You are on page 1of 10

ĐỀ VẬN DỤNG SỐ 14

Câu 1: Vào sáng sớm, quan sát lá của những cây bụi thấp hay các loài cỏ trên bờ
ruộng, người ta thường thấy có nước đọng lại trên mép lá - đó là hiện tượng ứ
giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm
những tế bào chuyên hóa với chức năng tiết nước), thường phân bố ở mép lá và luôn
mở.

a. Hãy cho biết 3 điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt.

b. Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào sau
đây: phloem (mạch rây), xylem (mạch gỗ), mô xốp (mô khuyết), mô giậu? Giải thích?

c. Những chất nào có thể có trong dịch nước được hình thành từ hiện tượng ứ giọt? Giải
thích?

d. Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải thích?

Câu 2: Hô hấp sáng ở thực vật là gì? Hô hấp sáng thực chất có phải là hô hấp tế bào
không? Giải thích?

Để phân biệt cây C3 với cây C4, người ta có thể sử dụng một trong
2 cách sau: Cách 1: Xác định điểm bão hòa ánh sáng của cây.

Cách 2: Xác định cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nồng độ ôxi khác
nhau.
a) Vì sao sử dụng hai cách trên có thể phân biệt được cây C3 và cây C4?

b) Thiết kế thí nghiệm để phân biệt cây C3 và cây C4 theo một trong hai cách trên.

Câu 3. Hô hấp của thực vật diễn ra ở loại bào quan nào? Hãy trình bày tóm tắt các giai
đoạn của quá trình hô hấp có tạo ra ATP?

Câu 4.

a. Ở người, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong
chế độ ăn. Giải thích.

1
b. Vận dụng những hiểu biết về tiêu hóa, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa
khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Câu 5.
a. Cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?
b. Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?
Câu 6.
a. Nhịp tim ( tần số co dãn tim) của một số loài động vật như sau

Voi: 25-40 nhịp/phút

Cừu: 70-80 nhịp/phút

Mèo: 110-130 nhịp/phút

Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

- giải thích tại sao các động vật nêu trên lại có nhịp tim khác nhau?

b. Sau khi ta nín thở vài phút thì nhịp tim có thay đổi hay không? Tại sao?

c. Trong phản ứng stress, andrenalin được tiết ra nhiều có làm thay đổi nhịp tim và nồng
độ gluco trong máu không? Tại sao?

d. Bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại tim?

Câu 7.

a. Trình bày cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu.
b. Cho biết vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Câu 8.

a. Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động?
b. Hệ thống duy trì cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể như
thế nào? Cho ví dụ.
Câu 9. Một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp sau:
vun gốc, làm giàn, bón phân ở gốc, làm rãnh tưới nước, tỉa thưa cây để có năng suất cao.
Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp trên.
2
Câu 10.
Hình dưới đây cho thấy noron N tiếp nhận trực tiếp thông tin từ hai đầu tận cùng a và c
của hia sợi thần kinh khác nhau. Đầu tận cùng b tạo thành synap với đầu tận cùng a. Đồ thị
phía bên phải cho thấy các điện thế ghi được ở noron N, các điện thế này được tạo ra do
thông tin đến từ ba đầu tận cùng trước synap

a. Hãy giải thích tại sao kích thích riêng rẽ vào tế bào a và tế bào c đều không hình thành
được điện thế hoạt động ở tế bào N?
b. Có thể giải thích cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua synap giữa tế bào a và tế bào b
như thế nào?
c. Để có thể tạo điện thế hoạt động trên tế bào N thì cần phải kích thích các tế bào như thế
nào?
----- Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng -----

3
ĐÁP ÁN

Câu 1.

a.Ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt:
- Không khí bão hòa hơi nước (độ ẩm cao).
- Đất có nhiều nước.
- Rễ đẩy nước chủ động lên thân (mạnh).
b. -Xylem (mạch gỗ).
- Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mô giậu chuyên hóa với chức năng quang hợp, mô
khuyết chuyên hóa với chức năng hô hấp, xylem (mạch gỗ) chuyên hóa với chức năng
vận chuyển nước => thủy khổng chuyên hóa với chức năng tiết nước => tiếp xúc với
mạch gỗ
c.
-Thành phần có trong dịch nước là: nước, một lượng rất nhỏ muối khoáng, hoocmôn
thực vật
- Nước được hấp thu từ rễ vào trong cây qua hệ thống mạch gỗ mang theo chất khoáng
hòa tan. Một số hoocmôn thực vật được tổng hợp ở rễ cũng được đưa vào mạch gỗ để
vận chuyển lên thân và các bộ phận phía trên.
d.
- Không có hiện tượng ứ giọt.
Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán gặp độ ẩm không khí thấp nên sự thoát hơi nước thuận
lợi hơn. (Hoặc: ở tầng tán và vượt tán cây cao nên áp suất rễ đẩy nước lên với áp lực yếu).
Câu 2.
1.
-
Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng của thực vật C3.
-
Hô hấp sáng không phải là hô hấp tế bào. Vì quá trình này không có sự tham gia của
chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể và không tạo ra năng lượng có ích tích luỹ
trong ATP.
2.
-
Vì hai cây C3 và C4 khác nhau nhiều về điểm bão hòa ánh
sáng. Cây C3 có điểm bão hòa ánh sáng khoảng 30.000 lux (bằng 1/3 ánh sáng mặt trời
toàn phần), trong khi đó điểm bão hòa ánh sáng của cây C4 khoảng 90.000 lux (gần bằng
ánh sáng mặt trời toàn phần).
-
Vì cây C3 có hô hấp ánh sáng nên cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ ôxi
trong không khí. Cụ thể là nồng độ ôxi giảm thì cường độ quang hợp ở cây tăng. Trong
khi đó, cây C4 có cường độ quang hợp không phụ thuộc vào nồng độ ôxi không khí vì
không có hô hấp sáng.

Thí nghiệm theo cách 1. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, một
-

máy đo cường độ ánh sáng, một phòng trồng cây có thể điều chỉnh được cường độ ánh
4
sáng, nồng độ ôxi ổn định. Đo cường độ quang hợp của từng cây ở các cường độ ánh
sáng tăng dần sẽ tìm được điểm bão hòa ánh sáng của từng cây và xác định được cây nào
là cây C3, cây nào là cây C4.
Thí nghiệm theo cách 2. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, máy đo
nồng độ ôxi, một phòng trồng cây có thể thay đổi được nồng độ ôxi, cường độ ánh sáng
ổn định. Đặt hai cây A và B trong điều kiện nồng độ ôxi 21%, đo cường độ quang hợp
của hai cây. Sau đó lại đặt hai cây trong điều kiện nồng độ ôxi 5%, đo cường độ quang
hợp của hai cây. Ở hai nồng độ ôxi khác nhau, nếu cây nào có cường độ quang hợp
không thay đổi thì đó là cây C4, cây có cường độ quang hợp thay đổi là cây C3, (hoặc bố
trí thí nghiệm như trên nhưng nồng độ ôxi được thay đổi từ thấp đến cao và đo cường độ
quang hợp thì vẫn được điểm như phương án trên).
Câu 3.
- Hô hấp ở thực vật có hai loạil là hô hấp tạo ra ATP diễn ra ở bào quan ty thể và hô hấp
sáng ( không tạo ATP) diễn ra ở lục lạp, peroxyxom và ty thể
- Hô hấp tạo ATP là quá trình hô hấp diễn ra thường xuyên trong tế bào thực vật quá trình
này có 3 giai đoạn chính
Giai đoạn đường phân: Xảy ra ở tế bào chất
1glucozo + 2NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
Giai đoạn chu trình krebs: Khi môi trường nội bào có oxy
Cu trình krebs xảy ra ở chất nền ty thể. Bản chất của chu trình krebs là hệ thống các phản
ứng thủy phân và oxy hóa nguyên liệu đầu tiên là axit piruvic để hình thành sản phẩm cuối
cùng là CO2, ATP, NADH, FADH2. Chu trình krebs trải qua nhiều phản ứng nên tạo ra
nhiều sản phẩm trung gian, mỗi sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tế bào sử dụng tổng
hợp các chất cho tế bào
Phương trình tổng quát chu trình krebs
2 axit piruvic + 8NAD+ + 2FAD+ + 2ADP + 2Pi + 6H2O → 6CO2 + 2ATP + 8NADH +
2FADH2
Nếu môi trường nội bào không có oxy thì chu trình krebs không diễn ra mà diễn ra quá
trình lên men tạo rượu etilic hoặc axit lactic
Chuỗi chuyền electron
Chuỗi chuyền electron và quá trình photphorin hóa tạo ra ATP và H2O chuỗi truyền e diễn
ra trên màng trong ty thể cần có sự tham gia của oxy phân tử
Trong chuỗi truyền e, NADH và FADH2 là những chất cho điện tử. NADH phân li thành
NAD+, H+ và e. Điện tử được cung cấp cho các chất nhận điện tử trên màng trong ty thể.
Điện tử sau khi đi qua các chất nhận trung gian sẽ được kết hợp với oxy, H+ để tạo ra H2O
theo phương trình
H+ + e + O2 → H2O
Vì vậy nếu không có oxy thì không có chất nhận e nên chuỗi truyền e sẽ không diễn ra
5
- Các chất nhận điện tử ở trên màng trong ty thể là những protein xuyên màng, đồng thời
là những máy bơm proton. Khi các bơm proton này nhận được điện tử thì nó sẽ lấy năng
lượng từ điện tử để bơm H+ từ trong chất nền ti thể ra xoang gian màng( xoang giữa 2
màng ti thể) để tạo thế năng H+. Các ion H+ sẽ khuếch tán qua kênh ATPaza để tổng hợp
ATP theo phương trình ADP + Pi → ATP
Câu 4.
a. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn
vì: Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định. Mà cơ thể cần đầy
đủ các loại chất dinh dưỡng với hàm lượng hợp lí để có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường. Do đó, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn để tránh nguy cơ thiếu hụt
chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm
chí có thể mắc một số bệnh tật.
b. Một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong
khoang miệng.
- Ăn uống hợp vệ sinh, tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa.
- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu
hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải
mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa đạt hiệu quả.
* Thông tin bổ sung
- Chất dinh dưỡng thiết yếu: Là những chất mà cơ thể động vật không thể tự tổng hợp từ
các chất khác có sẵn trong cơ thể, bắt buộc phải lấy vào từ môi trường, nếu thiếu sẽ gây ra
bệnh tật, thậm chí tử vong. Một số amino axit, một số axit béo, vitamin, khoáng chất, nước
là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho người và hầu hết động vật
- Thực phẩm sạch: Hiện nay Việt Nam có một số tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch như
tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ. Các tiêu chuẩn này tuy có
những điểm khác nhau, nhưng tiêu chí đánh giá thực phẩm sạch cơ bản giống nhau
+ Được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Không chứa du lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chất kích thích sinh trưởng,
kháng sinh, chất bảo quản cấm dùng hoặc vượt quá giới hạn cho phép
+ Không có tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, virut, nấm...)
+ Không có tạp chất như thủy tinh, vật cứng, các chất phóng xạ
+ Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, đảm bảo điều kiện vệ sinh trong sản
xuất và cung ứng
- Các loại lương thực, thực phẩm đều mang lại lợi ích cho cơ thể nhưng cũng mang lại tác
hại đối với cơ thể khi sử dụng vượt quá nhu cầu của cơ thể. Các chất phụ gia thực phẩm,
chất bảo quản có trong thực phẩm thường không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng thường
xuyên

6
Câu 5.
a. Hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả vì:
- Cá xương có một đôi mang, mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và
phiến mang → tạo ra diện tích trao đổi khí rất lớn.
- Sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương đảm bảo dòng máu trong mao mạch luôn
chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài → làm tăng hiệu quả
cho quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua phiến mang.
- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang diễn ra
nhịp nhàng → làm cho dòng nước giàu O2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị
ngắt quãng đảm bảo sự thông khí.
b. Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:
- Người có 2 lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt
trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao
mạch bao quanh dày đặc → Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi
khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.
- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào
lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) → đảm bảo sự thông khí
tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.
• Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:
- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi
khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có
không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào,
không khí giàu O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu O 2 từ
nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các
mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao
mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và
CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.
- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể
tích khoang thân và thể tích các túi khí → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp
suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.
Câu 6.
a. Mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể
- Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật càng nhỏ thì nhịp tim càng cao và
ngược lại
- Sự khác nhau do tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể khác nhau. Động vật càng
nhỏ thì tỉ lệ này càng lớn( bề mặt cơ thể càng lớn) tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì
thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao, nhu cầu oxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.
b. Sau khi ta nín thở vài phút nhịp tim có thay đổi, tim đập nhanh hơn vì nồng độ oxi giảm
nồng độ cacbonic tăng lên trong máu sẽ kích thích lên thụ quan hóa học ở xoang động
mạch cảnh và cung động mạch chủ( phản xạ điều hòa tim) và kích thích lên cơ quan thụ
cảm hóa học trung ương ở hành não làm tim đập nhanh mạnh hơn

7
c. Adrenalin tiết ra nhiều trong phản ứng stess tăng nhịp tim và tăng nồng độ gluco trong
máu
- Adrenalin tác động lên tim theo đường thể dịch làm tăng nhịp tim
- Adrenalin theo máu đến gan, tác động lên các tế bào gan làm tăng phân giải glicogen
thành gluco đưa vào máu làm tăng đường huyết
d. Bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại tim là vì bệnh cao huyết áp làm tăng
sức cản ngoại vi , tăng gánh nặng cho tim, tim phải gắng sức trong thời gian lâu dài
Câu 7.
a. Cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu:
(1) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bị các tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào, tế
bào B và tế bào chia nhánh) bắt giữ và thực bào. Các tế bào trình diện kháng nguyên đem
kháng nguyên trình diện tế bào T hỗ trợ và làm tế bào T hỗ trợ hoạt hoá.
(2) Tế bào T hỗ trợ hoạt hoá phân chia tạo ra dòng tế bào T hỗ trợ và dòng tế bào T hỗ trợ
nhớ. Từ đây, dòng tế bào T hỗ trợ gây ra miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch dịch thể và miễn
dịch tế bào).
+ Miễn dịch dịch thể: Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu
cho miễn dịch dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế
bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và
tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách khác nhau (H 12.4).
+ Miễn dịch tế bào: Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine còn làm tế bào T độc hoạt hoá, khởi
đầu cho miễn dịch tế bào. Để trở nên hoạt hoá, ngoài tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc còn cần
tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T
độc hoạt hoá và dòng tế bào T độc nhớ. Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc
tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh (H 12.4)
b. Vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào:
+ Vai trò của miễn dịch dịch thể: Các tương bào sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và
bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào dễ dàng bắt giữ và loại
bỏ kháng nguyên. Các tế bào B nhớ tạo thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại
kháng nguyên nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm nhập vào cơ
thể.
+ Vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào: Tế bào T độc liên kết đặc hiệu với các tế
bào bị nhiễm, đồng thời sản sinh enzyme và perforin làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị
phân hủy.
Câu 8.
a. Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường bên
trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ
thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định. Do ảnh
hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L

8
b. Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi.
Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích,
bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.
- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường
trong hoặc ngoài cơ thể.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển
chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim,
mạch máu, ...
Ví dụ:
Khi nồng độ glucose tăng quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone được gọi là
insulin. Nếu các mức này giảm quá thấp, gan sẽ chuyển đổi glycogen trong máu thành
glucose một lần nữa, làm tăng mức độ.
Câu 9.
Biện Cơ sở khoa học của biện pháp
pháp
Biện pháp này dựa vào tính hướng đất: Việc vun gốc sẽ giúp có đủ đất
Vun
lấp kín phần rễ, từ đó, bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh, tránh rửa trôi
gốc
chất dinh dưỡng để cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
Biện pháp này dựa vào tính hướng tiếp xúc của cây: Việc làm giàn cho
Làm
cây thân leo giúp cây có đủ không gian và nguồn ánh sáng thích hợp để
giàn
thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Biện pháp này dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ
Bón giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó,
phân ở cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần
gốc phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón
phân sâu cho cây có rễ cọc.
Biện pháp này dựa vào tính hướng nước của cây: Việc làm rãnh tưới
Làm
nước sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều
rãnh
sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Đồng thời,
tưới
việc làm rãnh tưới nước cũng giúp giữ kết cấu đất, không bào mòn đất
nước
và không gây rửa trôi chất dinh dưỡng,…
Biện pháp này dựa vào tính hướng sáng của cây: Việc tỉa thưa cây đảm
bảo duy trì mật độ cây thích hợp để giúp cây phát triển tán nhằm hấp
Tỉa
thu tối đa được nguồn ánh sáng cho quang hợp. Đồng thời, biện pháp
thưa
này cũng đảm bảo các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng
cây
khoáng,… phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Kết quả là
cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn.
Câu 10.
a. Kích thích riêng rễ vào tế bào a và c đều không tạo được điện thế đủ ngưỡng để kích
thích hình thành điện thế hoạt động ở gò axon của tế bào N, do đó xung không hình thành

9
b. Kích thích đồng thời vào tế bào a và b không làm xuất hiện điện hưng phấn sau synap ở
màng tế bào N, điều này chứng tỏ chất trung gian hóa học giải phóng từ tế bào b có chức
năng ức chế sự lan truyền xung từ tế bào a sang tế bào N
C. Để tạo điện thế hoạt động ở tế bào N, cần kích thích đồng thời vào tế bào a và b, gây ra
hiện tượng cộng synap ở màng sau, cường độ tổng hợp có thể đủ ngưỡng kích thích hình
thành điện thế hoạt động ở tế bào N

10

You might also like