You are on page 1of 13

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

https://giasutamtaiduc.com/3-bai-phan-tich-bai-tho-phu-song-bach-dang-cua-truong-han-
sieu.html#Bai_van_mau_1

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú
sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu
nước thời Lí – Trần.Có lẽ biết bao tâm tư của cả một đời cống hiến được ông dồn nén hết thảy
vào dòng chảy bất diệt ấy để làm nên một tác phẩm trở thành đỉnh cao của thơ văn dân tộc.

Tác phầm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của
nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích:
các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn
tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là
lời ca khẳng định vai trò của con người.

  Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác
nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:

    Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp,
nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai
gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi
trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển
chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải
suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là
bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:

    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

    Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ
láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của
không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông
với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gò mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người
đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.
Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là
người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự
nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận.
Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng
thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng
trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước
vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên
cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn
lại sự hoang vu, hiu quạnh "cảnh thảm đứng lặng chờ lâu". Khách đứng lặng giờ
lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất
này.
 Nét tâm trạng, cảm xúc ấy là nguyên cớ để nảy sinh cuộc trò chuyện với các vị bô lão ở phần tiếp
theo. Cuộc đối thoại này diễn ra vừa như một quy ước văn chương vừa như một nhu cầu chia sẻ,
giãi bày để làm thức dậy một quá khứ tưởng đã ngủ yên trong quên lãng. Các vị bô lão – người dân
địa phương, cũng có thể là những nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia vào chiến trận Bạch
Đằng năm xưa, đối đãi “khách” với một thái độ đầy kính trọng, nhiệt thành (hỏi ý ta sở cầu, gậy lê
chống trước, thuyền nhẹ bơi sau, vái ta mà thưa). Với tư cách là người trong cuộc, họ đã tái hiện,
phục chế lại một bức tranh đã nhuốm màu dâu bể, đã phủ bụi thời gian

    Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô
lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về
nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong
chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những
tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã
gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô
lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận
chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng
Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh
Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã
Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên
sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức
cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung
chuyển: Ánh nhật nguyện chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến
kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về
chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong.Tan tác tro bay/ hoàn toàn
chết trụi đăng đối lại càng nhấn mạnh đến sự thảm bại của kẻ thù ôm theo giấc mộng: gieo roi một
lần/ quét sạch Nam bang bốn cõi để muôn đời nước sông chảy hoài mà nhục quân thù khôn rửa
nổi. Giọng văn khí thế, hùng hồn đã khơi dậy một tinh thần yêu nước, niềm tự hào mãnh liệt trước
Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch,
truyền thống oanh liệt, vẻ vang của dân tộc.
bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu
đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội,
chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão
đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.

Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và
thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu
tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.

Lời của khách và bô lão đặt trong một không gian hùng vĩ của sông Đằng "dải
dài", của "luồng to sóng lớn" nơi biển Đông đan xen với "nghìn thu", "muôn thuở"
gợi lại một khoảng không - thời gian mang tính vũ trụ. Đi cùng với đó là chân lí, lẽ
tự nhiên "người bất nghĩa tiêu vong" - "anh hùng lưu danh". Bốn câu thơ khẳng
định sự trường tồn của dòng sông Bạch Đằng; đồng thời ca ngợi, đề cao công đức
của những vị con người làm nên lịch sử sống mãi với thời gian như dòng sông này.
Bằng giọng điệu tự hào, câu thơ vừa ca ngợi hai vị "thánh quân" Trần Thánh
Thông và Trần Nhân Tông anh minh, có công lớn trong công cuộc dựng nước - giữ
giang sơn thái bình, đồng thời là niềm tin về sức sống mãnh liệt và tương lai dân
tộc. Hai câu thơ cuối "Giặc tan muôn thuở thanh bình/Bởi đâu đất hiểm cốt mình
đức cao" một lần nữa đề ra và khẳng định bài học triết lí đúng đến ngày nay: nhân
tố quan trọng, cốt yếu làm nên chiến thắng "giặc tan", mang lại "muôn thuở thăng
bình" là đức độ của con người. Dù cho thiên thời địa lợi "trời đất cho nơi hiểm trở"
thì nhân tài - hay con người tài cao đức lớn, cũng là nguồn sức mạnh chính nghĩa,
là nguyên nhân của chiến thắng lịch sử bởi lẽ "đất hiểm cốt mình đức cao".

 Dẫu sao nỗi niềm ấy cũng được thay bằng sự nối tiếp nhau qua lời ca của các vị bô lão và khách.
Cách kết thúc rất đặc trưng của phú cổ thể, nhưng cái hay là đã được các nhà soạn dịch chuyển thể
thành những vần thơ lục bát. Trong lời ca của mình, các vị bô lão đem so sánh cái quy luật tự nhiên
bất biến của Bạch Đằng giang sẽ cuồn cuộn chảy ra biển cũng như quy luật muôn đời của nhân thế
là những kẻ bất nghĩa sẽ bị tiêu vong, còn người anh hùng sẽ lưu danh thiên cổ. Lời ca một lần nữa
phê phán mạnh mẽ quân thù phương Bắc và ngợi ca những anh hùng dân tộc sẽ được lưu danh
muôn đời. Còn khách vẫn mang trong mình một hoài vọng, ngợi ca hai vị thánh quân nhà Trần đã
anh minh, có đức cao mới thu phục được lòng dân và tận dụng được đất hiểm để quét sạch quân
thù, để đất nước thanh bình, yên ổn. Đoạn kết đã thể hiện rất sâu sắc tư tưởng nhân văn cao cả.
Hai lời ca đều nhấn mạnh đến vai trò to lớn của con người trong lịch sử. Điều đó càng khiến nhà thơ
khao khát có những đấng minh vương cho xã tắc lúc bấy giờ.
    Khẳng định Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt
Nam thật xác đáng. Với lối kết cấu đặc trưng, câu văn, giọng điệu linh hoạt, bút pháp ước lệ, tượng
trưng kết hợp với lối nói cường điệu, hình tượng nhân vật đặc sắc, bài phú đã thể hiện sâu sắc
những hoài niệm về quá khứ của tác giả Trương Hán Siêu. Qua đó, tác phẩm đã khơi dậy lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng và ngợi ca truyền thống
anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Hơn thế, bài phú đã
chuyển tải được tư tưởng nhân văn cao đẹp trong việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch
sử mà điều đó vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay.

BÌNH LUẬN:
- Có lẽ bởi vậy mà bài phú mới toát lên dư vị pha lẫn của một tâm hồn nghệ sĩ lãng tử, một sử nhân
hoài cổ và một nỗi niềm nhân thế thầm kín.

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO


Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao
gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm; đồng thời được UNESCO công nhận là danh nhân văn
hóa th ế giới. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi, đặc biệt là văn chính luận, đạt đến trình độ mẫu
mực, kiệt xuất. Tiêu biểu là tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" - áng “Thiên cổ hùng văn” bản tuyên
ngôn hùng hồn (đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc.), với đoạn trích đầu bài
nêu luận đề chính nghĩa đã khẳng định nền độc lập chủ quyền đồng thời thể hiện rõ tư tưởng
nhân nghĩ tiến bộ, sâu sắc

Đoạn trích đầu tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" là một bài cáo được viết sau chiến thắng quân
minh đầu năm 1428. Đoạn trích nằm trong tổng thể bốn phần với cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa
được thể hiện rõ ràng ở hai câu :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

      Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả
và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa.
Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”, lấy nhân nghĩa làm cốt yếu
cho lập trường. “Yên dân” chính là niềm mong muốn dân có cuộc sống thái bình, bởi lẽ dân có
yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định
đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí
của một quốc gia

      Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân
nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân.
Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ "nướng
dân đen", "vùi con đỏ". “Yên dân”, “trừ bạo”, , vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng
được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho
dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo
ngược, đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì thái bình của nhân dân - nền tảng của tư tưởng nhân
nghĩa.

    Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là
một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan
trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không
nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào
khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền
với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

      Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ
nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong
Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên
ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm
bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây chính là điểm sáng
tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến ngàn năm không ai có
thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng. Phong tục
tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả
Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được.
Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã
đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên”
của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không
thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy. Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng
là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng
lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những
kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.
     Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc
gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy
đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách
độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi,
phong tục – hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn
triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém
chúng.

    Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi
nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức
thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính
là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để
khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều
thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.

      Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể,
xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn
dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi
nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch
Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược
không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất
cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia
có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ
kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại
quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc
chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo
quy luật của tạo hóa.

    Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có.
Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như
hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị
rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng
của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu
tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân
tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

 Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay


nhất – Bài mẫu 3
     Nhắc đến những nhà văn chính luận lỗi lạc của văn học trung đại chúng ta không thể nào
không nhắc đến Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là một nhà
văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: “Quân trung từ mệnh tập”, các chiếu biểu viết dưới
thời nhà Lê và tiêu biểu nhất là tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

  Ngay câu đầu bài cáo đã bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa ấy:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân


Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

     “Nhân nghĩa” là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân,
cộng đồng. Bên cạnh đó, “nhân nghĩa” cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” là “yên dân”, “trừ
bạo”, cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có
tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm
than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó
chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây
không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là
mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.

     Để khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng xác đáng và vô
cùng thuyết phục:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
     Nền văn hiến đã có từ lâu đời và được hình thành từ khi đất nước ta tồn tại theo hàng nghìn
năm lịch sử đã tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc. Cùng với đó là sự phân chia về lãnh thổ,
núi sông và các phong tập tập quán đặc trưng của hai miền Nam, Bắc đã thể hiện đất nước ta là
một đất nước có chủ quyền, có các anh hùng hào kiệt luôn cống hiến, chiến đấu hết mình để bảo
vệ non sông. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại của nước ta ngang hàng với các
triều đại của Trung Quốc như Hán, Đường, Tống, Nguyên. Nếu các triều đại phương Bắc phát
triển hưng thịnh thì các triều đại Việt Nam cũng phát triển hùng mạnh không kém. Điều đó đã
thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.

    Ông đã nhắc lại nhiều chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt như một lời khẳng định sự thất
bại thảm hại của kẻ thù:

“Lưu Cung tham công nên thất bại,


Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi”.

     Những tướng của nhà Tống, nhà Nguyên đều bị các tướng giỏi của ta đánh cho thất bại.
Chúng vì “tham công”, “thích lớn” nên phải chịu hậu quả nặng nề. Các sự kiện ấy còn được nhân
dân ta lưu lại trong sử sách để muôn đời ghi nhớ. Các phép đối, so sánh ngang hàng các triều đại
phong kiến của nước ta với các triều đại phương Bắc cùng phép liệt kê và giọng điệu hào hùng,
trang nghiêm ở đoạn thứ nhất của bài cáo đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.

     Hình ảnh đối lập giữa những người dân đen vô tội bị bóc lột tàn bạo và kẻ thù vô nhân tính
cùng giọng điệu cảm thương, đanh thép, lí luận sắc bén đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi. Hai đoạn đầu của bài cáo là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo những hành động dã
man của quân Minh. Đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự khổ cực, áp bức, sự cướp bóc, bóc
lột trắng trợn mà nhân dân ta phải gánh chịu trong suốt thời gian chúng “Gây binh kết oán trải
hai mươi năm”.

NGÔ TỬ VÂN
Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện
Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình
có truyền thống khoa bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ
cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn. Ông để lại cho đời
một tác phẩm nổi tiếng là Truyền kỳ mạn lục, nội dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại
lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang
đường kì ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốn
phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chức phán sự
đền Tản Viên là nổi bật hơn cả.
Bối cảnh của truyện là thời kỳ giặc Minh sang chiếm đóng nước ta, nhưng tác giả viết
lại chuyện này vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, khi chế độ phong kiến đang suy thoái
và đầy mâu thuẫn. Nội chiến Lê - Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy mà các thế lực ma quỷ,
thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các thế lực cường quyền phong kiến
chia bè kết phái, hãm hại dân lành.

Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu
tranh chống lại cái ác của một trí thức nước Việt tên là Ngô Tử Văn, qua đó thể hiện
niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc
xâm lược dù đã chết vẫn không ngừng gây tội ác trên đất nước ta.

Ngô Tử Văn - một Nho sĩ trong vùng đã châm lửa đốt đền của một tên hung thần lúc
sống vốn là tướng giặc xâm lược, để trừ hại cho dân. Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi
giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả lại ngôi đền và dọa sẽ kiện chàng tới Diêm
Vương. Thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật về tung tích và tội ác của hắn,
đồng thời chỉ dẫn mọi cách đối phó. Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Âm phủ. Trước
mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần cướp đền
với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được thực hiện, kẻ ác gian bị trừng trị. Thổ
Công được dân chúng xây lại cho ngôi đền mới. Tử Văn sống lại và được Thổ Công
tiến cử giữ Chức phán sự đền Tản Viên.

Vốn là một trí thức thấm nhuần đạo lý Thánh hiền, Ngô Tử Văn không thể làm ngơ
trước sự việc ngang trái xảy ra trước mắt: Ngôi đền thờ Thổ Công của làng vốn linh
thiêng, bỗng nhiên bị hồn ma tên tướng giặc phương Bắc họ Thôi bại trận cướp lấy.
Hồn ma ấy tác oai tác quái khiến dân chúng trong vùng khốn khổ. Tử Văn vô cùng tức
giận. Một hôm chàng tắm gội sạch sẽ, khấn Trời rồi châm lửa đốt đền. Sự kiện này cho
Thấy Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của mình, lấy lòng trong sạch cùng thái độ
chân thành mong được Trời ủng hộ. Như vậy hành động đốt đền của Tử Văn xuất phát
từ mục đích tốt đẹp. "Lúc ấy, mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn
nhưng chàng vẫn vung tay, không cần gì cả". Bởi Tử Văn nghĩ hành động của mình là
hợp đạo Trời, hợp lòng người nên rất kiên quyết, không mảy may kinh hãi. Chàng đốt
đền khiến cho hồn ma tên tướng giặc không còn chỗ trú ngụ để mà hoành hành, nhũng
nhiễu.
Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ họa cho dân chúng nên
xứng đáng với khí tiết cứng cỏi của một bậc chính nhân quân tử. Hành động đó mang
kịch tính cao độ ngay từ đầu nên nhân vật Tử Văn có sức cuốn hút rất mạnh!

Điều đặc biệt là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một
hồn ma vô ảnh, vô hình. Nhưng rất đáng sợ vì nó thuộc về thế giới thần linh, chỗ dựa
của giai cấp phong kiến từ xưa đến nay.

Khi bị quỷ sứ giải xuống Âm phủ, trước mặt Diêm vương, Ngô Tử văn tỏ ra vô cùng
thông minh và cứng cỏi. Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi áp đảo chàng bằng dáng vẻ uy
nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ vẻ ta đây là bậc trí thức đầy hiểu biết, vừa đe dọa:"Nhà
ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của Thánh hiền, hát không biết cái đức của
quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không
có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều
thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó
lòng tránh khỏi tai vạ!"

Ngô Tử Văn vẫn giữ khí phách cứng cỏi, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Hồn ma tên
tướng giặc tiếp tục đe dọa ở mức độ gay gắt hơn: "Phong độ không xa xôi gì, ta tuy
hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết!" Có
nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ kiện chàng về tội đốt đền.

Tưởng chừng hồn ma tên tướng giặc hoàn toàn giành thế chủ động và hắn đã dồn
được Tử Văn vào thế bị động, thua cuộc. Thực ra đây là chỗ tác giả cố ý để cho cái ác
hoành hành, cái thiện tạm thời bị lấn lướt, vì thế mà câu chuyện càng thêm phần hấp
dẫn.

Tuy nhiên, bộ mặt thật của hồn ma tên tướng giặc đã bị Thổ Công báo mộng cho Tử
Văn biết: "Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh
chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò
thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng
yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu! Gần đây vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó
đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay."
Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn nhân của kẻ
cướp đền, mạo danh. Chàng trách Thổ Công nhu nhược, không dám kiện hắn trước
Diêm Vương và Thượng Đế, mà lại chấp nhận từ bỏ chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác.
Lời trách như động đúng vào nỗi khổ tâm của Thổ công: "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay
động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những miếu gần quanh,
vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng
không làm thế nào để thông đạt được lên trên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó
một nơi."

Quả là tài tình! Nguyễn Dữ đã mượn chuyện hoang đường của thế giới thần thánh, ma
quỷ để phơi bày thực trạng xã hội phong kiến thối nát đương thời. Bọn quan lại tham
lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng
cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân lành. Tuy thế vẫn có
những người dũng cảm như Tử Văn dám chống lại chúng...

Trước mặt Diêm Vương, hồn ma tên tướng giặc phủ phục, quỳ lạy kêu cầu. Không hiểu
hắn nói gì mà Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn: "Kẻ kia là một
người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được
huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn
láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?"

Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công "vốn làm tới chức Ngự sử đại phu đời vua Lý Nam
Đế, vì chết về việc Cần vương mà được phong ở đây giúp dân đô vật đã hơn một nghìn
năm nay."

Diêm Vương kết tội Tử Văn càng lúc càng gay gắt mà không cho chàng được thanh
minh. Phần thắng xem ra đã nghiêng hẳn về phía hồn ma tên tướng giặc gian trá kia.
Nhưng Tử Văn không dễ gì bị khuất phục. Lúc bị quỷ sứ lôi đi, chàng la lớn: "Ngô Soạn
này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải
chết một cách oan uổng!" Sau đó chàng tung đòn tấn công lên tiếp. Chàng tố cáo trước
Diêm Vương lai lịch đen tối, giả mạo của hắn theo đúng lời Thổ công đã báo mộng, lại
còn cứng cỏi khẳng định rằng Diêm Vương muốn biết rõ xin cứ cho người đến đền Tản
Viên để xác minh hư thực.
Kẻ gian tà thấy Tử Văn nắm được chỗ yếu của mình nên không cãi mà ranh mãnh biến
ngay thái độ cứng cỏi của Tử Văn thành vô lễ: "Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê
gớm đến như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền
miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa?"

Lời qua tiếng lại gay gắt giữa hai bên khiến Diêm Vương sinh nghi. Tử Văn vẫn khăng
khăng: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng
như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn!"

Biết không thể uy hiếp được Tử Văn, hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ lo sợ nhưng vẫn cố
giữ giọng điệu đạo đức giả của kẻ bề trên: "Gã kia là học trò, thật là ngu bướng, quả
đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan
dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị
tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh."

Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, liền quát lớn: "Cứ như lời
hắn (tức Tử Văn) thì nhà ngươi đáng tội chết. Điều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó.
Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy?" Rồi lập tức sai người đến đền
Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai. Diêm
Vương giận dữ trách mắng các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều
dối trá càn bậy xảy ra. Sau đó truyền lệnh "lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào
miệng" kẻ lừa đảo gian ác rồi sai bỏ vào ngục Cửu U tức là ngục tối chín tầng ở Âm
phủ, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ lúc còn sống gây nhiều tội ác.

Cuối cùng thì Tử Văn đã chiến thắng, công lý chính nghĩa đã chiến thắng! Công lý của
nhân dân nghìn đời là vậy! Kết thúc câu chuyện rất có hậu: "Tử Văn sống lại, Thổ công
được dân làng xây cho ngôi đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng
thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy". Thật đáng đời cho kẻ xâm lược
đã chết rồi mà vẫn không thôi gây tội ác!

Lời bình ở cuối truyện cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính:
"Than ôi! Người ta thường nói:

"Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của
Trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo
vải mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế
được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ty, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ không nên
kiêng sợ sự cứng cỏi."

You might also like