You are on page 1of 2

Câu 1: Khái niệm cơ bản về ký sinh trùng: Định nghĩa, Vật chủ, Chu kỳ

1. Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật đang sống khác, và
chiếm sinh chất của sinh vật bị ký sinh để tồn tại, sinh sản và phát triển.
2. Vật chủ là những sinh vật bị sinh vật khác ký sinh hay sống nhờ và chiếm sinh
chất. Vật chủ có thể là:
- Vật chủ chính: mang ký sinh trùng trưởng thành hoặc giai đoạn hữu tính.
- Vật chủ phụ: mang ký sinh trùng chưa trưởng thành hoặc giai đoạn ấu trùng.
- Vật chủ trung gian: ở đó ký sinh trùng phát triển một giai đoạn, sau đó mới
có khả năng phát triển và gây bệnh cho người.
3. Chu kỳ của ký sinh trùng:
- Chu kỳ của ký sinh vật là vòng đời khép kín, kế tiếp các thế hệ, tính từ khi
còn là trứng, ấu trùng cho đến khi trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu
tính.
- Chu kỳ KST được thực hiện trên một vật chủ hoặc ở ngoại cảnh.
- Phân loại chu kỳ: có 2 loại chu kỳ và 6 kiểu chu kỳ.
+ Chu kỳ đơn giản: chỉ cần có 1 vật chủ.
+ Chu kỳ phức tạp: cần từ 2 vật chủ trở lên
 Chu kỳ càng đơn giản bệnh càng phổ biến.
Câu 2: Phân loại chu kỳ, kiểu chu kỳ (sơ đồ) của ký sinh trùng

1. Phân loại chu kỳ:


Khái quát ta có thể chia thành 2 loại:
- Chu kỳ đơn giản: chỉ cần có 1 vật chủ. VD: Giun đũa người (Ascaris
lumbricoides) chỉ có 1 vật chủ là người.
- Chu kỳ phức tạp: cần từ 2 vật chủ trở lên mới khép kín được chu kỳ. VD: Chu
kỳ KST sốt rét cần 2 vật chủ là người và muỗi.
2. Các kiểu chu kỳ:
Được phân làm 6 kiểu chu kỳ:
- Kiểu 1: Người Ngoại cảnh.
VD: Chu kỳ Giun đũa.
- Kiểu 2: Người  Ngoại cảnh VC trung gian  Người.
VD: Chu kỳ sán lá phổi.
- Kiểu 3: Người  Ngoại cảnh  VC trung gian  Ngoại cảnh  Người.
VD: Chu kỳ sán mán
- Kiểu 4: VC (người, động vật) VC trung gian  Ngoại cảnh

You might also like