You are on page 1of 44

BÀI GIẢNG SAU ĐẠI HỌC - 2020

CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐIỀU TRỊ HEN
PHẦN 1: CHẨN ĐOÁN HEN

TS BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH


TRƯỜNG ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH
MỤC TIÊU

• Hiểu được cơ chế sinh lý bệnh của hen


• Trình bày được các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hen
• Chẩn đoán được các trường hợp hen điển hình và không điển hình
• Phân biệt được với các bệnh có biểu hiện tương tự hen
• Đánh giá được mức độ kiểm soát hen và độ nặng của hen
ĐỊNH NGHĨA HEN
Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có
đặc điểm là viêm đường thở mạn tính.
Hen được định nghĩa bởi bệnh sử có
các triệu chứng hô hấp như khò khè,
khó thở, nặng ngực và ho, các triệu
chứng này thay đổi theo thời gian và
về cường độ, cùng với sự giới hạn
luồng khí thở ra thay đổi.

GINA 2014 GINA 2019


DỊCH TỄ HỌC
• 2014: Có khoảng 300 triệu người mắc
bệnh hen, chiếm 4,3% dân số thế giới.
• Tần suất hen có khuynh hướng tăng
dần (1,8% hàng năm ở người trưởng
thành), ước tính 400 triệu người vào
năm 2025.
• Mỹ, 2018: Tử vong do hen giảm dần từ
15/ triệu dân năm 2001 còn 10/ triệu dân
năm 2016. Người trưởng thành có nguy
cơ tử vong do hen gấp 5 lần trẻ em và tỉ
lệ tử vong do hen ở người > 65t cao
nhất so với các nhóm tuổi khác.
CƠ CHẾ BỆNH SINH: Viêm trong hen
CƠ CHẾ VIÊM TĂNG TH2
• Người có cơ địa dị ứng hoặc
thiếu tế bào Th1→ gia tăng
Th2 → hoạt hóa tế bào B
thông qua IL4, IL13 → kích
hoạt mast cell và sản xuất
IgE.
• Phơi nhiễm với dị nguyên
hoặc yếu tố khởi phát → dị
nguyên gắn với IgE trên bề
mặt mast cell.
• Mast cell phóng thích các
hóa chất trung gian gây viêm
mạn tính đường dẫn khí.
Peter J. Barnes, MD
CƠ CHẾ BỆNH SINH
• VIÊM MẠN TÍNH
TRONG HEN
Hậu quả:
- Co thắt phế quản
- Tăng phản ứng phế
quản quá mức
(Bronchial
hyperresponsiveness)
- Tái cấu trúc đường thở

Source: Peter J. Barnes,MD


CƠ CHẾ BỆNH SINH
CO THẮT PHẾ QUẢN
Xuất hiện trong cơn hen, do hậu quả:
- Co thắt cơ trơn phế quản
- Tăng tiết nhầy
→ Hẹp lòng phế quản

TĂNG PHẢN ỨNG PHẾ QUẢN QUÁ


MỨC (BHR: Bronchial hyper-
responsiveness)
-Có hiện tượng co thắt cơ trơn phế quản
do phản ứng quá mức với các chất kích
thích đặc hiệu hoặc không đặc hiệu.
-Không chỉ gặp trong hen.
-Test kích thích PQ (+)
TRIỆU CHỨNG HEN: Phần nổi của tảng băng

Triệu chứng

Tắc nghẽn
luồng khí

Tăng phản ứng


phế quản quá mức

Viêm khí đạo mạn tính


SINH BỆNH HỌC
TÁI CẤU TRÚC ĐƯỜNG THỞ
Airway remodelling
• Chỉ gặp ở một số ít bệnh nhân
hen, thường là hen nặng.
• Biểu hiện: Dày lớp cơ trơn PQ,
phù nề dưới niêm mạc, phì đại
tuyến nhầy, dày màng đáy, tăng
fibroblast/ myofibroblast…
• Dẫn đến tắc nghẽn luồng khí
không hồi phục.
• Làm nặng thêm BHR do cơ trơn
PQ dễ co thắt hơn và mất khả
năng giãn cơ khi hít sâu. Airway remodelling
YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH HEN
• Di truyền: Cha mẹ/ anh chị em bệnh hen có 30% nguy cơ mắc hen
• Giới tính:
+ Trẻ em: Nam > nữ,
+ Trưởng thành: nữ = nam.
+ > 40t: Nữ > nam
• Hút thuốc lá/ Hút thuốc lá thụ động
• Mẹ hút thuốc lá lúc mang thai
• Nhiễm trùng hô hấp: Nhiễm RSV và parainfluenza ở tuổi nhỏ
• Thiếu vitamin D
• Mắc các bệnh dị ứng khác (viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da dị ứng..)
• Béo phì (BMI >30 kg/m2)
LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
• Ho: Ho khan, xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm.
• Khò khè: Rõ hơn khi thở ra
• Khó thở: Hụt hơi, hơi thở ngắn, xuất hiện khi gắng sức
• Nặng ngực: Lồng ngực bị bó chặt hay bị đè nặng
• Cơn hen điển hình:
-Lúc nửa đêm về sáng hoặc sau khi tiếp xúc dị nguyên
-Ho khan, khò khè, khó thở.
-Cơn khó thở thường cải thiện sau khi khạc đàm hoặc sau
khi sử dụng thuốc cắt cơn.
• Khai thác bệnh sử:
- Tiền sử liên quan đến triệu chứng hen tái đi tái lại
- Tiền sử hen lúc nhỏ
- Các bệnh dị ứng khác như viêm mũi xoang dị ứng, chàm… Chàm sữa ở trẻ
nhũ nhi
YẾU TỐ KHỞI PHÁT CƠN HEN
• Mạt, bụi nhà
• Lông súc vật
• Gián, nấm mốc
• Phấn hoa
• Khói thuốc lá
• Ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nghề nghiệp
• Không khí lạnh
• Nhiễm trùng hô hấp
• Gắng sức
• Cười giỡn/ khóc quá mức
• Thuốc (aspirin, NSAID)
• Thức ăn chứa sulphit, đậu
phọng, các loại hạt, hải sản…
KHÁM THỰC THỂ
• Lúc bệnh nhân có triệu chứng hen:
– Ran rít: Tiếng thở có âm sắc cao
– Ran ngáy: Tiếng thở có âm sắc trầm.
(Còn gặp trong COPD, tắc nghẽn hô hấp trên, dị vật phế quản,
mềm sụn khí quản…)
• Khám phổi ngoài cơn hen đa số cas là bình thường
• Cơn hen nặng: Thở nhanh, nhịp tim nhanh, co kéo các
cơ hô hấp phụ, tư thế ngồi chồm người ra trước. Có
thể không nghe được ran rít, ran ngáy do luồng khí
qua phổi giảm nhiều (phổi im lặng).
• Khám cơ quan khác: VMDU, polyp mũi, chàm da.
HÔ HẤP KÝ

Đo hô hấp ký có nghiệm pháp giãn phế quản:


• Hội chứng tắc nghẽn thay đổi trước và sau test GPQ đặc hiệu
cho hen.
• Độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy khá thấp.
• HHK bình thường không loại trừ chẩn đoán hen (có thể do thực
hiện ngoài cơn hen hay đã điều trị trước đó).
• Nếu LS rất gợi ý hen, cần làm thêm các test thay thế để chứng
minh có tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí thay đổi
• Cần chắc chắn kỹ thuật đo HHK đạt các tiêu chuẩn chấp nhận
được và lập lại được của ATS.
HÔ HẤP KÝ
• Đo HHK lúc có triệu chứng hen
có hội chứng tắc nghẽn:
- FEV1 < 80% dđ hoặc LLN
- FEV1/FVC < 0,7 hoặc LLN
• Nghiệm pháp giãn phế quản:
FEV1 tăng lên > 12% và >
200ml sau khi dùng 2 – 4 nhát xịt
SABA và/hoặc SAMA
Lưu ý phải bảo đảm kỹ thuật
dùng thuốc hít hoặc dùng qua
buồng đệm.
NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH PHẾ QUẢN
• Giúp chẩn đoán hoặc loại trừ những bệnh nhân nghi ngờ hen
nhưng đo HHK ký bình thường.
• Kích thích gây co thắt phế quản bằng
– Methacholine
– Mannitol qua đường hít
– Gắng sức
– Hít thở không khí khô
• Đo HHK nhiều lần sau khi tăng dần liều methacholine/ mannitol
hay tăng dần thời gian gắng sức trên thảm lăn hoặc xe đạp lực kế.
• Nghiệm pháp (+) khi FEV1 giảm 10% so với trước test, cho thấy
có tăng phản ứng PQ quá mức (BHR) có khả năng mắc hen.
LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ
(PEF: PEAK EXPIRATORY FLOW)

• Người bệnh tự theo dõi PEF


hàng ngày của mình, sử dụng
cùng một dụng cụ đo lưu lượng
đỉnh kế trong khoảng 1 – 2 tuần
LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ
(PEF: PEAK EXPIRATORY FLOW)
• Đo bằng cách thổi nhanh và mạnh vào lưu
lượng đỉnh kế để đo lưu lượng khí thở ra
(L/phút hoặc L/giây).
• Kết quả đo phụ thuộc rất nhiều vào sự gắng
sức và kỹ thuật thực hiện của người bệnh.
• PEF giảm khi có TC hen và về bình thường
khi hết TC hoặc sau dùng thuốc cắt cơn là
bằng chứng quan trọng chẩn đoán hen.
• Độ dao động của PEF hàng ngày thường
được tính toán theo công thức:
𝑃𝐸𝐹 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑔à𝑦−𝑃𝐸𝐹 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑔à𝑦
𝑥100
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑃𝐸𝐹 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡 𝑣à 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡
Oxid nitric trong khí thở ra
(FENO: Fractional exhaled nitric oxide)
• Nồng độ khí NO/ khí thở ra phản ánh tình trạng viêm
đường thở có tăng eosinophil đặc trưng trong hen.
• FENO thường dùng theo dõi đáp ứng điều trị với ICS
hoặc hướng đến chẩn đoán hen.
Chẩn đoán hen:
+FENO > 40 – 50 ppb ủng hộ chẩn đoán hen, (nên kết
hợp với nhiều yếu tố khác)
+FENO < 25ppb không loại trừ chẩn đoán hen.
Theo dõi điều trị hen:
+FENO > 50ppb: Kém đáp ứng/ kém tuân thủ điều trị
với ICS
+FENO< 25ppb: Đáp ứng tốt với thuốc, nên giảm liều
hay ngưng ICS
CÁC TEST DỊ ỨNG
• Test dị ứng dương tính không giúp chẩn đoán hen, chỉ giúp nhận
định các yếu tố khởi phát cơn hen để có biện pháp phòng tránh.
• Test da với các dị nguyên:
– Lẩy da hoặc tiêm trong da.
– Dễ thực hiện, độ nhạy khá cao
– Bảo đảm KT để tránh (+) giả và (-) giả.
Test lẩy da

• Đo IgE toàn phần: Bn hen nặng có chỉ định dùng kháng IgE hoặc
bn hen có kèm viêm PQ-phổi do Aspergillus (ABPA).
• Đo nồng độ IgE chuyên biệt: Dùng phương pháp ELISA để đo
lượng IgE tương ứng với từng loại di nguyên khác nhau.
XÉT NGHIỆM KHÁC
• Công thức máu:
– BCAT/ máu > 300/ µl: Tăng viêm Th2, nhưng cũng có thể tăng
trong nhiễm KST, bệnh lý dị ứng khác…; BCAT/ máu > 15% hoặc
1500/µl trong hen dị ứng nặng, hen có kèm viêm PQ- phổi do
Aspergillus (ABPA).
– BC đa nhân có thể tăng nếu có nhiễm trùng.
– Hematocrit tăng nếu hen nặng biến chứng suy hô hấp mạn và đa
hồng cầu.
• Hình ảnh học
– X quang phổi: Đa số cas bình thường, 1 số cas giúp phân biệt với
các bệnh tương tự hen hoặc khảo sát các bệnh đồng mắc với hen.
CHẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN HEN
• NGUYÊN TẮC CHUNG

Tắc nghẽn
Triệu chứng HEN luồng khí HEN
THAY ĐỔI THAY ĐỔI
BỆNH SỬ / TRIỆU CHỨNG HEN THAY ĐỔI
Các triệu chứng hen thay đổi theo thời gian và cường độ
 Thay đổi theo thời gian:
- TC hen thay đổi trong ngày, triệu chứng thường xuất hiện về đêm.
- TC hen xuất hiện sau khi gặp các yếu tố khởi phát cơn hen
- TC hen thay đổi giữa các ngày trong tuần, các tuần trong tháng hoặc các
tháng trong năm hoặc trong những gđ khác nhau của cuộc đời (hen nhũ nhi, hen
thai kỳ…)
 Thay đổi theo cường độ:
- TC hen thường nặng hơn lúc về đêm gần sáng.
- Độ nặng của cơn hen thay đổi khác nhau.
- Giữa những cơn hen bệnh nhân hầu như hoàn toàn bình thường.
TẮC NGHẼN LUỒNG KHÍ THỞ RA THAY ĐỔI
HHK có hội chứng tắc nghẽn với FEV1 và FEV1/FVC  + Biểu hiện của tắc
nghẽn luồng khí THAY ĐỔI
•Test giãn PQ (+): Tăng FEV1 > 12% và > 200ml sau thuốc GPQ; (++) nếu > 15%
và > 400ml.
Lưu lượng đỉnh ký: Trung bình dao động PEF hàng ngày trong 1 – 2 tuần > 10%
Test kháng viêm: FEV1 tăng > 12% và > 200ml (hoặc PEF tăng > 20%) sau 4
tuần ICS, ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp.
 Test vận động: FEV1 giảm >10% và > 200ml sau nghiệm pháp vận động.
Test kích thích PQ: FEV1 giảm > 20% với nghiệm pháp kích thích PQ với
methacholine/ histamin, > 15% với mannitol, NaCl 3%.
 Dao động FEV1: FEV1 tăng hoặc giảm > 12% và > 200ml giữa những lần khám
khác nhau ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp.
Thay đổi càng lớn/ biểu hiện càng nhiều lần, chẩn đoán càng đáng tin
cậy.
CHẨN ĐOÁN HEN
• Trường hợp điển hình


Tình trạng khẩn
cấp và ít nghĩ đến
chẩn đoán khác

Điều trị theo kinh nghiệm với
ICS và SABA khi cần. Đánh giá
đáp ứng trong 1 – 3 tháng
CHẨN ĐOÁN HEN
• Trường hợp có bệnh sử/ triệu chứng/ HHK không điển hình
BN có triệu chứng
điển hình của hen
Khai thác bệnh sử kỹ
Và/Hoặc Không Xem xét các chẩn đoán phân
Bệnh sử/khám ủng hộ biệt của hen
chẩn đoán hen

Đo lại HHK test GPQ hoặc
Hô hấp ký có test GPQ đo các test thay thế
KHÔNG ủng hộ chẩn Ủng hộ chẩn đoán hen?
đoán hen

Có Không

ĐIỀU TRỊ HEN ĐIỀU TRỊ THEO CHẨN ĐOÁN KHÁC


CHẨN ĐOÁN HEN
Đã điều trị với thuốc kiểm soát hen nhưng chẩn đoán hen chưa chắc chắn→
Cần đo HHK sau 1 – 3 tháng, nếu:
• TC hen thay đổi + HHK có tắc nghẽn luồng khí thay đổi:
Chẩn đoán (+) là hen nhưng chưa đáp ứng điều trị, cân nhắc tăng bậc điều trị.
• TC hen không còn + HHK bt và không thay đổi:
Làm lại HHK, xem xét hạ bậc điều trị
+ Nếu TC xuất hiện lại và HHK có tắc nghẽn: Chẩn đoán (+) hen, tăng bậc
điều trị để đạt kiểm soát hen.
+ Nếu TC và HHK không đổi: Ngưng thuốc KS hen, theo dõi định kỳ.
• TC hen thay đổi + HHK bt và không thay đổi:
Làm lại HHK lúc có triệu chứng và /hoặc xem xét dùng các nghiệm pháp thay
thế. Nếu FEV1< 70%, xem xét tăng bậc điều trị.
• TC nặng + HHK có tắc nghẽn cố định:
Tiếp tục thuốc kiểm soát hen 3 tháng. Nếu không cải thiện, xem xét COPD hoặc
chồng lắp hen – COPD.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
• Phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự hen

Ho khan kéo dài Hội chứng chảy mũi sau trong bệnh đường HH trên: viêm
(Xquang ngực, HHK bt) xoang, viêm mũi xoang…, GERD, dùng thuốc ACEi
Ho đàm kéo dài Viêm phế quản mạn, COPD, giãn phế quản…
Khó thở Rối loạn chức năng dây thanh, COPD, suy tim, thuyên tắc
phổi, tắc nghẽn đường dẫn khí trung tâm, bệnh phổi kẻ…
Khò khè Bệnh đường hô hấp trên, dị vật hít phải, rối loạn chức
năng dây thanh, COPD, ung thư phế quản, lao nội phế
quản, hẹp khí quản do sẹo, …
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Phân biệt với các bệnh có hội chứng tắc nghẽn trên HHK
• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
-Bn tuổi > 40t, HTL > 20 gói-năm hoặc phơi nhiễm chất đốt.
-Ho đàm, khó thở thường xuyên.
-HHK có FEV1/FVC luôn < 0,7; FEV1 có thể cải thiện sau test GPQ nhưng
<12% và 200ml.

• Chồng lắp hen – COPD (ACO):


-Bn tuổi > 40t, HTL > 20 gói-năm hoặc phơi nhiễm chất đốt
-FEV1/FVC < 0,7
-Đã được chẩn đoán hen trước đây hoặc có
-Test GPQ (+) mạnh với FEV1 sau test > 15% và > 400ml và/hoặc
eosinophil/ máu > 300/µl.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Phân biệt với các bệnh có hội chứng tắc nghẽn trên HHK
• Bệnh giãn phế quản:
–Ho đàm, ho ra máu, nhiễm trùng HH dưới tái đi tái lại
–X quang ngực/ CT scan ngực: Dày thành PQ, tăng
đường kính PQ và mất sự phân chia nhỏ dần của PQ
về phía ngoại biên.
–HHK bt, hoặc có HC tắc nghẽn cố định
(FEV1/FVC<0,7) và/hoặc HC hạn chế (FVC < 80% dự
đoán) ở giai đoạn tiến triển.
• Tắc nghẽn đường dẫn khí trung tâm:
- Tổn thương lành tính hay ác tính gây hẹp đường kính Hình ảnh vòng nhẫn- Hình ảnh
khí đạo đường ray – Hình ảnh chồi mầm.
- Khò khè, khó thở tương tự hen, có thể cải thiện sau
thuốc GPQ
- HHK: Đường cong lưu lượng – thể tích có hình ảnh cắt
ngang điển hình của tắc nghẽn đường dẫn khí trung
tâm.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
CÁC KIỂU TẮC NGHẼN ĐƯỜNG DẪN KHÍ TRUNG TÂM

Tắc nghẽn trong lồng ngực không cố Tắc nghẽn ngoài lồng ngực không cố Tắc nghẽn cố định trong hoặc
định: Mềm sụn KQ, co thắt tâm vị, u định: Phì đại tuyến giáp, VCD, liệt dây ngoài lồng ngực: Sẹo KQ, dị vật
phổi… thanh… phế quản…
ĐÁNH GIÁ
•Mức kiểm soát hen
•Độ nặng của hen
ĐÁNH GIÁ MỨC KIỂM SOÁT HEN
- Mức kiểm soát hen dựa vào các biểu hiện của bệnh hen tăng, giảm
hay biến mất nhờ điều trị.
- Mức kiểm soát hen là mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh.
- Đánh giá mức kiểm soát hen giúp điều chỉnh thuốc phù hợp với
người bệnh.

Kiểm soát
Kiểm soát Giảm nguy
triệu chứng cơ tương lai hen toàn
diện

GINA 2014, Box 2-2B


MỨC KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG HEN
• Bảng đánh giá kiểm soát triệu
chứng hen theo đồng thuận GINA
(Do nhân viên y tế đánh giá)
Mức kiểm soát triệu chứng hen
Kiểm soát Kiểm soát Không
tốt 1 phần kiểm soát
Triệu chứng hen ban ngày > 2 lần/ tuần?
Có thức giấc về đêm do hen? Tất cả đều 1 – 2 yếu tố 3 – 4 yếu tố
Cần thuốc cắt cơn > 2 lần/ tuần? không
Hạn chế hoạt động do hen?
MỨC KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG HEN
• Bảng câu hỏi ACT (Bệnh nhân tự đánh giá)
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TƯƠNG LAI
Các yếu tố nguy cơ xuất hiện đợt cấp hen:
• HEN KHÔNG KIỂM SOÁT
• Thuốc:
-Dùng thuốc cắt cơn > 200 xịt/ tháng
-Không dùng ICS
-Kỹ thuật hít thuốc không đúng
-Tuân thủ điều trị kém
• CLS: FEV1 thấp < 60% dđ, tăng BCAT/ máu, BHR (++)
• Phơi nhiễm: Hút thuốc lá, tiếp xúc dị nguyên thường xuyên
• Bệnh đồng mắc: Béo phì, viêm mũi xoang, dị ứng thức ăn, GERD, có thai…

Nguy cơ có đợt cấp hen NẶNG:


- Đã từng đặt nội khí quản vì hen
- Có ≥1 đợt cấp hen nặng trong 12 tháng qua.
GINA 2014, Box 2-2B
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TƯƠNG LAI
• Các YTNC tắc nghẽn đường dẫn khí cố định:
– Bệnh sử có liên quan đến sự phát triển của phổi: sanh non, sanh nhẹ
cân, tăng tiết nhày mạn tính
– Không dùng ICS
– Hút thuốc lá
– Phơi nhiễm nghề nghiệp,
– FEV1 thấp, tăng BCAT/ máu.
• Các YTNC tác dụng phụ của thuốc:
– Dùng OCS thường xuyên
– Dùng ICS liều cao và dài hạn
– Dùng kèm thuốc ức chế P450 (1 số kháng sinh, omeprazole…)
– Kỹ thuật hít thuốc sai
PHÂN ĐỘ NẶNG CỦA HEN
• Đánh giá khi bn đã điều trị với thuốc kiểm soát hen đều đặn ít nhất
trong vài tháng.
• Dựa trên mức kiểm soát hen tốt tương ứng với các bậc điều trị hen
• Có thể thay đổi theo thời gian

HEN NHẸ
Kiểm soát tốt với điều trị bậc 1 hoặc 2 (ICS/formoterol khi
cần hoặc ICS liều thấp)

HEN Kiểm soát tốt với điều trị bậc 3 (ICS/LABA liều thấp)
TRUNG BÌNH

HEN NẶNG Hen cần điều trị ở bậc 4/5 (ICS/LABA liều TB hoặc cao ±
add-on), hoặc vẫn không KS bất chấp mức điều trị này.
HEN KHÓ TRỊ (Difficult-to-treat asthma)

HEN KHÔNG KIỂM SOÁT HEN KHÓ TRỊ

• Hen khó trị: Hen không kiểm soát mặc dù đã điều trị với bậc 4 hoặc
5 GINA.
HEN NẶNG

HEN KHÓ TRỊ HEN NẶNG

• Hen nặng: BN hen khó trị, dù đã tuân thủ điều trị tốt, kỹ năng sử
dụng dụng cụ hít mà vẫn không kiểm soát hen.
TÓM TẮT PHẦN 1
• Hen là bệnh mạn tính đường hô hấp khá phổ biến và có tần suất
mắc bệnh ngày càng tăng.

• Chẩn đoán hen nên có đủ 2 yếu tố: bệnh sử có triệu chứng hen
thay đổi và bằng chứng của giới hạn luồng khí thay đổi.

• Đánh giá kiểm soát hen bao gồm đánh giá kiểm soát triệu chứng và
đánh giá nguy cơ tương lai bao gồm nguy cơ xuất hiện đợt cấp.

• Độ nặng của hen đánh giá dựa vào mức kiểm soát hen so với bậc
điều trị tối ưu của người bệnh.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn 1 câu đúng
1. Triệu chứng lâm sàng nghĩ nhiều đến hen 2. Sự thay đổi của tắc nghẽn luồng khí trong hen
a. Ho khan đơn độc KHÔNG biểu hiện bởi:
b. Khó thở thường xuyên a. Nghiệm pháp giãn phế quản
c. Cơn khó thở về đêm hoặc gần sáng b. Eosinophil/ máu > 1500/µl
d. Nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại c. FEV1 dao động > 12% và > 200ml giữa những lần đo
d. FEV1 tăng >12% và >200ml sau dùng ICS 4 tuần
3. Chẩn đoán hen được xác định khi 4. Nguy cơ đợt cấp dễ xuất hiện khi
a. TCLS phù hợp hen kèm viêm mũi dị ứng a. Sử dụng ICS
b. HHK có FEV1 < 80% dđ và FEV1/FVC < 0,7 b. Dùng thuốc cắt cơn > 200 nhát xịt/ tháng
c. Triệu chứng hen thay đổi theo thời gian và cường c. Hen kiểm soát 1 phần
độ và bằng chứng tắc nghẽn luồng khí thay đổi. d. Cơ địa dị ứng
d. Khò khè, khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy
5. Độ nặng của bệnh hen được đánh giá Đáp án:
a. Dựa vào độ nặng của triệu chứng hen 1c – 2b – 3c – 4b – 5d
b. Xác định khi bệnh nhân đến khám lần đầu vì hen
c. Không thay đổi theo diễn tiến của bệnh nhân
d. Dựa vào đáp ứng của bệnh nhân tương ứng với
bậc điều trị sau vài tháng

You might also like