ve mò, ngoại trừ:
A. Tác nhân gây bệnh là Orientia tsutsugamushi.
B. Là bệnh của thú vật truyền sang người.
C. Trung gian truyền bệnh là bọ chết loài gặm nhấm.
D. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị với kháng sinh.
E. Hiện tại không có sẵn vắc xin phòng bệnh trên thị trường.
2. Yếu tố dịch tễ liên quan đến chẩn đoán bệnh sốt ve mà nhiều nhất là:
A. Bệnh nhân làm các nghề chăn nuôi gia súc hoặc thú y.
B. Có tiền sử đi rừng.
C. Có tiền sử bị thú gặm nhấm cán phải.
D. Có tiền sử tắm ao, hồ.
E. Trong nhà hoặc xung quanh nơi bệnh nhân ở có thú gặm nhấm chết hàng loạt.
3. Các triệu chứng lâm sàng kể sau có thể thấy trên bệnh nhân sốt ve mò thời kỳ khởi phát,
ngoại trừ:
A. Sốt có thể kèm rét run
B. Nhức đầu, chóng mặt.
C. Nốt đốt đặc sắc của ấu trùng ve mà ở vùng da mềm.
D. Sưng hạch.
E. Tử ban vùng ngực, bụng.
4. Nốt loét do ấu trùng mò đốt, quan sát được trong thời kỳ toàn phát của bệnh có đặc điểm
sau:
A. Thường gây đau và ngứa nhiều.
B. Thường thấy có đóng vảy màu nâu hoặc đen.
C. Xuất hiện đối xứng hai bên.
D. Vị trí hay gặp nhất theo thứ tự là: bẹn, nách, cổ.
E. Khi lành, không bao giờ để lại vết tích.
5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sốt ve mỏ là:
A. Sốt, tử ban, gan lách to, hạch toàn thân.
B. Sốt kéo dài, tử ban, vết loét do côn trùng đốt, sưng hạch toàn thân.
C. Sốt, rối loạn tri giác, gan lách to, nổi hạch.
D. Sốt, có vết loét do côn trùng đốt, phát ban và viêm hạch.
E. Sốt, loét da, sưng hạch, rối loạn tiêu hóa.
6. Xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán bệnh sốt về mò là:
A. Phản ứng huyết thanh Weil-Felix.
B. Cấy máu phát hiện Orientia tsutsugamushi.
C. Chọc dò chất hạch nuôi cấy mầm bệnh.
D. Sinh thiết hạch.
E. Sinh thiết da nơi vết loét.
7. Phản ứng Weil - Felix trong chẩn đoán bệnh sốt ve mò là phản ứng :
A. Kết tụ giữa kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân với Pseudomonas dòng OX-K.
B. Kết tụ giữa kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân với Proteus vulgaris OX-19.
C. Kết tụ giữa kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân với Orientia tsutsugamushi OX-K.
D.Phản ứng kết tụ giữa kháng thể có trong huyết thanh người bệnh với Proteus vulgaris dòng OX-
K
E. ELISA tìm kháng nguyên Orientia tsutsugamushi
8. Những điều dưới đây phù hợp với vấn đề điều trị bệnh sốt ve mò, ngoại trừ:
A. Kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của Rickettsia trong tế bào.
B. Kháng sinh nên chọn lựa là Chloramphenicol hoặc Doxycycline.
C. Trường hợp kháng thuốc cần sử dụng nhóm fluoroquinolones hoặc Cephalosporins.
D. Thời gian điều trị từ 7-15 ngày có lẽ hạn chế tỷ lệ tái phát.
E. Trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi, không cần dùng kháng sinh.
9. Kháng sinh chọn lựa điều trị bệnh sốt ve mò:
A. Doxycycline.. B. Cephalosporin thế hệ III. C. Nhóm fluoroquinolones.
D. Penicillin. E. Streptomycin.
10. Các biện pháp sau đây liên quan đến vấn đề phòng bệnh sốt ve mò, ngoại trừ:
A. Phát quang khu vực xung quanh nhà ở.
B. Tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm.
C. Có biện pháp chống bị côn trùng đốt khi đi rừng như thắt chặt ống quần, ống tay áo.
D. Thoa thuốc xua côn trùng vào các chổ da hở khi đi rừng
BÀI 26 - LỴ AMIP
1. Khi nói về các amíp ký sinh trên người, tất cả các câu dưới đây đều đúng, ngoại trừ:
A. Các amíp ký sinh trên người là các đơn bào có chân giả.
B. Chỉ có Entamoeba histolytica là có khả năng sinh bệnh.
C. Cơ thể có cấu tạo là 1 tế bào với màng tế bào, tế bào chất và nhân.
D. Entamoeba gingivalis sống hoại sinh trong miệng.
E. Thể hoạt động ăn hồng cầu của Entamoeba histolytica sống trong lòng đại tràng.
2. Dạng lây bệnh của amíp là:
A. Dạng ăn hồng cầu. B. Dang minuta. C. Dạng bào nang 2 nhân.
D. Dạng bào nang 4 nhân. E. Dạng bào nang 1 nhân.
3. Để xét nghiệm phân trong trường hợp ly nghi do amíp, tốt nhất bệnh nhân cần:
A. Đi tiêu và lấy phân tại nhà.
B. Giữ phân trong tủ lạnh.
C. Giữ phân ở nhiệt độ 37DC.
D. Mang ngay đến phòng xét nghiệm.
E. Đi tiêu, lấy phân và soi ngay tại phòng xét nghiệm.
4. Liều lượng của Metronidazole trong điều trị lỵ amíp ở người lớn:
A. 1.5- 2 g/ngày × 10 ngày.
B. 3 g/ngày × 10 ngày.
C. 200 mg/ngày × 5 ngày.
D. 20 mg/kg/ngày x 10 ngày. E. 60 mg/kg/ngày × 10 ngày.
5. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh amíp ruột cho cá nhân là:
A. Vệ sinh ăn uống.
B. Cho các đối tượng dễ mắc bệnh uống thuốc diệt amíp tiếp xúc.
C. Tìm và điều trị người mang bào nang, đặc biệt chú ý người sửa soạn các món ăn.
D. Diệt ruồi, gián và không xả rác ra ngoại cảnh.
E. Không biện pháp nào kể trên thực sự hữu hiệu.
6. Biến chứng nào có thể xảy ra trong bệnh lỵ amíp:
A. Suy thận . B. Nhiễm trùng huyết. C. Hội chứng Reiter.
D. Lồng ruột. E. Ung thư trực tràng.
7. Xét nghiệm thực tế thường dùng hơn cả để chẩn đoán lỵ amíp là:
A. Huyết thanh chẩn đoán amíp. B. Soi phân tươi. C. Cấy phân.
D. Xquang đại tràng có cản quang. E. Nội soi trực tràng và đại tràng sigma.
8. Triệu chứng nào sau đây không gặp trong lỵ amip thể thông thường:
A. Tiêu phân nước. B. Ói ra máu C. Đau bụng hố chậu phải
D. Mót rån E. Đau bụng thượng vị
9. Phác đồ nào kể sau có thể dùng điều trị lỵ amíp cấp thể nhẹ và trung bình:
A. Emetine+ Metronidazole
B. Diloxanide furoate+ Tetracycline
C. Iodoquinol+ Paromomycin
D. Metronidazole + Iodoquinol
E. Dehydroemetine+ Tetracycline
10. Biện pháp nào sau đây có giá trị nhất để phòng bệnh amíp cho cộng đồng:
A. Xét nghiệm tầm soát người mang bào nang trong cộng đồng.
B. Cung cấp nước sạch.
C. Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi tiêu
D. Dùng vắc xin cho đối tượng dễ nhiễm bệnh. Bệnh do amip
E. Xây cầu tiêu hợp vệ sinh.
BÀI 27: - NHIỄM SÁN LÁ GAN
1. Các loại sán lá sau đây khi trưởng thành ký sinh tại gan, ngoại trừ:
A. Fasciola hepatica B. Fasciola gigantica C. Fasciolopsis buski
D. Clonorchis sinensis E. Opistorchis felineus
2. Đường lây bệnh do Fasciola sp thường gặp nhất:
A. Uống nước bị nhiễm ấu trùng có lông
B. Ăn gan tái có chứa sán non
C. Ăn gan tái chứa sán trưởng thành
D. Ăn rau sống có nhiễm ấu trùng nang
E. Nuốt phải trứng của sán lá gan
3. Tại Việt Nam, bệnh do sán lá gan lớn Fasciola sp. thường gặp nhất ở:
A. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
B. Vùng Cao Nguyên
C. Các tỉnh duyên hải miền Trung
D. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ
E. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
4. Triệu chứng nào sau đây thường gặp nhất trong bệnh sán lá gan lớn Fasciola sp.
A. Sốt cao liên tục, kèm ớn lạnh.
B. Tiêu chảy phân không đàm máu
C. Đau bụng vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải
E. Thiếu máu.
D. Chán ăn
5. Thiếu máu trong bệnh sán lá gan lớn do các cơ chế sau, ngoại trừ:
A. Do sán ăn hồng cầu B. Xuất huyết màng bao gan C. Chảy máu đường mật.
D. Tán huyết qua cơ chế miễn dịch E. Do dinh dưỡng kém
6. Vị trí lạc chỗ thường gặp nhất của sán lá gan lớn là:
A. Ống tiêu hóa B. Mô dưới da C. Phổi, màng phổi D. Tụy E. Lách
7. Xét nghiệm nào sau đây không có giá trị trong chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn:
A. Huyết thanh chẩn đoán B. Cấy máu C. Công thức máu
D. Siêu âm bụng E. Tìm trứng sản trong phân
8. Thuốc nào sau đây không có tác dụng điều trị sán lá gan lớn Fasciola sp.
A. Praziquantel B. Emetine C. Bithionol D. Triclabendazole E. Artesunate
9. Triclabendazole trong điều trị sản lá gan lớn có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tác dụng lên giai đoạn sản non và cả sán trưởng thành
B. Có thể dùng được cho trẻ em
C. Bài tiết chủ yếu qua đường gan mật
D. Tác dụng phụ thường nhẹ, không đáng kể
E. Thuốc được hấp thu tốt nhất vào lúc đói.
10. Biến chứng nào sau đây không gặp trong bệnh do sán lá gan lớn Fasciola sp.:
A. Xơ gan B. Viêm đường mật xơ hóa C. Thuyên tắc tĩnh mạch ngoài gan
D. Thiếu máu nặng E. Ung thư gan
BÀI 28 - SỐT RÉT
1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dịch tễ bệnh sốt rét:
A. Bệnh SR rất quan trọng ở các quốc gia vùng nhiệt đới
B. Tình trạng di dân nhiều ảnh hưởng đến sự lan tràn của bệnh
C. Bệnh có thể lây do dùng chung kim tiêm chích 420 Bệnh sốt rét
D. Phân loại vùng sốt rét dựa vào chỉ số lách và chỉ số KST SR
E. Vắc xin phòng bệnh SR đã làm giảm tỉ lệ tử vong <0,5%
2. Đặc tính của muỗi Anopheles:
A. Sinh sản tăng trưởng nhiều vào mùa mưa.
B. Hay sống ở những vùng nước đầm lầy.
C. Hay đậu trong những gốc tối kém ánh sáng.
D. Chỉ có muỗi cái đốt người gây bệnh.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Loại ký sinh trùng thường gây bệnh nặng cho người là:
A. P. falciparum. B. P. vivax. C. P. ovale. D. P. berghei E. P. malariae
4. Khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, hồng cầu có đặc tính nào ?
A. Hồng cầu tăng tính thẩm thấu đối với Na*.
B. Xuất hiện các nút lỗi trên bề mặt.
C. Tăng tính kết dính vào thành mạch.
D. Giảm khả năng biến dạng.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
5. Biểu hiện điển hình của một sốt rét cơn là:
A. Lên cơn sốt trước, rồi lạnh run, rồi vã mồ hôi.
B. Khởi phát bằng cơn lạnh run, sau đó sốt, vã mồ hôi.
C. Cơn sốt luôn có chu kỳ mỗi 48h.
D. Sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi nhiều
E. Sốt cao liên tục và nhức đầu, không lạnh run
6. Bệnh cảnh nặng đi kèm với thể não thường gặp nhất ở bệnh nhân người lớn bị sốt rét là:
A. Xuất huyết da niêm. B. Thiếu máu tán huyết C. Suy thận cấp
D. Hạ đường huyết E. Phù phổi
7. Khi điều trị sốt rét cần phải:
A. Cắt ngay cơn sốt, làm mất các triệu chứng lâm sàng.
B. Theo dõi và xử trí các biến chứng.
C. Diệt các thể ẩn trong gan tránh tái phát.
D. Điều trị giao tử phòng ngừa lây lan cho người khác.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
8. Phác đồ nào sau đây được khuyến cáo dùng trong điều trị sốt rét cơn do P. falciparum
A. Quinine đơn thuần trong 14 ngày
B. Quinine + Primaquine trong 14 ngày.
C. Artemisinin trong 5 ngày + Mefloquine liều duy nhất trong 3 ngày.
D. Artemisinin đơn thuần trong 5 ngày
E. Chloroquine trong 3 ngày.
9. Điểm cần lưu ý khi điều trị bệnh nhân sốt rét nặng:
A. Cắt sốt sớm, diệt ký sinh trùng nhanh.
B. Không dùng Corticoides khi bệnh nhân hôn mê sâu.
C. Phát hiện sớm biến chứng suy thận, thiếu máu, hạ đường huyết. . .
D. Chăm sóc điều dưỡng tích cực
E. Tất cả các câu trên đều đúng
10. Xét nghiệm nào thường được sử dụng nhất để chẩn đoán SR
A. Test nhanh paracheck Đ. Phết máu ngoại biên
B. Kỹ thuật PCR định týp gen
C. Cấy máu nuôi cấy KST SR
D. Phết máu ngoại biên
E. Kỹ thuật huỳnh quang tìm kháng thể
11. Đặc điểm của nhóm thuốc Artemisinin như sau, ngoại trừ:
A. Diệt KST SR nhanh hơn so với Quinine
B. Tác dụng phụ nhiều hơn Quinine
C. Có nhiều dạng trình bày khác nhau (viên uống, tọa dược, dạng chích)
D. Dễ tái phát nếu dùng đơn thuần
E. Có thể dùng tọa dược trong thể sốt rét nặng
12. Các đối tượng sau đây nên dùng thuốc phòng ngừa sốt rét:
A. Người chưa có miễn dịch đến vùng dịch tễ SR trong thời gian ngắn.
B. Người đã bị SR một lần nhưng chưa đủ miễn dịch.
C. Những cơ địa suy giảm miễn dịch.
D. Người sống trong vùng SR chưa được phun thuốc diệt muỗi.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
BÀI 29 - SỐT RÉT HUYẾT SẮC TỐ
I. Những biểu hiện sau được xem là yếu tố thuận lợi gây sốt rét tiểu huyết sắc tố, ngoại trừ:
A. Sốt rét bị tái nhiễm liên tục. B. Sốt rét điều trị thất thường, không đủ liều.
C. Sốt rét trên cơ địa suy kiệt. D. Có tiền căn suy thận do sốt rét
E. Có tiền căn sốt rét tiểu huyết sắc tố.
2. Cơ chế gây nên sốt rét tiểu huyết sắc tố là:
A. Mật độ ký sinh trùng trong máu rất cao gây vỡ hồng cầu hàng loạt.
B. Có kháng thể lạnh gây phản ứng tán huyết do nguyên nhân miễn dịch.
C. Suy gan nên gan không tổng hợp đủ haptoglobin để gắn kết với hemoglobin.
D. Tán huyết nội mạch ồ ạt vượt quá mức cố định và chuyển hóa huyết sắc tố trong cơ thể
E. Tất cả các câu trên đều sai
3. Triệu chứng gợi ý chẩn đoán sốt rét tiểu huyết sắc tố ở giai đoạn sớm là:
A. Sốt lạnh run + đau dữ dội vùng hông lưng.
B. Sốt cao + gan lách to và đau.
C. Thiếu máu nặng + suy thận cấp.
D. Sốt từng cơn + vàng da tăng nhanh.
E. Sốt cao + tri giác lơ mơ + thiếu máu
4. Hai biến chứng quan trọng thường gặp nhất trong bệnh sốt rét tiểu huyết sắc tố là:
A. Suy gan và vàng da nặng. B. Suy thận cấp và thiếu máu nặng
C. Suy tim cấp và suy gan D. Trụy tim mạch và suy hô hấp
E. Toan chuyển hóa và tăng methemoglobin.
5. Yếu tố cận lâm sàng sau đây không phù hợp với bệnh cảnh sốt rét tiểu huyết sắc tố
A. Dung tích hồng cầu giảm. B. Hemoglobin niệu (+). C. Bilirubin máu tăng.
D. Ký sinh trùng sốt rét (+). E. Hồng cầu niệu (+).
6. Những yếu tố sau góp phần vào tiên lượng nặng của sốt rét tiểu huyết sắc tố, ngoại trừ:
A. Sốt cao 39-40 kèm lạnh run B. Nước tiểu màu nâu đen kéo dài trong nhiều ngày
C. Nấc cục liên tục, nôn ói nhiều D. Tri giác bứt rứt, vật vả
E. Số lượng hồng cầu và DTHC giảm nhanh
7. Biện pháp nào sau đây không phù hợp trong xử trí bệnh nhân sốt rét tiểu huyết sắc tố:
A. Truyền hồng cầu lắng B. Truyền dịch từ 2 – 3 lít ngày cho bệnh nhân người lớn
C. Dùng sắt và vitamin B12. D. Dùng Furosemide liều cao E. Dùng thuốc sốt rét.
8. Các biện pháp sau đây có thể dùng để phòng ngừa sốt rét tiểu huyết sắc tố, trừ:
A. Điều trị sốt rét phù hợp, tránh để bệnh tái phát nhiều lần.
B. Sử dụng glucocorticosteroids phối hợp với thuốc sốt rét cho các bệnh nhân sốt rét có tiền căn
tiểu huyết sắc tố.
C. Thận trọng khi dùng thuốc điều trị cho các bệnh nhân thiếu men G6PD.
D. Theo dõi và phát hiện sớm các yếu tố thuận lợi dễ đưa đến tiểu huyết sắc tố trên bệnh nhân sốt
rét.
E. Sử dụng thuốc sốt rét hợp lý, thận trọng trên bệnh nhân đã có tiền căn tiểu huyết sắc tố.

BÀI 30: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÁNG SINH

1.Khi nói về sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng, cần phải chú ý điểm nào
sau đây:
A. Cơ chế tác dụng của kháng sinh đồ
b. Phổ kháng khuẩn của kháng sinh đồ
C. Các đặc tính được động của kháng sinh đồ
D. Tác dụng phụ có thể có của kháng sinh đã
E. Tất cả các điểm liệt kê trên
2. Nhóm kháng sinh ở Lactum có những đặc tính sau, ngoại trừ:
A. Tác động trên vỏ tế bào vi trùng
B. Có thể gây tai biến dị ứng
C. Gây độc cho thai nên chống chỉ định ở phụ nữ mang thai
D. Có thể bị hủy bởi men B lactamase
E. Có thể có dạng uống hoặc tiêm bắp, tiêm mạch
3. Thuốc nào sau đây không thuộc nhóm Aminoglycoside:
A. Erythromycin B. Kanamycin C. Tobramycin D. Streptomycin E. Amikacin
4. Câu nào sau đây không đúng khi nói về các nhóm kháng sinh:
A. Nhóm Azole và Polyene dùng điều trị nấm
B. Thuốc kháng virus thường chuyên biệt cho từng loại virus khác nhau
C. Nhóm Sulfamide thường được phối hợp với Trimethoprim hay Pyrimethamine
D. Trong nhóm thuốc điều trị Mycobacter, có Ofloxacine hoặc Ciprofloxacine
E. Hiện nay nhóm Chloramphenicol thường được dùng thay thế cho nhóm Cephalosporine III
vì có cũng phổ kháng khuẩn
5. Kháng sinh nào sau đây có tác dụng tốt trên vi trùng Preudomonas aeruginone
A. Chloramphenicol D. Vancomycine E. Ceftazidime B. Cefotaxime C. Gatifloxacine
6. Kháng sinh nào sau đây thường được dùng để điều trị vi trùng yếm khí
A. Ampicilline B. Gentamycin D. Metronidazole E. Pefloxacine C. Tetracyclin
7. Tính chất được đồng học nào sau đây của kháng sinh được xem là thuận lợi cho bệnh
nhân
A. Thuốc được chuyển hóa qua thận
B. Chất chuyển hóa có tính cách hiệp đồng với phân tử mẹ
C. Thuốc không được hấp thu qua niêm mạc ống tiêu hóa
D. Thuốc có độ khuếch tín tập trung cao ở các tạng trong ổ bụng E. Tất cả trên
8. Chọn câu đúng khi nói về nguyên tắc chọn kháng sinh:
A. Dùng kháng sinh đường tiêm mạch khi bệnh nhân nhập viên trễ
B. Thời gian dùng kháng sinh tối đa là 10 ngày
C. Kháng sinh lựa chọn phải nhạy cảm với tác nhân gây bệnh
D. Các kháng sinh dùng cho mẹ có thể dùng cho con
E. Chọn kháng sinh có phổ rộng cho tất cả các tình huống nhiễm trùng.
9. Có thể đánh giá tình trạng kháng thuốc hằng yếu tố nào sau đây:
A. Dấu hiệu lâm sàng không cải thiện
B. Nồng độ thuốc trong máu thấp hơn nồng độ ức chế tối thiểu
C. Vi trùng vẫn mọc khi cấy bệnh phẩm lần thứ hai.
D. Kháng sinh đỗ cho biết là kháng thuốc
(E.) Tất cả các yếu tố trên
10. Vi trùng Hemophilus influenzae kháng Ampicilline qua cơ chế nào sau đây.
A. Vi trùng tiết men B-lactamase kháng Ampicilline
B. Vì trùng có sự thay đổi về màng tế bào nên Ampicilline không thấm qua được
C. Vì trùng có sự thay đổi về cấu trúc di truyền kháng thuốc
D. Vi trùng mang một plasmid E. Không có cơ chế nào đúng
E. tất cả trên
11. Thuốc nào sau đây thường được ghi nhận là gây hội chứng Stevens Johnson.
A. Penicillin D. Lincocin E. Metronidazole B.Sulfamethoxazole-Trimethoprim C. Isoniazid

BÀI ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NHIỄM TRÙNG VÀ TRUYỀN NHIỄM

1.Những thành tựu chính của y học đạt được trong thế kỷ XX, giúp giảm tử vong và
thương tất gây ra do bệnh nhiễm trùng là những điều sau đây, ngoại trừ

A. Tìm ra vắc xin phòng bệnh.


D. Tiêu diệt được bệnh thủy đậu.
E. Giảm tử vong bệnh lao.
B. Phát triển kháng sinh liệu pháp.
C. Thanh toán bệnh sốt bại liệt tại một số khu vực.
2. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số bệnh nhân tử vong có liên quan đến các bệnh nhiễm
trùng và truyền nhiễm chiếm tỷ lệ khoảng bao nhiêu % so với sổ bệnh nhân tử vong
chung tên toàn thế giới
A. 5%. B. 10%. D. 40% E. 50% C. 25%.
3. Những đặc điểm kể sau phù hợp với bệnh truyền nhiễm, ngoại trừ
A. Bệnh bao giờ cũng do một mầm bệnh nhất định gây ra.
B. Có khả năng lan tràn thành dịch. C. Có thể tự khỏi.
D. Luôn luôn tiến triển theo đăng chu kỳ gồm đủ 5 giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, phát, lui bệnh,
hồi phục.
E. Là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật rất quan trọng tại các nước đang phát triển. toàn
4. Một chu kỳ đầy đủ của một bệnh truyền nhiễm diễn tiến qua các thời kỳ:
A. Ủ bệnh, nung bệnh, khởi phát, toàn phát, tử vong.
B. bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh, hồi phục.
C. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tiến triển, hồi phục, lại
D. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, biển chứng, tái phát, lui bệnh, hồi phục. bệnh.
E. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tái phát, lui bệnh, hồi phục.
5. Người lành mang trùng có đặc điểm là:
A. Mang mầm bệnh trong người nhưng không lây lan được ra cộng đồng
B. Không rối loạn chức năng và tổn thương bệnh lý nhưng cấy máu có thể phát hiện vi trùng.
C. Có mang mầm bệnh trong máu nhưng có thể tự lãnh bệnh mà không cần điều trị kháng
sinh.
D. Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý và mọi xét nghiệm đều bình
E. Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý nhưng có thể thải mầm bệnh ra
thường. ngoài và làm lây lan.
6. Các bệnh kể sau hay gây nhiều trường hợp người lành mang trùng, ngoại trừ
A, Uốn ván. D. Ly amip. E. Nhiễm não mô cầu. C. Dich tå.
7. Thời kỳ ủ bệnh có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Là thời kỳ vi sinh vật phát triển trong cơ thể.
B. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ này.
C. Bệnh nhân có thể sốt trong thời kỳ này nếu cơ thể có sức để kháng yếu.
D. Thời kỳ này có thể thay đổi dài hay ngắn tùy theo đường xâm nhập của mầm bệnh.
E. Thời kỳ này có thể thay đổi dài hay ngắn tùy theo số lượng vi sinh vật bị nhiễm nhiều

You might also like