You are on page 1of 12

Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng nước ta thời nhà Trần.

Ông
không viết thơ nhiều nhưng tác phẩm của ông đều để lại những dấu ấn riêng. Bài
thơ "Thuật hoài" hay còn gọi là "tỏ lòng" là một tác phẩm nổi tiếng của Phạm Ngũ
Lão thể hiện tình yêu nước nồng nàn cùng niệm tự hào và khát vọng cống hiến khi
tổ quốc bị xâm lăng.

Thuật hoài là một tác phẩm nổi tiếng của danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão. Dù
được xếp vào loại thơ trữ tình, nhưng từng câu từng chữ lại toát lên cái hào khí
Đông A ngút trời của thời đại đó.

Phạm Ngũ Lão là một người văn võ song toàn, sống thời thời Trần, là vị danh
tướng trăm trận trăm thắng. Ông được biết đến sau những chiến công hiển hách
chống lại giặc xâm lược Mông - Nguyên. Phạm Ngũ Lão sáng tác không nhiều,
hiện nay tác phẩm còn lại của ông chỉ có hai bài thơ chữ Hán, trong đó có bài thơ
thất ngôn tứ tuyệt "Thuật hoài". Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt với
đề tài chí làm trai - một đề tài quen thuộc trong văn học trung đại. "Thuật hoài" ra
đời trong một bối cảnh đặc biệt, bối cảnh mọi tầng lớp của dân tộc nhất trí đồng
lòng chống lại ách xâm lược quân Nguyên - Mông, giữ vững non sống gấm vóc cha
ông để lại.

Nói đến hào khí Đông A là nói đến hào khí đời Trần. Thời này là một mốc son chói
lọi trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, quân và dân thời
Trần đã kiên cường anh dũng lập nên 3 kì tích: 3 lần đại thắng quân Nguyên -
Mông, để có được thắng lợi đó, quân dân thời Trần đã phải vượt qua bao nhiêu khó
khăn, gian khổ, căm thù giặc sôi sục cùng lòng quyết tâm chiến thắng. Hào khí dân
tộc thể hiện ở sự hòa quyện giữa hình ảnh người anh hùng với hình ảnh “Ba quân”
đã tạo nên một bức tranh tượng đài nghệ thuật sừng sững đang hiện ra.

Bài thơ được chia làm hai phần rất rõ ràng. Hai câu mở đầu thể hiện hình
tượng của quân đội và con người thời Trần, hai câu sau chính là lời bày tỏ nỗi lòng
của tác giả. Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình ảnh tráng lệ của con người và
quân đội thời Trần, qua âm hưởng sảng khoái, hào hùng:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiện lên trong câu thơ thật oai phong, lẫm
liệt qua hình ảnh cây "giáo". Tư thế của người tráng sĩ hiên ngang ấy được đặt trong
không gian rộng lớn của "giang sơn" và thời gian dài "kháp kỉ thu". Câu thơ thể
hiện sức mạnh khỏe khoắn, tư thế hiên ngang sẵn sàng chiến đấu của người tráng sĩ
xưa. Người tráng sĩ ấy đứng giữa non sông đất nước hùng vĩ, luôn vững vàng bảo
vệ tổ quốc đã mấy thu rồi. Hình ảnh con người hiện lên thật đẹp đẽ, oai phong như
vẽ lên một bức tượng đài bất tận về tráng sĩ oai hùng thời Trần.

Không chỉ hình ảnh một tráng sĩ hiện lên oai hùng, mà cả "tam quân" thời
Trần được khắc họa thật mạnh mẽ phi thường. Hình ảnh ẩn dụ, phóng đại "hổ khí
thôn ngưu" là một hình ảnh đẹp, mang tầm vóc lớn. "Hổ khí thôn ngưu" mang ý
nghĩa như hổ báo "nuốt trôi trâu" có ý nghĩa lớn trong việc tái hiện khí thế hào hùng
của đội quân nhà Trần. Hiện lên trong tâm trí người đọc là ba đội quân hùng hậu,
đông đảo với sức mạnh to lớn đang ra quân ào ào và khát vọng chiến đấu hết mình
cho giang sơn đất nước. Khí thế hào hùng này là khí thế của một thời hào khí Đông
A , gợi cho ta nhớ đến những câu oai hùng trong bài Hịch tướng sĩ thời Trần "Ta
thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa, chỉ
căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Với hào khí của một thời chiến đấu oai hùng, bảo vệ từng mảnh đất cho giang
sơn đất nước, Phạm Ngũ Lão tiếp tục nói lên những suy nghĩ của bản thân về trí
làm trai thời ấy:

"Nam nhi vị liễu công danh trái


Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

Phạm Ngũ Lão đã nhắc đến món nợ công danh "công danh trái". Đối với
những người nam nhi sống trong thời đại xưa, con đường công danh vô cùng quan
trọng. "Nợ công danh" ở đây không phải là công danh tầm thường, ích kỷ cho riêng
bản thân mình. Mà nó chính là món nợ lớn với đất nước, là ý trí và tài năng của một
người nam tử hán đại trượng phu, đầu đội trời chân đạp đất, dám hi sinh vì nghĩa
lớn, vì sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Qua câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện
nỗi lòng, khát khao của bản thân muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho giang sơn, đất
nước để trả món nợ công danh của trí làm trai.

Phạm Ngũ Lão đã là một danh tướng, có công lớn với đất nước với thời nhà
Trần. Vậy mà ông vẫn luôn cảm thấy hổ thẹn khi nghe "thuyết Vũ Hầu". Ông đã
khéo léo khi nhắc đến một người dung trí đa mưa là Gia Cát Lượng trong thời Tam
Quốc để thể hiện nỗi thẹn của mình. Ông thẹn bởi chưa đủ tài cao, mưu trí như Gia
Cát Lượng. Nhưng cái "thẹn" ấy lại càng làm toát lên nhân cách cao đẹp trong con
người Phạm Ngũ Lão. Câu thơ thể hiện một khát khao cháy bỏng của bị tướng có
tài, muốn cống hiến hết mình trong sự nghiệp chung của đất nước. Đó là trí khí anh
hùng của một vị tướng vừa có tâm, vừa có tầm đáng kính trọng.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, lời thơ đanh thép, hào hùng, hình ảnh thơ độc
đáo, nhịp thơ khi nhanh mạnh dứt khoát, lúc lại chậm rãi như những dòng suy tư.
Bài thơ đã gợi lên một thời hào hùng của cả dân tộc thời đại nhà Trần cùng ý trí sục
sôi chiến đấu của người tráng sĩ và mong muốn cống hiến hết mình cho đất nước
của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Bài thơ cùng thời đại này có cách xa chúng ta hàng
bao nhiêu thế kỷ nhưng vẫn để lại những âm vang lớn trong trái tim triệu triệu
người đọc.

[Bài thơ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho một võ tướng tài ba "bách
chiến bách thắng" lại sở hữu một trái tim nhạy cảm của thi nhân. Thuật hoài chính
là tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗi lòng của tác giả, cũng là nỗi lòng chung của tuổi
trẻ hùng tráng và lột tả hào khí đời Trần.]
Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chỉ được khẳng định trong lĩnh
vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn
chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà. Bài thơ là
bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác
giả.
Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở
Côn Sơn. Bài thơ là bài thơ thứ 43 trong chùm thơ "Bảo kính cảnh giới" nằm trong
một vô đề của "Quốc âm thi tập". Với thể thơ Thất ngôn bát cú, bài thơ đã khắc họa
sinh động bức tranh cảnh ngày hè đồng thời phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan
chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song
Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong
thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại
vốn có của tác giả. Chữ Rồi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác
giả về tình cảnh của mình. Rồi là từ cổ có nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều
gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông
được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng
yêu mến.
Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng
mát. Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang
sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ,
hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây
dựng lại non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc
phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào
cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một
nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy.
Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những
áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và
thấy vui trước cảnh:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà.
Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên
khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy
những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang
đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn
bóng mát vào hồn thi sĩ.
Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói
đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn
đùn, (dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống
căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu
thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho
cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng?
Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết
sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa
lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?! Mùi hương thơm
ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời
phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và
người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.
Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở
hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông
vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh
đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve
kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã
này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo
đuổi.
Cỏ cậy, hoa lá, con người đẩy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc
nhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu
cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn
tâm niệm lấy dân làm gốc cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những con
người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều
mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì
thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc
đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa
ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời
sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm
thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một
tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến
cuộc sống của họ.
Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không
nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một
nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều
đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân
tử – hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu
thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để
tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây
là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc
đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiện niềm vui
sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn
Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn
Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều
Đông”. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc
lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân
nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau
sầu.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì
cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an
nhàn, thanh thơi. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác bài
thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói
lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy.
Bài thơ "Nhàn" nằm trong tập "Bạch Vân Quốc ngữ thi" được sáng tác khi
NBK đang chí sĩ. Bài thơ là bài thơ Nôm Đường luật số 73 vốn không có nhan đề
nhưng người đời sau hiểu được tinh thần bài thơ nên đã đặt là Nhàn. Nhàn là lối
sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống
trong bối cảnh xã hội khủng khoảng, nhà thơ không có điều kiện để thực hiện lí
tưởng, tài năng của mình thì việc cáo quan về ở ẩn, sống “nhàn” để giữ vững phẩm
chất đạo đức là một lựa chọn tích cực.
Lối sống nhàn của ông trước hết thể hiện ở cuộc sống hòa hợp với thiên
nhiên:
"Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"
Câu thơ sử dụng biện pháp liệt kê, với nhịp thơ 2/2/3 cho thấy nhịp sinh hoạt
đều đặn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống hàng ngày của ông đơn giản chỉ gồm:
mai – đào đất, cuốc – xới đất và cần câu – câu cá. Đây là cuộc sống của những
người lao động bình dân nơi thôn quê. Cùng với đó ông kết hợp biện pháp điệp ngữ
cùng số từ “một” – số ít, cho thấy cuộc sống giản đơn, không tư lợi, bon chen, chỉ
cần những dụng cụ tối thiểu, đơn giản nhất để phục vụ nhu cầu của mình. Đồng
thời cách ngắt nhịp 2/2/3 còn cho thấy lối sống của ông hết sức thong thả, ông luôn
giữ tâm thế ung dung, tự tại, khoan thai.
Trong câu thơ thứ hai, ông trực tiếp bộc lộ quan điểm sống cũng như tâm
trạng của mình. Quan niệm sống được phát biểu rõ ràng, dù ai có lựa chọn những
thú vui khác (cuộc sống đủ đầy, tiện nghi, vinh hoa phú quý) thì tác giả vẫn kiên
định với lựa chọn của mình. Tâm trạng “thơ thẩn” diễn tả trực tiếp tất cả trạng thái,
tâm thế của tác giả. “Thơ thẩn” là thanh thản, thảnh thơi, hoàn toàn mãn nguyện.
Đây là lối sống ông chọn và ông hoàn toàn mãn nguyện, bằng lòng với cuộc sống
lão nông tri điền như thế.
Lối sống nhàn của ông còn được thể hiện qua cuộc sống đạm bạc mà thanh
cao. Bữa cơm, sinh hoạt đời thường hết sức giản dị, thuận theo tự nhiên:
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao."
Chỉ với hai câu thơ, nhưng tác giả đã gợi nên những đặc trưng tiêu biểu nhất
của từng mùa. Đồng thời bức tranh ấy cũng cho thấy nhịp sống tuần hoàn, đều đặn
của Trạng Trình. Ông hoàn toàn chủ động, ung dung khi hòa nhịp sống của bản
thân với nhịp sống của thiên nhiên vạn vật. Sự hòa nhịp ấy trong cả nếp ăn và nếp
tắm. Từ “ăn” và “tắm” được lặp lại hai lần cho thấy những nhu cầu sống tối thiểu
của con người đều được đáp ứng đủ đầy, mùa nào thức ấy được thiên nhiên hào
phóng ban tặng. Cuộc sống đạm bạc nhưng không hề khắc khổ mà thanh cao, giải
phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn,
nhân cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi tầm thường:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công nghệ thuật đối giữa hai
không gian sống và hai cách ứng xử. Nơi vắng vẻ là nơi ít người lại qua, không
phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau. Thiên nhiên tĩnh
lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn. Ông tự
nhận dại tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ông chọn khác với đám đông, khác với thói
thường... “Chốn lao xao” là nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp, con người phải đua chen,
giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh. Người khôn cứ tiếp tục sống cuộc sống đua
chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Khôn mà hóa dại. Trong nhiều bài thơ
khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về cái lẽ dại – khôn ấy:
"Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại mà hiền lành ấy dại khôn."
Đặc biệt quan niệm sống của ông còn được thể hiện rõ qua hai câu kết:
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đă nói lên thái độ
sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến
rượu để say, nhưng say mà để tỉnh, rồi nhận ra chân lí của cuộc sống, quy luật trong
cuộc đời: công danh, phú quý chỉ là giấc mộng thoảng qua. Công danh phú quý
không phải là tất cả. Ông đã khẳng định phú quý kia chỉ là giấc chiêm bao, quan
điểm đó đã cho thấy sự thông tuệ của bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hiểu được
quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nhìn mọi sự biến thiên bằng con mắt bình thản.
Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt
hóa: yếu tố đường luật thể hiện ở lớp ngôn từ với nhiều dùng điển tích; hình ảnh
ước lệ với bốn mùa xuân – hạ - thu – đông. Bài thơ tuân thủ chặt chẽ niêm luật thơ
Đường. Nhưng yếu tố Nôm cũng được kết hợp hết sức hài hòa: sử dụng chữ Nôm,
hình ảnh thơ dân giã, quen thuộc, hết sức giản dị.
Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với
cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến
trên con đường suy vong thối nát. Tác phẩm là lời khẳng định sâu sắc về lối sống
nhàn, hòa hợp với tự nhiên, ông giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên phường danh
lợi đua chen tầm thường.
Đề tài người phụ nữ ít được các nhà thơ trung đại đề cập đến, ấy vậy mà đại thi hào
Nguyễn Du lại viết về người phụ nữ với tất cả tấm lòng trân trọng, thương yêu. Bên cạnh
kiệt tác thơ Nôm "Truyện Kiều" viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thì bài thơ
"Độc Tiểu Thanh kí" là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Hán viết về đề tài này.

Nguyễn Du sáng tác bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc đời nàng Tiểu Thanh. Bài thơ
tên chữ Hán là "Độc Tiểu Thanh kí" đã gợi ra nhiều cách hiểu. Dù hiểu theo cách nào thì
ta đều thấy trên hết đó là tấm lòng thấm đẫm tình đời, tình người của nhà thơ. Cảm hứng
xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất
ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về một cuộc
đời bất hạnh đã cách ba trăm năm, nhưng cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc

Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng chỉ mới 16 tuổi nàng đã phải mếm
trải những sóng gió, bất hạnh của cuộc đời. Cuối cùng nàng cũng vùi chôn trong nấm mồ
khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái lòng
ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng
như được hiện hữu trong cảnh vật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chí thư.

Vườn hoa cạnh Tây Hồ khi xưa là một địa danh nổi tiếng với những cảnh đẹp ở
Trung Quốc. "hoa uyển" và " khư " là hai khái niệm đối lập nhau cùng với từ "tẫn" như
muốn nói đến cảnh đẹp Tây Hồ khi xưa đã biến mất, trở thành gò hoang lụi tàn. Núi Cô
Sơn cạnh Tây Hồ – nơi đã giam giữ nàng Tiểu Thanh khi xưa đẹp thế mà giờ đã trở nên
thanh vắng, lạnh lẽo. Chỉ còn lại tấm mồ của người con gái bạc mệnh Tiểu Thanh và một
tờ giấy tàn "nhất chỉ thư" - tập sách duy nhất còn sót của Tiểu Thanh. Câu thơ chính là
tiếng thở dài của tác giả trước lẽ "biến thiên dâu bể" của cuộc đời và niềm thổn thức của
một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đều phải thay đổi theo thời gian, còn Tiểu Thanh
cũng vậy, dần bị dòng thời gian vùi lấp trong quên lãng. "Độc điếu" chỉ sự cô đơn, đơn
độc khi Nguyễn Du một mình vượt qua cả không gian, thời gian trở về quá khứ khóc
thương cho số phận của nàng Tiểu Thanh thông qua "nhất chỉ thư".
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
"Son phấn", "văn chương" là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp và tài
năng của nàng Tiểu Thanh. Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn để chúng cất lên tiếng nói
thương cảm, xót xa cho số phận bất hạnh, son phấn "có thần" chắc chắc phải xót xa vì
những việc sau khi chết. Cũng như những đóa hoa đã tàn nhưng hương hoa vẫn còn đọng
lại, tỏa hương đâu đó trong không gian, người đời sẽ mãi thương xót cho những phận nữ
nhi " hồng nhan bạc mệnh". Còn "văn chương"- một vật vô tri, vô giác, không có số
mệnh mà cũng bị đốt dở bởi sự mỏng manh, chóng tàn của nó - "lụy phần dư". Ấy vậy nó
như có linh hồn, cố gắng chống chọi lại sự vùi dập của số phận. Dù có bị thiêu đốt,
nhưng những gì còn sót lại đã khiến người đời cảm thấy xót xa. Ông đã lên tiếng thương
cảm cho số phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng không được trân trọng
trong xã hội xưa và đồng thời cũng thay họ nói lên những nỗi uất hận ngàn đời.

Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục khai triển niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với thân
phận bé nhỏ của con người. Một câu hỏi khắc khoải, quan hoài vang lên đầy xót xa:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,


Phong vận kì oan ngã tự cư.
"Cổ kim hận'' là những nỗi oan khuất mà những kẻ tài hoa từ xưa đến nay vẫn phải
gánh chịu. Luôn có những câu hỏi đặt ra nhưng mãi không ai có câu trả lời, huống hồ gì
đó là nỗi oan của những con người tài sắc vẹn toàn như Tiểu Thanh, có hỏi trời trời
không tỏ, có hỏi đất đất cũng không hay. Ông tự xem mình là người cùng một hội với
Tiểu Thanh - những con người tài hoa bạc mệnh đã vướng phải cái án "phong vận". Ông
thấm thía nỗi đau của khách văn chương đa tài đa nạn. Đau đớn tận đáy lòng, ông không
khỏi kêu lên tiếng than của một trái tim đầy ắp nỗi sầu nhân thế.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nguyễn Du là một bậc tài tử trong đời, Tiểu thanh lại là một khách hồng nhan.
Mặc dù cách nhau đến 300 năm nhưng ông vẫn cảm thấy giữa mình và người còn gái ấy
có một nét tương đồng. "Tài tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh.", Tiểu Thanh ra đi để lại
một " nhất chỉ thư", một mảnh giấy tàn, 300 năm sau còn có Nguyễn Du thương xót cho
số phận nàng. Câu hỏi tu từ được Nguyễn Du sử dụng như hỏi rằng liệu 300 năm sau có
ai còn nhớ đến ông như khi ông nhớ đến nàng Tiểu Thanh. Ông băn khoăn, mong đợi
người đời sau cũng đồng cảm, thương cảm đến ông. Hai câu thơ trên chính là tâm trạng
cô đơn của ông ở nơi "đất khách quê người" trong những tháng ngày đi sứ, ông càng cảm
mình thấy bơ vơ, không một kẻ tri kỉ, một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh
Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông
biết chừng nào! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ
thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người,
thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau
con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy.
Giống như Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi
hào Nguyễn Du.

You might also like