You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG SINH CUỐI KÌ 1

CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC
1. Các ngành nghề liên quan:
- Giảng dạy và nghiên cứu:
+ Ngành Công nghệ sinh học
+ Ngành Khai thác thủy sản
+ Ngành Kĩ thuật sinh học
+ Ngành Sư phạm sinh học
+ Ngành Sinh học ứng dụng
- Sản xuất:
+ Ngành chăn nuôi
+ Ngành Chế biến gỗ
+ Ngành Nuôi trồng thủy sản
+ Ngành Trồng trọt
+ Ngành Chế biến thực phẩm
- Chăm sóc sức khỏe:
+ Ngành Dược học
+ Ngành Y đa khoa
+ Ngành Điều dưỡng
+ Ngành Hóa dược
+ Ngành Y học cổ truyền
- Hoạch định chính sách:
+ Ngành Lâm nghiệp đô thị
+ Ngành Tổ chức và quản lí y tế
+ Ngành Quản lí bệnh viện
+ Ngành Quản lí tài nguyên rừng
+ Ngành Quản lí thủy sản
CHỦ ĐỀ 2: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC
BÀI 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC
1. Các cấp độ tổ chức:
2. Đặc điểm chung
a) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Tổ chức cấp dưới là nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Trong
đó, tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp
dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới
không có.
b) Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá
trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ
chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi
trường.

1
- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo
duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức
sống có thể tồn tại và phát triển.
c) Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Quá trình tiến hóa của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến
đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó, thiết lập các trạng thái
cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên
DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
CHỦ ĐỀ 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẾ BÀO
BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
1. Khái quát học thuyết tế bào:
a) Nội dung:
- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
- Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
- Tế bào chức DNA, thông tin di truyền đucợ truyền từ tế bào này
sang tế bào khác trong quá trình phân chia.
CHỦ ĐỀ 4: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Các nguyên tố hóa học:
a) Các nguyên tố hóa học trong tế bào:
- Có khoảng 20 - 25% các nguyên tố hóa học tồn tại trong tự
nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh học.
- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong
cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: đại lượng (đa lượng) và
vi lượng.
+ Các nguyên tố đa lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể ( ≥
0,01%) : C, H, O, N, P, Ca, K, Na, Cl, Mg,…
=> Đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất
chính trong tế bào.
2. Nước
a) Cấu tạo hóa học và tính chất vật lí, hóa học của nước:
- Trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút e mạnh hơn
tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H => nước có tình phân
cực.
- O có thể tạo liên kết hydrogen với H => giúp tạo nên những tính
chất độc đáo cho nước.

2
BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC
1. Khái quát về phân tử sinh học:
a) Khái niệm:
- Là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
- Những phân tử chính cấu tạo nên cơ thể: carbon hydrated,
protein, nucleic acid, lipid,…
2. Lipid:
a) Khái niệm:
- Là nhóm các phân tử sinh học có cấu tạo hóa học đa dạng,
thường không tan trong nước nhưng lại tan trong các dung môi
hữu cơ như ether, acetone.
b) Vai trò:
- Triglyceride: dự trữ năng lượng, lớp mỡ có tác dụng làm lớp
đệm cách nhiệt và lớp đệm cơ học, giúp hấp thu các vitamin A, D,
E, K.
- Phospholipid: là thành phần chính của màng sinh chất.
- Steroid:
+ Cholesteroid: tham gia cấu tạo màng sinh chất
+ Hormone steroid: điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng và
sinh sản của cơ thể.
CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC
1. Tế bào nhân sơ:
a) Cấu tạo:
- Cấu tạo đơn giản: Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất,
vùng nhân chứa AND dạng vòng, kép và ribosome. Nhiều tế bào
có vỏ nhầy, plasmid, lông nhung, roi.
b) Chức năng:
- Màng tế bào -> kiểm soát sự ra vào tế bài của các chất.
- Thành tế bào -> tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, bảo
vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
- Vùng nhân -> mang thông tin di truyền
- Ribosome -> bộ máy tổng hợp protein
- Plasmid -> hỗ trợ sự sinh trưởng của vi khuẩn
- Vỏ nhầy -> bảo vệ tế bào bám dính vào các bề mặt
- Lông nhung -> giúp tế bào vi khuẩn bám vào các bề mặt
- Roi -> di chuyển
2. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
* Giống nhau:
- Đều là tế bào trong cơ thể.
- Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng
nhân hoặc nhân.
* Khác nhau:

3
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
- Có ở vi khuẩn - Có ở nấm, thực vật, động vật
- Kích thước nhỏ (1- 5 um) - Kích thước lớn (10- 50um)
- Cấu tạo đơn giản - Cấu tạo phức tạp
- NST là 1 phân tử AND dạng vòng - ADN liên kết với protein tạo nên
trần NSt trong nhân
- Chưa có nhân điển hình chỉ có - Có nhân hoàn chỉnh: có màng,
vùng tế bào chất chứa AND trong có nhiễm sắc và hạch nhân
- Tế bào chất không có hệ thống nội
- Tế bào chất có các hệ thống phân
màng, không có các bào quan có chia tế bào thành các xoang riêng
màng bao bọc biệt, có nhiều bào quan có màng
bao bọc.
- Chỉ có 1 bào quan là ribosome - Có nhiều loại bào quan: ti thể, lục
lạp,…
- Phân bào bằng cách phân đôi - Phương thức phân bào phức tạp
- Không diễn ra quá trình nguyên - Có diễn ra
phân, giảm phân

BÀI 8: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC


1. Nhân:
a) Cấu trúc: Chủ yếu hình cầu, đường kính 5 um. Gồm 2 lớp màng,
có nhiều lỗ nhỏ. Dịch nhân chứa NST và nhân con.
b) Chức năng: Chứa chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt
động sống của tế bào.
2. Thành tế bào:
a) Cấu tạo: Chủ yếu từ các chuổi cellulose. Ngoài ra còn một số loại
polysaccharide khác như hemicellulose, pectin. Giữa các tế bào có
cầu sinh chất đóng vai trò trong trao đổi chất giữa các tế bào.
3. Các bào quan
a) Bộ máy Golgi: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi
màng, dẹp, xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình
vòng cung. => là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản
phẩm.
b) Ti thể: Gồm 2 lớp màng bao bọc
- Màng ngoài trơn không gấp khúc.
- Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên
đó có các enzyme hô hấp.
- Bên trong chất nền chứa DNA và ribosome.
=> là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
sống của tế bào. Các mào giúp tăng S màng trong của ti thể ->
giúp chứa được nhiều enzyme của chuỗi truyền electron và tổng
hợp ATP -> nâng cao khả năng sản xuất ATP của ti thể.

4
c) Lục lạp:
- Bao bọc bên ngoài là 2 lớp màng.
- Bên trong: Chất nền cùng hệ thống các túi dẹt là các thylakoid.
Các túi thelakoid xếp chồng lên nhau tạo thành Grana, trên màng
thylakoid có sắc tố quang hợp và các enzyme quang hợp.
- Chứa DNA và ribosome
=> là nơi diễn ra quá trình quang hợp
d) Không bào:
- Bao bọc bởi 1 lớp màng
- Bên trong: là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion
khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu
=> phụ thuộc vào từng tế bào và sinh vật. Tạo cân bằng lượng
nước, giúp hấp thụ nhiều nước ở tế bào thực vật-> giải thích vì
sao không bào ở thực vật to hơn.
e) Lysosome:
- Bao bọc bởi 1 lớp màng
- Bên trong chứa nhiều enzyme thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa
nội bào.
=> tham gia phân hủy các tế bào giả, các tế bào bị thương
f) Trung thể: Không có cấu trúc màng, được cấu tạo từ 2 trung tử
xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc.
=> có vai trò quan trọng trong qua trình phân chia tế bào
g) Bộ khung xương tế bào: Là hệ thống mạng sợi và ống protein (vi
ống, vi sợi và sợi trung gian) đan chéo nhau. => có tác dụng duy
trì hình dạng và neo giữ các bào quan, ngoài ra còn giúp tế bào
dịch chuyển, thay đổi hình dạng.
4. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
* Giống nhau:
- Đều là tế bào nhân thực
- Cấu tạo gồm 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất
và nhân
- Đều có các bào quan chính: lưới nội chất, bộ máy golgi,
ribosome, ti thể, không bào
* Khác nhau:
- Tế bào động vật: có trung thể, lysosome
- Tế bào động vật: có thành tế bào, lục lạp và không bào trung tâm.
CHỦ ĐỀ 6: TRAO ĐỔI CHẤT
VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
BÀI 9: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
1. Khái niệm:
- Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra
trong tế bào và sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
- Có 2 hình thức: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

5
2. Sự vận chuyển thụ động: là sự vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp.
3. Sự vận chuyển chủ động: là sự vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp lên
nơi có nồng độ cao với sự tham gia protein -> tiêu tốn năng lượng =>
giúp tế bào lấy các chất cần thiết và điều hòa nồng độ.
4. Sự nhập bào và xuất bào:
- Đưa các chất vào và ra ngoài -> gây ra sự biến dạng màng sinh chất
* Tại sao khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị
nhăn nheo?
=> Khi muối dưa, muối cà thì nồng độ chất tan (muối, đường,...) lớn hơn
bên trong các tế bào dưa, cà nên muối sẽ di chuyển từ ngoài môi trường
vào trong môi trường và các phân tử nước sẽ di chuyển ra ngoài môi
trường, do đó sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo do
mất nước.
BÀI 10: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME
1. Sự chuyển hóa năng lượng:
- Là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ
năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

2. ATP:
a) Cấu tạo: Gồm andenine, ribose và 3 gốc phosphate
b) Chức năng: cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào
như là: tổng hợp chất, vận chuyển các chất qua màng, vận chuyển
các túi tiết
- ATP được hình thành bằng cách liên kết ADP với 1 nhóm
phosphate.
- ATP được phân giải bằng cách phá vỡ liên kết giữa 2 nhóm
phosphate tạo ADP+Pi.
* Đặc điểm có thể ví ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào:
=> Khi liên kết giữa 2 nhóm phosphate của ATP bị phá vỡ, năng
lượng được chuyển hóa trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng.
Sự phân giải các hợp chất dự trữ cung cấp năng lượng cho sự hình
thành liên kết giữa các gốc phosphate trong phân tử ATP.

6
7

You might also like