You are on page 1of 4

Nhắc đến Nguyễn Du, ta không thể không nhớ đến “Truyện Kiều”, một trong những tác

phẩm
kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm đã cho người đọc thấy
số phận bi thương, cuộc đời đầy oan trái của nàng Kiều. Trong những năm lưu lạc, Thúy Kiều đã
gặp biết bao gian nan, đau khổ. Trải qua bao nhiêu sóng gió, Thúy Kiều đã gặp được Từ Hải – một
người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vẻ đẹp của Từ Hải đã được Nguyễn Du kết tinh trong
tác phẩm “Chí khí anh hùng”. Qua đó làm rõ hơn khát vọng về người anh hùng và giấc mơ về công
lý, công bằng trong xã hội của Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào
với nhiều tác phẩm có giá trị và mang tinh thần nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “Chí khí anh hùng”
thuộc phần II “Gia biến và lưu lạc”; từ câu 2213 – 2230 trong “Truyện Kiều”. Sau nửa năm chung
sống hạnh phúc với Thúy Kiều; Từ Hải chia tay Kiều ra đi thực hiện hoài bão; khát vọng của người
anh hùng.
Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng
ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du
với ngòi bút xuất chúng của mình đã vẽ nên một hình tượng người anh hùng Từ Hải oai phong lẫm
liệt, “Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm thước rộng thân mười thước cao”, văn võ song toàn
“Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
Bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh của một người anh hùng lý tưởng, phi thường và luôn
mang trong mình khát vọng, hoài bão lớn lao, có chí lớn ôm trọn trời đất:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang độ đằm thắm, tràn ngập niềm vui, “hương lửa
đương nồng” thì Từ Hải muốn rời bỏ mái ấm hạnh phúc mà hai người vun đắp. Chàng quyết định
dứt áo lên đường thực hiện khát vọng lớn lao của mình. Dường như hạnh phúc bên người đẹp không
thể níu chân Từ Hải được nữa. Là người nam nhi, chàng phải tung hoành ngang dọc, đi đây đi đó
cho thỏa chí làm trai “Chí làm trai nam bắc đông tây – cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Bốn
bức tường trong gia đình không đủ rộng để dung chứa, để cho Từ Hải “vùng vẫy”
Trong Từ Hải lúc này hướng đến cái lớn lao hơn, sâu thẳm trong con tim chàng là khát vọng
lập nên công danh, sự nghiệp. Ý chí ấy khiến cho Từ Hải trở thành một người “trượng phu”. Từ bỏ
Thúy Kiều để ra đi, với Nguyễn Du đó là hành động của người anh hùng, của một đấng trượng phu
luôn mang trong mình ý chí cao cả, lớn lao. Họ phải gây dựng công danh, tạo nên tiếng vang trong
trời đất.
Thái độ ra đi lập sự nghiệp của Từ Hải hết sức dứt khoát, “thoắt” đã cho thấy sự thay đổi
nhanh chóng trong con người Từ Hải. Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người
là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía
trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ
ngữ “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mang” cho thấy một không gian rộng lớn, đó là không
gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng chí của mình. “Thanh
gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng
đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không hề có một chút nào là do
dự, luôn hành động thật dứt khoát, quả quyết. Cũng giống như hình ảnh chinh phụ oai hùng ra trận
trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”
Với Thúy Kiều, tình yêu với Từ Hải là lẽ sống, là hạnh phúc. Nàng mong chờ ở Từ Hải sự che chở.
Nhưng nay Từ Hải ra đi, sự che chở ấy cũng biến mất. Thúy Kiều muốn ở bên hạnh phúc, không
muốn vụt mất đi những khoảnh khắc “hương lửa đương nồng” ấy nên Kiều đã xin Từ Hải để được
đi theo:
Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”
Thúy Kiều như dồn chứa tâm tư, nỗi niềm, chỉ với một câu lục bát nhưng cũng đã làm nổi bật lên
được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Thúy Kiều. Nàng xuất phát từ đạo phu thê để nói đến bổn phận
của người vợ. Nho giáo xưa quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Trách
nghiệm của người phụ nữ là phải theo chồng để chăm sóc. Nhưng trong lời nói ấy còn có tâm ý của
Thúy Kiều, muốn đi theo cùng Từ Hải để được sẻ chia, đồng cam cộng khổ và đồng thời để được
nương tựa. Bởi trong cuộc đời của Thúy Kiều, khi được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần thứ hai, thoát
khỏi bức tường đen tối đó thì đây là điểm tựa để sống những ngày tháng yên bình, hạnh phúc.
Qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều, vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải càng được thể hiện rõ
nét hơn:
“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri”
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Nếu Thúy Kiều nói với Từ Hải xuất phát từ đạo phu thê thì Từ Hải nói với Thúy Kiều lại xuất phát
từ tình tri kỷ. Từ Hải coi Kiều là người tri kỷ, “tâm phúc tương tri”, thấu hiểu nhau một cách sâu
sắc, đồng điệu. Như vậy, Thúy Kiều không chỉ là một người vợ bình thường mà còn là tri âm của
Từ Hải. Cách nói đầy trân trọng, thấu hiểu và tình tri âm này cũng thật hiếm hoi trong cuộc đời.
Thơ xưa đã viết “Tương thức mãn thiên hạ, Tri âm năng kỷ nhân?”. Đi khắp vùng trời cuối đất, tri
âm được mấy người. Trong lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường
tình” có một chút nhẹ trách. Thúy Kiều phải hiểu cho Từ Hải, đã là người đàn ông phải có công
danh, sự nghiệp, đó là điều quan trọng với Từ Hải. Hơn ai hết, Kiều phải ủng hộ, động viên để phu
quân thực hiện hoài bão lớn lao. Ở bên người anh hùng như Từ Hải, Thúy Kiều phải xử sự sao cho
khéo léo, thông minh, không giống như những người phụ nữ khác, phải “thoát khỏi nữ nhi thường
tình”.
Từ Hải hiểu rõ sự lo lắng, băn khoăn trong Kiều lúc này. Chàng đã giải bày với Thúy Kiều
và khẳng định tình cảm tri ân, tri kỷ giữa hai người. Kiều và Từ Hải là vợ chồng thì phải hiểu nhau
sâu sắc “tâm phúc tương tri”. Thúy Kiều phải hiểu cho Từ Hải, đã là người đàn ông phải có công
danh, sự nghiệp, đó là điều quan trọng với Từ Hải. Hơn ai hết, Kiều phải ủng hộ, động viên để phu
quân thực hiện hoài bão lớn lao. Ở bên người anh hùng như Từ Hải, Thúy Kiều phải xử sự sao cho
khéo léo, thông minh, không giống như những người phụ nữ khác, phải “thoát khỏi nữ nhi thường
tình”. Lời giải thích của Từ Hải mang ý trách móc nhẹ Thúy Kiều.
Để Kiều yên tâm, không lo lắng nhiều, Từ Hải cũng đã vẽ ra một viễn cảnh trong tương lai,
khi Từ Hải lập công danh trở về và lời hứa hẹn của chàng:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp trời
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”
Hình ảnh, âm thanh “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh”, “tiếng chiêng” là những hình ảnh kỳ vĩ,
hùng tráng, vang dội. Bằng bút pháp lãng mạn và biện pháp phóng đại, Từ Hải đã thể hiện khát khao
được xây dựng một sự nghiệp uy danh lẫy lừng, lập nên một cõi biên thùy, một vùng trời tự do, Mơ
ước trở thành một đại tướng quân lãnh đạo “mười vạn tinh binh”, đứng trên vạn người. Âm điệu
của những câu thơ hào sảng, mạnh mẽ. Và chân dung của người anh hùng phải rõ mặt phi thường.
Đó là con người kỳ tài, xuất chúng. Dường như có một sức mạnh nội lực từ bên trong thôi thúc Từ
Hải mong muốn, khao khát để được thực hiện hoài bão lớn lao của người anh hùng. Đó là khát vọng
được vùng vẫy trong bầu trời tự do, làm nên nghiệp lớn. Ta có thể nhận thấy trong hoài bão lớn lao
của người anh hùng không chỉ khát vọng tạo nên tiếng vang trong trời đất, gây dựng công danh, ước
mơ về một cuộc sống tự do mà còn ẩn chứa mong muốn đem đến hạnh phúc cho những con người
nhỏ bé, yếu đuối, bị đè nén, chà đạp, chịu nhiều bất công ngang trái như Kiều. Đồng thời, tâm
nguyện của Từ Hải phải lập nên một sự nghiệp uy danh lẫy lừng để cho Thúy Kiều một danh phận,
vị trí xứng đáng với phẩm cách của nàng. Đường đường chính chính mà rước Thúy Kiều về “nghi
gia”, xung quanh là kiệu hoa, tiếng kèn rầm rã. Đó là niềm trân trọng của Từ Hải đối với Thúy Kiều,
với người tri âm, tri kỷ. Cái nhìn đó khác hoàn toàn so với quan niệm của XHPK nhìn về những
người phụ nữ truân chuyên, đa đoan, tài hoa nhưng bạc mệnh như Kiều.
Trong lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều cũng trần tình về nỗi khổ tâm của người anh hùng:
“Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Trên chặng đường lập công danh, Từ Hải phải chịu nhiều khó khăn, thách thức. “Bốn bể là nhà”,
không nơi trú ẩn, che mưa che gió. Ra đi chỉ với một con ngựa và một thanh gươm. Cuộc sống ấy
vốn đã khó khăn với Từ Hải thì càng không dễ dàng với Thúy Kiều. Không nơi ở, không thích hợp
cho người con gái đi theo. Nếu Kiều đi với Từ Hải thì nàng sẽ trở thành gánh nặng cho phu quân,
ngăn cản hành trình đi tới sự nghiệp lớn của Từ Hải. Lời trần tình như lời độc thoại. Nỗi khổ tâm
của người anh hùng khi chưa hoàn thành sự nghiệp lớn, chưa tạo được hạnh phúc xứng đáng với tri
âm của mình. Khép lại lời đáp của Từ Hải với Thúy Kiều là lời hẹn ước “Đành lòng chờ đó ít lâu/
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”. Một lời hẹn ước tự tin, đinh ninh, chắc nịch. Thời gian được
định lượng là một năm. Từ Hải trong “Kim Vân Kiều Truyện” nói với Thúy Kiều rằng nàng cứ ở
đây, vài ba năm sau ta sẽ đón nàng về, nhưng Từ Hải của ND thì không, một lời hứa chắc nịch thể
hiện sự chủ động, niềm tin vào chí hướng và tài năng của bản thân. Chính lời hẹn ước ấy đã khơi
dậy trong Kiều niềm khát khao kỳ diệu, đẹp đẽ. Cuộc đời của Kiều đã từng có mối tình riêng, đó là
tình cảm, là mối rung động đầu đời với Kim Trọng “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Đó là một
cuộc sống bình thường, an phận với Thúc Sinh “Sắn bìm chút phận cỏn con”, nhưng với Từ Hải thì
khác, đó là một niềm tin tuyệt vời, đó là sự trân trọng, đợi chờ đầy hi vọng và lạc quan “Cánh hồng
bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”. Vì thế lý tưởng sự nghiệp anh hùng
của Từ Hải gắn liền với tư tưởng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du.
Dùng ngòi bút để vẽ hình ảnh một người anh hùng cao cả, Nguyễn Du đã cho ta thấy một
hình tượng mà ông hướng đến. Đó là một đấng “trượng phu” đẹp đẽ với hoài bão lớn lao. Với động
từ mạnh như “Quyết”, “dứt”, “chầy chăng” đã cho thấy sự kiên quyết không gì có thể lay nổi của
Từ Hải. Ở cuối bài thơ, Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tuyệt đẹp:
“Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”
Hình ảnh con chim bằng được nhắc đến. Trong một không gian rộng lớn, trời biển như nối lại với
nhau thành một dải xanh thẳm, không gian bao la ấy nổi bật hình ảnh con chim đại bàng với cánh
sải rộng, tư thế cao, được gió đẩy vút lên không trung trong sự hăng hái. Vẻ đẹp biểu trưng cho
người anh hùng của Nguyễn Du. Một người anh hùng lên đường như con chim bằng, không ngại
khó khăn gian nan vẫn quyết tiến lên, vượt qua khó khăn, vươn về phía trước để đạt được thành
công. Đó là vẻ đẹp của Từ Hải, làm nên hình tượng người “trượng phu”.

You might also like