You are on page 1of 4

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị , quân sư lỗi lạc , tài ba có công đánh đuổi quân xâm

lược Minh
để mang lại thái bình cho nước nhà . Tác phẩm là bản tổng kết về cuộc khánh chiến chống giặc Minh
không những vô cùng gian lao mà còn oai hùng của dân tộc ta , được đánh giá là áng “ thiên cổ hùng
văn” . là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc . Đoạn văn thứ 2 báo cáo về trạng đanh thép về tội
ác của quân minh đối với nhân dân ta trong suốt 20 năm . Đây có thẻ coi là bản tuyên ngôn về ngôn
quyền của con người . Đièu đó được thể hiện qua những câu thơ:
Bình Ngô Đại Cáo được Nguyễn Trãi viết vào cuối năm 1427 , và được tuyên cáo trước toàn
dân vào đầu năm 1428 . Sau khi nhân dân taquets sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi . bài đại cáo đã
tổng kết cả 1 giai đoạn lịch sử . Tuy đau thương nhưng rất anh hùng của dân tộc , nghiêm khắc lên
án tội ác tày đình của giặc Minh và trịnh trọng tuyên cáo quyền làm chủ của dân tộc Đại Việt với bờ
cõi non sông ĐV. / Sau khi nêu ra 2 luận đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập , Nguyễn Trãi
đã tiến hành nêu ra các tội ác của giặc Minh đã gây ra với nhân dân ta . tác giả đã đứng trên 2 lập
trường lập trường dân tộc và lập trường nhân nghĩa , nhân bản để tố cáo tội ác kẻ thù. / Trước hết ,
đứng trên lập trường của dân tộc , Nguyễn trãi đã nhận diện rõ ràng và tố cáo âm mưu cướp nước
của giặc Minh qua câu văn sau : “ vừa rồi...nước cầu vinh”. / Tác giả đã sử dụng từ ngữ
“Nhân”,”thừa cơ” để vạch trần luận điệu bịp bợm của giặc Minh với danh nghĩa “phù trần diệt Hồ”
với chiêu bài “điếu dân phạt tội” , “dựng lại nước đã giệt , nối lại dòng đã tuyệt “ nhưng chúng lại
thừa dịp xâm lược ĐV ,âm mưu biến nước ta thành 1 quận 1 châu của chúng khi chúng dựa vào
việc Hồ Quý Ly lên ngôi không danh chính ngôn thuận , không những không được lòng dân ĐV mà
còn gây sự oán hận đối với người dân . Rồi bọn gian tà trong nước thì mưu đồ bán nước để cầu
vinh hoa phú quý mà hèn nhát không dám dứng lên chống giặc . Nhưng sau khi chống giặc , tiêu
diệt được nhà Hồ thì chúng đã gây nên vô vàn tội ác đối với ndan ta. / Khi vạch trần âm mưu xâm
lược của giặc Minh , tác giả đứng trên lập trường dân tộc khi tố cáo cai trị thâm độc thì ông đứng
trên lập trường nhân bản , đứng về phía quyền sống của nhân dân để tố cáo chủ trương cai trị phản
nhân đạo của kẻ thù. Chúng tàn sát người dân vô tội . Trong BNDC , NT không tố cáo chủ trương
đồng hóa của kẻ thù mà đi vào tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh .
Chúng hủy hoại cuộc sống của nhân dân bằng những hoạt động diệt chủng vô cùng tàn bạo man rợ
:”Nướng dân đen..tai vạ”.

Lịch sử còn ghi chép lại biết bao nhiêu tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta , chúng đã
có những hành động như rút ruột người treo lên cây , phanh thây phụ nữ có thai , ... NT đã khái
quát lại trong 2 hình tượng , nướng dân đen và vùi con đỏ, “dân đen” và “con đỏ” là hình ảnh ước lệ
chỉ người dân vô tội , quân giặc xem nhân dân ta như dê , như cừu để đem ra nướng đen trên ngọn
lửa để làm thú mua vui hay vùi họ xuống hầm tai vạ để làm trò tiêu khiển thỏa mãn sự tra tấn của
quân địch . Hiện tượng trên đã vừa diễn tả một cách đầy chân thực về tội ác thời Trung cổ của quân
Minh , vừa mang tính khái quát có ý nghĩa khác biệt căm thù để nguyền rủa quân địch. / Chúng
tham lam đưa ra chính sách thuế khóa nặng nề , “nặng thuế khóa sạch ko đồng núi “ , các loại thuế
nặng mà chúng đặt ra đã đẩy nhân dân vào bước đường cùng buộc phải vơ vét cạn kiệt tài nguyên
của đất nước , gây ra sự tàn phá nặng nề đối với các giống loài tự nhiên , triệt đường sống của vạn
vật . Quân Minh hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường sống của nhân dân ĐV ngay cả đến
các loài cây cỏ chúng cũng không bỏ qua cho mà tàn hại cả giống con trùng cây cỏ . Hơn nữa ,
Giặc Minh còn vơ vét hết những sản vật quý hiếm của nước ta để thỏa mãn lòng tham của chúng .
Chúng giăng lưới chắng bẫy đẻ bắt chim trạm để làm áo đẹp và hơn thế nữa , chúng còn phá hoại
các làng nghề của ta . / Bóc lột sức lao động của người dân , sử dụng người dân như một công cụ
biết nói để vơ vét sản vật . “Người bị ép...thuồng luồng.” ; kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng .
Nhưng khổ nỗ rừng sâu nước độc , nhân dân ta đã bị ép xuống biển mò ngọc , vào núi tìm vàng và
phải đương đầu đối mặt với biết bao thú dữ như cá mập thuồng luồng hay là sự khắc nghiệt của
rừng thiêng nước độc .
Đoạn 1: Phú sông BĐ

Trương Hán Siêu là một vị quan lớn, từng được giữ các chức vụ cao suốt 4 đời nhà Trần. Ông nổi
tiếng với tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần vô cùng yêu mến, tin tưởng.
Không những thế ông còn là một nhà thơ kiệt xuất với các nhiều tác phẩm. Trong số đó, kiệt tác văn
chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông
Bạch Đằng) – một áng thiên cổ hùng văn rất được lưu truyền.

Phú sông Bạch Đằng được ra đời ước chừng vào 50 năm sau khi cuộc kháng chiến chống quân
Mông Nguyên thắng lợi. Bài thơ đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công
trên sông Bạch Đằng, đồng thời ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân
nghĩa của dân tộc Việt Nam. Mở đầu bài thơ, nhân vật “khách”- tức Trương Hán Siêu đã bày tỏ
niềm phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đồng thời là sư tiếc nuối trước vẻ ảm
đạm, hiu hắt , hoang vu do thời gian xóa nhòa. Tiếp nối những cảm xúc đó là lời kể của các bô lão
về những chiến công oai hùng trên sông Bạch Đằng:

“Đương khi ấy:

Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi”

Bằng thái độ nhiệt tình và hiếu khách, các bô lão kể cho khách nghe về chiến công Trùng Hưng nhị
thánh bắt Ô Mã, về trận Ngô chúa phá Hoằng Thao, là những chiến thắng oanh liệt của quân dân ta
trên sông Bạch Đằng. Các trận đánh được tái hiện từ thời Ngô Quyền đến thời Trần Hưng Đạo.
Điều đó cho thấy thời ấy dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược phương Bắc và vận
nước nhiều lúc lâm nguy, ngàn cân treo sợi tóc. Các bô lão kể lại diễn biến của từng trận đánh.
Ngay từ đầu, quân ta và quân địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết tử:

“Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói,

Trận đánh được thua chửa phân,

Chiến lũy bắc nam chống đối.”

Bằng cách ngắt nhịp nhàng, lối đối câu chặt chẽ, đồng thời là một loạt hình động diễn tả không khí
trận đấu trên sông, tác giả giúp người đọc hình dung rõ sự đông đảo của lực lượng tham gia cũng
như khí thế ngút trời, ngang tài ngang sức của cả đôi bên. Đó là sự đối đầu không chỉ về lực lượng
mà còn là đối đầu về ý chí: quân dân ta với lòng yêu nước và sức mạnh chính nghĩa; quân địch thì
thế cường với bao mưu ma chước quỷ. Chính vì vậy mà trận chiến diễn ra ác liệt:

“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp đổi.”


Đây là những hình tượng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, được đặt trong thế đối lập: nhật nguyệt mờ, trời
đất đổi, báo hiệu một cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa. Nguyên nhân của cuộc đối đầu quyết liệt
ấy chính là mưu mô thâm hiểm của quân xâm lược phương Bắc, cho dù có khác nhau về thời gian
nhưng thống nhất ở mục đích cướp nước Đại Việt bằng được:

“Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.

Những tưởng gieo roi một lần,

Quét sạch Nam bang bốn cõi!”

Tác giả chỉ rõ sức mạnh ghê gớm của quân Nguyên – một lực lượng vô cùng tinh nhuệ dưới sự chỉ
huy của Hốt Tất Liệt, đồng thời cũng nhắc lại chuyện thời Ngô Quyền, Lưu Cung tức vua Nam Hán
lập chước lừa dối để nhằm xâm lược nước Nam. Chuyện Bồ Kiên nước Tần khi dẫn quân vào đánh
nước Tấn huênh hoang tuyên bố: “Cứ như số quân của ta thì chỉ ném roi ngựa xuống sông cũng
ngăn dòng nước lại được”. Tác giả mượn ý này để nói những đạo quân xâm lược trước đây và hiện
nay đều ỷ thế quân đông tướng mạnh, đều ngạo mạn tưởng rằng chỉ một trận đánh là dẹp được
bốn cõi, thu phục nước Nam. Nhưng chúng đâu có ngờ sức mạnh “Sát Thát” của quân dân nhà
Trần đã được đất trời ủng hộ:

“Thế nhưng: Trời cũng chiều người,

Hung đồ hết lối!”

Bằng cách sử dụng điển cố và lối nói khoa trương, tác giả đã ngầm so sánh chiến thắng trên sông
Bạch Đằng với những trận thuỷ chiến vang dội nhất trong lịch sử phương Bắc: Khác nào khi xưa:
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay, Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

Hình ảnh đặc tả tan tác tro bay và hoàn toàn chết trụi nhấn mạnh tính chất khốc liệt của trận chiến
và sự thất bại thảm hại của quân giặc. Theo quy luật của trời đất, cuối cùng thì người chính nghĩa
chiến thắng, còn lũ hung đồ hết lối, chuốc nhục muôn đời. Đó là bài học đắt giá cảnh tỉnh tham vọng
xâm lược phi nghĩa. Bên cạnh đó thì những câu thơ trên cũng khẳng định sức mạnh to lớn và niềm
tự hào dân tộc sâu sắc của những người chiến thắng. Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi
kể về chiến công Bạch Đằng đầy tự hào, tạo cảm hứng phấn khích cho tác giả. Lời kể không dài
dòng mà súc tích, cô đọng, tuy khái quát nhưng vẫn gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh
một cách sinh động. Các câu trong đoạn này tuy dài ngắn khác nhau nhưng đều mang âm hưởng
hào hùng, đanh thép.
Bằng câu từ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh
động mang đậm tính chất triết lí, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. tác giả
đã kể lại những chiến công vang dội của quân ta trên sông Bạch Đằng, đồng thời khẳng định tinh
thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước của nhân dân ta. Những chiến công vang dội, tinh thần
cao đẹp ấy đã góp phần vang danh sử sách, chúng sẽ tiếp tục được lưu truyền để trở thành bài học
đáng quý cho con cháu sau này.

You might also like