You are on page 1of 23

Câu 1. Mô tả cấu trúc khảm lỏng của màng sinh chất?

(Vẽ hình minh họa)


Câu 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của ty thể? (Vẽ hình minh họa).
Câu 3. Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 4. Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật?
Câu 5. Mô tả cấu trúc và chức năng của lục lạp (Vẽ hình minh họa)?
Câu 6. Mô tả cấu tạo của enzym? (Gồm thành phần cấu tạo và cấu trúc không gian)
Câu 7. Trình bày cơ chế hoạt động của enzym.
Câu 8. Trình bày sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của enzym?
Câu 9. Trình bày sự ảnh hưởng của các chất ức chế lên hoạt tính xúc tác của enzym?
Câu 10. Phân tích vai trò của quá trình quang hợp?
Câu 11. Trình bày quá trình hô hấp kỵ khí (gồm đường phân và quá trình lên men)?
Câu 12. Trình bày quá trình hô hấp hiếu khí (gồm cả đường phân)?
Câu 13. Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân?
Câu 14. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản hữu tính và ứng dụng trong nhân giống vật
nuôi, cây trồng?
Câu 15. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và Ứng dụng trong
nhân giống cây Nông – Lâm nghiệp?
Câu 16. Phân tích vai trò của đột biến đối với tiến hóa của sinh vật?
Câu 17. Phân tích vai trò của Chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của sinh vật?
Câu 18. Các hình thức chọn lọc tự nhiên? Cho ví dụ tương ứng?

Câu 19. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên đời sống của sinh vật? cho ví dụ?

Câu 20. Phân tích đặc điểm tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở động vật? Cho ví dụ.

Câu 21. Phân tích chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví dụ minh họa?

Câu 22. Phân tích mối quan hệ tương tác của các sinh vật trong môi trường sống? Cho ví dụ minh họa.

Câu 23. Trình bày khái niệm, đặc điểm của các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào?

Câu 24. Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?

Trả lời

1
Các phân tử hữu cơ lớn Ví dụ Chức năng
hydratcacbon +Đường đơn: glucose, + Năng lượng, nguồn C – biến
fructose đổi thành PT khác hoặc kết
hợp thành đường đa
Đường đôi: lactose, sucrose
+Dự trữ ,Vách TB TV
+Đường đa: Tinh bột (TV),
Glycogen (ĐV), Cellulose ,Xương ngoài (ĐV) + Vách
(TV) Kintin (ĐV +Nấm) TB

Lipit + Triglycerit (mỡ + dầu) + nguồn năng lượng quan


trọng
Glycerol + 3 axit béo
+ cấu tạo màng tế bào : đầu ưa
+ phypholipit: (glycerol+
nước , đuôi kị nước
nhóm P + 2 axit béo )
+ hormon
+ steroid : (4 vòng C + nhóm
hóa học )
Protein + enzyme + xúc tác
+ protein dự trữ + dự trữ
+ protein vận chuyển + vận chuyển
+ hormone +điều hòa
+ Protein vận động ,cấu tr + cấu trúc , bảo vệ
+kháng thể + di chuyển
+ thụ quan màng +nhận và truyền tin
Axit nucleic (+ đường : dẽoyribose Chứa thông tin di truyền
+ bazo nito : C,G,A,T
+ thường mặc kép )>DNA

Câu 1 :
màng sinh chất là 1 màng sống và tính thấm chọn lọc ( bán thấm )
Thành phần cấu tạo là lipit và protein = lipoprotein
Màng TB có dạng khảm lỏng ( khảm động ) của lipit và protein
Mô hình khảm lỏng nghĩa là : màng TB là 1 cấu trúc lỏng với sự khảm của các protein khác nhau vào
khung lipit
- màng tế bào gồm 2 hàng photpholipit ( tầng kép photpholipit)
- Photpholipit là 1 phân tử chất béo gồm có :

2
+ Một đầu ưa nước : nhóm photphat , hướng về môi trường ( bên ngoài TB và bên trong TB )
+ hai đuôi kỵ nước : các axit béo , cái quay về các đuôi axit béo của hàng còn lại để tránh nước
- Các protein được khảm vào tầng kép lipit theo hai cách : xuyên qua bề dày của tầng kép
photpholipit bám bề mặt hoặc 1 nửa tầng kép photpholipit . Các protein bám màng phía trong làm
nhiệm vụ nâng đỡ TB , giữ ổn định hình dạng màng
- Protein bậc 3 ( hình cầu) : dẫn truyền
- Protein bậc 2 ( soắn , nếp ) nhận và truyền thông tin qua màng

-
3 phần quan trọng của TB :
1) Màng TB : đây là đường biên giới giữa TB và MT bên ngoài
2) Nhân : là trung tâm điều khiển của TB chứa ADN, vật chất di truyền của TB
3) TB chất: nằm giữa màng và nhân . chứa chất lỏng và bào tương . trong bào tương chứa các bào quan
, cái cos những cấu trúc đặc biệt để thực hiện những chức năng khác nhau của TB
* chức năng :
Màng TB : + tạo ra 1 hàng rào vật lý để bảo vệ TP bên trong từ MT bên ngoài
+ vận chuyển các chất ra , vào TB
+ truyền thông tin ra MT - tế bào
+ màng là sự gắn kết bề mặt với vách , các TB khác và với hệ thống khung nâng đỡ bên
trong TB

Câu ? : Nhân TB
+ hình dạng kích thước đa dạng tùy theo từng TB và chức năng của chúng
+ số lượng : đa số TB có 1 nhân , 1 sô có >1 và không nhân
+ vị trí : trung tâm TB , 1 số TB nhân nằm lệch
+ chức năng : chứa thông tin di truyền của TB , trung tâm điều hành định hướng và giám sát mọi hoạt
động của TB
- nhân gồm : màng nhân , hạch nhân , dịch nhân , NST
- chức năng
* màng nhân :
+ màng nhân 1 màng kép và có chứa các lỗ nhân
+ màng bao xung quanh và bảo vệ các TP của nhân
+ màng điều khiển sự trao đổi các chất giữa nhân và TB chất đặc biệt qua lỗ nhân
* dịch nhân :
+ là dịch lỏng trong nhân
+ nó tương tự bào tương trong TB chất
+ Nó chứa các enzym , Mg2+ , Ca2+ và nucleotit
* hạch nhân :
3
+ số lượng : 1- vài hạch nhân trong TB
+ Hình cầu, bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc.
+ chứa chủ yếu là protein và ARN
+ không có màng riêng biệt là nơi tổng hợp ribosom
* NST :
+ chất nhiễm sắc do các phân tử AND quấn quanh protein histon tạo thành
+ chất nhiễm sắc quấn quanh nhiều lần tạo thành NST
+ chất nhiễm sắc chính là vật chất di truyền của TB

CÂU 2
+ Ty thể là bào quan có mặt ở hầu hết các tế bào nhân chuẩn, với số lượng từ 1 đến vài nghìn ty thể. Số
lượng ty thể phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.
+ Hình dạng: ty thể thường có hình que hoặc hình hạt.
+ Kích thước: bé 1-10 micromet.Cấu tạo: được bao bọc bởi hai lớp màng gọi là màng ngoài và màng
trong. Cả hai lớp màng đều có cấu trúc tương tự như màng sinh chất. Màng ngoài thường trơn nhẵn,
màng trong thường gấp nếp ăn sâu vào trong lòng ty thể tạo ra các “tấm mào răng lược”. Trên màng
trong có chứa nhiều enzim oxi hóa khử, enzim tổng hợp ATP và các chất truyền điện tử trung gian. Vì
vậy, màng trong là nơi xảy ra chuỗi truyền điện tử hô hấp. Việc gấp nếp của màng trong giúp làm tăng
diện tích bề mặt màng nhờ vậy làm tăng quá trình chuyển hóa năng lượng.
+Trong lòng của ty thể có chứa chất nền ở dạng lỏng. Bên trong chất nền gồm nhiều enzim tham gia
vào chu trình Kreb. Ngoài ra, chất nền còn chứa ADN và riboxom nên chúng có thể tự tổng hợp protein
và tự phân chia.
* Chức năng: ty thể là nơi sản sinh ra năng lượng cho tế bào hoạt động. Chúng chuyển hóa năng lượng
tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng trong phân tử ATP phục vụ mọi hoạt động của tế
bào.

PTPU : C6H12O6 + 6O2 > 6CO2+6H2O+ATP

Câu 3
Chức năng TB :
+ điều khiển : TB cần 1 cách thức để điều khiển và kiểm soát quá trình và chức năng chính của chúng
4
+ dinh dưỡng : các TB cần 1 cách thức để nhận và tiêu hóa các chất dinh dưỡng
+ đào thải: các TB cần 1 cách thức để loại thải những chất cặn bã
+ năng lượng : các TB cần 1 cách thức để nhận và sử dụng năng lượng
+ vận chuyển : các TB cần 1 cách thức để vận chuyển năng lượng
+ phân chia TB : các TB cần tạo ra nhiều TB hơn

Câu 4 : Giống nhau :


cả tế bào động vật và tế bào thực vật đều có:
- Màng sinh chất (màng TB) đều cấu tạo từ lipoprotein, đều có cấu trúc khảm lỏng.

5
- Tế bào chất gồm nhiều bào quan như: ty thể, mạng lưới nội chất, riboxom, phức hệ Golgi, Peroxixom,
hệ thống khung nâng đỡ, ....
- Nhân tế bào gồm 4 phần: màng nhân, dịch nhân, hạch nhân và chất nhiễm sắc
Khác

Câu 5 :
+ Vị trí phân bố: lục lạp có mặt chủ yếu ở lá cây và những bộ phận có màu xanh lục (thân, rễ).
+ Cấu tạo: Gồm 2 lớp màng màng ngoài và màng trong, cả hai đều trơn nhẵn, đều có cấu tạo tương tự
như màng sinh chất.
+ Trong lòng của lục lạp có chứa nhiều túi màng dẹt gọi là thylacoit, trên màng thylacoit có chứa diệp
lục, các sắc tố quang hợp và hệ thống các enzim oxi hóa khử tham gia vào pha sáng của quá trình
quang hợp.Các thylacoit xếp chồng lên nhau tạo thành hạt lục. các hạt lục nối với nhau bằng các phiến
màng mỏng.

6
+ Giữa các hạt lục có chứa chất nền stroma là dạng chất lỏng bên trong chứa nhiều enzim tham gia vào
pha tối của quá trình quang hợp. Ngoài ra, còn có chứa ADN và riboxom tương tự như ty thể.

Chức năng :
- Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp ( tổng hợp đường cho cây)
- Nó sử dụng CO2 và H2O và ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu
- Sản phẩm của quá trình quang hợp là đường và oxy
- 6CO2+6H2O->C6H12O6+6O2

Câu 6 :
+ Enzym là những protein thực hiện chức năng xúc tác cho phần lớn các phản ứng trong cơ thể sinh vật
( 1 số enzyme là ARN )
+ Enzym có tính đặc hiệu cao , môi enzyme đặc trưng chỉ xúc tác cho 1 hoặc 1 vài phản ứng
Enzym không bị biến đổi và k bị tiêu dùng trong các phản ứng chỉ cần 1 lượng nhỏ và có thể tái sử
dụng
+ Emzym gồm 2 loại
+ emzym đơn giản ( 1 thành phần)
Chỉ là những phân tử protein đơn thuần sản phẩm thủy phân chỉ gồm các axitamin
+ enzym phức tạp ( 2 thành phần )
Protein + phần không phải protein ( nhóm ngoại )

- Trung tâm hoạt động của enzim:

7
Mỗi enzim thường có 1 hoặc vài trung tâm hoạt động, đó là các khe rãnh được tạo ra bởi các nhóm
chức có hoạt tính sinh học cao, là nơi gắn kết trực tiếp giữa enzim với cơ chất (chất được enzim xúc
tác).
Đối với enzyme đơn giản trung tâm hoạt động thường là các nhóm chức có hoạt tính sinh học cao ,
chúng đứng cạnh nhau trong không gian để tạo thành trung tâm hoạt động mặc dù ở cấu trúc bậc 1
chúng có thể đứng cách xa nhau
Đối với enzyme 2 thành phần TTHĐ thường là các coenzyme kết hợp với 1 số axitamin có hoạt tính
sinh học cao
- Trung tâm điều hòa của enzim: ngoài trung tâm hoạt động, một số enzim còn có trung tâm điều hòa
làm nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động xúc tác của enzim. Trung tâm điều hòa thường gắn kết với yếu tố
điều hòa

Câu 7 :
cơ chế hoạt động của enzyme :
1) Các cơ chất đi vào trung tâm hoạt động của enzym
2) Các cơ chất gắn với trung tâm hoạt động = các tương tác yếu như: liên kết hidro , ion
3) Trung tâm hoạt động có thể làm giảm EA và thúc đây phản nhờ :
+ hoạt động như 1 mẫu để định hướng cơ chất
+ gây áp lực lên các liên kết cơ chất và ổn định trạng thái chuyển tiếp
+ cung cấp tiểu môi trường thích hợp nhất
+ Tham gia trực tiếp vào phản ứng xúc tác
4) Các cơ chất biến đổi thành sản phẩm
5) Các sản phẩm được giải phóng
6) Trung tâm hoạt động tiếp tục xúc tác cho phân tử mới
 Giả thuyết ổ khóa – chìa khóa
+ sự phù hợp giữa cơ chất và trung tâm hoạt động của enzyme là chính xác
+ giống như chìa khóa khớp chính xác với ổ khóa
+ chìa khóa tương tự như cơ chất . ổ khóa tương tự như enzyme

 Giả thuyết khớp cảm ứng


+ khi cơ chất kết hợp với enzyme có cảm ứng sự thay đổi hình dạng của enzyme
+ trung tâm hoạt động được biến đổi để trở thành hình dạng chính xác với cơ chất
+Tạo ra môi trường hóa học phù hợp cho phản ứng
+ các liên kết hóa học của cơ chất bị kéo căng ra , phản ứng sảy ra dễ dàng hơn

Câu 8 :
1) Nhiệt độ
+ đa số các enzyme không bền với nhiệt
+ Mỗi enzym có một vùng nhiệt độ hoạt động nhất định. Trong đó, có 1 nhiệt độ ở đó enzym có
hoạt tính mạnh nhất – gọi là nhiệt độ tối ưu (tối thích).
+ Từ nhiệt độ tối ưu, khi giảm nhiệt độ hoạt tính enzym giảm và tạm ngừng hoạt động ở nhiệt độ
thấp (hoặc âm).
+ Từ nhiệt độ tối ưu, tăng nhiệt độ-hoạt tính enzym giảm và mất hoạt tính hoàn toàn ở nhiệt độ cao
+ Một số VK ở suối nước nóng: nhiệt độ tối ưu của enzym 70℃ hoặc cao hơn.
+ Người: enzym hoạt động ở nhiệt độ 35-40°C ( nhiệt độ cơ thể).
+ Thực vật: nhiệt độ tối ưu của enzym khoảng 50-60℃

8
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến Enzym qua: làm biến tính protein enzym và ảnh hưởng đến khả năng tạo
phức hợp enzym - cơ chất, các giai đoạn biến đổi tiếp theo của cơ chất.
2) PH
Mỗi enzyme có 1 ph tối ưu
Giá trị ph tối ưu của các enzyme thường nằm trong khoảng 6-8 nhưng có 1 số enzyme có ph tối ưu rất
thấp ( VD: enzyme pepsin trong dạ dày có ph tối ưu gần 2 )

Câu 9 :
3 chất ức chế hoạt tính xúc tác :
3) ức chế ( kìm hãm)
+ Là chất hóa học làm giảm hoạt tính của enzym (giảm tốc độ phản ứng).
+Chúng cản trở enzym, nhưng không phá hủy enzym.
+Nhiều thuốc và chất độc là chất ức chế đối với các enzym của hệ thần kinh.
+Chất ức chế không thuận nghịch: gắn kết với các nhóm chức năng của các acid amin trong TTHĐ
bằng các liên kết đồng hóa trị.
+VD: Thuốc trừ sâu có chứa nhóm photphat hữu cơ, gắn kết với phần thò ra của serin trong enzym
acetylcholin esterase.
+Chất ức chế thuận nghịch: gắn kết với enzym bằng các tương tác yếu, chúng có thể bị loại trừ khỏi
dung dịch enzym bằng thẩm tách.
+Có 2 kiểu ức chế hoạt tính của enzym: Ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh.
 ức chế cạnh tranh
+ chúng tranh giành trực tiếp trung tâm hoạt động của enzyme đối với chất
+ có cấu trúc hóa học tương tự như cơ chất
+ Sự ức chế cạnh tranh của chúng có thể loại trừ bằng cách tăng nồng độ cơ chất.
 chất ức chế k cạnh tranh
+ Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không tranh dành trung tâm hoạt động của cơ chất, mà gắn vào
một vị ví khác trên enzym.
+Sự gắn kết này làm biến dạng trung tâm hoạt động của enzym và gây khó khăn cho việc gắn với cơ
chất hoặc làm giảm hiệu quả việc chuyển cơ chất thành sản phẩm phản ứng.
+chất ức chế này không bị ảnh hưởng bởi nồng độ cơ chất.
+ ứng dụng của các chất ức chế : nọc độc rắn ,...
+ thuốc : kháng sinh , giám đau,….
4) Chất kích thích
+ là các chất kích thích làm tang khả năng xúc tác của enzyme chúng có thể là anion ,cation, các hợp
chất hữu cơ
+ VD : Cl- , I- làm tang hoạt động của enzyme amilaza động vật
Câu 10 :
 vai trò quang hợp
+ Tạo ra các chất hữu cơ (glucose) từ những chất vô cơ đơn giản (CO2, H2O). Nó bắt đầu các chuỗi và
lưới thức ăn. Tất cả các SV sống đều cần chất hữu cơ do quá trình quang hợp tạo ra.
+ Nó tạo ra khí O2; lấy khí CO2 vì vậy nó làm cân bằng các khí trong khí quyển, cung cấp khí O2 cho
các sinh vật hiếu khí trên trái đất sinh sống.
+ Hấp thu và chuyển hóa nguồn năng ánh sáng mặt trời – năng lượng vô tận thành năng lượng sinh học
của sự sống
+ .Ngoài ra, nhờ quang hợp mà cây xanh sinh trưởng – phát triển được, cây xanh lại có vô cùng nhiều ý
nghĩa đối với sự sống: VD. lấy bóng mát, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác, chống xói mòn

9
đất, giảm ô nhiễm tiếng ồn, giảm ô nhiễm không khí, Cung cấp gỗ để xây dựng, đóng đồ đạc, nguyên
liệu làm thuốc chữa bệnh cho con, vật nuôi, ...
 Pha sáng
+ Xảy ra ngoài sáng, trên màng thylacoid+ Nguyên liệu: H2O, ASMT, Diệp lục, Enzym
+ Dùng ASMT, kích thích sắc tố, biến NL mặt trời thành NL hóa học tích trữ trong ATP và NADPH2
- Diễn biến các phản ứng sáng:
+ Sắc tố hấp thu photon ánh sáng > điện tử của Mg diệp lục biến thành trạng thái bị kích thích ở mức
năng lượng cao hơn.
+ Điện tử bị kích thích được dẫn truyền theo chuỗi truyền điện tử qua 2 dòng: dòng điện tử không vòng
(quang phosphoryl hóa không vòng) và dòng điện tử vòng (quang phosphoryl hóa vòng ). Tại đây kèm
theo tổng hợp ATP, NADPH2
 Pha tối
+ Pha tối dùng ATP và lực khử NADPH do pha sáng tạo ra để cố định CO2 khí quyển thành
carbohydrat (chất dd và nguyên liệu xây dựng TB).
+ Pha tối diễn ta tại stroma của lục lạp.
+ Pha tối diễn ra 2 nội dung cơ bản: cố định CO2 và khử CO2
+ Cách thức đồng hóa CO2: C3, C4 và CAM
+ .Diễn biến các phản ứng tối của quá trình quang hợp theo con đường C3 (chu trình C3)
- Gồm hai pha:
+ Pha cố định CO2, tổng hợp đường:
+ Pha tái sinh chất nhận CO2: Ribulose 1,5 bisphosphat (RuBP)
Câu ?
 Diễn biến pha sáng
+ Sắc tố hấp thu NLAS truyền đến PT DL trung tâm phản ứng, làm cho các điện tử ở lớp ngoài cùng
của phân tử DL TT phản ứng trở nên bị kích động, giàu năng lượng và bắn ra khỏi nguyên tử Mg.
+ Các điện tử cao năng này được truyền qua các chất truyền điện tử trung gian thông qua 2 con đường
gọi là QUang Photphoryl hóa không vòng và quang phootphoryl hóa vòng.
+ Quang phootphoryl hóa không vòng gồm có hai hệ quang hóa tham gia điện tử cao năng bị bắn ra
được truyền đến chất nhận điện tử cuối cùng là NADP+ để tạo thành chất khử mạnh là NADPH, trong
quá trình vận chuyển điện tử, khi đi qua phức hợp enzym cytocrom bf năng lượng được sử dụng để
tổng hợp ATP.
+ Để bù lại điện tử bị mất đi cho phân tử diệp lục trung tâm, đã xảy ra phản ứng quang ly nước
2H2O > 4H+ + O2 + 4e
+ Như vậy pha sáng sẽ tạo ra 3 sản phẩm: ATP, NADPH và O2
+ Quang photphoryl hóa vòng: chỉ gồm 1 hệ quang hóa tham gia (PSI). điện tử cao năng bị bắn ra ở
trugn tâm phản ứng cũng được truyền qua một loạt các chất truyền điện tử trung gian và khi qua phức
hợp cytocrom cũng tạo ta ATP. Nhưng cuối cùng điện tử này lại được đưa quay trở lại phân tử DL
trung tâm phản ứng.
+ Sản phẩm của pha sáng: 3 sp: ATP, NADPH và O2
- Điện tử cao năng được dẫn truyền theo 1 hệ mở ( QH không vòng)
ASMT > sắc tố > P680 của PSII – PQ > phức hệ cytochrom bf > pc > P700 của PSI > Fd >NADP+
>NADPH
- Điện tử cao năng dẫn truyền theo 1 hệ kín ( QH vòng)
ASMT > sắc tố > P700 của PSI > Fd > phức hệ cytochrom > pc > P700 của PSI
 Con đường C3:
+ đa số các thực vật thực hiện pha tối bằng 1 chu trình duy nhất là chu trình C3 hay còn gọi là chu trình
Calvin. CO2 từ không khí đi vào được cố định (gắn kết) với chất nhận CO2 đầu tiên là đường riboluzơ
10
1,5 biphotphat để tạo thành 1 hợp chất 6C nhưng hợp chất này rất kém bền lập tức bị tách thành 2 hợp
chất 3C gọi là photphoglycerat (PG). PG tiếp tục được biến đổi nhờ sử dụng NL ATP và NADPH từ
pha sáng để biến thành đường glucozơ (C6H12O6) đồng thời tái sinh chất nhận CO2 ban đầu.
+ ý nghĩa : 6CO2 + 18ATP + 12NADPH2 + 6H2O > C6H12O6 + 18ADP + 18Pi + 12ANADP+ + 12H+
 Con đường C4:
+ một số thực vật chịu nóng ở vùng nhiệt đới như mía, ngô, cao lương, rau dền,... lại thực hiện pha
tối bằng hai chu trình là chu trình C4 và chu trình C3. Vì những thực vật này thường đóng bớt khí
khổng để làm giảm sự thoát hơi nước nên nồng độ CO2 đi vào tế bào thấp vì vậy enzim của chu trình
C3 không cố định được.
 CAM
+ Con đường CAM: thường xảy ra ở một số thực vật có khả năng chịu hạn cao như họ xương rồng và
thuốc bỏng. Những thực vật này thường đóng khí khổng hoàn toàn vào ban ngày và chỉ mở khí khổng
vào ban đêm khi trời dịu mát.

C3 C4
Chất nhận CO2 nhỏ là đường 5c RUBP Chất nhận CO2 là hợp chất 3c PEP
CO2 được cố định bởi enzyme RUBP CO2 bởi cố định enzyme PEP cacbonxylase
Cacbonxylase (RuBisCO)
Sp đầu tiên của quá trình Qh là P- glycerat (3c) Sp đầu tiên của quá trình Qh là oxaloaxetic aixt (4c)
Sự cố định CO2 chỉ xảy ra 1 lần duy nhất ở 1 Sự cố định CO2 diễn ra 2 lần ở 2 loại TB ( TB thịt lá +
loại TB ( Tb thịt lá ) TB bao quanh bó mạch

Câu 11 :
 hô hấp kỵ khí ( đường phân và lên men )
Hô hấp kỵ chia thành 2 giai đoạn :
1. Đường phân: là giai đoạn đầu của quá trình phân giải đường glucozo diễn ra ở tế bào chất của tế bào,
theo con đường kỵ khí. Đường phân gồm 10 phản ứng phân giải đường glucozo thành 2 axit pyruvic, 2
ATP và 2 NADH.
2. giai đoạn lên men.
 Lên men :
+Lên men là giai đoạn biến đổi axit pyruvic thành một chất hữu cơ nào đó. Tùy vào sản phẩm của quá
trình lên men mà ta đặt tên cho nó tương ứng. Nếu sản phẩm là rượu etylic thì gọi là len men rượu, nếu
sản phẩm là axit lactic thì gọi là lên men lactic.
+ Lên men rượu: Xảy ra ở nấm men và một số chủng vi khuẩn. là quá trình biến đổi axit pyruvic
thành rượu etylic.
Ứng dụng: sản xuất đồ uống như rượu, bia; cồn cho y tế, công nghiệp; sản xuất bánh mỳ, bánh bao,...
* Lên men lactic: xảy ra ở nhóm vi khuẩn lactic, là quá trình biến đổi axit pyruvic thành axit lactic.
+ Ứng dụng: sản xuất sữa chua, fomat, muối dưa, muối cà, kim chi,....

Câu 12 :
* hô hấp hiếu khí :
-Là quá trình hô hấp tế bào cần có oxi, xảy ra ở sinh vật hiếu khí. gồm có hai giai đoạn: là đường phân
và hô hấp oxi hóa.
- hô hấp oxi hóa : là quá trình trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử . Diễn ra tại ty thể
HH oxi hóa gồm: 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: oxi hóa acid pyruvic- Diễn ra trong chất nền ty thể, là chuỗi phản ứng decacboxyl hóa
pyruvat, do phức hệ enzym xúc tác.
11
+ Giai đoạn 2: oxi hóa acetyl - CoADiễn ra trong chất nền ty thể, là chuỗi phản ứng vòng phức tạp gọi
là chu trình Krebs hay chu trình citric hay chu trình tricacboxilic.Chu trình này phân giải từng bước
phân tử 6C acid citric thành CO2 và giải phóng những cặp H nguyên tử (dùng tổng hợp các đương
lượng khử). Sản phẩm chu trình Krebs: 1 ATP, các đương lượng khử: 3NADH và 1 FADH , Phân giải
1 glucose, trải qua 2 chu trình Krebs > 2ATP, 6NADH và 2 FADH
+ giai đoạn 3 : phosphoryl hóa oxi hóa : các điện tử cao năng và H nguyên tử tạo ra trong quá trình
đường phân và các phản ứng của chu trình Krebs được NADH, FADH vận chuyển qua một chuỗi
chuyền điện tử tại màng trong của ty thể, cuối cùng đến O2  tạo gradient điện hóa  tổng hợp ATP từ
ADP và Pi.
- oxi hóa axit pyruvic: axit pyruvic sản phẩm của quá trình đường phân di chuyển từ tế bào chất vào
trong chất nền của ty thể và được oxi hóa tạo thành acetyl – CoA và NADH.
- Oxi hóa acetyl – coA: diễn ra tại chất nền của ty thể theo một chuỗi phản ứng khép kín gọi là chu
trình Kreb. Mỗi acetyl –CoA sau khi bị oxi hóa tạo ra CO2 , 3 NADH, 1 FADH, 1 ATP.
- Phootphoryl hóa oxi hóa: đây là giai đoạn vận chuyển các điện tử giàu năng lượng và H+ được sinh ra
từ quá trình đường phân, oxi hóa axit pyruvic và oxi hóa acetyl – CoA lên màng trong của ty thể đến
với oxi tạo thành nước và chuyển hóa năng lượng thành ATP.
* Kết quả của quá trình hô hấp hiếu khí: từ 1 phân tử glucozo tạo ra nước và khí cacbonic kèm theo
giải phóng 36 ATP.
* Phương trình tổng quá của quá trình hô hấp hiếu khí:
C6H12O6 + 6 O2 > 6 CO2 + 6 H2O + 36 ATP
Câu 13
Nguyên phân Giảm phân
+ ĐN: là quá trình phân chia tế bào, diễn ra ở tế +ĐN: là quá trình phân chia tế bào mà các tế bào
bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai, kết quả tạo ra con sinh ra có bộ NST bị giảm đi một nửa so với
các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giữ nguyên tế bào mẹ ban đầu. Diễn ra ở tế bào sinh dục chín
như tế bào mẹ ban đầu. trong quá trình phát sinh giao tử. + Giảm phân
+ Quá trình này diễn ra gồm có 4 kỳ: Kỳ đầu, kỳ gồm hai lần phân chia tế bào mặc dù NST chỉ
giữa, kỳ sau và kỳ cuối. nhân đôi 1 lần tại pha S của giai đoạn sinh trưởng.
+ Diễn biến: Đó là giảm phân I và giảm phân II.
- Kỳ đầu: Nhân phồng to, màng nhân và nhân con Giảm phân I:
tiêu biến, thoi vô sắc bắt đầu được hình thành, + Diễn ra gồm 4 kỳ gọi là: Kỳ đầu I, Kỳ giữa I, kỳ
chất nhiễm sắc bắt đầu co xoắn lại. sau I và kỳ cuối I.
- Kỳ giữa: Các chất nhiễm sắc co xoắn cực đại, ta + Kỳ đầu I: diễn ra tương tự như các đặc điểm ở
có thể nhìn thấy rõ hình dạng, kích thước và số kỳ đầu của nguyên phân, nhưng có sự khác biệt là:
lượng NST đặc trưng cho từng loài ở kỳ này. Các hai chiếc kép trong mỗi cặp NST tương đồng luôn
NST được nhìn thấy rõ ở trạng thái kép gồm 2 đi cùng với nhau dẫn đến hiện tượng bắt chéo giữa
cromatit dính nhau ở tâm động. Các NST kép di 2 cromatit đứng cạnh nhau, khác nguồn gốc trong
chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và một cặp NST tương đồng.
xếp thành 1 hàng. + Kỳ giữa I: tương tự như ở nguyên phân, nhưng
- Kỳ sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành 2 NST các nhiễm sắc thể kép lại xếp thành 2 hàng trên
đơn, mỗi chiếc đơn di chuyển về một cực của tế mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
bào. + Kỳ sau I: Hai nhiễm sắc thể kép trong mỗi cặp
- Kỳ cuối: thoi vô sắc biến mất, màng nhân nhân tương đồng tách nhau tại vị trí bắt chéo tạo thành
con hình thành trở lại, chất nhiễm sắc bắt đầu giãn 2 chiếc kép, mỗi chiếc kép di chuyển về một cực
xoắn. Ngoài ra, ở kỳ cuối còn có sự phân chia tế của tế bào. Tại đây có thể xảy ra hiện tượng trao
bào chất. Ở TB động vật, tế bào chất được chia đổi đoạn NST giữa hai cromatit khác nguồn gốc
bằng cách Tb mẹ thắt dần ở chính giữa cho đến từ đây tạo sự đa dạng di truyền ở các giao tử.
12
khi tách thành 2 tế bào con. Ở tế bào thực vật, ở + Kỳ cuối I: diễn ra tương tự như kỳ cuối của quá
chính giữa tế bào hình thành vách ngăn rồi phát trình nguyên phân.
triển dần ra hai phía của tế bào ngăn cách tế nào + KQ giảm phân I: tạo ra 2 tế bào con mỗi tế bào
mẹ thành hai tế bào con. có n NST kép.
+ Kết quả: từ 1 tế bào mẹ 2n tạo ra 2 tế bào con
mỗi tế bào có bộ NST 2n giống nhau và giống tế Giảm phân II
bào mẹ. + cũng diễn ra gồm 4 kỳ: Kỳ đầu II, kỳ giữa II, kỳ
+ Ý nghĩa: sau II và kỳ cuối II.
+ Duy trì bộ NST của loài từ thế hệ tế bào này + Đặc điểm của 4 kỳ ở giảm phân II diễn ra tương
sang thế hệ tế bào khác. tự như 4 kỳ tương ứng của quá trình nguyên phân.
+ Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng, phát triển.+ Cơ * Kết quả của quá trình giảm phân: từ một tế bào
sở của quá trình sinh sản sinh vô tính của sinh vật mẹ 2n ban đầu sau hai lần phân chia tạo ra 4 tế
+ Giúp cơ thể hàn gắn vết thương hoặc tái sinh bào con, mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể n.
các cơ quan bộ phận của cơ thể. * Ý nghĩa của giảm phân: tạo ra giao tử có bộ
NST giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ để phục hồi
bộ NST của loài khi các giao tử kết hợp trong quá
trình thụ tinh; tạo ra sự đa dạng di truyền ở giao tử
và sự kết hợp ngẫu nhiên của chúng trong quá
trình thụ tinh tạo ra sự đa dạng di truyền ở thế hệ
con. Tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và
chọn giống.

Câu 14 :
- Ưu điểm:
+ tạo ra sự đa dạng di truyền ở thế hệ con, làm nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
+ Thuận lợi đối với những cây trồng và vật nuôi có chu kỳ sinh sản ngắn. Nên trong một thời gian ngắn
có thể tạo ra vô số cá thể con nhờ sinh sản hữu tính.
+ Khả năng thích nghi của các cá thể con trước sự thay đổi bất lợi của môi trường là cao hơn và đa
dạng.
+ tuổi thọ của cây giống cao hơn sinh sản sinh dưỡng.
* Nhược điểm:
- Chúng dễ bị phân li tính trạng ở thế hệ sau nên dùng thế hệ sau làm giống sẽ dễ bị giảm năng suất do
tính ko đồng đều về mặt di truyền.
- Khó thực hiện đối với những thực vật có sự phân bố rộng và số lượng cá thể ít, có nguy cơ bị tuyệt
chủng ngoài tự nhiên.
- Thời gian cho thu hoạch lâu đối với những cây có chu kỳ sinh sản dài, khó chăm sóc, thu hoạch.
* Ứng dụng:
- Dùng cho những cây ngày: lúa, rau cải, ...: sử dụng hình thức sinh sản hữu tính để cải thiện giống, lai
tạo giống mới ở vật nuôi và cây trồng, đặc biệt đối với vật nuôi vì vật nuôi rất khó thực hiện sinh sản
vô tính.
Câu ?
 Sinh sản vô tính :
+ Chỉ một cá thể tham gia vào quá trình sinh sản, không có sự hình thành giao tử
+ Các cá thể con sinh ra giống nhau và giống như cá thể ban đầu (mẹ) về di truyền.(tính đâ dạng duy
truyền rất thấp )
+ Cơ sở của sinh sản vô tính: quá trình nguyên phân.
+ Gặp phổ biến ở SV bậc thấp như vi khuẩn, động vật đơn bào, tảo, nấm và cả ở thực vật bậc cao.
13
+ Gồm các hình thức: phân đôi, liệt sinh, nảy chồi, phân mảnh, sinh bào tử và sinh sản sinh dưỡng ở
TV.
1) Phân đôi
+ Còn gọi là phân bào không tơ hay trực phân
- Đặc điểm: Tế bào mẹ phân thành 2 tế bào con sau khi nhân và tế bào kéo dài ra, rồi thắt lại ở giữa
chia tế bào thành 2 tế bào con.
- VD: Vi khuẩn, amip, trùng đế giày, trùng roi, tảo đơn bào, nấm men,...
2) liệt sinh
- Xảy ra ở một số loại trùng bào tử như Trùng sốt rét (Plasmodium).
- Đặc điểm: Nhân phân chia nhiều lần liên tiếp, TBC chỉ phân chia một lần vào cuối kỳ sinh trưởng
thành nhiều phần TBC. Mỗi phần TBC gắn với một nhân hình thành nên một cơ thể mới
- Tốc độ sinh sản cao.
3) phân mảnh
- Đặc điểm: Cơ thể mẹ phân thành nhiều phần nhỏ, mồi phần phát triển thành một cơ thể mới.
- VD: Thủy tức, Hải quỳ, Nấm men, San hô, ...
4) nảy chồi
- Đặc điểm: Trên thành cơ thể mẹ mọc ra chồi nhỏ. Chồi phát triển đủ lớn sẽ tách rời cơ thể mẹ thành
một cơ thể mới sống độc lập hoặc không rời khỏi cơ thể mẹ mà dần dần họp thành tập đoàn.
- VD: Nấm men, Thủy tức, San hô,...
5) sinh sản bào tử
+ Cá thể mới được phát triển từ một TB đặc biệt gọi là bào tử. Bào tử thường có vách cứng hoặc màng
bào bọc, có khả năgn chịu lạnh, khô và các điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Một số trường hợp trong vỏ đó bào tử có thể phân đôi thành các bào tử con, khi gặp điều kiện thuận
lợi, màng vỏ bị phá hủy, bào tử con thoát ra ngoài phát triển thành cá thể mới.
+ Hình thức này gặp phổ biến ở: Tảo, nấm, rêu, dương xỉ,… và một số trùng bào tử.
5) Sinh sản sinh dưỡng ở TV …

Câu 15

+ Sinh sản sinh dưỡng Là hình thức sinh sản mà cá thể mới được hình thành từ những bộ phận sinh
dưỡng của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá,...)
+ Đặc điểm đặc trưng của những cơ thể này là khả năng hình thành rễ phụ trên thân, lá,…
+ 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng : sinh sản tự nhiên ( thân rễ , thân củ , … ) , sinh sản nhân tạo
( nhân giống vô tính )
Ưu điểm : con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân .
Nhược điểm : con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền
của bố mẹ
+ sinh sản sinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp :
- cho phép tạo ra các giống cây trồng trong thời gian ngắn duy trì được các tính trạng tốt , có lợi cho
con người
- tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh
- nhân nhanh các giống cây quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cây mô và TB thực vật
VD : Viện CNSH Lâm nghiệp nuôi cấy mô thành công rất nhiều loài cây: Tếch, Trầm, Keo, Bạch đàn,
Tràm, Hông, Phong Lan, Hoa Chuông, Đồng tiền, Lan kim tuyến, Xoan, Ba kích, Dâu tây, Các loại
Lan, …
Câu 16

14
- Đột biến là nguồn nguyên liệu tiến hóa cơ bản nhất vì đứng ở góc độ tiến hóa thì biến dự tổ hợp
chính là sự tổ hợp lại những đột biến đã phát sinh trong những tổ hợp gen khác nhau.
- Đột biến gồm: Đột biến gen và đột biến NST.
* Vai trò của Đột biến gen đối với tiến hóa:
- Định nghĩa:
+ Đột biến gen sẽ làm xuất hiện những alen mới, dẫn tới những biến dị có hại hoặc có lợi hoặc không
có nghĩa gì so với dạng ban đầu.
Những biến dị có lợi giúp cho sự phát tán của những cá thể mang nó đặc biệt khi chúng hoàn toàn thích
nghi với những điều kiện phát sinh ra chúng.
+ Đột biến gen là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tiến hóa.
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa (mặc dù tần số đb với từng gen riêng lẻ chỉ
khoảng 10-6 – 10-4 , nhưng trong mỗi cá thể và quần thể lại mang nhiều gen nên TS đb gen là đáng kể)
Đột biến gen mang tính vô hướng, không xác định, khó dự đoán nguyên nhân nên CLTN có điều kiện
hoạt động theo nhiều hướng khác nhau làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Đột biến gen thường dẫn tới sự tiến hóa trong loài.
Vai trò của ĐB NST đối với tiến hóa :
Đa số ĐB cấu trức NST có hại , chỉ 1 số có ý nghĩa đối với tiến hóa . ĐB số lượng NST đặc biệt là ĐB
tạo ra các thể đa bội , chúng thường lớn hơn và mạnh khỏe hơn so với các lưỡng bội bình thường ĐB
số lượng NST thường gặp ơt TV hơn so với ĐV
Tóm lại : ĐB NST tạo nên sự sai khác trong bộ NST dẫn đến sự cách ly sinh sản và kết quả có thể hình
thành loài mới
Nguyên nhân :
+ Y/t vật lý : tia rogen , tia cực tím , phóng xạ , nhiệt độ
+ Y/t hóa học : các ankyl ,…
+ Y/t sinh học : rối loạn trao đổi nội bào
Câu 17
Theo thuyết tiến hóa hiện đại :
- Chỉ có các biến dị di truyền được mới là nguyên liệu của CLTN ở các loài giao phối . đơn vị của
CLTN là quần thể . Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần
thể . kết quả của CLTN là sự phát triển và sinh sản , ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn vì : thích
nghi phải có kiểu gen > kiểu hình có lợi > đảm bảo sự sống sót của cá thể . Nhưng nếu chỉ sống sót mà
không sinh sản thì không đóng góp vào vốn gen của quần thể vô nghĩa đối với tiến hóa
- Do vậy , CLTN nhưng bao hàm sự sống sót của những cá thể thích nghi hơn mà điều quan trọng là sự
sinh sản ưu thế của cá thể đó
- Như vậy sự thích nghi dưới tác động dười tác động của CLTN được xem xét cả 2 mặt , sự phaann hóa
khả năng sống sót và sự phân hóa khả năng sinh sản
- Nguyên tắc CLTN là chọn lọc kiểu gen thông qua kiểu hình . CLTN tác động lâu dài lên kiểu hình
dẫn đến chọn lọc kiểu gen . khi kiểu gen không biểu hiện qua kiểu hình sẽ không chịu sự tác động trực
tiếp của CLTN
- Alen lặn nêu có hại thì sẽ bị đào thải rất chậm và ngược lại có lợi thì sự tích lũy nó cũng rất chậm
CLTN làm tăng tần số của gen , kiểu gen ưu thế làm giảm tần số của những gen và kiểu gen kém ưu thế
- Như vây CLTN thông qua sinh sản phân hóa được gọi là động lực có vai trò sáng tạo sàn lọc khuôn
đúc từ đơn vị di truyền thanh 1 tập hợp đồng bộ , làm tần số của chúng ở trong quần thể bị thay đổi ,
làm cho quần thể tiến hóa .
Câu 18
Các hình thức CLTN :
* chọn lọc ổn định
15
- Xảy ra khi hoàn cảnh sống ổn định , các cá thể có sự biểu hiện tính trạng gần mức trung bình của các
quần thể được giữ lại . những cá thể bị lêch khỏi kiểu mẫu của quần thể , bị đào thải duy trì sự đồng
nhất của các cá thể trong quần thể hay làm ổn định quần thể
- CL ổn định được xem như hình thức CLTN hướng tới sự duy trì cung cố và tăng cuồng trong quần
thể những tính trạng cũ ổn định loại thải khỏi quần thể những biểu hiện tính trạng lệch khỏi kiểu mẫu 1
cách rõ rệt theo hướng này hay hướng khác > thu hẹp mức phản ứng quần thể trước MT sống
VD : Bơm pơ xơ đã thu nhận những con chim sẻ bị quật chết trong cơn bão thì thấy: những con chim
này đều có sải cánh dài hoặc ngắn. Như vậy những con sống sót được trong cơn bão là những con có
sải cánh trung bình.
* Chọn lọc định hướng
- Xảy ra khi hoàn cảnh sống thay đổi hình thức này dẫn tới sự thay thế dần những cá thể cũ không thích
nghi bằng những cá thể mới , thích nghi hơn với hoàn cảnh sống . quần thể thường xuyên bị thay đổi
- CL định hướng làm cho trị số trung bình và mức phản ứng của quần thể luôn chuyển dịch theo 1
hướng xác định . sự biến đổi tính trạng trong hình thức chọn lọc này diễn ra theo hướng được tăng
cường hoặc suy yếu
VD : sư tử và lih dương đều được chọn lọc theo hướng tăng tốc độ chạy

* Chọn lọc gián đoạn


- Thường xảy ra trong những trường hợp không có kiểu gen nào ưu thế tuyệt đối trong cuộc đấu tranh
sinh tồn vì tính đa dạng của điều kiện sống tồn tại đồng thời trên một lãnh thổ.
- Vì vậy, ở điều kiện sống này sự biểu hiện tính trạng này bị loại thải, nhưng ở điều kiện sống khác sự
biểu hiện tính trạng khác lại bị loại thải.
- Chọn lọc cực đoan là hình thức chọn lọc hướng tới sự duy trì và củng cố nhiều kiển gen khác nhau
đồng thời hướng tới sự loại bỏ những biểu hiện trung gian của tín trạng.
- Kết quả của chọn lọc cực đoan là sự hình thành hiện tượng đa hình cân bằng.
VD :màu bộ lông vũ của loài chim ở Bắc Mỹ là chim sẻ biết hót Passerina amoena. Độ sáng của bộ
lông con trống có nhiều dạng từ màu rất sáng đến màu tối.
Câu 19
* Nhiệt độ
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật, ảnh hưởng đến sự
phân bố và mọi hoạt động sống của chúng.
+ Ảnh hưởng đến thân nhiệt: SV biến nhiệt và SV đẳng nhiệt
SV đẳng nhiệt ít chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ hơn so với SV biến nhiệt. VD. Ếch nhái là sv biến
nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt nhiệt độ môi trường nên vào mùa đông do sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm quá lớn chúng ko thể thay đổi kịp. Vì vậy chúng thích nghi bằng cách ngủ
đông.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cơ thể.
VD. Nhiệt độ cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến hô hấp của Chó. Vào mùa hè chó thường thè lưỡi để thở để
giảm bớt nhiệt vì chó ko có tuyến mồ hôi để làm mát cơ thể và có lớp lông dày
+ NHiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo hình thái, giải phẫu của sinh vật.
VD. Ở xứ lạnh, thực vật thường thích nghi bằng cách giảm tiết diện của lá để giảm sự thoát hơi nước –
đó là TV lá kim.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật:
VD: Ở sa mạc nắng nóng chỉ có một số ít SV có thể sống được. Ngược lại ở vùng nhiệt đới nóng ẩm có
sự phân bố của SV vô cùng đa dạng.
+ Mỗi SV có một giới hạn chịu đựng nhất định với nhân tố nhiệt độ.
VD: Cá rô phi có giới hạn với nhân tố nhiệt độ là: 5,6-42 độ C
16
+ nhiệt độ ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây
Câu 20
1) Hiện tượng lưỡng tính :
+ Sinh sản noãn giao ở động vật thể hiện ở nhiều mức độ tiến hóa khác nhau:
+ Trên một cơ thể có cả cơ quan sinh sản đực và cái
+ Một số có thể tự thụ tinh (sán dây)
+ Thường thụ tinh chéo
+ VD: Giun đất, sên biển,...
2) Đơn tính thụ tinh ngoài
- Con cái đẻ trứng ra ngoài môi trường (tính noãn sinh)
- Con đực phóng tinh trùng dưới lên trứng.
- Sự thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
– diễn ra ở môi trường bên ngoài.
- Hiệu suất thụ tinh không cao
⇒ đẻ nhiều trứng (quy luật số lớn)
-Trứng hoặc con non không hoặc có thể được chăm sóc, bảo vệ.
- VD: Cá, Lưỡng cư, …

3) Đẻ trứng ( noãn sinh) , thụ tinh trong


- Quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ thể con cái → hiệu suất thụ tinh tăng
- Con đực có bộ phận đưa tinh trùng vào cơ quan sinh sản của con cái.
- Con cái đẻ trứng ra ngoài môi trường → chịu ảnh hưởng khá nhiều của điều kiện môi trường.
- Con non sinh ra không hoặc có sự chăm sóc của bố, mẹ.
- VD: lớp Bò sát, lớp chim
- Một số loài cá mập, cá đuối, bò sát, hay một số loài côn trùng xảy ra hiện tượng noãn thai sinh. Đó là
trứng sau khi thụ tinh, ở lại ống dẫn trứng và nở thành con non rồi đẻ con non ra ngoài MT. Con non
sinh trưởng được nhờ chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng.
4) Thụ tinh trong , đẻ con , nuôi con
- Trứng sau khi được thụ tinh, phát triển thành bào thai trong cơ quan sinh sản của con cái.
- Con cái có cơ quan chuyên biệt (tử cung) để bảo vệ bào thai và bào thai được nuôi dưỡng bằng chất
dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
- Sau khi được sinh ra, con non được chăm sóc và nuôi dưỡng bằng sữa mẹ

Hiện tương Đẻ trứng + thụ tinh Thụ tinh trong + đẻ


Thụ tinh ngoài
lưỡng tính trong con + nuôi con

Câu 21
1) Thụ tinh thuộc môi trường nước :
- Sinh sản noãn giao ở thực vật thể hiện ở nhiều mức độ tiến hóa khác nhau:
- Tinh trùng có roi, có thể bơi trong nước đến thụ tinh cho trứng
- Phụ thuộc vào ĐK môi trường.
- VD: Rêu, Dương xỉ
2) Thụ tinh không phụ thuốc và MT nước , có hạt
- TV hạt trần
- Tinh trùng không roi, nằm trong hạt phấn.
17
- Giao tử cái nằm trong 1 túi phôi–cái sẽ phát triển thành hạt.
- Hạt phấn nhờ gió đưa đến các vảy noãn hở trên nón cái.
- Hạt phấn nảy mầm, tạo ra ống phấn đưa tinh trùng đến thụ tinh cho trứng.
- Phôi sau thụ tinh → hạt, nhưng là hạt trần (ko được bảo vệ bởi quả).
3) Thụ tinh kép , hạt kín , hoa
- TV hạt kín (hoa)
- Xuất hiện hoa, phân hóa cấu tạo chuyên hóa chức năng
- Có nhiều chiến lược thụ phấn khác nhau.
- Thụ tinh kép = 2 tinh trùng cùng thụ tinh: 1 thụ tinh cho trứng tạo hợp tử, 1 thụ tinh cho TB 2n tạo nội
nhũ tam bội.
- Các lá noãn khép kín tạo bầu nhụy → quả bảo vệ hạt (phôi).
- Nhiều chiến lược phát tán quả và hạt

Thụ tinh phụ thuộc Thụ tinh không phụ Thụ tinh kép , hạt kín
MT nước thuộc MT nước , hạt +Hoa , chiến lược thụ
trần phấn

Câu 22. Phân tích mối quan hệ tương tác của các sinh vật trong môi trường sống? Cho ví dụ
minh họa.

- Quan hệ cùng loài:

1. Hỗ trợ: Cùng nhau kiếm ăn, bảo vệ nhau tốt hơn trước ĐK MT bất lợi hoặc kẻ thù.

2. Cạnh tranh: Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, ánh sáng, sinh sản,…

- Quan hệ khác loài:

1. Hỗ trợ:

+Cộng sinh: Hai loài cùng sống, hai bên đều có lợi, cần thiết có nhau.

VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ
đậu

+ Hợp tác: Hai loài cùng sống, hai bên đều có lợi, không cần thiết có nhau.

VD: chim sáo và trâu rừng, chim bồ câu và cá sấu

+ Hội sinh: Hai loài cùng sống, một bên đều có lợi, một bên không lợi, nhưng không bị hại.

VD: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lan sống bám trên cây rừng.

18
2. Cạnh tranh: Hai loài cùng chia sẻ nới ở hoặc nguồn thức ăn có hạn  giảm sự thích hợp và phát
triển của một loài hoặc cả hai loài.

VD: các loài cây cạnh tranh về ánh sáng, không khí, nước và khoáng chất, các loài động vật cạnh tranh
về thức ăn, nơi ở và bạn tình.

3. Ký sinh- vật chủ: Một loài (vật ký sinh) sống nhờ trên cơ thể loài khác (vật chủ), lấy chất dinh
dưỡng từ cơ thể vật chủ  ảnh hưởng đến sức sống của vật chủ.

VD: giun đũa sống trong ruột người, ve sống trên da động vật

4. Vật ăn thịt và con mồi: Một loài ăn một phần hoặc toàn bộ cơ thể loài khác

=> Hiện tượng khống chế sinh học

=> Cân bằng sinh học


VD: sư tử săn bắt linh dương, chim ưng bắt chuột

5 .Ức chế - Cảm nhiễm: Một loài có thể tiết ra chất gây ức chế sự sinh trưởng phát triển hoặc gây độc
hại cho loài còn lại.

VD: Quan hệ ức chế: cây cỏ ức chế sự phát triển của cây gỗ, cây độc ức chế sự phát triển của cây khác.

Quan hệ cảm nhiễm: vi khuẩn gây bệnh cho động vật, nấm gây bệnh cho thực vật.

6 .Trung tính (trung lập)

VD: chim và động vật ăn cỏ, cá và thực vật nổi

Câu 23. Trình bày khái niệm, đặc điểm của các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào?

- Khuếch tán là sự vận động của các phân tử từ vùng có nồng độ cao đến vùng có nồng độ thấp hơn do
phân tử chuyển động tức thời hỗn loạn.

Sự thẩm thấu và áp suất thẩm thấu

- Thẩm thấu là sự vận động của nước qua màng không thấm chất tan theo hướng từ nơi có thế nước cao
đến nơi có thế nước thấp.
19
- Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực phải dùng để làm ngưng sự vận động thẩm thấu của nước qua
màng.

+ Co nguyên sinh chất và phản co nguyên sinh

Có 3 hình thức vận chuyển chất qua màng:

1. Sự vận chuyển thụ động

- Là sự vận chuyển các chất qua màng TB theo chiều gradient nồng độ và không tiêu dùng năng lượng.

- Là sự vận chuyển được thực hiện theo cơ chế khuếch tán.

*Hình thức vận chuyển thụ động:

- là hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào diễn ra đúng chiều chênh lệch nồng độ (nghĩa là đi
từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) và không cần sử dụng năng lượng ATP.

- Sự vận chuyển thụ động phụ thuộc nhiều yếu tố như: sự chênh lệch nồng độ giữa 2 phía của màng,
kích thước của các phân tử chất tan, tính chất của phân tử chất tan và tính chất của màng.

- Có hai hình thức vận chuyển thụ động: khuếch tán đơn giản và khuếch tán nhanh có chọn lọc.

+ Khuếch tán đơn giản: là sự vận chuyển các chất đi trực tiếp qua tầng kép phootpholipit. đó là sự
vận chuyển của các chất có kích thước nhỏ và phù hợp với tính chất của màng tế bào. VD: sự vận
chuyển của oxi, CO2,...

+ Khuếch tán nhanh có chọn lọc: là sự vận chuyển của các chất có kích thước lớn hoặc không phù
hợp với tính chất của màng. Các chất này được vận chuyển thông qua các phân tử protein nằm trên
màng. Mỗi protein thường chỉ vận chuyển cho 1 hoặc một vài chất nhất định, nên gọi là khuếch tan
nhanh có chọn lọc.

VD: sự khuếch tán của nước qua màng tế bào nhờ 1 kênh protein riêng biệt.

*Hình thức vận chuyển chủ động:

là hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào cần tiêu tốn năng lượng ATP, nhưng có thể vận
chuyển ngược chiều chênh lệch nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao).

VD: sự vận chuyển các chất khoáng từ các tế bào biểu bì lân cận sang tế bào khí khổng, mặc dù tế bào
khí khổng có nồng độ chất khoáng cao hơn ở bên ngoài.
20
Sự tái hấp thu đường và muối khoáng ở ống thận vào máu mặc dùng hàm lượng các chất này trong
máu cao hơn ở ống thận.

- Có 3 hình thức vận chuyển chủ động quan trọng trong TB: bơm Na+ - K+; Bơm liên kết và Bơm
proton.

(Tài liệu).

1. Bơm Na+ - K+

- Bơm này bơm chủ động Na+ ra và K+ vào, tạo cho TB có [K+] bên trong cao và [Na+] bên trong
thấp. Quan trọng với TB thần kinh, vì tạo ra điện thế màng dẫn truyền xung thần kinh.

- Sử dụng ATP, bơm Na+ và K+ từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Tối đa vc 300 ion Na+/s

2. Bơm liên kết

- Hoạt động của bơm Na+ - K+ làm cho [Na+] bên ngoài cao hơn nhiều bên trong TB  Na+ có
khuynh hướng khuếch tán vào trong TB, lực khuếch tán này lớn sẽ kéo theo dẫn truyền một phân tử
đường hay acid amin từ ngoài vào trong TB, thậm chí ngược gradient nồng độ.

3. Bơm proton

- Kênh 1: Dùng NL từ các phân tử giàu năng lượng hoặc từ quang hợp để bơm chủ động proton (H+) ra
khỏi Tb hoặc vào bào quan tạo gradient proton giữa hai phía của màng.

- Kênh 2: Proton sẽ dẫn truyền trở lại qua các protein xuyên màng để giảm dần gradient điện hóa màng.
Quá trình này hợp diễn với sự phosphoryl hóa ADP thành ATP (cơ chế hóa thẩm).

=> Bơm proton sẽ tạo ra một gradient proton cho một màng. Khi proton khuếch tán trở lại qua màng
thông qua các kênh đặc hiệu thì sự dẫn truyền proton sẽ được liên kết với việc sản xuất ATP ở bên
trong TB.

Hình thức vận chuyển Nhập - Xuất bào:

21
Câu 24. Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?

1. Cấu trúc:

- Màng nhân: Là màng kép, có hai lớp gồm màng ngoài và màng trong cách nhau 5-9nm; cả hai lớp
màng đều có cấu tạo tương tự như màng sinh chất. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ gọi là lỗ nhân. Lỗ
22
nhân là do các phức hợp protein phức tạp tạo thành. Lỗ nhân làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi
chất giữa nhân với tế bào chất.

- Dịch nhân: Là dịch lỏng trong nhân, giống bào tương trong tế bào chất, chứa các enzym,
Ca2+,Mg2+,Nucleotit,…

- Hạch nhân:

+ Số lượng: 1-vài hạch nhân/TB

+ Hình cầu, bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc.

+ Chứa chủ yếu protein và ARN

+ Không có màng riêng biệt là nơi tổng hợp ribosom

- Chất nhiễm sắc - NST:

+ Chất nhiễm sắc được cấu tạo từ ADN và protein histon. Chất nhiễm sắc có dạng sợi mảnh, có khả
năng bắt màu với thuốc nhuộm kiềm tính.

+ Đơn vị cấu tạo nên chất nhiễm sắc là nucleoxom, các nucleoxom nối với nhau bằng đoạn ADN tạo
ra chuỗi polynucleoxom, có dạng sợi mảnh.

+ Khi tế bào không phân chia chất nhiễm sắc ở dạng sợi mảnh, không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi
quang học thông thường. Khi tế bước vào phân chia, chất nhiễm sắc bắt đầu co xoắn lại và co ngắn cực
đại tại kỳ giữa của quá trình phân bào. Khi đó ta có thể nhìn thấy rõ nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
quang học thông thường.

+ Chất nhiễm sắc chính là vật chất di truyền của tế bào.

2. Chức năng:

- Chức năng chính là trung tâm điều khiển của tế bào

- ADN chứa toàn bộ thông tin cần thiết để tạo ra các loại protein cho tế bào, điều khiển sự phân chia tế
bào và điều hành mọi hoạt động của tế bào.

23

You might also like