You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I. MÔM : SINH 11.

NĂM 2023-2024
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Bài 1,2,4,6.
II/ PHẦN TỰ LUẬN : Câu hỏi và gợi ý trả lời.
Câu hỏi 1: Con đường hô hấp hiếu khí và lên men gồm những giai đoạn nào? Nguyên
liệu và sản phẩm của từng giai đoạn là gì?
TL:
Con Hô hấp hiếu khí Lên men
đường
Khái Là quá trình oxy hoá các phân tử hữu cơ Là quá trình chuyển hoá kị khí diễn
niệm để thu năng lượng cho tế bào. ra trong tế bào chất.
Giai đoạn Gồm 3 giai đoạn: Đường phân, Oxy hoá Gồm 2 giai đoạn: đường phân và
pyruvate và chu trình Krebs, Chuỗi lên men.
truyền electron
Nguyên Cần O2 Không cần O2
liệu
Nơi diễn Xảy ra ở tế bào chất và ti thể Xảy ra ở tế bào chất
ra
Sản phẩm Hợp chất vô cơ CO2 và H2O Hợp chất hữu cơ acid lactic và
rượu

Câu hỏi 2: Việc trồng cây thuỷ sinh hoặc thả rong trong bể cá có tác dụng gì?
TL: Việc trồng cây thuỷ sinh hoặc thả rong trong bể cá có nhiều tác dụng: nó tạo môi
trường tự nhiên cho cá sinh sống, tạo nơi cư trú và sinh sản cho cá và đặc biệt là giúp
cải thiện khí Oxy trong hồ cá. Khi chúng quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 từ cá thải
ra và giải phóng O2 vào trong nước.
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 6.2, hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và
hô hấp ở thực vật.
TL: - Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó quang hợp tạo ra chất
hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Ngược lại CO 2 là sản phẩm
của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp.
- Hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ,
tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Câu hỏi 4: Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp của
nông sản về mức tối thiểu?
TL: Duy trì cường độ hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu để sự hao hụt xảy ra ở mức
thấp nhất vì hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm.
Bên cạnh đó nếu hô hấp mạnh sẽ là môi trường bảo quản có thể dẫn đến phân giải kị khí
làm cho thực phẩm nhanh hỏng hoặc tích lũy các chất có hại.
Câu hỏi 5: Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước
khi gieo trồng.
TL: - Hạt phải được ngâm trong nước mới nảy mầm, vì nước là chất tham gia trực tiếp
vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào và thúc đẩy nhanh quấ trình kích thích
hạt nảy mầm.
- Sau khi ngâm ủ hạt, tức là đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ, lúc này bên trong hạt xảy
ra phản ứng hóa học, phản ứng này sinh ra các hormone (auxin, gibberellin và
cytokinin) kích thích sự phát triển của các tế bào trong chồi và rễ của chồi. Để giúp hạt
nhanh nảy mầm, người ta thường ngâm hạt trong dung dịch có các chất này để tăng tính
kích thích của hạt.
Câu hỏi 6: Tại sao trong trồng trọt người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng
thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao? Lấy ví dụ.
TL: Trong trồng trọt người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây
có điểm bù ánh sáng cao. Bởi vì, điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó
cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp, cây
ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao. Việc trồng xen cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây
có điểm bù ánh sáng cao nhằm mục đích tận dụng triệt để nguồn ánh sáng và chất dinh
dưỡng trên một diện tích trồng trọt mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng, đảm bảo cả hai
loài đều thực hiện được quang hợp.
Câu hỏi 7: Tại sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
TL: Khi phân tích thành phần hoá học của các sản phẩm nông nghiệp, người ta nhận
thấy tổng số chất khô do quang hợp tạo ra chiếm tới 90 - 95% tổng số chất khô của thực
vật. Chính vì vậy, quang hợp là nhân tố chủ yếu quyết định năng suất cây trồng; 5 -
10% còn lại là do dinh dưỡng khoáng quyết định.
Câu hỏi 8: Một số loài thực vật có lá màu đỏ thực hiện quang hợp được không? Vì sao?
TL: Một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có thể thực hiện quang hợp được. Bởi vì:
+ Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục và các loại carotenoid, tuy nhiên loại
sắc tốc nào chiếm ưu thế hơn thì cây sẽ biểu hiện màu sắc theo loại sắc tố đó.
+ Cây có lá đỏ vẫn có nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm
dịch bào. Vì vậy, những cây có màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên
cường độ quang hợp không cao.
Câu hỏi 9: Quá trình quang hợp gồm những pha nào? Nguyên liệu và sản phẩm của
mỗi pha là gì?
TL:
Nội dung Pha sáng Pha tối
Khái niệm Pha sáng là quá trình diệp lục hấp thụ năng Là sự cố định CO2 nhờ
lượng ánh sáng, vận chuyển năng lượng đó sản phẩm được tạo
vào trung tâm phản ứng, tiếp tục biến đổi thành ở pha sáng.
thành năng lượng hóa học chứa trong các
liên kết cao năng của phân tử ATP.
Vị trí Xảy ra ở mang thylacoid. Xảy ra trong chất nền
của lục lạp.
Nguyên liệu Năng lượng ánh sáng, H2O, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2
Sản phẩm ATP, NADPH, O2. Tinh bột, sản phẩm hữu
cơ khác.

Câu hỏi 10: Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện như thế
nào? Giải thích.
TL: Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện rễ bị thối hỏng,
cây bị chết.
Giải thích:
+ Khi đất bị ngập nước, oxy trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây
không thể lấy oxy để thực hiện quá trình hô hấp.
+ Nếu quá trình ngập úng kéo dài -> thiếu oxy sẽ gây cản trở đến quá trình hô hấp
bình thường của rễ -> sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí sinh ra các chất độc hại tích
lũy ở tế bào và làm cho lông hút bị chết, rễ bị thối hỏng, không hình thành được lông
hút mới.
Hai lí do trên làm cho rễ không hút được nước, trong khi quá trình thoát hơi nước
vẫn diễn ra bình thường, nên cây bị héo và chết. Hiện tượng này gọi là hạn sinh lí (môi
trường không thiết nước nhưng cây không hút được).

You might also like