You are on page 1of 20

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Nguyễn Trãi là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh
đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. về sự nghiệp văn chương, ông có
nhiều tác phẩm lớn, trong đó Bình Ngô Đại Cáo là một tác phẩm nổi tiếng.

Bài cáo không chi là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngô, hơn
thế, tác phẩm đã trở thành áng thiên cố hùng văn,là bản tuyên ngôn của dân tộc.
Bài cáo được Nguyễn Trãi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiên
chống quân Minh xâm lược đang thắng lợi, nước ta bảo toàn được nền độc lập, tự
chủ, hòa bình. Tác phẩm viết theo thể cáo, có nội dung thông báo một sự kiện
trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công bố trước toàn dân. Trong đó, cốt lõi
là phần đầu tác phẩm với lý tường nhân nghĩa được thế hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

....

Chứng cứ còn ghi.

Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi
sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyên Trãi đã
định nghĩa nhân nghĩarất lạ. Theo ông nhân nghĩa tức là phải yêu dân, phải lo đặt
hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đâu vì hạnh phúc đó:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điêu phạt trước lo trừ bạo

Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với
Nguyễn Trãi, nhân nghĩagiờ đây không còn là khái niệm mà phái biên nó thành
hành động, thành việc nhân nghĩa.

Vì cái đích rất cụ thê là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm
than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng. Tiếp theo bài
cáo, Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: Nhir nước
Đại Việt ta từ trướcvà khẳng định: Vốn xưng nên văn hiến đã lâu.Đúng thế đây là
một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những
phong tụctập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quổc gia nào khác, và quan
trọng hơn nữa, đã bao thế ki qua, nó vẫn cứ tổn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên
cạnh các triều đại của các hoàng đế Trung Hoa.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Vâng, nước Đại Việt đã bao đời nay vẫn hùng mạnh như thế. Tuy đất nước này chi
là một quốc gia nhỏ bé thôi nhung cũng dám xưng đếnhư ai, quyết không chịu làm
vươngdưới chân kẻ khác và còn là một quốc gia đầy nhân nghĩa.

Và sau cùng, Nguyễn Trãi đã rất hả hê khi nhắc lại những chiến công oanh liệt do
những anh hùng hào kiệt nước Đại Việt lập nên. Ông như muôn cười vào mũi bọn
phương Bắc - cái lù đã xem nước ta như một quận huyện nhò của chúng, cái lũ chi
tham công, thích lớn, thậm chí còn trắng trợn muôn làm cỏ nước Nam - thế mà lại
thua thảm hại, thua hết sức nhục nhã mỗi khi giao chiên với nước Nam nhò bé ấy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi.

Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất
nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và
nhờ lấy nhân nghĩalàm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như
vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những ké không có chút
nhân nghĩađó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng
của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sống này và ông đã
thể hiện lòng yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ
phai nhạt theo năm tháng và thời gian.

Đoạn hai của tác phẩm với những lí luận sắc sảo, đanh thép, chứng cứ xác
thực, đã vạch mặt lũ ngoại xâm với mưu mô, thủ đoạn dơ bẩn và sự tàn bạo, độc ác
của chúng.
Bằng biện pháp phóng đại, Nguyễn Trãi đã chỉ rõ những điều bại hoại nhân nghĩa,
luân lí mà giặc Minh đã làm với dân tộc ta qua hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam
Sơn không ghi hết tội” và “Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Thực vậy, tội ác chúng gây ra nhiều không kể xiết đến nỗi ghi tạc chúng lên thân
trúc Nam Sơn cũng chẳng hết, hình tượng này cho thấy sự căm phẫn lên đến tột độ
của nhân dân đối với sự bạo ngược của quân xâm lược. Chẳng những quá đỗi tàn
bạo, giặc Minh còn thi hành những chính sách hết sức nhơ bẩn, đê hèn và quỷ
quyệt nhằm bẻ gãy ý chí dân tộc, tinh thần chiến đấu và âm mưu biến nước ta
thành quận huyện, đồng hóa dân tộc ta thành người Hán và vĩnh viễn xóa sổ người
Việt khỏi cõi trời đất. Chính vì lẽ ấy mà tác giả Nguyễn Trãi đã dành hẳn một phần
lớn trong tác phẩm để đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hùng hồn nhằm luận tội lũ
giặc tàn bạo và xảo quyệt.
Chính sử Việt Nam chép rất rõ về những chính sách cai trị vô cùng thâm độc trong
ngót hai mươi năm đô hộ nước ta, song phần nhiều đều biên soạn dựa theo những
bản ghi chép của Nguyễn Trãi, đặc biệt là “Đại cáo bình Ngô”, ấy cũng bởi mưu sĩ
họ Nguyễn là người trực tiếp sống và chiến đấu trong giai đoạn nước ta bị giặc
Minh xâm lược. Từ đó có thể thấy, những luận cứ trong bài đại cáo hết sức xác
thực và giàu tính chiến đấu. Qua tác phẩm, tác giả đã tố cáo tội ác dã man của bè lũ
xâm lược và bán nước:
“…Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
Bọn gian tà bán nước cầu vình…”
Từ đây, từng câu từng chữ trong tác phẩm đều như một nét mực châm phá nên bức
tranh về bối cảnh loạn lạc của đất nước, vè sự xảo trá, “mượn gió bẻ măng” và
nham hiểm của giặc Minh. Chúng sử dụng chiêu bài xâm lược “phù Trần diệt Hồ”
với quân bài chủ chốt Trần Thiêm Bình nhằm mua chuộc quý tộc nhà Trần về phe
chúng để đô hộ nước ta Những chính sách của chúng đều sặc mùi dối trả, phỉnh
gạt:
“…Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm…”
Chính từ đó, người đọc thấy rõ sự nhơ nhuốc, bại hoại nhân nghĩa và xảo quyệt
không lường của bọn xâm lược:
“…Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…”
Chung quy lại, mục đích duy nhất mà giặc Minh hướng đến khi gót giày chúng
dẫm lên lãnh thổ Đại Việt là đô hộ và cai trị, âm mưu xóa sổ và thôn tính nước ta,
vì lẽ đó nên những điều ngụy biện của chúng chẳng thể dối gạt nhân dân Việt Nam,
và tội ác, thủ đoạn của chúng thật là “Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch
mùi”
Sau khi chỉ rõ âm mưu và sự bẩn thỉu trong kế sách xâm lược của quân Minh, tác
giả bắt đầu chuyển mạch ngôn từ và liệt kê hàng loạt tội ác của chúng:
“…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…”
Không từ thủ đoạn, quân xâm lược tàn sát người vô tội chẳng những nhằm thỏa
mãn thú tính và bản chất hung tàn của chúng mà còn âm mưu diệt chủng dân nước
Nam, ép những người không phục tùng chúng phải đi vào chỗ chết. Chẳng những
vậy, đối với những cuộc đấu tranh chống lại sự tàn độc của lũ xâm lược, chúng
chẳng ngại ngần dìm những cuộc khởi nghĩa vào bể máu, gây cảnh binh đạo. CHưa
hết, giặc Minh còn ra sức vơ vét của cải, sản vật quý hiếm của nước Nam để thảo
mãn nhu cầu vật chât, thú vui xa hoa vô lối của chúng bằng cách bóc lột, bức ép
người Việt phải săn lùng sản vật để cống nộp bất chấp mạng sống:
“…Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi đặt cạm…”
Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã tài tình khắc họa về thảm cảnh tang tóc do chính
sách cai trị tàn bạo và vô luân lí của giặc Minh gây nên. Không dừng lại ở đó, quân
xâm lược còn thi hành hàng loạt biện pháp man rợ khác nhằm bóc lột sức lao động,
vắt kiệt sinh khí của nước ta, đồng thời tàn phá kế sinh nhai của nhân dân:
“…Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng…”
Rồi thì:
“…Nay xây nhà, mai đắp đất, tay chân nào phuc dịch cho vừa
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi…”
Tất cả những tội ác của chúng đều được vạch rõ và chứng minh bằng những chứng
cứ xác đáng, không thể chối cãi, rồi dồn lại vào hình tượng đối lập giữa lũ giặc mọi
rợ hùng bạn với người dân nhỏ bé bị chúng hành hạ, vắt kiệt sức lực, mồ hôi, máu
và nước mắt:
“…Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bất no nê chưa thỏa…”
Bại hoại nhân nghĩa, trời bất dung, đất bất thứ là những thứ dùng để diễn tả về
những tội ác đẫm máu của quân Minh trên đất Đại Việt. Tất cả đều được ngòi bút
sắc hơn ngọn giáo của Nguyễn Trãi ghi tạc vào sử sách bằng giọng điệu uất hận
nghẹn ngào kết hợp với biện pháp phóng đại, hình ảnh kì vĩ, vô tận, tội ác chồng
chất bị phơi bày trong bản cáo trạng đẫm máu và nước mắt. ở đây, bản tuyên ngôn
độc lập còn có giá trị như một bản tuyên ngôn nhân quyền, vạch rõ sự bại hoại
nhân nghĩa của quân thù:
“…Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thân nhân chịu được…”
Tội ác mà thần bất dung, nhân bất thứ thì quả thật là “Độc ác thay, trúc Nam Sơn
không ghi hết tội.”
Qua những phân tích nêu trên, hậu thế có thể thấy thảm cảnh chiến tranh tang
thương đến nhường nào, từ đó ra sức đấu tranh vì một cuộc sống độc lập tự do cố
gắng gìn giữ nền hòa bình dân tộc, chủ quyền cương vực lãnh thổ. Đồng thời, phải
ra sức phấn đấu rèn luyện nhằm cống hiến và xây dựng quốc gia giàu đẹp, ấy vậy
mới xứng đáng với non sông mà ông cha phải đánh đổi cả máu xương mới gìn giữa
được.
Tóm lại, qua đoạn hai của “Đại cáo bình Ngô”, có thể thấy rõ sự tàn bạo, thâm
hiểm, độc ác của giặc xâm lược, tất cả được khắc họa chi tiết nhờ nghệ thuật chính
luận tài tình của Nguyễn Trãi. Qua đó, hậu thế thấy được giá trị của việc bảo vệ và
gìn giữ non sông gấm vóc Việt Nam.
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi. Trong bia Vĩnh Lăng, các bài
thơ “Hạ tiệp”, "Đề kiếm "… đều có nói đến Lê Lợi, nhưng chỉ trong "Bình Ngô đại
cáo ”, Lê Lợi mới được thể hiện một cách tuyệt đẹp, tiêu biểu cho tinh hoa và khí
phách của Đại Việt. Là một anh hùng của nhân dân giàu lòng yêu nước, nuôi chí
lớn phục thù, phục quốc, đã từng nhiều năm mai danh ẩn tích đón đợi thời cơ:

“Ta đây

Núi Lam Sơn dấy nghĩa.

Chốn hoang dã nương mình”.


Con người ấy đã gắn bó với nhân dân, đã đau trong nỗi đau lầm than của dân tộc,
đã “nếm mật nằm gai”, đã “đau lòng nhức óc suốt mấy chục năm trời”, quyết
không đội trời chung với giặc:

"Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống”.

Con người ấy tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, có một nhãn quan lịch sử nhìn suốt
thời gian và nắm chắc vận mệnh dân tộc:

“Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫmtrước đến nay: lẽ hưng phế đắn do càng kỹ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoan một nỗi đồ hồi

Ngày đầu khởi nghĩa, quân không quá 2.000 người, có lúc “cơm ăn thì sớm tối
không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh … khí giới thì thật tay
không”.(Quân trung từ mệnh tập). Thế và lực, giữa ta và giặc vô cùng chênh lệch:
“Vừa lúc cờ khỏi nghĩa dấy lên – Chính lúc quân thù đang mạnh”Khó khăn, thử
thách chồng chất nặng nề. Ngặt nghèo nhất là thiếu nhân tài hào kiệt:

"Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

Nhân tài như lá mùa thu.

Việc bôn tẩu thiếu kẻ dỡ đần,

Nơi duy ác thiếu người bàn bạc”.

Người anh hùng áo vải Lam Sơn, một mặt "Cổ xe cầu hiển, thường chăm chắm còn
dành phía tả”, mặt khác nêu cao quyết tâm “gắng chí phục thù gian nan”, đồng cam
cộng khổ với tướng sĩ, đoàn kết toàn dân để đánh giặc:

"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Sức mạnh của nghĩa quân bắt nguồn từ sức mạnh vô tận của nhân dân, của lực
lượng đông đảo "manh lệ chi đồ tứ tập”, của đoàn nghĩa sĩ "phụ tử chi binh nhất
tâm”. Điều đó cho thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh nhân dân
do người anh hùng áo vải lãnh đạo. Sức mạnh của nhân dân, tài năng xuất chúng
của lãnh tụ là nguồn gốc của chiến thắng. Người anh hùng ấy là một thiên tài quân
sự "sách lược thao suy xét đã tinh… lẽ hưng phê đắn đo càngkỹ”. Người anh hùng
ấy đã phát huy tinh hoa nền quân sự Việt Nam, để chỉ đạo chiến tranh, phát huy
mọi tiềm năng của dân tộc, của tướng sĩ để chiến đấu và chiến thắng:

"Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

Có thể nói, cảm xúc trữ tình trong "Bình Ngô đại cáo” được thể hiện qua hình ảnh
Lê Lợi, người anh hùng nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi vừa bình dị, vừa vĩ đại, vị
cứu tinh của đất nước xuất hiện và nếm trải bao cay đắng lầm than cùng nhân dân,
từ máu đổ xương tan mà “nên công oanh liệt ngàn năm”. Nguyễn Trãi đã có sự
nhập thân, hoá thân kì diệu khi thể hiện tài trí, khí phách và tầm vóc vĩ đại của Lê
lợi, một mặt nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hiến Việt Nam, mặt
khác cũng thể hiện nhân cách, chí hướng, tài trí và tâm huyết của mình. Với cảm
hứng anh hùng và cảm xúc trữ tình, Nguyễn Trãi đã dành những câu văn, đoạn văn
đẹp nhất khi khắc hoạ hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn.

Nếu ở đoạn 3 ns về quá trình chiến đầu gian khổ và sự toàn thắng của KN Lam
Sơn, thì đoạn cuối đã tuyên bố chiến thắng và nêu lên bài học lsử.

đoạn thơ này cũng chính là đoạn thơ cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự
hào. Bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư. 

Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài học lịch sử:
Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy
vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây
dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật
tươi sáng, huy hoàng.  

Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm
nay và tương lai ngày mai cũng là bởi "nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp
đỡ", nhờ có chiến công trong quá khứ: "Một cổ nhung y chiến thắng, nên công
oanh liệt ngàn năm". Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và
tương lai đất nước đã hòa quyện với cảm hứng về vũ trụ khi "bĩ", khi "hối" nhưng
quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng phát họa sâu đậm niềm tin và
quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận xuất sắc bậc nhất trong văn học
Việt Nam thời trung đại, có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn
chương, là sự vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. Sự kết hợp giữa lí lẽ và
thực tiễn, giữa bút pháp tự sự, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca, cùng với
những hình ảnh giàu sức biểu cảm giúp cho bài cáo có sức thuyết phục và hấp dẫn
cao.

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

Bài "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) do Thân Nhân Trung soạn năm
1484 thời Hồng Đức. Bài kí này được khắc đá hiện còn ở Văn miếu (Hà Nội).

   Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ Tiến Sĩ làm
quan dưới thời Hồng Đức có văn tài lỗi lạc, đức trọng tài cao từng được vua Lê
Thánh Tông tin dùng ban chức "Tao đàn phó nguyên suý".Câu mở đầu cho ta biết
Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông uỷ thác cho trọng trách. Một cách nói
vừa kính cẩn, vừa khiêm nhường:

"Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cuối
đầu mà làm bài kí rằng …".

   Các tiến sĩ được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu là những hiền tài, những người
học rộng, tài cao và có đạo đức. Tác giả coi "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
khẳng định nguyên khí có hệ trọng với sự thịnh suy, hưng vong của đất nước.
Cách lập luận của tác giả rất chặc chẽ và đầy sức thuyết phục:

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên
cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".
   Câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, ngôn từ trang nhã, phép đối của thể văn cổ biền
ngẫu được vận dụng tài tình. Từ xưa đến nay, câu văn này được nhiều nhà viết sử
nhắc lại, được nhiều người ghi nhớ và truyền tụng, càng đọc càng suy ngẫm, ta
càng thấy rõ: khi hiền tài xuất hiện như hoa mùa xuân thì quốc gia cường thịnh,
khi "tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu" thì vận nước khó khăn,
yếu hèn.

   Tiếp theo Thân Nhân Trung nói về sự quan tâm đào tạo nhân tài là chính sách
hàng đầu, là điều quan tâm đặc biệt: 'Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng
ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí" làm
việc đầu tiên. Triều đình nhà Lê, từ năm 1439 trớ đi đã có nhiều việc làm biệt đãi
và quý trọng kẻ sĩ. Nào là "đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật".
Nào là "nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Vân hỉ". Sau
mỗi khoa thi kén được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên, "Triều đình mừng được người
tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất". Đó là các việc như đặt ra lệ
xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những
người đỗ đạt cao.

   Làm thế vẫn chưa đủ, nên vua Lê Thánh Tông, vị thánh minh lại cho khắc tên
các tiến sĩ vào bia đá đặt ở cửa Hiền Quan (Quốc Tử Giám) nhằm mục đích
"khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức
giúp vua". ý nghĩa sâu xa của việc "dựng đá đề danh ở cửa Hiền Quan" thể hiện
việc đào tạo và bồi dường nhân tài, ươm nguồn nguyên khí quốc gia, dược tổ tiên
ông cha ta đặc biệt coi trọng, đâu phải là "chuộng văn suông, ham tiếng
hão".Trách nhiệm, nghĩa vụ của "kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh" phải như thế
nào? Phải "tự trọng tấm thân" rèn đức rèn tài, phải "ra sức báo đáp' ân đức minh
quân thánh đế.

   Sau khi ca ngợi những tiến sĩ "đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị
bình suốt mấy chục nãm, được quốc gia tin dùng", Thân Nhân Trung đã nghiêm
khắc chỉ trích "những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn
gian ác".

   Cuối bài văn, tác giả nói lên lợi ích to lớn, tác dụng to lớn của việc dựng bia tiến
sĩ ở Vãn Miếu: "kẻ ác lấv đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ
vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố
mệnh mạch cho nhà nước". Lí lẽ sắc sáo, lập luận chặt chẽ, đối ý đối lời mạch lạc,
giọng văn trang trọng, càng đọc ta càng thấy ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ tiên ông
cha ta ngày xưa dựng bia đá đề danh tiến sĩ.

   Trong "Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi tự hào viết:

    "Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến từlâu".

   Đọc bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" ta càng hiểu rõ sâu hơn nền văn
hiến của dân tộc. Chính việc "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng
nguyên khí, (dựng bia tiến sĩ đã góp phần to lớn xây nền văn hiến ngày thêm rạng
rỡ).Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là lấy việc giáo dục
làm quốc sách, coi trọng việc đào tạo nhân tài, biệt đãi kẻ sĩ để công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

Có thể nói tiểu thuyết chương hồi là thể loại đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất trong kho tàng

văn học thời Minh - Thanh ở Trung Quốc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng thời kì này phải kể

đến "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Ông là tác giả đã có những đóng góp xuất sắc cho

thể loại tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh và "Tam quốc diễn nghĩa" có ảnh hưởng sâu sắc đến

Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đây là tác phẩm lớn gồm 120 hồi được ra đời vào đầu thời nhà Minh (1368 - 1644) kể chuyện "cát

cứ phân tranh" của ba tập đoàn phong kiến Ngụy - Thục - Ngô với các cuộc chiến tranh diễn ra liên

miên, đời sống nhân dân khổ cực trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đoạn trích "Hồi

trống Cổ Thành" thuộc hồi 28 của tác phẩm. Nội dung của đoạn trích kể về việc Quan Công đưa hai

chị đến Cổ Thành thì biết Trương Phi đang chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân liền sai Tôn Càn

vào thành báo tin để Trương Phi ra đón hai chị. Gặp lại Trương Phi, Quan Công "mừng rỡ vô cùng"

còn Trương Phi do hiểu nhầm Quan Công "hàng Tào Tháo" nên "múa xà mâu chạy lại đâm Quan

Công". Đang trong lúc phân trần sự thật thì quân Tào kéo đến, Quan Công đã lấy đầu của Sái

Dương - tên tướng cầm đầu quân Tào. Sau này, Trương Phi mới tin Quan Công và "mời hai chị vào

thành".
Đoạn trích này đã khắc họa thành công hai nhân vật Trương Phi và Quan Công với những đặc điểm

tính cách nổi bật. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi là anh em kết nghĩa nơi vườn đào, có lời thề

sống chết bên nhau. Họ cùng có chí khôi phục lại nhà Hán, mang lại thái bình cho đất nước và sự

ấm no cho nhân dân. Kẻ nào phản bội lại nghĩa tình anh em thì đó là kẻ bất trung, bất nghĩa. Trước

đó, họ nương náu dưới trướng Tào Tháo nhưng khi hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo

nên họ đã bỏ đi. Vì phải "hộ tống hai chị dâu nên Quan Công tạm hàng Tào Tháo với điều kiện hàng

Hán chứ không hàng Tào". Tào Tháo tìm mọi cách thu phục Quan Công nhưng khi biết tin Lưu Bị

đang ở bên Viên Thiệu thì Phi trả hết con dấu, châu báu, lên đường tìm anh. Đến Cổ Thành thì

Quan Công gặp Trương Phi và bị Trương Phi hiểu nhầm.

Với tính tình nóng nảy, cương trực, Trương Phi "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét

như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Trương Phi "hầm hầm quát" người anh em kết

nghĩa vườn đào với mình năm xưa: "Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?" và quyết liều

sống chết với Quan Công.Trương Phi không nghe bất cứ một lời giải thích nào từ Quan Công, Cam

phu nhân, Mi phu nhân và Tôn Càn. Trương Phi không xưng hô lễ nghi như "nhị ca" -"tiểu đệ" mà

xưng "tao" - "mày", gọi Quan Công là "nó", là "thằng phụ nghĩa". Điều ấy chứng tỏ Trương Phi là

con người thẳng thắn, không thể dung tha cho kẻ đã phản bội anh em, làm những điều phi nghĩa.

Nhân vật này còn quả quyết khẳng định: "Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết chứ không

chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?" Đó là câu nói thể hiện lí lẽ, quan điểm và sự

dứt khoát của Trương Phi. Bậc bề tôi quyết trung thành với vua, thà chịu chết chứ không chịu đầu

hàng kẻ thù.

Mâu thuẫn giữa hai nhân vật được La Quán Trung đẩy lên cao trào khi Trương Phi trông thấy quân

Tào kéo đến do Sái Dương dẫn đầu, "vác đao tế ngựa xông đến". Vốn đã nghi ngờ Quan Công

ngay từ đầu nên khi trông thấy cảnh tượng "bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu

phấp phới chính là cờ Tào" như đến để bắt mình nên Trương Phi lại càng nổi giận và "múa bát xà

mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Khi Quan Công tỏ lòng thực của mình bằng cách chém tên

tướng Sái Dương thì Trương Phi cũng kiên quyết ra điều kiện: "Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh

ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy". Đây là cơ hội để Quan Công chứng minh được sự

trong sạch và tấm lòng ngay thẳng, trung nghĩa của mình.
Chưa dứt một hồi trống, "đầu Sái Dương đã lăn dưới đất", "quân Tào chạy tan tác" nhưng kết quả

ấy cũng chưa thuyết phục được lòng tin của Trương Phi. Chỉ khi nghe một tên lính kể chuyện Sái

Dương nghe tin Quan Công giết cháu ngoại mình bèn "nổi giận đùng đùng" muốn sang Hà Bắc

đánh Quan Công nhưng Tào Tháo không cho đi, "nhân sai Nhữ Nam đánh Lưu Tích" không ngờ đi

đến Cổ Thành gặp Quan Công thì lúc đó Trương Phi mới "tin anh là thực" và "mời hai chị vào

thành". Hai người chị kể cho Trương Phi nghe những việc mà Quan Công trải qua khiến Trương Phi

"rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường". Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu

chuyện và hoàn cảnh của người anh kết nghĩa thì đã tin tưởng và phục thiện. Đó là một trong

những vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này.

Bên cạnh đó, tác giả La Quán Trung cũng khắc họa nhân vật Quan Công với tính cách khiêm

nhường, trung nghĩa, thủy chung với tình anh em kết nghĩa vườn đào. Khi gặp được Trương Phi,

Quan Công "mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón". Ngay cả khi

bị Trương Phi gọi là "mày", "thằng","nó" nhưng Quan Công vẫn giữ cách xử sự đúng mực, độ lượng

khi gọi Trương Phi là "em" và "hiền đệ". Quan Công hết sức bình tĩnh khi "tránh mũi mâu", nhờ hai

chị làm nhân chứng cho sự trung thành của mình. Không những thế, Quan Công rất coi trọng tình

nghĩa anh em đã có và muốn chứng minh điều ấy qua hành động chém Sái Dương "để tỏ lòng

thực". Trước sự nghi ngờ của Trương Phi lớn như vậy nhưng Quan Công vẫn giữ được bình tĩnh và

sự từ tốn của bản thân để minh oan.

Hồi trống có ý nghĩa thâu tóm toàn bộ linh hồn, mang lại không khí chiến trận cho đoạn trích. Đó là

hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của ba anh em của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Đoạn
trích đã thể hiện được tính cương trực của Trương Phi và lòng trung nghĩa của Quan Công. Kết cấu

của "Hồi trống Cổ Thành" như một vở kịch hoàn chỉnh và mang những đặc điểm nghệ thuật tiêu

biểu của tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" không chỉ phơi bày cục diện

chính trị Trung Hoa lúc bấy giờ mà còn để lại những bài học về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo,

các cách ứng xử của bậc quân tử. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác phẩm luôn có sức hấp dẫn

đối với các thế hệ bạn đọc.

Phân tích nhân vật Trương Phi - Mẫu 1


Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng
nhất thời trung đại. Tác phẩm có hàng trăm nhân vật, những mỗi nhân vật luôn được tái
hiện với tính cách ngoại hình riêng. Và trong số những nhân vật đó, ta không thể không
nhớ đến Trương Phi, bộc trực, thẳng thắn, trượng nghĩa. Vẻ đẹp của nhân vật được
thể hiện rõ nhất trong đoạn trích Hồi trống cổ thành.
Tác phẩm ra đời vào đầu thời Minh, kể về một nước chia ba (cát cứ phân tranh) trong
gần trăm năm của Trung Quốc thời cổ thời kì thế kỉ II – thế kỉ III. Và nổi lên ba thế lực
chính: thế lực của Tào Tháo, thế lực của Vương Quyền, thế lực của Lưu Bị. Tác phẩm
phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh, cá
lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh. Thể hiện mong muốn
của nhân dân: hòa bình, ổn định, thống nhất.
Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp
lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào
Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để
minh chứng sự trong sạch của mình.
Trương Phi vốn mang trong mình tính cách bộc trực, thẳng thắn, không bao giờ có nữa
lời nói dối, không mập mờ, úp mở. Quan điểm, lập trường này của Trương Phi được
thể hiện rất rõ ràng, rạch ròi qua câu nói với hai chị dâu cũng chính là để nói với Quang
Công: “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai
chủ”. Theo quan niệm phong kiến, người trung thần là người chỉ thờ một chủ, sống chết
chỉ có một chủ đó mà thôi, còn ai thờ hai chủ, ấy là kẻ phản bội. Từ lập luận đó, Trương
Phi suy xét, phán đoán về sự xuất hiện của Quang Công. Quan Công đột nhiên trở về
sau khi đã bội nghĩa vườn đào, bỏ lại anh mà đầu hàng Tào Tháo, vốn là kẻ thù lớn của
Lưu Bị. Không chỉ vậy Quan Công khi ở dưới trướng Tào Tháo còn được phong hầu tứ
tước, Quan Công đã quy phục Tào Tháo. Bởi vậy sự trở về của Quan Công là để đánh
lừa Trương Phi, hòng chiếm Cổ Thành. Thêm vào đó hành động Trương Phi dẫn theo
quân mã càng làm cho Trương Phi tin tưởng vào nhận định của mình hơn. Trước
những chứng cớ, suy luận quá rõ ràng, Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công.
Buộc tội Quan Công vong ân, bội nghĩa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp
tao nữa”. Không dừng lại ở đó Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất trung: “Mày đã
bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu
sống chết với mày”. Và cuối cùng buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân: “Mày cũng nói
láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó”. Những lời buộc tội này đều xuất phát
từ tính cách của Trương Phi, đây là sự bộc trực, thẳng thắn, chỉ tin những gì mình thấy,
đây là tính cách cần có của một trung thần.
Từ những suy luận, những gì mình chứng kiến Trương Phi đã có phản ứng hết sức
quyết liệt với Quan Công. Khi Tôn Càn báo tin Quan Công mời Trương Phi ra đón,
Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một
nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”, Trương Phi sẵn sàng giao chiến. Khi vừa nhìn
thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà
mâu, chạy lại đâm Quan Công”. Quan Công cất lời hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát,
xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công phản bội. Dù được hai chị dâu cùng Tồn Càn
thanh minh cho Quan Công nhưng Trương Phi gạt đi tất cả vẫn luôn giữ vững những
lập luận và suy xét của mình. Nhất là khi toán quân mang cờ Tào kéo đến, Trương Phi
càng giận dữ hơn và quát: “bây giờ còn trối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào kéo đến
là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công và ngay lập tức Trương
Phi lấy bát xà mâu, xông đến đâm Trương Phi.
Trước yêu cầu của Quan Công chứng thực lòng trung thành của mình bằng cách chém
đầu tướng Tào, Trương Phi nhận lời, nhưng đưa ra điều kiện thử thách Trương Phi, là
phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống. Đây quả là thử thách rất lớn đối với Quan
Công, nó vừa dùng để minh chứng cho sự trong sạch, vừa cho thấy tài năng của Quan
Công. Vậy tại sao chỉ là ba hồi trống mà không phải năm hồi trống. Nếu năm hồi trống
sẽ là quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nẩy, vội vã của Trương Phi, đồng thời
năm hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công. Bởi vậy, ba hồi là hợp lí nhất. Đồng
thời, khi đưa ra điều kiện là ba hồi trống Trương Phi cũng ngầm thể hiện, gửi gắm niềm
hi vọng với Quan Công, rằng Quan Công vẫn như xưa, không phản bội anh và chính
mình.
Và Quan Công đã không để Trương Phi phải thất vọng. Trong ba hồi trống đã hạ gục
tướng của Tào Tháo, lòng trung của Quan Công đã được chứng thực. Đó cũng là giờ
phút bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu lúc đầu Trương Phi giận dữ, nóng nảy bao nhiêu
thì đến đây lại thận trọng bấy nhiêu, khác hẳn tính cách thông thường của Trương Phi.
Trương Phi làm như vậy là bởi rất sợ tình nghĩa anh em bị nên cần phải có thời gian để
chứng thực lòng trung của Quan Công. Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái
Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với Sái Dương “giết cháu
tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn.
Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi, khi ấy
Phi mới tin anh là thực. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của hai chị dâu kể về quá trình vất
vả, khó khăn biết bao nguy hiểm mà Quan Công đã phải trải qua, và Trương Phi đã
hiểu ra mọi chuyện. Giọt nước mắt của Trương Phi đã cho thấy rõ tấm lòng, tình cảm
của Trương Phi với Quan Công.
Nhân vật được xây dựng chủ yếu qua lời đối thoại và hành động. Qua đó bộc lộ rõ suy
nghĩ, tính cách nhân vật – Trương Phi một người bộc trực, nóng nảy nhưng cũng hết
sức tình nghĩa. Cốt truyện như một màn kịch giàu kịch tính, gây sức hấp dẫn với người
đọc. Chi tiết truyện đặc dắc, đặc biệt là chi tiết hồi trống có ý nghĩa thách thức và minh
oan.
Bằng cốt truyện hấp dẫn, với những chi tiết đặc sắc đoạn trích đã cho thấy tính cách
bộc trực, thẳng thắn của Trương Phi - vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật. Đồng thời qua
đoạn trích còn ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng
trung nghĩa.

Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

"Truyền kì mạn lục" là tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Dữ trong nền văn học Việt Nam mà cụ

thể hơn là văn học thời kì trung đại.Tác phẩm này ra đời vào khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XVI,

bao gồm 20 truyện được viết bằng chữ Hán.Một trong những truyện tiêu biểu của "Truyền kì mạn

lục" là "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên".

Truyền kì là "một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang

đường.Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ

có sự tương giao".Đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc bao thế hệ.Ẩn

đằng sau những chi tiết hoang đường ấy là những vấn đề then chốt của hiện thực, những quan

niệm, tư tưởng và thái độ của tác giả."Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" kể về việc kẻ sĩ Ngô Tử
Văn đốt đền của viên Bách hộ họ Thôi đã tử trận làm yêu làm quái, gây hại cho dân lành.Hắn đe

dọa và kiện Tử Văn ở Minh ti. Được Thổ công mách bảo cách đối phó với tên hung thần ấy nên khi

bị giải đi xuống âm phủ Ngô Tử Văn đã vạch trần những tội ác mà hồn viên Bách hộ gây ra. Kẻ ác bị

trừng phạt, Ngô Tử Văn được sống lại.Nhờ sự tiến cử của Thổ công mà chàng được nhận một

chức phán sự ở đền Tản Viên.Sau đó, Tử Văn "thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất".

Nhân vật Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ giới thiệu một cách trực tiếp bằng những lời văn ngắn gọn:

"Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng

nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương

trực".Đó cũng là những lời văn thể hiện thái độ ngợi khen về tính cách, phẩm chất con người Ngô

Tử Văn của tác giả.Tức giận vì không thể chịu được sự gian tà nên chàng đã đốt đền của viên Bách

hộ họ Thôi đã tử trận "làm yêu làm quái trong dân gian".Trước khi thực hiện hành động này, Tử Văn

đã "tắm gội sạch sẽ, khấn trời" rồi châm lửa đốt. Trong khi tất cả mọi người xung quanh đều lo sợ

thay cho chàng thì chàng "vẫn vung tay không cần gì cả", không mảy may suy nghĩ đến hậu quả

khôn lường. Hành động đốt đền của Tử Văn đã thể hiện sự quyết liệt, dũng cảm, ngay thẳng, chính

trực của một kẻ sĩ trong xã hội.Chàng tiêu diệt cái ác vì muốn mang lại cuộc sống bình yên cho

nhân dân.

Ngỡ tưởng chỉ cần đốt đền là mọi việc xong xuôi nhưng Ngô Tử Văn "thấy trong mình khó chịu, đầu

lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét". Chàng thấy hồn ma tướng giặc đến

đòi lại đền và nói những lời đe dọa: "Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ

hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ".Trước những lời đe dọa ấy, Tử Văn không
chút run sợ, "ngồi ngất ngưởng tự nhiên" bởi đấu tranh cho cái thiện chưa bao giờ là việc làm sai

trái. Hồn ma viên Bách hộ họ Thôi có ngoại hình cao lớn, khôi ngô, trên đầu đội mũ trụ, nói những

lời đạo lý nhưng thực chất lại là một kẻ hung ác, gian xảo. Khi sống, hắn theo Mộc Thạnh sang "lấn

cướp" nước ta, đến khi chết đi trở thành hồn ma thì hắn lại chiếm đền của Thổ công làm nơi trú ngụ

cho mình. Những lời đạo lí giả dối không thể che giấu đi bản chất xảo trá, bạo tàn của hắn.Ngô Tử

Văn tin rằng hành động của mình là đúng, là việc chính nghĩa nên làm để bảo vệ cuộc sống của

nhân dân nước Việt.

Nhờ có cuộc gặp gỡ với Thổ công mà Tử Văn thấy rõ được những hành động "hung yêu tác quái",

quấy rầy hạ dân của hồn ma tướng giặc. Thổ công bày cách giúp Tử Văn "khỏi phải chết một cách
oan uổng" khi bị hồn ma kiện ở dưới chốn Minh ti.Chàng bị hai tên quỷ sứ bắt xuống dưới âm phủ.

Đó là một không gian đáng sợ đến mức ghê rợn: "gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương", "mấy

vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác",...Cảnh tượng ấy không làm cho Tử Văn

khiếp sợ, chàng rất cứng cỏi, "không chịu nhún nhường" trước những lời buộc tội của hồn ma

tướng giặc. Cuộc cãi cọ của Tử Văn và hồn ma tướng giặc mãi chưa phân phải trái nên Tử Văn đã

xin Diêm Vương "đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi" để xác nhận sự thật, phân xử cho công

bằng. Thấy vậy, người đội mũ trụ đã có những lời nói đỡ cho Tử Văn: "Gã kia một kẻ học trò,thật là

ngu bướng,quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương

khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa.Nếu thẳng tay trị tội nó,

sợ hại đến cái đức hiếu sinh".Thoạt đầu người đọc ngỡ tưởng đó là lòng tốt của hồn ma tướng giặc

nhưng thực chất đó chỉ là cách mà hắn tự bao biện, bênh vực cho chính mình.

Sau khi Diêm Vương sai người đi chứng thực, sự thật được làm sáng tỏ, tướng giặc bị "lồng sắt

chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng", bỏ vào ngục Cửu U. Ngôi mộ của tên tướng giặc "tự dưng

thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy". Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ

làm điều phi ghĩa, gian tà. Tử Văn về nhà mới biết mình đã chết được hai ngày, một tháng sau đó,

chàng nhận chức phán sự ở đền Tản Viên do Thổ công tiến cử rồi "không bệnh mà mất".

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi các chi tiết kì ảo, có sự đan

xen các câu chuyện về con người, ma quỷ, chuyện trần gian, địa ngục, chuyện chết đi và sống lại

của Ngô Tử Văn,...Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở dưới âm phủ đã thể hiện niềm tin của con người

vào công lí xã hội. Nếu trên cõi trần gian cái ác có thể hoành hành, không bị trừng trị thì xuống dưới
âm phủ mọi tội ác đều bị trừng trị thích đáng.Chi tiết này đã đẩy xung đột truyện lên cao trào để Ngô

Tử Văn có cơ hội bộc lộ sự cương trực và bản lĩnh của mình.Đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dục ý

thức sống và hành động của con người, con người hãy sống hướng thiện, làm theo lẽ phải bởi "ở

hiền gặp lành", "ác giả ác báo".

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ đã ngợi ca sự cương trực, khảng khái và bản

lĩnh chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải của Ngô Tử Văn. Chàng là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí

thức của nước ta lúc bấy giờ dũng cảm đấu tranh với cái ác. Bên cạnh đó, truyện cũng thể hiện

niềm tin tưởng của tác giả Nguyễn Dữ vào công lí và chính nghĩa trong xã hội. Đó là lí do mà

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng
Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần
thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông,
Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu
sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần,
vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ
chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ.
Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm
1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông
sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật
Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.
Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp
luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về
Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn
Miếu, Thăng Long.
Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại
Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai
đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và
Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo
Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục
Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…
Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch
Đằng giang phú” được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch
Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng
đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ
có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.
“Bạch Đằng Giang phú” là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ
thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng,
Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh
thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân
thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
“Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,
Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này.
Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần
gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương
Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn
chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang
sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên
lầu” (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên
nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm
lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại
giới. Như chính ông phô bày trong vai một “người khách” ở bài Bạch Đằng giang phú,
hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam
thắng cảnh:
“Khách có kẻ,
Giương buồm giong gió khơi vơi;
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt;
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
Nơi có người qua đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều
Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết...”
Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa
danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông
qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy,
thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm
thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích
để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy
câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư
Mã Thiên - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp
mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức.
Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo - địa danh trong điển tích,
không phải trong thực tế - thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên
Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với
tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó.
Bạch Đằng giang phú ú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một
cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò gẫm bằng trắc đối xứng và
hiệp vần. Nhưng cấu trúc bài phú cũng là cả một dụng công. Bằng sự phân vai khéo léo
giữa “khách” và “bô lão” trong nghệ thuật biểu hiện để tạo nên sự đồng hiện về thời
gian, bằng cách chuyển đoạn thần tình trong tâm trạng người trần thuật từ bâng
khuâng hoài cổ sang cảm xúc bồng bột của người đang chứng kiến sự việc tiếp diễn,
bằng nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở
nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy
trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc. Đặc biệt, không ít
những bậc tự xem là tri âm tri kỷ có thiên hướng muốn đón nhận toàn bộ hình tượng
nghệ thuật của bài phú như những đường nét khắc họa chân thực quang cảnh chiến
trận Bạch Đằng.
Nếu để ý ta sẽ thấy bức tranh đằng đằng sát khí của trận Bạch Đằng còn là một đối cực
nữa của một bức tranh thủy mạc lặng tĩnh mà tác giả vẽ lên, như đã dẫn ở một phần
trước:
Thiệp Đại Than khẩu / tố Đông Triều đầu,
Để Bạch Đằng giang / thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế;
Trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thủy thiên nhất sắc / phong cảnh tam thu
Chử địch ngạn lô / sắt sắt sâu sâu
Chiết kích trầm giang / khô cốt doanh khâu
Thảm nhiên bất lạc / trữ lập ngưng mâu
(Qua cửa Đại Than / ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng / nổi trôi mặc chèo.
Bát ngát sóng kình muôn dặm/
Xanh xanh đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc / phong cảnh ba thu
Sông chìm giáo gãy / gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm / đứng lặng giờ lâu
Đây lại là đối cực động-tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọc
như rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng “đi tìm
thời gian đã mất” của tác giả. Ta chợt tự hỏi: Không hiểu giữa hiện hữu thứ nhất (thực
tại tĩnh lặng trước mắt mà cũng là một hụt hẫng trong tâm trạng) và hiện hữu thứ hai
(thực tại sống động trong tiềm thức mà cũng là một miên viễn của tưởng tượng) thì
hiện hữu nào mới là có thật? Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu
khi nghĩ đến dòng chảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách
khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu
thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không
nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố
có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt
ngã của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ
tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có “dấu vết lưu lại” với hậu
thế - cái nhân tố ấy là con người, được quyết định bởi con người:
- Trời đất đặt ra nơi hiểm trở,
Bậc anh tài tính cuộc tồn an
- Giặc tan muôn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao
Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của Trương
Hán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn
cảnh trải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và
cuối cùng dồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết
định sự thắng bại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện
thực ông quay trở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời
gian nghệ thuật cũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng. Vậy mà cảm hứng của người đọc lại
không bị đẩy lùi bởi dòng hoài niệm, trái lại tiếp nhận nó như chính cái đang diễn ra
trước mắt mình. Thủ pháp mờ chồng giữa hai thời đoạn cách quãng trên quang cảnh
một con sông, thủ pháp hoán đổi điểm nhìn linh hoạt của tác giả... đã góp phần hóa giải
tâm trạng hoài cổ của bài phú, tạo nên một tâm lý cân bằng và gây hứng thú sâu sắc
trong cảm xúc thẩm mỹ.
Tóm lại, bằng lượng thông tin đa nghĩa, những ẩn ngữ phong phú đọng lại phía sau
ngôn từ, Bạch Đằng giang phú đã gợi lên được nhiều tiếng nói cùng một lúc trong cảm
nhận nhiều chiều của người đọc. Sự dồn nén nghệ thuật của bút pháp Trương Hán
Siêu quả đã đến một trình độ bậc thầy.
Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên - Ninh Bình,
một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật này.
Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu tú của
văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng danh
nhân tôn vinh ở Văn miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng “liệt hạng” xưa kia, mặc
dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng nói lên rằng triều
đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết lựa chọn tài năng theo
những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với những người như Trương Hán
Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành bất tử.

You might also like