You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ ĐỢT 1 – MÔN SINH HỌC – KHỐI 11

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:


Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật là?
A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
B. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.
C. Tập hợp các biến đổi hóa học giúp cân bằng sự sống và cái chết trong các tế bào của sinh vật
D. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm
bảo duy trì sự sống.
Câu 2: Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là gì?
A. Là sự chênh lệch của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
B. Là sự cân bằng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
C. Là sự giữ nghuyên trạng thái năng lượng
D. Là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Câu 3: Vai trò của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật?
A. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển B. Đảm bảo nhu cầu về chỗ ở cho sinh vật
C. Tạo ra thức ăn cho sinh vật D. Để duy trì số lượng cho sinh vật
Câu 4: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
(1) Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
(2) Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
(3) Thải các chất ra ngoài môi trường
(4) Điều hòa cơ thể
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
Câu 5: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là?
A. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn sử dụng
B. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
C. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
D. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng
Câu 6: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?
A. Chất dinh dưỡng B. Chất thải C. Nước D. Thức ăn
Câu 7: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. Tự dưỡng và dị dưỡng B. Đồng hóa và dị hóa C. Đồng hóa và dị dưỡng D. Dị hóa và tự dưỡng
Câu 8: Đồng hóa là?
A. Phân hủy các chất và giải phóng năng lượng B. Tổng hợp chất mới và tích lũy năng lượng
C. Giải phóng năng lượng D. Biến đổi các chất
Câu 9: Dị hóa là?
A. Phân hủy các chất và giải phóng năng lượng B. Tổng hợp chất mới và tích lũy năng lượng
C. Giải phóng năng lượng D. Biến đổi các chất
Câu 10: Năng lượng của các chất hữu cơ phức tạp thoát ra ngoài dưới dạng:
A. Nhiệt năng B. Cơ năng C. Hóa năng D. Điện năng
Câu 11: Sinh vật lấy các chất nguyên vật liệu cho quá trình trao đổi chất ở đâu?
A. Chính cơ thể chúng B. Môi trường C. Tạo hóa D. Con người
Câu 12: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là?
A. Mặt trời B. Đất C. Nước D. Không khí
Câu 13: Cho các chất sau
(1) Oxygen (2) Carbon dioxide (3) Chất dinh dưỡng
(4) Nước uống (5) Năng lượng nhiệt (6)Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
A. 2, 4, 6 B. 1, 3, 4 C. 1, 3, 5 D. 1, 4, 5
Câu 14: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí O2, nước tiểu, máu B. Khí CO2, nước tiểu, máu
Trang 1/6
C. Khí O2, nước tiểu, mồ hôi D. Khí CO2, nước tiểu, mồ hôi
Câu 15: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
Câu 16: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân
giải các chất là quá trình
A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào. B. chuyển hóa các chất trong tế bào.
C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào. D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào
Câu 17: Năng lượng tích lũy trong ATP được huy động vào việc gì?
A. Trao đổi chất; vận động; cảm ứng; dự trữ cho con của sinh vật
B. Trao đổi chất; vận động; cảm ứng; sinh trưởng; phát triển; sinh sản
C. Trao đổi chất; vận động; cảm ứng; sinh sản
D. Trao đổi chất; vận động; sinh trưởng; phát triển; sinh sản
Câu 18: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho?
A. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật
B. Quá trình biến đổi của sinh vật để dẫn đến sự diệt vong
C. Quá trình sinh vật tiến hóa và biến đổi theo môi trường
D. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể sinh vật
Câu 19: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi. B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 20: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối qua hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào và cơ thể, tại sao
quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?
A. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải
chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
B. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải
chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc.
C. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một lần trong cuộc đời sinh vật
D. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình tổng hợp
và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
Câu 21: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
A. Vì lỗ chân lông co lại khiến mạch máu dưới da bị đẩy vào sâu hơn, màu sắc cũng nhợt nhạt hơn
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào
C. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt
D. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tímBài 2:
Câu 22: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 23: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.

Câu 24: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?
A. hormone thực vật. B. axit amin, vitamin và ion kali.
C. saccarose tổng hợp từ lá. D. nước và ion khoáng hút vào từ rễ.
Câu 25: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Sắt. B. Lưu huỳnh. C. Mangan. D. Bo.
Câu 26: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:
A. Cấu tạo các đại phân tử B. Hoạt hóa các enzim
C. Cấu tạo axit nuclêic D. Cấu tạo protein
Câu 27: Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
Trang 2/6
A. lá và rễ. B. cành và thân. C. rễ và thân. D. rễ và cành.
Câu 28: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3-thành NO2-. B. NO3-thành NH4+. C. NH4+thành NO2-. D. NO2-thành NO3-.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 30: Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
Câu 31: Cây có biểu hiện lá biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, thân có đốt ngắn là do thiếu?
A. photpho. B. kẽm. C. magie. D. nitơ.
Câu 32: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
A. Cung cấp năng lượng cho lá. B. Cung cấp cung cấp CO2cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá. D. Vận chuyển nước, ion khoáng
Câu 33: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. qua mạch gỗ
C. từ mạch rây sang mạch gỗ D. từ mạch gỗ sang mạch rây
Câu 34: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển
từ nơi có?
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 35: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường?
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi. D. quá ưu trương hay quá kiềm.
Câu 36: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; trung hòa độ chua, truyền tín hiệu
B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
Câu 37: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch
rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch
màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau
khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc
nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Câu 38: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.
Câu 39: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Trang 3/6
B. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 40: Trong các thành phần sau đây, thứ tự nào đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước,
muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ cây?
(1) Lông hút (2) mạch gỗ (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì (5) trung trụ (6) tế bào chất các tế bào vỏ
A. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2).
B. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
C. Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
D. Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
Câu 41: Cho biết, trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơi
so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì?
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy
B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy
C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con
Câu 42: Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết vào
trong đất để nuôi cây như sau
1. Gây độc hại đối với cây. 2. Gây ô nhiễm môi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu. 4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Những điều nào là học sinh đã nói đúng?
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4.
Câu 43: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là nguồn chính cung cấp hai dạng nitơ nitrat và
nitơ amôn cho cây?
A. Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2thành nitrat.
B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ
hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Câu 44: Nguyên tố vi lượng chiếm
A. ≤ 100mg/1kg khối lượng cây B. ≤ 100mg/1kg chất khô của cây
C. ≤ 100mg/1kg khối lượng nguyên tố vi lượng D. ≤ 100mg/1kg khối lượng nguyên tố đại lượng
Câu 45: Nguyên tố đa lượng chiếm
A. <100mg/1kg khối lượng cây B. > 100mg/1kg chất khô của cây
C. ≤ 100mg/1kg khối lượng nguyên tố vi lượng D. ≥ 100mg/1kg khối lượng nguyên tố đại lượng
Câu 46: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.
Câu 47: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và
A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. mạch ống. D. tế bào biểu bì.
Câu 48: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm
A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 49: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm

Trang 4/6
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 50: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi
A. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin.
B. cơ chế đóng mở khí khổng.
C. cơ chế cân bằng nước.
D. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.
Câu 51: Thoát hơi nước có những vai trò chủ yếu nào sau đây ?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).
Câu 52: Lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước là khoảng bao nhiêu?
A. Khoảng 50% B. Khoảng 88% C. Khoảng 98% D. Khoảng 20%
Câu 53: Thoát hơi nước của cây được thực hiện chủ yếu ở cơ quan nào?
A. Cành B. Lá C. Thân D. Rễ
Câu 54: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
A. Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
B. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
C. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng
D. Khí khổng mở khi trương nước và đóng khi mất nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Dựa vào vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới, hãy giải thích vì sao người ta
thường trồng nhiều cây xanh ở các công viên, khu dân cư?
Trả lời: Quá trình quang hợp của cây xanh giúp hấp thụ CO2 , cung cấp khí oxygen cho quá trình hô
hấp của con người và các sinh vật khác, đồng thời thực vật giữ lại các chất khí, bụi độc hại. Cây xanh
còn tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là khu vực nội thành.
Câu 2: Hãy cho biết phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật. Cho ví dụ.
Trả lời: Phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật là quang tự dưỡng, trong đó,
chúng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2 để tổng hợp chất hữu cơ. Ví dụ:
quá trình quang hợp ở thực vật.
Câu 3: Mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây.
Trả lời: Nước từ đất được các tế bào lông hút của rễ hấp thụ chuyển vào mạch dẫn của rễ  đi lên mặt
dẫn của thân đến mạch dẫn của lá  đến khí khổng ở lớp biểu bì để thoát hơi nước ra ngoài không khí.
Câu 4: Động lực nào giúp dòng mạch gỗ có thể di chuyển lên tới ngọn cây cao hàng chục mét?
Trả lời : Gồm 3 động lực:
- Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)
- Lực kéo của lá (do lá thoát hơi nước)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
Câu 5: Nguồn nitrogen cung cấp cho cây được tạo ra từ những hoạt động nào?

Trang 5/6
Trả lời: Nguồn nitrogen cung cấp cho cây được tạo ra từ các hoạt động: cố định nitrogen khí quyển của
các vi sinh vật, tác dụng của sấm chớp, sự phân hủy xác động, thực vật và phân bón cho con người cung
cấp.
Câu 6: Hiện tượng nào trong tự nhiên được con người ứng dụng để sản xuất phân đạm?
Trả lời: Dựa vào hiện tượng mưa giông: khi sấm sét xảy ra, trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao,
liên kết ba của phân tử nitrogen trong không khí bị bẻ gãy, kết hợp với hidrogen và oxygen để tạo ra
đạm.

Trang 6/6

You might also like