You are on page 1of 4

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nới lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đất nước là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, hình tượng đất nước luôn có một vị trí
đặc biệt, là hình tượng cao quý, đẹp đẽ nhất trong thơ văn. Macxen Prust: “Một cuộc thám
hiểm không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà ở chỗ cần một đôi mắt mới”. Bới thế mà
với mỗi một điểm nhìn khác nhau thì đất nước lại có một vẻ đẹp, hình dáng khác nhau.
Nhưng để có một đất nước trường tồn qua năm tháng, cha ông cha đã trải qua biết bao cuộc
chiến tranh khốc liệt, đã từng xua đuổi biết bao kẻ thù xâm lược để đem lại độc lập tự do
cho hôm nay. Tất cả điều đó đã được Nguyễn Trãi khắc họa qua án văn chính luận Đại Cáo
Bình Ngô. Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được
biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không
bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau nhưng ông cũng là người chịu những nỗi oan
thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc..Nguyễn Trãi là một người ngay thẳng cương trực,học
vấn uyên thâm,tình yêu nước trong ông luôn sáng rực và bùng cháy. Nguyễn Trãi không chỉ
là nhà Nho, bậc kì tài về chính trị và quân sự, danh nhân văn hóa thế giới mà ông còn là nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng của thời đại. Ông để lại sự nghiệp đồ sộ với những áng văn chương
mẫu mực, văn chính luận sắc bén. "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn "trong lịch
sử. Bài thơ đã ra đời vào mùa xuân năm 1428, cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh
xâm lược hoàn toàn thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết tác phẩm Bình Ngô đại
cáo .Bằng cách sử dụng thể cáo độc đáo và giọng văn chính luận hung hồn, qua tác phẩm
Nguyễn Trãi đã tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc “nên công oanh liệt ngàn năm”,
tuyên bố nước Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới độc lập bền vững.Tác phẩm cũng là
bản tố cáo tội ác của quân xâm lược.Đặc biệt,tác giả đã thể hiện tội ác của giặc qua các câu
thơ:
Trước hết, tác giả đã vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh đối với nước ta.

“…Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
Bọn gian tà bán nước cầu vình
Từ đây, từng câu từng chữ trong tác phẩm đều như một nét mực châm phá nên bức tranh về
bối cảnh loạn lạc của đất nước, vè sự xảo trá, “mượn gió bẻ măng” và nham hiểm của giặc
Minh. Chúng sử dụng chiêu bài xâm lược “phù Trần diệt Hồ” với quân bài chủ chốt Trần
Thiêm Bình nhằm mua chuộc quý tộc nhà Trần về phe chúng để đô hộ nước ta . Những
chính sách của chúng đều sặc mùi dối trả, phỉnh gạt:
“…Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm…”
Chính từ đó, người đọc thấy rõ sự nhơ nhuốc,đê hèn, bại hoại nhân nghĩa và xảo quyệt không
lường của bọn xâm lược
Chung quy lại, mục đích duy nhất mà giặc Minh hướng đến khi gót giày chúng dẫm lên lãnh
thổ Đại Việt là đô hộ và cai trị, âm mưu xóa sổ và thôn tính nước ta, vì lẽ đó nên những điều
ngụy biện của chúng chẳng thể dối gạt nhân dân Việt Nam, và tội ác, thủ đoạn của chúng thật
là “Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Dưới góc nhìn của Nguyễn Trãi, qua lăng kính của tư tưởng nhân nghĩa thì tội ác của bọn
chúng là không thể chấp nhận được. Vì vậy bút pháp phóng đại, ngôn ngữ giàu tính tạo hình,
giọng điệu đanh thép đã chắp bút để ông vạch trần bộ mặt man rợ, trắng trợn của bè lũ cướp
nước. Thật đau xót, tê dại khi nhớ lại:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn


Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Cái đáng sợ của bọn giặc Minh là ngay cả đến dân đen, con đỏ cũng chẳng tha. Hai động từ
nướng, vùi đã lột tả trần trụi đến rợn người về sự tàn sát của chúng. Không từ thủ đoạn, quân
xâm lược tàn sát người vô tội chẳng những nhằm thỏa mãn thú tính và bản chất hung tàn của
chúng mà còn âm mưu diệt chủng dân nước Nam, ép những người không phục tùng chúng
phải đi vào chỗ chết. Chẳng những vậy, đối với những cuộc đấu tranh chống lại sự tàn độc
của lũ xâm lược, chúng chẳng ngại ngần dìm những cuộc khởi nghĩa vào bể máu, gây cảnh
binh đạo. Nhưng đâu chỉ có vậy, giặc Minh còn ra sức vơ vét của cải, sản vật quý hiếm của
nước Nam để thảo mãn nhu cầu vật chât, thú vui xa hoa vô lối của chúng bằng cách bóc lột,
bức ép người Việt phải săn lùng sản vật để cống nộp bất chấp mạng sống. Chúng còn nhiễu
nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt, ép dân xuống biển dòng lưng mò ngọc, vào núi đãi
cát tìm vàng. Biết bao người dân vô tội phải thiệt mạng vì cá mập thuồng luồng, vì bệnh tật
nơi rừng sâu nước độc. Sưu thuê chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Thảm cảnh Nheo
nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng chỉ là một trong số vô vàn những đau khổ chúng để lại cho
dân lành. Về kinh tế, chúng cũng cũng đẩy đất nước rơi vào cảnh kiệt quệ. Chúng đã tàn phá
môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong:
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt dò chim trá, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bầy hươu đen, nơi nơi cạm đặt
Tổn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Rồi thì:
“…Nay xây nhà, mai đắp đất, tay chân nào phuc dịch cho vừa
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi…”

Như vậy, với hàng loạt các hình ảnh chân thực, giàu tính biểu tượng, đoạn hai của bài cáo
như một bản cáo trạng đanh thép mà ở đó, tác giả Nguyễn Trãi đã vạch rõ những tội ác,
những hành động man rợn, ghê người của bọn giặc minh xâm lược.Chính những hành động
dã man đó đã khiến cho đời sống nhân dân khó khan,điêu linh, đói khổ,khiến cho môi trường
bị hủy diệt, gia đình li tán.

Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ
sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân
dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán” Với cái miệng rộng
và hàm răng quỷ dữ ấy chúng bắt nhân dân ta nay xây nhà mai đắp đất. Rồi ai phục dịch
chúng cho vừa, nặng nề và tan tác cả nghề canh cửi. Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân
ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người
người đều căm giận.. Câu văn cảm thán của Nguyễn Trãi cất lên như một lời nguyền, chất
chứa căm hờn, oán giận, xúc động lay tỉnh hồn người:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!
 Bằng cách sử dụng lặp cấu trúc, cách nói trùng điệp “Độc ác thay,dơ bẩn thay” tác giả đã lấy
trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân “cuồng
Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến
nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha lên ải Bắc...”, từng nếm mật nằm
gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là “giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi
ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ “nhút nhát”. Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý
chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến:
Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép:
“Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?”
Tội ác của giặc Minh đã vượt quá giới hạn của lẽ trời. Hành động của chúng dơ bẩn đến mức
không thể nào tha thứ nổi. Đứng trên lập trường nhân nghĩa thì đoạn văn là máu, là nước
mắt, thể hiện sự căm phẫn với kẻ thù.
Qua những phân tích nêu trên, hậu thế có thể thấy thảm cảnh chiến tranh tang thương đến
nhường nào, từ đó ra sức đấu tranh vì một cuộc sống độc lập tự do cố gắng gìn giữ nền hòa
bình dân tộc, chủ quyền cương vực lãnh thổ. Đồng thời, phải ra sức phấn đấu rèn luyện nhằm
cống hiến và xây dựng quốc gia giàu đẹp, ấy vậy mới xứng đáng với non sông mà ông cha
phải đánh đổi cả máu xương mới gìn giữa được.
Đã sáu trăm năm trôi qua, lịch sử cũng đã lùi vào dĩ vãng, nhưng Đại cáo bình Ngô vẫn
trọn vẹn sức sống như thuở ban đầu.Bằng các BPNT lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,đanh
thép,giọng văn hung hồn giàu sức thuyết phục, bản văn kiện lịch sử đã mang trong mình tầm
tư tưởng vĩ đại, có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác
của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho
cuộc chiến thắng của nhân dân ta. Tác phẩm chính là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ
người Việt Nam về lòng yêu nước, về tinh thần đấu tranh bảo vệ và dựng xây đất nước.

You might also like