You are on page 1of 5

BÀI 8 - 9 - 10 - TẾ BÀO NHÂN THỰC

Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:


– Tế bào nhân thực thường lớn gấp 10 lần (về kích
thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng
1000 lần về thể tích
- Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng
tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào.
- Bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế
bào thành các xoang riêng biệt

NHÂN TẾ BÀO
Cấu trúc: - Nhân tế bào phần lớn hình cầu,
đường kính khoảng 5micromet, được bao bộc
bởi 2 lớp màng (màng trong và màng ngoài có
các lỗ nhân). Bên trong là chất nhân chứa chất
nhiễm sắc (ADN liên kết với prô) và nhân con.

Chức năng: Nhân giống như trung tâm điều khiển của tế bào, đưa ra các chỉ dẫn giúp tế bào phát
triển, lớn lên, phân chia và chết. Chúng cũng chứa ADN là các vật chất di truyền của tế bào giúp TB
di truyền. Nhân được bao xung quanh bởi các màng được gọi là màng nhân, chúng bảo vệ ADN và
tách biệt nhân khỏi các phần còn lại của tế bào.
RIBOSOME :
Cấu tạo: Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 — 30nm)không có màng bao bọc.
Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng
nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con
và có cả trong ti thể, lục lạp.
Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo
thành phức hệ pôlixôm
Cấu trúc Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không
gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó
chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền
có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào
là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có
nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành
ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế
bào và cơ thể.

LỤC LẠP
Cấu trúc Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao
bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi
dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành
cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau
bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục
và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục

lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Chức năng Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục
lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất
hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào

Câu hỏi: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay
không?
Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. (Diệp lục mang màu xanh lục để hấp thu
tốt nhất ánh sáng mặt trời, đó là phần hồng ngoại và màu đỏ. Bạn hãy nhớ lại một chút về vật lý quang phổ, ánh sáng
mà ta nhìn thấy phát ra từ lá cây là ánh sáng phản xạ không được lá cây hấp thu. Có nghĩa là các màu khác được hấp
thu (đặc biệt là đỏ và xanh dương) còn màu xanh lục bị bỏ qua.)

Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng
được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Còn màu xanh thì hấp thụ rất ít
và bị phản lại, khiến ta quan sát được lá cây có màu xanh.
LISOSOME : C

Cấu tạo Lizôxôm là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân.

Chức năng của lizôxôm: Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và
chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào. Quá trình tiêu hoá nội bào diễn ra theo sơ
đồ sau

You might also like