You are on page 1of 4

Module Từ phân tử đến tế bào-BM HÓA

HỌC TẬP THEO TÌNH HUỐNG – ĐỘNG HÓA HỌC


Tp.HCM tháng 10 năm 2022

Case Study 1
ĐỘ ĐÀO THẢI THUỐC THEO THỜI GIAN
LÝ DO
Các hồ sơ theo đõi về độ đào thải của thuốc cũng như việc biết thời gian bán thải
thuốc là hết sức cần thiết để có thể xác định thời gian và liều lượng cho bệnh nhân dùng
thuốc, tính được sinh khả dụng thuốc (F) thông qua các đại lượng như AUC, D0 ; tính được
độ thanh thải (CL) từ hằng số thải trừ (Ke)…

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi học xong tình huống này SV có khả năng vận dụng các kiến thức động hóa
học vào y học để

- Tính thời gian bán thải thuốc t1/2


- Tính hằng số đào thải thuốc Ke của một phân hủy động học cụ thể.
- Xác định dạng động học phân hủy thuốc.
- Biết cách xác định AUC từ đồ thị theo quy tắc hình thang.
- Hiểu rõ hơn ý nghĩa một số đại lượng dược động học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://umpedu-
my.sharepoint.com/:f:/g/personal/nguyenlevu_ump_edu_vn/EthpYliv_ZxCmGpfRLK2gg
MBeebm_AXietDGUiPzNCnYmQ?e=DNnsfD
https://www.youtube.com/watch?v=8-Qtd6RhfVA
https://www.youtube.com/watch?v=hOf-jrsleHA
https://www.youtube.com/watch?v=eTqPsqnbwoc
https://www.youtube.com/watch?v=PFJGnyEU3jI

-1-
PHẦN THẢO LUẬN
ĐỘ ĐÀO THẢI THUỐC THEO THỜI GIAN
Phần 1. Hình 1 là hồ sơ theo dõi độ đào thải của thuốc, cho thấy dữ liệu nồng
độ trong huyết tương theo thời gian của 3 đối tượng A, B, C sau khi sử dụng
cùng một lượng thuốc X.

Hình 1. Nồng độ trong huyết tương của các đối tượng A, B, C khi sử
dụng cùng một liều lượng thuốc X.

Câu hỏi thảo luận


Câu 1. Động hóa học là gì ? Dược động học là gì ?
Câu 2. Từ dữ liệu trên giải thích sự khác nhau trong lộ trình theo dõi giữa các
đối tượng. Giải thích ngắn ngọn về thuật ngữ LADME.
Câu 3. Giữa 2 đối tượng A, B thì đối tượng nào đào thải thuốc nhanh hơn ?

-2-
Phần 2. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy nồng độ của thuốc X trong huyết thanh
của bệnh nhân A. Xác định các đại lượng dược động học của thuốc X để có
độ tin cậy cao hơn trong quá trình ra quyết định trong điều trị.

Bảng 1. Nồng độ thuốc X trong


huyết tương theo thời gian

Câu hỏi thảo luận


Câu 4. Xác định các điểm tọa độ trên giấy kẻ ô li (nồng độ theo thời gian).
Câu 5. Xác định quá trình đào thải của thuốc là bậc không hay bậc một ?
Câu 6. Tính hằng số đào thải thuốc (Ke) và thời gian bán thải thuốc ( t1/2).
Câu 7. Tính AUC0-last ; AUClas-inf ; AUC0-inf bằng quy tắc hình thang.
Câu 8. Tính nồng độ của thuốc lúc 5,0 giờ và 7,0 giờ. Cho nhận xét
Câu 9. Tính % của thuốc X còn lại lúc t bằng 5 lần t1/2; và t = 7 lần t1/2
Câu 10. Cho nhận xét về mối quan hệ giữa [A]0 và t1/2 của các loại phản
ứng bậc 0, bậc một, bậc 2.

-3-
Câu hỏi đúng (Đ), sai (S)
Câu 1. Theo dõi điều trị ở từng bệnh nhân khác nhau đối với những thuốc
có chỉ số điều trị hẹp là hết sức quan trọng.
Câu 2. Khi liều lượng thuốc trong cơ thể thay đổi, nếu sự thay đổi có mối
dX
liên hệ với phương trình động học k.X0 với X là hàm lượng thuốc tại
dt
thời điểm t, thì ta nói quá trình đào thải là bậc 0.
Câu 3. Thông tin (dữ liệu) về nồng độ trong huyết tương theo thời gian của
một loại thuốc cụ thể thì nó phụ thuộc vào dạng bào chế.

CÁC TỪ VIẾT TẮT


AUC: Area Under the Curve; diện tích dưới đường cong
CL: Clearance ; hệ số thanh thải
F: Fraction of the dose; sinh khả dụng
D0: Dose; liều dùng ban đầu
D: Distribution; phân bố
Vd: Volume of distribuition; thể tích phân bố
Ke: Elimination rate constant ; hằng số tốc độ đào thải
t1/2: Haft-life; thời gian bán thải
Conc: Concentration; nồng độ
LADME : ( Liberation, Absorption, Distribution, Metabolism, Eliminatiron /
Excretion )

-4-

You might also like