You are on page 1of 3

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng


(Tố Hữu)

Nguyễn Trãi :

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt, danh nhân
văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc. Hơn
nữa, ông là một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí-Trần. Văn chương Nguyễn
Trãi hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Không những
vậy, ông là còn là một bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người
phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong hiến. Nguyễn Trãi đã để lại cho nền văn
học nước một lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó phải kể đến Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh
sơn phú, Ức Trai thi tập....Nổi bật nhất là áng “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo. Đây là bài
cáo mà Nguyễn Trãi viết thay vua Lê Thái Tổ để tuyên cáo rộng rãi trong nhân dân về quá trình
kháng chiến và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; trong đó, cố t lõi là phầ n đầ u tác phẩ m
với lý tưởng nhân nghiã đươ ̣c thể hiê ̣n rõ ràng

1.Nguyên lí nhân nghĩa

Nhân nghiã là tư tưởng chủ đa ̣o của đoạn đầu Bình Ngô đại cáo, là mu ̣c tiêu chiế n đấ u vô cùng
cao cả và thiêng liêng của cuô ̣c khởi nghiã Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính
nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. Kế thừa tư tưởng Nh
giáo “yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước
mới ổn đinh, ̣ mới phát triể n đươ ̣c. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân
làm gốc” là quy luâ ̣t tấ t yế u trong mo ̣i thời đa ̣i là tài sản, là sức ma ̣nh, sinh khí của mô ̣t quố c gia.
Đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc thì đất nước mới có thể phát triển bền vững được. Mặt
khác, ông cụ thể hóa tư tưởng nhân nghĩa với nội dung mới là “trừ bạo”, vì nhân dân mà diệt trừ
trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn xâm lược và cả bè lũ tay sai của chúng ở trong
nước để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. “Yên dân”, “trừ ba ̣o”, hai việc này tưởng như không
liên quan đến nhau nhưng lại là hai yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không
yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng đươ ̣c nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thố ng nhấ t với nhau.
Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi nhắc đến chính là long yêu nước, thương dân và tinh
thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ giữa dân với dân hay dân
với quốc gia mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc dận tộc này với dân tộc khác. Với nét
nghĩa tiến bộ, cùng với lập luận sắc bén, Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc
Minh đồng thời phân biệt rõ rang ta chính nghĩa, địch phi nghĩa cũng như xác lập hệ thống tư
tưởng nhân nghĩa xuyên suốt đoạn trích và bài cáo: “Ưu dân ái quốc”

Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một
nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn
chặt với chủ nghĩa yêu nước”.

2.Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Nước Đại Việt ta đã có nền văn hiến từ lâu đời, có ranh giới riêng, phong tục tập quán đặc
sắc và có bề dày lịch sử được sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Các
triều đại nhà Triệu, Đinh, Lí, Trần được so sánh ngang hàng với các triều Hán, Đường, Tống,
Nguyên của Trung Quốc để thấy rằng dân tộc ta cũng có sức mạnh riêng chứ không phải là một
dân tộc nhỏ bé, tầm thường. Các từ "từ trước", "vốn xưng", "đã chia" đa thể hiện sự tồn tại và
phát triển của nước ta trong lịch sử như một điều hiển nhiên không thể chối cãi. Điều đó khiến
chúng ta tự hào về chính dân tộc của mình - một đất nước được dựng xây bởi những con người
hiền lành, cần cù, chất phác, có lòng yêu nước sâu sắc. Niềm tự hào có được là do lịch sử hào
hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về
dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại phong kiến TQ,
phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế
nào chăng nữa,nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực
ngoại bang nào có thể chà đạp → tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù. Nghệ thuật thành
công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai
thác triê ̣t để . Phần còn la ̣i của đoa ̣n đầ u là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến
trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất cũng
như là luận cứ để đập tan tư tưởng Đại Hán của Bắc Phương

NguyễnTrãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác
thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân
tô ̣c. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tô ̣c của Nguyễn Traĩ đã vươn tới mô ̣t tầ m cao mới khi nêu
cu ̣ thể , rõ ràng từng chiế n công oanh liê ̣t của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Ba ̣ch
Đằ ng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đố i với sự thấ t ba ̣i của những kẻ xâm lươ ̣c
không biế t tự lươ ̣ng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triê ̣u Tiế t… thić h lớn”, Toa Đô, Ô Ma,̃ tấ t
cả chúng đề u phải chế t thảm. Đoa ̣n thơ đã mô ̣t lầ n nữa khẳ ng đinh
̣ rằ ng: Đa ̣i Viê ̣t là mô ̣t quố c gia
có đô ̣c lâ ̣p, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳ ng thua kém gì bấ t cứ mô ̣t quố c gia nào. Bấ t cứ
kẻ nào có ý muố n thôn tính, xâm lươ ̣c ta đề u phải chiụ kế t quả thảm ba ̣i. Cuô ̣c chiế n chố ng la ̣i
quân giă ̣c, bảo vê ̣ dân tô ̣c là mô ̣t cuô ̣c chiế n vì chính nghiã , lẽ phải, chứ không như nhiề u cuô ̣c
chiế n tranh phi nghiã khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chiń h nghiã nhấ t đinh ̣ thắ ng gian tà theo
quy luật của tạo hóa.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được bộc lộ bằng giọng điệu hào hùng, các vế đối hài hòa
đã thể hiện niềm tự tôn dân tộc, niềm tin vào sức mạnh của dân tộc nhỏ bé nhưng vô cùng kiên
cường.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư


Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm
những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử

+ Mười năm trường kì gian khổ, nếm mật nằm gai, mười năm “ngẫm thù lớn há đội trời chung”
đã hun đúc nên sức mạnh long trời lở đất của nghĩa quân Lam Sơn trước “quân cuồng Minh”.
Nếu bài thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất thì Bình Ngô đại
cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc – bản tổng kết mười năm anh dũng, gian
khổ chống giặc, mở ra một kỉ nguyên mới cho tương lai đất nước.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích: Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt
tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu,
đã chia, cũng khác,…- Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao
trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình
độ chính trị, văn hoá,…), sử dụng biện pháp sóng đôi .Những câu văn biền ngẫu chạy song song
liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc
chắn và rõ ràng hơn.

Những nét đặc sắc về nội dung : Với lối lập luận tài tình cuốn hút, cảm hứng trữ tình sâu sắc,
đoạn đầu của Bình Ngô đại cáo tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Bài cáo được coi như là 1 bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 được kế thừa từ bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên “Nam Quốc Sơn Hà”, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.

You might also like