You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – KHỐI 10 (Lớp 10 chuyên Sinh)

NĂM 2023 – 2024


Thời gian kiểm tra: Tiết 4 thứ 2, ngày 19/3/2024
A – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm; 20 câu)
Câu 1. Trong tế bào, có những dạng năng lượng phổ biến nào?
A. Hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng. B. Hóa năng, động năng, thế năng, cơ năng.
C. Hóa năng, nhiệt năng, động năng, cơ năng. D. Hóa năng, thế năng, điện năng, cơ năng.
Câu 2. Trong tế bào, hóa năng trong các chất hữu cơ phức tạp được hình thành do
A. sự phân giải các chất, qua đó tích lũy năng lượng B. sự bài tiết các chất, qua đó tích lũy năng lượng
C. sự tổng hợp các chất, qua đó tích lũy năng lượng D. sự tổng hợp các chất, qua đó giải phóng năng lượng.
Câu 3. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào là
A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. sự truyền năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác.
C. sự biến đổi năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác.
D. sự biến đổi năng lượng từ tế bào này sang tế bào khác.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào?
A. Quá trình chuyển hoá vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hoá năng lượng.
B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng.
D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào?
A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào.
B. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình là đồng hóa và dị hóa.
C. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống.
D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
Câu 6. Trong tế bào nhân thực, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. ti thể. B. nhân. C. lục lạp. D. ribosome.
Câu 7. Phân tử ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Adenine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. B. Adenine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
C. Adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. D. Adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate.
Câu 8. Chú thích cấu trúc phân tử ATP.
(1)......................................
(2)......................................
(3)......................................
(4)......................................
Câu 9. ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
1. ATP là hợp chất cao năng duy nhất trong tế bào.
2. ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác.
3. ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn
năng lượng của tế bào.
4. Hầu hết chất hữu cơ trải qua quá trình oxygen hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
A. (2), (3) B. (3), (4) C. (2), (3). D. (1), (2).
Câu 10. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính nào sau đây?
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể. (2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
(3) Vận chuyển chủ động các chất qua màng. (4) Sinh công cơ học.
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 11. Tổng hợp là quá trình
A. hình thành chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp.
C. chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ đơn giản.
D. chuyển đổi chất hữu cơ này thành chất hữu cơ khác.
Câu 12. Để quá trình tổng hợp diễn ra nhanh chóng cần có sự xúc tác của
A. enzyme. B. hormone. C. vitamin. D. kháng thể.
Câu 13. Quá trình tổng hợp thường đi kèm với
A. tích lũy năng lượng. B. giải phóng năng lượng.
C. phân hủy năng lượng. D. thủy phân năng lượng.
Câu 14. Quang hợp là quá trình
A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng chứa trong các chất vô cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp và giải phóng năng lượng.
C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
D. tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác.
Câu 15. Bào quan quang hợp chủ yếu ở thực vật là
A. Ti thể. B. Peroxisome. C. Lục lạp. D. Ribosome.
Câu 16. Bào quan quang hợp chủ yếu ở thực vật là
A. Ti thể. B. Peroxisome. C. Lục lạp. D. Ribosome.
Câu 17. Hệ sắc tố quang hợp có vai trò
A. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. B. hấp thụ và phân giải năng lượng ánh sáng.
C. hấp thụ và tổng hợp năng lượng ATP. D. hấp thụ năng lượng ánh sáng để phân giải ATP.
Câu 18. Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sắc tố ở lá cây đều làm nhiệm vụ quang hợp.
B. Sắc tố quang hợp phân bố chủ yếu trong lục lạp (thylakoid).
C. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật.
D. Tất cả các tế bào thực vật đều tiến hành quang hợp.
Câu 19. Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật
Câu 20. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ.
C. Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho cơ thể sống. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí
Câu 21. Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình quang hợp ?
A. Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng.
B. Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
C. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành năng lượng phục vụ các hoạt động sống.
D. Làm trong sạch bầu khí quyển.
Câu 22. Khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với con người nói riêng và sinh giới nói chung, có bao nhiêu
nhận định dưới đây là đúng ?
(1) Tổng hợp ra chất hữu cơ, là nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Biến đổi quang năng thành hoá năng được tích luỹ trong cơ thể thực vật. Đây là điểm khởi đầu cho các dòng
năng lượng trong sinh giới.
(3) Duy trì ổn định thành phần khí quyển thông qua việc hấp thụ và thải từ đó giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ
môi trường sống.
(4) Cung cấp nguồn nguyên liệu hô hấp (khí oxygen) cho hầu hết các loài sinh vật.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 23. Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển do các nhà máy sản xuất,
hoạt động giao thông, đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch làm trái đất nóng lên, băng tan chảy, mực nước biển
dâng cao và các loài sinh vật trên trái nguy cơ tuyệt chủng. Có bao nhiêu giải pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính?
(1) Trồng rừng phủ xanh đồi trọc để chúng quang hợp làm giảm CO2.
(2) Ra qui định bảo vệ rừng, xử lý mạnh các trường hợp phá rừng.
(3) Thực hiện làm mảng xanh xung quanh nhà để điều tiết vi khí hậu trong gia đình
(4) Tuyên truyền và giáo dục ý thức về giá trị và ích lợi của việc bảo vệ rừng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Trong quang hợp, pha sáng là pha
A. khử (cố định) CO2 để hình thành carbohydrate từ ATP và NADPH.
B. chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
C. chuyển hóa hóa năng trong ATP và NADPH thành quang năng.
D. chuyển hóa hóa năng trong CO2 và H2O thành hóa năng trong ATP và NADPH.
Câu 25. Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra tại
A. màng ngoài của lục lạp. B. màng trong của lục lạp.
C. màng thylakoid D. chất nền (stroma) của lục lạp.
Câu 26. Ở thực vật, nguyên liệu của pha sáng gồm
A. ATP, NADPH, O2. B. ATP, NADPH, CO2.
+
C. H2O, ADP, NADP . D. carbohydrate, O2.
Câu 27. Trong quang hợp ở thực vật, phân tử oxygen (O2) có nguồn gốc từ
A. H2O B. ATP C. CO2 D. NADPH
Câu 28. Phân tử oxyen trong quang hợp được tạo ra từ quá trình
A. quang phân li H2O ở pha sáng. B. cố định CO2 ở pha tối.
C. quang phân li H2O ở pha tối. D. Khử APG của chu trình Calvin.
Câu 29. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Kreps  Đường phân  Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân  Chuỗi truyền electron hô hấp  Chu trình Kreps.
C. Đường phân  Chu trình Kreps  Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp  Chu trình Kreps  Đường phân.
Câu 30. Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau, trật tự đúng là:
(1) Đường phân (2) Chuỗi truyền electron hô hấp
(3) Chu trình Krebs (4) Oxy hóa pyruvic acid.
A. (1)  (2)  (3)  (4) B. (1)  (3)  (2)  (4)
C. (1)  (4)  (3)  (2) D. (1)  (4)  (2)  (3)
Câu 31. Sơ đồ sau đây nói về mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và quang hợp ở thực vật. Khi nói về sơ đồ này,
phát biểu nào sau đây đúng?
I. Quá trình (1) là quá trình hô hấp tế bào.
II. Quá trình (3) là quá trình quang hợp.
IV. Chất (2) là carbohydrate và oxygen.
V. Chất (4) là năng lượng ATP.
A. I, II. B. I, III.
C. III, IV. D. II, IV.
Câu 32. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách
nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa:
- Bình 1: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm, - Bình 2: chứa 1 kg hạt khô.
- Bình 3: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín - Bình 4: chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm.
Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí
nghiệm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm. IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 33. Sơ đồ nào sau đây đúng về truyền tin giữa các tế bào?
A. Tế bào tiết → Thụ thể đặc hiệu → Đáp ứng tế bào.
B. Tế bào tiết → Đáp ứng tế bào → Thụ thể đặc hiệu.
C. Đáp ứng tế bào → Tế bào tiết → Thụ thể đặc hiệu.
D. Tế bào tiết → Đáp ứng tế bào → Thụ thể đặc hiệu.
Câu 34. Sắp xếp các giai đoạn truyền tin hình bên sao cho hợp lí
A. 123. B. 321
C. 312 D. 132
Câu 35. Trong đường hợp này, chất nào đóng vai trò là phân tử tín hiệu?
A. Hormone insulin, glucagon. B. Glucose, Glycogen.
C. Thụ thể tế bào gan D. Thụ thể tế bào tuyến tụy
Câu 36. Hormone nào sau đây làm giảm lượng đường huyết?
A. Testosterone. B. Insulin. C. Glucagon. D. Somatostatin.
Câu 37. Hormone nào sau đây của tuyến tụy làm tăng lượng đường huyết?
A. Glucagon. B. Glucose. C. Galactose. D. Glycerol.
Câu 38. Các hormone gửi tín hiệu báo động biến động lượng đường huyết đến cơ quan nào để cơ quan đó điều
hòa đường huyết?
A.Não. B. Gan. C. Thận. D. Cơ.
Câu 39. Điều gì kích thích tế bào tụy sản sinh glucagon khi cơ thể khoẻ mạnh bình thường?
A. Nồng độ đường máu giảm. B. Gan sản sinh hormone kích thích.
C. Nồng độ đường máu tăng. D. Cơ sản sinh hormone kích thích.
Câu 40. Để insulin tiếp xúc thụ thể đặc hiệu của nó trong gan và sinh ra đáp ứng chuyển hóa glucose thành
glycogen, đâu là cách làm đúng?
A. Tiêm trực tiếp insulin vào nhân tế bào gan rồi bỏ vào môi trường glucose.
B. Tiêm trực tiếp insulin vào tế bào gan rồi bỏ vào môi trường glucose.
C. Tiêm trực tiếp insulin vào ty thể tế bào gan rồi bỏ vào môi trường glucose.
D. Đặt tế bào gan vào môi trường chứa insulin và glucose.
Câu 41. Trong chu kì tế bào, pha phân chia tế bào (pha phân bào) còn được gọi là
A. pha M. B. pha G1. C. pha S. D. pha G2.
Câu 42. Trong pha phân chia tế bào, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy kì?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 43. Quá trình phân chia tế bào không bao gồm kỳ
A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì cuối.
Câu 44. Trong một chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào?
A. quá trình nguyên phân. B. quá trình giảm phân. C. quá trình trực phân. D. Kì trung gian.
Câu 45. Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là
A. G1  G2  S. B. S  G1  G2. C. S  G2  G1. D. G1  S  G2
Câu 46. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là
A. G1  G2  S  M. B. G1  S  G2 M.
C. S  G1  G2  M. D. G2 G1 S M.
Câu 47. Các điểm kiểm soát chu kì tế bào theo trình tự là
A. G1/S – G2/M – Thoi phân bào B. Thoi phân bào – G1/S – G2/M
C. G1/S – Thoi phân bào – G2/M D. Thoi phân bào – G2/M – G1/S
Câu 48. Điểm kiểm soát G1 còn được gọi là
A. Điểm kiểm soát khởi đầu B. Điểm kiểm soát kì giữa – kì sau
C. Điểm kiểm soát thoi phân bào D. Điểm kiểm soát phân chia nhiễm sắc thể.
Câu 49. Điểm kiểm soát thoi phân bào còn được gọi là
A. Điểm kiểm soát khởi đầu B. Điểm kiểm soát giới hạn
C. Điểm kiểm soát kì giữa – kì sau. D. Điểm kiểm soát nhân đôi nhiễm sắc thế
Câu 50. Di căn là hiện tượng các tế bào ung thư
A. lây lan đến những bộ phận khác. B. tạo khối u tại một điểm cố định.
C. chết theo chương trình. D. tự sữa chửa các gen đột biến.
Câu 51. Dựa vào khả năng lây lan, người ta chia khối u thành thành 2 loại là khối u
A. lành tính & ác tính. B. lành tính & cố định. C. ác tính & di căn. D. ác tính & trung tính
Câu 52. Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là
A. Kì đầu  kì sau  kì cuối  kì giữa B. Kì đầu  kì giữa  kì cuối  kì sau
C. Kì đầu  kì sau  kì giữa  kì cuối. D. Kì đầu  kì giữa  kì sau kì cuối
Câu 53. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách
A. Phân rã màng tế bào. B. Hình thành vách ngăn.
C. Tạo eo thắt. D. Tiêu hủy tế bào chất.
Câu 54. Tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách
A. Phân rã màng tế bào. B. Hình thành vách ngăn.
C. Tạo eo thắt. D. Tiêu hủy tế bào chất.
Câu 55. Trong nguyên phân, hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li nhiễm sắc thể. B. Thuận lợi cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể dễ xảy ra hơn
Câu 56. Trong nguyên phân, việc các nhiễm sắc thể dãn xoắn có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp nhiễm sắc thể B. Thuận lợi cho nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể dễ xảy ra hơn
Câu 57. Trong nguyên phân, việc màng nhân tiêu biến ở kì đầu có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li nhiễm sắc thể. B. Thuận lợi cho nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Thuận lợi cho việc trao đổi chéo.
Câu 58. Trong nguyên phân, thoi phân bào có vai trò
A. Thuận lợi cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Thuận lợi việc chia đều nhiễm sắc tử.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Thuận lợi cho việc trao đổi chéo.
Câu 59. Tế bào thực vật không thể phân chia tế bào chất bằng cách tạo eo thắt như ở tế bào động vật là vì
A. tế bào không có trung thể. B. màng tế bào không thể co dãn.
C. có thành tế bào làm bằng cellulose. D. không cần phân chia tế bào chất.
Câu 60. Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa
A. là hình thức sinh sản. B. giúp chữa lành vết thương.
C. giúp tế bào lớn lên. D. thay thế các tế bào già, tổn thương.
Câu 61. Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào đang trong quá trình phân bào. Theo quan sát, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
(1) Tế bào 1,2 có thể thuộc cùng một cơ thể (2n= 8)
(2) Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân II.
(3) Cả 3 tế bào có thể đều là tế bào sinh dưỡng.
(4) Tế bào 1 và 3 có thể thuộc cùng một cơ thể (2n = 4)
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
Câu 62. Quan sát hình từ (1) đến (5), xác định các giai đoạn của nguyên phân và cho biết bộ NST 2n.

Câu 63. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, thu được sơ
đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như hình bên. Xác định, tên, bộ 2n.

Câu 64. Ở người (2n = 46), Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần. Hãy xác định:
a. Số tế bào con được tạo thành và số NST có trong tất cả các tế bào con.
b. Số NST đơn được hình thành do môi trường nội bào cung cấp.
c. Số NST được tạo thành hoàn toàn từ môi trường nội bào (mới hoàn toàn).
Câu 65. Ở Gà (2n = 78), 5 tế bào sinh dưỡng nguyên phân một số lần cần môi trường nội bào cung cấp 12090
nhiễm sắc thể dạng đơn. Hãy tính
a. Số lần nguyên phân của các tế bào trên
b. Số tế bào con tạo thành sau nguyên phân và tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con.
c. Tổng số NST đơn trong tất cả các tế bào ở kì sau của lần phân bào cuối cùng.
B – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm, 2-3 câu)
- Chu kì tế bào, phân bào
- Giải thích và lấy được ví dụ chứng minh, ứng dụng của các quy luật sinh thái: quy luật giới hạn, quy
luật tác động tổng hợp, quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái, quy luật tác động
tương hỗ giữa sinh vật và môi trường.
- Sự thích nghi của SV với các NTST của môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)

You might also like