You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SINH

I.TRẮC NGHIỆM.
1.Các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học:
-Nghiên cứu cơ bản
-Nghiên cứu ứng dụng
2.Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm
-Kĩ thuật giải phẫu: cắt lá, mổ động vật,…
-Kĩ thuật làm tiêu bản.
3.Vai trò sinh học của nước đối với tế bào
-Là thành phần cấu tạo tế bào
-Hòa tan các chất
-Làm nguyên liệu, môi trường phản ứng
-Tham gia vào cấu trúc phân tử sinh học-> điều hòa nhiệt độ cơ thể.
4. Cấu trúc và chức năng của tinh bột, Cellulose và Nucleic acid
*Tinh bột
-Cấu trúc: gồm nhiều đơn phân glucose
-Chức năng: dự trữ trong tế bào thực vật
*Cellulose
-Cấu trúc: gồm nhiều glucose
-Chức năng: cấu tạo thành tế bào thực vật
*Acid nucleotit
DNA RNA
Các loại nu A;G-kích thước lớn A,U,G,C
T;C-kích thước nhỏ
Số chuỗi polinucleotit 2 chuỗi song song và ngược 1 chuỗi
chiều nhau
Liên kết H2 A=T ; C≡G A=U ;G=C
Không gian Tế bào nhân sơ : vòng mARN :thẳng
Tế bào nhân thực :thẳng tARN ; rARN : cuộn xoắn 1
phần
Vai trò Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt Phụ thuộc từng loại RNA
thông tin di truyền
5. *Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (vi khuẩn)
-Kích thước nhỏ-> tỉ lệ s/v lớn
-> trao đổi chất, sinh sản nhanh
-Chưa có màng nhân-nhân sơ
-1 phần tử DNA vùng nhân:+kép
+vòng
*Cấu trúc và chức năng của Thành tế bào, màng sinh chất và vùng nhân
Cấu tạo Chức năng
Thành tế bào Peptidoglycan Giữ ổn định hình dạng
G+_Tím Bảo vệ tế bào
G-_Đỏ
Màng sinh chất Lớp kép photpholipitd liên Bảo vệ
kết protein Trao đổi chất
Vùng nhân Chưa có màng Quy định mọi đặc điểm của
DNA mạch kép dạng vòng vi khuẩn.
6. * Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ-thực
-Đều có: +Màng sinh chất
+ Tế bào chất
+Nhân/vùng nhân
*Điểm khác, giống giữa tế bào thực vật-động vật:
Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành cellulose 0
Không bào trung tâm 0
Lục lạp 0
0 Peroxysome
0 Trung thể
-Giống: Màng tế bào, nhân, ribosome, lưới nội chất,lizosome,ti thể, golgi
*Cấu trúc và chức năng của
Cấu tạo Chức năng
Nhân tế bào -Màng kép phospholipid
-Dịch nhân có NST-> >Vật chất di truyền
-Nhân con-> >Tổng hợp rARN
Ribosome -Không màng Nơi tổng hợp protein
-2 tiểu phân
-rARN+protein
Lưới nội chất
Hạt -Ống, túi dẹp,chứa dịch thông -Tổng hợp protein (bạch cầu)
với nhau trên màng có ribosome
-Ống dẹp
Trơn -Không có ribosome -Tổng hợp lipid,khử độc (gan)
Bộ máy Golgi Túi dẹp, không thông với nhau Chế biến, lắp ráp, đóng gói protein
Ti thể Màng kép: màng ngoài trơn Là nơi diễn ra quá trình hô hấp nội bào:
nhẵn, màng trong gấp nếp tạo -Phân giải cacbonhydrat
mào. ->giải phóng năng lượng, cung cấp cho các
Khoang ngoài chứa ion H+; hoạt động tế bào.
màng trong và chất nền có hệ -Tạo sản phân trung gian do quá trình
enzyme tham gia hô hấp tế bào chuyển hóa vật chất của tế bào
để tổng hợp ATP. +Tham gia vào quá trình tự chết của tế bào
Lục lạp -Màng kép: màng trong, -Là nơi diễn ra quá trình quang hợp
màng ngoài đều trơn nhẵn tạo nguồn cacbonhydrat cung cấp cho hầu
-Bên trong là khối chất nền hết sinh vật sống
Stroma chứa nhiều enzym
quang hợp và các hạt granum
+mỗi hạt granum gồm nhiều
thylakoid (các túi dẹt) xếp trồng
lên nhau.Trên màng thylakoid
chứa hệ sắc tố quang hợp
-DNA vòng, ribosome

Màng tế bào -Lớp kép photpholipid -Bảo vệ


-Cholesterol -Trao đổi chất có chọn lọc
-Protein xuyên màng,bám màng -Truyền tin
-Quy định hình dạng tế bào

II. TỰ LUẬN
1. Trình bày, mô tả cấu trúc và chức năng của: Nhân tế bào, Ribosome, Lưới nội chất,
Ti thể, Lục lạp
1). Nhân tế bào
a. Cấu trúc
:-Màng nhân: +Màng kép cấu tạo từ photpholipid
+ Lỗ nhân để các chất có thể ra vào nhân
-Dịch nhân: +Chất nhiễm sắc (NST chứa DNA)
+Hạch nhân (nhân con) có 1 hoặc 1 số nhân con là nơi diễn ra quá
trình tổng hợp rARN.
b. Chức năng
Chứa vật chất di truyền nên nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
2).Ribosome
a. Cấu tạo
-Bào quan không bào bao bọc
- Thành phần gồm 1 số rARN liên kết với protein
-Gồm 2 tiểu đơn vị lớn và nhỏ:
+Ribosome của tế bào nhân thực là 80S
+Ribosome của tế bào nhân sơ là 70s
-Số lượng thay đổi tùy thuộc loại tế bào
b. Chức năng
Là nơi tổng hợp protein cho tế bào
3). Lưới nội chất
a.Cấu tạo
*Lưới nội chất hạt
-Hệ thống ống được tạo từ lớp photpholipid kép nằm sát nhân
-Trên màng đính hạt ribosome
*Lưới nội chất trơn
Hệ thống túi dẹp, trơn nhẵn thông với lưới nội chất hạt
b. Chức năng:
*Lưới nội chất hạt
Tổng hợp protein đưa vào trong màng để di chuyển đến bộ máy golgi
*Lưới nội chất trơn
-Có enzym tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc và dự trữ Ca+
-Thực hiện co cơ truyền tin tế bào
-Dự trữ triglyceride, tổng hợp và phân giải glycogen.
4).Ti thể
a. Cấu tạo
*Có ở hầu hết các tế bào nhân thực
*Số lượng thay đổi tùy thuộc vào hoạt động của tế bào
*Cấu trúc:Màng kép: -Màng ngoài trơn nhẵn
-Màng trong :+Chứa phực hệ enzym hô hấp, tham gia vào quá trình
tổng hợp ATP
+ Gấp nếp tạo thành các mào răng lược ăn sâu vào chất
nền chia ti thể thành 2 khoang:~Khoang ngoài: chứa nhiều ion H+ tham gia tổng hợp ATP
~Khoang trong: chứa nhiều enzym hô hấp, DNA vòng và
ribosome
b.Chức năng
-Là nơi diễn ra quá trình hô hấp nội bào
+Phân giải cacbonydrat-> Giải phóng năng lương cung cấp cho
hoạt động sống của tế bào
+Tạo ra sản phẩm trung gian do quá trình chuyển hóa vật chất tế
bào
+Tham gia vào quá trình tự chết của tế bào
5). Lục lạp
-Hình dạng: Bầu dục
-Số lượng: nhiều
a. Cấu tạo
-2 lớp màng: màng ngoài, màng trong đều trơn nhẵn
-Bên trong là khối chất nền Strona chứa nhiều enzym quang hợp và các hạt
Granum
+Mỗi hạt Granum gồm nhiều thylakoid (các túi dẹt) xếp chồng lên
nhau. Trên màng thylakoid chứa hệ sắc tố quang hợp
-DNA vòng, ribosome
b. Chức năng
Là nơi diễn ra quá trình quang hợp tạo nguồn cacbonhydrat cung cấp cho hầu hết sinh vật
sống.
2. Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ tim, tế
bào thận. Tế bào nào có lưới nội chất trơn, Ti thể phát triển? Giải thích?
Trả lời
-Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển : tế bào gan_vì gan đảm bảo chức năng
chuyển hóa năng lượng trong máu thành glicogen và khử độc cho cơ thể.
-Tế bào có ti thể phát triển: tế bào cơ tim_ vì tế bào này hoạt động nhiều, cần
nhiều năng lượng. Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào.
3. Đặc điểm nào của Lục lạp giúp tăng hiệu quả quang hợp? Tại sao?
Trả lời
Hạt Gana trong lục lạp cấu tạo gồm nhiều túi dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau,đặc
điểm cấu trúc này giúp tăng hiệu quả quang hợp vì nó làm tăng diện tích màng. Diện tích
màng càng lớn-> hiệu quả quang hợp càng cao.

You might also like