You are on page 1of 4

Câu 1: Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương pháp quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn

so với
phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật?
Ở cây xanh quá trình đồng hóa C được thực hiện qua chu trình Canvin. Hiệu quả năng lượng của
chu trình C3 là:
- Để tổng hợp 1 phân tử C 6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH, 18 ATP tương đương với 764
Kcalo. Vì 12 NADPH x 52,7 Kcalo + 18 ATP x 7,3 Kcalo = 764 Kcalo
- 1 phân tử C6H12O6 với sự trữ lượng là 674 Kcalo
 Hiệu quả: (674/764) x 100% = 88%
- Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ H2O rất dồi dào còn hoá tổng hợp ở vi sinh vật sử dụng hidro
từ các chất vô cơ có chứa hidro với liều lượng hạn chế
- Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá tổng hợp ở vi
sinh vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hoá nên rất ít
Câu 2: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào đối với quá trình quang
hợp?
Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lạp chứa các hạt diệp lục hấp thụ ánh sáng nhưng không
hấp thụ ánh sáng xanh lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở lại nên ta
nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh ta nhìn thấy không có vai trò gì trong quá trình quang hợp
Câu 3: Phân biệt quang hợp có thải oxi và quang hợp không thải oxi. Trong hai dạng trên, dạng
quang hợp nào tiến hoá hơn? Vì sao?
Chỉ tiêu Quang hợp thải oxi Quang hợp không thải oxi
H2O Hợp chất có dạng H2A
Chất cho electron
(A không phải là oxi)
Sự thải oxi Có Không
VK có hệ sắc tố Diệp lục và các sắc tố khác Khuẩn lục
Bẫy năng lượng Hiệu quả Ít hiệu quả
Tảo, vi khuẩn lam, thực vật VK lưu huỳnh màu tía, màu
Đại diện
lục
Quang hợp thải oxi tiến hoá hơn:
- Sử dụng chất cho e là nước phổ biến hơn các hợp chất vô cơ.
- Thải oxi thúc đẩy sự tiến hoá của các loài SV khác
- Hệ sắc tố thực hiện bẫy năng lượng hiệu quả hơn
Câu 4: Phân biệt vật chất và năng lượng. Loại vật chất nào được chọn là đồng tiền năng lượng
của tế bào? Nêu cơ chế hình thành vật chất đó?
- Vật chất chiếm 1 không gian nhất định và có khối lượng.
- Năng lượng là đại lượng có khả năng sinh công, gây những biến đổi ở vật chất.
- Đồng tiền năng lượng: ATP.
- Cơ chế hình thành ATP:
 Thực hiện thông qua quá trình photphorin hoá gắn gốc P i vào ADP nhờ năng lượng từ quá trình
quang hoá hoặc oxi hoá
 Quá trình vận chuyển e và proton qua màng khi quang hợp và hô hấp tạo sự chênh lệch nồng độ
H+ giữa 2 mặt đối lập của màng hình thành thế năng điện hoá proton
 Động lực này kích thích bơm H+ hoạt động, bơm ion H+ đi qua phức hệ ATP – sintetaza và thúc
đẩy bơm này tổng hợp ATP: ADP + Pi → ATP
Câu 5: Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy ra bên
trong ti thể?
* Quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất vì:
- Đường bị biến đổi tại nơi nó tồn tại để tạo thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi được vận chuyển
vào ti thể để tham gia vào chu trình Crep.
- Mặt khác, việc vận chuyển đường vào trong ti thể tiêu tốn nhiều ATP.
- Ở tế bào chất có những enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường diễn ra.
* Chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể vì:
- Nguyên liệu của chu trình Crep là axit piruvic → vận chuyển axit piruvic vào chất nền ti thể giúp
cho quá trình xảy ra thuận lợi hơn.
- Mặt khác, ở ti thể chứa các loại enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep diễn ra.
- Ngoài ra chu trình Crep tạo ra các chất tích trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti thể, chúng
sẽ tham gia vào chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể, nhờ đó quá trình này
được đáp ứng dễ dàng hơn .
Câu 6: Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm tối
thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
* Phải giảm cường độ hô hấp vì:
- Trong trường hợp này hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số
lượng và chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí
trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng thì O 2 giảm, CO2 tăng. Khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá
mứcthì hô hấp của đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị
phân hủy nhanh chóng.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong
quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo
quản. Ngoài ra việc tăng độ ẩm còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật bám trên đối tượng phát triển,
vi sinh vật phân giải làm hỏng sản phẩm
* Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0 vì: nếu giảm đến 0 đối tượng bảo quản sẽ chết (không
tốt, nhất là đối với hạt củ giống)
Câu 7: Hãy giải thích ngắn gọn:
a. Tại sao trước khi mưa, nhiệt độ không khí thường tăng lên một chút
b. Tại sao tế bào không trực tiếp sử dụng năng lượng từ glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản
xuất ATP?
c. Tại sao nói ATP và NADPH là các chất “chuyên chở năng lượng trung gian” mang năng lượng
ánh sáng đến các sản phẩm hữu cơ của quá trình quang hợp?
a) Tế bào thực vật được xoang hóa → tạo ra các khu vưc khác nhau → thích hợp cho các enzim khác
nhau cùng hoạt động ,các phản ứng trái chiều vấn có khả năng xảy ra → chức năng sống của tế bào nhân
thực đa dạng hơn
c) - Năng lượng trong phân tử glucozơ lớn.
- Năng lượng trong ATP vừa đủ cho hầu hết các phản ứng trong tế bào.
d) - Pha sáng: Năng lượng ánh sáng được tích lũy trong ATP và NADPH.
- Pha tối: năng lượng trong ATP, NADPH được dùng để cố định CO2 => chất hữu cơ
Câu 8: Xét sơ đồ chuyển hóa năng lượng như sau:
(1) (2)
Quang năng Hóa năng trong chất hữu cơ Hóa năng trong ATP
a. (1) và (2) là những quá trình sinh lí nào?
b. So sánh hai quá trình trên?
a) (1) là quang hợp (2) là hô hấp tế bào
b) Phân biệt quang hợp và hô hấp tế bào.
Tiêu chí Quang hợp Hô hấp
Phương trình 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + O2 C6H12O6 + O2 → 6CO2 + 6H2O + Q
phản ứng
Nơi thực hiện Lục lạp Ti thể
Năng lượng Ánh sáng Hợp chất hữu cơ
Sắc tố Cần sắc tố quang hợp Không cần
- Chuyển hóa NL A/S → NL hóa học - Chuyển hóa năng lượng trong chất
Vai trò - Tổng hợp chất hữu cơ hữu cơ → NL ATP → cung cấp cho
- Cân bằng tỉ lệ O2/CO2 mọi hoạt động của tế bào
Câu 9: Bản chất của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp?
- Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển thành
năng lượng trong NADPH, ATP
- Bản chất của pha tối là pha khử CO 2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ
(C6H12O6)
Câu 10: Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình này?
* Các giai đoạn của chu trình Crep:
+ Hoạt hoá axit pyruvic thành acetyl-CoA:
2 pyruvic → 2 axetyl-coenzimA (C–C–CoA) + 2CO2 + 2 NADH
+ Chu trình Crep: Axetyl – CoA đi vào chu trình Crep.
Mỗi vòng chu trình Crep, 1 phân tử acetyl–coA sẽ bị oxy hoá hoàn toàn tạo ra 2CO2, 1 ATP, 1 FADH2
+ 3NADH.
- Kết quả: 6CO2, 2ATP, 2FADH2, 8NADH
* Ý nghĩa của chu trình Crep:
- Thông qua chu trình Crep phân gải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy trong ATP,
một phần tạo nhiệt cho tế bào.
- Tạo ra nhiều NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp.
- Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa làm nguyên liệu
cho các quá trình chuyển hóa vật chất khác.
Câu 11: Vì sao nói hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình
trao đổi chất và năng lượng ?
- Chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống
- Tạo sản phẩm trung gian, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.
Câu 12: So sánh quang tổng hợp và hoá tổng hợp
- Giống nhau :
+ Đều là phương thức tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ
+ Sử dụng nguồn CO2
+ Gồm các phản ứng oxi hoá khử
+ Đều có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nguồn hữu cơ ban đầu cho sinh giới
- Khác nhau :
Điểm so sánh Quang tổng hợp Hoá tổng hợp
Ánh sáng Hoá học từ quá trình oxi hoá các chất
Nguồn năng lượng
vô cơ
Sự thải oxi Có oxi hoặc không Không
Cây xanh, tảo, vi khuẩn lam, … Một số vi khuẩn : Vi khuẩn lưu
Sinh vật tham gia
huỳnh, vi khuẩn sắt, vi khuẩn nitơ
Là hình thức tự dưỡng xuất Là hình thức tự dưỡng xuất hiện
Ý nghĩa
hiện sau trên Trái Đất trước trên Trái Đất
Câu 13: Tại sao nói glucoza là trung tâm của mọi con đường trao đổi chất ở VSV?
- Glucoza là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể
- VSV dễ đồng hóa nhất
- Cung cấp các tiền chất cho hầu hết các quá trình sinh tổng hợp đại phân tử cho tế bào
- Tồn tại ở dạng dự trữ góp phần duy trì sự ổn định tính chất sinh lý, áp suất thẩm thấu của tế bào
Câu 14: Tại sao khi cúng ta hoạt động thể dục,thê thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucose
trong hô hấp hiếu khí mà lại không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
- Năng lượng được giải phóng từ mỡ chủ yếu là axit béo
- Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon (O/C) thấp hơn nhiều so với đường glucose
- Vì vậy khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của các tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, khi hoạt động thể
chất thì lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn
- Vì thế, mặc dù phân giải mỡ tạo ra nhiều năng lượng hơn so với phân giải đường glucose nhưng tế bào
cơ không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ
Câu 15: Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô
người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên?
Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin
thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc
trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô
với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.
Câu 16: So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron
trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep?
a) So sánh:
- Đường phân tạo 2 ATP  7,3 x 2 / 674  2,16%
- Chu trình Crep 2 ATP  7,3 x 2 / 674  2,16%
- Chuỗi truyền electron 34 ATP  7,3 x 34 / 674  36,82%
=> Hô hấp hiếu khí 38 ATP  7,3 x 38 / 674  41,15%
b) Ý nghĩa chu trình Crep:
- Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho
tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.
Câu 17:
a) Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này
rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử
dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng
người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
b) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế bào cơ của
cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
a) - Ty thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ty thể bị hỏng nên H + không tích lại được trong khoang
giữa hai lớp màng ty thể vì vậy ATP không được tổng hợp.
- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều glucôzơ, lipit.
- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn dần nên có thể dẫn đến tử vong.
b) - Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần dùng vì kiểu hô hấp
này không tiêu tốn ôxi.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô cơ co cùng
một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp
kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến ôxy.
Câu 18: Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa là gì? Nêu một ví dụ và giải thích?
- Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người : Khi 1 enzim nào đó không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt → cơ
chất của enzim đó tích lũy gây độc cho tế bào hoặc hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành chất
độc gây nên các triệu chứng bệnh lí.
- Ví dụ : + Bệnh Phêninkêtô niệu
+ Bệnh này do gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin
thành trôzin trong cơ thể bị đột biến không tạo được enzim có chức năng → pheninalanin không được
chuyển hóa thành tirôzin, axit amin này ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần
kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
Câu 19: Phân tích hỗn hợp nghiền nát của ti thể và lục lạp, thu được các chất sau: C 6H12O6, ATP,
ADP, axit malic, axit xucxinic, NADH, NADPH. Hãy sắp xếp các chất ấy vào các bào quan tương
ứng
Sắp xếp các chất như sau:
- Trong lục lạp: NADPH, ADP, axit malic, C6H12O6
- Trong ti thể: NADH, ATP, ADP, axit xucxinic
Câu 20: Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phân tử CO 2?
Bao nhiêu phân tử NADPH? Bao nhiêu phân tử ATP?
6 CO2, 18 ATP, 12 NADPH
Câu 21: Tại sao khi đưa CO2 vào quá trình quang hợp càng nhiều thì O2 thải ra càng nhiều?
- Khi CO2 đi vào càng nhiều thì APG tạo ra càng nhiều → tế bào cần nhiều ATP, NADPH để khử APG
thành AlPG
- Sự gia tăng ADP, NADP + (nguyên liệu của pha sáng) → pha sáng hoạt động mạnh hơn → O2 sinh ra
nhiều hơn
Câu 22: Những chất hóa học được sản xuất bởi quang phân li nước là gì? Chúng được sử dụng
như thế nào?
- Quang phân li nước tạo H+, e và O2
- O2 giải phóng ra ngoài
- e tạo ra bù cho phân tử diệp lục bị mất e
- H+ tích hợp vào NADP tạo NAPH2

You might also like