You are on page 1of 4

CHƯƠNG 7 : GIỚI NẤM (FUNGI)

* Nấm là sinh vật nhân thực:


- Không diệp lục, nhận thức ăn từ môi trường ngoài bằng cách hấp thụ.
- Không có khả năng cố định đạm từ nitơ phân tử, sống cố định.
* Nấm gồm hai ngành : + Ngành Nấm nhầy (không thi)
+ Ngành Nấm thực
I) Vai trò của nấm trong đời sống và ngành Y Dược
1) Có ích
- Tác nhân phân hủy: phân hủy hợp chất hữu cơ, xác động – thực vật.
- Chế biến thức ăn (Nấm hương, Mộc nhĩ,..).
- Dùng trong công nghiệp thực phẩm.
- Công nghiệp Dược làm thuốc, kháng sinh (Nấm Linh chi , Penicillium, Ngân nhĩ).
2) Có hại
- Gây bệnh cho người, động vật và cây trồng.
- Gây ngộ độc cho người (Nấm Aspergillus flavus).
- Phá hủy nguyên vật liệu, các sản phẩm công nông nghiệp.
II) Ngành Nấm thực
1) Đặc điểm tế bào
- Vách tế bào: kitin, thành phần này không cố định và thay đổi.
- Thể nguyên sinh : + Chất tế bào: dung dịch keo
+ Bộ máy Golgi
+ Ty thể: cung cấp năng lượng
+ Không bào; các giọt lipid
+ Glycogen: glucid dự trữ đặc trưng của Nấm
- Nhân tế bào: TB nhân thực, 1 hoặc 2 hoặc nhiều nhân.
2) Các dạng hình thái tản
a) Tản đơn bào có roi: có 1 hoặc 2 roi → di chuyển trong nước.
- Có 3 kiểu : + Tản đơn bào có roi sau
+ Tản đơn bào có roi trước
+ Tản đơn bào có 2 roi
b) Tản đơn bào không có roi
- Có 2 kiểu : + Tản đơn bào nguyên thủy có phần phụ ( sợi bám).
+ Tản đơn bào do tiến hóa thứ sinh không có phần phụ.
c) Sợi nấm thông (Sợi nấm không ngăn vách)
- Các tế bào nối tiếp nhau không có vách ngang, chứa khối chất nguyên sinh với nhiều nhân tế bào.
d) Sợi nấm ngăn vách
- Gồm nhiều đoạn ngăn cách với nhau bởi các vách ngang, trên đó có lỗ nhỏ → cho chất nguyên sinh và các
nhân đi qua.
3) Các cách sinh sản và các loại bào tử nấm
a) Sinh sản dinh dưỡng: phân chia cơ thể mẹ.
+ Đứt khúc: các nấm có hệ sợi phát triển bằng các đoạn sợi nấm đã tách ra khỏi hệ sợi.
+ Phân bào/nẩy chồi: tế bào nẩy chồi chiếm một phần nhân và chất tế bào rồi ngăn vách tạo cơ thể mới, tế bào
mới lại nẩy chồi tạo thành chuỗi tế bào.
+ Bào tử dày: tế bào nấm hình thành tế bào dày chứa nhiều chất dinh dưỡng gặp điều kiện thuận lợi tạo nên hệ
sợi nấm mới.
b) Sinh sản bằng bào tử vô tính
- Bào tử kín: hình thành trong các túi /nang kín. Có 2 loại :
+ Bào tử động: bào tử có 1 hoặc 2 roi , được tạo thành trong túi bào tử động. Khi được giải phóng các bào tử di
chuyển trong nước, sau đó mất roi và nảy sợi thành tản mới.
+ Bào tử nang: được tạo thành trong các nang. Nang bào tử gồm cuống nang, trụ nang, vỏ nang, các bào tử
nang . Khi gặp điều kiện thích hợp bào tử nang nảy sợi thành các sợi nấm.
- Bào tử trần:
+ Có thể phát triển thành túi bào tử động hoặc nảy sợi trực tiếp thành sợi nấm.
+ Bào tử trần được hình thành trên một sợi nấm biến đổi gọi là giá bào tử trần. Giá có thể riêng lẻ hoặc tạo
thành bó giá, túi giá, đĩa giá.
c) Sinh sản hữu tính
- Không tạo thành bào tử: đẳng giao hoặc dị giao.
- Tạo thành bào tử hữu tính:
+ Bào tử noãn: do noãn giao .
+ Bào tử tiếp hợp: 2 sợi nấm khác dấu mọc lại gần nhau, mọc ra 2 mấu lồi tiến lại gần nhau.Hai tế bào đỉnh tiếp
xúc và kết hợp tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào tử rồi nảy sợi. Sợi nấm này phát triển ở một đỉnh
của túi bào tử kín, sợi trở thành cuống túi.
+ Bào tử túi : hình thành và chứa trong các túi, túi vỡ hoặc mở ở đỉnh. Các bào tử túi có thể đứng riêng lẻ tạo
thành túi trần hoặc tập trung tạo thành thể quả ( thể quả kín, thể quả hình chai hoặc hình đĩa).
+ Bào tử đảm : các đảm ở trong các thể quả . Các thể quả còn non được bao bởi một bọc chung và một bọc
riêng , khi trưởng thành có dạng chụp nấm.
III) Phân loại Nấm thực
1) Nấm roi
- Hình thái: Tản đơn bào nguyên sơ/có roi, sợi nấm thông đơn giản.
- Sinh sản: + Vô tính: bào tử động, bào tử trần.
+ Hữu tính: đẳng giao, dị giao, bào tử noãn.
- Dạng sống: trong nước, 1 số ít trên cạn, ký sinh
- Phân ngành:
Phân ngành Đặc điểm Sinh sản Đại diện

- Vô tính: bào tử động


- Vách TB: kitin-glucan
Nấm roi sau - Hữu tính: đẳng giao, dị Chytridiales, Blastocladiales
- Có 1 roi sau
giao

- Vô tính: bào tử động


- Vách TB: cellulose-kitin;
Nấm roi trước - Hữu tính: đẳng giao, dị Hypochytridiales
- Có 1 roi trước
giao

- Vách TB: cellulose-glucan; - Vô tính: bào tử động Saprolegniales,


Nấm có 2 roi
- Có 2 roi - Hữu tính: bào tử noãn Leptomitales

2) Nấm tiếp hợp


- Hình thái: hệ sợi nấm phân nhánh phát triển chưa có vách ngăn ngang, có nhiều nhân đơn bội.
- Sinh sản : + Vô tính: bào tử kín (bào tử nội sinh)
+ Hữu tính: bào tử tiếp hợp
- Đặc điểm của sinh sản hữu tính:
+ Hai sợi nấm khác dấu gần nhau → mọc ra 2 mấu lồi đối diện nhau, tiến gần nhau
+ Phần đỉnh mấu lồi tạo vách ngăn → TB đỉnh, phần còn lại là dây treo
+ 2 TB đỉnh tiếp xúc → hợp tử phát triển màng dày, màu sẫm, trở thành bào tử tiếp hợp
+ Bào tử tiếp hợp phát triển → sợi nấm đặc biệt có 1 túi bào tử ở đỉnh chứa nhiều bào tử, phần sợi → cuống túi
- Dạng sống: chủ yếu hoại sinh, ít ký sinh
- Phân ngành: + Lớp Nấm tiếp hợp : Bộ Mucorales, Zoopagales
+ Lớp Nấm thích ty
- Đại diện: mốc trắng, mốc đen
3) Nấm túi
- Hình thái: tản đơn bào hoặc sợi nấm có vách ngăn, TB nhiều nhân
- Sinh sản: + Sinh dưỡng: nẩy chồi
+ Vô tính: bào tử trần (các bào tử trần được mang trên 1 giá bào tử riêng lẻ hoặc tạo bó/túi/đĩa)
+ Hữu tính: bào tử túi
- Phân bố: cạn, hoại sinh hoặc ký sinh
- Phân ngành:
+ Lớp Nấm túi trần: chưa có thể quả
+ Lớp Nấm túi hợp: thể quả không hoàn chỉnh
+ Lớp Nấm túi bào tầng: thể quả có sợi bên
+ Lớp Nấm túi xoang: thể quả không có sợi bên
- Đại diện: Nấm men bia , Nấm cựa gà
4) Nấm đảm
- Hình thái: sợi nấm có vách ngăn
- Sinh sản: + Vô tính: bào tử trần
+ Hữu tính: bào tử đảm, thể quả dạng chụp nấm
- Dạng sống: hoại sinh hoặc ký sinh
- Phân ngành :
+ Lớp Nấm đảm trần : không có thể quả , đảm ngăn vách ngang
+ Lớp Nấm đảm ngăn : có thể quả , đảm ngăn vách dọc, ngang
+ Lớp Nấm đảm mở : thể quả chứa đảm lộ ra ngoài , đảm không ngăn vách
+ Lớp Nấm đảm kín : thể quả hoàn toàn kín , đảm không ngăn vách
-Đại diện: Nấm than, Nấm gỉ, Mộc nhĩ, Linh chi, Nấm hương,…
5) Nấm bất toàn
- Hình thái: sợi nấm có ngăn vách
- Sinh sản: + Vô tính: bào tử trần
+ Hữu tính: không có hoặc chưa biết
- Dạng sống: hoại sinh hoặc ký sinh
- Phân ngành
+ Nhóm Coelomycetes
+ Nhóm Hyphomycetes: chi Aspergillus, chi Penicillium
+ Nhóm Agonomycetes
- Đại diện: Nấm cúc gạo, Nấm cúc vàng, Nấm chổi

You might also like