You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN KHTN 7 NĂM HỌC 2022-2023

1. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng
nào sau đây?
A. Cơ năng B. Hóa năng C. Quang năng D. Nhiệt năng
Câu 2: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?
A. Cơ năng B. Quang năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng
Câu 3: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào?
A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Nhiệt độ thấp (dưới 100C) tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp.
C. Nhiệt độ quá cao (trên 400C) sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp.
D. Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái đất.
Câu 5: Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng?
A. dương xỉ, rêu, vạn tuế. B. Lúa, dương xỉ, cây thông. C. Nhãn, xoài, bưởi. D. ngô, bưởi, lá lốt.
Câu 6: Hình thái nào của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?
A. Lá to, dày, cứng B. To, dày, cứng, có nhiều gân
C. Lá có nhiều gân D. Lá có dạng hình bản, mỏng
Câu 7: Đặc điểm nào của lá giúp CO2 khuếch tán được vào trong lớp biểu bì lá?
A. Có khí khổng B. Có hệ gân lá C. Có lục lạp D. Có diện tích bề mặt lớn
Câu 8: Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
A. Nhiệt năng -> hoá năng. B. Hoá năng -> điện năng.
C. Hoá năng -> nhiệt năng. D. Quang năng -> hoá năng
Câu 9: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
Câu 10: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây đúng?
A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
B. Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.
C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là CO2 và nước.
D. Hô hấp tế bào không giải phóng năng lượng.
Câu 11: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người?
A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 12. Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp B. Ti thể C. Không bào D. Ribosome
Câu 13. Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Lúa đang trổ bông. B. Lúa đang chín.
C. Lúa đang làm đòng. D. Hạt lúa đang nảy mầm.
Câu 14. Quá trình hô hấp có ý nghĩa:
A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
C. làm sạch môi trường
D. chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng
Câu 15. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ.
C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 16. Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng biện pháp bảo quản khô?
A. Rau muống, nấm đùi gà, hạt đỗ. B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
1
C. Hạt lạc, cà chua, rau cải. D. Khoai tây, cà rốt, hạt lúa.
Câu 17. Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng cách để trong túi nilon đục lỗ và bảo quản trong
ngăn mát tủ lạnh?
A. Rau muống, cà chua, bắp cải. B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
C. Hạt đỗ, rau muống, khoai tây. D. Hạt lạc, hạt lúa, dưa chuột.
Câu 18. Con đường vận chuyển các chất trong ống tiêu hóa ở người:
A. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột già -> Ruột non -> Trực tràng -> Hậu môn.
B. Miệng -> Dạ dày -> Thực quản -> Ruột non -> Ruột già -> Trực tràng -> Hậu môn.
C. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột non -> Trực tràng -> Ruột già -> Hậu môn.
D. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột non -> Ruột già -> Trực tràng -> Hậu môn.
Câu 19. Trong cơ thể người, nước chiếm bao nhiêu % khối lượng cơ thể?
A. 75% - 80% B. 40% – 50% C. 85% - 90% D. 90% – 95%
Câu 20. Những khẳng định nào đúng về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
(1). Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp,
kích thích hạt nảy mầm.
(2). Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri để tránh chuột và sâu bọ ăn hạt.
(3). Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông
không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó.
(4). Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt.
(5). Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên
trong chuông được.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5).
Câu 21. Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?
A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt. B. Cung cấp độ ẩm cho hạt.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt. D. Làm mát cho hạt.
Câu 22. Tại sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước?
A. Tránh hạt bị hư B. Tăng hàm lượng nước trong hạt
C. Tránh hạt nảy mầm trước khi gieo D. Để hạt nảy mầm tốt hơn
Câu 23. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm B. Buổi chiều C. Buổi tối D. Suốt cả ngày đêm
Câu 24. Cây thông hút nước và muối khoáng từ đất vào rễ nhờ bộ phận nào?
A. Biểu bì rễ B . Lông hút của rễ C. Nấm rễ D . Trụ dẫn
Câu 25. Động vật hô hấp bằng phổi là
A. Chim bồ câu B. Kiến C. Cá chép D. Ốc sên
Câu 26. Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí là
A. Chim bồ câu B. Bọ ngựa C. Cá chép D. Chó
Câu 27. Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 28. Theo cơ chế khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi có……(2) ……..
A. (1)nồng độ cao (2) nồng độ thấp B. (1)nồng độ thấp (2) nồng độ cao
C. (1)nhiều ánh sáng (2) ít ánh sáng D. (1)Nhiệt độ cao (2) nhiệt độ thấp
Câu 29. Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A.Giúp cây quang hợp và hô hấp B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng
C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Câu 30. Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì giun nhanh bị chết?
A. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp được
nên nhanh chết.
B. Do ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.
C. Do giun chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
D. Do giun đất bị sốc nhiệt, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
Câu 31. Khí khổng phân bố nhiều ở bộ phận nào của thực vật?
A. Rễ cây B. Thân cây C. Lá cây D. Quả chín
Câu 32. Vì sao vào ban đêm người ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
A. Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide
2
B. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide
C. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm
D. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng
Câu 33. Vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với cơ thể người là:
A.Giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen để các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
B. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh hơn.
C. Giúp cơ thể tránh bị ngộ độc khí oxygen.
D. Giúp tăng giới hạn chịu đựng của con người.
Câu 34. Động vật nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. Bò sát B. Chim C. Ếch, nhái D. Giun đất
Câu 35. Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể
Câu 36. Xét các loài sinh vật sau:
(1) cá (2) cua (3) châu chấu (4) ốc (5) giun đất
Những loài nào hô hấp bằng mang?
A. (1), (2), (4) B. (1), (4) và (5) C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 37. Con người cơ thể mất bao nhiêu nước thì tử vong?
A. 3 đến 5%. B. 2 đến 4%. C. 6 đến 8%. D. 12 đến 20%.
Câu 38. Cơ quan thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể là:
A. Ruột già B. Trực tràng C. Hậu Môn D. Ruột non
Câu 39. Hình ảnh nào dưới đây là cấu trúc của phân tử nước?
A. B.

C. D.

Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Câu 41. Ở động vật, dựa vào năng lượng chứa trong nó thì chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm.
Câu 42. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của vitamin?
A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào. B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
C. Bảo vệ tế bào và cơ thể. D. Cung cấp và dự trữ năng lượng.
Câu 43. Tại sao khi bị táo bón, bác sĩ thường khuyên chúng ta uống nhiều nước?
A. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
B. Nước giúp làm mềm phân giúp phân di chuyển dễ dàng trong đại tràng để thải ra ngoài cơ thể.
C. Nước cần cho não để tạo hormon.
D. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt.
Câu 44. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
A. nước. B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ.
C. các ion khoáng. D. nước và các ion khoáng.
Câu 45. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. nước. B. các hợp chất hữu cơ. C. các ion khoáng. D. nước và các ion khoáng.
Câu 46. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
3
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.
Câu 47. Chất hữu cơ được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.
Câu 48. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.
Câu 49. Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 50. Khi tế bào khí khổng mất nước thì
A. thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 51. Người trưởng thành cần cung cấp khoảng bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
A.1,5- 2 lít. B.0,5 - 1 lít. C.2- 2,5 lít. D. 2,5 - 3 lít
Câu 52. Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện qua hệ cơ quan nào trong cơ thể?
A. tiêu hóa B. hô hấp C. tuần hoàn D. bài tiết
Câu 53. Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của động vật: bò, cừu, voi, mèo, chuột.
A. Bò -> mèo -> cừu -> voi -> chuột B. Chuột -> mèo -> cừu -> bò -> voi
C. Voi -> bò -> cừu -> mèo -> chuột D. Chuột -> mèo -> bò -> cừu -> voi
Câu 54. Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn ?
A. Dạ dày B. Ruột C. Thực quản D. Miệng
Câu 55. Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
A. Nước, CO2, kháng thể. B. CO2, các chất thải, nước.
C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng. D. Nước, hormone, kháng thể.
Câu 56: Dạng cảm ứng nào dưới đây chỉ có ở một số loài thực vật ?
A. Hướng trọng lực B. Hướng nước C. Hướng sáng D. Hướng tiếp xúc
Câu 57: Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây ?
A. Cây xoài B. Cây cam C. Cây nho D. Cây táo
Câu 58: Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía có ánh sáng ?
A. Củ B. Rễ C. Lá D. Ngọn cây
Câu 59: Khi đặt cây non ở cạnh cửa sổ, ngọn cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Đây là loại cảm
ứng nào ở thực vật ?
A. Hướng nước B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng trọng lực D. Hướng sáng
Câu 60. Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát
triển theo chiều hướng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao. D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.
2. TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao khi bị sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol?
Câu 2. a. Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?
b. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây và môi trường?
Câu 3. a. Mô tả con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào mạch gỗ của rễ?
b. Trình bày quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây?
Câu 4. a. Trình bày cấu tạo của khí khổng và cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng?
b. Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Cho ví dụ. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?
Câu 5. a. Trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
b. Em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.

You might also like