You are on page 1of 3

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, là một toàn tài hiếm có, luôn được

nhà vua
trọng dụng, cảm phục. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn, nhà thơ vô cùng kiệt xuất và
đã để lại cho đời rất nhiều bài thơ lớn và một trong số đó có Bình Ngô đại cáo. Đây là
một tác phẩm đã để lại tiếng danh lớn đến nhiều thế hệ sau đó, nó được coi như bản
tuyên ngôn độc lập thứ hai. Và cùng với lời lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, Nguyễn
Trãi đã vạch trần cho ta thấy rõ được tội ác tày trời của giặc Minh.

“Vừa rồi:

Ai bảo thần dân chịu được”

Trước hết, Bình Ngô đại cáo thuộc thể cáo – một thể văn nghị luận có từ thời xưa. Đối
tượng sử dụng thể văn này thì thường là vua chúa hay thủ lĩnh, để trình bày một chủ
trương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn một sự kiện. Nó thường được viết bằng văn
xuôi hoặc văn vần, lối văn biền ngẫu cùng với lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu
chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục. Bình Ngô đại cáo được viết vào năm 1428, sau
khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình nhà Hậu Lê, đã sai Nguyễn Trãi viết bài
cáo này để tuyên bố cho toàn dân về chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta.

“Vừa rồi

Bọn gian tà bán nước cầu vinh”

Nguyễn Trãi đã vạch ra những âm mưu, tội ác tày trời của giặc Minh. Chữ “nhân, thừa
cơ” đã vạch trần luân điệu giả nhân giả nghĩa, phù Trần diệt Hồ, mượn gió bẻ măng
để đem quân sang xâm lược nước ta của kẻ thù. Từ đó mà chúng đã gây ra vô số tội
ác đối với nhân dân chúng ta.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

“dân đen, con đỏ” đều là những con người vô tội, lương thiện, họ quanh năm suốt
tháng chỉ gắn bó với căn nhà mảnh vườn, ấy thế là lại bị chúng hành hạ một cách dã
man, tàn độc. Chúng đã tìm mọi cách để tiêu diệt nòi giống của nước ta, đến cả nhữn
“con đỏ” – những em bé sơ sinh chúng cũng không buông tha. Hành động “nướng,
vùi” đã càng làm sâu sắc hơn về sự tâm cơ, vô lương tâm của chúng. Không những
thế, chúng còn áp đặt thuế nặng, bóc lột nhân dân ta.
“Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Kẻ bị đem vào núi đãi cát, tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc”

Chúng tăng sưu cao, thuế nặng, bóc lột của cải, vật chất của nhân dân, đẩy nhân dân
ta vào cuộc sống bần cùng, khổ cực. Không chỉ vậy, chúng còn bóc lột sức lao động
của dân ta, khiến những người dân phải sức cùng lực kiệt. Chúng bắt ta phải đi
“xuống biển dòng lưng mò ngọc”, “vào nũi đãi cát tìm vàng”, đây vốn là những công
việc nặng nhọc, tốn nhiều công sức, ấy thế mà ta vẫn phải còng lưng ra để làm theo
lời chúng. Không những thế, chúng còn hủy hoại đi môi trường sốn của nước ta, vơ
vét hết của cải của những người dân nghèo:

“Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới trăng,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụng khốn cùng”

Giặc Minh ra sức vơ vét của cải, sản vật quý của đất nước ta để thỏa mãn ham muốn
vinh hoa phú quý, ăn chơi sa đọa của chúng mặc kệ cho những người dân lành phải
đánh đổi bằng cả tính mạng của mình. Biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh, ghi them vào
trang sách sử những tội ác nhơ nhuốc không thể rửa sạch của chúng. Chúng tàn sát
bất kể mọi thứ, ngay cả thiên nhiên, môi trường sống cũng bị hủy hoại, khiến cho
cuộc sống của nhân dân trở nên lầm tham, khốn cùng.

“Thằng há miệng, đứa nhe rang, máu mỡ bấy no nê chưa chán

Tan tác cả nghề canh củi”

Lũ quân xâm lược lúc này hiện lên với hình ảnh của một con thú dữ hung ác, tàn bạo.
Nguyễn Trãi đã rất khéo léo trong việc sử dụng thủ pháp đối lập, vừa nhấn mạnh tội
ác dã man, dơ bẩn cảu kẻ thù, lại vừa thể hiện thái độ ghê tởm, căm thù, khinh bỉ cao
độ trước chúng. Chúng khiên cho nhân dân ta phải rơi vào khốn khó, đã khổ nay lại
còn khổ hơn.

“Độc ác thay Trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Ai bảo thần dân chịu được?”


Trong bốn câu thơ cuối cùng của đoạn hai, nhà thơ đã khéo léo sử dụng nghệ thuật
phóng đại kết hợp với những câu hỏi tu từ, lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh
với cái vô hạn (tội ác của kẻ thù), lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô
cùng (sự dơ bẩn của giặc). Điều đó đã nhấn mạnh tội ác của kẻ thù, đó là những tội ác
tày trời khiến trời không dung, đất không tha của giặc, đồng thời cũng thể hiện rõ
thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả. Thủ pháp liệt kê, đối lập, so sánh, phóng đại
kết hợp với ngôn từ giàu hình ảnh, giọng điệu khi uất hận lúc trào sôi, thể hiện được
sự căm thù kẻ địch đến tột cùng của Nguyễn Trãi. Đây giống như là một bản án đanh
thép, đẫm máu và nước mắt, nó đã chứa đựng đầy đủ những yếu tố của một bản
tuyên nhân quyền.

Với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận sắc bén và văn chương trữ tình, mang
đậm cảm hứng anh hùng ca, thì Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vừa nếu cao lên tư
tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập của dân tộc, vừa tố cáo lên những tội ác tày trời,
sự dơ bẩn, độc ác của kẻ thù. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng đã tuyên bố độc lập và
Bình Ngô đại cáo thì giống như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, là một áng “thiên
cổ hùng văn” của dân tộc ta.

You might also like