You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II– SINH HỌC 10

A. Câu hỏi tự luận


Câu 1. Nêu thành phần cấu tạo của phân tử ATP.
- Phân tử đường ribose (5C) được dùng làm bộ khung để gắn Adenine và ba nhóm phosphate.
- Chỉ có hai liên kết phosphate ngoài cùng là liên kết cao năng, có đặc điểm là mang nhiều năng
lượng.
Câu 2. Tại sao ATP được coi là “đồng tiền năng lượng” của tế bào?
- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP truyền năng lượng cho các chất
khác thông qua chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP và ngay lập
tức ADP lại gắn thêm nhóm photphat để trở thành ATP.
- Hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều sử dụng năng lượng ATP.
Câu 3. Vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát của phân tử ATP ? Trình bày cơ chế truyền năng lượng
của ATP ?

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng
để trở thành ADP (Adenosine diphosphate) và gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm
nhóm phosphate để trở thành ATP.
Câu 4: Tại sao nói chuyển hoá vật chất luôn kèm theo năng lượng?
- Vì chuyển hoá vật chất gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá:
+ Đồng hóa:Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất đơn giản đồng thời tích lũy năng
lượng.( năng lượng được chuyển hoá từ động năng sang thế năng chứa trong các liên kết hoá
học).
-Dị hóa:Là quá trình phân giải những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản. Trong
quá trình này, các liên kết hoá học bị bẻ gãy đồng thời giải phóng năng lượng.Như vậy, năng
lượng đã chuyển từ thế năng sang động năng để thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
=>Do vậy : Khi nói đến chuyển hoá vật chất luôn hiểu rằng là kèm theo năng lượng.
Câu 5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao nói enzim có vai
trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào?
❖ Các yếu tố ảnh hưởng
- Nhiệt độ; mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu. Tại nhiệt độ tối ưu enzim có hoạt tính tối đa
- Độ pH: mỗi enzim có 1 độ pH thích hợp
- Nồng độ cơ chất; với 1 lượng enzim xác điịnh, nếu tang dần lượng cơ chất trong dung dịch thì
thoạt đầu hoạt tính của enzim tang dần, nhưng đến 1 lúc nào đó sự gia tang về cơ chất cũng
không làm tang hoạt tính của enzim
- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: các chất hóa học có thể làm ức chế hoặc tăng hoạt tính của
enzim
- Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ eim càng cao thì hoạt tính của
enzim càng mạnh
❖ Enzim là chất xúc tác sinh học trong tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản
ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của 1 phản ứng có thể
tăng cả triệu lần. Nếu không có enzim thì các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sống không
thể thực hiện được. Bời vì các phản ứng sẽ không xảy ra nên các chất cần thiết sẽ không được
tổng hợp hoặc tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào xảy ra quá chậm.
Câu 6: Enzyme là gì? Nêu cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của enzyme trong quá trình
chuyển hoá năng lượng.
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm
năng lượng hoạt hoá, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ
thể. Enzyme được cấu tạo từ protein hoặc protein kết hợp với cofactor. Mỗi enzyme thường có
1 trung tâm hoạt động – là vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với
cơ chất. Enzyme liên kết đặc hiệu với cơ chất tạo thành phức hợp enzyme cơ chất. Sau phản
ứng, sản phẩm tạo ra và giải phóng enzyme nguyên vẹn.
E + A => E-A => E + B ( E: enzyme; A: cơ chất; B: Sản phẩm)
Câu 7. Một số người lớn tuổi không thể tiêu hóa được sữa, do đó khi sử dụng sữa thường
bị đau bụng. Dựa vào kiến thức vừa học hãy:
- Nêu nguyên nhân có thể làm cho một số người không sử dụng được sữa?
- Trình bày thí nghiệm một cách đơn giản để chứng minh được giả thuyết của mình.
Nguyên nhân: Có thể không có enzyme phân giải lactose (hoặc hỏng thụ thể tiếp nhận sản
phẩm mà enzyme phân giải)
Chứng minh:
+ Bổ sung thêm enzyme vào người không tiêu hóa được sữa sau đó theo dõi. Nếu sau khi bổ
sung mà người đó lại sử dụng được sữa thì nguyên nhân đưa ra là đúng.
+ Nếu sau khi bổ sung enzyme mà người đó vẫn không sử dụng được sữa thì có thể là do hỏng
thụ thể tiếp nhận.
Câu 8: Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa rơm, cỏ, củ…. có thành phần là tinh bột và
cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa
được cellulose?
- Trong cơ thể động vật ăn cỏ có cả enzyme amylase trong ống tiêu hoá và enzyme cellulase do
vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hoá tiết ra nên chúng có khả năng tiêu hoá cả tinh bột lẫn
cellulose. Ờ người chỉ có enzyme amylase mà không có hệ vi sinh vật cộng sinh tiết cellulase
nên chỉ tiêu hoá được tinh bột mà không tiêu hoá được cellulose.
Câu 9: Móng giò hầm đu đủ xanh là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn
giúp các bà mẹ sau sinh có nhiều sữa. Một điều thú vị hơn là khi hầm móng giò với đu đủ
xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác. Nguyên nhân nào
dẫn đến hiện tượng trên?
- Do trong đu đủ xanh có chứa enzyme papain, enzyme này có khả năng phân giải protein trong
móng giò nên giúp móng giò mềm hơn.
Câu 10: Bằng cơ chế nào mà tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi
nồng độ chất đó tăng lên quá cao?
Lời giải chi tiết:
Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược. Sản phẩm khi được tổng
hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên
của quá trình chuyển hóa.
Câu 11: Khi quảng cáo về bột giặt, một số nhà sản xuất khẳng định bột giặt của họ có khả
năng giặt sạch những vết bẩn gây ra do dầu mỡ, thức ăn. Theo em, cơ sở nào để nhà sản
xuất đưa ra khẳng định trên?
Do trong bột giặt có thành phần là các enzyme như lipase, protease, amylase ... để phân giải các
chất như lipid, protein, tinh bột ... nên có thể tẩy sạch vết bẩy gây ra do dầu mỡ, thức ăn.
Câu 12: Khi một bạn học sinh phụ giúp gia đình phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng, qua
ngày hôm sau, bạn vẫn thấy một số ít loài côn trùng xuất hiện trên đồng ruộng ở vị trí đã
phun thuốc trừ sâu. Ban không hiểu tại sao những loài này không bị tiêu diệt. Em hãy giải
thích giúp bạn ý.
Vì một quần thể côn trùng có sự đa dạng về gene, trong đó, một số cá thể mang gene đột biến
có khả năng tổng hợp ra enzyme phân giải thuốc trừ sâu, làm vô hiệu hóa tác động của thuốc.
Câu 13: Nêu khái niệm quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là
điều kiện cần thiết cho quang hợp?
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng
do các sắc tố quang hợp hấp thu.
ánh sáng [ CH2 O ] +O 2
CO 2 + H 2 O ⃗
– Điều kiện cần thiết:
+ Nước là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
+ Khí carbondioxide cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
+ Ánh sáng cần cho quang hợp. Nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được.
Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.
Câu 14: Phân biệt được 2 pha của quang hợp; Nêu được vai trò của quang hợp trong
tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật.
Pha sáng Pha tối
Nơi diễn ra Màng tilacoit Chất nền lục lạp
+
Nguyên liệu H2O, ADP, Pi, NADP CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm O2, ATP, NADPH Chất hữu cơ, ADP, Pi,
NADP+
Vai trò Chuyển hóa năng lượng ánh Tổng hợp chất hữu cơ từ CO2
sáng thành năng lượng ATP và tái sinh ADP, Pi, NADP+
và NADPH cung cấp cho pha cung cấp cho pha sáng.
tối
Câu 15. So sánh quang hợp và hóa tổng hợp? Tại sao đồng hóa cacbon bằng phương thức
quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hóa tổng hợp ở vi khuẩn?
Giống nhau:
- Đều là phương thức tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
- Sử dụng nguồn CO2 – Gồm các phản ứng oxi hóa khử.
- Đều có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nguồn chất hữu cơ ban đầu cho sinh giới.
Khác nhau:
Quang hợp Hóa tổng hợp
Nguồn NL Ánh sáng Hóa học từ quá trình oxi hóa các chất
vô cơ.
Sự thải oxi Có Không
SV tham Cây xanh, tảo, VK lam Một số VK: VK lưu huỳnh, VK sắt, VK
gia nitride hóa...
Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ nước rất dồi dào còn hóa tổng hợp ở vi khuẩn sử dụng
hidro từ các chất vô cơ có chứa hidro với liều lượng hạn chế.
Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hóa tổng hợp
ở vi khuẩn nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hóa nên rất ít.
Câu 16: Quá trình quang khử có gì khác so với quang hợp? Theo em quá trình nào tiến
hóa hơn, vì sao?
Chỉ tiêu Quang hợp Quang khử
+
Chất cho H và H2O Hợp chất có dạng H2A ( A
electron không phải là ôxi)
Sự thải ôxi Có Không
Đại diện Tảo, vi khuẩn lam, thực VK lưu huỳnh màu tía, màu
vật lục
Vai trò Chuyển hóa quang năng Chuyển hóa quang năng
thành hóa năng… thành hóa năng…
Quang hợp tiến hóa hơn:
+ Sử dụng chất cho e là nước phổ biến hơn.
+ Thải ôxi thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật khác
Câu 17: So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí:
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào.
+ Đều tạo năng lượng ATP cung cấp cho cơ thể.
+ Đều có giai đoạn đường phân.
- Khác nhau:
Tiêu chí Phân giải hiếu khí Phân giải kị khí
Cơ chế Gồm 3 giai đoạn: đường phân, oxi Gồm 2 giai đoạn: đường phân
hóa pyruvic acid và chu trình trình và lên men.
Krebs, chuỗi truyền electron hô
hấp.
Điều kiện Có oxygen Không có oxygen
Nơi diễn ra Tế bào chất và ti thể Tế bào chất
Chất nhận electron Phân tử oxygen Pyruvic acid
Sản phẩm tạo H2O, CO2 Acid lactic hoặc rượu ethanol
thành và CO2
Số lượng ATP 32 phân tử ATP 2 phân tử ATP
Câu 18: Điều gì sẽ xảy ra khi tế bào bị thiếu oxygen? Tế bào sẽ đáp ứng với tính trạng bị
thiếu oxygen bằng cách nào?
Khi tế bào không được cung cấp oxygen, chuỗi chuyền electron sẽ bị ngừng trệ, các phân tử
NADH được tích trữ trong tế bào làm cho hàm lượng NAD+ dần cạn kiệt. Kết quả là quá trình
đường phân không thể diễn ra.
- Trong trường hợp này, tế bào sử dụng pyruvic acid làm chất nhận electron từ NADH và biến
đổi thành các sản phẩm cuối cùng nhờ quá trình lên men diễn ra trong tế bào chất.
- Có hai hình thức lên men là lên men rượu và lên men lactic:
+ Lên men rượu (có ở đa số vi khuẩn, nấm men)
+ Lên men lactic (có ở một số vi khuẩn, nấm và động vật).
Câu 19: Trong tế bào có hai phân tử dự trữ phần lớn năng lượng từ các phản ứng oxi hóa
- khử của chu trình Krebs, đó là hai phân tử nào? Bằng cách nào mà năng lượng trong
các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP?
- Hai phân tử đó là NADH và FADH2.
- Năng lượng có trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng sử dụng để tổng hợp ATP
bằng cách chúng chuyển electron cho chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể, năng lượng
được sử dụng để thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP.
Câu 20. Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
- Tiếp nhận: Tế bào đích phát hiện phân tử tín hiệu từ bên ngoài, phân tử này liên kết với pr
thụ thể của tế bào đích, làm tế bào biến dạng
- Truyền tin: Do sự thay đổi hình dạng là khởi đầu cho quá trình truyền tin. Sau đó 1 chuỗi
các phản ưng sinh hóa diễn ra tạo thành con đường truyền tín hiệu thông qua các phân tử tín
hiệu.
- Đáp ứng: Tín hiệu dã được truyền tin sẽ đáp ứng một đặc hiệu của tế bào. Sự đáp ứng có
thể diễn ra trong nhân hoặc tế bào chất.
Câu 21: Tại sao mỗi loại tế bào chỉ thực hiện một chức năng nhất định?
=> Do tính đặc hiệu của thụ thể nên thụ thể chỉ gắn với một hoặc một số chất. Do đó, mỗi tế bào
chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định, nên mỗi tế bào chỉ thực hiện một chức năng
nhất định.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng? Giải thích
a. Sự sai hỏng một phân tử truyền tin
b. Thụ thể không tiếp nhận tín hiệu
=> Khi thụ thể không tiếp nhộn phân tử tín hiệu thì thông tin không được truyền vào trong tế
bào nên sẽ không gây ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì
tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.
Câu 23. Tại sao cùng một loại tín hiệu lại có thể gây ra các đáp ứng khác nhau ở các loại tế
bào khác nhau?
Các phân tử truyền tin trong con đường truyền tín hiệu là khác nhau và đặc trưng cho từng
tế bào; Các phân tử này sẽ tập hợp và truyền tín hiệu theo những cách khác nhau. Do đó, cùng
một loại tín hiệu dẽ gây đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác nhau của cơ thể.

Câu 24: Chu kì tế bào là gì ? Nêu các giao đoạn của chu kì tế bào?
Khái niệm: Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kỳ, diễn ra từ lần phân bào này đến lần
phân bào tiếp theo, kết quả từ một tế bào ban đầu hình thành hai tế bào con.
Các giai đoạn Pha Vai trò
Giai đoạn chuẩn bị G1 Tế bào tỏng hợp các chất cần thiết cho sự sinh
(kỳ trung gian) trưởng
S Nhân đôi DNA và NST
G2 Tổng hợp các chất cho tế bào
Giai đoạn phân M Phân chia nhân, NST của tế bào mẹ được phân tách
chia tế bào thành 2 phần giống nhau và phân chia tế bào chất.
Câu 25: Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát ? kể tên các điểm kiểm soát chu kì tế bào?
Nêu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào?
* Chu kì tế bào có ba điểm kiểm soát chính là:
- Điểm kiểm soát Gr
- Điểm kiểm soát G2/M.
- Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa - kì sau.
* Ý nghĩa: Việc kiểm soát chu kì tế bào nhằm đàm bào sự chính xác của quá trình phân bào
trong tế bào sinh vật nhân thực.
Các điểm kiểm soát có vai trò kiểm soát diễn biến chu kì tế bào, kiểm tra và sửa chữa những
chỗ sai hỏng của DNA, ngăn chặn chu kì tế bào khi các hoạt động trong chu kì diễn ra bất
thường. Tế bào không thể thực hiện pha kế tiếp của chu kì cho đến khi các DNA bị sai hỏng hay
thiếu sót tại một số điểm nhất định đã được điểu chỉnh.
Câu 26: So sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân
- Giống nhau:
+ Là cơ sở cho quá trình sinh sản
+ Có quá trình nhân đôi DNA. NST
+ Có sự tham gia của thoi phân bào, có sự hình thành và tiêu biến của màng nhân và nhân con
+ Có các kỳ tương tự nhau: kỳ đầu, kì giữa, kỳ, kỳ cuối.
- Khác nhau:77777777777777777777777777777\]

Nguyên phân Giảm phân


- Xảy ra ở tế bào soma tế bào sinh dục sơ - Xảy ra ở tế bào sinh dục trưởng thành
khai, hợp tử - Có 1 lần nhân đôi NST và 2 lần phân
- Có 1 lần nhân đôi NST và 1 lần phân bào .
bào . - Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo
- Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo - Tại kỳ giữa I, các NST kép xếp thành
- Tại kỳ giữa, các NST kép xếp thành một hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân phân bào.
bào. - Tạo 4 tế bào con có số lượng NST giảm
- Tạo 2 tế bào con có số lượng NST được đi một nữa so với tế bào mẹ.
giứ nguyên như tế bào mẹ
Câu 27. Kết quả Nguyên phân và giảm phân khác nhau như thế nào? Quá trình giảm
phân tạo giao tử ở tế bào thực vật và tế bào động vật có gì khác nhau?
- 1 tế bào mẹ 2n qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào
mẹ
- 1 tế bào sinh dục 2n qua giảm tạo được 4 tế bào con có bộ NST n đơn
* Động vật
+ Ở con đực: 1 tế bào sinh tinh GP taọ 4 tế bào con → 4 tinh trùng
+ Ở con cái: 1 tế bào sinh trứng GP taọ 4 tế bào con → 1 trứng (n) và 3 thể định hưóng (3. n)
* Thực vật: các tb con sau khi được tạo ra sẽ nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn, túi
noãn
Câu 28. Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
- Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì
sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung
thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di
chuyển về một cực của tế bào.
- So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào
con có bộ NST đơn bội (n).
Câu 29. Thế nào là công nghệ tế bào? Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết?
Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?
- Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy
mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Quá trình
này dựa trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra các sản phẩm là
các dòng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.
- Thành tựu: Nhân giống các loài cây ăn quả, tạo giống lúa DR2 có năng suất cao, tạo giống khoai tây
sạch bệnh, nhân bản vô tính cừu Dolly,…
- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng của tế bào.
Câu 30: Tính toàn năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật
giống hay khác nhau?

- Tính toàn năng là khả năng biệt hoá và phản (giải) biệt hoá của một tế bào thành những loại tế
bào khác nhau trong cơ thể.

- Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật khác nhau. Một tế bào bất kì của thực vật đều
có khả năng biệt hóa, còn một tế bào động vật có khả năng biệt hóa hoặc phản biệt hóa.
Câu 31: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và
khác nhau

Nhân bản vô tính Cấy truyền phôi


Giống nhau - Đều là một trong các kĩ thuật của công nghệ sinh sản, tạo ra cơ
thể mới giống với thế hệ bố mẹ.
- Đều cần có cơ thể cho vật chất di truyền (giao tử hoặc nhân của
tế bào sinh dưỡng).
- Đều cần có cơ thể cái mang thai hộ.
- Đều có giai đoạn được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng
để tạo phôi
Thành
phần
tham Tế bào sinh dưỡng và tế bào trứng Tế bào Phôi
gia
Kiểu Cơ thể con có thể có kiểu gen Giống hệt nhau vì đều có
gen khác nhau tùy thuộc vàocơ thể nguồn gốc từ một phôi.
của cơ cho nhân
thể
Khác
con
nhau
Câu 32: Phân biệt nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật
Kĩ thuật Khái niệm Quy trình Ứng dụng
Nhân bản vô tính Nhân bản vô tính vật (1) Tách nhân từ tế Nhân bản vô tính vật
nuôi là công nghệ tạo ra bào tuyến vú của cừu nuôi không chỉ nhằm
các con vật giống hệt A mục đích sinh sản tạo
nhau về kiểu gene không (2) Loại bỏ nhân của ra nhiều cá thể có cùng
thông qua quá trình sinh tế bào trứng được lấy kiểu gene ưu việt mà
sản hữu tính. từ cừu B chúng còn làm tăng số
(3) Dung hợp nhân tế lượng cá thể của
bào tuyến vú vào tế những loài có nguy cơ
bào trứng đã loại bỏ tuyệt chủng.
nhân để tạo tế bào lai.
(4) Nuôi cấy tế bào lai
cho phát triển thành
phôi.
(5)Cấy phôi vào tử
cung của cừu cái C để
“mang thai hộ”
(6) Phôi phát triển
thành cơ thể mới.
Cấy truyền phôi Cấy truyền phôi động (1) tách lấy phôi từ Nhân nhanh số lượng
vật là kĩ thuật chia cắt động vật cho phôi cá thể có kiểu gene tốt.
phôi động vật thành (2) Sử dụng các biện
nhiều phôi rồi cấy các pháp để tác động vào
phôi này vào tử cung phôi trước đó trước
của các con cái khác khi chuyển vào cơ thể
nhau để tạo ra nhiều con nhận.
vật có kiểu gene giống (3) Cấy phôi đã chịu
nhau. tác động ở bước 2 vào
tử cung của các động
vật nhận phôi để các
động vật này mang
thai và sinh con.
Câu 33:Nêu các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật
+ Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.
+ Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.
+ Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.
+ Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.

B. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào gọi là
A. Hoá năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Điện năng.
Câu 2 : Năng lượng ATP được dùng cho hoạt động nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất. B. Sinh công cơ học.
C. Vận chuyển thụ động. D. Vận chuyển chủ động.
Câu 3: Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. cofactơ. B. protein.
C. coenzyme. D. trung tâm hoạt động.
Câu 4: Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là
A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D. điều hoà bằng ức chế ngược.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ATP?
A. Liên kết ngoài cùng thường dễ bị phá vỡ và ATP sẽ chuyển thành AMP.
B. ATP liên tục được tổng hợp, vận chuyển và sử dụng trong tế bào sống.
C. Mỗi phân tử ATP có 3 liên kết cao năng.
D. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản: phân tử adenine, phân tử đường deoxyribose và 3
gốc phosphate.
Câu 6: Nghiên cứu một số hoạt động sau:
1. Vận chuyển nước qua màng sinh chất
2. Cầu thủ đang đá bóng.
3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.
4. Tế bào thận vận chuyển glucose từ nước tiểu trở lại máu.
5. Tổng hợp glucose.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn năng lượng ATP?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ.
B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ.
D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng.
Câu 8: Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với có chất tạo chất trung gian.
B. Làm biến đổi cấu hình của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hoá các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá các chất tham gia phản ứng.
Câu 9: Chất ức chế cạnh tranh làm giảm hoạt tính xúc tác của enzyme bằng cách nào sau đây?
A. Ngăn không cho enzyme giải phóng sản phẩm.
B. Ngăn cản sự cạnh tranh giữa các enzyme với nhau.
C. Sử dụng hết cơ chất của enzyme nên enzyme không có cơ chất để xúc tác.
D. Bám vào trung tâm hoạt động của enzyme do có cấu hình tương tự với cơ chất.
Câu 10: Hình bên thể hiện ảnh hưởng
của pH tới hoạt tính của 1 số enzyme.
Có bao nhiêu nhận định sau là đúng?
1. Enzyme pepsin có hoạt tính cao
nhất ở pH = 2.
2. Enzyme Trypsin có hoạt tính cao
nhất ở pH = 7.
3. Enzyme Arginase có hoạt tính cao
nhất ở pH = 10.
4. Mỗi loại enzyme thường có khoảng
pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu
quả.
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Trong quang hợp, CO2 được sử dụng ở đâu và ở pha nào?
A. Ở grana, pha sáng. B. Ở stroma, pha sáng.
C. Ở grana, pha tối. D. Ở stroma, pha tối.
Câu 12: Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được sử dụng trong chu trình Calvin là
A. O2. B. CO2.. C. ATP, NADPH. D. FADH2.
Câu13: Qúa trình nào sau đây không diễn ra ở pha sáng.
A. Quang phân li nước. B. khử CO2
C. Tổng hợp ATP và NADPH2. D. Giải phóng O2.
Câu 14: Trong quá trình quang hợp, ATP và NADPH2 được trực tiếp tạo ra qua
A. chuỗi truyền electron. B. quang phân li nước.
C. tổng hợp glucose. C. chu trình Calvin.
Câu 15: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí oxi và đường B. Đường và nước
C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng D. Khí cacbonic và nước
Câu 16: Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng?
A. ATP B. NADPH C. O2 D. C6H12O6
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật
Câu 18: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là:
A. từ phân tử nước H2O B. từ APG
C. từ phân tử CO2 D. từ phân tử ATP
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau
B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau
C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
Câu 20:Trong hô hấp tế bào, chuỗi truyền êlectron diễn ra ở
A. màng trong của ti thể. B. màng ngoài của ti thể.
C. màng lưới nội chất trơn. D. màng lưới nội chất hạt.
Câu 21: Một phân tử glucose đi vào đường phân khi không có mặt O 2 sẽ thu được bao nhiêu
ATP?
A. 38. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 22: Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp là
A. đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.
B . sản phẩm C6H12O6 của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp.
C. quang hợp là quá trình tổng hợp, tích lũy năng lượng, tổng hợp còn hô hấp là quá trình phân
giải, giải phóng năng lượng.
D. quang hợp xảy ra ở thực vật, hô hấp xảy ra ở động vật.
Câu 23: Trong quá trình hô hấp tế bào, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình Krebs là
A. glucozơ. B. axit piruvic. C. axetyl- CoA. D. NADH, FADH2.
Câu 24: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân trong hô hấp tế bào là:
A. Thu được mỡ từ glucose.
B. Lấy năng lượng từ glucose một cách nhanh chóng.
C. Cho phép cacbohidrat xâm nhập vào chu trình Krebs.
D. Có khả năng phân chia đường glucose thành tiểu phần nhỏ.
Câu 25. Kết thúc quá trình phân giải hiếu khí, một phân tử glucôzơ tế bào thu được số phân tử
ATP là
A. 32 ATP. B. 28 ATP. C. 34 ATP. D. 2 ATP
Câu 26: Truyền tin trong tế bào bao gồm các giai đoạn theo thứ tự là
A. Tiếp nhận - truyền tín hiệu - đáp ứng.
B. Tiếp nhận - chuyển đổi tín hiệu - đáp ứng.
C. Truyền tín hiệu - tiếp nhận - đáp ứng.
D. Tiếp nhận - đáp ứng - truyền tín hiệu.
Câu 27: Phân tử tín hiệu nào sau đây có thụ thể phân bố trên màng tế bào?
A. Estrogen. B. Testosterone.
C. Insulin. D. Aldosteron.
Câu 28: Nhận định nào sau đây về truyền tin tế bào là chưa chính xác?
A. Truyền tin trong tế bào bao gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận - truyền tín hiệu – đáp ứng.
B. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể phân bố trên màng tế bào.
C. Cùng một loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác
nhau của cơ thể.
D. Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong
con đường truyền tin của tế bào.
Câu 29: Những chất nào sau đây không cần protein thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình
truyền tin?
A. Adrenalin. B. Testosterone.
C. Insulin. D. Aldosteron.
Câu 30: Ghép các cách truyền tin với đặc điểm phù hợp.
Cách truyền tin Đặc điểm
1. Truyền tin qua mối nối giữa các tế a. Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra
bào kích thích sự sinh trưởng của các tế
2. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp bào liền kề.
3. Truyền tin cục bộ b. Sự tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng.
4. Truyền tin qua khoảng cách xa. c. Tuyến yên tiết ra hormone sinh
trưởng kích thích phân chia tế bào và
kích thích phát triển xương.
d. Một tế bào thần kinh giải phóng ra
các phân tử dẫn truyền thần kinh vào
trong khe synapse, kích thích tế bào
đích.
Câu 31: Cho các nhận định nào sau đây về truyền tin tế bào.
1. Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
2. Giúp tế bào trả lời các kích thích từ môi trường và điều hòa mọi hoạt động sống.
3. Kết quả của quá trình truyền tín hiệu là sự đáp ứng của tế bào trước thông tin mà nó nhận
được.
4. Tế bào chỉ tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể nằm trong tế bào chất.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Thứ tự nào sau đây đúng khi nói về các giai đoạn trong chu kì tế bào?
A. G1 S G2 M B. G1 G2 S M
C. G1 S M S A. G1 G2 M S
Câu 33: Trong chu kì tế bào, giai đoạn nào sau đây vật chất di truyền được nhân đôi (NST đơn
 NST kép)?
A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha M.
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu 34 và câu 35: Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm
lượng DNA trong tế baò một cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế

bào
Câu 34. Hinh 1 tương ứng với kì nào sau đây trong chu kì tế bào?
A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha M. D. Pha G2.
Câu 35. Hinh 3 tương ứng với kì nào sau đây trong chu kì tế bào?
A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha M. D. Pha G2
Câu 36: Ở người, loại tế bào nào sau đây có thời gian chu kì tế bào dài nhất?
A. Tế bào phôi sớm. B. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào gan. D. Tế bào thần kinh.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
1. Sử dụng thực phẩm an toàn. 2. Thăm khám sức khỏe định kì.
3. Bảo vệ môi trường, hạn chế các tác nhân gây đột biến.
4. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các biện pháp hạn chế, phòng chống xuất hiện các bệnh
ung thư?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 38: Ở một loài sinh vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu là 2n. 1 tế bào của loài
này thực hiện nguyên phân bình thường 1 lần. Kết quả tạo ra là
A. 1 tế bào con (2n). B. 2 tế bào con (n).
C. 2 tế bào con (2n). D. 1 tế bào con (n).
Câu 39: Trong nguyên phân, NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào
diễn ra vào kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 3: Cho sơ đồ:

Chú thích nào sau đây đúng cho chú thích sơ đồ trên?
A. 1- Ti thể, 2- NST, 3- Thoi phân bào, 4- Kì trung gian, 5- kì đầu, 6- Kì giữa, 7- Kì sau, 8-
cuối kì sau, 9- Kì cuối.
B. 1- Trung thể, 2- NST, 3- Thoi phân bào, 4- Kì trung gian, 5- kì đầu, 6- Kì giữa, 7- Kì sau,
8- cuối kì sau, 9- Kì cuối.
C. 1- Ti thể, 2- Nhân , 3- Thoi phân bào, 4- Kì trung gian, 5- kì đầu, 6- Kì giữa, 7- Kì sau, 8-
cuối kì sau, 9- Kì cuối.
D. 1- Trung thể, 2- Nhân , 3-NST, 4- Thoi phân bào, 5- Kì trung gian, 6- kì đầu, 7- Kì giữa,
8- Kì sau, 9- Kì cuối.
Câu 40:

Thứ tự đúng của các giai đoạn là:


A. W X Y Z. B. X Y Z W.
C. X W Y Z. D. W X Y Z.
Câu 41: Loại tế bào nào sau đây tham gia vào quá trình giảm phân?
A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào sinh dục mầm.
C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào da.
Câu 42: Kì nào sau đây của GP, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào?
A. Kì giữa GP I. B. Kì giữa GP II. C. Kì sau GP I. D. Kì sau GP II.

Câu 7: Từ 1 tế bào sinh tinh có KG AaBb giảm phân bình thường có thể tạo tối đa bao nhiêu
loại tinh trùng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 43: Một loài có 2n = 6, các chữ cái là kí hiệu cho các NST, hai tế bào thuộc cùng 1 loài đang
thực hiện các quá trình phân bào như hình vẽ dưới đây
(1) Hai tế bào trên thuộc loại tế bào sinh dục.

(2) Tế bào hình 1 đang ở kì giữa của giảm phân 1, tế bào hình 2 đang ở kì giữa của giảm phân 2

(3) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 2 tạo ra 4 tế bào đơn bội, tế bào hình 1 tạo ra 2 tế
bào lưỡng bội

(4) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 1 tạo ra 2 tế bào đơn bội, tế bào hình 2 tạo ra 2 tế
bào lưỡng bội

Số nhận định đúng với thông tin trên là


A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 44: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc
thể. Xét các phát biểu sau:

I. Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.


II. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
III. Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
IV. Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 45. Để tạo ra những cây con cùng mang đặc tính tốt của cây mẹ như sinh trưởng nhanh,
quả tô, chống chịu tốt người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen.
C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học.
Câu 46. Cừu Dolly là sản phẩm của kĩ thuật nào dưới đây?
A. Cấy truyền phôi.
B. Liệu pháp gen.
C. Nhân bản hữu tính.
D. Nhân bản vô tính.
Câu 47. Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :
A. cừu cho nhân
B. Cừu cho trứng
C. cừu cho nhân và cho trứng
D. cừu mẹ
Câu 48. Sắp xếp các bước theo thứ tự quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly.
(1) Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A
(2) Phôi phát triển thành cơ thể mới.
(3) Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để “mang thai hộ”
(4) Nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành phôi.
(5) Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân để tạo tế bào lai.
(6) Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ cừu B
A. (1) (2) (3) (4) (5) (6).
B. (1) (6) (5) (4) (3) (2).
A. (1) (6) (3) (4) (5) (2).
A. (6) (1) (3) (4) (5) (2).
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính?
A. Con sinh ra mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
B. Con sinh ra thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể sinh ra bằng sinh sản hữu tính.
C. Con được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. Con sinh ra có kiểu gen giống với cá thể cho nhân.
Câu 50: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi
trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

You might also like