You are on page 1of 7

ĐẠI CƯƠNG HEN PHẾ QUẢN :

1. Định nghĩa :
 Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế
quản, làm tăng phản ứng của phế quản một cách thường xuyên với nhiều tác
nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản.
Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc
sau khi dùng thuốc giãn phế quản
 Biểu hiện lâm sàng của HPQ có 2 đặc điểm cơ bản :
 Có các triệu chứng hô hấp như : khò khè, khó thở, nặng ngực, ho. Các triệu
chứng này thay đổi theo thời gian và cường độ; VÀ
 Sự giới hạn luồng khí thở ra dao động.
Sự giới hạn của luồng khí có thể dai dẳng ở giai đoạn sau của bệnh
2. HPQ là một bệnh rất phổ biến, và có xu hướng ngày càng tăng, gây gánh
nặng y tế toàn cầu.
3. Tuổi mắc bệnh : bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi đặc biệt là
trẻ em.

Câu 1 : Trình bày chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt Hen
phế quản ?

I. Chẩn đoán xác định :


1. Chẩn đoán hen phế quản nên được xác định ngay từ lần khám đầu tiên :
vì các triệu chứng của HPQ có thể tự cải thiện hoặc giảm đi nhờ điều trị.
Khi bệnh nhân đã được điều trị kiểm soát thì khó để xác định chẩn đoán
HPQ.
2. Nghĩ đến hen, khi có một trong những dấu hiệu hoặc triệu chứng chỉ
điểm sau :
 Cơn hen với các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng :
 Tiền triệu : hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ…
 Cơn khó thở :
- Lúc bắt đầu khó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cò cử người ngoài cũng
nghe thấy
- Khó thở tăng dần, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hôi
- Cơn khó thở kéo dài 5-15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày
- Cơn khó thở giảm dần và kết thúc với một trận ho và khạc đờm dài : đờm
thường trong, quanh, dính.
- Cơn hen xảy ra trong các điều kiện giống nhau : ban đêm, khi thay đổi
thời tiết
 Tiền sử có một trong các triệu chứng sau :
 Ho, tăng về đêm
 Tiếng rít tái phát
 Nặng ngực nhiều lần
 Khám phổi bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán hen
 Thăm dò chức năng hô hấp : rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục với
thuốc giãn phế quản.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản cho người trên 6 tuổi theo GINA
2020 :

Đặc điểm Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản


1.Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi thường xuyên
Khò khè, khó thở, nặng ngực và - Bệnh nhân có nhiều hơn một các triệu
ho chứng nêu trên,
- Các triệu chứng biến đổi theo thời gian
và cường độ
- Các triệu chứng thường xảy ra hoặc
nặng hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc
- Các triệu chứng thường khởi phát khi
gắng sức, cười lớn, tiếp xúc các dị
nguyên hay không khí lạnh
- Các triệu chứng thường xảy ra hoặc trở
nên xấu đi khi nhiễm virus
2.Bằng chứng xác định có sự giới hạn luồng khí thở ra dao động
Xác định chức năng phổi có sự Sự biến đổi càng lớn hoặc số lần xác
biến đổi/ dao động quá mức ( bằng định được sự biến đổi quá mức càng
1 hoặc nhiều các test dưới đây ) nhiều : thì chẩn đoán HPQ càng chắc
chắn
VÀ xác định có sự giới hạn luồng Ít nhất một lần trong qui trình chẩn đoán
khí thở ra khi FEV1 thấp, khẳng định răng
FEV1/FVC giảm ( bình thường >0.75-
0.80 ở người lớn và >0.85 ở trẻ em )
Test giãn phế quản hồi phục : Chẩn đoán HPQ nếu :
Đo hô hấp ký ở thời điểm ban đầu, - FEV1 tăng > 12% và >200ml so với
cho BN dùng salbutamol giá trị ban đầu ( ở trẻ em > 12% giá trị
( albuterol) 200-400mcg, đo lại hô dự đoán )
hấp ký. Nếu không đo được hô - PEF tăng > 20%
hấp ký, có thể dùng cách đo lưu
lượng đỉnh ( PEF)
Ngưng thuốc giãn phế quản trước
khi thực hiện test : SABA ít nhất
4h, LABA ít nhất 15h
Sự thay đổi quá mức của giá trị Chẩn đoán HPQ khi : PEF trung bình
PEF trung bình hàng ngày trong 2 hàng ngày thay đổi > 10% ở người lớn,
tuần và > 13% ở trẻ em
Sự tăng đáng kể chức năng phổi FEV1 tăng > 12% và >200ml so với giá
sau 4 tuần điều trị với thuốc kháng trị ban đầu ( hoặc PEF tăng > 20%) sau 4
viêm tuần điều trị bằng thuốc kháng viêm
( ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp )

SABA : thuốc cường B2 tác dụng ngắn


LABA : thuốc cường B2 tác dụng dài
FEV1 : thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
FVC : dung tích sống gắng sức
PEF : lưu lượng đỉnh
II. Chẩn đoán phân biệt :
1. Trào ngược dạ dày thực quản, rò thực quản – khí quản
2. Giãn phế quản :

 Ho, khạc đờm kéo dài, nghe phổi thấy ran ẩm khu trú vùng giãn phế quản
 Chẩn đoán xác định dựa vào : chụp CLVT ngực lớp mỏng, độ phân giải
cao; chụp phế quản cản quang
3. Xơ hóa kén : là một bệnh di truyền, BN có một gen lỗi anht hưởng đến sự
dịch chuyển của NaCl, làm cho chất nhầy và dịch tiêu hóa trở nên đặc và
dính. Chất nhầy có thể làm tắc nghẽn phổi, gây nhiễm trùng phổi. Dịch tiêu
hóa đặc làm enzym tuyến tụy không thể di chuyển đến ruột non, do đó có thể
gây ra các bệnh lí tiêu hóa.
 Ho, khó thở, khạc đờm, viêm tụy mạn tính
 Test mồ hôi dương tính ( nồng độ NaCl trong mồ hôi cao gấp 2-5 lần
bình thường )
 Chup CLVT phổi : hình ảnh giãn phế quản
4. Trẻ nhỏ : cần chẩn đoán phân biệt với Viêm thanh khí quản cấp :
 Trẻ sốt, ho, khạc đờm, khó thở
 Nghe phổi có ran rít, ẩm và ran ngáy
 Nên điều trị như nhiễm khuẩn đường hô hấp
 Nghĩ đến cơn hen khi khó thở tái phát, sau cơn trẻ chơi bình thường
5. Hen tim :
 Lâm sàng :
- Cơn khó thở xuất hiện đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm
- Khó thở nhanh, nghe phổi có ran ẩm cả 2 bên phổi, có khi ran ẩm dâng
lên rất nhanh
- Cơn thường xuất hiện trên BN có tiền sử bệnh lí tim mạch từ trước.
 Cận lâm sàng :
- Chụp Xquang phổi : thấy tim to, hình ảnh ứ huyết ở phổi
- Điện tim : có hình ảnh tăng gánh thất trái
 Có thể rất khó phân biệt khi có đồng thời cả tăng huyết áp và hen phế
quản
6. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính :
 Tiền sử : thường hút thuốc lá, thuốc lào
 Ho khạc đờm kéo dài, khó thở liên tục
 Thăm dò CN thông khí : có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục
hoàn toàn với các thuốc giãn phế quản
7. Bất thường hoặc tắc đường hô hấp do :
 Nhũn sụn thanh, khí, phế quản; hẹp phế quản do chèn ép, xơ
 Khối u và polyp khí phế quản : thường khối u nằm ở chạc 3 khí phế quản,
BN có khó thở, nghe có tiếng cò cử liên tục.
Để chẩn đoán : cần soi phế quản hoặc chụp CLVT có tái tạo hình ảnh cây
phế quản
 Hạch trung thất và khối u trung thất : đè ép từ ngoài vào gây khó thở
 Dị vật phế quản : cần hỏi kĩ tiền sử, soi phế quản để chẩn đoán xác định
 Phình quai động mạch chủ : gây đè ép phế quản gốc
 Những bệnh lí này gây khó thở, có tiếng rít cố định không đáp ứng với
thuốc giãn phế quản.

Câu 2 : Trình bày điều trị cắt cơn Hen phế quản ?

 Phân loại cơn hen cấp :


 Hội hô hấp Việt Nam ( GINA ) 2020 : phân độ cơn hen cấp thành 3 mức
độ :
 Cơn hen nhẹ/ trung bình :
- Nói từng cụm từ, thích ngồi hơn nằm, không kích thích
- Tần số thở tăng
- Không co kéo cơ hô hấp phụ
- Nhịp mạch 100-120l/phút
- SaO2 với khí trời : 90-95%
- PEF > 50% giá trị dự đoán hoặc tốt nhất
 Cơn hen nặng :
- Nói từng từ, ngồi cúi người ra trước, kích thích
- Tần số thở > 30l/phút
- Co kéo cơ hô hấp phụ
- Nhịp mạch > 120l/phút
- SaO2 với khí trời < 90%
- PEF <= 50% giá trị dự đoán hoặc tốt nhất
 Đe dọa tính mạng :
Lơ mơ, lú lẫn hoặc lồng ngực im lặng

 Điều trị cắt cơn hen : như SGK

You might also like