You are on page 1of 2

-Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang.

Ông sinh ngày 12


tháng 2 năm Giáp Tuất (tức ngày 8 tháng 3 năm 974) và mất ngày 3 tháng 3 năm
Mậu Thìn (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028), thọ 55 tuổị
Gốc gác còn nhiều nghi vấn; ta chỉ biết mẹ ông họ Phạm và từ năm ba tuổi ông
đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn.
Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê
Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận
Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Đô Chiếụ

Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo
-Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm Kỷ Mùi
1019, quê ở phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (Hà Nội). Từ nhỏ, Ông đã có chí
hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông có
tài văn, võ; Năm 23 tuổi được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông.
Trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Ông có nhiều
công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn
vinh.
    Năm 1061, các tù trưởng ở miền Thanh Hoá, Nghệ An nổi lên quấy rối, chống
lại triều đình. Vua Lý Thánh Tông cử Ông giữ chức Kinh phòng sứ, sau một thời
gian Ông đã đem lại trật tự yên vui cho miền này. Vua rất quý Ông và ban cho
Quốc tính. Từ đó, Ông mang họ Lý. Lịch sử cũng đã lưu lại tư tưởng quân sự vô
cùng táo bạo và thần tốc của Ông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra
trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Ông đã chỉ huy quân đội nhanh chóng đánh
chiếm hai Châu Khâm, Liêm, rồi hạ thành Ung Châu của giặc Tống, phá tan các
vị trí tập kết quân và lương thảo chuẩn bị xâm lược nước ta.
- Nửa đầu thế kỷ 13, nước Ðại Việt vừa bước qua cuộc chuyển giao quyền lực từ
tay nhà Lý về tay nhà Trần. Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), đế chế Mông -
Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta, với mưu đồ chiếm vị trí chiến lược của Ðại
Việt để bành trướng khắp vùng Ðông - Nam Á. Tổng số quân lính mà chúng huy
động lên tới hơn 130.000 người. Ngay từ lần kháng chiến thứ nhất năm 1258,
theo sự chỉ huy của Thái sư Trần Thủ Ðộ, quân dân ta đã tạm thời rút khỏi
Thăng Long, thực hiện kế sách "thanh dã" (vườn không nhà trống), không để
cho giặc có cơ hội tiếp cận nguồn lương thực, của cải sẵn có trong kinh thành.
Giặc đến Thăng Long chỉ còn thấy một tòa thành trống rỗng, với tù binh để lại
chính là mấy tên sứ giả do chúng cử sang. Kế sách "thanh dã" đã bảo tồn toàn
vẹn lực lượng của quân dân ta, chờ thời cơ tốt thuận lợi thì nghênh chiến giành
lấy thắng lợi. Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Ðằng vào năm 1288 đã
chấm dứt hoàn toàn âm mưu thôn tính Ðại Việt của đế chế Nguyên - Mông. Từ
đó, nhân dân ta lại được sống trong thanh bình, vua tôi đồng lòng xây dựng đất
nước.

You might also like