You are on page 1of 14

BỒI DƯỠNG SINH 10.

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG.

1. Trin ̀ h bày đă ̣c điể m chung của các cấ p tổ chức số ng? Trong đó đặc điểm nào là quyết định nhất? Vì
sao?
*Trin ̀ h bày đă ̣c điể m chung của các cấ p tổ chức số ng :
+ Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, trong đó tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ
chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội
mà tổ chức dưới không có được.
+ Hệ thống mở tự điều chỉnh.
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong
hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
+ Thế giới sống liên tục tiến hoá.
Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật đều có những điểm chung. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế
phát sinh các biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi Dù có
chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau tạo nên 1 thế giới sống vô cùng
đa dạng và phong phú.
*Trong đó đặc tính quyết định nhất của cơ thể sống là khả năng tự điều chỉnh.
- Vì nó đảm bảo tính bền vững tương đối của hệ thống sống.
2. *Hãy giải thích tại sao nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào sinh vật?
Do phân tử nước có tính phân cực (0,5), nên phân tử nước này sẽ hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân
cực khác, do đó nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống
*Trong các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp độ nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- Trong các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp độ tổ chức cơ bản nhất là tế bào.
- Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống vì:
+ Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
+ Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống (hoặc: các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của
cơ thể đơn bào hay đa bào)
+ Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm
ứng di truyền, biến dị…
+ Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, các bào quan tạo nên 3 thành phần cơ bản là:
sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân, nhưng các đại phân tử chỉ thực hiện được chức
rong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.
3. Có hai sinh vật đơn bào nhân thực A và B, trong đó:
- Tế bào của sinh vật A: không có sắc tố quang hợp, có thành kitin, chất dự trữ là glycogen.
- Tế bào của sinh vật B: có sắc tố quang hợp, có thành xenlulozơ, sống trong nước.
Hãy cho biết sinh vật A và sinh vật B thuộc những giới sinh vật nào? Gọi tên hình thức dinh dưỡng của hai
sinh vật A và B?
Sinh vật Giới Hình thức dinh dưỡng
A Giới Nấm Dị dưỡng (hoặc: dị dưỡng hoại sinh).
B Tảo, thuộc Giới Nguyên sinh Tự dưỡng (hoặc: quang tự dưỡng).
4. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích.
a. Mỡ ở động vật và ở thực vật đều được cấu tạo từ glixêrol và axit béo no.
b. Guanin và Xitozin là hai bazơ nitơ có kích thước lớn, còn Adenin và Timin có kích thước bé.
c. Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn (nước đá) thấp hơn ở trạng thái lỏng.
d. Cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân.
a. Sai. Vì mỡ động vật chứa nhiều axit béo no, còn mỡ thực vật chứa nhiều axit béo không no.
b. Sai. Vì Guanin và Ađênin là bazơ nitơ có kích thước lớn, còn Xitôzin và Timin là các bazơ nitơ có kích thước
bé.
c. Đúng.
d. Sai. Vì lipit không có cấu trúc đa phân.
5. Nêu các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? Những đặc điểm nào là đặc điểm nổi trội đặc
trưng cho thế giới sống?
* Những đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Là 1 hệ thống mở và tự điều chỉnh.
- Thế giới sống liên tục tiến hoá.
* Những đặc điểm nổi trội:
Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng...
6. Những giới sinh vật nào có khả năng quang tự dưỡng? Nêu đặc điểm của tế bào và cơ thể của các giới
sinh vật đó?

Giới khởi Giới nguyên Giới TV


sinh( Monera) sinh( Protista) ( Plante)
- TB nhân sơ - TB nhân thực - TB nhân thực
- Đơn bào - Đơn bào, đa bào - Đa bào phức tạp
7.Có hai sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào như sau:
- Sinh vật thứ nhất cơ thể có thành xenlulose, có nhiều lục lạp, không có cơ quan vận động.
- Sinh vật thứ hai cơ thể không có thành xenlulose, không có lục lạp, có cơ quan vận động.
Hãy cho biết sinh vật thứ nhất và sinh vật thứ hai thuộc giới sinh vật nào? Trình bày điểm khác nhau cơ bản về:
Hình dạng, kích thước, cấu tạo, tính chất, kiểu dinh dưỡng tế bào của hai sinh vật trên.
Đặc điểm Sinh vật 2: TBĐV Sinh vật 1: TBTV
- Hình dạng - Thường không nhất định - Có hình dạng cố định
- Kích thước - Thường nhỏ hơn khoảng 20µm - Thường lớn hơn khoảng 50µm
- Cấu tạo: + Không có thành xenlulose + Có thành xenlulose
+ Không bào nhỏ hoặc không có + Không bào lớn (không bào trung
tâm)
+ Không có lục lạp + Có lục lạp
+ Không có hình dạng cố định + Hình dạng cố định
+ Có trung thể + Không có trung thể
+ Chất dự trữ dưới dạng hạt glicogen + Chất dự trữ dưới dạng hạt tinh bột
+ Màng sinh chất có nhiều cholesteron + Màng có hoặc rất ít cholesteron

- Tính chất - Thường có khả năng chuyển động, - Ít khi di chuyển, phản ứng chậm
- Kiểu dinh phản ứng nhanh
dưỡng - Dị dưỡng - Tự dưỡng
8. Cho các sinh vật sau đây: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, nấm nhầy, sứa, tôm. Mỗi sinh
vật trên được xếp vào giới nào ? Nêu đặc điểm của mỗi giới đó ?
- Vi khuẩn lam thuộc giới khởi sinh (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ)
- Trùng đế giày, nấm nhầy, tảo lục thuộc giới nguyên sinh (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ)
- Nấm sợi : thuộc giới nấm (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoại sinh (0,25 đ)
- Sứa, tôm thuộc giới động vật (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng (0,25 đ)
9. Trong các nhâ ̣n đinh ̣ sau, nhâ ̣n đinh ̣ nào đúng, nhâ ̣n đinḥ nào sai? Giải thích?
a. Nấ m là thực vâ ̣t bâ ̣c thấ p.
b. Tấ t cả những vi sinh vâ ̣t là những vi khuẩ n.
c. Các axit têicôic là thành phầ n đă ̣c trưng của vi khuẩ n gram âm.
d. Tảo thuô ̣c loài sinh vâ ̣t tự dưỡng cacbon.
e. Giới nguyên sinh gồ m các nhóm vi khuẩ n.
a. Sai. Nấ m không có khả năng quang hơ ̣p, chấ t dự trữ không phải là tinh bô ̣t, thành tế bào thường không chứa
xenlulôzơ và sinh sản chủ yế u bằ ng bào tử.
b. Sai. Vi sinh vâ ̣t là tên chung của các sinh vâ ̣t có kić h thước nhỏ bé. Ngoài vi khuẩ n còn có vi nấ m, vi tảo, vi
rút cũng thuô ̣c vi sinh vâ ̣t.
c. Sai. Thành tế bào của vi khuẩ n Gram không có axit têicôic.
d. Đúng. Trong tế bào của tảo có chứa diê ̣p lu ̣c có khả năng quang hơ ̣p như cây xanh.
e. Sai. Giới nguyên sinh gồ m đô ̣ng vâ ̣t nguyên sinh, thực vâ ̣t nguyên sinh và nấ m nhầ y.
10. Cho các tổ chức sau đây : riboxom , protein, hệ tuần hoàn, phổi, một bể cá cảnh, cây lúa, đàn bò sữa
ở nông trường Mộc Châu.hãy sắp xếp các tổ chức trên theo thứ tự lớn dần
- Sắp xếp lại: protein→ riboxom → phổi →hệ tuần hoàn → cây lúa→ đàn bò sữa ở nông trường Mộc Châu→
một bể cá cảnh.
11. a. Trong hệ thống phân loại 5 giới, các vi sinh vật được xếp vào giới nào? Nêu cơ sở của sự sắp xếp
đó? Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật?
- Vi sinh vật được xếp vào 3 giới là giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm. Còn virut không được xếp vào
giới nào
- Căn cứ: Dựa vào cấu trúc tế bào, phương thức trao đổi chất
- Đặc điểm chung của vi sinh vật: Kích thước hiển vi, hấp thụ chuyển hóa dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng
nhanh, sinh sản nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với điều kiện môi trường
b. Hãy nêu đặc điểm chung của các giới có trong nhóm vi sinh vật?
+ Giới khởi sinh: Tế bào nhân sơ, đơn bào, có thành peptidoglican, dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng, dị dưỡng
+ Giới nguyên sinh: Tế bào nhân thực, đơn bào hay đa bào, có thành xenlulo hoặc không có, dinh dưỡng theo
kiểu tự dưỡng hay dị dưỡng
+ Giới nấm: Tế bào nhân thực, đơn bào hay đa bào, đa số có thành kitin, dinh dưỡng kiểu dị dưỡng hoại sinh
+ Virut: Chưa có cấu tạo tế bào.
12. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
Động vật không xương sống Động vật có xương sống
- Kích thước nhỏ - thước lớn hơn.
- Không có bộ xương trong, bộ xương - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương
ngoài (nếu có) bằng kitin. với cột sống làm trụ.
0,25đ ( Nếu đúng cả 2 cột)
- Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.
ống khí. O,25đ ( Nếu đúng cả 2 cột)
- Hệ thần kinh dạng lưới, hạch hoặc - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng.
bằng chuỗi hạch ở mặt bụng 0,25đ ( Nếu đúng cả 2 cột)
- Đại diện: Thân lỗ, ruột khoang, giun - Đại diện: Nửa dây sống, các miệng tròn, cá
dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
chân khớp,da gai. (0.25)( Nếu đúng cả 2 cột)
13. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể?
* Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật:
- Từ cơ thể có cấu trúc đơn giản đến cơ thể có cấu trúc phức tạp đều có đơn vị cấu tạo cơ bản nên cơ thể là tế
bào. Ở vi khuẩn, tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh.
- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan thực hiện các chức năng khác nhau. Mỗi tế bào gồm các
phần điển hình là màng tế bào, tế bào chất và nhân.
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống:
- Tất cả các dấu hiệu của sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải… đều xảy ra trong tế bào. Tế bào là
đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều khiển.
- Các cơ chế từ hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã ARN…) đến cấp độ tế bào
(hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh…) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ đó mà thông tin
được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.
14. Chứng minh các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống có quan hệ mật thiết theo nguyên tắc thứ bậc:
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh
quyển………………………………………………………………………………
- Cấp tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể. Cơ thể đơn bào có cấu tạo từ một tế bào, cơ thể đa bào được
cấu tạo từ số lượng lớn tế bào. Những hoạt động sống của cơ thể xuất phát từ hoạt động của tế
bào……………………………….............................................................
- Các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp với nhau trong một vùng địa lí nhất định và có khả năng giao phối sinh
ra con cái hữu thụ tạo nên cấp quần thể………………………………….
- Cấp quần xã là tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí
nhất định và có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau……………..
- Cấp hệ sinh thái là hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và sinh
cảnh………………………………………………………………………………………
- Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyến, thủy quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của trái
đất…………………………………………………………………………………….
15. Giới thực vật đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh trên cạn:
- Về cấu tạo: phân hóa mạch dẫn, lớp biểu bì có tầng cutin bảo vệ, có khí khổng để trao đổi khí:
…………………………………………...........................................................................
- Về phương thức sinh sản: tinh trùng không có roi, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng, thụ tinh kép, hình thành
quả và hạt……………………………………………………………….
16. Hãy chứng minh rằng các sinh vật ở giới khởi sinh có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất?
Giới khởi sinh bao gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất:
- Quang tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục.
- Quang dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
- Hoá tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn nitrat hoát, vi khuẩn hidro, vi khuẩn sắt,...
- Hoá dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn lên men, vi khuẩn hoại sinh, vi khuẩn gây bệnh,..
17. Điểm giống nhau và khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật?
Điểm giống nhau và khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật:
Giống nhau: Sinh vật nhân thực, đa bào
Khác nhau:
Giới thực vật Giới động vật
Sinh vật tự dưỡng Sinh vật dị dưỡng
Những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm Những sinh vật phản ứng nhanh, có khả
năng di chuyển
Gồm 4 ngành chính Gồm 9 ngành chính
18. Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam:
Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia

Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora

Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae

Chi Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera

Loài P. pardus N. nebulosa U. thibetanus M. vuquangensis P. tigris


(Báo hoa (Báo gấm) (Gấu ngựa) (Mang Vũ (Hổ)
mai) Quang)

a. Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại
sao lại sắp xếp như vậy. (1đ)
b. Nêu nguyên tắc đặt tên cho loài và cho biết vị trí loài người trong hệ thống phân loại.
a. - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, Mang Vũ Quang.
- Giải thích:
+ Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1 chi, các chi gần gũi xếp vào 1 họ, các họ gần gũi
xếp vào 1 bộ, các bộ gần gũi xếp vào 1 lớp.
+ Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ
khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ.
b. nguyên tắc đặt tên loài: Dùng tên kép (theo tiếng ltinh), tên thứ nhất tên chi (viết hoa), tên thứ 2 là tên loài
(viết thường).
- Vị trí loài người trong hệ thống phân loại:
Loài người- chi người (Homo)- họ Người ( Homonidae)- bộ Linh trưởng (Primates)- lớp Thú (Mamalia)- ngành
Động vật có dây sống (Chordata)- giới Động vật ( Animalia)
19.Nêu căn cứ để phân chia sinh giới thành 5 lãnh giới theo Whittatker và Magulis ?
căn cứ để phân chia 5 giới : 3 tiêu chí
-loại tế bào cấu tạo nên cơ thể là nhân sơ hay nhân thực
-kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng
Mức độ tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào
20. Trong hệ thống phân loại 5 giới thì giới sinh vật nào đạt mức độ tiến hóa cao nhất? Hãy nêu đặc điểm,
nguồn gốc và xu hướng tiến hóa chính của giới đó?
Giới động vật đạt mức độ tiến hóa cao nhất.
- Đặc điểm về cấu tạo: gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, có hệ vận động và hệ thần kinh phát triển sống dị
dưỡng,
- Nguồn gốc của giới động vật là: tập đoàn trùng roi nguyên thủy.
- Xu hướng tiến hóa chính của giới động vật là ngày càng phức tạp về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng, thích
nghi cao với điều kiện môi trường nên phân bố rộng và rất đa dạng về cá thể và loài.
21. Cho các sinh vật sau: dương xỉ; vi khuẩn lam; san hô; nấm men; trùng roi; mộc nhĩ ; tảo silic; tảo đỏ.
Hãy sắp xếp các sinh vật trên vào các giới theo hệ thống phân loại của H. Whittaker và L. Margulis
+ Giới khởi sinh: vi khuẩn lam
+ Protista (Giới Nguyên sinh vật): Nấm men; ; trùng roi; tảo silic
+ Plantae (Giới Thực vật): Tảo đỏ, dương xỉ
+ Fungi (Giới Nấm): Mộc nhĩ
+ Animalia (Giới Động vật): San hô
22. Vì sao nói tảo vừa giống thực vật bậc cao vừa giống nấm ?
- Về cấu tạo giống thực vật bậc cao vì có thành xenlulozơ và diệp lục
- Về trao đổi chất thì tảo giống thực vật bậc cao vì đều là sinh vật quang tự dưỡng.
- Về sinh sản thì tảo giống nấm vì chúng tạo bào tử vô tính , đồng thời tạo giao tử tiếp hợp với nhau thành
hợp tử.
23. Các sinh vật sau được xếp vào ngành nào trong giới thực vật :Cây bèo hoa dâu ,cây tùng ,cây gừng
,cây thiên tuế ,cây trầu không ,cây rêu.
- Cây rêu : thuộc ngành rêu
- Cây bèo hoa dâu : thuộc ngành dương xĩ
- Cây tùng, cây thiên tuế :thuộc ngành hạt trần
- Cây gừng: thuộc ngành hạt kín
-Cây trầu không : thuộc ngành hạt kín
24. Hãy nêu các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? Các cấu trúc sau được sắp xếp theo thứ tự cấp độ
tổ chức từ cao xuống thấp, đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng:
Cánh đồng lúa -> ADN -> Lục lạp -> Cây lúa -> tế bào lá.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là: cấp tế bào, cấp cơ thể, cấp quần thể, cấp quần xã, cấp hệ sinh thái
- Sai. Đáp án đúng là: Cánh đồng lúa -> Cây lúa -> tế bào lá -> lục lạp -> ADN
25. a. Vị trí loài người trong hệ thống phân loại sinh giới:
- Giới : Động vật ( Animalia)
- Ngành : Động vật có dây sống ( Chordata)
- Lớp : Động vật có vú ( Mammalia)
- Bộ : Linh trưởng (Primates)
- Họ : Người (Homonidae)
- Chi : Người ( Homo)
- Loài : Người ( Homo sapiens)
b. Cách đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép, tiếng La tinh
- Tên thứ nhất là tên chi ( viết hoa)
- Tên thứ hai là tên loài ( viết thường)
26. Vì sao nấm được tách ra khỏi giới thực vật?
Nấm được tách ra khỏi giới thực vật vì:
-Thành tế bào của nấm có vách kitin
-Sống dị dưỡng hoại sinh,kí sinh ,cộng sinh.
-Tế bào không có chứa lục lạp
-Sinh sản bằng bào tử,một số nảy chồi, phân cắt
BỒI DƯỠNG SINH 10
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

1. Vì sao nước là dung môi tốt nhất trong tế bào?


- Vì : Nước có tính phân cực. điện tích (+) ở gần mỗi nguyên tử hiđrô, điện tích (-) ở gần nguyên tử oxi =>
trong tế bào phân tử nước dễ dàng liên kết với các phân tử chất tan khác.
2. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại?
Cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại, vì
- Cấu trúc bậc hai trở lên của protein được hình thành do sự cuộn xoắn chuỗi polipeptit theo những cách khác nhau
nhờ các liên kết giữa các axit amin. (0,5)
- Sự hình thành những liên kết giữa các axit amin trong cấu trúc bậc cao hơn phụ thuộc vào trình tự các axit
amin trong cấu trúc bậc 1. (0,5)
(Cấu trúc bậc 1 đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các axit amin. Trình tự sắp xếp các axit amin sẽ xác định vị trí
hình thành các liên kết yếu (H, ion, Vande van), liên kết disunfit và các tương tác kị nước để tạo nên các bậc
cấu trúc cao hơn.)
3. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật chất dự trữ là
mỡ mà không phải là dầu?
- Mỡ là lipit có chứa nhiều các axit béo no còn dầu có chứa nhiều các axit béo không no. (0,25)
- Động vật có khả năng di chuyển nên sự nén chặt của lipit dưới dạng mỡ giúp cho nó thuận lợi hơn trong hoạt
động của mình (0,25), đồng thời khi tích lũy hay chiết rút năng lượng thì mỡ có thể phồng lên hoặc xẹp đi dễ
dàng. (0,25)
Dầu có cấu trúc lỏng lẻo hơn nên không có những đặc điểm trên (0,25)
4. Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những hợp chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản
của sự sống? Vì sao?
- Những hợp chất hữu cơ trong tế bào: Cacbohidrat, lipit, prôtêin, axitnuclêic,...
- Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic
Vì:
+ Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa hoạt động
cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . .
5. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích.
a. Guanin và Adenin là hai bazơ nitơ có kích thước lớn, còn Xitozin và Timin có kích thước bé.
b. Cacbohidrat, lipit và nước có cấu tạo từ 3 nguyên tố chính là Cacbon (C), Hidro (H), Oxi (O).
c. Giữa hai mạch của phân tử ADN các nucleotit đứng đối diện và liên kết nhau bằng kiên kết photphodieste.
d. Các loại vitamin C, vitamin D, vitamin B1, vitamin K đều tan trong nước.
Giải:
a. Đúng
b. Sai. Vì nước có cấu tạo gồm 2 nguyên tố là H và O không có C.
c. Sai. Vì giữa 2 mạch của ADN, các nucleotit đứng đối diện và liên kết với nhau bằng liên kết hidro.
Sai vì vitamin A và K có bản chất lipit nên không tan trong nước.
* Trong bốn đại phân tử hữu cơ: Cacbohidrat, lipit, axit nucleic, protein, những đại phân tử hữu cơ nào có cấu
trúc đa phân? Nêu chức năng của các đại phân tử có cấu trúc đa phân đó?
Cacbohidrat, protein, axit nucleic.
6. Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Nếu sai sửa lại đúng.
a. Liên kết hidrô có trong các loại phân tử: nước, protein, ADN, ARN.
b. Phân tử nước có tính chất phân cực.
c. Các loại đường đa là: saccarôzơ, tinh bột, mantôzơ, xenlulôzơ, glicogen.
d. Các phân tử hữu cơ: protein, cacbonhidrat, lipit, protein, axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
Các loại đường đa là:tinh bột, xenlulôzơ, glicogen., Các loại đường đôi là: saccarôzơ,
mantôzơ
d. Sai.
Các hợp chất hữu cơ: protein, cacbonhidrat, protein, axit nucleic được cấu tạo theo nguyên
tắc đa phân còn lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

7.Tại sao người ta không bảo quản các loại rau, củ ở ngăn đá của tủ lạnh? ( 1đ)
Tại vì khi đưa rau, củ vào ngăn đá tủ lạnh thì nước trong các tế bào của các loại rau củ sẽ bị đông thành đá làm
tăng thể tích và làm phá vỡ thành tế bào. Khi ta đưa ra khỏi tủ lạnh, đá trong tế bào sẽ tan hết, tế bào đã vỡ bị
rời ra không còn liên kết với nhau nữa dẫn đến rau, cử sẽ bị hỏng.
8. Hãy phân loại các loại đường sau đây: xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ, lactozơ, Galactozơ, tinh bột ?
- Đường đơn: fructozơ, Galactozơ
- Đường đôi: saccarozơ, lactozơ
- Đường đa: xenlulozơ,, tinh bột
9. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của các đoạn ADN có chiều dài bằng nhau ở một số đối tượng sinh vật
khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau :
A= 360 C, B= 780 C, C= 550 C, D= 830 C, E= 440 C. Trình tự sắp xếp các sinh vật liên quan đến tỷ lệ các
loại (A + T)/ tổng nu của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần như thế nào ? Giải thích ?
Độ bền vững của các đoạn ADN có chiều dài bằng nhau chủ yếu phụ thuộc vào số lượng liên kết hidro giữa các
cặp A-T và G-X.
Loại ADN nào có tỷ lệ (A + T)/ tổng nu càng nhỏ ( tức số lượng cặp A-T càng ít và số cặp G-X càng nhiều ) thì
càng bền vững do đó nhiệt nóng chảy càng cao
Vậy trình tự sắp xếp các loài sinh vật trên theo thứ tự tăng dần như sau: D- B- C- E- A
11. Phân biêṭ các bâ ̣c cấ u trúc của prôtêin. Theo em, bâ ̣c cấ u trúc nào quan trong nhấ t, bâ ̣c cấ u trúc nào
quyế t đinḥ hoa ̣t tính sinh ho ̣c của prôtêin.
a. Prôtêin : là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là các axit amin.
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:
+ Cấu trúc bậc 1: Là một chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành.
+ Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng ) hoặc gấp nếp (dạng ). .
+ Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
+ Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
b. Cấ u trúc bâ ̣c 1 đươ ̣c xem là cấ u trúc quan tro ̣ng nhấ t vì nó có nhiề u vai trò quan tro ̣ng: Giúp xác đinh
̣ tiń h đa
da ̣ng và đă ̣c thù của prôtêin. Từ đó, xét quan hê ̣ ho ̣ hàng huyế t thố ng giữa các sinh vâ ̣t. (0,25). Đây là cấ u trúc
cơ sở quy đinh ̣ cấ u trúc bâ ̣c 2, bâ ̣c 3, bâ ̣c 4. Góp phầ n nghiên cứu cơ chế bê ̣nh lý phân tử: do sự sai lê ̣ch các aa
làm thay đổ i cấ u trúc và hoa ̣t tiń h prôtêin làm phát sinh bê ̣nh.(0,25)
c. Cấ u trúc quyế t đinḥ hoa ̣t tiń h prôtêin là cấ u trúc không gian 3 chiề u của prôtêin hình thành các trung tâm hoa ̣t
đô ̣ng và trung tâm điề u chin̉ h quyế t đinh ̣ hoa ̣t tiń h của prôtêin.

12. giải thích:


12.1. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá của tủ lạnh.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn khi không có gió.
a) Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang chứa nhiều nước) vào
ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá  phá vỡ tế bào  làm hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả..
b) Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt của bề mặt cơ thể. Có gió
sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn  làm giảm nhiệt nhanh hơn  tạo cảm giác mát hơn khi không
có gió.
12.2. vì sao khi nấu canh cua, thịt cua đóng thành từng mảng?
cua, thịt cua chứa nhiều proetin, ở nhiệt độ cao protein bị biến tính kết lại thành mảng
13. ADN, kitin, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học.
- Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime?
- Chất nào không tìm thấy ở tế bào thực vật?
- Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạotừ các đơn
phân ( là monome)(0,25đ)
- Chất không tìm thấy trong luc lạp là celluloz.(0,25đ)
14.Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả
chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích?
- Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhấtđịnh... (0,25đ)
- Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bịvỡ -> khi đá tan tế bào đã
vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quảchuối sẽ mềm hơn.. (0,75đ)
15. Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: xenlulo, photpholipit, AND, tinh bột, protein.
Những chất nào ở trên trong phân tử có liên kết hidro và nêu vai trò của liên kết này trong phân tử ?
Những chất nào không có cấu trúc đa phân? Cho biết tên đơn phân cấu trúc nêu trên của mỗi loại phân
tử đó Những chất nào có trong lục lạp của thực vật?
* Những chất có chứa liên kết hidro trong phân tử là AND, protein, xenlulo
* Vai trò:
+Trong phân tử AND: Các nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo NTBS, đảm bảo tính bền vững của phân
tử
+ Trong phân tử protein: Chuỗi pP bậc 1 hình thành các liên kết hidro giữa các aa để tạo thành cấu trúc bậc 2
+ Trong phân tử xenlulo: Các liên kết hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó dài dạng vi sợi
tạo nên cấu trúc bền chắc
* Những chất không có cấu trúc đa phân: photpholipit
*Tên đơn phân cấu trúc nên mỗi đại phân tử:
- Tinh bột, glicogen, xelulozo được cấu trúc từ các dơn phân là glucozo
- Lipit được cấu trúc từ glixeron và axit béo
- Protein được cấu trúc từ các axit amin
- ADN được cấu trúc từ các nucleotit
* Những chất có trong lục lạp ; AND, tinh bột, protein, photpholipit
16.Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ? Tại sao ở điều kiện bình thường, mỡ để lâu bị đông lại
còn dầu thì không?
- Những điểm giống nhau:
+ Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O
+ Là các lipit đơn giản, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ
+ Cấu tạo từ glixerol liên kết với axit béo
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể
- Vì:
+ Mỡ được cấu tạo từ các axit béo no, trong phân tử chứa các liên kết đơn bền nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn,
ở nhiệt độ bình thường mỡ bị đông lại
+ Dầu được cấu tạo từ các axit béo không no, trong phân tử chứa các liên kết đôi là liên kết yếu không bền nên
nhiệt nóng chảy thấp hơn
17. Các các hỏi sau đây đúng hay sai, nếu sai thì giải thích?(1 điểm)
b, Sterôit là chất lipit phức tạp.
c, Các đại phân tử hữu cơ trong tế bào: cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic đều được cấu tạo từ 3 nguyên tố:
C, H và O
d, Tinh bột là loại polisacarit được cấu tạo bởi các phân tử glucozo thành mạch thẳng không phân nhánh
b, đúng
c, sai vì cacbohdrat, lipit được tạo từ C, O và H; protein được cấu tạo từ C, H, O, N và ngoài ra có thể có S hoặc
P; axit nucleic được cấu tạo từ C, H, O, N và P.
d, sai vì tinh bột đợc cấu tạo từ glucozo thành mạch có phân nhánh.
18. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích?
a. Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước.
b. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
c. Colagen là prôtêin cấu trúc, tham gia cấu tạo mô liên kết.
d. Kitin là một loại prôtêin được cấu tạo bởi các đơn phân là N-acetil-ß-D-glucôzamin.
e. Axit nuclêic là loại axit chỉ tìm thấy trong nhân tế bào.
f. AND có đường kính vòng xoắn 20 A0, số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì là 10, chiều cao của 1 chu kì là 34 A0,
thuộc dạng A.
g. Loại monosaccarit tham gia cấu tạo nên AND: C5H10O4
h. Tất cả protein đều có 4 bậc cấu trúc.
i.Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.
a. Sai, vì đường đơn có tính khử……………………………………………………………….
b. Sai, vì xenlulôzơ là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật, không có chức năng dự trữ năng
lượng………………………………………………………………………..
c. Đúng………………………………………………………………………………………..
d. Sai, vì kitin là một loại đường đa, không phải prôtêin……………………………………..
e. Sai, vì axit nuclêic có thể tìm thấy trong một số bào quan của tế bào như: ribôxôm, thi thể hoặc trong lục
lạp……………………………………………………………………………...
f. Sai, vì phân tử ADN thuộc dạng B………………………………………………………….
g. Loại monosaccarit tham gia cấu tạo nên AND: C5H10O4
Đúng.
h. Tất cả protein đều có 4 bậc cấu trúc.
Sai. Chỉ phân tử protein nào có cấu tạo từ 2 chuỗi polypeptit trở lên mới có cấu trúc bậc 4.
19. Trong các phân tử hữu cơ có trong tế bào, những phân tử nào vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc
thù? Hãy giải thích? Phân tử nào có tính đa dạng cao nhất? Vì sao?
- Phân tử vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù là axit nucleic và protein
- Tính đa dạng của axit nucleic thể hiện ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit
- Tính đặc thù của axit nucleic thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỉ lệ A+T/ G+X và hàm lượng ADN
trong nhân tế bào
- Tính đa dạng của protein thể hiện ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin
- Tính đặc thù của protein thể hiện ở trật tự sắp xếp của các axit amin và cấu trúc không gian của protein
* Phân tử có tính đa dạng cao nhất là protein vì:
- Protin được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau, càng nhiều đơn phân thì phân tử càng đa dạng
- Protein có 4 bậc cấu trúc không gian.
*Vì sao chúng ta nên ăn các loại protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau
20. Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng
cao về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau và
có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong tế bào.
21. Một loại polisaccarit ở thực vật được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng
liên kết -1,4-glycôzit thành mạch thẳng không phân nhánh. Nêu tên và vai trò của loại polisaccarit
này trong cơ thể thực vật. Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Cho
biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này.
- Polisacarit đó là xenlulôzơ.
- Vai trò trong cơ thể thực vật là cấu trúc thành tế bào.
- Trong tế bào nấm, chất này được thay thế bằng kitin.
- Đơn phân cấu tạo kitin là N-acetyl glucozamin.
22. Tại sao ADN ở sinh vật nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
-ADN cấu tạo từ 2 mạch còn ARN 1 mạch
-cấu trúc xoắn của AND phức tạp hơn
-ADN thường liên kết với protein tạo nên NST nên được bảo vệ tốt hơn
-ADN thường bảo quản trong nhân
23. Nêu các đặc điểm cấu trúc của ADN phù hợp với chức năng của nó?
* Cấu trúc đa phân giúp lưu trữ thông tin di truyền thông qua các mã di truyền
* Cấu trúc hai mạch bổ sung giúp bảo quản thông tin di truyền vì nếu một mạch bị hỏng mạch còn lại được
dùng làm khuôn mẫu để sữa chữa mạch bị hỏng.
* Cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung giúp truyền đạt thông tin di truyền qua quá trình nhân đôi cũng như quá
trình phiên mã, dịch mã.
* Quá trình nhân đôi AND có thể xảy ra các đột biến gen, là cơ sở cho sự phát sinh các biến dị.
24. So sánh cấu tạo của tinh bột,xenlulôzơ và glycozen
* Giống nhau :
-Được cấu tạo từ C,H,O
-Đều là đường đa có cấu trúc phân tử lớn
-Đơn phân là glucôzơ
-Các đơn phân liên kết bằng liên kết glicôzit
-Không có tính khử không tan khó khuyếch tán
*Khác nhau
-Các đường đa khác nhau do cấu trúc đa phân của chúng khác nhau như
-Tinh bột:là hỗn hợp chũi thẳng amilô và chũi có phân nhánh amilôpectin.Cứ khoảng 24 đến 30 đơn phâncó
một phân nhánh.Phânnhánh thưa hơn glicôzen
-Xenlulôzơ: mạch thẳng không phân nhánh
-Glicôzen : mạch phân nhánh dày hơn tinh bột ,cứ khoảng 8đến 12 đơn phân có một phân nhánh
25. Cho hỗn hợp các chất sau: α glucozo, β glucozo, axit amin, fructozo, ribozo, glyxerol, axit béo, bazo
nito, deoxiribozo.
Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào trong các phân tử, cấu trúc sau: tinh
bột, xenlulozo, photpholipit, triglixerit, ADN, lactozo, ARN, saccarozo, chuỗi polipeptit? Giải thích? Vì sao
không tổng hợp được các phân tử, cấu trúc còn lại? (Biết có đầy đủ các enzim hình thành các liên kết hóa trị
giữa các cấu trúc).
Các phân tử, cấu trúc có thể tổng hợp được:
+ tinh bột: vì có các đơn phân là α glucozo
+ xenlulozo: vì có các đơn phân là β glucozo
+ triglixerit: vì có hai thành phần là glixerol và axit béo
+ saccarozo: vì có đơn phân là α glucozo
+ chuỗi polipeptit: vì có các đơn phân là axit amin
- Các phân tử, cấu trúc không tổng hợp được: photpholipit, ADN, ARN
Vì: thiếu nhóm photphat
26. Lipit và cacbon hiđrat đều có thành phần hoá học là C, H, O. Để phân biệt 2 loại hợp chất trên người
ta căn cứ vào những đặc điểm cơ bản nào ? Căn cứ :
- Tính chất : Cacbonhyđrat không kị nước có thể tan trong nước, Lipit kị nước không tan trong nước.
- Thành phần hoá học : Cacbonhyđrat có tỉ lệ H/O = 2/1, trong khi đó lipit có tỉ lệ oxi trong phân tử là
rất nhỏ.
27. Biến tính của protein là gì? Biến tính có vai trò gì đối với hoạt động sống của tế bào ?
- Biến tính : Khi trong điều kiện pH, nhiệt độ cao hoặc nồng độ muối hoặc các yếu tố khác của môi trường
không thuận lợi sẽ phá huỷ cấu hình không gian 3 chiều đặc trưng dẫn đến protein mất hoạt tính sinh học.
- Vai trò:
+ Giúp tế bào kiểm soát sự hoạt động hay bất hoạt của nhiều enzim và các protein quan trọng trong quá trình
TĐC và di truyền của mình.
+ Bảo vệ cơ thể như khi nhiễm khuẩn thì cơ thể thường sốt, đây là phản ứng làm tăng nhiệt độ gây biến tính Pr
của VK do Pr VK chịu nhiệt kém hơn Pr của người, nhưng khi cơ thể sốt quá cao làm nhiệt độ cơ thể quá cao
thì lại dẫn đến các protein trong máu có thể bị biến tính dễ dẫn đến tử vong.
28. Có ý kiến cho rằng cholesterol là loại lipit hoàn toàn có hại cho cơ thể người. Ý kiến đó có chính xác
không? Vì sao? Tại sao ăn dầu cá hoặc dầu ôliu tốt cho tim mạch?
- Sai.
- Vì cholesterol có một số vai trò nhất định:
+ Là thành phần xây dựng nên màng tế bào.
+ Tạo các hoocmon sinh dục (nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmon sinh dục quan trọng như
testosteron, oestrogen…).
+ Tạo muối mật → tiêu hoá mỡ.
- Ăn dầu cá hoặc dầu ôliu tốt cho tim mạch vì:
+ Trong dầu cá có chất béo không bão hòa đa, trong dầu oliu có chất béo không bão hòa đơn.
+ Hai loại chất béo này có tác dụng làm giảm lượng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) xuống, tăng lượng
lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). HDL mang cholesterol về gan để phân giải. Điều này làm giảm lượng
cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
29. Tại sao một số động vật nhỏ (nhện, gọng vó…) có thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm?
Một số đông vật nhỏ có khả năng di chuyển trên mặt nước là do:
- Sự liên kết của các phân tử nước (bằng các liên kết hiđro) tạo sức căng bề mặt cho khối nước, lực này tuy yếu
nhưng có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ.
- Chân của nhện nước được bao bọc bởi các chất kị nước, đẩy nước giúp cho chân nhện không bị nước bao bọc
và tụt xuống dưới mặt nước.
30. 1/ Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học.
a. Chât nào trong các chât kể trên không phải là pôlime?
b. Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ ?
1. a. Chât trong các chât kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các
đơn phân ( là monome) 0,25đ
b .Công thức câu tạo: (C6H10O5)n
- Tính chât: Celluloz được cấuu tạo từ hàng nghìn gốc 1-D-glucoz lên kêt với nhau bằng liên kêt 1-1,4-
glucozit. Tạo nên câu trúc mạch thẳng, rât bên vững khó bị thủy phân. O,25đ
- Vai trò:
* Celluloz tạo nên thành tế bào thực vật. O,25đ
* Động vật nhai lại: celluloz là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.O,25đ
* Người và động vật khác không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể tiêu hóa được celluloz nhưng
celluloz có tác dụng điều hòa hệ thông tiêu hóa làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu, tăng cường đào
thải chât cặn bã ra khỏi cơ thể. O,25đ
2/ Phân tử ADN ở tế bào sinh vật nhân thực có mạch kép có ý nghĩa gì ?
Đảm bảo tính ổn định cấu trúc không gian của phân tử
- Đảm bảo cho phân tử ADN có kích thước lớn và bền vững hơn cấu trúc mạch đơn
- Đảm bảo cho ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường.
31. Vì sao nói prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống ?
Vì Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào và nêu các chức năng của protein- ví dụ.
1. - Gen thứ nhấ t có khố i lươ ̣ng bằ ng 468000đ.v.C và có số liên kế t hiđrô của các că ̣p A -T bằ ng 2/3 số
liên hiđrô của số că ̣p G -X.
- Gen thứ 2 có cùng số liên kế t hiđrô với gen thứ nhấ t nhưng ngắ n hơn gen thứ nhấ t 204Ao. Trên ma ̣ch
1 của gen này có 25%A và 15%G.
Xác đinh:
̣
a. Tỉ lê ̣, số lươ ̣ng từng loa ̣i nu và số liên kế t hiđrô của gen thứ nhấ t.
b. Số lươ ̣ng từng loa ̣i nu trên mỗi ma ̣ch của gen thứ 2.
c. Tổ ng số liên kế t photphodieste của cả 2 gen nói trên.
2. Một gen có số liên kết hidro bằng 24 lần số chu kỳ xoắn. Trên mạch thứ nhất của gen có A – G = 180 nu,
trên mạch thứ 2 của gen có A- G = 60 nu. Tính số lượng từng loại nu của gen ? Theo đề ta có:
3. Xét một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực. Mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại
Guanin và Adenin bằng 10% số nucleotit của mạch, mạch thứ hai có hiệu số giữa nuclêôtit loại Adenin
với Xitozin bằng 10% số nucleotit của mạch và hiệu số giữa nuclêôtit loại Xitozin và Guanin bằng 20%
số nucleotit của mạch. Tính tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen nói trên.
4. Trên 1 mạch của gen có chứa 150A và 120T. Gen nói trên có chứa 20% số loại Nu X. Tính số Nu từng loại
của gen? Gen đó có chiều dài là bao nhiêu?
5. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. Trong gen có A% -%G =20% tổng số nu của gen.. Trên mạch
đơn thứ nhất của gen có A = 450. Trên mạch đơn thứ hai có G = 150. tính:
- Số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên gen
- Xét trên từng mạch đơn thì số nuclêôtít mỗi loại của đoạn gen trên là bao nhiêu?
6. Ở một loài vi khuẩn,một gen có chiều dài 5100A0, trên mạch mã gốc của gen này có A-G = 400, X- T = 100.
Tính số nu từng loại của gen.
7. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của các đoạn ADN có chiều dài bằng nhau ở một số đối tượng sinh vật khác
nhau được kí hiệu từ A đến E như sau : A= 360 C
B= 780 C,C= 550 C, D= 830 C, E= 440 C. Trình tự sắp xếp các sinh vật liên quan đến tỷ lệ các loại (A + T)/ tổng
nu của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần như thế nào ?
8. Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng phân tử 72.104 đvc. Hiệu sốvề số loại G với nucleotit
trong gen bằng 380. Trên mạch gốc của gen có T = 120nu, trên mạch bổ sung có X=320 nu. Tìm:
a) Số lượng nuclleotit mỗi loại trên gen và trên từng mạch đơn của gen?
b) Số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp để tạo ra 1 mARN?
9. Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen của 2 loài đều có chiều dài
bằng nhau. Trên gen của loài A có hiệu giữa A với G bằng 150. Trên gen của loài B có nu loại X chiếm
20% số nu của gen và trên mạch 2 có A = 500, T = 400. Từ phân tích trên, em hãy dự đoán loài nào có
thể sống trong các suối nước nóng tốt hơn? Vì sao
10. Cho một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6
và có (A1+T1) / (G1+X1) = 0,4. Trên phân tử ADN này có 760 liên kết hiđrô.
1. Tính số lượng liên kết hoá trị của cả phân tử ADN. Giải thích cách tính?
2. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của phân tử ADN trên?
10. Một gen có 120 chu kì xoắn. Biết Ađênin = 2/3 Guanin. Trong mạch 1 có A = 120 nuclêôtit, mạch
2 có X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch.
a. Xác định số nuclêôtit từng loại của gen và số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch?
b. Biết gen trên phiên mã lấy từ môi trường nội bào 360 nuclêôtit loại uraxin. Xác định số
ribônuclêôtit từng loại của phân tử mARN được phiên mã từ gen trên?
11. Một gen dài 3060 A0. Trên mạch 1 có G1 + X1 = 40% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 có A2 -T2 = 20%
số nuclêôtit của mạch và G2 =1/2T2. Tính % và số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch và cả gen.
12. Một gen có tổng số 4256 liên kết hiđrô. Trên mạch hai của gen có số nuclêootit loại T bằng số nuclêootit
loại A; số nuclêootit loại X gấp hai lần số nuclêootit loại T; số nuclêootit loại G gấp 3 lần số nuclêootit loại A.
Số nuclêootit loại T của gen là bao nhiêu ?
13. Hai gen 1 và gen 2 có chiều dài bằng nhau là 0,51µm. Gen 1 có tỉ lệ các loại Nu bằng nhau. Gen 2
có A = 2/3 G. Tính số liên kết hidro của mỗi gen và cho biết gen nào bền hơn?
14. Chiều dài một phân tử mARN la 0,51 micromet, có A=2U=3G=4X, gen tổng hợp phân tử mARN
trên nhân đôi một số lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 16 200 nu loại A. Sau đó
các gen con được sinh ra đều sao mã 3 lần để tổng hợp các phân tử mARN, hãy tính:
a. số lượng từng loại ribonu của phân tử mARN?
b. sồ lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen va của cả gen?
c. số lần tự nhân đôi của gen?
d. số ribonu môi trường nội bào cung cấp cho quá trình sao mã?
15. Một gen cấu trúc có 4200 liên kết hidro. Mạch mã gốc có A=120 nucleotit .Phân tử mARN do gen
tổng hợp có A-G=20% và X-U=40%.tìm số nu từng loại trên mạch gốc của gen?
16. Trên phân tử ADN của vi khuẩn E. Coli, xét một gen có 3120 liên kết hiđro và có 4798 liên kết hóa trị.
a. Tìm số nucleotit từng loại của gen.
b. Trên 1 mạch của gen, người ta nhận thấy hiệu giữa G với A là 10% số nucleotit của mạch, tổng giữa
G với A là 30%. Hãy tìm số nucleotit từng loại của mỗi mạch đơn.
c. Gen trên tiến hành phiên mã một số lần cần môi trường cung cấp 600 nucleotit loại U. Tính số phân tử
ARN được tạo ra và tính số nucleotit từng loại trên phân tử ARN được phiên mã từ gen trên.
17. - Gen thứ nhấ t có khố i lươ ̣ng bằ ng 468000đ.v.C và có số liên kế t hiđrô của các că ̣p A -T bằ ng 2/3
số liên hiđrô của số că ̣p G -X.
- Gen thứ 2 có cùng số liên kế t hiđrô với gen thứ nhấ t nhưng ngắ n hơn gen thứ nhấ t 204Ao. Trên
ma ̣ch 1 của gen này có 25%A và 15%G.
Xác đinh:
̣
a. Tỉ lê ̣, số lươ ̣ng từng loa ̣i nu và số liên kế t hiđrô của gen thứ nhấ t.
b. Số lươ ̣ng từng loa ̣i nu trên mỗi ma ̣ch của gen thứ 2.
c. Tổ ng số liên kế t photphodieste của cả 2 gen nói trên.
18. Chiều dài một gen là 0,51 micrômet . Mạch đơn thứ nhất của gen có số guanin là 750 ,còn mạch đơn thứ hai
có số timin là 150 . khi sao mã để tổng hợp một ARNm ,môi trường đã cung cấp 200 ađênin . Quá trình giải mã
dựa trên bản sao gen đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2495 axit amin.
a. Xác định mạch khuôn mẫu để tổng hợp ra phân tử mARN.
b. xác định số lượng từng loại nuclêôit trên mạch khuôn mẫu.
c. Xác định số ribôxom truợt trên phân tử mARN trong quá trình tổng hợp prôtêin. Giả thuyêt rằng mỗi
ribôxom chỉ trượt qua một lần trên phân tử mARN.
19. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2298 liên kết hóa trị nối giữa các nucleotit và hiệu số giữa nuleotit
loại Adenin và loại nucleotit khác không bổ sung là 6% tổng số nucleotit của gen.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.
b. Tính số liên kết hidro của gen.
2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số ađênin với timin bằng 60% số nuclêôtit của mạch. Trên
mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa xitôzin với guanin bằng 10%, tích số giữa ađênin với timin bằng
5% số nuclêôtit của mạch (với ađênin nhiều hơn timin).
a. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen.
b. Nếu gen trên có 3598 liên kết hóa trị. Gen tự sao bốn lần. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit
môi trường cung cấp cho gen tự sao.
20. Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng phân tử 72.104 đvc. Hiệu sốvề số loại G với nucleotit
trong gen bằng 380. Trên mạch gốc của gen có T = 120nu, trên mạch bổ sung có X=320 nu. Tìm:
a) Số lượng nuclleotit mỗi loại trên gen và trên từng mạch đơn của gen?
b) Số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp để tạo ra 1 mARN?

You might also like