You are on page 1of 4

Đề cương khoa học tự nhiên (phần Sinh)

I. Trắc nghiệm
1. Nếu khái niệm nguyên liệu sản phẩm của quang hợp viết phương trình
quang hợp dạng chữ.
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng
lượng ánh sáng.
- Nguyên liệu của quá trình quang hợp: Nước và Carbon dioxide
- Sản phẩm của quá trình quang hợp: Glucose và Oxygen
Phương trình quang hợp: Nước + Carbon dioxide -> (Ánh sáng + Chất diệp lục)
-> Glucose + Oxygen
2. Thành phần, tính chất và vai trò của nước đối với sinh vật. Sự vận
chuyển các chất trong cây.
*Thành phần của nước.
-Nước được tạo bởi 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng
liên kết hydro.
*Tích chất.
-Trong phân tử nước có sự phân cực: cặp electron lệch về phía oxygen nên
nguyên tử oxygen mang điện tích âm còn nguyên tử hydrogen mang điện tích
dương. Do tính chất phân cực nên các phân tử nước có khả năng hút nhau và hút
các chất khác. Vì vậy nước có khả năng hoà tan nhièu chất khác.
*Những vai trò của nước đối với sinh vật:
-Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể.
-Nước là nguyên liệu, môi trường của nhiều phản ứng trong quá trình sống trong
cơ thể.
-Điều hoà nhiệt độ cơ thể
-Tham gia cấu tạo nen tế bào và cơ thể sinh vật.
*Sự vận chuyển các chất trong cây.
- Nước và muối khoáng hoà tan được lông hút của rễ hấp thụ, vận chuyển lên
thân và lá thông qua mạch gỗ (dòng vận chuyển lên).
- Chất hữu cơ do lá tổng hớp được mạch rây vận chuyển tới các bộ phận dự trữ
hoặc nơi tiêu thụ (dòng vận chuyển xuống).
II. Tự luận
1. Nêu vai trò thoát hơi nước ở lá và hđ đóng, mở khí khổng trong quá
trình thoát hơi nước.
*Vai trò thoát hơi nước ở lá.
- Là động lực của sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các
bộ phận khác của cây
- Giúp quá trình trao đổi khí cacbondioxide và oxygen
- Giúp bảo vệ lá vào những ngày nắng nóng.
*Hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.
- Thoát hơi nước diễn ra qua khí khổng ở lá.
- Cơ chế thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết đóng, mở khí
khổng
- Qua trình thoát hơi nước
+ Khi đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra làm
mở khí khổng, hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
+ Khi thiếu nước, khí khổng xẹp xuống, khí khổng khép bớt
lại nên nước thoát ra ngoài ít.
2. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn

- Hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng
trong nông sản càng bị tiêu hao nhiều.
=> Vì vậy, các biện pháp bảo quản nông sản tập trung vào việc giảm
cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
3. Vận dụng hiểu biết về TĐC và chuyển hoá năng lượng vào thực tiễn.
- Nhu cầu nước, dinh dưỡng phụ thuộc vào loài, giai đoạn phát triển và
điều kiện thời tiết. Để cây sinh trưởng tốt cần cung cấp dủ nước, đủ dinh dưỡng
cho cây
Đề cương khoa học tự nhiên (phần Hóa)
I. Trắc nghiệm
a, Cấu tạo nguyên tử
*Khái niệm nguyên tử.
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên
tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron
mang điện tích âm.
*Cấu tạo nguyên tử.
-Hạt nhân.
+ Proton: p, mỗi p mang điện tích dương (+)
+ Neutron: n, không mang điện.
- Vỏ
+ Tạo bởi các electron: e, mỗi e mang điện tích âm (-).
- Số p = số e.
b, Nguyên tố hoá học
- Số p đặc trưng cho nguyên tố.
- Cách viết kí hiệu nguyên tố hoá học.
+ Đối với nguyên tố được kí hiệu bởi một chữ cái thì chữ cái
đó viết in hoa không dấu.
+ Đối với nguyên tố được kí hiệu bơi hai chữ cái thì chữ cái
đầu tiên viết in hoa, chữ cái thứ 2 viết thường sát về phía bên phải chữ cái thứ
nhất.
- Khối lượng nguyên tử: = Mp+Mn
c,Bảng tuần hoàn
* Nguyên tắc sắp xếp.
- Ô nguyên tố: Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử = số p = số e
= số diện tích hạt nhân
- Chu kì: Số thứ tự chu kì = số lớp e
+ Đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì: tính KL giảm, Tính
PK tăng.
- Nhóm: Số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng.
+ Đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm. Tính KL tăng, tính
PK giảm.
Nguyên tố Kl – Nguyên tố PK – Nguyên tố KH.
Câu hỏi
1. Hiện nay bảng tuần hoàn HH có bao nhiêu nguyên tố? Bảng tuần hoàn
được xấy dựng nên theo nguyên tắc nào?
2. Nêu cấu tạo của bảng tuần hoàn HH, ô nguyên tố cho biết những gì? Lấy
ví dụ minh hoạ về một ô nguyên tố.
3. Nêu khái niệm chu kì? Trong bảng tuần hoàn có mấy chu kì? Số thứ tự
của chu kì cho biết điều gì?
4. Bảng tuần hoàn có mấy nhóm? Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có
đặc điểm như thế nào?
5. Nêu vị trí của các nhóm nguyên tố KL, PK, và KH trong bảng tuần hoàn?
Cho biết một số ứng dụng của nguyên tố KL, PK, và KH đối với đời sống
và sản xuất?
Bài tập.
a,Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11 cho biết vị trí của nguyên tố X
trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố X. Vẽ sơ
đồ nguyên tử X.
b, Nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 15 cho biết vị trí của nguyên tố Y
trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố Y. Vẽ sơ
đồ nguyên tử Y.

You might also like