You are on page 1of 7

Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH – HK1


BÀI 6 (tt): NUCLEIC ACID VÀ LIPID
I. Nucleic acid

1) Đặc điểm
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là nucleotide
- Cấu tạo của nucleotide gồm:
* Gốc phosphatse
* đường pentose (DNA là deoxyribose và RNA là ribose)
* Nitrogenous base (DNA có các loại A, T, G, C; RNA có các loại A, U, G, C).
2) Phân biệt các loại cấu trúc nucleic acid
- DNA: 2 mạch polynucleotide. Liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- RNA: 1 mạch polynucleotide. Gồm 3 loại (mRNA, tRNA, rRNA), phân biệt cấu trúc của 3
loại RNA
- Vận dụng hiểu biết về cấu trúc xác định loại nucleic acid
3) Vai trò
- DNA: lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
- RNA:
+ mRNA: thông tin.
+ rRNA: ribosome.
+ tRNA: vận chuyển
II.Lipid

1) Đặc điểm
- Cấu tạo gồm C, H, O. Không theo nguyên tắc đa phân.
- Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
2) Phân biệt các loại cấu trúc lipid
- Triglyceride (dầu, mỡ)
- Phospholipid
- Steroid.
3) Vai trò
- Dự trữ năng lượng.
- Cấu tạo tế bào.
- Tham gia một số quá trình sinh lí trong cơ thể.

1
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ


I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Không có bào quan có màng bao bọc.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
- Kích thước nhỏ, khoảng 5 – 10 micromet  trao đổi chất, tổng hợp vật chất, sinh sản nhanh.
II. Cấu tạo chính của tế bào nhân sơ
Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản, gồm 3 thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất và vùng
nhân. Ngoài ra, tùy từng loại khác nhau còn có một số thành phần khác.
1) Thành tế bào và màng sinh chất.
* Thành tế bào.
- Cấu tạo: peptidoglycan.
- Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn chia thành 2 loại:
Gram dương (Gr+) và Gram âm (Gr-).
* Màng sinh chất.
- Cấu tạo: lớp kép phospholipid và protein.
- Chức năng: kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra vào tế bào.
2) Tế bào chất
- Chứa nước cùng với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
- Trong tế bào chất có nhiều ribosome 70 S, là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào.
- Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
3) Vùng nhân
- Gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, còn có 1 hoặc 1 số phân tử DNA vòng nhỏ
- Chức năng: mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.
* Một số thành phần khác.
- Vỏ nhầy: thành phần chủ yếu là polysaccharide  chức năng: bảo vệ tế bào.
- Lông (nhung mao): giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.
- Roi (tiên mao): cấu tạo từ protein  chức năng: giúp vi khuẩn di chuyển.

2
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

BÀI 8: CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Học xong bài này, học sinh có thể:


 Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào
thực vật) và màng sinh chất.
 Trình bày được cấu trúc và chức năng quan trọng của nhân tế bào.
 Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
 Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.

Bảng tóm tắt các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực (đại diện: tế bào động vật và tế bào
thực vật
Thành phần cấu tạo Cấu trúc Chức năng
Màng sinh chất Lớp đôi phospholipid khảm protein (¨  Bao bọc và bảo vệ toàn
cấu trúc “khảm động”), glycoprotein, bộ phần bên trong tế
glycolipid và sterol nằm xen kẽ (¨ tính bào.
linh hoạt cho màng).  Kiểm soát sự vận chuyển
Các phân tử phospholipid có đuôi kị các chất ra vào tế bào ¨
nước quay vào nhau ¨ ổn định cấu tính thấm chọn lọc.
trúc màng; phần đầu ưa nước quay ra  Tương tác và truyền
phía ngoài và trong tế bào. thông tin giữa các tế bào.
Chất nền ngoại bào1 Bao bên ngoài màng sinh chất. Liên kết và truyền thông tin
Cấu tạo: chủ yếu là các loại protein giữa các tế bào.
(collagen, proteoglycan, …)
Thành tế bào2 Bao bên ngoài màng sinh chất.  Bảo vệ và tạo hình dạng
Cấu tạo: bó sợi cellulose và một số tế bào.
loại polysaccharide (hemicellulose,  Điều chỉnh lượng nước
pectin). ra vào tế bào.
Nhân 2 lớp màng. Trung tâm thông tin, điều
 Màng nhân: màng ngoài nối với khiển các hoạt động sống
lưới nội chất, trên màng có lỗ của tế bào.
 Chất nhân: chất dịch chứa sợi
nhiễm sắc và các phân tử bên
trong nhân (enzyme, RNA, …)
 Chất nhiễm sắc/ nhiễm sắc thể:
DNA liên kết với protein.
 Nhân con: thường có 1, hình cầu,
nơi tổng hợp rRNA.
Tế bào chất Vùng giữa màng sinh chất và nhân. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt
Gồm: bào tương (dịch keo chứa nước, động sống của tế bào.
chất vô cơ, các phân tử sinh học), các

3
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

bào quan và khung xương tế bào.


Ti thể 2 lớp màng: Nơi diễn ra quá trình hô hấp
 Màng trong: lõm sâu tạo mào, tế bào, tổng hợp phần lớn
trên đó có nhiều loại enzyme hô ATP cho tế bào.
hấp và tổng hợp ATP.
 Chất nền: chứa enzyme, ribosome
70S, DNA nhỏ dạng vòng, ….

Lục lạp2 2 lớp màng. Thực hiện hoạt động quang


 Bên trong có các túi dẹt hợp, chuyển hóa năng lượng
(thylakoid) mang sắc tố quang ánh sáng thành năng lượng
hợp. Các thylakoid xếp chồng và hóa học.
nối nhau tạo thành hạt grana.
 Chất nền (stroma): chứa enzyme
cố định CO2, ribosome 70S, DNA
nhỏ dạng vòng, …
Lưới nội chất Là hệ thống màng cuộn gập thành  Lưới nội chất hạt: nơi
mạng lưới các túi dẹt và ống thông tổng hợp protein.
nhau.  Lưới nội chất trơn: nơi
Phân biệt: diễn ra nhiều quá trình
 Lưới nột chất hạt: trên bề mặt có chuyển hóa (tổng hợp
gắn các ribosome. lipid, phân hủy thuốc và
 Lưới nội chất trơn: trên bề mặt chất độc, chuyển hóa
không có gắn ribosome. carbohydrate).
Bộ máy Golgi 1 lớp màng  Sửa đổi, phân loại, đóng
Hệ thống các túi dẹt, 2 mặt: gói và vận chuyển các
 Mặt cis: tiếp nhận chất. sản phẩm từ lưới nội
 Mặt cis: xuất chất. chất đến bào quan khác
hay xuất ra màng.
 Tổng hợp một số
polysaccharide.
Lysosome1 1 lớp màng  Phân giải phân tử lớn
Chứa hỗn hợp các enzyme phân giải. (protein, nucleic acid,
lipid, …)
 Tiêu hóa các vật liệu đưa
vào tế bào và bào quan
hỏng, không cần thiết và
vi sinh vật gây bệnh.
Không bào 1 lớp màng. Chức năng đa dạng.

4
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

 Thực vật có không bào trung tâm  Không bào trung tâm:
lớn và tồn tại lâu. chứa chất dự trữ, chất
 Động vật có không bào nhỏ, tồn tại thải hay sắc tố và giúp
trong thời gian ngắn. cân bằng lượng nước.
 Không bào co bóp (động
vật): điều hòa áp suất
thẩm thấu.
Peroxisome 1 lớp màng.  Oxi hóa chất: tạo
Chứa enzyme chuyển hóa hydrogen. . hydrogen peroxide
(H2O2), sau đó tiếp tục
phân giải thành H2O ¨
phân giải chất độc.
 Phân giải acid béo thành
phân tử nhỏ hơn.
Ribosome Không màng. Tham gia tổng hợp protein.
2 tiểu phần, cấu tạo từ rRNA và
protein. Tế bào nhân thực 80S, tế bào
nhân sơ 70S.
Ở bào tương và một số bào quan (ti
thể, lục lạp).
Trung thể1 Không màng. Phân chia tế bào.
Nằm gần nhân.
Hai trung tử xếp vuông góc, mỗi
trung tử được cấu tạo từ 9 bộ ba vi
ống sắp xếp thành ống rỗng.

Bộ khung tế bào1 Mạng lưới các vi ống, sợi trung gian  Nâng đỡ, duy trì hình
và vi sợi được cấu tạo từ các protein. dạng tế bào.
Kích thước: vi ống > sợi trung gian >  Tham gia sự vận động tế
vi sợi. bào, neo giữ và vận
chuyển bào quan.
1
Chỉ có ở tế bào động vật
2
Chỉ có ở tế bào thực vật

5
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

BÀI 9: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT


I. Khái niệm
Trao đổi chất ở tế bào bao gồm:
+ Tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào (sự chuyển hoá vật chất)
+ Sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường (trao đổi chất qua màng).
II. Các hình thức vận chuyển qua màng sinh chất
Có hai hình thức trao đổi chất qua màng: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
1) Vận chuyển thụ động
a. Sự khuếch tán
- Sự khuếch tán diễn ra theo chiều gradient nồng độ (sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa
hai vùng).
- Sự khuếch tán diễn ra trong môi trường lỏng và khí.
- Khi các phân tử phân bố đồng đều trong môi trường, sự khuếch tán đạt đến cân bằng. Ở trạng
thái cân bằng này, các phân tử vẫn di chuyển nhưng theo hai chiều như nhau nên gọi là cân bằng
động.
- Sự khuếch tán chia thành 2 nhóm:
+ Khuếch tán đơn giản: Những phân tử có thể đi qua lớp kép phospholipid như các phân tử kị
nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid, ...), các chất khí.
+ Khuếch tán tăng cường: đường, amino acid đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion thì
hầu như không đi qua được nên chúng cần có protein vận chuyển.
b. Sự thẩm thấu
- Sự thẩm thấu chỉ sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm (ví dụ màng sinh chất)
ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau. Màng này có tính thấm với nước nhưng
không thấm với một số phân tử chất tan nhất định.
- Vùng có nhiều phân tử nước (nồng độ chất tan thấp) được gọi là vùng có thế nước cao, vùng có
ít phân tử nước hơn (nồng độ chất tan cao) là vùng có thế nước thấp.
- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các phân tử nước sẽ di chuyển qua
màng theo 3 trường hợp sau:
+ Nồng độ chất tan dung dịch = nồng độ chất tan trong tế bào (gọi là dung dịch đẳng trương): các
phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng.
+ Nồng độ chất tan dung dịch < nồng độ chất tan trong tế bào (gọi là dung dịch nhược trương):
các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.
+ Nồng độ chất tan dung dịch > nồng độ chất tan trong tế bào (gọi là dung dịch ưu trương): các
phân tử nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.
- Ở tế bào thực vật, lớp thành tế bào vững chắc nên khi nhiều phân tử nước đi vào trong tế bào
=> tế bào trương lên và gây ra áp lực lên thành tế bào (áp suất trương) => ngăn cản các phân tử
nước khác đi vào. Khi số lượng lớn phân tử nước đi ra khỏi tế bào, tế bào chất co lại, màng tế
bào tách khỏi thành tế bào, gọi là hiện tượng co nguyên sinh.
2) Vận chuyển chủ động
Sự vận chuyển chủ động qua màng sinh chất là sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient
nồng độ. Sự vận chuyển này cần sự tham gia của protein vận chuyển (thường gọi là bơm) và tiêu
tốn năng lượng.
6
Sinh học 10 Tổ bộ môn Sinh học - Trường PTNK

Ví dụ: sự vận chuyển Ca2+ vào lưới nội chất trơn; sự vận chuyển H+ vào lysosome, không bào; sự
hấp thu các chất dinh dưỡng như glucose, amino acid vào tế bào biểu mô ruột; hấp thu khoáng
vào tế bào lông hút rễ, ...
Có loại protein vận chuyển một chất, có loại protein vận chuyển hai chất. Thông qua sự vận
chuyển chủ động, tế bào lấy các chất cần thiết và điều hoà nồng độ các chất trong tế bào.
III. Hiện tượng nhập bào và xuất bào
Các phân tử lớn như protein, polysaccharide, .... được vận chuyển trong các túi (bóng) được hình
thành từ sự biến dạng của màng thông qua sự nhập bào và xuất bào. Đây cũng là một dạng vận
chuyển chủ động và tiêu tốn năng lượng.
1) Nhập bào
Trong quá trình nhập bào, tế bào có thể vận chuyển:
+ Các phân tử lớn, các tế bào khác (sự thực bào)
+ Một lượng lớn chất lỏng (sự ẩm bào).
Các túi sau đó thường nhập với lysosome để tiêu hoá toàn bộ thành phần bên trong túi.
2) Xuất bào
Trong xuất bào, các túi mang các phân tử đi đến màng, nhập với màng và giải phóng chúng ra
bên ngoài.

You might also like