You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BỆNH HỌC

Câu 1: Thế nào là suy tim? Dự phòng suy tim?

1. Định nghĩa suy tim:


- Là trạng thái mất thăng bằng về cung lượng tim đối với nhu cầu oxy
trong hoạt động của cơ thể.
- Là tình trạng tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể, lúc
đầu biểu hiện khi gắng sức, về sau cả lúc nghỉ ngơi.

2. Dự phòng suy tim:


- Dự phòng cấp I: Không để mắc bệnh tim mạch
+ Dự phòng thấp khớp cấp.
+ Dự phòng bệnh xơ vữa động mạch và tăng HA.
- Dự phòng cấp II: Giải quyết các yếu tố thuận lợi gây suy tim như: lao
động gắng sức, chế độ ăn uống không phù hợp, các yếu tố nhiễm trùng…
Câu 2: Biểu hiện lâm sàng của suy tim phải, suy tim trái?

1. Lâm sàng suy tim phải:


- Khó thở thường xuyên, không có cơn kịch phát.
- Đau tức hạ sườn phải.
- Tím da, niêm mạc tùy theo mức độ suy tim.
- Phù toàn thân hoặc hai chi dưới. Phù mềm, ấn lõm.
- Tiểu ít < 500ml/ngày, nước tiểu sẫm màu.

2. Lâm sàng suy tim trái:


- Khó thở khi gắng sức, tăng dần và có cơn kịch phát như cơn hen tim, cơn
phù phổi cấp.
- Ho khan từng cơn hoặc có đờm vào ban đêm hay khi gắng sức.
- Khám thấy: Mỏm tim thấp lệch trái. T2 mạnh ở ổ van động mạch chủ.
Thường nhịp nhanh; có tiếng ngựa phi; thổi tâm thu, tâm trương ở van
động mạch chủ. Ở hai đáy phổi có ran ẩm.
- HA tối đa giảm, HA tối thiểu giảm hoặc bình thường
- Ho có thể là dấu hiệu bắt đầu của cơn khó thở kịch phát.
Câu 3: Thế nào là tăng huyết áp? Dự phòng tăng huyết áp?

1. Định nghĩa tăng huyết áp:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội tăng huyết áp quốc tế (ISH), được
gọi là tăng HA khi HA tâm thu ≥ 140mmHg và HA tâm trương ≤ 90mmHg,
với ít nhất 2 lần khám khác nhau, mỗi lần khám đo HA ở ít nhất 2 thời điểm
khác nhau.

2. Dự phòng tăng huyết áp:


- Dự phòng cấp I:
+ Ăn uống và tập luyện hợp lý.
+ Tránh stress, theo dõi và phát hiện sớm THA.
+ Phòng tránh các bệnh gây tăng HA: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo
phì.
- Dự phòng cấp II:
+ Kiểm soát HA, theo dõi HA thường xuyên, định kỳ.
+ Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tăng HA.
+ Dùng thuốc điều trị HA hợp lý.
+ Điều chỉnh chế độ ăn: hạn chế muối và các chất kích thích.
Câu 4: Thế nào là hen phế quản? Phân độ cơn hen phế quản?

1. Định nghĩa hen phế quản:

Hen phế quản là trạng thái khó thở do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm
mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản.

2. Phân độ cơn hen phế quản:

Mức độ Xuất hiện cơn Tinh thần và Thở Cơ hô Phổi có ran


hen nói hấp rít
Độ I- Nhẹ Một cơn/tháng Bình thường Vừa, Co kéo ít Cuối kỳ thở
chậm ra
Độ II- Một cơn/tuần Lo lắng, nói Vừa, Co kéo Cả kỳ thở ra
Trung bình ngắt câu chậm nhẹ
Độ III- Nhiều cơn/tuần Kích thích, >30 Co kéo Cả 2 kỳ thở
Nặng nói ngắt từ lần/phút nhiều
Độ IV- Nhiều Rối loạn ý Chậm, Ngừng co Phổi im lặng
Rất nặng cơn/ngày thức, không ngừng kéo
tự chủ
Câu 5: Định nghĩa viêm phế quản cấp? Triệu chứng viêm phế quản
cấp?

1. Định nghĩa viêm phế quản cấp


- Viêm phế quản cấp là tình trạng chỉ tổn thương ở niêm mạc phế quản gây
phù nề, xung huyết, bong biểu mô, loét, tạo dịch nhày hoặc mủ trong lòng
phế quản, gây thông khí kém dẫn đến khó thở.
- Tổn thương phế quản cấp có 2 dạng:
+ Viêm khí- phế quản
+ Viêm phế quản, gồm: VPQ xuất huyết, VPQ co thắt, VPQ cấp tái diễn,
VPQ cấp cục bộ.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp


a) Triệu chứng lâm sàng
- VPQC thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi viêm đường hô hấp
trên: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.
- Viêm phế quản cấp chia 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn viêm khô: 3-4 ngày, sốt 38-39oC, có thể lên đến 40oC, mệt
mỏi. Ho khan từng cơn về đêm, đau rát sau xương ức, đau tăng khi ho,
khó thở nhẹ. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
+ Giai đoạn xuất tiết: Từ 6-8 ngày, triệu chứng toàn thân và cơ năng
giảm, ho khạc đờm nhày hoặc đờm mủ nếu bội nhiễm. Nghe phổi có các
ran rít, ran ngáy và ran ấm.
b) Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng khi có bội nhiễm và giảm do virus.
- Xét nghiệm đờm có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính.
- Soi tươi và cấy đờm có thể tìm thấy các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Soi Xquang phổi có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
- Nội soi phế quản: Niêm mạc phù nề, sung huyết, các mạch máu giãn to,
có lớp nhầy, mủ bao phủ.
Câu 6: Định nghĩa viêm phổi thùy? Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi
thùy?

1. Định nghĩa viêm phổi thùy

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi bao gồm: phế nang, túi-
ống phế nang, các tổ chức liên kết khe kẽ và các tiểu phế quản tận, có kèm
tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi.

2. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi thùy


- Thương tổn có thể là ở một phân thùy, một thùy, nhiều thùy. Thường gặp
viêm thùy dưới phổi phải.
+ Đột ngột sốt 39-40oC dao động, rét run, mạch nhanh.
+ Khó thở nhanh nông, đôi khi thở rít, toát mồ hôi, tím tái.
+ Ho khan, sau ho khạc đờm đặc (vàng, xanh, màu rỉ sắt)
+ Đau ngực: luôn có, đau vùng tổn thương.
- Khám phổi ban đầu thấy rì rào phế nang giảm ở bên tổn thương, có thể
nghe thấy tiếng cọ màng phổi, tiếng ran rít ở cuối kỳ hít vào.
- Thời kỳ toàn phát có hội chứng đông đặc:
+ Gõ đục
+ Rung thanh tăng
+ Rì rào phế nang mất. Có thể nghe thấy tiếng thổi ống.
- Nếu tổn thương nhiều có thể suy hô hấp.
Câu 7: Định nghĩa viêm phế quản- phổi? Triệu chứng lâm sàng của
viêm phế quản- phổi?

1. Định nghĩa viêm phế quản phổi


- Viêm phế quản phổi còn gọi là viêm phổi đốm, phế quản phế viêm, là
loại viêm cấp tính. Tổn thương thường ở phế quản sau đó lan ra các phế
nang.
- Rải rác ở 2 phổi, tổn thương thành ổ không đồng đều, có giới hạn rõ,
phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành mạnh, xuất hiện dần dần kế
tiếp nhau, tiến triển độc lập với nhau, nặng nhẹ khác nhau.
2. Triệu chứng lâm sàng viêm phế quản- phổi
- Triệu chứng cơ năng:
+ Bệnh khởi phát từ từ, sốt tăng dần.
+ Khó thở ngày càng tăng dẫn đến suy hô hấp cấp.
+ Có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc cấp. Nặng thì lơ mơ, mê sảng…
- Triệu chứng thực thể thường có các hội chứng:
+ Hội chứng nhiễm trùng cấp tính: Sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn.
+ Hội chứng suy hô hấp cấp: Khó thở nhanh nông, co rút cơ hô hấp phụ,
tím tái, rối loạn ý thức.
+ Hội chứng phế quản lan tỏa: Ran rít, ran ngáy, ran ẩm lan tỏa 2 phổi.
+ Hội chứng đông đặc rải rác: Ran nổ lan tỏa 2 phổi.
Câu 8: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường theo WHO 2002?

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường theo WHO 2002: Chẩn đoán xác định tiểu
đường nếu có một trong các tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất 2 lần xét
nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau:

- Đường huyết lúc đói >7,0 mmol/lít (trong 2 buổi sáng khác nhau)
- Đường huyết bất kỳ > 11,1 mmol/lit kèm theo các triệu chứng lâm sàng
đặc trưng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút.
- Xét nghiệm đường niệu (+)
- Test Glycohemoglobin: HbA1c > 6.5%, đây là xét nghiệm có giá trị theo
dõi đường huyết trong thời gian dài.

Câu 9: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan virus B?

Chẩn đoán xác định viêm gan B:

- Lâm sàng:
+ Có hội chứng nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chất thải.
+ Hội chứng thần kinh
+ Vàng mắt, vàng da, gan to.
- Cận lâm sàng:
+ Men Transaminase tăng, chủ yếu SGPT tăng cao.
+ Tìm virus trong phân (+)
+ Tìm kháng nguyên trong máu HbsAg (+), HbeAg (+), HbcAg (+). Hoặc
tìm kháng thể (markers) của virus viêm gan B: anti HBs, anti Hbe, anti
HBc.
Câu 10: Thế nào là suy thận cấp? Các giai đoạn suy thận cấp điển hình?

1. Khái niệm suy thận cấp


Suy thận cấp là hội chứng được biểu hiện suy giảm nhanh mức lọc cầu thận
một cách đột ngột với các chỉ số: Creatinin máu > 0,5mg/dl so với giá trị
bình thường (>2mg), ure trong máu tăng nhanh trong vòng 24h và lượng
nước tiểu <20mL/ giờ ở người trước đó chức năng thận bình thường.
2. Các giai đoạn suy thận cấp điển hình
Suy thận cấp điển hình gồm 4 giai đoạn:
a) Giai đoạn 1 (tiền lâm sàng)
- Trong 24h đầu có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau ngực, khó thở.
- Tiểu ít dần, có thể vô niệu.
- Điều trị đúng và kịp thời sẽ không tiến triển sang giai đoạn 2.
b) Giai đoạn 2
Toàn phát với các triệu chứng nặng và biến chứng có thể gây tử vong.
- Kéo dài 1-6 tuần, trung bình sau 7-14 ngày người bệnh sẽ có nước tiểu
trở lại.
- Thiểu niệu, vô niệu, phù. Tùy theo thể bệnh mà vô thiểu niệu xuất hiện
rất nhanh, đồng thời có triệu chứng thừa dịch như phù phổi, suy tim ứ
huyết.
- Ure, creatinin máu tăng nhanh: Biểu hiện của tăng ure máu là chảy máu
nội tạng, viêm màng ngoài tim, biểu hiện rối loạn não.
- Rối loạn điện giải, tăng Kali máu dẫn đến rối loạn nhịp tim.
- Toan chuyển hóa: pH, HCO3 máu giảm, thở sâu, giãn mạch, tụt HA.
- Về thần kinh có thể gặp: co giật, vật vã, hôn mê.
c) Giai đoạn 3 (tiểu nhiều)
- Trung bình 5-7 ngày. Tiểu trở lại, số lượng 200- 300mL/24h và tăng dần
tới 4-5 lít/24h.
- Các nguy cơ: Mất nước do tiểu nhiều, vẫn tăng ure và kali máu, rối loạn
điện giải trầm trọng.
d) Giai đoạn 4 (hồi phục)
- Trong khoảng 2-6 tuần, trung bình 4 tuần.
- Thận hồi phục, tùy theo nguyên nhân, chức năng thận tiếp tục cải thiện
trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
Câu 11: Triệu chứng lâm sàng bệnh tả do Vibrio Cholerea gây ra?

- Ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày


- Khởi phát: Biểu hiện sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
- Toàn phát: Nổi bật với 3 dấu hiệu
+ Tiêu chảy: Phân lỏng nhiều nước, màu đục lờ như nước vo gạo, có vảy
màu trắng, mùi tanh nồng.
+ Nôn thường xuất hiện sau tiêu chảy vài giờ, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn
nước.
+ Mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút.
- Phục hồi: Nếu được điều trị và bù đủ nước, bệnh nhân dần hồi phục với
các biểu hiện:
+ Tỉnh táo, da hồng, mạch, nhiệt độ, HA bình thường.
+ Phân đặc dần và ngưng sau 3-5 ngày.
+ Nôn giảm dần rồi ngừng nôn sau vài giờ và tiểu nhiều.

Lưu ý: Giai đoạn này có thể có các biến chứng: Sốt cao, suy thận cấp, ngừng
tim và hạ kali máu.
Câu 12: Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ do Shigella?

1. Thể lỵ trực khuẩn cấp, mức độ vừa


- Ủ bệnh từ 1-3 ngày.
- Phát bệnh: Bệnh thường khởi phát đột ngột và mau chóng đi vào giai
đoạn toàn phát, biểu hiện rõ 3 hội chứng:
+ Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: Môi khô, lưỡi bẩn, hốc hác, suy sụp
nhanh, sốt cao 39-40oC, có gai rét, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn.
+ Hội chứng lỵ điển hình:
o Đau âm ỉ dọc khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng xuống, hố
chậu trái và hạ vị. Xen kẽ có các cơn đau quặn bụng muốn đi tiêu.
o Mót rặn. Đi tiêu phải rặn nhiều.
o Đi ngoài nhiều lần (10-40 lần/ngày), lúc đầu phân sệt sau không có
phân, chủ yếu là nhầy máu, đôi khi chỉ đi ỉa lỏng đơn thuần, dịch
phân có màu “nhờ nhờ máu cá”.

+ Hội chứng mất nước, điện giải: Khát nước, môi khô, đái ít nhưng
mạch và HA vẫn bình thường. Đi ngoài nhiều có giảm Na+, K+, Cl-,
HCO3 -…

- Lui bệnh: Các triệu chứng lâm sàng dần trở lại bình thường.
2. Thể lỵ trực khuẩn cấp, mức độ nặng
- Thường do Shigella gây ra.
- Hay xảy ra ở trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch.
- Sốt cao, li bì, có thể hôn mê, đại tiện rất nhiều, phân toàn máu, mủ.
- Mất nước, rối loạn điện giải nặng, mạch nhanh, HA tut, kẹt
- Xét nghiệm thấy giảm Na+, K+, Cl. Xét nghiệm máu thấy hồng cầu
giảm…
3. Thể tối độc
- Thường do Shigella gây ra.
- Hay xảy ra ở trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch…
- Đây là bệnh cảnh của sốc nhiễm trùng nhiễm độc. Bệnh nhân thường tử
vong sau 24- 48h do hôn mê, suy đa phủ tạng.

You might also like