You are on page 1of 2

CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. MÀNG SINH CHẤT


Màng sinh chất bao bọc và bảo vệ toàn bộ
phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng
với môi trường ngoài; có cấu trúc khảm lỏng
gồm 2 lớp lipid xen kẻ các phân tử protein,
kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và
đi ra của tế bào.
Thành phần Chức năng
Các phân tử Phospholipid Ôn định cấu trúc màng
- Đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp Cho các chất ra vào tế bào có chọn
- Các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc lọc
với môi trường xung quanh
Các phân tử Sterol (Tế bào động vật – Cholesterol; Tế bào thực vật – Đảm bảo tính lỏng của màng; tạo
Stigmaterol, Sitosterol). Nằm xen kẻ giữa các phân tử Phospholipid sự mềm dẻo, linh hoạt của màng
sinh chất
Các phân tử protein Dẫn truyền phân tử, thụ thể, enzim,
- Protein xuyên màng (phân tử xuyên qua lớp Phospholipid) tham gia liên kết tế bào,…
- Protein bám màng (các phân tử bám vào phân tử protein khác)
Carbohydrate (Mặt ngoài của màng, liên kết với các phân tử protein và Tín hiệu nhận biết và truyền thông
lipid tạo nên gluco protein) tin giữa các tế bào
II. CẤU TRÚC NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
Chất nền ngoại bào, gồm phân tử Thành tế bào bao quanh màng sinh chất, có ở thực vật và nấm cấu tạo
proteoglycan kết hợp với sợi từ các bó sợi cellulose vững chắc, được gia cố thêm bởi lignin (chitin ở
collagen tạo thành mạng lưới bên nấm) hoặc một số loại polysaccharide khác: bảo vệ, tạo hình dạng đặc
ngoài tế bào: giúp các tế bào liên kết trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào
với nhau, tham gia truyền thông tin
III. NHÂN (chứa chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào)
Mỗi tế bào nhân thực có 1 nhân, hình cầu, đường kính 5µm.
- Màng nhân là màng kép, trên màng nhân có các lỗ cho phép các
chất đi qua
- Chất nhân: chứa các sợi nhiễm sắc mang thông tin di truyền
- Sợi nhiễm sắc gồm chuỗi xoắc kép DNA và Protein
- Nhân con (hạch nhân): có vai trò tổng hợp ribosome

IV. TẾ BÁO CHẤT


Toàn bộ các vật chất bên trong tế bào được gọi là chất nguyên sinh, bao gồm tế bào chất và chất nhân. Tế bào
chất là vùng giữa màng sinh chất và nhân, là chất keo (bào tương), bào quan và khung xương tế bào. Tế bào
chất là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

V. TI THỂ
- Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp của tế bào, sử dụng O 2,
tạo ra ATP, cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào
- Ti thể dài 0,5 -10µm.
VI. LỤC LẠP (bào quan thực hiện quang hợp)
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào Cấu tạo:
thực vật và một số nguyên sinh vật có - Hai lớp màng trơn nhẵn
khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời - Hệ thống các túi dẹt Thylakoid chứa các sắc tố quan hợp, xếp chồng
thông qua quang hợp tạo ra nguồn lên nhau tạo thành các hạt grana
carbohydrate cho sinh vật. - Chất nền (stroma) chứa nhiều loại enzyme, DNA và ribosome

VII. LƯỚI NỘI CHẤT (là nơi sản xuất, vận chuyển các phân tử protein, lipid và sản xuất màng)
Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao gồm lưới nội chất
trơn và lưới nội chất hạt.
Lưới nội chất hạt tổng hợp các protein cung cấp cho các bào quan, protein màng hay tiết ra ngoài tế bào
Lưới nội chất trơn là nơi diễn ra quá trình chuyển hoá khác nhau như tổng hợp lipid, phân huỷ các độc tố
VIII. BỘ MÁY GOLGI
Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp có cấu trúc phân cực gồm mặt nhập mặt xuất. Có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp,
đóng gói các sản phẩm chuyển từ mặt nhập đến mặt xuất của bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi còn tham gia tổng
hợp polysaccharide của thành tế bào và chất nền ngoại bào.
IX. LISOSOME (bào quan tiêu hoá của tế bào)
Phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, lipid và polysaccharide. Tiêu hoá các vật liệu đưa từ bên
ngoài vào kể cả các bào quan bị hỏng, các vi sinh vật gây bệnh.
X. KHÔNG BÀO
Là bào quan chứa dịch lỏng. Tế bào thực vật trưởng thành có không bào trung tâm chứa nhiều nước, giúp cân
bằng lượng nước trong tế bào. Không bào trung tâm có thể chứa các chất dự trữ như protein, acid hữu cơ,
đường, muối khoáng,…
XI. PEROXISOME (oxi hoá các chất)
Chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau như chất độc, alcohol đến oxygen  H2O2, sau đó
được enzyme khác phân giải thành H2O
XII. RIBISOME (bộ máy tổng hợp protein của tế bào)
Là bào quan không có màng bao bọc được cấu tạo từ rRNA và protein. Ngoại trừ ti thể và lục lạp, Ribosome ở
tế bào nhân thực (80S) có kích thước lớn hơn ở tế bào nhân sơ (70S)
XIII. TRUNG THỂ (có vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào)
Là bào quan không có màng, nằm ở gần nhân trong tế
bào động vật. Các vi ống xung quanh trung tử phát
triển thành thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế
bào. Trung tử được cấu tạo từ các vi ống xếp thành
ống rỗng.

XIV. BỘ KHUNG TẾ BÀO (nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào)
Gồm vi ống, sợi trung gian và vi sợi được cấu tạo từ các phân tử protein. Sợi trung gian còn neo giữ bào quan
và vi ống tham gia vận chuyển bảo quan.

You might also like