You are on page 1of 66

BỆNH HỌC COPD

ĐỐI TƯỢNG: Y6 YHCT


BS. TRẦN HOÀNG
ĐẠI CƯƠNG

• COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô


hấp đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng
và giới hạn luồng khí.
• Bệnh là hậu quả của những bất thường đường thở
và/hoặc phế nang.
• Yếu tố nguy cơ quan trọng được biết do phơi nhiễm
với các phân tử khí độc hại: khói thuốc lá, thuốc lào,
ô nhiễm không khí, khói chất đốt…
• Bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm bệnh nặng
thêm.
DỊCH TỄ HỌC COPD

• Thế giới: # 385 triệu người mắc (2010).


• # 10s có 1 người tử vong vì COPD, mỗi năm # 3
triệu người tử vong vì COPD.
• COPD là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên
thế giới (sau TBMMN và NMCT).
• Ở Việt Nam tỷ lệ mắc COPD ở người > 40 tuổi là
4.2%.
Chẩn đoán định hướng
(chưa đo chức năng thông khí)
• Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
HTL, hút thuốc lào, ô nhiễm môi trường (khói, bụi,
hơi, khí độc…), nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao
phổi… tăng tích phản ứng đường thở (hen PQ, viêm
PQ co thắt).
• Bệnh hay gặp ở nam giới > 40 tuổi.
• Ho, khạc đàm kéo dài không do lao phổi, giãn phế
quản… lúc đầu ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng
hoặc ho hàng ngày (ít nhất 3 tháng/ 1 năm và trong
2 năm liên tiếp), hay khạc đàm vào buổi sáng.
• Khó thở: tiến triển nặng dần từ khó thở khi gắng sức
à khi nghỉ à liên tục. Khó thở tăng khi bị nhiễm
trùng đường hô hấp.
• Các triệu chứng (ho khạc đàm, khó thở…) dai dẳng
và tiến triển dần theo thời gian.
Khám lâm sàng

• Giai đoạn sớm khám phổi có thể bình thường.


• Cần đo chức năng thông khí ở đối tượng có yếu tố
nguy cơ và có triệu chứng cơ năng gợi ý.
• Khí phế thũng: lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì
rào phế nang (RRPN) giảm.
• Giai đoạn nặng hơn: RRPN giảm, có ran (rít, ngáy,
ẩm, nổ).
• Giai đoạn muộn: tím môi, tím đầu chi, phù 2 chân,
gan to, phản hồi gan – TM cảnh (+).
Cận lâm sàng

• Đo chức năng thông khí phổi


• Chụp X-Quang phổi
• ECG
•…
• à chẩn đoán xác định và loại trừ những nguyên
nhân khác có triệu chứng lâm sàng giống COPD.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

• Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn
toàn sau test hồi phục phế quản (HPPQ):
FEV1/FVC < 70% sau test HPPQ.
• Thông thường bệnh nhân COPD có kết quả test
HPPQ âm tính: FEV1 tăng < 12% và < 200 ml sau
test HPPQ.
• Nếu bệnh nhân thuộc kiểu hình chồng lấp hen và
COPD có thể có test HPPQ dương tính (FEV1 tăng
≥ 12% và ≥ 200 ml) hoặc dương tính mạnh (FEV1
tăng ≥ 15% và ≥ 400 ml).
X-QUANG PHỔI

• Bình thường ở giai đoạn sớm hoặc không có khí phế


thũng.
• Giai đoạn muộn: tăng sáng 2 phế trường, cơ hoành
hạ thấp, hình bậc thang, khoang liên sườn giãn rộng,
có bóng hay kén khí, nhánh ĐM thùy dưới phổi
phải có đường kính > 16 mm.
• Phát hiện bệnh đồng mắc và biến chứng của COPD:
u phổi, giãn PQ, lao phổi, xơ phổi… tràn khí màng
phổi, suy tim, bất thường khung xương lồng ngực,
cột sống…
CT-scan ngực lớp mỏng 1mm độ phân
giải cao
• Tình trạng giãn phế nang, bóng kén khí, phát hiện
sớm bệnh đồng mắc như ung thư phổi, giãn phế
quản…
• Đánh giá bệnh nhân trước khi chỉ định can thiệp
giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật hoặc đặt van phế
quản 1 chiều và trước khi ghép phổi.
ECG

• Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của tăng
áp động mạch phổi và suy tim phải:
• Sóng P cao (> 2.5 mm) nhọn, đối xứng (P phế).
• Trục phải (>1100)
• Dày thất phải (R/S ở V6 < 1).
Siêu âm tim

• Phát hiện tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải
à chẩn đoán sớm tâm phế mạn.
Đo độ bão hòa oxy tối đa (SpO2) và khí
máu động mạch (KMĐM)
• Đánh giá mức độ suy hô hấp, hỗ trợ quyết định điều
trị oxy hoặc thở máy.
• Đo và xét nghiệm KMĐM được chỉ định ở tất cả
bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp hoặc suy tim
phải.
Đo thể tích khí cặn, dung tích toàn
phổi
• Thể tích ký thân, pha loãng Helium, rửa Nitrogen…
• Chỉ định khi: bệnh nhân có tình trạng khí phế thũng
nặng giúp lựa chọn phương pháp điều trị và đánh
giá hiệu quả điều trị.
Đo khuếch tán khí (DLCO)

• Bằng đo thể tích ký thân, pha loãng khí Helium…


• Nếu bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn mức độ tắc
nghẽn khi đo bằng chức năng thông khí.
Đo thể tích ký thân

• Cần được chỉ định trong những trường hợp nghi


ngờ rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng không phát
hiện được bằng đo chức năng thông khí hoặc khi
nghi ngờ rối loạn thông khí hỗn hợp.
Chẩn đoán phân biệt

• Lao phổi
• Giãn phế quản
• Suy tim sung huyết
• Viêm toàn tiểu phế quản (hội chứng xoang phế
quản)
• Hen phế quản
ĐÁNH GIÁ COPD

• Mức độ tắc nghẽn đường thở


• Mức độ nặng của triệu chứng
• Sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc
sống của bệnh nhân.
• Nguy cơ nặng của bệnh (tiền sử đợt cấp/năm trước).
• Các bệnh đồng mắc.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THỞ
Đánh giá triệu chứng và ảnh hưởng
của bệnh
• Bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng nghiên cứu y khoa
Anh (mMRC): gồm 5 câu hỏi với điểm từ 0-4.
• mMRC < 2: ít triệu chứng; mMRC ≥ 2 là nhiều
triệu chứng.
• Bảng điểm CAT (COPD ASSESSMENT TEST).
Bảng có 8 câu hỏi, mỗi câu có điểm 0-5.
• Tổng điểm 31-40: ảnh hưởng rất nặng; 21-30: ảnh
hưởng nặng; 11-20: ảnh hưởng trung bình; ≤10: ít
ảnh hưởng.
CAT
Đánh giá nguy cơ đợt cấp

• Dựa vào tiền sử đợt cấp trong năm trước: số đợt cấp
và mức độ nặng của đợt cấp.
• Số đợt cấp/năm từ 0-1, đợt cấp nhẹ không phải
nhập viện, không sử dụng kháng sinh và/hoặc
corticosteroid à nguy cơ thấp.
• Số đợt cấp/năm ≥ 2 hoặc có từ 1 đợt cấp nặng phải
nhập viện, hoặc đợt cấp mức độ trung bình phải
sử dụng kháng sinh và/hoặc corticosteroid à nguy
cơ cao.
ECLIPSE dự đoán bệnh nhân có cơn
kịch phát thường xuyên
• Nghiên cứu ECLIPSE thực hiện trên 2138 bệnh nhân
COPD theo dõi trong 3 năm nhằm khảo sát mức độ
nhạy cảm với đợt cấp trong quần thể bệnh nhân
COPD (đợt cấp thường xuyên được định nghĩa là > 2
đợt cấp/ năm).
• Kết quả cho thấy 71% bệnh nhân có đợt cấp thường
xuyên ở năm thứ 1 và năm thứ 2 sẽ có đợt cấp thường
xuyên ở năm thứ 3, ngược lại 74% bệnh nhân không có
đợt cấp ở năm thứ 1 và năm thứ 2 cũng sẽ không có đợt
cấp ở năm thứ 3.
• Nói cách khác có một nhóm bệnh nhân COPD “nhạy
cảm” với đợt cấp hơn những bệnh nhân COPD khác.
Đánh giá COPD theo GOLD 1,2,3,4; nhóm ABCD

Nguy cơ
Triệu chứng
• COPD nhóm A: nguy cơ thấp, ít triệu chứng.
• COPD nhóm B: nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng.
• COPD nhóm C: nguy cơ cao, ít triệu chứng.
• COPD nhóm D: nguy cơ cao, nhiều triệu chứng
CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ KIỂU HÌNH
CỦA COPD
• Các kiểu hình (phenotype):
1. Chồng lấp hen và COPD (Asthma - COPD
Overlap Syndrome - ACOS)
2. Viêm phế quản mạn tính (phù tím – blue bloater)
3. Khí phế thũng (hồng thổi – pink puffer)
4. Kiểu hình đợt cấp thường xuyên (≥2 đợt cấp/năm)
5. Kiểu hình giãn phế quản (thường trên bệnh nhân
thiếu hụt α1-antitrypsine)
Bệnh nhân có kiểu hình chồng lấp hen-COPD thì trong liệu pháp
điều trị cần phải có ICS bên cạnh thuốc dãn PQ tác dụng kéo dài.
• Các kiểu nội hình:
1. Neutrophilic endotype
2. Thiếu hụt α1-antitrypsine
3. Th2 endotype
4. Endotype viêm hệ thống (systemic inflammation
endotype)
QUAN ĐIỂM THEO YHCT

• Không có bệnh danh tương ứng của COPD trong


YHCT.
• Khi phân tích triệu chứng ở bệnh nhân COPD bằng
quan điểm của YHCT các triệu chứng chính như:
• Ho à khái
• Khạc đàm à thấu
• Khó thở à đoản khí, hư lao, háo, suyễn
• Trong đó háo bệnh (háo chứng) được mô tả là tương
tự với COPD nhất.
ĐẠI CƯƠNG

• Trong các đợt cấp của COPD do các yếu tố bên


ngoài gây ra (khói, bụi, virus, vi khuẩn…) YHCT
cho rằng là trên nền Phế có bệnh sẵn nay cảm nhiễm
thêm tà khí: phong hàn, phong hàn thấp, phong
nhiệt, phong hàn hóa nhiệt, dịch độc… gây bệnh.
• Do ho, khạc đàm, khó thở là triệu chứng chính để
phân tích nên bệnh thường liên quan với tạng Phế,
có quan hệ mật thiết với Tỳ, Thận.
• Khi có biến chứng hoặc bệnh đồng mắc thì bệnh
liên quan tới Tâm, Can và các phủ, phủ kỳ hằng.
ĐẠI CƯƠNG (tt)

• Bệnh có liên quan với tình trạng tạng khí hư nhược,


lại có sẵn đàm phục ở Phế, thêm nguyên nhân ngoại
cảm xâm nhập, ăn uống không điều tiết, tình chí quá
kích thích, lao lực quá độ là yếu tố thúc đẩy, dẫn
đến khí trệ đàm trở, khí đạo co thắt, hẹp lại mà gây
bệnh.
NGUYÊN NHÂN

• Nhân tố gây bệnh lấy đàm làm chủ.


• Sự sinh ra đàm là trên cơ sở công năng tạng phủ thất
điều, lại thêm ngoại cảm lục dâm, ăn uống không
điều tiết, tình chí quá kích thích, lao lực quá độ mà
sinh ra bệnh.
Tạng khí hư nhược

• Bẩm thụ cơ thể yếu đuối, dễ bị tà khí xâm phạm,


những người này tạng khí hư nhược chủ yếu là tạng
Thận.
• Ngoài ra, sau khi mắc bệnh cơ thể hư nhược, tổn
thương đến Phế Tỳ Thận, dẫn đến đàm ẩm lưu phục
lại thành gốc bệnh.
Ngoại tà xâm nhập

• Phế khai khiếu ra mũi, bên ngoài hợp với bì mao, có


quan hệ mật thiết với khí hậu bên ngoài.
• Bệnh thuộc bệnh lý có đàm ở Phế hệ, nên khi khí
hậu biến đổi, khi từ nóng chuyển lạnh, cuối thu hay
vào mùa đông lạnh, tỷ lệ phát bệnh cao hơn.
• Ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt hoặc thử thấp,
chưa thể kịp thời tán ra ngoài biểu, tà uẩn kết lại ở
Phế, khí không phân bố tân dịch tốt, tụ dịch thành
đàm.
Ngoại tà xâm nhập (tt)

• Hít phải phấn hoa, khói bụi, hút thuốc lá, thuốc lào,
khí độc… dẫn đến Phế khí tuyên túc thất thường,
tân dịch tụ lại sinh đàm.
Ăn uống không thích hợp

• Ăn nhiều đồ sống lạnh làm tổn thương đến Tỳ


dương, tân dịch ngưng tụ, hàn ẩm sinh ra bên trong.
• Ăn nhiều đồ chua, mặn, béo ngọt, vị nồng đậm, đàm
nhiệt theo đó uẩn tích ở trong.
• Ăn vào các đồ hải sản có mùi tanh như cá, cua, tôm,
làm dẫn động đàm có sẵn trong cơ thể mà phát
bệnh.
Tà khí gây bế tắc

NHIỆT ÔN ẤM NHIỆT BỆNH LÝ


CHÍNH KHÍ
KHÍ UẤT, TRỆ
TÂN DỊCH
Ứ đọng Lại gây bế tắc
Cô đặc
Tràn ra ĐÀM
Lại gây bế tắc tân dịch

ĐÀM Phù thũng


Xuất tiết Bế tắc
Chèn ép cấu Khí hư
Nước mũi
trúc khác Khí loạn
Ho đàm
Khí uất, trệ
Khò khè
VÒNG LUẨN QUẨN
SINH ĐÀM VÀ KHÓ THỞ KHÓ THỞ
Tình chí thất điều, lao lực

• Tình chí, lao lực làm tổn thương: tình chí uất ức, sợ
hãi, giận dữ, hoặc sau khi vận động quá mạnh, lao
lực yếu sức, đều có thể dẫn đến khí cơ thất điều, Phế
không tuyên túc mà gây bệnh.
Kết hợp các nguyên nhân

• Các nguyên nhân bệnh kể trên, có thể đóng vai trò


là yếu tố thuận lợi gây bệnh.
CƠ CHẾ BỆNH SINH

• PHÁT BỆNH:
• Do có gốc bệnh từ lâu, nên thường được cho rằng
chủ yếu là do đàm gây ra, nhưng cũng có quan hệ
mật thiết với thủy ẩm, ứ huyết, khí trệ, hỏa uất và
gốc bệnh có hư chứng.
• Trong quá trình phát bệnh thì đàm, ứ (huyết), hư tuy
là chủ yếu, nhưng các yếu tố thúc đẩy như ngoại tà,
ăn uống thất điều, tình chí lại làm bệnh phát tác.
• Trước khi phát bệnh có thể có hắt hơi, nghẹt mũi là
triệu chứng tiền triệu, cũng có khi đột nhiên khởi
phát bệnh mà không có tiền triệu gì cả.
Vị trí bệnh

• Vị trí bệnh ở Phế, dần ảnh hưởng đến Tỳ, Thận.


• Phế chủ khí, chủ hô hấp, trên thì thông với khí đạo,
yết hầu mà khai khiếu ra mũi.
• Phế là nơi chứa đàm, nếu Phế có đàm lưu lại thì sẽ
là yếu tố thuận lợi phát ra bệnh, dẫn tới đàm khí
cùng tắc trở, úng tắc khí đạo, Phế không tuyên túc.
• Suyễn, thở gấp rút (thúc), khò khè nhiều đàm (đàm
minh), nên bệnh có vị trí chủ yếu ở Phế.
Vị trí bệnh (tt)

• Phế và Tỳ, Thận có quan hệ mật thiết, trên sinh lý


thì phụ trách nuôi dưỡng nhau, trên bệnh lý cũng
ảnh hưởng nhau.
• Như Tỳ là gốc sinh đàm, đàm phục ở Phế, khiến Tỳ
bệnh có thể là căn nguyên ban đầu gây bệnh.
• Mà Phế là chủ của khí, Thận là gốc của khí, nếu
bệnh lâu ngày, Phế hư ảnh hưởng đấn Thận, Phế hư
không thể chủ khí, Thận hư không thể giúp Phế nạp
khí, đều có thể làm bệnh phát ra nặng hơn.
• Ngoài ra bệnh phát tác nhiều lần, lâu ngày đàm và ứ
huyết cùng kết lại, bệnh ảnh hưởng đến Tâm.
Khí thanh dương
PHẾ KHÍ NGHỊCH
• Hắt hơi PHẾ HẤP KHÍ
• Thở dài
• Ho (± đàm)
• Khò khè (đàm)
• Suyễn

PHẾ KHÍ UẤT


Tuyên phát khí ↓
• Tức ngực
• Nặng ngực
• Đau ngực
• Khó thở

Túc giáng khí ↓


Bế tắc do:
Tà khí, đàm ẩm, khí • Mệt mỏi
uất, hỏa uất, huyết ứ… KHÍ HƯ • Khó thở, hụt hơi
• Giảm, mất chức năng khác
Phế khí nghịch do
Phế hấp khí
lực tuyên giáng yếu
Hậu nhiễm tà khí
Tình chí tổn thương
Ăn uống thất điều Sau bệnh nội thương khác
Lao lực quá độ Thận giúp Phế
giáng khí
Tỳ Vị vận
hóa thủy cốc Túc giáng khí

Thận nạp khí

Dương khí từ
Thận sưởi ấm Tỳ Tiên thiên bất túc
Lao dục quá độ

Mối liên quan giữa


Phế, Tỳ, Thận khí
Tính chất bệnh

• Bệnh có hàn nhiệt, hư thực khác nhau.


• Thời kỳ phát tác thì bệnh do tà thực làm chủ: do
đàm khí úng ở Phế, đàm trở khí bế gây bệnh. Tà khí
thịnh là thực, nên thở ra khó hơn, mà người bệnh
cảm thấy thở ra nhanh, do nguyên nhân bệnh khác
nhau, có thể có hàn đàm, nhiệt đàm khác nhau.
Tính chất bệnh (tt)

• Thời kỳ bệnh mạn tính thì chính khí hư là chủ yếu:


bệnh phát ra lâu ngày, khí âm ngày càng tổn
thương, Phế Tỳ Thận đều suy, nên có chính khí hư
làm chủ.
• Khi bệnh phát tác rầm rộ thì thấy chính khí hư và tà
khí thực cùng lúc, Thận Phế cùng bị bệnh, bệnh ảnh
hưởng đến Tâm, nặng thì có hiện tượng thoát, bế.
Xu thế bệnh

• Xu thế bệnh phụ thuộc vào chính khí mạnh yếu,


bệnh tà thịnh suy, bệnh tình nặng nhẹ, thời gian
bệnh dài ngắn cho tới điều trị có kịp thời và thích
hợp hay không mà khác nhau.
• Thường thì nếu bệnh tà không thịnh, điều trị kịp
thời thì xu thế bệnh hòa hoãn, thường theo xu
hướng tà được giải ra ngoài mà dần khỏi.
• Nếu tà khí thịnh hoặc chính khí hư khá nhiều, điều
trị không thích hợp, xu thế bệnh gấp, thường bệnh
theo xu hướng tà phục vào trong mà ác hóa.
Chuyển hóa cơ chế bệnh

• Nếu đàm nhiệt uất ở trong, phong hàn bên ngoài


xâm nhập thì phát thành hàn bao hỏa (hàn bao bọc
hỏa ở trong).
• Giữa hàn và nhiệt có thể chuyển hóa cho nhau, hàn
đàm có thể hóa nhiệt. Nhiệt chứng kéo dài hoặc
điều trị không đúng có thể bệnh theo hàn hóa.
Chuyển hóa cơ chế bệnh (tt)

• Bệnh tái lại nhiều lần, hàn đàm thường làm tổn
thương dương khí của Tỳ Thận, nhiệt đàm thiêu đốt
tổn thương phần âm của Phế Thận, thường trở thành
nhân quả, như Phế hư không thể chủ khí, khí không
phân bố tân dịch thì đàm trọc lại ẩn ứ ở trong, chức
năng túc giáng của Phế kém, lại do vệ ngoại (vệ khí
bên ngoài) không chắc chắn mà dễ bị ngoại tà xâm
phạm.
• Tỳ hư không vận hóa, tích tụ sinh đàm, đàm đi lên
trên chứa ở Phế, ảnh hưởng đến Phế khí thăng
giáng.
Chuyển hóa cơ chế bệnh (tt)

• Thận hư chức năng nhiếp nạp thất thường thì dương


hư mà thủy dịch tràn ra thành đàm, hoặc âm hư, hư
hỏa thiêu đốt tân dịch thành đàm, đi lên trên vào
Phế.
• Do 3 tạng Phế Tỳ Thận ảnh hưởng lẫn nhau, có thể
dẫn đến hợp bệnh hoặc tính bệnh biểu hiện thành
Phế Tỳ khí hư, Phế Thận dương hư, Phế Thận âm
hư, càng làm bệnh tái lại nhiều lần, kéo dài không
khỏi.
Chuyển hóa cơ chế bệnh (tt)

• Khi bệnh tình nghiêm trọng, do Phế không thể triều


bách mạch mà lục mạch vận hành không thông suốt,
mệnh hỏa không thể đi lên giúp đỡ cho Tâm, hoặc
đàm ẩm lăng Tâm, đàm trọc che mờ Tâm khiếu,
Tâm khí Tâm dương bị tổn thương theo, thì có thể
sinh ra chứng suyễn thoát rất nguy hiểm.
• Khí cơ không vận hành, khí huyết ứ bế thì có thể
phát sinh suyễn bế hôn quyết nguy hiểm.
HÀN TÀ PHẠM PHẾ

• Trong hầu họng có tiếng khò khè (háo minh), vùng


ngực trên cơ hoành đầy tức.
• Khạc đàm trắng, ít.
• Sắc mặt tối trệ.
• Có thể có sợ lạnh, phát nhiệt, đau thân mình.
• Lưỡi nhạt, rêu trắng trơn.
• Mạch phù khẩn.
NHIỆT TÀ PHẠM PHẾ

• Trong họng tiếng khò khè như tiếng gầm, tiếng thở
thô, đàm sôi trào.
• Ngực trên cơ hoành phiền muộn (tức nóng), ho khạc
từng cơn.
• Đàm vàng đặc dính.
• Mặt đỏ, kèm theo phát nhiệt, tâm phiền, miệng khát.
• Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.
• Mạch hoạt sác.
PHẾ THẬN KHÍ HƯ

• Bệnh phát tác nhiều lần, người bệnh nặng thì háo
suyễn liên tục.
• Khạc đàm yếu sức, tiếng nói nhỏ, khí đoản.
• Hễ vận động là bệnh tăng.
• Miệng môi móng tím tái.
• Chất lưỡi tím tối.
• Mạch nhược.
PHẾ KHÍ KHUY HƯ

• Người bẩm thụ tự hãn, sợ lạnh.


• Thường hay cảm mạo.
• Mỗi lần do khí hậu thay đổi mà phát ra háo suyễn.
• Trước khi phát bệnh thường hắt hơi nhiều, nghẹt
mũi, chảy nước mũi.
• Rêu lưỡi trắng mỏng.
• Mạch nhu.
TỲ KHÍ KHUY HƯ

• Bình thường đã hay có nhiều đàm, mệt mỏi yếu sức.


• Ăn ít, đi cầu phân lỏng sệt.
• Mỗi khi ăn uống thất thường thì làm háo suyễn khởi
phát.
• Rêu lưỡi trắng mỏng.
• Mạch tế hoãn.
THẬN KHÍ KHUY HƯ

• Người bệnh trước đó thường có tình trạng đoản khí,


thở ngắn gấp, hoạt động là bệnh nặng hơn.
• Thắt lưng và đùi tê mỏi yếu.
• Chóng mặt, ù tai.
• Gắng sức kém.
• Chân không ấm.
• Tiểu tiện trong, nhiều.
• Lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

You might also like