You are on page 1of 13

CẤU TRÚC TẾ BÀO

A. TẾ BÀO NHÂN SƠ:

1. Đặc điểm chung:

Trình bày 3 đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và cho biết ưu điểm tế bào nhân sơ

- Chưa có nhân chính thức

- TBC không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc

- Kích thước nhỏ: 1-5µm ( ≈ 1/10 kích thước TB nhân thực).

→ Tế bào nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn  tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh

→ Tế bào sinh trưởng nhanh

→ Phân chia nhanh làm tăng nhanh số lượng tế bào

2. Cấu tạo tế bào nhân sơ:

1 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
2.1. Cấu trúc bên ngoài

a. Màng nhầy:

Bản chất là polisaccarit và một ít lipoprotein, Hạn chế khả năng thực bào của bạch cầu.

b. Thành tế bào:

Thành phần cấu tạo là peptiđôglican

Vai trò quyết định hình dạng của tế bào vi khuẩn

Phân loại vi khuẩn dựa vào phương pháp nhuộm gram thành tế bào

→ Gram dương bắt màu tím

→ Gram âm bắt màu đỏ

c. Màng sinh chất:

Thành phần cấu tạo là nphôtpholipit và protei

Vai trò bao bọc cơ thể và thực hiện trao đổi chất

d. Lông và roi:

Thành phần cấu tạo là protein

Vai trò giúp cơ thể di chuyển, bám dính...

2.1. Tế bào chất

a. Bào tương:

- Không có hệ thống nội màng

- Các bào quan không có màng bọc

b. Riboxom:

Đặc điểm không có màng, kích thước nhỏ

Thành phần cấu tạo rARN + protein

Vai trò là nơi tổng hợp protein

c. Vùng nhân:

Đặc điểm không có màng bao bọc , chưa có màng nhân

Thành phần cấu tạo 1 phân tử AND dạng vòng, một số VK khác có them plasmit

Vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền, điều khiển các hoạt động sống

2 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
B. TẾ BÀO NHÂN THỰC:
Đặc điểm chung:

Trình bày 3 đặc điểm chung của tế bào nhân thực

- Kích thước lớn

- Cấu tạo phức tạp

→ Có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất

→ Có hệ thống nội màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt

→ Các bào quan đều có màng bao bọc

1. Nhân tế bào

Cấu trúc:

- Có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5µm.

- Bên ngoài là màng nhân bao bọc(màng kép) dày khoảng 6-

9nm. Trên màng có các lỗ nhân

- Bên trong là dịch nhân chứa chất NST (AND liên kết với

protein) và nhân con.

Chức năng:

- Nơi chứa đượng thông tin di truyền

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự
tổng hợp prôtêin

3 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
2. Lưới nội chất

Lưới nội chất hạt

- Cấu trúc trên màng có đính các hạt ribôxôm

Chức năng là nơi tổng hợp nên prôtêin tiết, prôtêin cấu tạo

cho tế bào

Lưới nội chất trơn

- Cấu trúc trên màn không đính ribôxôm mà đính các enzim

Chức năng tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân

hủy các chất độc hại

3. Riboxom

- Cấu trúc bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 -

30nm) không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng

50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có

tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong

tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt.

Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti

thể, lục lạp.

Chức năng
Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp
prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành
phức hệ pôlixôm

4 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
4. Bộ máy Golgi

- Cấu trúc:
Là một chồng túi màng dẹp tách biệt nhau

- Chức năng:
Đóng gói, lắp rắp và phân phối các sản phẩm của tế bào

5. Ti thể

- Cấu trúc
Ti thể được cấu tạo bởi 2 lớp màng giống màng tế bào.
+Màng ngoài: dày 60Å, bảo đảm tính thấm của ty thể.
+Màng trong: dày 60Å. Từ màng trong hình thành nên
các mấu lồi ăn sâu vào trong xoang ty thể gọi là tấm hình
răng lược (cristae). Màng trong chia xoang ty thể thành 2
xoang.
Xoang ngoài nằm giữa màng trong mà màng ngoài
rộng khoảng 60 - 80Å và thông với xoang của các vách
răng lược.
Xoang trong được giới hạn bởi màng trong và chứa đầy
chất nền (matrix)
Chất nền chứa AND và ribôxôm.

Chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng

ATP, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian quan trọng

trong quá trình chuyển hoá vật chất.

5 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
6. Lục lạp

- Cấu trúc
2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền.
+Màng ngoài dễ thấm
+Màng trong ít thấm, không xếp lại thành mào. Màng
trong bao bọc một vùng có màu xanh lục được gọi là chất
nền (stroma), chứa các enzim, các ribôxôm, ARN và
ADN.
+Chất nền:
Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit trên màng
tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp.
Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc
Grana.

Chức năng có khả năng chuyển quang năng thành hóa

năng.

7. Không bào

- Cấu trúc
không bào được bao bọc bởi 1 lớp màng, bên trong là dịch
chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm
thấu cho tế bào.

Chức năng
-Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng sinh vật và
từng tế bào.
+Ở tế bào lông hút của rễ, không bào có chức năng như chiếc
máy bơm.
 Ở tế bào cánh hoa: không bào chứa sắc tố,…
 Một tế bào động vật cũng có thể chứa không bào
nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể
có các không bào thức ăn (còn gọi là không bào tiêu
hóa) và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật
đơn bào).

6 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
8. Lizoxom

- Cấu trúc
+Lizôxôm là một bào quan của tế bào động vật được bao bởi
một màng lipoproteide (màng tế bào).
+Kích thước, hình dạng của lizôxôm rất đa dạng và tuỳ thuộc
vào các chất khác nhau mà thể lizôxôm thu thập vào để phân
giải.
+Lizôxôm là những khối hình cầu đường kính từ 0,2 - 0,4μm,
có khi lớn đến 1 - 2μm.

Chức năng

Lizôxôm có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ
phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào, các enzim này phân cắt
nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic,
cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ
các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào
quan đã hết thời hạn sử dụng.

9. Khung xương tế bào

- Cấu trúc
Gồm hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Chức năng:
là giá đỡ cơ học cho tế bào, giữ cho tế bào động vật có
hình dang ổn định, giúp các tế bào quan phân bố thêo trật
tự xác định

7 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
10. Màng sinh chất

Mô hình khảm động của màng sinh chất do Singơ và Niconson đưa ra năm 1972

Cấu trúc:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm, gồm phôtpholipit và prôtêin.

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôtpholipit của 2
lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtêin gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bán thấm.

- Các phân tử colestêron xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

8 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
- Các lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng
loại tế bào

9 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
Chức năng:

- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hóa học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtêin để tế bào nhận biết tế bào lạ.

11. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

a. Thành tế bào

- Cấu trúc
+Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulô
+Nấm: thành tế bào là kitin.

- Chức năng

Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

b. Chất nền ngoại bào

Cấu trúc: glicôprôtêin,

các chất vô cơ, hữu cơ

Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin

1 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
0
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

1. Vận chuyển thụ động

- Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lý: sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Sự khuếch tán của các phân tử qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.
- Các kiểu vận chuyển:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép: Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… .
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như
glucôzơ
+ Khuếch tán qua kênh protein đặc biệt (thẩm thấu): các phân tử nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng.
+ Nhiệt độ môi trường.
- Một số loại môi trường:
- Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan
trong tế bào → chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di
chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.
- Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất
tan trong tế bào → chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc
nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

10 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
2. Vận chuyển chủ động
- Khái niệm:
Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và
cần tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế:
ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.

11 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334
3. Nhập bào và xuất bào

- Nhập bào: Là phương thức đưa các chất vào tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Thực bào: Tế bào động vật ăn các hợp chất có kích thước lớn
- Ẩm bào: Đưa giọt dịch vào tế bào
- Xuất bào: Là phương thức đưa các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với quá trình nhập bào.

12 phusinhtvt@gmail.com - 0939394334

You might also like