You are on page 1of 10

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề có 06 trang, gồm 11 câu)

Câu 1. (2,0 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.


1. a. Cho biết nơi sống và đặc điểm hình thái thân, rễ, lá của thực vật hạn sinh lá cứng?
b. Cho các nhóm thực vật: rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...), xương rồng, hoa đá, thuốc
bỏng, lô hội, phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
Hãy xếp các đại diện trên vào 3 nhóm thực vật: thủy sinh, hạn sinh mọng nước và hạn sinh lá cứng?
2. Người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào 3 đĩa Petri chứa dung dịch khoáng chứa đầy đủ các
thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, trừ nguyên tố Nitơ. Người ta
bổ sung vi khuẩn Rhizobium vào đĩa I, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa II và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ
bèo hoa dâu vào đĩa III. Sau vài ngày, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hãy dự đoán sự sinh trưởng tiếp theo của các
cây trong cả 3 đĩa thí nghiệm, biết rằng trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt
trong điều kiện môi trường như nhau. Giải thích?
Câu 2. (2,0 điểm). Quang hợp ở thực vật.
Để nghiên cứu chu trình Calvin, người ta bố trí một thí nghiệm đối với tảo đơn bào Chlorella gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và CO2 được cung cấp đầy đủ.
- Giai đoạn 2: Vẫn tiếp tục cung cấp CO2 nhưng tắt nguồn sáng.
a. Ở giai đoạn 1, nồng độ axit photphoglyceric (APG) hay nồng độ ribulose 1,5 – diphotphate (RiDP) lớn hơn?
Giải thích?
b. Nồng độ của APG và RiDP thay đổi thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm? Giải thích?
c. Nếu ở giai đoạn 2, vẫn tiếp tục chiếu sáng nhưng dừng cung cấp CO2 thì nồng độ của APG và RiDP thay đổi
thế nào? Giải thích?
Câu 3. (1,0 điểm). Hô hấp ở thực vật.
1. Người ta đặt hai cây A và B trong một phòng trồng cây có cường độ ánh sáng ổn định, rồi tiến hành đo cường
độ quang hợp của hai cây ở nồng độ ôxi 21% và nồng độ ôxi 5%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cây A có cường độ quang hợp không thay đổi khi thay đổi nồng độ ôxi ; cây B có
cường độ quang hợp ở nồng độ ôxi 21% thấp hơn cường độ quang hợp ở nồng độ ôxi 5%.
Thí nghiệm trên được bố trí dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gì? Giải thích?
2. Người ta lấy một ít lá tươi của hai cây A và B đem nghiền trong dung dịch đệm thích hợp để tách chiết enzim
ra khỏi lá. Sau đó cho một lượng nhất định axit glycolic vào mỗi dịch chiết.

1
Sau một thời gian, người ta xác định lại hàm lượng axit glycolic trong cả hai dịch chiết. Kết quả, dịch chiết từ
cây A có hàm lượng axit glycolic không đổi còn dịch chiết từ cây B có hàm lượng axit glycolic giảm.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, em hãy cho biết cây nào là cây C4, cây nào là cây C3? Giải thích?
Câu 4. (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật.
1.a. Để xác định đặc điểm quang chu kì ở một loài thực vật chỉ ra hoa vào mùa hè mà không ra hoa vào mùa
đông, người ta chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng hoàn toàn giống nhau của loài thực vật đó
(cùng kiểu gen, trồng trong cùng điều kiện về dinh dưỡng...).
Thí nghiệm được tiến hành vào mùa đông, trong đó:
+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ, lượng mưa ...như của mùa hè.
Kết quả: Lô cây thí nghiệm ra hoa, lô cây đối chứng không ra hoa.
Loài thực vật trong thí nghiệm là cây ngày dài, ngày ngắn hay trung tính? Giải thích?
b. Người ta xử lí một cây ngày dài từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài thành 2 đêm ngắn nhờ
chớp ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa. Em hãy đề xuất giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài ở
thực vật này?
2. Gradient acid gammam – aminobutyric (GABA – một hóa chất có chức năng như chất dẫn thần kinh ở động
vật) từ núm nhụy (thấp) tới bầu nhụy (cao) là tín hiệu giúp định hướng cho ống phấn tới gặp trứng ở hoa
Arabidopsis.
a. Một thể đột biến làm mức GABA cao hơn 113 lần so với thể hoang dại (pop 2) đã làm cho các ống phấn ở thể
đột biến không thể quay ngược lên cuống hạt đến lỗ noãn và trứng, vì vậy thể đột biến bất thụ. Hãy giải thích tại
sao?
b. Hiệu ứng kiểu hình nào sẽ xảy ra trong một đột biến không thể tổng hợp được một GABA nào trong hoa của
nó?
Câu 5. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật.
1. Ba mạch máu chính trong mô gan là động mạch gan, tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch gan. Hãy cho biết
những phát biểu về tính chất của máu chảy qua các mạch máu đó sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Máu ở động mạch gan có nồng độ oxi cao nhất.
b. Máu ở tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng lipit tăng lên sau bữa ăn.
c. Máu ở tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng glucose tăng lên sau bữa ăn.
d. Máu ở tĩnh mạch gan có màu đỏ thẫm và nghèo chất dinh dưỡng.
2. Trong một thí nghiệm nhằm tìm hiểu quá trình điều hòa sự thông khí của phổi, chuột thí nghiệm được phá
hủy thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Ở thí nghiệm 1, người ta cho chuột thí
nghiệm hít thở không khí chứa 10% Oxi. Ở thí nghiệm 2, người ta cho chuột thí nghiệm hít thở không khí chứa

2
21% Oxi và 5% cacbonnic. Sự thông khí của phổi chuột tăng lên trong trường hợp nào? Giải thích?
Câu 6. (2,0 điểm). Tuần hoàn.
1. Bệnh β thalasemia là bệnh thiếu máu phổ biến ở trẻ em các nước Đông Nam Á, bệnh do đột biến ở gen
globin (trên NST 11) dẫn đến không tổng hợp được hoặc tổng hợp thiếu chuỗi β gobin, vì thế hồng cầu được tạo
ra nhưng thiếu hoặc không có chuỗi β gobin, thời gian sống của hồng cầu ngắn. Hãy cho biết những khẳng định
nào sau đây là đúng với bệnh nhân thiếu máu β thalasemia. Giải thích?
a. Hàm lượng erythropoietin trong máu những bệnh nhân này cao?
b. Hồng cầu ở những bệnh nhân này sẽ bị tắc nghẽn khi di chuyển ở các mao mạch bé.
c. Bệnh này sẽ có biến chứng là tổn thương lách.
d. Tỉ lệ hồng cầu lưới (hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy
xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn) giảm.
2. Một người được đưa đến bệnh viện trong tình trạng gần như kiệt sức sau một thời gian dài không có thức ăn
và nước uống. Kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy mạch của bệnh nhân nhanh và yếu, huyết áp thấp.
a. Nhịp tim và thể tích tâm thu của bệnh nhân ở trong tình trạng như thế nào?
b. Ngay sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ đã truyền vào Albumin tĩnh mạch của bệnh nhân thay vì truyền muối
ăn hay đường. Hãy giải thích tại sao?
Câu 7. (2,0 điểm). Bài tiết, cân bằng nội môi
1. Quá trình tạo thành nước tiểu ở người xảy ra trong các đơn vị thận. Hãy xác định vị trí của Glucose, Urea và
Protein trong các phần khác nhau của một đơn vị thận bằng cách đánh dấu “có” hoặc “không” vào các ô trong
bảng sau:
Glucose Urea Proteins
Máu trong động mạch đến quản cầu thận
Máu trong động mạch đi ra khỏi quản cầu thận
Dịch lọc ở ống góp
Dịch lọc ở ống lượn xa
Dịch lọc ở ống lượn gần
Dịch lọc ở quản cầu thận

2. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?
Câu 8. (2,0 điểm). Cảm ứng ở động vật
Khi nơron trước xinap bị kích thích thì điện thế khử cực cấp độ sẽ xuất hiện ở màng sau xinap. Biết rằng điện
thế cấp độ có biên độ (độ lớn) và thời gian khử cực thay đổi tương ứng với số lượng và thời gian tồn tại của chất
truyền tin thần kinh được giải phóng ở khe xinap; thời gian tồn tại của chất truyền tin thần kinh không phụ

3
thuộc vào số lượng của nó. Biên độ và thời gian khử cực của điện thế cấp độ ở màng sau xinap sẽ thay đổi như
thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích?
a. Sự phân giải chất truyền tin thần kinh được tăng cường.
b. Sự giải phóng chất truyền tin thần kinh bị ức chế.
c. Sự loại bỏ chất truyền tin thần kinh khỏi khe xinap bị ức chế.
d. Kênh Ca2+ ở màng trước xinap được tăng cường hoạt hóa.
Câu 9. (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
1. Hoocmon tiroxin có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hóa trong cơ thể. Một bệnh nhân bị bất thường tuyến
giáp (hoạt động mạnh không phụ thuộc tín hiệu TSH) tuyến giáp, dẫn đến tăng tiết tiroxin.
a. Hàm lượng tiroxin trong máu bệnh nhân sẽ thay đổi như thế nào nếu bác sĩ tiêm vào máu bệnh nhân một chất
có tác dụng bám và khóa thụ thể TRH (hoocmon giải phóng hướng tuyến giáp của vùng dưới đồi) ở tuyến yên?
Giải thích?
b. Bệnh nhân có nồng độ TRH trong máu và tốc độ sinh nhiệt trong cơ thể khác biệt như thế nào so với người
khỏe mạnh?
2. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Nếu đưa một chất phong bế thụ thể của progesterone vào cơ thể phụ nữ sau khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì sẽ
gây sảy thai.
b. Giai đoạn đầu thai kỳ, với nồng độ cao của HCG, có liên quan đến ức chế sự tiết GnRH từ tuyến yên của cơ
thể mẹ và như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể mẹ bị loại bỏ.
c. Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì sẽ gây sảy thai.
d. Nồng độ estrogen và progesterone tăng dần trong quá trình mang thai và đạt mức cao nhất vào lúc sinh thai
nhi.
Câu 10. (2,0 điểm). Nội tiết
Một bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi và bị phù nhẹ, đặc biệt ở mặt, tăng glucose huyết. Tuy nhiên, kết quả kiểm
tra sự dung nạp glucose qua đường uống cho thấy việc giảm glucose huyết sau khi uống glucose vẫn diễn ra
bình thường. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra hàm lượng T4 và T3 trong máu thì thấy không có bất thường nhưng hàm
lượng ACTH thì rất thấp, hàm lượng axit béo tự do cao.
a. Hàm lượng glucose huyết cao trong máu bệnh nhân là biểu hiện của bệnh tiểu đường typ II hay do rối loạn
hoocmon tuyến thượng thận? Giải thích?
b. Nguyên nhân gây phù mặt ở bệnh nhân có phải do rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra không? Tại sao?
Câu 11. (1,0 điểm). Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật)
a. Nêu vắn tắt qui trình nhuộm các vi phẫu thực vật để nhận diện các cấu trúc cơ bản của nó dưới kính hiển vi?

4
b. Cấu trúc nào của vi phẫu thực vật sẽ bắt màu của xanh mêtylen (hoặc lục mêtyl)? Tại sao chỉ có cấu trúc đó
mà không có cấu trúc khác bắt màu chất này.

Câu Nội dung Điểm


1. a. - Nơi sống: Sống ở nơi khô hạn hoặc nơi có nước nhưng cây khó hấp thụ. 0,25

- Đặc điểm hình thái:


+ Thân cứng, màu sẫm, vỏ dày. 0,125
1 + Rễ rất phát triển. 0,125
(2,0 đ) 0,125
+ Lá nhỏ, dày, cứng, nhiều khí khổng. Lá có thể biến thành gai hoặc vảy.
b. - Thực vật thủy sinh: Các loài rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...). 0,125
- Thực vật hạn sinh mọng nước: Các loài xương rồng, hoa đá, thuốc bỏng, lô hội.
0,125
- Thực vật hạn sinh lá cứng: Các loài phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
2. - Dự đoán: Các cây ở đĩa I sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa II và III đều chết. 0,125
0,25
- Giải thích:
+ Ở đĩa I, cây sinh trưởng bình thường do vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ
phân tử thành nitơ liên kết để cung cấp cho thực vật. 0,25
+ Ở đĩa II, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả năng cố định nitơ
0,25
nên cây chết vì thiếu nitơ.
+ Ở đĩa III, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nitơ khi cộng sinh với bèo hoa
dâu nhưng không cộng sinh với cây họ đậu nên không tổng hợp nitơ. Cây chết vì thiếu nitơ. 0,25

a. * Nồng độ APG lớn hơn. 0,25


2
(2,0 đ) * Giải thích:
Trong điều kiện có ánh sáng và CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của quang hợp 0,25
làm tăng lượng APG và RiDP. Chỉ có 5/6 AlPG sinh ra từ APG sẽ được dùng để tái tạo
RiDP. Do đó nồng độ APG luôn lớn hơn nồng độ RiDP trong giai đoạn này.
0,25
b. * Nồng độ APG tăng lên, nồng độ RiDP giảm.
* Giải thích:
- Ở giai đoạn 2, CO2 tiếp tục được cacboxyl hóa tạo thành APG nhưng do không có ánh sáng
nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và NADPH  APG không được 0,25
chuyển hóa thành AlPG và các chất khác trong chu trình Calvin  nồng độ APG tăng lên.
- Ở giai đoạn 2, RiDP vẫn tiếp tục được sử dụng để cacboxyl hóa CO2 tạo thành APG. Mặt
khác, do không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và 0,5
NADPH  APG không được chuyển hóa thành RiDP  nồng độ RiDP giảm.

5
c. * Nồng độ APG giảm, nồng độ RiDP tăng. 0,25

* Giải thích:
- Khi CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RiDP thành APG bị dừng lại, gây tích lũy
RiDP. Mặt khác, trong điều kiện có ánh sáng, pha sáng vẫn xảy ra, cung cấp ATP và 0,25
NADPH cho các phản ứng chuyển hóa APG theo chu trình Calvin và tái tạo RiDP  nồng độ
APG giảm, nồng độ RiDP tăng.

1. * Nguyên tắc thí nghiệm:


Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3. Hô hấp sáng lại phụ thuộc vào nồng độ oxi. Do vậy cường
3 độ quang hợp của cây C3 phụ thuộc vào nồng độ oxi trong không khí. 0,25
(1,0 đ) * Mục đích thí nghiệm: Nhằm phân biệt cây C3 và cây C4, cụ thể.
- Cây C3 có cường độ quang hợp phụ thuộc nồng độ oxi (nồng độ oxi giảm thì cường độ
0,25
quang hợp tăng)  cây B.
- Cây C4 có cường độ quang hợp không phụ thuộc nồng độ oxi (do không có hô hấp sáng)  0,25
cây A.
2. - Cây A là cây C4, cây B là cây C3.
- Giải thích:
Hàm lượng axit glycolic giảm trong dịch chiết B là do phản ứng:
0,25
Axit glycolic + Ôxi  gliôxilat + H2O2
(enzim xúc tác glycolat ôxidaza).
Enzim glycolat ôxidaza chỉ có trong thực vật C3. Do đó nếu phát hiện enzim nào có mặt ở
thực vật nào thì đó là cây C3.

1. a. - Loài thực vật trong thí nghiệm là cây trung tính. 0,25

4 - Giải thích. Sự ra hoa của cây không phụ thuộc độ dài ngày, đêm (bình thường cây ra hoa
(2,0 đ) vào mùa hè, trong thí nghiệm cây ra hoa vào mùa đông) mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện 0,25
nhiệt độ, lượng mưa...
b.- Để cây ngày dài ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt
quãng đêm bằng ánh sáng đó với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây. 0,25
- Cây trong thí nghiệm đã được kích thích bằng ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa có
0,25
thể do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn.
2. a. Mức GABA tăng cao ở thể đột biến pop 2 đã phá vỡ gradient GABA từ núm nhụy tới 0,5
bầu nhụy  mất tín hiệu định hướng ống phấn.
b. Việc không có khả năng tạo GABA cũng ngăn cản việc xác lập gradient GABA giúp định
hướng sự sinh trưởng của ống phấn. Như vậy những thể đột biến này cũng sẽ bất thụ.
0,5
1. a. Đúng, vì động mạch gan bắt nguồn từ động mạch chủ, máu trong động mạch gan là

6
nguồn cung cấp Ôxi cho gan. 0,25

5 b. Sai, vì sự vận chuyển lipit hấp thu ở ruột non là qua hệ bạch huyết, đổ vào máu ở TMC
(2,0 đ) trên (không qua tĩnh mạch cửa gan)  ở tĩnh mạch cửa gan, hàm lượng lipit không tăng sau 0,25
khi ăn.
c. Đúng, vì glucose được hấp thu và vận chuyển qua hệ mao mạch tĩnh mạch ruột, hội tụ về
tĩnh mạch cửa gan, đổ trực tiếp vào gan  máu tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng 0,25
glucose tăng lên sau bữa ăn.
d. Sai, vì máu tuy có màu đỏ thẫm do nghèo Ôxi nhưng giàu chất dinh dưỡng do mới hấp thu
0,25
từ ruột non.
2. - Sự thông khí của phổi chuột tăng lên ở thí nghiệm 2.
- Ở thí nghiệm 1: Không khí chứa 10% Oxi (tương đương 76mmHg) làm cho áp suất riêng 0,25
phần của nó trong phế nang thấp hơn bình thường (bình thường là 105 mmHg). Điều này
làm cho áp suất riêng phần của Oxi trong máu động mạch giảm. Tuy nhiên, thụ thể hóa học
ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh (nơi duy nhất cảm nhận sự giảm nồng độ
Oxi trong máu) đã bị phá hủy, nên sẽ không có sự thay đổi về thông khí phổi khi Oxi máu 0,5
thấp.
- Ở thí nghiệm 2, không khí mặc dù có lượng Oxy tương đương với khí quyển, nhưng lượng
cacbonic là 5% cao hơn bình thường (cacbonnic trong không khí bình thường là 0,3 mmHg,
cacbonic trong không khí ở thí nghiệm 2 là 38mmHg), vì thế khi chuột hít không khí này
vào, cộng thêm cacbonnic có sẵn trong đường dẫn khí, sẽ cho lượng cacbonnic trong phế
nang cao hơn bình thường, dẫn đến áp suất riêng phần của nó trong máu tăng. Cacbonic cao
sẽ tác động đến thụ thể trung ương và làm tăng rõ rệt sự thông khí của phổi. 0,25
6 1. a. Đúng.
(2,0 đ) 0,25
Số lượng hồng cầu liên tục giảm do thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh)
sẽ kích thích thận tăng sản xuất erythropoietin, tăng sản xuất hồng cầu để bù lại.
b. Sai. 0,25
Do thể tích hồng cầu nhỏ nên các hồng cầu này đều dễ dàng di chuyển qua các mạch máu
nhỏ, không gây hiện tượng tắc nghẽn.
0,25
c. Đúng.
Hồng cầu bị tiêu hủy ở lách. Do phải tiêu hủy lượng lớn hồng cầu trong thời gian dài liên tục
nên những người bệnh này thường bị tổn thương lách (lách sưng to).
0,25
d. Sai.
Số lượng hồng cầu liên tục giảm do thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh)
sẽ kích thích tăng sản xuất hồng cầu, tăng tỷ lệ hồng cầu lưới. 0,25
2.a. Bệnh nhân bị mất nước giảm lượng máu  huyết áp giảm. Cơ thể cần tăng huyết áp
thông qua việc tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi... nhịp tim tăng.
0,25

7
- Lượng máu giảm, sức cản ngoại vi lớn (do co mạch ngoại vi) nên thể tích tâm thu giảm
(mạch yếu).
0,25
b. Khi truyền Albumin vào máu  nồng độ albumin trong huyết tương tăng lên  hấp thụ
nước vào mạch máu  pha loãng máu, giảm áp suất thẩm thấu của máu, tăng thể tích máu
nhanh hơn và tái duy trì cân bằng nội môi nhanh hơn. 0,25
- Truyền muối hay đường không hiệu quả bằng truyền albumin vì muối ăn và đường đều có
thể trao đổi qua thành mao mạch để vào dịch mô dễ dàng.
7
1.
(2,0 đ)
Glucose Urea Proteins

Máu trong động mạch đến quản cầu thận Có Có Có 0,25

Máu trong động mạch đi ra khỏi quản cầu thận Có Có Có 0,25


0,25
Dịch lọc ở ống góp Không Có Không

Dịch lọc ở ống lượn xa Không Có Không 0,25

Dịch lọc ở ống lượn gần Có Có Không 0,25

Dịch lọc ở quản cầu thận Có Có Không 0,25


2. - Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2. pH thấp làm giảm
0,25
kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ
các nơi dự trữ như lách, mạch máu dưới da. 0,25
a. Biên độ: không đổi; thời gian khử cực: giảm.
0,25
Giải thích:
Chất truyền tin thần kinh bị tăng cường phân giải làm thời gian của chất dẫn truyền thần
kinh ở khe xinap ngắn  thời gian khử cực ngắn. Biên độ điện thế bình thường do lượng chất 0,25
8 truyền tin giải phóng ở khe xinap không đổi.
(2,0 đ)
b. Biên độ: giảm; thời gian khử cực: bình thường.
0,25
Giải thích:
Sự giải phóng chất truyền tin thần kinh bị ức chế  giảm kích thích thụ thể sau xinap, giảm
khử cực  biên độ điện thế giảm. Thời gian khử cực bình thường do thời gian phân giải chất
truyền tin ở khe xinap bình thường. 0,25

c. Biên độ: không đổi; thời gian khử cực: tăng. 0,25
Giải thích:

8
Sự loại bỏ chất truyền tin thần kinh khỏi khe xinap bị ức chế  chất dẫn truyền thần kinh ở
khe xinap lâu  thời gian bám thụ thể màng sau và thời gian mở kênh ion dương tăng  tăng
thời gian khử cực. Biên độ điện thế bình thường do lượng chất truyền tin giải phóng ở khe
xinap không đổi. 0,25

d. Biên độ: tăng; thời gian khử cực: không đổi. 0,25
Giải thích:
Kênh Ca2+ ở màng trước xinap được tăng cường hoạt hóa  tăng giải phóng chất dẫn truyền
thần kinh, tăng số lượng thụ thể màng sau xináp bị kích thích  tăng khử cực  biên độ điện
thế tăng. Thời gian khử cực bình thường do thời gian phân giải chất truyền tin ở khe xinap
0,25
bình thường.

1. a. Hàm lượng tiroxin vẫn ở mức cao.


- Ở người khỏe mạnh, nếu thụ thể TRH ở tuyến yên bị khóa, tuyến yên sẽ giảm tiết TSH. 0,25
TSH tiết ít làm giảm kích thích tế bào tuyến giáp giảm tiết tirôxin.
- Ở bệnh nhân này, tuyến yên giảm tiết TSH nhưng do tuyến giáp bất thường do ưu năng 0,125
(hoạt động mạnh không phụ thuộc tín hiệu TSH)  hàm lượng tiroxin vẫn ở mức cao.
9
b. Người bệnh có TRH thấp và mức sinh nhiệt cao.
(2,0 đ) 0,125
- Người bệnh do ưu năng tuyến giáp tiết tirôxin cao làm tăng điều hòa ngược âm tính lên
vùng dưới đồi giảm tiết TRH  nồng độ TRH trong máu thấp hơn ở người khỏe mạnh.
- Người bệnh do ưu năng tuyến giáp tiết tirôxin cao làm tăng tốc độ quá trình chuyển hóa  0,25
làm tăng tốc độ sinh nhiệt cao hơn ở người khỏe mạnh.
2. a. Đúng.
- Progesteron có vai trò phát triển niêm mạc tử cung và duy trì phôi thai phát triển trong tử
cung. 0,125

- Nếu thụ thể của progesteron bị phong bế thì progesteron không tác động được lên niêm 0,125
mạc tử cung, gây sảy thai.
b. Đúng.
0,25
Chính HCG đã kích thích duy trì thể vàng phát triển giai đoạn đầu và chính thể vàng đã tiết
ra progesteron và estrogen với nồng độ khá cao đã ức chế sự tiết GnRH từ tuyến yên của cơ
thể mẹ và như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể mẹ bị loại bỏ.
c. Đúng.
- HCG có vai trò duy trì sự phát triển của thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron và estrogen 0,25
duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung qua đó duy trì sự phát triển của phôi thai.
- Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào cơ thể thì thể vàng tiêu biến làm progesteron và
estrogen giảm, do vậy không duy trì được sự phát triển niêm mạc tử cung và gây sảy thai. 0,25

9
d. Sai. Vì trong quá trình mang thai hai hoocmon này tăng lên nhưng chỉ đạt cao nhất trong 0,25
tháng cuối và trước lúc sinh vài ngày thì nồng độ hai hoocmon này giảm đột ngột.
10 a. - Kết quả kiểm tra sự dung nạp glucose qua đường uống cho thấy việc giảm glucose huyết 0,5
(2,0 đ) sau khi uống glucose vẫn diễn ra bình thường  bệnh nhân không bị tiểu đường typ II.
- Hàm lượng glucose huyết cao trong máu bệnh nhân là có thể do rối loạn hoocmon tuyến
thượng thận liên quan đến trao đổi đường (glucocoticoid – điển hình và quan trọng nhất là là 0,5
cortisol) gây ra, vì các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân (đường huyết cao, nồng độ ACTH
thấp, axít béo tự do cao) phù hợp với sự tăng cao của hàm lượng cortisol trong máu:
+ Hàm lượng cortisol cao làm tăng tổng hợp đường và làm cho đường huyết cao, đồng thời
cortisol cao ức chế tiết ACTH thông qua cơ chế điều hòa ngược âm tính  giảm nồng độ 0,25
ACTH.
+ Hàm lượng cortisol cao sẽ tăng phân giải lipit và tạo axít béo tự do  hàm lượng axít béo tự
0,25
do trong máu giảm.
b. Nguyên nhân gây phù mặt ở bệnh nhân không phải do rối loạn chức năng tuyến giáp gây 0,25
ra vì:
Phù mặt, đặc biệt là phù quanh mắt là biểu hiện đặc trưng của hội chứng suy giảm chức năng
tuyến giáp nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng 2 hoocmon tuyến giáp bình 0,25
thường  phù mặt ở bệnh nhân không phải do rối loạn chức năng tuyến giáp.

a. Qui trình:

11 Cắt vi phẫu  tẩy javen  rửa nước  nhuộm xanh metylen hoặc lục mêtyl  rửa nước  0,5
(1,0 đ) nhuộm đỏ cacmin  rửa nước  làm tiêu bản  lên kính và quan sát.
b. Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem) vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc.
0,5

10

You might also like