You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1

MÔN SINH HỌC - LỚP 11


I. TRẮC NGHIỆM
1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng), khái
niệm tự dưỡng, khái niệm dị dưỡng.
Câu 1: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là
A. quang năng và hóa năng. B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. dị dưỡng và quang dưỡng. D. quang dưỡng và hóa dưỡng.
Câu 2: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật tự dưỡng là
A. quang năng và hóa năng. B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng. D. quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng.
Câu 3: Dị dưỡng là phương thức
A. sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác.
B. sử dụng chất vô cơ, nước và CO2 để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết.
C. sinh vật lấy chất vô cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác.
D. sử dụng nước, O2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất vô cơ.
Câu 4: Phương thức sinh vật sử dụng chất vô cơ, nước, CO 2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các
chất hữu cơ và tích lũy năng lượng là
A. quang tự dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. dị dưỡng. D. hóa dưỡng.
2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo dòng mạch gỗ.
Câu 1: Nước và chất khoáng từ rễ, qua thân, lên lá theo
A. dòng mạch gỗ. B. dòng mạch rây. C. ống rây. D. tế bào kèm.
Câu 2: Thành phần chính của dịch mạch gỗ gồm
A. nước và chất khoáng. B. chất khoáng và hormone.
C. amino acid và hormone. D. sucrose và amino acid.
Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo dòng mạch rây.
Câu 1: Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá.
B. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở thân.
C. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
D. Các chất vô cơ được tổng hợp ở lá.
Câu 2: Các chất được vận chuyển từ cơ quan nguồn (lá) đến cơ quan đích (thân, rễ, củ…) theo dòng mạch
nào?
A. Dòng mạch rây. B. Dòng mạch gỗ.
C. Dòng mạch ống. D. Dòng quản bào.
Nêu được các nguồn cung cấp nitơ cho cây.
Câu 1: Nguồn cung cấp chính nitrogen cho cây trồng là
A. đất. B. khí quyển. C. xác thực vật. D. xác động vật.
Câu 2: Con người có thể bổ sung nitrogen cung cấp cho cây trồng qua nguồn nào?
A. Khí quyển. B. Bón phân. C. Đất. D. Xác sinh vật.
Nêu được vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật (cụ thể một số nguyên tố đa
lượng, vi lượng).
Câu 1: Đối với thực vật, nguyên tố đa lượng đóng vai trò chủ yếu nào?
A. Tham gia cấu trúc nên tế bào.
B. Hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất.
C. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
D. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
Câu 2: Đối với thực vật, nguyên tố vi lượng đóng vai trò chủ yếu nào?
A. Tham gia cấu trúc nên tế bào.
B. Hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất.
C. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
D. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
Câu 3: Nguyên tố đa lượng nào là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ trong tế bào?
A. Nitrogen (N). B. Chlorine (Cl). C. Zinc (Zn). D. Iron (Fe).
Câu 4: Nguyên tố vi lượng nào tham gia vào quá trình hình thành diệp lục, hoạt hóa enzyme xúc tác cho các
phản ứng quang hợp, hô hấp?
A. Zinc (Zn). B. Nitrogen (N). C. Phosphorus (P). D. Sulfur (S).
Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước.
Câu 1. Khi tế bào mất nước sẽ có hiện tượng gì ở tế bào khí khổng:
A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 2: Nhân tố nào thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình
hấp thụ khoáng ở cây?
A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm đất. D. Không khí.
Câu 3: Quá trình thoát hơi nước qua lá được điều chỉnh chủ yếu bởi cơ chế
A. đóng mở của khí khổng. B. khuếch tán hơi nước qua cutin.
C. cân bằng nước của khí khổng. D. khuếch tán hơi nước ở bề mặt lá.
Câu 4: Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Số lượng khí khổng và lượng nước rễ hấp thụ.
B. Số lượng khí khổng và độ tuổi của lá.
C. Số lượng khí khổng và sự đóng mở khí khổng.
D. Lượng nước rễ hấp thụ và sự đóng mở khí khổng.
Câu 5: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đóng hay mở của khí khổng?
A. Hàm lượng nước. B. Khí CO2. C. Chất khoáng. D. Độ ẩm đất.
3. Quang hợp ở thực vật
Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật.
Câu 1: Quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước thành hợp
chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2 là
A. quang hợp. B. hô hấp. C. sinh trưởng. D. phát triển.
Câu 2. Quang hợp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. năng lượng cơ học. B. năng lượng hoá học
C. năng lượng quang học. D. năng lượng hạt nhân.
Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển).
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của quang hợp ở thực vật?
A. Tổng hợp chất hữu cơ. B. Phân giải chất hữu cơ.
C. Giải phóng năng lượng. D. Vận chuyển các chất.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò của quang hợp ở thực vật?
A. Cung cấp chất hữu cơ. B. Chuyển hóa năng lượng.
C. Giải phóng năng lượng. D. Điều hòa khí O2 và CO2.
Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP
và NADPH).
Câu 1: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, sản phẩm của pha sáng gồm
A. ADP, NADP, O2. B. ATP, NADPH, CO2.
C. Carbohydrate, CO2. D. ATP, NADPH, O2.
Câu 2: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, sản phẩm của pha sáng trực tiếp tham gia vào pha tối là
A. ATP. B. ATP, NADPH. C. NADPH. D. O2.
4. Hô hấp ở thực vật
Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật.
Câu 1: Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ (carbohydrate)
A. thành các chất phức tạp, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
B. thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
C. thành các chất phức tạp, đồng thời tích lũy ATP và nhiệt năng.
D. thành các chất đơn giản, đồng thời tích lũy ATP và nhiệt năng.
Câu 2: Hô hấp là quá trình…(I)… các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất
đơn giản, đồng thời giải phóng tạo ra ATP và nhiệt năng. Từ còn thiếu …(I)… trong phát biểu trên là
A. phân giải. B. tổng hợp. C. đồng hóa. D. tích lũy.
Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
Câu 1: Trình tự nào đúng khi nói về các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí?
A. Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs  Đường phân  Chuỗi truyền electron.
B. Đường phân  Chuỗi truyền electron  Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs.
C. Đường phân  Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs  Chuỗi truyền electron.
D. Chuỗi truyền electron  Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs  Đường phân.
Câu 2: Trình tự nào đúng khi nói về các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào?
(1) Đường phân. (2) Chuỗi truyền electron.
(3) Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs.
A. (1)  (2)  (3). B. (3)  (2)  (1).
C. (1)  (3)  (2). D. (2)  (3)  (1).
Câu 3: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. 1 Glucose  2 Pyruvic acid + 2 ATP + 2NADH.
B. 1 Glucose  2 Pyruvic acid + CO2 + ATP.
C. 1 Glucose  2 Pyruvic acid + nước + ATP.
D. 1 Glucose  2 CO2 + nước + 2ATP.
Câu 4: Chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở
A. màng ngoài của ti thể. B. màng trong của ti thể.
C. ribosome ti thể. D. chất nền của ti thể.
Câu 5: Trong hô hấp hiếu khí, chất nhận electron cuối cùng của chuỗi truyền electron hô hấp là
A. O2. B. ATP. C. H2O. D. NADPH.
Câu 6: Trong hô hấp hiếu khí, giai đoạn chuổi truyền electron có bao nhiêu ATP được tạo ra?
A. 30 – 32 ATP. B. 26 – 28 ATP. C. 28 - 30 ATP. D. 2 ATP.
Câu 7: Ở giai đoạn lên men, pyruvate được tạo ra từ quá trình đường phân, trong điều kiện không có O 2 sẽ
lên men tạo thành
A. ethanol hoặc lactose. B. ethanol hoặc lactate.
C. ethanol hoặc glucose. D. ethanol hoặc uric acid.
1. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở động vật
Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu
hoá.
Câu 1: Hình bên mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hóa
thức ăn ở một loài động vật, em hãy cho biết loài động
vật đó có hình thức tiêu hóa nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
D. Tiêu hóa trong túi tiêu hóa.

Câu 2: Hình bên mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hóa
thức ăn ở một loài động vật:
(1) Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không
bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không
được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào
theo kiểu xuất bào.
(2) Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu
hóa chứa thức ăn bên trong.
(3) Lysosome gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzyme
của lysosome vào không bào tiêu hóa và thủy phân các
chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn
giản.
Thứ tự đúng về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật này

A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (1) → (3).
C. (2) → (3) → (1). D. (3) → (2) → (1).
Câu 3: Ở sinh vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:
A. Nội bào B. Ngoại bào C. Kết hợp D.Cơ chế tiêu hóa chưa rõ
Câu 4: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là:
A. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
B. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
C. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
Câu 6: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào
B. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được
C. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành
những chất đơn giản
D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi
Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá.
Câu 7: Sơ đồ sau mô tả về ống tiêu hóa ở người: Khoang miệng → Thực quản → Dạ dày → X → Ruột già
→ Trực tràng → Hậu môn. Bộ phận X có chức năng nào dưới đây?
A. Là nơi nghiền nhỏ và trộn thức ăn với nước bọt.
B. Là nơi diễn ra hầu hết quá trình biến đổi hóa học.
C. Là nơi diễn ra tái hấp thụ nước trước khi thải ra ngoài
D. Là nơi chỉ diễn ra tiêu hóa cơ học, nghiền nhỏ thức ăn.
Câu 8: Sơ đồ sau mô tả về ống tiêu hóa ở người: Khoang miệng → Thực quản → X → Ruột non → Ruột
già → Trực tràng → Hậu môn. Bộ phận X có chức năng nào dưới đây?
A. Tiêu hóa hóa học, enzyme pepsin và HCl trong dịch vị phân giải protein thành peptide.
B. Tiêu hóa hóa học, enzyme amylase trong nước bọt thủy phân tinh bột trong thức ăn .
C. Là nơi diễn ra tái hấp thụ nước trước khi thải ra ngoài
D. Là nơi chỉ diễn ra tiêu hóa cơ học, nghiền nhỏ thức ăn.
6. Hô hấp ở động vật
Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí;
mang; phổi.
Câu 1: Hình vẽ bên dưới mô tả về quá trình trao đổi khí ở thủy tức và giun đất. Có bao nhiêu nhận định
đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở các loài động vật này?

I. Bề mặt trao đổi khí chưa có mao mạch máu và sắc tố hô hấp.
II. Khí CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da.
III. Có da mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán dễ dàng.
IV. Khí O2 khuếch tán qua da vào máu, sau đó đi đến các tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Hình vẽ bên dưới mô tả về quá trình trao đổi khí ở châu chấu. Có bao nhiêu đáp án đúng khi nói về
quá trình trao đổi khí ở loài động vật này?
I. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào.
II. Ở côn trùng có hệ thống ống khí gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần.
III. Các ống khí thông với bên ngoài qua lỗ thở.
IV. Khí O2 từ bên ngoài đi qua các lỗ thở vào ống khí còn khí CO 2 từ tế bào trong cơ thể đi thoe ống khí
qua lỗ thở ra ngoài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Hình vẽ bên dưới mô tả về quá trình trao đổi khí ở Cá xương. Có bao nhiêu đáp án đúng khi nói về
quá trình trao đổi khí ở loài động vật này?

I. Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hóa của Cá xương


II. Máu chảy trong mao mạch theo hướng song song và ngược chiều với dòng nước.
III. O2 từ dòng nước chảy liên tục qua mang vào mao mạch ở mang theo vòng tuần hoàn đến các tế bào.
IV. CO2 do tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở mang khuếch tán ra dòng nước chảy liên
tục qua mang.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Hình ảnh bên dưới giải thích cho nhận định “ Hệ hô hấp của Chim trao đổi khí với không khí hiệu
quả”. Phương án nào sai giải thích cho nhận định trên?

A. Phổi chim thông với hệ thống túi khí, phế quản phân thành nhiều ống khí nhỏ.
B. Dòng khí qua phổi song song và ngược chiều với máu chảy trong mao mạch máu.
C. Phổi chim được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn.
D. Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi một chiều, không có khí cặn.
Câu 5: Hình bên dưới mô tả hệ hô hấp của người và quá trình trao đổi khí ở phế nang, phát biểu nào sai khi
nói về cấu tạo hệ hô hấp và quá trình trao đổi khí ở người?
A. Phế nang là những túi nhỏ nhất của phổi.
B. Phế nang có rất nhiều mao mạch máu để thuận tiện cho việc trao đổi khí.
C. Luồng khí đến phế nang là khí nghèo O2 và giàu CO2.
D. Cơ thể lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.
7. Tuần hoàn ở động vật
Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.
Câu 1: Đa số động vật ngành Chân khớp và một số loài Thân mềm có hệ tuần hoàn
A. kép. B. đơn. C. kín. D. hở.
Câu 2: Hệ tuần hoàn kín có ở loài động vật nào sau đây?
A. Chim. B. Côn trùng. C. Ốc sên. D. Tôm.
Câu 3: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, thú.
C. Bò sát, chim, côn trùng, thú. D. Côn trùng, cá, bò sát, thú.
Câu 4: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận nào sau đây?
A. Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu. B. Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
C. Tâm nhĩ, tâm thất, buồng tim và van tim. D. Dịch tuần hoàn, tim và bó His.
Trình bày được hoạt động của tim.
Câu 1. Tính tự động của tim là
A. khả năng tự cung cấp chất dinh dưỡng. B. khả năng tự co dãn của tim.
C. hoạt động của các bó His. D. khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.
Câu 2. Hệ dẫn truyền tim gồm:
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Purkinje.
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, mạng Purkinje.
C. Tâm thất, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.
D. Tâm thất, nút xoang nhĩ, bó His, mạng Purkinje.
Câu 3. Bộ phận phát xung điện trong hệ dẫn truyền tim là
A. mạng Purkinje. B. bó His. C. nút xoang nhĩ. D. nút nhĩ thất.
Câu 4. Tim co và dãn theo chu kì, pha co của tim được gọi là..(1).., pha dãn của tim được gọi là...(2). (1) và
(2) lần lượt là
A. tâm trương, tâm thu. B. tâm thu, tâm trương.
C. tâm thu, pha trung gian. D. tâm trương, pha nghỉ ngơi.
Câu 5. Chu kì hoạt động của tim gồm có các pha nào?
A. Tâm nhĩ co, tâm thất co, dãn chung. B. Tâm thất co, tâm thất trương, dãn chung.
C. Tâm nhĩ co, nghỉ ngơi, dãn chung. D. Tâm nhĩ co, hoạt động, tâm thất co.
Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa
máu với các tế bào).
Câu 1: Trong các nhận định sau về huyết áp, chọn nhận định đúng/sai sao cho phù hợp?
(1) Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu.
(2) Tim co bóp đẩy máu vào tĩnh mạch tạo ra huyết áp.
(3) Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa
(4) Huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu.
A. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng. B. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
C. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng. D. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.
Câu 2: Khi huyết áp tăng thì vận tốc máu
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.
Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.
Câu 1: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do
A. tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì của các pha.
B. tim có hệ dẫn truyền có khả năng tự phát xung điện.
C. tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể.
D. tim được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxygen.
Câu 2: Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm các giai đoạn nào?
A. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
B. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
D. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
II. TỰ LUẬN
- Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp.
Ảnh hưởng trực tiếp:
 Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô
hấp như viêm phổi, dị ứng….
 Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận
chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác
 Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
 Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là
đột quỵ
 Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích
các bệnh về mắt…
 Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái...
Ảnh hưởng gián tiếp: Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc
sống con người.

- Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu
ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn
thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da
nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch,
vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi
và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật,
tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng
nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm
phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

- Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.
Khi con người tập luyện TDTT thì hoạt động của các cơ tăng lên, cơ thể yêu cầu phải cung cấp thêm chất
dinh dưỡng và oxy nhiều hơn lúc bình thường để duy trì hoạt động, vì vậy bộ máy tuần hoàn tăng cường
hoạt động để đáp ưng nhu cầu của cơ thể.
- Người thường xuyên tập luyện thì cơ tim dày và chắc hơn, sức co bóp của tim mạnh hơn và nhịp đập
của tim trong mỗi phút ít hơn. Ngược lại, người ít tập luyện khi lao động tim sẽ đập nhanh, người mau
mệt, dễ xỉu…
- Tập luyện TDTT làm tăng tính đàn hồi của máu, toàn bộ mạch máu đều co giãn tốt. Cho nên người tập
TDTT thường xuyên khi về già ít bị chứng căng mạch máu, là nguyên nhân sinh ra bệnh cao huyết áp.
- Tập luyện TDTT thì hồng cầu tăng lên từ 4 triệu lên 4 triệu rưỡi - 5 triệu, bạch cầu tăng từ 6000 lên
10.000. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Da thịt VĐV luôn thắm đỏ hơn người bình thường

- Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

- Thông qua việc tìm hiểu thực tiễn đưa ra được biện pháp phòng tránh các bệnh về tiêu hoá ở người.
1. Không dùng thực phẩm đóng hộp. ...
2. Bổ sung nhiều chất xơ ...
3. Đừng quên thêm chất béo lành mạnh. ...
4. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết. ...
5. Giữ tinh thần thoải mái. ...
6. Tập trung khi ăn. ...
7. Ăn chậm nhai kỹ ...
8. Tích cực vận động thể chất.

- Thông qua việc thực hiện tìm hiểu thực tiễn để đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh học đường
liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng.

1. Cho trẻ ăn cân đối, đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn cá, hải sản.
2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt. Giảm bớt gạo, thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản
giàu chất xơ.
3. Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc
có đường.
4. Hạn chế các món rán (chiên), xào. Nên ưu tiên các món luộc, hấp, kho.
5. Nhai kĩ và ăn chậm.
6. Ăn đều đặn, đúng giờ, ăn đủ 3 bữa, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng). Không để trẻ quá đói vì nếu
quá đói trẻ sẽ ăn nhiều để bù lại ở các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Nên cho trẻ ăn trước 8h tối.
7. Không uống các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga. Hạn chế các loại bánh kẹo, đường
mật, kem.
8. Trong nhà không nên dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng như: bơ, pho mát, bánh, kẹo, socola,
kem, nước ngọt,...
9. Hạn chế tiền tiêu vặt để giảm việc trẻ mua thức ăn không lành mạnh (thức ăn nhanh, chiên rán, đồ
ngọt,…) dễ gây thừa cân, béo phì.
10. Tăng cường vận động thể lực, hạn chế ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game, vào mạng xã
hội,…
11. Theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ của trẻ bằng cách cân, đo hàng tháng.

You might also like