You are on page 1of 9

Đề cương sinh HK1

Bài 7: Tế bào nhân sơ


I. Đặc điểm
● Tế bào nhân sơ là tế bào
1.Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân bao bọc),
2.Không có bào quan có màng
3.Không có hệ thống nội màng
4.Có kích thước nhỏ: 1-5 micromet, khoảng 1/10 tế bào nhân thực
� Tỉ lệ tiếp xúc giữa màng sinh chất và thể tích tế bào lớn
� Tế bào trao đổi chất với môi trường thuận tiện và nhanh chóng, khiến tế bào sinh
trưởng, sinh sản nhanh
● Đại diện: giới Khởi sinh (virus, vi khuẩn, ...)
II. Cấu tạo

Từ ngoài vào trong:


1. Lông (nhung mao) / roi (tiên mao)
● Roi giúp tế bào di chuyển
● Lông giúp tế bào vi khuẩn gây bệnh bám vào tế bào vật chủ
2. Vỏ nhầy
● Như lớp vỏ bảo vệ tế bào, ít bị bạch cầu tiêu diệt.
3. Thành tế bào
a) Cấu tạo

1
● Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào
● Thành tế bào được cấu tạo từ peptidolican (chuỗi cacbohidrat + polypeptit ngắn)
b) Chức năng: quy định hình dạng tế bào
c) Vi khuẩn Gram âm & Gram dương
● Dựa vào sự khác biệt về thành phần và cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn được
chia ra làm 2 loại chính: vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương nhờ phương
pháp nhuộm Gram
● Vi khuẩn Gram âm có màu đỏ (thành tế bào có lớp peptidolican mỏng nằm
ở trong)
● Vi khuẩn Gram dương có màu tím (thành tế bào có lớp peptidolican dày
nằm ở ngoài)
● Chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt từng loại vi
khuẩn
4. Màng sinh chất
a) Cấu tạo: từ photpholipit + protein xen màng hoặc protein bám màng
b) Chức năng
● Là nơi trao đổi chất giữa môi trường và tế bào
● Chức năng: Giới hạn vật chất trong tế bào
5. Tế bào chất
● Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
a) Cấu tạo:
● Bào tương: hợp chất dạng keo bán lỏng
● Ribôxôm: cấu tạo từ protein và rARN
b) Chức năng:
● Riboxom tổng hợp protein cho tế bào
● Không có các bào quan có màng bao bọc, không có hệ thống nội màng và khung
tế bào.
● Chứa các cấu trúc khác như hạt dự trữ (lipit)
6. Vùng nhân
a) Cấu tạo:
● Vùng nhân không có lớp màng bao bọc
● Chứa 1 phân tử ADN trần dạng vòng mang thông tin di truyền (*trần: k có màng)
b) Chức năng:
● Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
● Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
7. Plasmid (ở 1 số tế bào)
● Nằm trong tế bào chất gần vùng nhân
● Là phân tử ADN dạng vòng nhưng không phải là vật chất di truyền
● Rất ít plasmid có chứa gen kháng kháng sinh

2
Bài 8 – 9 - 10 Tế bào nhân thực
I. Đặc điểm
● Kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn
● Đã xuất hiện nhân tế bào để bao bọc ADN, hệ thống màng chia tế bào thành từng
xoang riêng biệt, chuyên hóa
● Trong tế bào chất có bào quan có màng bao bọc
II. Cấu tạo

Từ trong ra ngoài
1. Nhân
a) Cấu tạo
● Hình cầu, kích thướcthức lớn (khoảng 5 um)
● Có 2 lớp màng bao bọc
● Trên màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ
● Bên trong: dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (là ADN + protein)
b) Chức năng
● Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
● Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
2. Tế bào chất
Bên trong tế bào chất có: lưới nội chất, riboxom, bộ máy gongi, ti thể, lục lạp, khung
xương tế bào và một số bào quan khác (không bào, lizoxom)
2.1. Lưới nội chất
● Là hệ thống nội màng gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau
● Có 2 loại lưới nội chất

3
a) Lưới nội chất hạt:
● Cấu tạo: Có đính các riboxom trên bề mặt, gắn vào màng nhân và lưới nội chất
trơn
● Chức năng: tổng hợp protein (quá trình dịch mã)
b) Lưới nội chất trơn
● Cấu tạo: Có đính enzim
● Chức năng: tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với tế bào
2.2. Riboxom
a) Cấu tạo:
● Là bào quan không có màng bao bọc
● Cấu tạo từ rARN + protein
● Có 2 tiểu phần: lớn và nhỏ
b) Chức năng:
● Tổng hợp protein cho tế bào
2.3. Bộ máy gongi
a) Cấu tạo: Là chồng túi màng dẹp xếp cạnh và tách biệt nhau
b) Chức năng:
● Là phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm cho tb
*mối quan hệ giữa lưới nội chất – riboxom – bộ máy gongi
Lưới nội chất dịch mã protein 🡪 riboxom tổng hợp protein 🡪 bộ máy gongi đóng gói thành
sp 🡪 chuyển ra tế bào *
2.4. Ti thể
a) Cấu tạo: 2 lớp màng bao bọc
● Màng ngoài: trơn, không gấp khúc
● Màng trong: gấp khúc, chứa enzim hô hấp
● Trong ti thể có chất nền chứa ADN và riboxom
b) Chức năng:
● Cung cấp năng lượng chủ yếu dưới dạng ATP
● Enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và chất hữu cơ 🡪 tạo
thành ATP
2.5. Lục lạp (chỉ có ở thực vật)
a) Cấu tạo: 2 lớp màng bao bọc
● Bên trong có chất nền chứa ADN và riboxom
● Hệ thống túi dẹt (tilacoit) xếp chồng lên nhau gọi là cấu trúc grana, thông với nhau
bằng hệ thống màng
● Tilacoit chứa chất diệp lục và enzim quang hợp
b) Chức năng

4
● Giúp tế bào quang hợp
● Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
2.6. Khung xương tế bào
a) Cấu tạo: hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian
b) Chức năng:
● Làm giá đỡ cơ học
● Xác định hình dạng cho tế bào, neo giữ các bào quan
● ở 1 vài tb, khung xương giúp tb di chuyển
2.7. Một số bào quan khác
a) Không bào
● Cấu tạo: có màng bao bọc, được hình thành khi cần thiết
● Chức năng:
● Tb thực vật: chứa sắc tố, hút nước cho tế bào, tạo áp suất thẩm thấu, chứa
chất thải
● Tb động vật: chứa chất dự trữ, chất thải
b) Lizoxom (chỉ có ở động vật)
● Cấu tạo: có màng bao bọc, dạng túi
● Chức năng: phân hủy tb và phân tử không còn khả năng hoạt động (tb già, bị tổn
thương,..) và giúp tiêu hóa nội bào
3. Màng tế bào (màng sinh chất)
a) Cấu trúc:
● Thành phần chính: photpholipit và protein (protein xuyên màng và bám màng)
● Các thành phần khác: glicoprotein, glicolipit
● Ở tb động vật có cholesterol để ổn định lớp màng
b) Chức năng:
● Trao đổi chất với môi trường có chọn lọc
● Thu nhận thông tin cho tb
● Giúp tb nhận biết lẫn nhau và các tb lạ
4. Thành tế bào
a) Cấu tạo:
● TB thực vật: thành xenlulo
● Tb nấm: kitin
b) Chức năng:
● Quy định hình dạng và bảo vệ tb
5. Chất nền ngoại bào
a) Cấu tạo: Sợi glicoprotein + chất hữu cơ + chất vô cơ
b) Chức năng:
● Liên kết các tb với nhau thành mô
● Giúp tb thu nhận thông tin

5
Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
I. Vận chuyển thụ động
1. Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất không cần
tốn năng lượng
2. Nguyên lí:
● Khuếch tán (các chất hòa tan di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp)
● Sự khuếch tán của phân tử nước: thẩm thấu (di chuyển từ nơi có nồng độ phân tử
nước tự do cao đến nơi có nồng độ phân tử nước tự do thấp)
3. Hướng vận chuyển: theo chiều gradien nồng độ (cao🡪thấp)
4. Cách vận chuyển: 2 con đường
● Khuếch tán trực tiếp qua lơp photpholipit kép (dành cho phân tử phân cực có kích
thước vừa và nhỏ: O2, CO2,..)
● Khuếch tán qua protein xuyên màng (dành cho các đại phân tử phân cực: đường
glucozo,..)
5. Điều kiện:
● Tùy thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường trong & ngoài tb
● Đặc tính lý-hóa phù hợp của từng chất
● Có 3 loại môi trường chủ yếu

Môi trường Ưu trương Đẳng trương Nhược trương


Nồng độ trong Bên trong tế bào có Bên trong tb có Bên trong tb có
& ngoài tb nồng độ thấp hơn bên nồng độ bằng bên nồng độ cao hơn
ngoài ngoài bên ngoài

6
Phân tử nước di Từ trong tb ra ngoài Lượng nước ra và Từ ngoài vào
chuyển môi trường vào tế bào cân bằng trong tb
Biểu hiện ● Tb đv: co lại Tb có trạng thái bình ● Tb đv:
● Tb tv: không thường phình lớn
bào co lại và bị vỡ
� Co nguyên ● Tb tv:
sinh, nếu co không bào
quá nhiều tb sẽ trương
khô, thiếu nước
nước và chết nhưng có
(mất nước) thành tb
giữ lại

II. Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực)


1. Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào có tiêu tốn năng
lượng
2. Nguyên lí: vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng
độ chất tan cao
3. Hướng vận chuyển: ngược chiều gradien nồng độ (thấp🡪cao)
4. Cách vận chuyển: qua protein xuyên màng
5. Điều kiện:
● Cần có kênh bơm đặc chủng cho từng chất (ở kênh protein xuyên màng)
● Dùng năng lượng ATP
III. Nhập & xuất bào
1. Nhập bào:
● Phương thức đưa chất vào trong tb bằng cách biến đổi màng sinh chất
● Có hai kiểu nhập bào: thực bào & ẩm bào
a) Thực bào:
● tb động vật ăn các tb vi khuẩn, mảnh vỡ tb, hợp chất,..
● quá trình: biến đổi thành màng tb lõm 🡪 nuốt vật chất 🡪 bọc vật chất bằng lớp
màng lizoxom 🡪 enzim phân hủy vật chất
b) Ẩm bào
● Tb đưa dịch ngoại bào vào trong
● Quá trình: biến đổi thành màng tb lõm 🡪 bọc giọt dịch vào túi màng
2. Xuất bào: Đưa vật chất (protein & các đại phân tử) ra khỏi tb

7
Bài 14: Enzim & Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật
chất
I. Enzim
● Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tb
● Làm tăng tốc độ phản ứng & không bị biến đổi
1. Cấu trúc
● Thành phần: chỉ có protein hoặc protein + chất khác (như phân tử hữu cơ nhỏ)
● Trung tâm hoạt động của enzim là 1 cấu trúc đặc biệt để liên kết với cơ chất (chất
tham gia phản ứng & chịu tác động của enzim) 🡪 bề mặt lõm/khe trên enzim tương
thích với cơ chất
2. Cơ chế hoạt động
● Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động
● Sau liên kết tạo nên phức hợp đặc thù enzim-cơ chất
● Phức hợp tương tác tạo ra sản phẩm
● Sau phản ứng, giải phóng enzim và chất sản phẩm
● Enzim sau khi được giải phóng sẽ tiếp tục liên kết với cơ chất
3. Tính chất của enzim:
a) Hoạt tính mạnh: Tăng tốc độ phản ứng trong cơ thể lên cao, chỉ mất vài
giây để thực hiện
● VD: 1 phân tử H2O2 bị enzim catalaza phân hủy trong 1s với nhiệt độ cơ thể, tạo
thành H2O + O2
Trong khi đó, trong phòng thí nghiệm với chất xúc tác là Fe sẽ mất vài năm để
phân hủy H2O2
b) Tính chuyên hóa cao:
● Tuyệt đối: 1 enzim chỉ tác động lên 1 cơ chất (ureaza phân hủy ure trong nước
tiểu, amilaza phân hủy tinh bột,..)
● Tương đối: 1 enzim tác động lên nhóm cơ chất cớ cấu trúc hóa học gần giống nhau
(enzim peroxidaza tác động lên các chất độc peroxi hidro khác nhau trong tb)
c) Phối hợp hoạt động: sản phẩm phản ứng trước là cơ chất cho phản ứng sau
VD: tinh bột amilaza mantozo mantoza glucozo
4. Các dạng tồn tại:
a) Hòa tan trong tb chất
VD: nghiền nát tb gan thu được 11 loại enzim
b) Liên kết chặt với bào quan
VD: enzim hô hấp ở ti thể, enzim xúc tác tổng hợp protein ở riboxom

8
5. Yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính enzim
*Hoạt tính là lượng sản phẩm tạo thành từ lượng cơ chất trong 1 đơn vị thời gian*
- Nhiệt độ: mỗi enzin có giới hạn nhiệt độ, tại mức nhiệt độ tối ưu enzim xó hoạt
tính tối đa và phản ứng xảy ra nhanh nhất. Nếu nhiệt độ lớn hơn giới hạn, enzim bị
ức chế và không hoạt động; thấp hơn giới hạn, enzim bị kìm hãm hoạt động
- Độ pH: mỗi enzim có giới hạn pH và hoạt tính mạnh nhất tai độ pH thích hợp.
VD: enzim pepsin cần pH = 2
- Nồng độ cơ chất: 1 lượng enzim nhất định, tăng dần cơ chất sẽ làm hoạt tính tăng
dần đến mức tối đa. Đến 1 lúc gia tăng nồng độ cơ chất sẽ không làm hoạt tính
tăng.
- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: một số chất hóa học (thuốc trừ sâu,..) làm thay
đổi cấu hình không gian của enzim và ức chế hoạt động. Ngược lại, có chất làm
tăng tính liên kết và hoạt tính của enzim.
- Nồng độ enzim: nồng độ enzim tăng dần trong lượng cơ chất nhất định sẽ làm hoạt
tính tăng theo.
II. Vai trò
- Làm tăng tốc độ phản ứng gấp triệu lần, đáp ứng nhu cầu năng lượng và cật chất
của tb
- Ức chế ngược: 1 kiểu điều hòa trong tb, khi chất sản phẩm hoạt động như 1 chất
ức chế enzim
- Không có enzim tổng hợp chất (bị bất hoạt) hay tổng hợp ít thì cơ chất sẽ tích tụ,
gây độc cho tb và cơ thể

You might also like