You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

-----o0o----

BÀI TẬP TIỂU LUẬN: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUANG HỢP

NHÓM:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

-----o0o----

BÀI TẬP TIỂU LUẬN: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUANG HỢP

Nhóm: Giảng viên hướng dẫn:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm


Lời cảm ơn
Cảm ơn cô vì đã bỏ ra một ít thời gian của mình để đọc bài tiểu luận của nhóm. Thời
gian gấp rút nên bài làm còn nhìu sơ suất. Nếu có gì sai xót mong cô góp ý để tụi em có
thể rút kinh nghiệm. Chân thành cảm ơn cô!

Lời cam đoan


Chúng em xin cam đoan đề tài:
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài “Quang hợp” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ
bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Nhóm trưởng

PHẦN MỞ ĐẦU

Sinh học nghiên cứu tất cả các dạng sống trên trái đất: từ cấu trúc, đặc điểm sinh trưởng
và phát triển, sinh sản đến các quá trình sinh hóa, sinh lý diễn ra trong cơ thể sinh vật.
Trong đó, thực vật là giới được nghiên cứu rất kỹ lưỡng do có vai trò quan trọng cung
cấp chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới. Các hoạt động sinh lí trong cây rất phức tạp, quá
trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng
hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ, cung cấp cho các hoạt động sống của cây và
cung cấp một lượng lớn O2 cho sự sống của các sinh vật trên trái đất, đảm bảo sự cân
bằng tỉ lệ O2/CO2 trong khí quyển thuận lợi cho các hoạt động sống của mọi sinh vật.

Đối với con người, quang hợp có vai trò vô cùng to lớn cung cấp một nguồn năng lượng,
nguyên liệu vô cùng phong phú và đa dạng cho mọi nhu cầu của con người trên trái đất
Quang hợp là một quá trình độc nhất có khả năng biến những “chất không ăn được”
thành “chất ăn được”, một quá trình mà tất cả hoạt động sống đều phụ thuộc vào nó.

Quá trình quang hợp xảy ra như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả
quang hợp, ý nghĩa của quang hợp với đời sống thực vật và những sinh vật khác như thế
nào?

Để giải đáp những thắc mắc đó đồng thời nắm vững kiến thức về quang hợp để phục vụ
cho công tác sau này nhóm em xin trình bày “QUÁ TRÌNH QUANG HỢP”.
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quang hợp

1. Khái niệm quang hợp


- Quang hợp là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là
CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của sắc tố
diệp lục.
- Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quang hợp có thể định nghĩa:
Quang hợp là quá trình biến đổi quang năng thành hóa năng xảy ra ở thực vật.
- Xét về bản chất hóa học, quang hợp là quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử
thành sản phẩm quang hợp.
2. Phương trình tổng quát
- Phương trình tổng quát của quang hợp được biểu diễn như sau:
ASMT
CO2 + 2H2A [CH2O] + H2O + 2A
Diệp lục
Trong đó: [CH2O] là 1 đơn vị của Hydratcacbon
H2A là chất cho H
A là sản phẩm oxy hóa
- Đối với các vi sinh vật có khả năng quang hợp, chất A có thể là lưu huỳnh hoặc những
hợp chất cho H khác nhau như acid hữu cơ, rượu bậc 2.
ASMT
CO2 + 2Succinate [CH2O] + 2Fumarate
Diệp lục

4
ASMT
CO2 + 2Lactate [CH2O] + 2Pyruvate
Diệp lục
ASMT
CO2 + 2H2S [CH2O] + 2S + H2O
Diệp lục
- Đối với thực vật, chất A là Oxy
ASMT
CO2 + H2O [CH2O] + 2O2
Diệp lục
- Sản phẩm quan trọng nhất trong quang hợp là đường Glucose. Để tổng hợp một phân
tử Glucose cần 6CO2 và 6H2O nên ta có phương trình quang hợp như sau:
ASMT
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
Diệp lục

II. Cấu trúc và chức năng của bộ máy quang hợp:


1. Lá là cơ quan quang hợp
1.1. Hình thái của lá
- Lá thường có dạng bản và mang đặc tính hướng sáng rõ rệt nên luôn luôn vận động
sao cho mặt phẳng của lá vuông góc với tia sáng Mặt Trời để nhận được nhiều nhất
năng lượng ánh sáng. Lá của đa số cây hạt kín gồm 3 bộ phận chính: phiến lá, cuống lá,
bẹ lá.
+ Phiến lá: Là một bản mỏng, rộng, màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lạp
lục.
+ Cuống lá: Hình trụ, hơi lõm ở phía trên, là
phần nối lá với thân hoặc cành. Ở một số cây,
lá không có cuống nên gốc lá đính trực tiếp vào
thân (như lá dứa).
+ Bẹ lá: Một phần gốc cuống lá phình to
thành bẹ lá ôm lấy thân (lá cau, lúa, mía,…).
Một số họ cây (như họ lúa, họ hoa tán,…) có bẹ
lá, nhưng nhiều cây lá không có bẹ lá.
Lá có 2 mặt: mặt trên và mặt dưới, trên phiến lá
có các gân nổi lên làm chức năng vận chuyển
nhựa, vận chuyển nước, khoáng,…
* Đặc biệt trong lá có chứa lục lạp là bào quan
phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong thế

5
giới thực vật vì nó thực hiện chức năng quang hợp biến ánh sáng mặt trời thành năng
lượng hóa học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật.
* Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp
Cấu trúc của lục lạp:
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc.
- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các
tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được
nối với nhau bằng hệ thống màng.

- Trong màng của tilacôit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.
- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Sơ đồ cấu trúc của lục lạp thực vật bậc cao.


Chức năng của lục lạp: Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ chlorophyll chứa
trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến chúng thành
năng lượng hóa học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho
tế bào.
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + O2 (Xúc tác NLAS/Chlorophyll)
* Lục lạp có ở các tế bào thực vật xanh, tảo, môt số nguyên sinh động vật và các vi
khuẩn quang hợp.
Hệ sắc tố quang hợp: Sắc tố là những chất có thể hấp thụ ánh sáng thấy được. Các loại
sắc tố khác nhau hấp thụ ánh sáng có bước sóng khác nhau. Trong lục lạp có các sắc tố
chính là chlorophll, carotenoid, phycobilin,…
2. Nhóm sắc tố chính – Chlorophyll (Diệp lục)
- Là nhóm sắc tố quang hợp màu xanh lá cây có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng
mặt trời chọn lọc mạnh nhất. Có 5 loại chlorophyll quan trọng nhất là chlorophyll a và
b.
+ Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
+ Diệp lục b: C55H72O6N4Mg

6
- Ở thực vật, sắc tố quang hợp chính là chlorophyll (mà cụ thể là chlorophyll a), các sắc
tố phụ như chlorophyll b, caroteinoid, phycobilin... có vai trò hấp thụ năng lượng photon
và truyền cho chlorophyll a trung tâm, bên cạnh đó sắc tố phụ cũng góp phần sưởi ấm
cho tế bào.
Vai trò của diệp lục:
- Thực vật và các sinh vật quang hợp khác sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng
(thường là năng lượng mặt trời) và chuyển hóa thành năng lượng hóa học. Chất diệp lục
hấp thụ mạnh ánh sáng xanh và một số ánh sáng đỏ. Nó kém hấp thụ màu xanh lục (phản
chiếu nó), đó là lý do tại sao lá và tảo giàu chất diệp lục có màu xanh lục.
- Có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng
năng lượng hóa học.
Vai trò Sắc tố vàng (Carotenoid):
- Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophyl.
- Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải O2.
- Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và
truyền cho clorophyl và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.

Vai trò Sắc tố xanh (phicobilin): lượng tử ánh sáng do phicobilin hấp thụ sẽ được
chuyển đến clorophyl để sử dụng cho quang hợp với hiệu suất cao.

Tóm lại, vai trò của các sắc tố trong quang hợp:
- Hấp thụ quang năng.
- Truyền năng lượng.
- Riêng carotenoit có thêm vai trỏ bào vệ diệp lục.

Quá trình quang hợp diễn ra ở lục lạp, bao gồm hai pha: pha sáng và pha tối. Pha
sáng diễn ra ở tilacôit và pha tối diễn ra ở stroma.

7
III. Pha sáng quang hợp:
- Nội dung: pha sáng là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng từ diệp lục và sử dụng năng
lượng ánh sáng để sản sinh ra ATP, NADPH và O2.
- Vị trí: diễn ra ở màng tilacôit.
- Pha sáng quang hợp gồm:
+ Giai đoạn quang lý
+ Giai đoạn quang hóa.
- Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O2.
1 Bản chất của ánh sáng:
- Ánh sáng là nguồn năng lượng vô tận cung cấp cho quá trình quang hợp. Ánh sáng có
tính chất hạt (photon) và sóng.
- Ánh sáng mang năng lượng và được xác định bằng công thức:
E = hc/λ
Trong đó: E: năng lượng photon (eV)
h: hằng số planck = 6,625.10-34 Js
c: vận tốc ánh sáng
λ: độ dài sóng ánh sáng.
2. Giai đoạn quang lý:
- Chlorophyll hấp thụ năng lượng và trở thành dạng kích động. Tùy vào mức năng lượng
của E, chlorophyll có thể trở thành:
+ Singlet 2 có đời sống từ 10-13 đến 10-12 s
+ Singlet 1 có đời sống từ 10-9 đến 10-8 s

8
+ Triplet có đời sống từ 10-3 đến 10-2 s.
- Singlet có thể mất năng lượng trở thành triplet. Trạng thái triplet có vai trò quan trọng
trong vận chuyển điện tử và H khử CO2.
- Các sắc tố phụ cũng nhận năng lượng ánh sáng và truyền cho chlorophyll.
=> Trong giai đoạn quang lý, chlorophyll hấp thụ năng lượng ánh sáng và trở thánh dạng
giàu năng lượng sẵn sàng tham gia vào các phản ứng sau này.
3 Giai đoạn quang hóa:
- Chlorophyll sử dụng năng lượng hấp thụ vào các phản ứng quang há để tạo chất dự trữ
năng lượng và các chất khử.
- Giai đoạn quang hóa bao gồm:
+ Quang phosphoryl hóa vòng
+ Quang phosphoryl hóa không vòng.
- Quang hóa sử dụng:
+ Quang hệ thống I (QHI) (P700): phân tử diệp lục a hấp thụ ánh sáng có bước sóng
700 nm.
+ Quang hệ thống II (QHII) (P680): phân tử diệp lục b hấp thụ ánh sáng có bước sóng
680 nm.
A. Quang phosphoryl hóa vòng:
- Sử dụng quang hệ thống I (P700).

- Ánh sáng được hấp thụ từ các phân tử diệp lục làm giải phóng các điện tử năng lượng
cao (e-), tạo ra năng lượng ATP và trở về các phân tử diệp lục ban đầu.
- Điều kiện: xảy ra khi cây thiếu nước, thừa NADPH (điện tử).
- Hiệu quả năng lượng thu được thấp: 11 - 22%.
- Sản phẩm thu được: ATP.
B. Quang phosphoryl hóa không vòng:
- Sử dụng quang hệ thống I (P700) và quang hệ thống II (P680).

9
- Quá trình photophosphoryl hóa không vòng được bắt đầu từ QHII (P680):
+ Nó hấp thụ năng lượng ánh sáng từ các phân tử diệp lục và giải phóng các điện tử
năng lượng cao.
+ Giai đoạn quang phân ly nước: Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và sự xúc tác
của các chất trong hệ quang hợp, nước bên trong túi thylacoit bị phân ly để tạo H +, e- và
O2. Trong đó H+ sẽ được tích luỹ trong túi thylacoit, O2 được thải ra ngoài môi trường,
còn e- thì được chuyển đến QHII.
Diệp lục
2H2O 4H+ + O2 + 4e-
Ánh sáng

+ Các điện tử năng lượng cao đi vào QHI và được chuyển qua các chất nhận điện tử
và đến NADP+.
+ Các electron này kết hợp với H+ và NADP+ để hình thành NADPH và kết thúc
chuỗi vận chuyển electron. Trong chuỗi vận chuyển điện tử, năng lượng được giải phóng
được sử dụng để sản xuất ATP từ ADP.
- Điều kiện: xảy ra khi cây hấp thụ nhiều nước.
- Hiệu quả năng lượng thu được cao: 33%.
- Sản phẩm thu được: ATP, 2NADPH, O2.
IV. Pha tối quang hợp
1. Con đường quang hợp của thực vật C3
1.1. Chu trình Calvin - Benson
- Chu trình quang hợp ở thực vật C3 còn gọi là chu trình Calvin - Benson, được gọi là
chu trình C3 là vì sản phẩm đầu tiên tạo nên trong chu trình này là hợp chất có 3C là
acid phosphoglyxeric (APG).
* Chu trình Calvin- Benson chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cố định CO2:

10
+ Chất nhận CO2 đầu tiên và cũng là duy nhất của chu trình là một hơp chất có 5C là
ribulozo 1,5 diphosphat (RDP). Sau khi nhận 1C từ CO2, RDP chuyển thành hợp chất
có 6C không bền, nhanh chóng bị phân thành 2 acid phosphoglyxeric (APG) có 3C .
Đây chính là sản phẩm đầu tiên của chu trình.
+ Enzyme xúc tác cho phản ứng cacboxyl hóa - cố định CO2 là enzyme đặc trưng cho
thực vật C3 RDP cacboxylase.
- Giai đoạn khử:
+ Sản phẩm quang hợp đầu tiên là APG bị khử ngay, hình thành nên AIPG(aldehid).
Pha sáng quang hợp cung cấp lực khử NADPH và năng lượng ATP cho phản ứng. Đây
là phản ứng quang trọng nhất trong pha tối.
- Giai đoạn tái tạo chất nhận CO2:
+ Một phần AIPG tách ra khỏi chu trình, tham gia tổng hợp đường và tinh bột hay
các sản phẩm khác của quang hợp. Các sản phẩm sau khi tổng hợp nhanh chóng được
vận chuyển từ lá đến các cơ quan khác của cây.
+ Lượng AIPG còn lại trải qua hàng loạt các phản ứng phức tạp, cuối cùng tái tạo lại
chất nhận CO2 ban đầu là RDP.

Chu trình Canlvin- Benson

11
- Để tạo ra một phân tử glucose cần nhận vào 6CO2, tiêu tốn 12ATP và 12NADPH cho
giai đoạn khử, 6CO2 cho giai đoạn tái tạo chất nhận CO2. Sau giai đoạn khử, hai phân
tử AIPG tách ra hình thành sản phẩm hữu cơ, 10 phân tử AIPG còn lại tham gia vào sự
tái tạo chất nhận CO2.
1.2. Ý nghĩa của chu trình calvin- Benson
- Chu trình Calvin- Benson là chu trình quang hợp cơ bản nhất của thế giới thực vật và
nó xảy ra trong tất cả các loài thực vật khác nhau, kể cả thực vật C4 và thực vật CAM.
Đây là chu trình duy nhất có thể tạo ra các sản phẩm hữu cơ.
- Trong chu trình, nhiều sản phẩm sơ cấp của quang hợp được tạo ra. Đó là các hợp chất
C3, C5. Các hợp chất này là nguồn nguyên liệu quan trọng để tổng hợp nên các sản
phẩm quang hợp thứ cấp như đường, tinh bột, protein, lipit.
2. Con đường quang hợp ở thực vật C4
2.1. Chu trình Hatch-Slack
- Một số cây trồng nhiệt đới như mía, cao lương, rau dền… có con đường quang hợp
đặc trưng, sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất có 4C là acid oxalic.
- Các loài thực vật C4 thực hiện hai quá trình ngược nhau ở hai tế bào khác nhau.

12
Sơ đồ con đường chu trình C4
- Quang hợp ở thực vật C4 có hai lần cố định CO2:
+ Lần 1: Tế bào mô giậu: Chất nhận CO2 đầu tiên là hợp chất có 3C PEP
(phosphoenolpyruvat) dưới tác dụng của enzym PEP cacboxylase hình thành nên sản
phẩm quang hợp đầu tiên là acid oxalic (AOA) sau đó AOA có thể bị biến đổi thành
malate (4C) → chu trình C4.
+ Lần 2: Tế bào bao bó mạch: Chất 4C nhả CO2 sau đó đi vào chu trình Calvin để tạo
ra glucose và chất 3C (pyruvate) đi vào TB mô giậu.
2.2. Ý nghĩa của chu trình Hatch - Slack
- Cấu tạo giải phẩu và con đường quang hợp ở thực vật C4 có nhiều ý nghĩa thích nghi
và tiến hóa.
- Do khảng trống không bào lớn, hàm lượng CO 2 trong tế bào thịt lá luôn đủ cho quá
trình quang hợp diễn ra đồng thời enzym cố định CO2 là PEP cacboxylase vốn có ái lực
với CO2 gấp 100 lần so với PEP cacboxylase do vậy khả năng cố định CO2 ở thực vật
C4 rất cao có thể cố định ở nồng độ thấp.

13
- Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3 như : cường độ quang hợp, điểm bù CO 2
thấp hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn nhờ vậy thực vật C4 có năng
suất cao hơn thực vật C3.
3.Con đường quang hợp của thực vật CAM
3.1. Chu trình thực vật CAM
- Một số thực vật sống trong điều kiện khô hạn có con đường quang hợp đặc trưng thích
nghi với môi trường. Sự cố định CO2 được tiến hành vào ban đêm và sự khử CO2 được
tiến hành vào ban ngày để tránh việc mở khí khổng vào ban ngày khiến thoát hơi nước
quá nhiều.

- Chất nhận CO2 đầu tiên cũng là PEP như thực vật C4, sản phẩm đầu tiên là AOA. Phản
ứng cacboxyl hóa diễm ra trong lục lạp vào ban đêm.
- AOA cũng chuyển hóa thành malate (4C) như thực vật C4 sau đó được vận chuyển
đến dự trữ ở dịch bào và tế bào chất, đến ban ngày khí khổng đóng lại malate lại bị tách
CO2 tham gia vào chu trình Calvin - Benson và bị biến đổi thành acid pruvic tham gia
tái tạo chất nhận CO2.
3.2. Ý nghĩa chu trình CAM.
- Đây là con đường quang hợp giúp các thực vật CAM thích nghi với điều kiện khô hạn
và nóng. Nhờ con đường quang hợp này mà khả năng chịu hạn, chịu nóng của chúng rất
cao hơn hẳn các thực vật khác.
V. Quang hợp và các điều kiện ngoại cảnh
1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp
1.1. Cường độ ánh sáng

14
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO 2 tăng
- Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với
cường độ hô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng
thêm dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
- Trong khoảng giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp
tăng hầu như tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

1.2. Quang phổ của ánh sáng


- Các tia có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ
quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
- Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp acid amin, protein.
- Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohydrat.

Cường độ hấp phụ ánh sáng của các loại sắc tố quang hợp

15
- Thành phần ánh sáng biến động phụ thuộc:
+ Trong môi trường nước: thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu.
+ Thời gian của ngày: sáng sớm và chiều ánh sáng có nhiều tia đỏ hơn; buổi trưa các
tia sáng có sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên.
+ Cây mọc dưới tán rừng thường chứa hàm lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ các tia
sáng có bước sóng ngắn trong điều kiện thiếu tia sáng đỏ của ánh sang khuếch tán.
2. Ảnh hưởng của nồng độ CO2
- Điểm bão hòa CO2: khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Nồng độ CO2 trong không khí chiếm 0,03%.
- Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây bắt đầu quang hợp là khoảng 0,008% - 0,01%, điểm
bão hòa CO2 tối đa của cây thường là 0,4%.
- Nếu tăng dần nông độ CO2 lên đến giá trị số bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp tăng
dần. Vượt qua trị số đó, cường độ quang hợp giảm.

3. Ảnh hưởng của nước


- Là nguyên liệu cho quang hợp.
- Điều tiết sự đóng mở khí khổng và nhiệt độ của lá.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
- Là dung môi hòa tan các chất.
- Khi cây thiếu nước từ 40% đến 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
- Khi cây thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh
và cây ưa ẩm.
4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha tối và pha sáng của quang hợp.
- Mỗi loài thực vật có một nhiệt độ tối ưu, tại nhiệt độ đó cường độ quang hợp là lớn
nhất.
- Cường độ quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu, trên ngưỡng đó cường độ
quang hợp giảm.

16
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp
5. Ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng
- Nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp:
+ N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.
+ N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.
+ K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
+ Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước.
* Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của
giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác dụng riêng lẻ lên
quang hợp mà là tác động phối hợp.
6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt,…)
thay cho ánh sáng mặt trời trồng cây trong nhà.
- Ưu điểm: khắc phục giá rét, sâu bệnh trong sản xuất nông phẩm.
- Ứng dụng: đảm bảo cung cấp rau tươi trong các tháng màu đông ở nước ôn đới. Tại
Việt Nam: sản xuất rau sạch, nuôi cấy mô thực vật, tạo cành giâm.

Hệ thống trồng cây PFAL


7. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng
* Phytohoocmon là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, chuyển vận
đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết các hoạt động sinh trưởng, đảm bảo sự hài
hòa giữa các cơ quan, bộ phận của cây. Phytohoomon có 2 nhóm:
- Nhóm kích thích sinh trưởng:
+ Auxin, giberelin: có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào.

17
+ Xitokinim: có vai trò tong phân chia tế bào.
- Nhóm kìm hãm sinh trưởng;
+ Axit absixic: tác động lên sự rụng lá.
+ Etylen: tác động lên sự chín của quả (ví dụ: kích thích mau chín ở quả cà chua).
+ Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
VI. Ý nghĩa của quang hợp
1. Ý nghĩa đối với đời sống thực vật
- Quang hợp là hoạt động sinh lý trung tâm có vai trò quyết định đến mọi hoạt động của
cây. Quang hợp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, tích lũy dưới
dạng ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Quang hợp còn tổng hợp các chất hữu cơ quan trọng để xây dựng cấu trúc cơ thể, làm
nguyên liệu cho sinh trưởng tế bào giúp cây lớn lên.

Quang hợp mang lại sự sống cho Trái Đất


2. Ý nghĩa đối với môi trường và sinh vật
- Thực vật là sinh vật sản xuất, chuyển quang năng thành hóa năng, tạo sinh khối đi nuôi
các sinh vật tiêu thụ khác.
- Hàng năm, thực vật dưới nước và trên cạn ngoài tự nhiên tổng hợp ra khoảng 110 tỷ
tấn hữu cơ, trong đó con người khai thác sử dụng được gần 80 triệu tấn. Sản lượng thực
vật trồng trọt hàng năm là 10 tỷ tấn, trong đó, ở dạng thức ăn cho người và động vật là
500 triệu tấn.
- Với con người, thực vật có nhiều ý nghĩa, bên cạnh là nguồn dinh dưỡng, còn cung cấp
nguồn năng lượng như gỗ, củi, khí đốt, dầu hỏa, than đá; nguồn nguyên liệu (gỗ, bông,
sợi, dược phẩm,…)

18
Sản phẩm của thực vật quang hợp
- Có thể nói, các sản phẩm quang hợp có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống của con người,
góp phần quan trọng đảm bảo cuộc sống mọi mặt của con người.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://loigiaihay.com/sac-to-quang-hop-co-vai-tro-gi-trong-qua-trinh-quang-hop-
a80429.html#ixzz7D9SOU7ha
- http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-quang-hop-o-thuc-vat-39313/?fbclid=IwAR1pXKZg-
pgHl0dYFaN5LW7u7QEKvXJ7sShpwrkjTxnYxpTp-6QnIEcxChA
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang_h%E1%BB%A3p#L%E1%BB%A5c_l%E1%BA
%A1p
- https://loigiaihay.com/cau-1-cau-2-cau-3-cau-4-trang-43-sinh-hoc-c69a16913.html
- https://httl.com.vn/wiki/chlorophyll-la-gi/
- https://www2.hcmuaf.edu.vn/data/pvhien/Chuong%204%20-
%20QUANG%20HOP.pdf
- https://www.slideshare.net/khanhngoclee/gio-trnh-sinh-hc-i-cng
- https://vi.strephonsays.com/cyclic-and-vs-noncyclic-photophosphorylation-74
- http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-quang-hop-o-thuc-vat-39313/

20

You might also like