You are on page 1of 3

ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRUYỆN

LỤC VÂN TIÊN:


Bài làm
Trên văn đàn thi ca dân tộc, có lắm các vì sao sáng lấp lánh nhưng có lẽ Nguyễn Đình
Triểu là ngôi sao sáng nhất khi ấy, đặc biệt là của nền văn học Nam Bộ. Nguyễn Đình
Triểu là một nhà thơ lớn của người dân miền Nam nói riêng và dân tộc nói riêng. Tên tuổi
của ông tượng trưng cho lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Nam Bộ, văn thơ của ông
là những lời ca bất hủ, ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống lại bọn
xâm lược phương Tây ngay từ buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta. Nguyễn Đình
Chiểu đã ở lại với đời qua nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo làm
người và cỗ vũ tinh thần yêu nước, ý chí cứu nước.Dù trải qua hơn một thế kỉ nhưng các
tác phẩm của Nguyễn Đình Triểu vẫn sống mãi trong lòng những người yêu thích truyện
thơ Trung đại Việt Nam. Một trong số đó không thể không nhắc đến là “Truyện Lục Vân
Tiên”, một tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân và được cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng nhận xét “là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo
đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822 và mất ngày 3-7-1888, , tục gọi là Đồ Chiểu, tự
là Mạnh Trạch, hiệu là Hiếu Trai. Ông sinh ra tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định
(nay thưộc Thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên- Huế. Cha ông vốn là một viên quan nhỏ. Khi cha bị cách chức, ông phải theo
cha chạy giặc từ thuở nhỏ, ông đã có một thời tuổi trẻ khó khăn phải về tá túc ở quê nội ở
Huế, học nhờ một người bạn của cha. Từ một cậu ấm con quan, bỗng chốc trở thành một
đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn, trả thù, chém giết. Cuộc sống 8 năm ở Huế
đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều đình, đồng thời có điều kiện để
tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc ở đất kinh đô. Năm 1843, nhờ chuyên tâm học
hành, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài ở Gia Định. Ba năm sau đó, khi đang chuẩn bị thi Hội
ở Huế thì được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về quê chịu tang mẹ. Trên đường về, vì lo
buồn và khóc than quá nhiều ông lâm bệnh rồi mù hẳn cả hai mắt khi đang ở tuổi 26. Tiếp
đó, gia đình vị hôn thê lại bội ước, công danh dang dở. Mặc dù cuộc đời ông gặp nhiều
bất hạnh, sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến ngay từ nhỏ nhưng Nguyễn Đình Chiểu
lúc nào cũng gắn bó với với nhân dân. Tuy sống trong cảnh mù loà nhưng Nguyễn Ðình
Chiểu đã tiến thân thành danh bằng con đường hành đạo của mình. Ông trở về Gia Định
mở lớp dạy học, viết văn và hốt thuốc chữa bệnh cho dân.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng ông vẫn sống
với đạo đức cao cả và có ý chí, nghị lực phi thường. Ông nêu cao tấm gương tàn
mà không phế. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực
tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh
giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kì
rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ
thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất. Nguyễn Ðình
Chiểu là hiện thân của nhiều phẩm chất cao đẹp làm người. Người đời luôn nhớ đến
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà yêu nước, một nhà thơ lớn của dân tộc cũng là một thầy
thuốc đáng trọng.
Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, sự nghiệp của ông
còn lớn lao và đồ sộ hơn cả. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, người thầy
thuốc và là một nhà tư tưởng. Nhưng văn chương của ông đồ sộ đủ đứng thành sự nghiệp
riêng. Nhưng văn chương của ông đồ sộ đủ đứng thành sự nghiệp riêng. Nguyễn Ðình
Chiểu bắt đầu viết văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm. Ông đã
để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lý làm người như “Truyện Lục
Vân Tiên”, “Dương Từ- Hà Mậu”. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác các tác phẩm để cỗ vũ
lòng yêu nước như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Thơ điếu Trương Định”…
và các truyện thơ dài “Ngư tiều y thuật vấn đáp”.
Trong số các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là tác
phẩm được lưu truyền rất rộng rãi trong nhân dân. Tác phẩm được viết theo thể loại
truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc ta, được viết
vào đầu những năm 50 của thế kỉ 19. “Truyện Lục Vân Tiên” được kết cấu theo kiểu
chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính là Lục Vân Tiên, bố cục
được chia thành 4 phần chính: Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân
Tiên gặp nạn và được cứu; Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu, Lục Vân Tiên và Kiều
Nguyệt Nga gặp lại, sum vầy.
Nội dung chính của “Truyện Lục Vân Tiên” là truyền dạy đạo lý làm người, cụ thể là
ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình
cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những
người gặp cơn hoạn nạn. Bên cạnh đó còn đề cao tinh thần hiệp nghĩa, thể hiện khát vọng
của nhân dân ta hướng tới lẽ phải, công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời; thiện
thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Về giá trị nghệ thuật, Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là
một truyện kể dân gian, xây dựng nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc
hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm của nhân vật. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân
vật tự bộc lộ tính cách. Tác phẩm khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ cả hai
nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình
dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Tuy có phần thiếu
trau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi
vào quần chúng nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc. Không chỉ vậy, truyện mang màu sắc Nam
Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt
Nam, là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc. Hơn một phần tư
thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân ở đây nói riêng
và nhân dân cả nước nói chung một ảnh hưởng to lớn, một di sản tinh thần vô cùng quý
báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một đất nước anh hùng. Dù
bị mù lòa nhưng ông đã nêu cao tấm gương về ý chí nghị lực, hành đạo, giúp đời.
Dù đã trải qua một thế kỉ nhưng tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn
Đình Chiểu vẫn sống mãi trong trái tim người đọc yêu thơ văn Nam Bộ với lời tâm
niệm vô cùng mộc mạc của người anh hùng trượng nghĩa:
“ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người ấy thế cũng phi anh hùng”

You might also like